intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Thủy sản: Đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá chành dục Channa gachua (Hamilton, 1822)”

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:210

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án nhằm nghiên cứu này nhằm cung cấp những cơ sở khoa học về đặc điểm sinh học và một số yếu tố kỹ thuật trong sản xuất giống cá chành dục, góp phần vào việc phát triển kỹ thuật sản xuất giống và nuôi đối tượng này trong tương lai, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi loài cá bản địa thuộc giống Channa ở ĐBSCL.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Thủy sản: Đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá chành dục Channa gachua (Hamilton, 1822)”

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN HỒ MỸ HẠNH ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHÀNH DỤC Channa gachua (Hamilton, 1822) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Mã Ngành: 62 62 03 01 2017
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN HỒ MỸ HẠNH ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHÀNH DỤC Channa gachua (Hamilton, 1822) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Mã Ngành: 62 62 03 01 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. BÙI MINH TÂM PGs. Ts. DƯƠNG THÚY YÊN 2017
  3. LỜI CẢM TẠ Lời đầu tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến quý lãnh đạo Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật Cần Thơ đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất và luôn động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học và thực hiện luận án. Trong quá trỉnh thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo Khoa Thủy sản, Khoa sau đại học Trường Đại học Cần Thơ, Thầy, Cô, giảng viên, cán bộ nghiên cứu Bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, và tập thể nghiên cứu sinh khóa 2010, 2011, 2012 đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy TS. Bùi Minh Tâm, Phó trưởng Bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Cô PGS. TS. Dương Thúy Yên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và viết luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn người thân, đặc biệt là chồng tôi đã thông cảm, chia sẻ công việc gia đình để tôi có thời gian hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của bạn bè đồng nghiệp, các em sinh viên cùng gia đình đã luôn đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian qua. i
  4. TÓM TẮT Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá chành dục Channa gachua (Hamilton, 1822) được thực hiện tại Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ và Khoa Công nghệ-Thủy sản, Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Cần Thơ trong thời gian từ năm 2012 – 2015. Mục tiêu của luận án nhằm xác định các đặc điểm sinh học về hình thái, dinh dưỡng, sinh sản và sản xuất giống cá chành dục để làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đối tượng nuôi mới. Mẫu cá phân tích đặc điểm sinh học về hình thái, dinh dưỡng và sinh sản của cá chành dục được thu trực tiếp ở các thủy vực tự nhiên ở tỉnh Hậu Giang trong 12 tháng (định kỳ mỗi tháng một lần, với số mẫu thu 30 con/tháng). Kết quả định danh bằng phương pháp hình thái và trình tự gen cytochrome b cho thấy loài cá chành dục trong nghiên cứu có tên khoa học là Channa gachua (Hamilton, 1822). Cá chành dục có kích thước nhỏ, chiều dài tổng từ 6,2 – 17 cm và khối lượng 1,7 – 39,5 g. Tương quan giữa chiều dài (L) và khối lượng thân cá (W) có dạng phương trình hồi qui là: W = 0,0069 x L3,1082 (N=226, R2 = 0,9379). Cá chành dục có tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân là 0,38±0,08. Phổ thức ăn của cá chành dục gồm tép nhỏ, cá con, động vật thân mềm và giun nhiều tơ. Về đặc điểm sinh học sinh sản, cá đực thường có màu sắc đen sẫm hơn con cái. Phần rìa của vây lưng, vây bụng và vây đuôi của cá đực có màu đỏ sẫm, rất sặc sỡ. Ngược lại đối với cá cái, phần rìa vây lưng, vây bụng và vây đuôi có màu cam, hơi nhạt. Độ béo Fulton dao động trong khoảng 1,65- 1,96%; độ béo Clark khoảng 1,49-1,87% và nhân tố điều kiện (CF) từ 0,006- 0,008. Chiều dài thành thục lần đầu của cá cái là 11,85 cm. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 1.709 trứng/cá thể. Mối quan hệ giữa sức sinh sản với khối lượng thân cá thể hiện qua phương trình y=19,608x1,4477 (N=25, R2=0,8771). Hệ số thành thục (GSI) tăng cao từ tháng 6 đến tháng 10 (2,22-2,61%) và đạt giá trị cao nhất ở tháng 7 (2,61%). Kết quả trên có thể xác định mủa vụ sinh sản chính của cá chành dục vào tháng 7 và tháng 10. Nghiên cứu về nuôi vỗ cá chành dục với 04 loại thức ăn khác nhau (cá tạp, tép sông, thức ăn viên-cá tạp (1:1), thức ăn viên-tép (1:1) được thực hiện trên bể (thể tích 1m3). Kết quả sau 4 tháng nuôi vỗ, cá chành dục cái thành thục tốt (buồng trứng giai đoạn 4) ở nghiệm thức thức ăn là tép sông với tỷ lệ thành thục 66,7% và GSI là 2,88±0,51%. ii
  5. Nghiên cứu kích thích sinh sản cá chành dục với các loại kích thích tố và liều lượng khác nhau được tiến hành trên cá đã thành thục từ nuôi vỗ có kích cỡ 15,32 - 32,02g. Kết quả, liều 2.000 IU + 5 mg não thùy/kg cá đực và 500 IU+5 mgnão thùy/kg cá cái cho hiệu quả sinh sản cao. Thời gian hiệu ứng là 44,9 giờ, tỷ lệ cá rụng trứng đạt 66,7% với mức thụ tinh đạt 97,9%. Sau 44 giờ 30 phút ấp ở nhiệt độ 26,5-28,1 oC thì trứng nở và tỷ lệ nở đạt 51,2%. Trứng cá chành dục thuộc loại trứng nổi, cá đực ấp trứng trong miệng đến khi nở. Nghiên cứu về sự lựa chọn thức ăn của cá chành dục 3 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi cho thấy ở ngày tuổi thứ 3, cá bột chọn lựa những loại thức ăn thuộc ngành Protozoa và ngành Rotatoria. Từ 6-7 ngày tuổi, cá con bắt đầu chọn lựa ngành giáp xác râu ngành Cladocera, đến 15-30 ngày tuổi, cá con thể hiện rõ chọn lựa động vật phiêu sinh ngành Cladocera. Ở thời điểm 30 ngày tuổi, cá chành dục con chỉ chọn lựa duy nhất 2 giống là Moina và Daphnia làm thức ăn, với chỉ số E lần lượt là 0,46 và 0,42. Nghiên cứu ương cá mới nở đến 30 ngày tuổi với các mật độ ương (3 con/L, 5 con/L và 7 con/L) và thức ăn (trùn chỉ, tép, thức ăn viên) được thực hiện với hai nguồn cá bố mẹ. Kết quả ương, cá bột từ nguồn cá bố mẹ nuôi vỗ cho hiệu quả ương tốt hơn so với cá bột từ cá bố mẹ tự nhiên về hệ số phân hóa sinh trưởng. Cá tăng trưởng tốt và tỷ lệ sống cao (không có ý nghĩa thống kê) ở mật độ 5 con/L và thức ăn là tép lần lượt là 40,7±4,41 mm; 610,5±19,68 mg và 90± 5,29%. Từ khóa: cá chành dục, Channa gachua, đặc điểm sinh học, sinh sản, ương nuôi iii
  6. ABSTRACT The study on biology characteristics and reproduction of dwarf snakehead Channa gachua (Hamilton, 1822) was carried out at College of Aquaculture and Fisheries, Cantho University and Aquaculture-Technology Department, Cantho Technic-Economic College from 2012-2015. The objective of thesis was to investigate some features on morphology, nutrition, reproduction biology and induced-spawning in order to provide basic scientific information to domesticate and culture a new species. Fish samples for studying morphology, nutrition, reproduction biology of dwarf snakehead were monthly collected from natural water bodies in Haugiang province during 12 months. Species identification based on morphology and cytochrome b sequence indicated that samples used in the study were dwarf snakehead Channa gachua. Dwarf snakehead had small sizes, ranges of total length from 6.2 to 17 cm and weight from 1.7-39.5 g. The length and weight relationship was modeled as W = 0.0069 x L3.1082 (N=226, R2 = 0.9379). The relative length of gut value of dwarf snakehead was 0.38±0.08. Their food spectrum included small shrimps and fishes, mollusks and polychaete worms. Regarding reproductive biology, males and females had different characteristics. Coloration of males was black darker than females. In addition, the edges of the dorsal fin, ventral fin and caudal fin of males were dark red and very showy. In contrast, females had orange and slightly pale color at the edges of the dorsal fin, ventral fin and caudal fin. The fecundity of C. gachua was 1,709 eggs/fish. The Fulton ranged from 1.65 to 1.96%; Clark ranged 1.49-1.87% and conditional factor (CF) ranged 0.006-0.008.The relationship between absolute fecundity with total weight was presented in the equation y=19.608x1.4477 (N=25, R2=0.8771). The GSI (Gonad somatic index) increased from June to October (2.22-2.61%) and was highest in July (2.61%). Above results indicated that main reproductive season of C. gachua was from July and October. Results on 4-month conditioning culture of dwarf snakehead fed with 4 diets (trash fish, live small shrimp, pellet feed-trash fish (1:1), pellet feed-live small shrimp (1:1)) showed that small live shrimp gave the best maturity with maturity rate of 66.7% and GSI 2.88±0.51%). iv
  7. Matured individuals were induced with different hormones and dosages. The highest results were obtained when fish were injected with HCG with a dose of 500 IU for females and 2,000 IU plus 5 mg PG per kg of fish for males. Ovulation occurred within 44.9 hours, fertilization rate was 97.9% and ovulation rate was 66.7%. At temperature 26,5-28,1oC, incubation periods was about 44.30 hours, and the hatching rate was 51.2%. The fertilized eggs usually floated and hatched in the mouth of male fish. Results on food selection of small Dwarf snakehead indicated that they were carnivorous. At 3 days old, larvae selected Protozoa and Rotatoria. From 15 to 30 days old, fish chose Cladocera. At 30 days old, fingerling selected Moina and Daphnia, with electivity index E was 0.46 and 0.42, respectively. An experiment on larvae produced from two broodstock sources (conditioning culture and wild broodstock) was conducted, where larvae were reared at three densities (3 fishes/L, 5 fishes/L and 7 fishes/L) and fed different diets (tubificid worm, live small shrimp and pellet feed). Results showed that larvae from conditioning cultured broodstock were better than those from natural brood. Larvae reared at the density of 5 fishes/L and fed Moina and live small shrimp had the highest growth (40.7±4.41 mm, 610.5±19.68 mg) and survival rates (90± 5.29%) compared to other treatments. Keywords: Dwarf Snakehead, Channa gachua, biology, seed production v
  8. TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu do tôi thực hiện. Tất cả các số liệu và kết quả được trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực và chưa được dùng cho bất cứ luận án cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 Tác giả HỒ MỸ HẠNH vi
  9. MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ................................................................................................. i TÓM TẮT ...................................................................................................... ii ABSTRACT.................................................................................................. iv TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ ................................................................... vi MỤC LỤC ................................................................................................... vii DANH SÁCH HÌNH ................................................................................... xii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU............................................................................. 1 1.1 Giới thiệu ............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu của nghiên cứu ..................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2 1.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 2 1.3.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học ......................................................... 2 1.4 Ý nghĩa của luận án ............................................................................. 3 1.5 Điểm mới của luận án.......................................................................... 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................... 4 2.1 Giới thiệu tổng quan về họ cá lóc Channidae ..................................... 4 2.1.1 Vị trí phân loại và thành phần loài của họ cá lóc Channidae ........... 4 2.1.2 Đặc điểm hình thái chung của họ cá lóc Channidae ........................ 6 2.1.3 Đặc điểm hình thái của cá chành dục (Channa gachua Hamilton, 1822) .......................................................................................................... 7 2.2 Ứng dụng kỹ thuật di truyền trong phân loại và định danh các loài cá9 2.3 Đặc điểm dinh dưỡng của họ cá lóc Channidae ................................ 11 2.3.1 Cấu tạo ống tiêu hóa ở cá ............................................................... 12 2.3.2 Các phương pháp nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng...................... 14 2.4 Đặc điểm sinh trưởng của họ cá lóc Channidae ................................ 15 2.5 Đặc điểm sinh học sinh sản của họ cá lóc Channidae ....................... 16 2.6 Sự phát triển noãn sào ....................................................................... 18 2.6.1 Sự phát triển của noãn sào ở cá ...................................................... 18 2.6.2 Sự phát triển của tinh sào ............................................................... 20 2.7 Kỹ thuật sinh sản ............................................................................... 21 2.7.1 Nguyên lý trong kích thích sinh sản nhân tạo cá............................ 21 2.7.2 Các kích thích tố sử dụng trong sản xuất giống cá ......................... 21 2.7.3 Các nghiên cứu sản xuất giống các loài họ cá lóc Channidae ........ 24 2.7.4 Các nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá bột ........................... 27 2.7.5 Ương cá giai đoạn bột .................................................................... 28 2.7.6 Các loại thức ăn sử dụng trong ương nuôi cá ................................. 32 vii
  10. CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 35 3.1 Thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu ....................................... 35 3.1.1 Thời gian......................................................................................... 35 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 35 3.1.3 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................ 35 3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 36 3.2.1 Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................ 36 3.2.2 Đặc điểm sinh học của cá Chành dục ............................................. 37 3.2.3 Kỹ thuật sản xuất giống cá chành dục ............................................ 43 3.2.4 Xử lý số liệu ................................................................................... 52 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................ 53 4.1 Đặc điểm hình thái và cấu trúc di truyền ......................................... 53 4.1.1 Định loại cá chành dục bằng phương pháp ty thể .......................... 53 4.1.2 Đặc điểm hình thái và chỉ tiêu sinh trắc ......................................... 55 4.2 Đặc điểm sinh trưởng của cá chành dục ............................................ 58 4.3 Đặc điểm dinh dưỡng của cá chành dục ............................................ 60 4.3.1 Hình thái các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa của cá chành dục ............ 60 4.3.2 Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân ......................... 63 4.3.3 Phổ thức ăn của cá chành dục tự nhiên .......................................... 65 4.4 Đặc điểm sinh sản của cá chành dục ................................................. 67 4.4.1 Phân biệt cá đực và cá cái............................................................... 67 4.4.2 Quá trình phát triển tuyến sinh dục của cá chành dục .................... 70 4.4.3 Hệ số thành thục (GSI) ................................................................... 74 4.4.4 Độ béo Fulton, Clark và nhân tố điều kiện .................................... 76 4.4.5 Mùa vụ sinh sản .............................................................................. 77 4.4.6 Chiều dài thành thục đầu tiên ......................................................... 78 4.4.7. Sức sinh sản tuyệt đối (SSS tuyệt đối) .......................................... 79 4.5 Nuôi vỗ thành thục cá chành dục ...................................................... 82 4.5.1 Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ thành thục ............ 82 4.5.2 Nuôi vỗ thành thục cá bằng các loại thức ăn khác nhau ................ 83 4.6 Kích thích cá chành dục sinh sản bằng HCG, não thùy và LHRHa+DOM ......................................................................................... 86 4.6.1 Kích thích cá chành dục sinh sản bằng HCG ................................. 86 4.6.2 Kích thích sinh sản cá chành dục bằng HCG kết hợp não thùy ..... 87 4.6.3 Kích thích sinh sản cá chành dục bằng LHRH-a+Domperidone ... 90 4.6.4 Thảo luận chung ............................................................................. 92 4.7 Đặc điểm dinh dưỡng của cá bột ....................................................... 98 4.7.1 Tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân của cá chành dục ................ 98 4.7.2 Sự biến đổi kích thước miệng cá .................................................... 99 viii
  11. 4.7.3 Thành phần động vật phiêu sinh trong môi trường nước ương .... 100 4.7.4 Thành phần phiêu sinh trong ruột cá ............................................ 101 4.7.5 Hệ số lựa chọn thức ăn ................................................................. 104 4.8 Ương cá bột lên cá hương 30 ngày tuổi .......................................... 107 4.8.1 Ương cá chành dục từ nguồn cá bố mẹ tự nhiên và nuôi vỗ ....... 107 4.8.2 Ương cá chành dục ở các mật độ khác nhau ................................ 110 4.8.3 Ương cá chành dục bằng các loại thức ăn khác nhau................... 113 CHƯƠNG 5 ............................................................................................... 118 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................... 118 5.1 Kết luận ........................................................................................... 118 5.2 Đề xuất............................................................................................. 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 119 PHỤ LỤC .................................................................................................. 132 ix
  12. DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: Thành phần các loài thuộc họ cá lóc Channidae (Walter and James, 2004; Nguyễn Văn Thường, 2004) ................................................................ 5 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu hình thái của C. gachua (Mai Đình Yên và ctv., 1992; Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Nguyễn Văn Hảo và ctv., 2011) .............................................................................................................. 8 Bảng 2.3: Các tham số tăng trưởng (L, K, to ) của 3 loài cá lóc .................. 16 Bảng 3.1: Mẫu cá dùng trong các nghiên cứu ............................................... 35 Bảng 3.2: Các nghiệm thức và thông số liên quan được bố trí trong thí nghiệm ........................................................................................................................ 44 Bảng 3.3: Các nghiệm thức thí nghiệm ......................................................... 50 Bảng 4.1: Các chỉ tiêu hình thái của cá chành dục (n=226) .......................... 56 Bảng 4.2: Chiều dài ruột, chiều dài tổng và RLG của cá chành dục (n=640)64 Bảng 4.3: Phổ dinh dưỡng của cá chành dục theo phương pháp thể tích của Biswas (1993) ................................................................................................ 66 Bảng 4.4: Sức sinh sản (SSS) tuyệt đối và tương đối của cá chành dục ....... 80 Bảng 4.5: Tỷ lệ (%) cá chành dục cái có buồng trứng ở các giai đoạn với các nghiệm thức thức ăn ................................................................................ 83 Bảng 4.6: Biến động hệ số thành thục (cá cái) và tỷ lệ sống của cá qua các tháng nuôi vỗ ................................................................................................. 84 Bảng 4.7: Hiệu quả kích thích sinh sản cá chành dục bằng HCG ................. 86 Bảng 4.8: Hiệu quả kích thích sinh sản cá bằng HCG kết hợp não thùy....... 88 Bảng 4.9: Hiệu quả kích thích sinh sản cá bằng LHRH-a+Dom................... 90 Bảng 4.10: Sự phát triển phôi của cá chành dục ở nhiệt độ 26,4-28,1oC ...... 95 Bảng 4.11: So sánh hiệu quả kích thích sinh sản cá sử dụng 3 loại kích thích tố ......................................................................................... 96 Bảng 4.12: Tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân cá bột chành dục ............. 99 Bảng 4.13: Sự biến đổi kích thước miệng cá ................................................. 100 Bảng 4.14: Tỷ lệ % thành phần loài động vật phiêu sinh tìm thấy trong ruột cá ở các thời điểm thu mẫu ................................................................................. 103 Bảng 4.15: Hệ số lựa chọn các loài động vật phiêu sinh của cá chành dục giai đoạn 30 ngày tuổi .................................................................................... 105 Bảng 4.16: Nhiệt độ, pH và oxy trong quá trình ương .................................. 107 Bảng 4.17: Tốc độ tăng trưởng của cá chành dục sau 28 ngày ương ............ 109 Bảng 4.18: Tỷ lệ sống và sự phân đàn của cá chành dục sau 28 ngày ương . 109 Bảng 4.19: Nhiệt độ, pH và oxy trong quá trình ương .................................. 110 Bảng 4.20: Tốc độ tăng trưởng của cá chành dục sau 28 ngày ương ............ 111 x
  13. Bảng 4.21: Tỷ lệ sống và sự phân hóa sinh trưởng của cá chành dục sau 28 ngày ương ................................................................................................. 112 Bảng 4.22: Nhiệt độ, pH và oxy trong quá trình ương .................................. 113 Bảng 4.23: Tốc độ tăng trưởng của cá chành dục sau 28 ngày ương ............ 115 Bảng 4.24: Tỷ lệ sống và sự phân hóa sinh trưởng của cá chành dục sau 28 ngày ương ................................................................................................. 115 xi
  14. DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Hình dạng ngoài của cá chành dục......................................................... 7 Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 36 Hình 4.1: Quan hệ di truyền của cá chành dục phân bố ở một số quốc gia châu Á theo trình tự gen cytochrome b .................................................................... 54 Hình 4.2: Hình dạng ngoài của cá chành dục......................................................... 57 Hình 4.3: Tương quan chiều dài và khối lượng thân của cá chành dục .......... 59 Hình 4.4: Răng của cá chành dục (mũi tên) ........................................................... 61 Hình 4.5: Ống tiêu hóa của cá chành dục ................................................................ 62 Hình 4.6: Tần số xuất hiện các thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa cá chành dục (C. gachua) ............................................................................................ 65 Hình 4.7: Màu sắc vây lưng và vây đuôi của cá chành dục đực (A) và cái (B); Hình dạng đầu của cá chành dục đực và cái (C) .................................... 68 Hình 4.8: Tỷ lệ chiều dài đầu và chiều cao đầu của cá chành dục đực và cái (n=148) ................................................................................................................. 69 Hình 4.9: A: Mô học tế bào buồng trứng giai đoạn 1, B: Hình thái buồng trứng cá giai đoạn 1 .................................................................................................................. 70 Hình 4.10: A: mô học tế bào buồng trứng giai đoạn 2, N: Nhân, YG: noãn hoàng; B: Hình thái buồng trứng cá giai đoạn 2 (10,5 mm) .............................. 71 Hình 4.11: A Mô học tế bào buồng trứng giai đoạn 3, N: Nhân, YG: noãn hoàng (H&E 10X); B: Hình thái buồng trứng cá giai đoạn 3 (13-15 mm) .... 72 Hình 4.12: A: Mô học tế bào buồng trứng giai đoạn 4 N: Nhân, YG: noãn hoàng (H&E 10X; B: Hình thái buồng trứng cá giai đoạn 4 ............................. 72 Hình 4.13: A: Mô học tế bào buồng tinh cá giai đoạn 3, SC: tinh bào, ST: tinh tử (H&E 40X) ; B: Hình thái buồng tinh cá giai đoạn 3 ................... 74 Hình 4.14: Hệ số thành thục của cá chành dục cái qua các tháng ................... 75 Hình 4.15: Biến động độ béo của cá chành dục cái qua các tháng................... 77 Hình 4.16: Biến động nhân tố điều kiện ở cá chành dục cái qua các tháng ... 77 Hình 4.17: Biến động hệ số thành thục và độ béo của cá chành dục cái qua các tháng (n=94)..................................................................................................... 78 Hình 4.18: Chiều dài thành thục đầu tiên của cá chành dục cái ...................... 79 Hình 4.19: Tương quan khối lượng với SSS tuyệt đối của cá chành dục ....... 80 Hình 4.20: Tương quan chiều dài với SSS tuyệt đối của cá chành dục .......... 80 Hình 4.21: Cá chành dục đực ngậm trứng trong miệng ...................................... 94 Hiǹ h 4.22: Tỷ lệ động vật phiêu sinh trong môi trường ương ....................... 101 Hiǹ h 4.23: Tỷ lệ động vật phiêu sinh trong ống tiêu hóa cá bột ....................... 102 Hiǹ h 4.24: Tăng trưởng của cá giai đoạn bột ở 2 nghiệm thức ương .............. 108 Hiǹ h 4.25: Tăng trưởng của cá giai đoạn cá bột ở 3 nghiệm thức ương ........ 111 Hiǹ h 4.26: Tăng trưởng của cá bột ở 3 nghiệm thức ương ................................ 114 xii
  15. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT A : Số tia vi hậu môn Ccd : chiều cao cuống đuôi CF : nhân tố điều kiện D : Số tia vi lưng ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐLC : độ lệch chuẩn GSI : hệ số thành thục H : chiều cao thân Hđ : chiều cao đầu L : chiều dài tổng cộng L.1 : vẩy đường bên Lo : chiều dài chuẩn NT : nghiệm thức O : đường kính mắt OO : khoảng cách giữa hai mắt Ot : chiều dài mõm P : số tia vi ngực RLG : tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân SSS : sức sinh sản T : chiều dài đầu TN : thí nghiệm Tr : vẩy trên và dưới đường bên hoặc vẩy ngang thân V : số tia vi bụng W : khối lượng cá xiii
  16. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu Với hơn 750.000 ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản, hằng năm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cung cấp cho thị trường khoảng 70% sản lượng thủy sản nuôi (2.471.327 tấn/3.532.246 tấn) của cả nước (Tổng cục thống kê, 2016), gồm những đối tượng chủ lực như: cá tra, cá basa, cá điêu hồng, cá rô phi, .. Tuy nhiên nghề nuôi các đối tượng trên đang gặp một số khó khăn nhất định về giá cả thị trường cũng như dịch bệnh ... Do đó, đa dạng hóa đối tượng nuôi mới, đặc biệt là các loài cá bản địa là một trong những giải pháp cấp thiết hiện nay góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững. Đồng thời, việc nghiên cứu thuần hóa thành công một loài cá hoang dã còn góp phần giảm áp lực khai thác, bảo vệ nguồn lợi của chúng trong tự nhiên. Trong các loài cá nước ngọt, họ cá lóc Channidae (thuộc Bộ Perciformes), được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm do chúng có kích thước lớn, thịt ngon và sức sống cao. Nhiều loài đã được nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm sinh học, sản xuất giống và phát triển công nghiệp nuôi quan trọng ở các nước trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Phillipines, Ấn Độ và Malaysia (Muntaziana et al., 2013). Ở ĐBSCL họ cá lóc có 04 loài trong cùng một giống Channa, gồm cá lóc đen Channa striata, cá lóc bông C. micropeltes, cá dầy C. lucius và cá chành dục Channa gachua (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Trần Đắc Định và ctv., 2013). Trong đó, cá lóc đen và cá lóc bông đã được nghiên cứu nhiều và phát triển nghề nuôi do chúng có kích cỡ lớn và giá trị kinh tế cao (Nguyễn Huấn và Dương Nhựt Long, 2008). Gần đây, cá dầy cũng đã được nghiên cứu sinh học và sản xuất giống (Tiền Hải Lý, 2016). Riêng loài cá chành dục do kích thước nhỏ nên chưa được quan tâm, các nghiên cứu ban đầu mới chỉ dừng lại ở đặc điểm hình thái phân loại và phân bố (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Nguyễn Văn Hảo và ctv., 2011; Trần Đắc Định và ctv., 2013). Cá chành dục là loài cá địa phương của đồng bằng Nam bộ, chúng cũng phân bố tự nhiên ở một vài nước lân cận như Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Thái lan, Lào, Campuchia (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Trần Đắc Định và ctv., 2013; Kottelat, 1998, 2001). Cá có màu màu sắc đẹp ở vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi với nền màu xanh (con đực), viền ngoài màu đỏ hồng hoặc đỏ cam. Màu sắc hấp dẫn của cá chành 1
  17. dục đã được sự chú ý của thị trường cá cảnh, đặc biệt là thị trường cá cảnh ngoài nước. Như vậy, cá chành dục là đối tượng nuôi tiềm năng đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa các loài vật nuôi và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên các loài cá bản địa. Để phát triển nghề nuôi cá chành dục, rất cần thiết phải có những thông tin cơ bản về đặc điểm sinh học cũng như khả năng sản xuất giống nhân tạo của loài cá này. Chính vì vậy, đề tài “Đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá chành dục Channa gachua (Hamilton, 1822)” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu của nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu này nhằm cung cấp những cơ sở khoa học về đặc điểm sinh học và một số yếu tố kỹ thuật trong sản xuất giống cá chành dục, góp phần vào việc phát triển kỹ thuật sản xuất giống và nuôi đối tượng này trong tương lai, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi loài cá bản địa thuộc giống Channa ở ĐBSCL. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Xác định các đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học sinh trưởng, dinh dưỡng và sinh sản của cá chành dục làm cơ sở khoa học cho việc phát triển kỹ thuật sản xuất giống và ương nuôi loài cá này. Xác định loại và liều lượng chất kích thích sinh sản thích hợp trong sinh sản nhân tạo cá chành dục và một số yếu tố kỹ thuật gồm mật độ và loại thức ăn thích hợp trong ương nuôi cá chành dục giai đoạn từ cá mới nở đến 30 ngày tuổi. 1.3 Nội dung nghiên cứu 1.3.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh học  Hình thái và định danh cá chành dục bằng phương pháp phân tích gen trên ty thể (gen cytochrome b)  Đặc điểm sinh học sinh trưởng  Đặc điểm sinh học dinh dưỡng  Đặc điểm sinh học sinh sản 1.3.2 Kích thích sinh sản và ương nuôi cá bột 2
  18.  Nghiên cứu nuôi vỗ thành thục cá chành dục bằng các loại thức ăn khác nhau  Sử dụng HCG, não thùy và LHRH-a + Dom kích thích cá chành dục sinh sản  Ương cá chành dục với các mật độ và thức ăn khác nhau giai đoạn từ cá bột lên cá hương. 1.4 Ý nghĩa của luận án Luận án đã bổ sung những kiến thức cơ bản về đặc điểm hình thái, sinh học dinh dưỡng và sinh học sinh sản của loài cá chành dục. Đồng thời, luận án cũng xác định được một số yếu tố kỹ thuật cơ bản trong sản xuất giống (loại và và liều lượng của hormone HCG và LHRHa dùng kích thích sinh sản) và ương nuôi cá chành dục giai đoạn mới nở đến 30 ngày tuổi (thức ăn, mật độ). Kết quả của nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng trong việc thuần hóa loài cá này và góp phần phát triển kỹ thuật sản xuất giống và ương nuôi cá chành dục. 1.5 Điểm mới của luận án Luận án cung cấp dữ liệu mới về đặc điểm hình thái và đặc điểm gen cytochome b của cá chành dục, góp phần định danh chính xác loài cá này. Luận án xác định được đặc điểm cơ bản trong sinh học dinh dưỡng và sinh học sinh sản của cá chành dục gồm: phổ dinh dưỡng (tép nhỏ, cá con, giun, thân mềm,..), kích thước cá thành thục lần đầu (11,85 mm), sức sinh sản tuyệt đối trung bình (1.709 trứng/cá thể) và mùa vụ sinh sản (tháng 7-10). Luận án xác định được một số yếu tố kỹ thuật quan trọng trong sản xuất giống cá chành dục. Đó là, trong nuôi vỗ cá, nguồn thức ăn là tép sông cho hiệu quả thành thục cao (GSI=2,88%); Phương pháp sinh sản tự nhiên hoặc sử dụng kích thích tố HCG (với liều 2.000 IU cá đực và 500 IU cá cái) kết hợp với não thùy (5 mg) cho hiệu quả sinh sản cao; Trong giai đoạn ương cá từ mới nở đến 30 ngày tuổi, mật độ ương 5 con/L và thức ăn sử dụng là moina kết hợp với trùn chỉ cho kết quả tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá tốt. Các kết quả đạt được có thể ứng dụng vào thực tế sản xuất giống loài cá chành dục, chủ động cung cấp con giống, thúc đẩy sự đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản. 3
  19. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu tổng quan về họ cá lóc Channidae Họ cá lóc (Channidae) là họ cá nước ngọt có cơ quan hô hấp khí trời, phân bố rộng khắp thế giới. Họ Channidae có 2 giống là Channa và Parachanna. Hệ thống phân loại họ Channidae gồm có 26 loài thuộc giống Channa và 3 loài thuộc giống Parachanna (Walter and James, 2004). Một vài loài có kích thước nhỏ khoảng 17 cm nhưng một số khác thì kích thước rất lớn có thể lên đến 1,8 m. Tất cả các loài thuộc họ Channidae đều là loài cá ăn động vật điển hình. Tại nhiều quốc gia, một số loài thuộc giống Channa được đánh giá cao về giá trị thực phẩm đặc biệt là ở Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Quốc. Từ rất lâu, chúng đã trở thành đối tượng quan trọng trong nghề đánh bắt cá và trong những thập kỷ gần đây, một số loài đã được đưa vào nuôi phổ biến như cá lóc đen (Channa striata), cá lóc bông (Channa micropeltes) ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, cá chành dục (Channa gachua) ở Trung Quốc và Đông Nam Á, cá lóc Channa argus ở Trung Quốc (Pantulu, 1976; Wee, 1982). 2.1.1 Vị trí phân loại và thành phần loài của họ cá lóc Channidae 2.1.1.1 Vị trí phân loại Theo Kottelat et al. (1993), Lee và Ng (1991), họ cá lóc Channidae có vị trí phân loại như sau: Ngành: Chordata Ngành phụ: Verterbrata Lớp : Pisces Phân lớp: Actinopterygii Bộ: Perciformes Phân bộ: Channoidei Họ: Channidae Giống : Channa Giống : Parachanna 4
  20. 2.1.1.2 Thành phần loài của họ cá lóc (Channidae) Họ Channidae gồm 2 giống là Channa và Parachanna, giống Channa với 26 loài phân bố chủ yếu ở khu vực châu Á, trong khí đó giống Parachanna chỉ có 3 loài phân bố ở châu Phi. Đa phần các loài có kích thước lớn, giá trị kinh tế cao và quan trọng đối với nghề nuôi và khai thác trong khu vực châu Á (Walter and James, 2004; Nguyễn Văn Thường, 2004). Tên chi tiết các loài cá được trình bày trong Bảng 2.1. Bảng 2.1: Thành phần các loài thuộc họ cá lóc Channidae (Walter and James, 2004; Nguyễn Văn Thường, 2004) STT Tên khoa học Tên tiếng Anh Giống Channa 1 Channa amphibeus (McClelland, 1845) Chel snakehead 2 Channa argus (Cantor, 1842) Northern snakehead 3 Channa asiatica (Linnaeus, 1758) Chinese snakehead 4 Channa aurantimaculata Musikasinthorn, 2000 - 5 Channa bankanensis (Bleeker, 1852) Bangka snakehead 6 Channa baramensis (Steindachner, 1901) Baram snakehead 7 Channa barca (Hamilton, 1822) Barca snakehead 8 Channa bleheri Vierke, 1991 Rainbow snakehead 9 Channa burmanica Chaudhuri, 1919 Burmese snakehead 10 Channa cyanospilos (Bleeker, 1853) Bluespotted snakehead 11 Channa gachua (Hamilton, 1822) Dwarf snakehead 12 Channa harcourtbutleri (Annandale, 1918) Inle snakehead 13 Channa lucius (Cuvier, 1831) Splendid snakehead 14 Channa maculata (Lacepède, 1802) Blotched snakehead 15 Channa marulioides (Bleeker, 1851) Emperor snakehead 16 Channa marulius (Hamilton, 1822) Bullseye snakehead 17 Channa melanoptera (Bleeker, 1855) Blackfinned snakehead 18 Channa melasoma (Bleeker, 1851) Black snakehead 19 Channa micropeltes (Cuvier, 1831) Giant snakehead 20 Channa nox Zhang and Watanabe, 2002 Night snakehead 21 Channa orientalis Schneider, 1801 Ceylon snakehead 22 Channa panaw Musikasinthorn, 1998 Panaw snakehead 23 Channa pleurophthalma (Bleeker, 1851) Ocellated snakehead 24 Channa punctata (Bloch, 1793) Spotted snakehead 25 Channa stewartii (Playfair, 1867) Golden snakehead 26 Channa striata (Bloch, 1793) Chevron snakehead Giống Parachanna 1 Parachanna africana (Steindachner, 1879) Niger snakehead 2 Parachanna insignis (Sauvage, 1884) Congo snakehead 3 Parachanna obscura (Gunther, 1861) African snakehead Trong đó, giống Channa khu vực sông Mekong có 6 loài (Rainboth, 1996; Nguyễn Văn Thường, 2004) là: 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2