Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
lượt xem 4
download
Việc nghiên cứu luận án là nhằm làm rõ, đánh giá và bổ sung những luận cứ khoa học về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại ngân hàng thương mại; đánh giá thực tiễn của pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản; trên cơ sở đó, tìm ra những vướng mắc, bất cập và các nguyên nhân của sự bất cập trong các qui định của pháp luật về vấn đề trên; đồng thời nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng và hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nếu như tín nhiệm là một trong những trụ cột của tín dụng ngân hàng, thì bảo đảm cho khoản vay là một trong những cấu phần quan trọng của tín nhiệm. Mức độ quan trọng này không chỉ dừng lại ở tính chất là một biện pháp phòng ngừa rủi ro, mà còn cơ chế thúc đẩy tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại. Theo tổng kết của World Bank 2018, hơn 80% giá trị vốn của các doanh nghiệp tại các nền kinh tế đang phát triển là từ động sản. Tuy nhiên, trên thực tế (cũng theo báo cáo này), việc thiếu vắng hoặc sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật và áp dụng PL là một trong những nguyên nhân căn bản khiến các NH ở các quốc gia này còn chưa sẵn sàng nhận ĐS để BĐ cho khoản vay. Thực tiễn hoạt động cấp tín dụng tại các NHTM ở VN cho thấy, so với BĐS, cấp tín dụng BĐ bằng ĐS, mặc dù có sự tăng trưởng nhất định, nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong hoạt động của các NHTM. Hoàn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS là một trong những cơ sở để bảo vệ, thúc đẩy, dung hòa quyền và lợi ích của nhiều chủ thể trong nền kinh tế, duy trì một trật tự kinh doanh lành mạnh và hiệu quả. Thứ nhất, ở góc độ của NHTM, đặc tính của ĐS và sự ảnh hưởng của những đặc tính đó trong GDBĐ, chưa được ghi nhận một cách phù hợp trong quy định PL về GDBĐ bằng ĐS dẫn đến vướng mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng và ảnh hưởng đến hiệu lực thực thi GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM. Một hệ thống quy định PL về GDBĐ bằng ĐS rõ ràng, minh bạch, sẽ là cơ sở để NH cấp tín dụng nhận BĐ bằng ĐS, giảm chi phí GD, hạn chế tranh chấp, góp phần giảm nợ xấu của NHTM. Thứ hai, ở góc độ bên vay, sẽ là mâu thuẫn nếu doanh
- 2 nghiệp với nhiều tài sản là ĐS có giá trị lại khó tiếp cận vốn của NH. Đồng nghĩa là, doanh nghiệp không thể tối đa hóa được giá trị kinh tế của tài sản mà họ sở hữu. Thứ ba, ở góc độ của các chủ thể không tham gia GDBĐ nhưng có lợi ích liên quan đến ĐS, cũng cần thiết xây dựng một hệ thống quy định PL về GDBĐ bằng ĐS minh bạch, dự liệu được những trường hợp phát sinh xung đột lợi ích giữa nhiều chủ thể và một trật tự công bằng để giải quyết các xung đột đó. Thứ tư, ở góc độ tổng thể, với số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, thì hiện tượng NH ưu tiên nhận BĐ bằng BĐS là một trở ngại trong việc tiếp cận tín dụng NH của các doanh nghiệp VN. Thống kê của Forbes VN 2020, cho thấy, dư nợ tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2020 của doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ ở mức 1%, trong so sánh với mức 6% đối của các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, một trong những yêu cầu đặt ra đối với PL về GDBĐ là: phản ánh được những đặc trưng của ĐS cũng như nhu cầu nội tại của các chủ thể trong quan hệ PL GDBĐ, định hình các cơ chế pháp lý phù hợp để nâng cao hiệu quả thực thi của GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH và tạo lập một văn hóa pháp lý về nội dung này. Từ những lý do như trên, NCS lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu luận án là nhằm làm rõ, đánh giá và bổ sung những luận cứ khoa học về GDBĐ bằng ĐS tại NHTM; đánh giá thực tiễn của pháp luật về GDBĐ bằng ĐS; trên cơ sở đó, tìm ra những vướng mắc, bất cập và các nguyên nhân của sự bất cập trong các qui định của PL về vấn đề trên; đồng thời nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng và hoàn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM ở VN.
- 3 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận để làm rõ nguồn gốc, vai trò, bản chất, khía cạnh pháp lý, kinh tế của GDBĐ bằng ĐS và sự cần thiết của PL về GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của các NH. - Phân tích những nội dung cơ bản và đặc thù của PL GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động của NH; nghiên cứu so sánh và rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị áp dụng phù hợp của một số quốc gia để tiếp thu, vận dụng và hoàn thiện PL GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH của VN. - Phân tích, đánh giá thực trạng PL về GDBĐ áp dụng đối với ĐS trong hoạt động cho vay của các NHTM. Từ đó, làm rõ những hạn chế, bất cập của PL và áp dụng PL GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NHTM và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện PL GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NH. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, quy định PL và thực tiễn áp dụng quy định PL GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NHTM ở VN. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu các quy định của PL VN về GDBĐ bằng ĐS giữa bên nhận BĐ là NHTM và bên BĐ trong hoạt động cho vay của NHTM.
- 4 - Phạm vi lãnh thổ: luận án nghiên cứu PL về GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH trong phạm vi lãnh thổ VN. Việc dẫn chiếu các quy định PL nước ngoài để phân tích, chứng minh những nhận định hoặc quan điểm của người viết về một số nội dung liên quan đến đề tài của luận án và với mục đích tiếp thu những chuẩn mực của quy định PL nước ngoài để vận dụng vào thực tiễn của VN. - Phạm vi về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu chủ yếu các quy định của PL về GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NHTM từ năm 2005 đến nay. 4 Các điểm mới của luận án Thứ nhất, luận án tiếp cận theo hướng tìm kiếm các kiến nghị hoàn thiện PL và giải pháp pháp lý để khai thông hiệu quả chức năng và giá trị kinh tế của tài sản BĐ là ĐS, qua đó bảo vệ quyền lợi của bên nhận BĐ là các NHTM trên cơ sở mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng NH cho khách hàng, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên BĐ và các chủ thể khác trong quan hệ với ĐS. Thứ hai, luận án chứng minh sự cần thiết của việc áp dụng linh hoạt các lý thuyết về tài sản, về an toàn tín dụng NH trên cơ sở dung hòa quyền, lợi ích của các chủ thể đối với yêu cầu hoàn thiện quy định PL và tìm kiếm các giải pháp phù hợp trong áp dụng PL. Chỉ khi dựa trên những hướng tiếp cận đa diện, bảo vệ đồng thời quyền và lợi ích của nhiều chủ thể, các quy định PL về GDBĐ bằng ĐS mới thực sự có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh thương mại. Thứ ba, luận án nhận diện và phân tích các đặc trưng của ĐS so với các tài sản BĐ khác, từ đó chứng minh mối quan hệ và sự cần thiết của việc sử dụng những đặc trưng của ĐS trong xây dựng các quy định PL GDBĐ tương xứng với các đặc điểm của ĐSBĐ trong hoạt động NH. Luận án đã chứng minh một luận điểm quan trọng: các đặc trưng của ĐS, trong một chừng mực nhất định,
- 5 có tác động đến và định hình quy định PL GDBĐ. PL GDBĐ bằng ĐS cần ghi nhận, phản ánh những đặc trưng của ĐS để đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với thực tiễn cho vay có BĐ bằng ĐS trong hoạt động NH. Thứ tư, luận án tiếp cận, phân tích những cơ sở lý luận về nhu cầu xác lập một trật tự thống nhất về hiệu lực đối kháng của GDBĐ bằng ĐS. Trật tự này là cơ sở để vận dụng và triển khai các nội dung của quyền ưu tiên khi phát sinh các xung đột về lợi ích của những chủ thể trong các mối quan hệ pháp lý khác nhau có liên quan đến ĐS. Nội dung của trật tự pháp lý này được thể hiện trong luận án dưới tôn chỉ của nguyên tắc công bằng và trung lập của PL. Thứ năm, luận án đánh giá, phân tích những bất cập của PL về GDBĐ bằng ĐS trong thực tiễn hoạt động cho vay của các NHTM ở VN. Dựa trên các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay có BĐ bằng ĐS, luận án đã phân tích những nguyên nhân xuất phát không chỉ từ các quy định PL, mà còn xuất phát từ cách hiểu và vận dụng của những chủ thể làm công tác thực tiễn. Đồng thời, đây cũng chính là rào cản hạn chế khả năng nhận BĐ bằng ĐS trong hoạt động của các NH. Thứ sáu, luận án đánh giá tính phù hợp của quy định PL trong thực thi PL về GDBĐ bằng ĐS ở VN thông qua việc phân tích quy định PL và một số bản án của nước ngoài về tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay nhận BĐ bằng ĐS. Trên cơ sở đó, vận dụng kế thừa những điểm phù hợp của PL nước ngoài để đưa ra một số kiến nghị xây dựng, hoàn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM. Thứ bảy, luận án đưa ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả áp dụng PL GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của các NHTM ở VN. Phần 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- 6 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1 Tình hình nghiên cứu về đề tài trong và ngoài nước 1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu về giao dịch bảo đảm trong pháp luật ngân hàng Sách chuyên khảo: “Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới” do PGS TS Lê Thị Thu Thủy chủ biên (Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội 2016). Sách chuyên khảo “Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng ở Việt Nam” của Đoàn Đức Lương, Viên Thế Giang, Võ Thị Mỹ Hương (Nxb Chính trị Quốc gia, 2015) Luận án tiến sĩ luật học: “Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, của Ngô Quốc Kỳ (2003). Luận án tiến sĩ luật học: “Pháp luật về an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng” của Nguyễn Xuân Bang (2018). Luận án tiến sĩ luật học “Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng” của Lương Khải Ân (2019). 1.1.1.2 Công trình nghiên cứu về giao dịch bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại Các nghiên cứu tiêu biểu về đề tài này được kể đến: Sách chuyên khảo “Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng” của Lê Thị Thu Thủy (Nxb Tư pháp, 2006). Sách chuyên khảo “Chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng” của Trương Thanh Đức (Nxb Chính trị quốc gia sự thật, 2019).
- 7 Sách chuyên khảo “Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm” (Nhà Pháp luật Việt Pháp, 2002). Sách chuyên khảo “Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam- thực trạng và hướng giải quyết” của Nguyễn Thị Nga (Nxb Tư pháp, 2015). Luận án tiến sĩ luật học “Đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản” của Nguyễn Văn Hoạt (2004). Luận án tiến sĩ luật học: “Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” của Vũ Hồng Yến (2013). Công trình “Đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm của Việt Nam- thực trạng và giải pháp” được sở hữu bởi Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp (công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, 2006). Bài viết: “Một số góp ý cho dự thảo nghị định về giao dịch bảo đảm: góc nhìn từ thực tiễn cấp tín dụng có bảo đảm” của Trần Quang Vinh, Bùi Đức Giang (Tạp chí Ngân hàng số 21, 11/2016). Bài viết: “Giao dịch bảo đảm dưới khía cạnh so sánh luật học” của Lê Thị Thu Thủy, Đỗ Minh Tuấn (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử, 2016). Bài viết: “Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhìn từ góc độ lý luận” của Lê Thị Thu Thủy (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 18(370) năm 2018). Bài viết “Sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật dân sự liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại” của Nguyễn Văn Phương (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2005). Bài viết “Xác lập hợp đồng thế chấp tài sản theo Bộ luật dân sự” của Bùi Đức Giang trên Tạp chí Ngân hàng số 4/2019.
- 8 Bài viết: “Cầm cố, thế chấp tài sản trong hợp đồng tín dụng - thực trạng và giải pháp” của Lê Phước Lộc trong Kỷ yếu “Thực tiễn tranh chấp kinh tế đối với việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh”, Trường ĐH Luật thành phố HCM 1999. Bài viết: “Lúng túng về thế chấp một tài sản để bảo đảm cho nhiều khoản vay” của Nguyễn Văn Phương (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 4 (145) 2004). Bài viết: “Thế chấp tài sản - biện pháp bảo đảm thông dụng và một số vấn đề cần lưu ý” của của Tưởng Duy Lượng (Tạp chí Tòa án Nhân dân số 5/2019). Bài viết: “Pháp luật về cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng” của Nguyễn Quốc Vinh (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11 năm 2009). Bài viết: “Pháp luật về cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng” của Lê Thị Thu Thủy (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11/2002). Bài viết: “Sửa đổi chế định cầm cố tài sản- từ góc nhìn thực tiễn” của Bùi Đức Giang (Tạp chí Ngân hàng số 5 tháng 3/2014) Bài viết: “Cho vay bảo đảm bằng cầm cố thẻ tiết kiệm: Nhiều rủi ro khó lường cho các tổ chức tín dụng” của Lương Khải Ân (Tạp chí Luật sư số 3/2020). Bài viết: “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam- những kết quả đạt được và định hướng trong thời gian tới” của Nguyễn Thúy Hiền (Hội thảo quốc tế: “Hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tín dụng tại Việt Nam và giới thiệu về tài trợ các khoản phải thu” do Bộ Tư pháp và IFC tổ chức 27/06/2007). Bài viết: “Giải pháp cải cách hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Hằng (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 8 năm 2012).
- 9 Bài viết: “Đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm bằng bất động sản: nhu cầu, thực trạng và giải pháp” của Vũ Hồng Yến (Tạp chí Luật học số 1(188) 2016). Bài viết: “Giao dịch bảo đảm bằng một số loại quyền tài sản đặc biệt: từ quy định pháp luật đến thực tiễn xác lập hợp đồng” của Bùi Đức Giang (Tạp chí Ngân hàng số 13/2019). Bài viết: “Bảo đảm sự thuận lợi, công bằng và hợp lý trong tự xử lý tài sản bảo đảm khi vi phạm nghĩa vụ trả nợ trong các hợp đồng tín dụng” của Lê Thị Thu Thủy (Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội tập 32, số 2 (2016). Bài viết: “Hoàn thiện các quy định về quản lý và xử lý tài sản thế chấp” của Nguyễn Ngọc Điện (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử, 2015). Bài viết “Một số giải pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay hiện nay” của Nguyễn Tiến Đông (Tạp chí Ngân hàng số 17/2015). Bài viết: “Về quyền thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Quốc hội” của Hồ Quang Huy (Tạp chí Nhân dân điện tử, 2017). 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu về giao dịch bảo đảm trong pháp luật ngân hàng Sách chuyên khảo: “Regulation of bank financial service activities. Cases and materials” (Quy định về các hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng. Các vụ việc và tài liệu) của Lissa L. Broome, Jerry W. Markham (West Group, 2001). Công trình: “Australian commercial law” (Luật Thương mại Autralia) của Clive Turner (Lawbook Co, 2005). Công trình: “Commercial banking” (Hoạt động ngân hàng thương mại) của Edward K. Reed và Edward K. Grill (Prentice Hall, 1989).
- 10 1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu về giao dịch bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về các khía cạnh pháp lý của GDBĐ bằng tài sản được kể đến: Sách chuyên khảo: “Problems and materials on secured transactions” (Các vấn đề và tài liệu về giao dịch bảo đảm) của Linda J. Rusch và Stephen L. Sepinuck (West Group, 2001). Công trình “Secured Transations” (Giao dịch bảo đảm) của James Brook (Aspen Publishers, 2010). Sách chuyên khảo “Secured transactions reform and access to credit” (Đổi mới các giao dịch bảo đảm và tiếp cận tín dụng) của Frederique Dahan và John Simpson (Edward Elgar Publishing, inc 2008). Bài viết: “Evolution of secured transactions” (Quá trình phát triển của giao dịch bảo đảm) của Yoram Keinam (nguồn: Công trình “Secured transactions system and collateral registries” (Hệ thống giao dịch bảo đảm và đăng ký tài sản bảo đảm) của World Bank kết hợp cùng IFC (2010). Báo cáo nghiên cứu “Improving access to finance for small and medium enterprises” (Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ) của World Bank (2018) Công trình: “Security rights in movable property in European private law” (Các quyền bảo đảm đối với động sản trong Luật tư của Châu Âu) của Eva
- 11 Maria Kieniger (Uniform Law Review, Volume 10, Issue 3, August 2005 P. 654–659). Bài viết “Secured transactions under China and US law” (Giao dịch bảo đảm theo Luật Trung Quốc và Hoa Kỳ) của J.Man (Canadian Social Sience 11(3), p.13- 172015) và Bài viết: “Taking security on China: Approching US practices” (Giao dịch bảo đảm ở Trung Quốc: tiếp cận từ thực tiễn Hoa Kỳ) của Todd. R. Benson (Yale Journal of International law, Vol 21. I1, 1996). Ấn phẩm “Secured transactions, Collateral registries and Movable asset- Based financing” (Giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm và tài trợ vốn dựa trên động sản) của World Bank (2019). Bài viết “Global regularory standards and secured transactions law reforms: at the crossroad between access to credit and finance stability” (Tiêu chuẩn quy định toàn cầu và cải cách Luật về giao dịch bảo đảm: giao điểm giữa tiếp cận tín dụng và ổn định tài chính) của Giulliano. G. Castellano & Marek Dubovec (Fordham international Law Journal, vol 41 issue 3.2018). Báo cáo hội thảo “Secured transactions law in Asia” (Luật giao dịch bảo đảm ở Châu Á) tổ chức tại trung tâm luật tài chính NH của khoa Luật, trường Đại học Quốc Gia Singapore kết hợp với Trung tâm luật Thương mại, đại học Oxford (2018) với nhiều bài viết của các diễn giả là những chuyên gia pháp lý về GDBĐ ở Châu Á. Công trình “Model law on secured transactions” của European Bank for Reconstruction and Development (EBRD) (Luật mẫu về GDBĐ) của Ngân hàng tái thiết và phát triển Châu Âu (2004).
- 12 Công trình: “Uncitral Legislative guide on secured transactions” (Hướng dẫn pháp lý của Uncitral về GDBĐ) của Uncitral (2010). Bài viết “The scope of “rights in collateral in section 19(2) of PPSA- can bare possession support attachment of a security interest?” (Phạm vi của “quyền trên tài sản bảo đảm tại phần 19(2) PPSA – liệu quyền chiếm hữu thực tế có thể hỗ trợ việc xác lập lợi ích đảm bảo?) của Bruce Whittaker 2009 (Nguồn: USWA Law Journal Vol 34(2) p 524- 546 xem tại https://heinonline.org/HOL/LandingPage?handle=hein.journals/swales34&div= 29&id=&page=) Bài viết: “Ritghts in collateral under UCC 9-203” (Các quyền trên tài sản bảo đảm theo quy định của UCC. 9-203) của Joseph W. Turner (Missouri Law Review, Vol 54 Issue 3 1989). Bài nghiên cứu: “The impact of the personal property securities act on the assignments of account” (Tác động của Luật giao dịch bảo đảm bằng động sản đối với hoạt động chuyển nhượng quyền đòi nợ) của ohn G H Stumbles (Melbourn University Law review vol 37: 415, 2013). Công trình: “The after acquired property clause” (Điều khoản về tài sản tương lai) của David Cohen và Albert B. Gerber (University of Pennsylvania Law Review Volume 87, No. 6. 1939). Công trình “Security interests in personal property” (Lợi ích bảo đảm trong động sản) (tập 2) của Grant Gilmore (Little, Brown & Co. 1965). Bài viết: “Secured financing and priorities among creditors” (Tài trợ vốn có bảo đảm và quyền ưu tiên giữa các chủ nợ) của Thomas. H. Jackson và Anthony T. Kronman (Yale Law Journal Vol 88, 1978).
- 13 Bài nghiên cứu: “The prority secured party/ Subordinate lien creditor conflict: is “lien two” out in the cold” (Mâu thuẫn giữa quyền ưu tiên của bên nhận bảo đảm và chủ nợ đặc quyền phụ thuộc: liệu “đặc quyền số hai” có bị bỏ qua?) của David Frisch (33 Buff. L. Rev. 149 (1984)). Công trình Model Law on secured transactions Luật mẫu về giao dịch bảo đảm của Uncitral (2016). Bài viết: “The role of party autonomy in the enforcement of secured creditor’s rights: international developments” (Vai trò của quyền tự chủ của các bên trong việc thực thi quyền của chủ nợ có bảo đảm: xu hướng phát triển trên thế giới) của Anna Venegiano (Penn State Journal of law and international affairs Vol 4 No.1 2015). Bài nghiên cứu: “Defining “breach of the peace” in self- help repossessions” (Định nghĩa về “xâm phạm sự yên bình” trong quy định về tự thu giữ) của Ryan McRobert (Washington Law Review, Vol. 87-569, 2012). Bài viết: “A commercially reasonable sale under article 9: commercial, reasonable, and fair to all involved” (Tính hợp lý về thương mại trong quyển 9: tính thương mại, tính hợp lý và công bằng cho các bên có liên quan) của Maury B. Poscover (28 Loyola Los Angeles Law Review 235 (1994). Công trình: “Searching for Commercial Reasonableness Under the Revised Article 9” (Nghiên cứu về tính hợp lý về mặt thương mại trong quyển 9 sửa đổi) của Korybut, Michael (Iowa Law Review, Vol. 87, No. 5, 2002). 1.2 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1 Những kết quả nghiên cứu đã đạt được
- 14 Luận án kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu lý luận, thực trạng PL và kiến nghị hoàn thiện PL GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH. 1.2.2 Những vấn đề cần nghiên cứu tiếp của luận án Quá trình nghiên cứu cho thấy một số vấn đề chưa được nghiên cứu thấu đáo liên quan đến đề tài luận án là: Thứ nhất, mặc dù có một số bài viết về GDBĐ liên quan đến một số loại ĐS, nhưng việc hệ thống và khái quát hóa, từ đó xây dựng cơ sở lý luận về các phương thức xác lập và công khai hóa GDBĐ bằng ĐS trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, một số công trình có đề cập nhưng chưa đưa ra những đánh giá đầy đủ về các đặc trưng của ĐS, mức độ tác động của những đặc trưng này đến các quy định và thực tiễn áp dụng PL GDBĐ bằng ĐS ở VN. Thứ ba, đánh giá ưu điểm, hạn chế của PL và thực tiễn thực thi PL về việc xác lập, duy trì và chấm dứt GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động của NHTM ở VN. Thứ tư, xây dựng quy tắc về hệ thống thứ tự ưu tiên trong các trường hợp xuất hiện lợi ích đối kháng giữa NH và các bên thứ ba khác trong mối quan hệ liên quan đến cùng ĐS. Thứ năm, kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm xây dựng và hoàn thiện PL về GDBĐ đối với ĐS và nâng cao hiệu quả thực thi PL GDBĐ bằng ĐS. 2. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2.1 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu tổng quát: Pháp luật điều chỉnh GDBĐ bằng ĐS cần hoàn thiện như thế nào để phù hợp với tính chất của tài sản bảo đảm là động sản và
- 15 nâng cao hiệu quả, thúc đẩy tín dụng có bảo đảm bằng động sản tại các NHTM ở VN? -Cơ sở lý luận để xây dựng và áp dụng các quy định PL về GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NHTM là gì? - Đặc trưng của GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NHTM là gì? Những đặc tính của ĐS ảnh hưởng tới việc xây dựng và áp dụng các quy định PL về GDBĐ trong hoạt động cho vay của NHTM như thế nào? - Xác lập hiệu lực GDBĐ bằng ĐS giữa bên nhận BĐ và bên BĐ như thế nào để phù hợp với nhu cầu của hai bên chủ thể trong GDBĐ? Những phương thức nào được sử dụng để xác lập hiệu lực đối kháng của GDBĐ bằng ĐS với bên thứ ba? - Trật tự hệ thống quyền ưu tiên cần được xây dựng dựa trên những nền tảng nào và như thế nào? Quy định về thu giữ và xử lý ĐS BĐ như thế nào để bảo vệ an toàn tín dụng NH, bảo đảm quyền của bên BĐ? - Bất cập chủ yếu của PL VN hiện nay liên quan tới GDBĐ bằng ĐS là gì? Nguyên nhân của những bất cập đó? Kiến nghị, giải pháp hoàn thiện PL GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay tại các NHTM ở VN là gì? 2.2 Dự kiến kết quả nghiên cứu Về giá trị học thuật, luận án (i) đóng góp thêm một số nội dung về đặc điểm pháp lý của ĐS và chứng minh sự ảnh hưởng của các đặc điểm đó đối với các quy định PL về GDBĐ trong hoạt động NH; (ii) góp phần xây dựng nền tảng lý luận PL một cách có hệ thống, toàn diện về GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH; (iii) bổ sung việc phản ánh các lý thuyết kinh tế về tài sản vào các quy định PL GDBĐ. Về giá trị ứng dụng, nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy định PL về GDBĐ bằng ĐS để áp dụng một cách có hiệu quả trong hoạt động của NHTM ở VN.
- 16 Do đó, luận án có thể là tài liệu tham khảo trong khoa học pháp lý, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy học tập và cho nhà lập pháp, người làm công tác thực tiễn liên quan đến PL GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH ở VN. 2.3 Lý thuyết nghiên cứu Để hoàn thành luận án, tác giả vận dụng một số lý thuyết nghiên cứu: Lý thuyết về tài sản, lý thuyết trò chơi, lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết thông tin bất đối xứng, lý thuyết tự do hợp đồng, lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động NH, lý thuyết tạo tiền, lý thuyết về công bằng, lý thuyết về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.4 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp phân tích tình huống pháp lý, phương pháp phân tích kinh tế học pháp luật, phương pháp so sánh luật học, phương pháp khảo sát, phương pháp tiếp cận hệ thống liên ngành và đa ngành trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án. 3. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm: Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2. Lý luận chung về giao dịch bảo đảm bằng động sản và pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại. Chương 3. Thực trạng pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Chương 4. Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
- 17 Phần 3 NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG ĐỘNG SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG ĐỘNG SẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Khái niệm của giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại 2.1.1 Khái niệm giao dịch bảo đảm bằng động sản theo quy định pháp luật nước ngoài Việc quy định khái niệm GDBĐ trên thế giới hiện nay, về căn bản, có hai hướng tiếp cận. 2.1.2 Khái niệm giao dịch bảo đảm bằng động sản theo quy định pháp luật Việt Nam GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của các NHTM là: thỏa thuận được thiết lập giữa bên nhận BĐ (là NHTM) và bên BĐ với tài sản BĐ là ĐS nhằm xác lập vật quyền BĐ của bên nhận BĐ lên ĐSBĐ để đảm bảo sự hoàn trả đầy đủ gốc và lãi số tiền vay; sự an toàn của hoạt động ngân hàng, sự thúc đẩy quyền tiếp cận tín dụng trong quan hệ cấp tín dụng của NHTM và sự tăng khả năng hoạt dụng, tính kinh tế của ĐS. 2.2 Bản chất và đặc trưng của giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại 2.2.1 Bản chất kinh tế của giao dịch bảo đảm bằng động sản GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH là một khoản dự phòng để bù đắp rủi ro tín dụng, thúc đẩy động cơ trả nợ của bên vay và là một trong những yếu tố hạn
- 18 chế rủi ro tín dụng NH, qua đó góp phần vào sự ổn định của hệ thống tài chính tiền tệ. 2.2.2 Bản chất pháp lý của giao dịch bảo đảm bằng động sản GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động ngân hàng là một thỏa thuận, trong đó bên BĐ đồng ý để bên nhận BĐ xác lập vật quyền BĐ lên ĐS, nhằm cung cấp một cơ sở pháp lý để bên nhận BĐ có quyền xử lý ĐS để thu hồi nợ. 2.2.3 Đặc trưng của giao dịch bảo đảm bằng động sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay cyar NHTM có một số đặc trưng: là nguồn thu nợ dự phòng quan trọng, hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM; có tác động và hệ quả khác so với khoản nợ trong GD dân sự thông thường; với đối tượng là ĐS, trong một số trường hợp, có thể tiềm ẩn rủi ro so với các tài sản BĐ khác. 2.3 Sự tác động của đặc tính động sản đối với pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại 2.3.1 Đặc tính của động sản Tài sản được xem là ĐS về bản chất nếu có thể tự di chuyển hoặc được di chuyển trong không gian mà không bị mất đi các đặc tính của nó. Mục đích của tài sản và tính gắn kết của nó với đất cũng là tiêu chí quan trọng khi định danh ĐS. 2.3.2 Phân loại động sản ĐS có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2.3.3 Ảnh hưởng của đặc tính của động sản đối với việc xác lập và duy trì hiệu lực của giao dịch bảo đảm
- 19 ĐS có một số những đặc tính cơ bản là: Đa dạng về hình thức, giá trị sử dụng; khác biệt về tính chất pháp lý; hình thái của ĐS không ổn định; ĐS có thể hòa nhập qua sáp nhập, trộn lẫn; ĐS có thể gắn với BĐS như là một tổng thể của tài sản BĐ. 2.3.4 Đặc trưng của động sản và những tác động đến nhu cầu điều chỉnh pháp luật giao dịch bằng động sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Từ việc phân tích ưu và nhược điểm của tài sản BĐ là ĐS so với BĐS, cho thấy PL về GDBĐ bằng ĐS phải giải mã được những nhu cầu nội tại song mâu thuẫn của bên BĐ và bên nhận BĐ, qua đó BĐ nguyên tắc an toàn của hoạt động NH và khuyến khích NH nhận BĐ bằng ĐS. 2.4 Lý luận pháp luật điều chỉnh giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại 2.4.1 Khái niệm và các nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại PL GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM là: tổng hợp các quy phạm PL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận theo trình tự hợp pháp, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập, thực hiện và chấm dứt GDBĐ giữa bên nhận BĐ (là NHTM) và bên BĐ với đối tượng của GD là ĐS, nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn của hoạt động NH, tăng khả năng vốn hóa của ĐS trong nền kinh tế, mở rộng quyền tiếp cận tín dụng của các tổ chức, cá nhân. PL điều chỉnh GDBĐ bằng ĐS có những nội dung nhất định, bao gồm: nhóm quy phạm PL liên quan đến: xác lập GDBĐ; thực hiện GDBĐ; chấm dứt GDBĐ bằng ĐS.
- 20 2.4.2 Các nguyên tắc điều chỉnh giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại PL GDBĐ bằng ĐS được điều chỉnh bởi một số nguyên tắc nhất định. 2.4.3 Mối quan hệ về hiệu lực giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm bằng động sản GDBĐ và hợp đồng tín dụng có sự gắn bó tương tác nhất định về nội dung và hiệu lực. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG ĐỘNG SẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 3.1 Về điều kiện xác lập hiệu lực của giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại 3.1.1 Về động sản trong giao dịch bảo đảm ĐS phải thỏa mãn yêu cầu về điều kiện sở hữu và lưu thông. PL VN quy định rõ các yêu cầu và điều kiện này nhưng có loại trừ một số trường hợp nhất định. 3.1.2 Quy định pháp luật về nghĩa vụ được bảo đảm trong giao dịch bảo đảm bằng động sản Nghĩa vụ được BĐ được quy định trực tiếp từ Điều 293 đến Điều 296 BLDS 2015, dưới hai khía cạnh (i) tính toàn vẹn của nghĩa vụ, (ii) tính chất của nghĩa vụ. Nghị định 21/2021/NĐ-CP đã khẳng định: “hiệu lực của hợp đồng bảo đảm, hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm không thay đổi hoặc không chấm dứt nếu không có thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ tương lai, thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc thời hạn bảo đảm” nhằm tránh sự hiểu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn