HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
TRẦN TUYẾT ÁNH<br />
<br />
hoµn thiÖn ph¸p luËt<br />
vÒ gia ®×nh ë viÖt nam hiÖn nay<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT<br />
<br />
Mã số: 62 38 01 01<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Minh Tâm<br />
<br />
Phản biện 1:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Phản biện 2:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Phản biện 3:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br />
họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20.....<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br />
và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng<br />
hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, tạo nguồn nhân lực để phục<br />
vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, gia đình cũng là tổ ấm, nơi<br />
bình yên, an toàn, nơi duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống về gia đình,<br />
bảo tồn các phong tục, tập quán tốt đẹp, đấu tranh loại bỏ những tiêu cực, tệ nạn. Chủ<br />
tịch Hồ Chí Minh cho rằng, giữa gia đình và xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau:<br />
“Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là<br />
gia đình”.<br />
Trong gần ba mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, những thành tựu to lớn đạt<br />
được trong phát triển kinh tế, xã hội đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh<br />
thần cho mọi gia đình. Pháp luật về gia đình ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý<br />
xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, bình đẳng. Hệ thống cơ quan nhà nước<br />
và tổ chức tham gia công tác gia đình ngày càng kiện toàn và hoạt động có hiệu quả.<br />
Đảng và Nhà nước đã quan tâm đề ra nhiều chủ trương, chính sách để phát huy vai trò<br />
của gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng<br />
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế.<br />
Tuy nhiên, nhiều hiện tượng tiêu cực mới nẩy sinh trong quan hệ gia đình có xu<br />
hướng ngày càng phức tạp. Công tác quản lý nhà nước về gia đình chưa thực sự hiệu<br />
quả. Bạo hành trong gia đình còn diễn biến rất phức tạp. Ở nhiều nơi, trong nhiều gia<br />
đình vẫn còn nặng tư tưởng trọng nam, khinh nữ, chưa bảo đảm bình đẳng giới trong<br />
gia đình. Hiện tượng các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, HIV/AID xâm nhập vào<br />
gia đình chưa thuyên giảm... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình nói trên, trong<br />
đó có một số nguyên nhân như: Sự nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình và công tác<br />
gia đình, công tác quản lý nhà nước về gia đình còn một số bất cập, chưa huy động sự<br />
tham gia của xã hội và cộng đồng. Pháp luật về gia đình đã được sửa đổi, bổ sung<br />
nhưng chưa theo kịp sự phát triển của gia đình trong điều kiện phát triển kinh tế thị<br />
trường, hội nhập quốc tế. Các quy định pháp luật về gia đình tồn tại rải rác trong nhiều<br />
văn bản khác nhau. Nhiều quy phạm chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu minh bạch, không phù<br />
hợp điều kiện thực tế khách quan nên tính khả thi còn hạn chế. Nhiều vấn đề phát sinh<br />
trong lĩnh vực gia đình chưa được phản ánh và xử lý kịp thời; chính sách, pháp luật về<br />
gia đình chưa đồng bộ; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về gia đình và trang bị<br />
các kiến thức, kỹ năng ứng xử trong các quan hệ về gia đình chưa được coi trọng…<br />
Việc tổng kết thực hiện pháp luật về gia đình, nghiên cứu chính sách, pháp luật về gia<br />
<br />
2<br />
<br />
đình chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, vì vậy, cho đến nay chưa có cơ sở khoa<br />
học và thực tiễn đúng đắn phục vụ cho công tác hoạch định chính sách, xây dựng và<br />
hoàn thiện pháp luật về gia đình.<br />
Do vậy, nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện pháp luật về gia đình, xây dựng<br />
cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về gia đình, hướng tới mục tiêu<br />
xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững là cần thiết và có<br />
ý nghĩa hết sức quan trọng ở nước ta hiện nay.<br />
Xuất phát lý do trên, Nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về gia<br />
đình ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án tiến sĩ của mình tại Học viện Chính trị Quốc<br />
gia Hồ Chí Minh.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài<br />
Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở phân tích, làm rõ cơ sở lý luận<br />
hoàn thiện pháp luật về gia đình, đánh giá thực trạng pháp luật về gia đình ở Việt<br />
Nam, từ đó đề ra quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam<br />
hiện nay.<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br />
- Phân tích khái niệm pháp luật về gia đình; làm rõ vai trò, nội dung và những<br />
đặc điểm của pháp luật về gia đình Việt Nam; nghiên cứu hình thành các tiêu chí để<br />
xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật về gia đình; các yếu tố ảnh hưởng đến việc<br />
hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam. Ở mức độ nhất định, đề tài nghiên cứu<br />
pháp luật về gia đình ở một số nước trên thế giới và rút ra những giá trị có thể tham<br />
khảo ở Việt Nam.<br />
- Nghiên cứu tổng quan về quá trình phát triển của pháp luật về gia đình ở Việt<br />
Nam từ 1945 đến nay; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về gia đình Việt Nam<br />
trong giai đoạn hiện nay để khẳng định những bước phát triển, những ưu điểm cần phát<br />
huy, đồng thời tìm ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.<br />
- Đề xuất quan điểm và những giải pháp hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt<br />
Nam hiện nay.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp<br />
luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay.<br />
<br />
3<br />
<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Pháp luật về gia đình có nội dung rất rộng, luận án chỉ tập trung nghiên cứu pháp<br />
luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đó gia đình là một chủ thể, không nghiên cứu<br />
quan hệ hôn nhân.<br />
Có nhiều nhóm quan hệ xã hội mà gia đình là chủ thể, bao gồm: 1/ quan hệ về<br />
bình đẳng giới trong gia đình; 2/ quan hệ về phòng, chống bạo lực gia đình; 3/ quan hệ<br />
về trách nhiệm của gia đình trong ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; 4/<br />
quan hệ dịch vụ gia đình; 5/ quan hệ hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; 6/<br />
quan hệ phát triển kinh tế gia đình; 7/ quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý nhà<br />
nước đối với gia đình.<br />
Trong các quan hệ xã hội nói trên, luận án chỉ đi sâu nghiên cứu 4 nhóm pháp<br />
luật điều chỉnh các nhóm quan hệ 1, 2, 3, 7 bởi vì việc hoàn thiện các nhóm quy phạm<br />
pháp luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trực tiếp góp phần hoàn thành mục tiêu<br />
hàng đầu được nêu trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm<br />
nhìn 2030, đó là: “Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và<br />
cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn<br />
nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn<br />
xã hội xâm nhập vào gia đình”.<br />
Về không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu pháp luật về gia đình ở Việt<br />
Nam từ năm 1945 nhưng tập trung vào giai đoạn hiện nay.<br />
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br />
- Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước<br />
và pháp luật nói chung, về gia đình và pháp luật về gia đình nói riêng. Bên cạnh đó, đề<br />
tài chú trọng những quan điểm, tri thức khoa học có tính phổ biến ở trong nước và<br />
nước ngoài về gia đình và pháp luật về gia đình để tham khảo và phục vụ cho việc tiếp<br />
cận và giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.<br />
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận của chủ<br />
nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, tác giả luận án sử dụng những phương<br />
pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:<br />
- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng trong chương 2,<br />
3, 4 để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn<br />
thiện pháp luật về gia đình.<br />
- Phương pháp hệ thống được sử dụng trong các chương 2,3,4 để làm rõ nội<br />
dung, vai trò, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về gia đình,<br />
<br />