Luận án tiến sĩ Thủy sản: Đánh giá hiệu quả tài chính và kỹ thuật của các hình thức sản xuất và đề xuất giải pháp nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở ĐBSCL
lượt xem 8
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá các hoạt động trong liên kết sản xuất và quản lý của các hình thức tổ chức sản xuất trong nuôi tôm sú. So sánh, đánh giá được hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý, phát triển nuôi tôm sú, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú thâm canh trong thời gian tới ở ĐBSCL.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Thủy sản: Đánh giá hiệu quả tài chính và kỹ thuật của các hình thức sản xuất và đề xuất giải pháp nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở ĐBSCL
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ PHẠM CÔNG KỈNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ KỸ THUẬT CỦA CÁC HÌNH THỨC SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 62620301 Cần Thơ, 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ PHẠM CÔNG KỈNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ KỸ THUẬT CỦA CÁC HÌNH THỨC SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) THÂM CANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 62620301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN NGỌC HẢI PGS.TS. TRƯƠNG HOÀNG MINH Cần Thơ, 2016
- TÓM TẮT Nghiên cứu này, thực hiện từ tháng 6/2010 đến tháng 5/2016 thông qua (1) phỏng vấn 91 cơ sở nuôi tôm sú thâm canh tại 3 tỉnh: Kiên Giang, Sóc Trăng và Bến Tre để phân tích và đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh; (2) Phân tích và đánh giá các hoạt động liên kết trong sản xuất cũng như hiệu quả kỹ thuật, tài chính của các hình thức tổ chức sản xuất được khảo sát; (3) xây dựng và theo dõi các mô hình thực nghiệm nuôi tôm sú thâm canh theo các hình thức tổ chức sản xuất khác nhau: hộ nông dân (HND), tổ hợp tác (THT), trang trại (TT) và công ty (Cty) để so sánh, kiểm chứng với kết quả khảo sát; (4) trên cơ sở các kết quả đó, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của các hình thức tổ chức sản xuất, đề xuất một số giải pháp về sản xuất, quản lý và phát triển nghề nuôi tôm sú thâm canh trong thời gian tới ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Kết quả khảo sát về hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh ở 3 tỉnh trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, các mô hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh ở Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang có diện tích ao nuôi trung bình 0,43-0,58 ha/ao, mật độ thả giống tôm nuôi là 29,5-36 con/m2, năng suất tôm nuôi đạt từ 5,02-5,51 tấn/ha/vụ và lợi nhuận đạt từ 237-330 tr.đ/ha/vụ. Đa số cơ sở nuôi đều có lợi nhuận. Bến Tre có diện tích ao nuôi nhỏ nhất và mật độ nuôi là cao nhất, tuy nhiên lợi nhuận ở Kiên Giang cao hơn hai tỉnh còn lại. Tuy vậy, sự khác biệt này hầu hết không có ý nghĩa thống kê. Độ tuổi bình quân của chủ các cơ sở nuôi tôm biến động từ 43,7 đến 47,5 tuổi, đây là độ tuổi thích hợp cho việc nuôi tôm thâm canh thương phẩm. Số năm bình quân nuôi tôm ở 3 tỉnh: Sóc Trăng, Bến tre, Kiên Giang lần lược là 9,44; 7,64 và 7,35 năm, với thời gian tham gia nuôi như trên thì kinh nghiệm nuôi rất tốt và có tác động lớn đến hiệu quả nuôi. Số người trong gia đình tham gia vào nuôi và quản lý ở các cơ sở nuôi từ 4.04 đến 5.20 người cũng có ý nghĩa lớn đến hiệu quả sản xuất. Kết quả khảo sát và phân tích các hình thức sản xuất trong nuôi tôm sú thâm canh cho thấy, hiện có các hình thức chính là (i) HND, (ii) THT, (iii) TT và (iv) Cty. Hình thức HND và THT chủ yếu là theo qui mô nhỏ lẻ, nhân lực chủ yếu là từ lao động gia đình, trong khi TT và Cty có qui mô lớn, lao động tham gia sản xuất và quản lý từ thuê mướn, có kỹ thuật tốt. Trong khi hệ thống công trình của TT và Cty khá hoàn chỉnh thì các HND và THT có hệ thống công trình đơn giản. Trong quá trình sản xuất, liên kết dọc và liên kết ngang đặc thù cho mỗi hình thức tổ chức sản xuất. Các Cty có liên kết chọn lọc và giới hạn với một số đối tác chính trong một số hoạt động, TT có liên kết khá đa dạng và chặt chẽ trong các hoạt động với các đối tác, THT có năng lực liên i
- kết hoạt động tốt nhưng vẫn cần được tiếp tục hỗ trợ hoạt động để có hiệu quả hơn, trong khi HND liên kết kém nhất trong sản xuất. Phân tích các yếu tố kỹ thuật cho thấy, diện tích bình quân ở hình thức HND (1,36 ha) thấp hơn đáng kể so với các hình thức khác (29,04-45,28 ha), diện tích trung bình ao nuôi không có sự khác biệt đáng kể (0,45-0,59 ha/ao). Mật độ tôm nuôi ở hình thức HND (33,12 con/m2), THT (36,25 con/m2) và TT (31,57 con/m2) cao hơn hình thức Cty (26,88 con/m2). Phân tích hiệu quả sản xuất cho thấy, năng suất tôm nuôi cao nhất ở hình thức TT và Cty, lần lượt là 6,52 tấn/ha/vụ và 6 tấn/ha/vụ. Giá thành sản xuất cao nhất ở hình thức HND (76.100 đồng/kg). Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao nhất ở hình thức TT (374,7 tr.đ/ha/vụ, 89,2 ± 48%) và Cty (346,8 tr.đ/ha/vụ, 90,1 ± 25,8%) và tỷ suất lợi nhuận thấp nhất là ở hình thức HND (55,6 ± 46,7%). Kết quả thực nghiệm ở các mô hình nuôi tôm theo các hình thức tổ chức khác nhau tại Bến Tre cho thấy, với các yếu tố kỹ thuật cơ bản tương tự nhau (diện tích ao, mật độ,…), sau thời gian nuôi 120-140 ngày, tôm thu hoạch đạt kích cỡ 21,8-26,7 g/con, không khác biệt đáng kể giữa các mô hình. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) ở thực nghiệm - trang trại (TN-TT) (1,23) thấp hơn so với các hình thức thực nghiệm sản xuất còn lại (1,41-1,59). Năng suất tôm nuôi (từ 5,9-7,73 tấn/ha/vụ) không khác biệt giữa các thực nghiệm – hệ thống sản xuất (TN-HTSX). Giá thành tôm ở TN-TT thấp hơn và giá bán cao hơn các hình thức khác. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ở TN-TT và thực nghiệm – công ty (TN-Cty) cao hơn thực nghiệm – hội nông dân (TN-HND) và thực nghiệm – tổ hợp tác (TN-THT). Tương tự kết quả khảo sát, các kết quả TN-TT và TN-Cty có hiệu quả sản xuất và hiệu quả tài chính tốt hơn so với TN-HND và TN-THT. Tuy nhiên, so với kết quả khảo sát, mặc dù năng suất tôm nuôi ở các mô hình thực nghiệm cao hơn, nhưng hiệu quả tài chính thấp hơn so với khảo sát, chủ yếu là do biến động lớn về giá vật liệu đầu vào ở thời điểm bố trí thực nghiệm tăng cao hơn so với thời điểm khảo sát và sản phẩm đầu ra ở thời điểm bố trí thực nghiệm tụt giảm thấp hơn nhiều so với thời điểm khảo sát. Điều này cho thấy, giá cả thị trường có quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nuôi. Nghiên cứu này, phân tích sâu các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của các hình thức tổ chức sản xuất trong nuôi tôm sú thâm canh (HND, HTH, TT, CTy), đồng thời đề ra được các giải pháp cho các hình thức tổ chức trên, góp phần vận dụng vào sản xuất và quản lý phát triển nghề nuôi tôm sú thâm canh trong thời gian tới. Từ khóa: ĐBSCL, ngành hàng tôm sú, hình thức tổ chức sản xuất, tôm sú, Penaeus monodon. ii
- ABSTRACT This study was carried out from June 2010 to May 2016 by (1) interviewing 91 intensive shrimps farmers in 3 provinces of Kien Gang, SocTrang and Ben Tre to analyze and assess the intensive shrimp farming status (2) and also analyze and assess the cooperation possibility as well as technical and financial efficiency of the surveyed production forms, (3) conduct and monitor the experimental models of farming intensive shrimp according to different production forms: farms, companies, cooperatives, households to compare and verify with the survey results; and based on that, (4) analyze the strengths, weaknesses, opportunities and threats (SWOT) of the production forms in order to suggest some solutions of production, management and development for shrimps farming industry in Mekong River Delta area (MRD). Result of survey on the status quo of intensive shrimp farming in 3 provinces in locations studied shows that the commercial model of intensive shrimp farming in Ben Tre, SocTrang and KienGiang, the average pond area is 0,43 to 0.58 ha/pond, the culture density is 29.5 to 36 pieces /m2, the shrimp productivity achieved is from 5.02 to 5.51 tons/ha/crop and profit from VND 237- 330 million/ha/crop. Most of farms are profitable. Ben Tre has the smallest area of ponds with highest culture density, but profits of farms in Kien Gang is higher than that in the remaining 2 provinces. However this difference is not almost significance in statistic. The average age of farmers is from 43.7 to 47.5, this is the suitable age for farming commercial intensive shrimp. The average years of experience in 3 SocTrang, Ben Tre, KienGiang in turn as 9.44; 7.64 and 7.35, such experienced farmers is very good and effecting on culturing process. The number of family members attending in feeding and management in each farm system from 4:04 to 5:20 is also great significance on production efficiency. Result of survey and analysis on the intensive shrimp farming models shows main production forms are (i) the households, (ii) cooperatives, (iii) farms and (iv) companies. Households and cooperatives are mainly small, human labor mainly from families while farms and companies, the labor attending production and management are hired and experienced. While the infrastructure system of farms and companies are fairly completed, those of households and cooperatives are simple. During culture process, vertical and horizontal cooperation are specific to another production form. The companies are working on horizontal cooperation with some key partners limited in some activities, farms are very various and solid activities with partners, iii
- cooperatives is good ability in operation but should be continued supporting to operate more effectively while households is the weakest cooperation in production. Analyzing technical factors shows that the average culture area of households (1.36 ha) is significantly smaller than that of other cooperatives (29.04 to 45.28 ha), the average area of ponds is not different (from 0.45 to 0.59 ha/pond). The culture density of households (33.12 pcs/m2), cooperatives (36.25 pcs/m2) and farms (31.57 pcs/m2) is higher than that of companies (26.88 pcs/m2). Analyzing production efficiency shows that the shrimp productivity of farms and companies are the highest as 6.52 tons/ha/crop and 6 tons/ha/crop. The highest production cost is in the households (VND 76,100/kg). Profit and its rate in farms is the highest (374.7 million VND/ha/crop, 89.2 ± 48%) and that of companies (346.8 million VND/ha/crop, 90.1 ± 25.8%) and the lowest of households (55.6 ± 46.7%). The experimental results of different shrimp farming forms in Ben Tre shows that, with the similar technical elements (pond area, density,...), after the culture time of 120-140 days, the harvested shrimp size reaches 21.8 to 26.7 g/piece, not significantly different between cooperatives. The food conversion rate (FCR) of farms (1.23) is lower than that of other cooperatives (1.41 to 1.59). The shrimp productivity (from 5.9 to 7.73 tons/ha/crop) is not different between cooperatives. Production cost of farms is lower and its sale price is higher than that of other cooperatives. Profits and its rate of farms and companies is higher than that of households and cooperatives. Similar to the survey results, the experimental results of production and financial efficiency of farms and companies is better than that of households and cooperatives. However in comparison with the survey results, although the shrimp productivity of experimental models is higher but financial efficiency is lower than those of the surveyed cooperatives mainly due to increasing prices of input materials at the time of setting experimental models and dropping sale prices of harvested shrimps at the time of survey results announced. This shows that market price has greatly affected on production efficiency. This study also deeply analyzes the strengths, weaknesses, opportunities and threats (SWOT) of intensive shrimp farming cooperatives (households, cooperative, farms, company), it also suggests solutions for the above mentioned cooperatives and contribute & apply to the production and developing management the intensive shrimp farming in the coming time. Keywords: Mekong Delta, shrimp production chain. Management firms, Black tiger shrimp, Penaeus monodon. iv
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu. Các số liệu trong luận án là trung thực, nội dung trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Phạm Công Kỉnh v
- LỜI CÁM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Thầy PGS.Ts.Trần Ngọc Hải và Thầy PGS.Ts.Trương Hoàng Minh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu để hoàn thành luận án này. Quý Thầy, Cô Khoa Thủy sản và Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ, động viên và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quí báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Các cán bộ Sở NN & PTNT tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang và cán bộ Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Bến Tre, nơi trước đây tôi công tác, đặc biệt là Ban Giám đốc của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện thuận lợi và chia sẽ khó khăn trong suốt quá trình thực hiện luận án. Đến tất cả người thân trong gia đình: Ba mẹ, anh chị em, vợ, con và các bạn đồng nghiệp những lời cảm ơn sâu sắc nhất, đã chia sẽ khó khăn và động viên cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến những sự giúp đỡ quí báu đó./. Tác giả luận án Phạm Công Kỉnh vi
- MỤC LỤC Tựa mục Trang TÓM TẮT.......................................................................................................... I ABSTRACT.................................................................................................... III DANH SÁCH HÌNH ...................................................................................... XI DANH SÁCH BẢNG .................................................................................. XIII DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................XV CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu tổng quát.................................................................................... 2 1.3 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ............................................. 3 1.5 Những điểm mới của luận án ................................................................... 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4 2.1 Hiện trạng và xu hướng nuôi tôm sú trên thế giới ................................... 4 2.1.1 Hiện trạng nuôi tôm sú trên thế giới .................................................. 4 2.1.2 Hiện trạng nuôi tôm sú ở khu vực Châu Á ........................................ 4 2.1.3 Xu hướng chuyển đổi đối tượng tôm nuôi trên thế giới .................. 10 2.1.4 Xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận vào nuôi tôm .......... 11 2.2 Hiện trạng và xu hướng nuôi tôm sú ở Việt Nam .................................. 12 2.2.1 Hiện trạng nuôi tôm sú ở Việt Nam ................................................. 12 2.2.1.1 Các hình thức nuôi tôm sú ở ĐBSCL ........................................ 13 2.2.1.2 Diện tích và sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam ............................ 15 2.2.1.3 Giá trị tôm nuôi ở Việt Nam ...................................................... 17 2.2.1.4 Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam .......................... 18 2.2.2 Xu hướng nuôi tôm sú ở Việt Nam.................................................. 20 2.2.2.1 Xu hướng phát triển liên kết trong nuôi tôm sú ở mức vĩ mô .... 20 2.2.2.2 Xu hướng phát triển liên kết trong nuôi tôm sú ở mức vi mô .... 21 2.2.2.3 Xu hướng phát triển của nghề nuôi tôm sú ............................... 22 2.2.2.4 Các phương án quy hoạch nuôi tôm sú đến năm 2020 ............. 24 vii
- 2.2.2.5 Áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận vào nuôi tôm sú ............... 26 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 29 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 29 3.2 Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu .............................................. 30 3.2.1 Sơ đồ nội dung và các bước nghiên cứu .......................................... 30 3.2.2 Phương pháp điều tra hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh........ 31 3.2.2.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra ............................................... 31 3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin ................................................ 31 3.2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................... 33 3.2.3 Phương pháp nghiên cứu và phân tích mối liên kết giữa các hình thức sản xuất (HTSX) tôm sú thâm canh .................................................. 34 3.2.4 Phương pháp xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh thực nghiệm theo các hình thức sản xuất (HTSX) ......................................................... 36 3.2.5 Phương pháp phân tích ma trận SWOT và đề xuất giải pháp để phát triển các hình thức sản xuất (HTSX) của nghề nuôi tôm sú thâm canh ... 38 CHƯƠNG 4: KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN ............................................... 40 4.1 Hiện trạng nghề nuôi tôm sú thương phẩm thâm canh ở các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang ..................................................................... 40 4.1.1 Thông tin chung ở các tỉnh nghiên cứu ........................................... 40 4.1.2 Hiện trạng kỹ thuật nuôi ở các tỉnh nghiên cứu ............................... 41 4.1.3 Hiện trạng tài chính của các mô hình nuôi ở các tỉnh nghiên cứu ... 43 4.2 Hiện trạng liên kết sản xuất và hiệu quả của các hình thức nuôi tôm sú thâm canh ..................................................................................................... 45 4.2.1 Thông tin chung của các hình thức nuôi .......................................... 45 4.2.1.1 Thông tin chung về người lao động ........................................... 45 4.2.1.2 Trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động ở các hình thức ........................................................................................................ 46 4.2.1.3 Thông tin kỹ thuật tiếp cận của các hình thức nuôi tôm sú thâm canh ....................................................................................................... 47 4.2.2 Phương thức liên kết của các hình thức sản xuất (HTSX)............... 49 4.2.2.1 Thực trạng liên kết ngang.......................................................... 49 viii
- 4.2.2.2 Thực trạng liên kết dọc .............................................................. 51 4.2.3 Hiệu quả kỹ thuật của các hình thức nuôi tôm sú thâm canh .......... 52 4.2.3.1 Kết cấu ao nuôi tôm sú thâm canh ............................................ 52 4.2.3.2 Mùa vụ và cải tạo ao nuôi tôm sú thâm canh ............................ 54 4.2.3.3 Con giống thả nuôi ở các HTSX tôm sú thâm canh .................. 56 4.2.3.4 Thức ăn cho tôm nuôi, kích cỡ tôm thu hoạch và năng suất tôm sú nuôi thâm canh .................................................................................. 57 4.2.3.5 Các chỉ tiêu được quan tâm trong nuôi tôm sú thâm canh ....... 59 4.2.4 Hiệu quả tài chính của các hình thức nuôi ....................................... 61 4.3 Kết quả thực nghiệm các mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở hình thức nuôi hộ nông dân (TN-HND), tổ hợp tác (TN-THT), trang trại (TN-TT) và công ty (TN-Cty) .......................................................................................... 63 4.3.1 Hệ thống nuôi thực nghiệm của các hình thức sản xuất (TN-HTSX) ................................................................................................................... 63 4.3.2 Biến động môi trường nước trong các ao nuôi thực nghiệm (TN- HTSX) ....................................................................................................... 64 4.3.3 Tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống của tôm nuôi ở các ao nuôi thực nghiệm (TN-HTSX) .................................................................................. 66 4.3.4 Các khía cạnh kỹ thuật chính của các mô hình thực nghiệm với các hình thức sản xuất (TN-HTSX) khác nhau ............................................... 68 4.3.5 Hiệu quả tài chính của các ao nuôi thực nghiệm (TN-HTSX) khác nhau ........................................................................................................... 70 4.3.6 Phương thức quản lý của các ao nuôi thực nghiệm ở các hình thức sản xuất (TN-HTSX)................................................................................. 73 4.3.7 Phương thức liên kết giữa của các hình thức sản xuất (HTSX) ở các mô hình thực nghiệm ................................................................................ 75 4.4 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và đề xuất giải pháp phát triển các hình thức sản xuất (HTSX) .................................... 77 4.4.1 Phân tích SWOT (điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses) cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats)) ....................................... 77 4.4.1.1 Điểm mạnh................................................................................. 81 4.4.1.2 Cơ hội ........................................................................................ 81 ix
- 4.4.1.3 Điểm yếu .................................................................................... 82 4.4.1.4 Thách thức ................................................................................. 83 4.4.2 Giải pháp phát triển các hình thức nuôi (HTSX) trong thời gian tới83 4.4.2.1 Những giải pháp chủ yếu cho hình thức tổ chức sản xuất là HND ............................................................................................................... 83 4.4.2.2 Những giải pháp chủ yếu cho hình thức tổ chức sản xuất là THT ............................................................................................................... 84 4.4.2.3 Những giải pháp chủ yếu cho hình thức tổ chức sản xuất là TT84 4.4.2.4 Những giải pháp chủ yếu cho hình thức tổ chức sản xuất là Cty ............................................................................................................... 85 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN CHUNG.......................................................... 86 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................... 90 6.1 Kết luận .............................................................................................. 90 6.2 Đề xuất và kiến nghị .......................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 92 PHỤ LỤC A: BẢNG PHỎNG VẤN .......................................................... 106 x
- DANH SÁCH HÌNH Tựa mục Trang Hình 2.1: Sản lượng tôm nuôi thế giới giai đoạn 1992-2012 (FAO, 2013) và giai đoạn 2013-2014 .......................................................................................... 4 Hình 2.2 Sản lượng tôm nuôi trên thế giới theo khu vực giai đoạn 2006-2012 (FAO, 2013) và giai đoạn 2013-2014 ................................................................ 5 Hình 2.3 Các quốc gia có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới ....................... 6 Hình 2.4 Sản lượng tôm Châu Á từ năm 2009-2014 và dự báo đến 2016 ........ 7 Hình 2.5 Ba thị trường nhập khẩu tôm chính trong năm 2014 .......................... 9 Hình 2.6 Diễn biến giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên thị trường Mỹ từ năm 2010-2014 ................................................................................................ 10 Hình 2.7 Sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng được nuôi trên thế giới..... 10 Hình 2.8: Thống kê sản lượng tôm sú trong tổng sản lượng tôm từ 2009-2015 ......................................................................................................................... 13 Hình 2.9. Diện tích tôm nuôi ở Việt Nam từ năm 2000 đến 2014 .................. 15 Hình 2.10. Sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam từ năm 2000 đến 2014............... 16 Hình 2.11. Sản lượng tôm nuôi ở ĐBSCL từ năm 2000-2014 ........................ 17 Hình 2.12. Tỷ lệ sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam ........................................... 17 Hình 2.13. Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam từ năm 2008 đến 2014 ............... 18 Hình 2.14: Các thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam 2014....... 18 Hình 2.15. Các giá trị xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam 2014 ............. 19 Hình 2.16. Các phương án quy hoạch nuôi tôm sú đến năm 2020 .................. 25 Hình 3. 1. Bản đồ các tỉnh ĐBSCL thể hiện địa bàn nghiên cứu .................... 29 Hình 3.2: Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................. 30 Hình 3.3 Mô tả sơ đồ liên kết ngang giữa các hình thức nuôi. ........................ 35 Hình 3.4 Mô tả sơ đồ liên kết dọc giữa các hình thức nuôi, thể hiện tỷ lệ % số trường hợp có liên kết ...................................................................................... 35 Hình 4.1. Trình độ học vấn của các hình thức nuôi tôm sú thâm canh ........... 47 Hình 4.2. Nguồn thông tin kỹ thuật tiếp cận của các hình thức nuôi tôm sú .. 48 Hình 4.3. Mức độ liên kết ngang giữa các hình thức sản xuất ........................ 49 xi
- Hình 4.4. Mức độ liên kết dọc của các hình thức nuôi tôm sú thâm canh ...... 51 (% số trường hợp khảo sát của từng liên kết) .................................................. 51 Hình 4.5. Cơ cấu diện tích đất nuôi của các HTSX tôm sú thâm canh ........... 54 Hình 4.6. Các tháng thả giống của các HTSX tôm sú thâm canh ................... 55 Hình 4.7. Các tháng thu hoạch của các HTSX tôm sú thâm canh ................... 58 Hình 4. 8: Tăng trưởng của tôm trong thời gian nuôi...................................... 67 Hình 5.1: Sơ đồ tóm tắt kết quả nghiên cứu .................................................... 89 xii
- DANH SÁCH BẢNG Tựa mục Trang Bảng 2.1: Các quốc gia đạt tiêu chuẩn chứng nhận ASC trên thế giới ........... 12 Bảng 2.2: Một số thông số kỹ thuật ở các hình thức nuôi tôm biển ................ 14 Bảng 2.3: Quy hoạch diện tích nuôi tôm sú đến năm 2020 ............................. 25 Bảng 3.1: Số lượng mẫu điều tra ở các địa bàn nghiên cứu ............................ 31 Bảng 3.2: Sơ đồ giản lược thông tin về nuôi tôm sú thâm canh ...................... 32 Bảng 3.3: Các thông số ao nuôi thực nghiệm của các HTSX ......................... 37 Bảng 3.4: Các chỉ tiêu môi trường thu mẫu và phương pháp phân tích .......... 37 Bảng 3.5: Khung phân tích ma trận SWOT..................................................... 39 Bảng 4. 1: Thông tin chung ở các tỉnh nghiên cứu .......................................... 40 Bảng 4. 2: Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh ở các tỉnh nghiên cứu 43 Bảng 4. 3: Hiện trạng tài chính ở các tỉnh nghiên cứu .................................... 44 Bảng 4.4: Thông tin chung của người lao động .............................................. 46 Bảng 4. 5: Liên kết ngang trong sản xuất tôm sú của các hình thức sản xuất (Đvt: %) ........................................................................................................... 50 Bảng 4.6: Kết cấu ao nuôi ở các HTSX........................................................... 53 Bảng 4.7: Cải tạo ao ở các hình thức nuôi ....................................................... 55 Bảng 4.8: Nguồn giống, mật độ thả và kích cỡ giống tôm sú thả nuôi thâm canh .................................................................................................................. 56 Bảng 4.9: Thức ăn cho ăn, thời gian nuôi và năng suất tôm nuôi ................... 57 Bảng 4.10: Các chỉ tiêu ATSH trong nuôi tôm sú thâm canh (đvt: %) ........... 60 Bảng 4.11: Hiệu quả tài chính trong nuôi tôm sú của các HTSX ................... 62 Bảng 4.12: Cơ cấu chi phí giá thành sản xuất của các HTSX (Đvt: %) .......... 63 Bảng 4.13: Hệ thống công trình ao nuôi của các TN-HTSX........................... 63 Bảng 4.14: Biến động môi trường nước trong các mô hình theo các TN-HTSX ......................................................................................................................... 64 Bảng 4.15: Tốc độ tăng trưởng và ty lệ sống tôm nuôi của các TN-HTSX .... 67 Bảng 4.16: Các yếu tố kỹ thuật chính của các TN-HTSX............................... 68 xiii
- Bảng 4.17: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của các TN-HTSX(Đvt: tr.đ/ha/vụ) ........................................................................................................ 71 Bảng 4. 18: Cơ cấu giá thành sản xuất của các TN-HTSX (Đvt: %) …..……72 Bảng 4. 19: SWOT của hình thức hộ nông dân (HND) .................................. 77 Bảng 4. 20: SWOT của hình thức nuôi theo tổ hợp tác (THT) ....................... 78 Bảng 4. 21: SWOT của hình thức nuôi theo qui mô trang trại (TT) ............... 79 Bảng 4. 22: SWOT của hình thức công ty (Cty) ............................................. 80 xiv
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CSUV : Cơ sở ương vèo Cty : Công ty ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long EU : Cộng đồng Châu Âu FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc HND : Hộ nông dân HTSX : Hình thức sản xuất NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS : Nuôi trồng thủy sản SXG : Sản xuất giống THT : Tổ hợp tác TN-Cty : Thực nghiệm – Cty TN-HND : Thực nghiệm – Hộ nông dân TN-HTSX : Thực nghiệm – Hệ thống sản xuất TN-THT : Thực nghiệm – Tổ hợp tác TN-TT : Thực nghiệm – Trang trại TT : Trang trại VASEP : Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam xv
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một trong 5 quốc gia có sản lượng tôm nuôi lớn nhất trên thế giới, với tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong năm 2015 là: 593.800 tấn; trong đó tôm sú 249.200 tấn (41,97%), tôm thẻ chân trắng 344.600 tấn (58,03%). Diện tích nuôi tôm sú của cả nước trong năm 2015 là: 577.843 ha (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, 2016), trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 45,3% diện tích và 72,4% sản lượng (Bộ NN&PTNT, 2016). Các sản phẩm tôm xuất khẩu sang 88 thị trường trên thế giới, với giá trị xuất khẩu đạt trên 3,95 tỷ USD, chiếm hơn 55% giá trị xuất khẩu của ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS), đã góp phần quan trọng cho đời sống xã hội, đem lại nguồn thu nhập cho người nuôi tôm tại các vùng ven biển (VASEP, 2015). ĐBSCL là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển NTTS của cả nước, trong đó mô hình nuôi tôm thâm canh vùng nước lợ-mặn phát triển mạnh ở một số địa phương như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang và Trà Vinh (Tổng cục Thủy sản, 2014). Tôm nước lợ là đối tượng nuôi chủ lực, chiếm tỷ lệ diện tích lớn trong các đối tượng nuôi thủy sản. Trong hơn 10 năm qua, ngành sản xuất tôm đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 8,8%/năm và trở thành ngành tạo sinh kế quan trọng cho khoảng 1 triệu người tham gia, trong đó hơn 80% là người nuôi quy mô nhỏ, tạo hơn 3 triệu việc làm trong các nhà máy chế biến thủy sản và các ngành thương mại dịch vụ liên quan. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng nhanh về diện tích, sản lượng, vài năm trở lại đây ngành sản xuất tôm sú đang phải đối mặt với nhiều thách thức để hướng tới sự phát triển bền vững và hiệu quả. Trong những năm qua, sự phát triển tự phát, thiếu quy hoạch đã gây tác động đến môi trường, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế, phát sinh những mâu thuẩn trong việc chia sẻ lợi ích giữa các nhân tố trong chuỗi sản xuất. Liên kết giữa người nuôi, người thu mua và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu còn lỏng lẻo, trong đó người sản xuất chịu thiệt thòi nhất. Mặt khác, người nuôi đang phải đối mặt với những vấn đề rất khó khăn và rủi ro cao như dịch bệnh, giá cả biến động, môi trường nuôi ngày càng bất lợi, chất lượng con giống, thức ăn, các tác động của biến đổi khí hậu khô hạn và xâm nhập mặn. Năm 2015, xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm sú nói riêng của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm giảm mạnh hơn 25% so với năm 2014, đạt 2,95 tỷ USD. Năm 2016 là năm được dự báo khả quan hơn 1
- năm 2015 do tác động tích cực từ các hiệp định thương mại mới được ký kết như TPP và FTA, 3 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu tôm đạt hơn 619 triệu USD, tăng 7,88% so với năm 2015. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm năm 2016 vẫn bị ảnh hưởng từ xu hướng giảm giá, các yếu tố cạnh tranh, rào cản thương mại và yêu cầu cao đối với chất lượng sản phẩm của thị trường thế giới (Hội thảo của Tổng cục Thủy sản tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào ngày 25/5/2016). Trong nuôi tôm hiện nay, có các hình thức tổ chức khác nhau, gồm: (i) Hình thức tổ chức nuôi nông hộ đơn lẻ với qui mô nuôi nhỏ (HND), (ii) hình thức hợp tác xã hay THT, (iii) hình thức TT và (iv) hình thức TT của doanh nghiệp (Cty). Mỗi hình thức có qui mô, phương thức hoạt động và ý nghĩa riêng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào đánh giá sâu sắc các hoạt động, đặc biệt là liên kết trong sản xuất và quản lý của các mô hình, cũng như so sánh hiệu quả sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất này. Từ thực tế đó nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả tài chính và kỹ thuật của các hình thức sản xuất và đề xuất giải pháp nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở ĐBSCL” đã được thực hiện. 1.2 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá các hoạt động trong liên kết sản xuất và quản lý của các hình thức tổ chức sản xuất trong nuôi tôm sú. So sánh, đánh giá được hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý, phát triển nuôi tôm sú, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm sú thâm canh trong thời gian tới ở ĐBSCL. 1.3 Mục tiêu cụ thể - Phân tích hiện trạng nghề nuôi tôm sú thương phẩm thâm canh ở các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang; - Phân tích đánh giá các hoạt động liên kết trong sản xuất, hiệu quả kỹ thuật, tài chính của các hình thức tổ chức nuôi tôm sú thâm canh các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang; - Xây dựng, theo dõi và đánh giá hiệu quả các mô hình nuôi thực nghiệm tôm sú theo các hình thức khác nhau (HND, THT, TT, Cty); - Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và đề xuất một số giải pháp hợp lý phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cũng như nghề nuôi tôm sú thâm canh ở ĐBSCL. 2
- 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Nghiên cứu này, cung cấp nhiều thông tin, dẫn liệu khoa học và thực tiễn về nghề nuôi tôm sú thâm canh, đặc biệt là phân tích hiện trạng các mối liên kết, hiệu quả kỹ thuật và tài chính của các hình thức tổ chức sản xuất. Nghiên cứu này, đồng thời phân tích sâu các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các hình thức tổ chức nuôi tôm sú thâm canh, làm cơ sở đề xuất các giải pháp ổn định và phát triển nuôi tôm biển. Các kết quả, kết luận và giải pháp đề xuất sẽ góp phần làm cơ sở vận dụng vào thực tế sản xuất đối với người nuôi, quản lý và phát triển nghề nuôi tôm sú. Các kết quả của nghiên cứu là cơ sở tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập. 1.5 Những điểm mới của luận án Đây là công trình nghiên cứu vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn. Những điểm mới quan trọng của luận án: - Đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh ở 3 tỉnh Bến Tre, Sóc trăng và Kiên Giang. - Lần đầu tiên phân tích và đánh giá sâu hiện trạng liên kết dọc và liên kết ngang trong hoạt động sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất nuôi tôm sú thâm canh (HND, THT, TT và Cty). Qua đó, cho thấy liên kết sản xuất là rất quan trọng và mỗi hình thức tổ chức sản xuất có mức độ liên kết khác nhau trong các hoạt động. Các công ty có liên kết chọn lọc với các đối tác trong các hoạt động sản xuất, TT có liên kết khá rộng với các đối tác và khá toàn diện về nhiều mặt, THT có năng lực liên kết, hợp tác tốt, tuy nhiên cần nâng cao hiệu quả hơn nữa, HND liên kết rất hạn chế. - Thông qua khảo sát thực tế và thực hiện các mô hình thực nghiệm, nghiên cứu này lần đầu tiên so sánh, đánh giá đặc điểm quản lý, đặc điểm kỹ thuật và hiệu quả sản xuất của các hình thức tổ chức sản xuất (HND, THT, TT và Cty), qua đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của các hình thức tổ chức sản xuất trong nuôi tôm sú thâm canh ở ĐBSCL. Từ đó đề ra giải pháp cụ thể cho phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nuôi tôm sú thâm canh nói riêng và của nghề nuôi tôm biển nói chung. 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ thủy sản: Nghiên cứu quần thể vi khuẩn chuyển hóa đạm trong bùn đáy ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon)
40 p | 149 | 32
-
Luận án tiến sĩ Thủy sản: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long
211 p | 125 | 20
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Phát triển quy trình công nghệ Biofloc và khả năng ứng dụng trong nuôi tôm thẻ Chân trắng (Litopenaeus vannamei)
28 p | 91 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Thủy sinh vật học: Nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi rong biển quần đảo Nam Du
271 p | 28 | 10
-
Luận án tiến sĩ Thủy sản: Thành phần loài thuộc họ eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống phân bố trên tuyến sông Hậu
162 p | 60 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Thủy sinh vật học: Đặc điểm hình thái, sinh sản, dinh dưỡng, phân bố và thành phần loài của giống cá ngoại lai Pterygoplichthys ở Việt Nam
158 p | 10 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thuỷ sản: Nghiên cứu sự chuyển hóa vật chất hữu cơ trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) thâm canh
29 p | 12 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Tuyển chọn vi khuẩn lactic kháng với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Vibrio parahaemolyticus) trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
27 p | 70 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Ảnh hưởng của nhiệt độ, điều kiện oxy thấp, CO2 cao trong môi trường lên hô hấp và sinh lý của cá thát lát còm Chitala Ornata (Gray,1831)
25 p | 55 | 6
-
Luận án tiến sĩ Thủy sản: Nghiên cứu vi bào tử trùng (Microsporidia) nhiễm trong cơ cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
188 p | 66 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Nghiên cứu phương pháp quan trắc sinh học trong đánh giá chất lượng nước trên tuyến sông hậu sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn
27 p | 62 | 5
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long
30 p | 63 | 5
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Đánh giá hiệu quả tài chính và kỹ thuật của các hình thức sản xuất và đề xuất giải pháp nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở ĐBSCL
26 p | 54 | 4
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo Pseudapocrytes elongatus (Cuvier, 1816)
33 p | 50 | 4
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Ảnh hưởng của nhiệt độ và hàm lượng oxy thấp lên cấu trúc cơ quan hô hấp của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
24 p | 71 | 3
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Thành phần loài thuộc họ eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống phân bố trên tuyến sông Hậu
26 p | 50 | 3
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá chành dục Channa gachua (Hamilton, 1822)
29 p | 63 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn