HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
HOÀNG THỊ VIỆT ANH<br />
<br />
HOµN THIÖN PH¸P LUËT<br />
VÒ HßA GI¶I TRANH CHÊP LAO §éNG ë VIÖT NAM<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật<br />
Mã số: 62 38 01 01<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phan Trung Lý<br />
<br />
Phản biện 1:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Phản biện 2:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Phản biện 3:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br />
họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20.....<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br />
và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Từ thời xa xưa trong lịch sử loài người, hòa giải đã được xem như một giải<br />
pháp hòa bình, thân thiện và hữu nghị để giải quyết những tranh chấp, những bất<br />
đồng liên quan đến quyền nhân thân, quyền tài sản của con người. Vào những năm<br />
đầu thế kỷ thứ XIX, cùng với việc thành lập Hội Quốc Liên và Tổ chức Lao động<br />
quốc tế, quyền con người trở thành một vấn đề có tầm quốc tế rộng lớn. Cả hai tổ<br />
chức này đã nâng nhận thức và các hoạt động về quyền con người lên một mức độ<br />
mới. Tổ chức Lao động quốc tế, trong điều lệ của mình đã khẳng định: “Hòa bình<br />
trên thế giới chỉ có thể được thực hiện nếu được dựa trên cơ sở bảo đảm công<br />
bằng xã hội cho tất cả mọi người”. Khi sự công bằng bị xâm phạm, tất yếu có<br />
tranh chấp nổ ra. Chính vì hòa bình, ổn định mà phải cần phải có những quy định<br />
pháp luật phù hợp để bảo vệ sự công bằng cho con người.<br />
Ở Việt Nam, xuất phát từ quan điểm của Đảng luôn coi con người vừa là<br />
mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội, vì vậy nên trong Chiến lược xây dựng<br />
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng 2020 Nghị<br />
quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “xây dựng và<br />
hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền con người, quyền tự do dân chủ của công<br />
dân”, bảo đảm phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật với tư cách là công cụ<br />
chủ yếu và mạnh mẽ nhất để quản lý xã hội và xây dựng thành công nhà nước<br />
pháp quyền Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Tôn trọng và<br />
thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động luôn được Đảng và Nhà nước<br />
ta quan tâm, khuyến khích thực hiện.<br />
Về thực tiễn nền kinh tế nước ta sau gần 30 năm đổi mới (từ năm 1986 đến<br />
nay), Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường đã diễn ra những biến đổi trong<br />
cấu trúc xã hội, được thể hiện ở hiện tượng phân tầng xã hội các nhóm dân cư.<br />
Phân hoá giàu - nghèo như là một xu hướng không thể tránh khỏi trong điều kiện<br />
phát triển nền kinh tế thị trường. Trong quan hệ lao động cũng đang có xu hướng<br />
phức tạp, việc không bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động theo quy định<br />
pháp luật, dẫn đến đình công, lãn công, ngừng việc tập thể có xu hướng gia tăng cả<br />
về quy mô, thời gian và địa bàn. Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt<br />
Nam, trong 6 năm (2009 - 2014), trên cả nước đã xảy ra hơn 3.100 cuộc ngừng<br />
việc tập thể và đình công. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng kinh<br />
tế trọng điểm phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây<br />
Ninh… Tính trung bình, mỗi năm xảy ra từ 300 - 450 cuộc ngừng việc tập thể và<br />
đình công. Cao điểm là năm 2011, đã có trên 1.000 cuộc ngừng việc và đình công<br />
<br />
2<br />
<br />
xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình kinh tế khó khăn khiến người sử dụng<br />
lao động chưa trả lương tương xứng với công sức người lao động, cắt giảm các<br />
khoản phụ cấp khiến đời sống người lao động khó khăn. Trước tình hình trên,<br />
pháp luật lao động trong những năm qua không ngừng sửa đổi, bổ sung cho phù<br />
hợp nhằm khắc phục những vướng mắc nhằm cải thiện hơn quan hệ lao động vốn<br />
ngày càng đa dạng, phức tạp này.<br />
Dưới góc độ lý luận pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động (TCLĐ) đã<br />
được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và phạm vi khác nhau. Tuy vậy, các công<br />
trình chủ yếu nghiên cứu về hòa giải TCLĐ theo quy định của Bộ luật Lao động<br />
(BLLĐ) năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung chủ yếu qua các năm 2002 và 2006.<br />
Trước khi BLLĐ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam<br />
thông qua ngày 18/6/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013 đã có các bài<br />
viết nghiên cứu về TCLĐ; TCLĐ tập thể; cơ chế giải quyết TCLĐ; có nội dung<br />
liên quan đến hòa giải TCLĐ. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống số liệu trong các<br />
công trình đó cũng đã lạc hậu, chỉ dừng ở khoảng thời gian đến các năm 2005,<br />
2006 và mới nhất là năm 2007. Đặc biệt, hầu như chưa có công trình nào nghiên<br />
cứu một cách đầy đủ, có hệ thống hướng tới mục tiêu hoàn thiện pháp luật về hòa<br />
giải TCLĐ.<br />
Chế định hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động, trong thời gian qua<br />
Nhà nước tiếp tục quan tâm ghi nhận về quyền hòa giải tranh chấp của các đương<br />
sự. Quyền này không những được ghi nhận trong BLLĐ mà còn ghi nhận trong<br />
Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS) và các văn bản qui phạm pháp luật khác. Các văn<br />
bản quy phạm pháp luật này là cơ sở pháp lý quan trọng để các bên tranh chấp<br />
thực hiện quyền định đoạt của mình, đồng thời đó cũng chính là các bảo đảm về<br />
mặt pháp lý yêu cầu các chủ thể có thẩm quyền phải tiến hành hòa giải nhằm đáp<br />
ứng việc hưởng quyền của các các bên tranh chấp. Tuy nhiên, do những nguyên<br />
nhân cả chủ quan lẫn khách quan, một số quy phạm pháp luật về hòa giải TCLĐ<br />
còn bất cập, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, không phù hợp với thực<br />
tiễn cuộc sống.<br />
Đặc biệt, trong xu thế mở cửa hội nhập với thế giới, Việt Nam đã ký nhiều<br />
Điều ước quốc tế về lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người<br />
lao động và người sử dụng lao động, trong đó việc nghiên cứu hoàn thiện pháp<br />
luật về hòa giải TCLĐ là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.<br />
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Hoàn thiện<br />
pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động ở Việt Nam” để nghiên cứu viết luận<br />
án tiến sĩ Luật học.<br />
<br />
3<br />
<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Đề tài có mục đích tổng quát là xây dựng luận cứ khoa học cho các đề xuất<br />
hoàn thiện pháp luật về hòa giải TCLĐ, nâng cao hiệu quả công tác hòa giải<br />
TCLĐ, bảo đảm quyền con người trong lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của<br />
các bên tham gia quan hệ lao động, thúc đẩy hoạt động lao động phát triển lành<br />
mạnh, hiệu quả.<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài để xác định phạm vi nghiên<br />
cứu đề tài, những nội dung cơ bản mà đề tài sẽ tập trung giải quyết nhằm đạt được<br />
mục đích nghiên cứu, qua đó khẳng định những đóng góp mới của đề tài.<br />
Thứ hai, nghiên cứu cơ sở lý luận của hoàn thiện pháp luật về hòa giải<br />
TCLĐ, làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về hòa giải TCLĐ,<br />
các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về hòa giải TCLĐ, các yếu<br />
tố tác động đến quá trình hoàn thiện pháp luật về hòa giải TCLĐ, pháp luật lao<br />
động quốc tế và pháp luật một số quốc gia về hòa giải TCLĐ; chỉ ra những kinh<br />
nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật về hòa giải TCLĐ ở Việt Nam hiện nay.<br />
Thứ ba, nghiên cứu thực trạng pháp luật về hòa giải TCLĐ, trong đó có<br />
phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về hòa giải TCLĐ ở Việt Nam hiện nay,<br />
đưa ra những nhận xét đánh giá về các ưu điểm và hạn chế của hệ thống pháp luật<br />
hiện hành, xác định nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế của pháp luật. Từ đó,<br />
xác lập luận cứ về sự cần thiết và định hướng hoàn thiện pháp luật về hòa giải<br />
TCLĐ ở Việt Nam hiện nay.<br />
Thứ tư, nghiên cứu các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện<br />
các qui định của pháp luật về hòa giải TCLĐ ở Việt Nam trên nền tảng nhận thức<br />
lý luận, bối cảnh thực tiễn của Việt Nam hiện nay và có tham khảo kinh nghiệm<br />
điều chỉnh pháp luật của một số nước trên thế giới.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, thực tiễn, các<br />
quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hòa TCLĐ ở Việt Nam.<br />
Dưới góc độ lý luận về nhà nước và pháp luật, phạm vi nghiên cứu của luận<br />
án là những vấn đề lý luận và thực trạng của pháp luật về hòa giải TCLĐ từ<br />
phương thức giải quyết TCLĐ đầu tiên là hòa giải ở cấp cơ sở đến những quy định<br />
của pháp luật lao động về hòa giải TCLĐ tại Hội đồng trọng tài lao động và cuối<br />
cùng và các quy định của pháp luật về hòa giải vụ án lao động tại tòa án nhân dân<br />
trong Bộ luật TTDS. Trong luận án tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá hệ thống<br />
các văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải TCLĐ từ năm 1995 đến năm 2014<br />
<br />