BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản<br />
Mã ngành: 62620301<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
VÕ THÀNH TOÀN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THÀNH PHẦN LOÀI THUỘC HỌ ELEOTRIDAE<br />
VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI<br />
CÁ BỐNG PHÂN BỐ TRÊN TUYẾN SÔNG HẬU<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cần Thơ, 2016<br />
<br />
A<br />
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Đắc Định<br />
Người hướng dẫn phụ: TS. Hà Phước Hùng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường<br />
Họp tại: ………………...………………………………………<br />
Vào lúc …..... giờ …….. ngày …….. tháng …….. năm ……....<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phản biện 1:…………………………………………………….<br />
Phản biện 2:…………………………………………………….<br />
Phản biện 3: …………………………………..…………….….<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.<br />
Thư viện Quốc gia Việt Nam.<br />
B<br />
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬN ÁN<br />
1.1 Giới thiệu<br />
Cá bống có thành phần loài lớn nhất với 220 giống và 1.875 loài thuộc 5 họ<br />
(Eleotridae, Gobiidae, Periophthalmidae, Apocrypteidae và Gobioididae)<br />
(Healey, 1971), trong đó họ Eleotridae có 31 giống, 178 loài (Froese and<br />
Pauly, 2014). Ở lưu vực sông MêKông có 34 giống, 101 loài thuộc 5 họ<br />
này (Rainboth, 1996). Ở Việt Nam có 5 họ cá bống, riêng họ Eleotridae có<br />
3 giống, 7 loài (Mai Đình Yên, 1992, Nguyễn Hữu Phụng, 1997 và Nguyễn<br />
Nhật Thi, 2000), nghiên cứu của Trần Đắc Định và ctv. (2013) cũng cho<br />
thấy có 7 loài phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm: Butis<br />
butis Hamilton, 1822 (Larson, 2012), Butis humeralis Valenciennes, 1837<br />
(Bailly, 2015), Butis koilomatodon Bleeker, 1849 (Bailly, 2015),<br />
Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852 (Allen, 2011), Eleotris melanosoma<br />
Bleeker, 1853 (Bailly, 2015), Oxyeleotris urophthalmus Bleeker, 1853<br />
(Bailly, 2015) và Bostrychus scalaris Larson, 2008 (Larson, 2008). Một số<br />
loài có giá trị kinh tế gồm cá bống tượng, bống dừa và bống trứng thường<br />
phân bố ở vùng nội địa và cửa sông (Murdy, 1989), vùng nhiệt đới và cận<br />
nhiệt đới (Chotkowski et al., 1999), nhiều loài cá bống đến đây đẻ trứng và<br />
hoàn thành vòng đời (Blaber et al., 2000). Trong số 7 loài, chỉ có một loài<br />
cá bống tượng đang là đối tượng được nuôi quan trọng vùng ven Sông<br />
Hậu, hai loài cá bống khác có giá trị kinh tế do thịt thơm, ngon và có sản<br />
lượng cao là cá bống trứng và bống dừa (Bộ Thuỷ sản, 1996); tuy nhiên<br />
chúng chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, nên có rất ít công trình<br />
nghiên cứu về sự phong phú, đặc điểm sinh học của chúng. Điều đó cho<br />
thấy hiểu biết về thành phần loài, mức độ phong phú của các loài cá họ<br />
Eleotridae phân bố vùng hạ lưu sông MêKông, cũng như đặc điểm dinh<br />
dưỡng và sinh học sinh sản của cá bống trứng và cá bống dừa còn hạn chế,<br />
trong khi chúng là một trong những nhóm cá có giá trị kinh tế cao ở vùng<br />
ĐBSCL. Vì vậy, nghiên cứu thành phần loài cá thuộc họ Eleotridae và đặc<br />
điểm sinh học của một số loài cá bống có giá trị kinh tế là rất cần thiết.<br />
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
Nhằm xác định thành phần loài, mức độ phong phú của họ cá bống<br />
Eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài có giá trị kinh tế phân bố<br />
trên tuyến Sông Hậu, góp phần làm cơ sở cho công tác bảo vệ nguồn lợi<br />
thuỷ sản, cũng như làm cơ sở cho nghiên cứu sinh sản nhân tạo một số loài<br />
cá bống kinh tế trong tương lai.<br />
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm bổ sung dẫn liệu khoa học về thành<br />
phần loài cá thuộc họ Eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài cá<br />
1<br />
bống kinh tế phân bố trên tuyến Sông Hậu. Kết quả này là nguồn tư liệu<br />
phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhằm quản lý, phục<br />
hồi và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản nói chung và nhóm cá bống nói riêng.<br />
1.4 Những điểm mới của luận án<br />
i) Kết quả khảo sát các yếu tố sinh thái cho thấy độ mặn có liên quan đến<br />
sự phân bố của các loài cá bống họ Eleotridae, đặc biệt là cá bống trứng<br />
(E. melanosoma) và bống trân (B. butis). Mức độ phong phú tương đối<br />
(CPUE) của hai loài cá này biến động theo mùa và phụ thuộc vào sự đa<br />
dạng các loài thuỷ sinh vật, tốc độ dòng chảy và độ sâu của nước.<br />
ii) Có 5 loài cá bống thuộc họ Eleotridae phân bố trên tuyến Sông Hậu,<br />
trong đó cá bống trứng (E. melanosoma), bống dừa (O. urophthalmus)<br />
và bống tượng (O. marmorata) xuất hiện nhiều ở đầu nguồn và giữa<br />
nguồn, trong khi đó cá bống trân (B. butis) ở giữa nguồn và cuối nguồn,<br />
đặc biệt là loài Butis humeralis chỉ phát hiện ở cuối nguồn. Khi khai<br />
thác bằng lưới kéo cho thấy cá bống trứng (E. melanosoma) xuất hiện ở<br />
đầu nguồn và giữa nguồn, cá bống trân (B. butis) chỉ có ở cuối nguồn và<br />
mức độ phong phú tương đối (CPUE) của cá bống trứng nhiều hơn cá<br />
bống trân, mùa mưa phong phú hơn mùa khô.<br />
iii) Cá bống trứng (E. melanosoma) và cá bống dừa (O. urophthalmus) có<br />
cấu tạo ống tiêu hóa phù hợp với loài cá ăn động vật, mặc dù có 4 loại<br />
thức ăn xuất hiện trong phổ thức ăn nhưng chỉ có 3 loại được xem là<br />
thức ăn ưa thích đối với hai loài cá này là giáp xác, thân mềm và cá con.<br />
Tỉ lệ thành phần thức ăn của chúng cũng thay đổi theo chiều dài thân cá.<br />
iv) Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá bống trứng và bống dừa cao từ<br />
tháng 5 đến tháng 10, trong khi đó hệ số tích luỹ năng lượng (HSI) thấp<br />
ở tháng 7, hệ số điều kiện (CF) cao nhất ở tháng 4 và tháng 11, qua đó<br />
cho thấy mùa vụ sinh sản của hai loài này khá dài (từ tháng 5 đến tháng<br />
10) và tập trung từ tháng 5 đến tháng 7. Kết quả cũng cho thấy sức sinh<br />
sản của cá bống trứng dao động từ 49 đến 930 trứng/g cá cái cao hơn cá<br />
bống dừa (từ 44 đến 477 trứng/g cá cái), sức sinh sản tuyệt đối của cá<br />
bống trứng từ 2.981-19.520 trứng/cá cái và cá bống dừa từ 1.290-9.999<br />
trứng/cá cái. Chiều dài thành thục (Lm) của cá bống trứng đực là 8,62<br />
cm và cá bống trứng cái là 7,79 cm; Lm của cá bống dừa đực là 11,36<br />
cm và của cá bống dừa cái là 7,96 cm.<br />
<br />
CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
Thời gian thực hiện các nội dung của luận án này được tiến hành từ tháng 8<br />
năm 2012 đến tháng 12 năm 2014.<br />
<br />
2<br />
Địa điểm thu mẫu các yếu tố sinh thái và các loài cá bống họ Eleotridae<br />
được thực hiện tại ba khu vực gồm: đầu nguồn (An Phú và Long Xuyên),<br />
giữa nguồn (Thốt Nốt và Ninh Kiều) và cuối nguồn (Long Phú và Trần Đề)<br />
của Sông Hậu (Hình 2.1).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.1: Sơ đồ khu vực thu mẫu dọc theo tuyến Sông Hậu<br />
(www.maps.google.com, cập nhật ngày 05/06/2012)<br />
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
3.2.1 Xác định một số chỉ tiêu sinh thái (nhiệt độ, pH, độ mặn, dòng<br />
chảy, độ sâu, thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy) trên<br />
Sông Hậu<br />
Xác định một số yếu tố sinh thái trong vùng nghiên cứu được thực hiện từ<br />
tháng 8 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013 cùng thời gian và địa điểm với<br />
việc thu mẫu cá bống bằng lưới kéo tại đầu nguồn, giữa nguồn và cuối<br />
nguồn Sông Hậu, mỗi khu vực thu 5 điểm, chu kỳ thu mẫu 2 tháng/lần.<br />
Trong đó:<br />
a) Chỉ tiêu pH, nhiệt độ và độ mặn của nước được xác định bằng dụng cụ<br />
chuyên dùng: pH kế, nhiệt kế và khúc xạ kế tại hiện trường (Hình 2.2).<br />
b) Tốc độ dòng chảy được xác định bằng lưu tốc kế số (hiệu 23.090; Paul<br />
and Sally, 1977): Tốc độ dòng chảy (km/giờ) = Khoảng cách đo<br />
(km)/Thời gian đo (giờ); trong đó:<br />
Khoảng cách đo = (Số vòng đã quay của rotor x Hệ số rotor)/999999<br />
Hệ số rotor cho lưu tốc kế (23.090) = 26873 (Paul and Sally, 1977)<br />
c) Độ sâu của nước ở các điểm khảo sát được đo đạc tại hiện trường bằng<br />
thiết bị đo độ sâu (Hondex model PS-7FL) (Hình 2.2).<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Thiết bị đo độ sâu Khúc xạ kế<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lưu tốc kế và GPS pH kế và nhiệt kế<br />
Hình 2.2: Một số thiết bị dùng trong thu mẫu chỉ tiêu sinh thái<br />
d) Xác định thành phần loài thực vật phù du, động vật phù du và động vật<br />
đáy bằng lưới phiêu sinh thực vật (kích thước mắt lưới 30 µm), lưới<br />
phiêu sinh động vật (60 µm), gàu đáy Petersen (diện tích miệng gàu<br />
d=0,028 m2) và sàn lưới (500 µm), thu 15 điểm tại ba khu vực trên<br />
tuyến Sông Hậu, mỗi khu vực thu 5 điểm đại diện. Mẫu sau khi thu cho<br />
vào chai nhựa 110 mL cố định bằng dung dịch formol có nồng độ từ 2-<br />
8% (Petersen, 1990), mẫu thực vật phù du được cố định trong dung dịch<br />
formol 2%, động vật phù du 4% và động vật đáy 8%. Sau đó đem về<br />
phòng thí nghiệm thủy sinh vật, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần<br />
Thơ phân tích và dùng kính hiển vi ở vật kính E10 để quan sát.<br />
+ Xác định thành phần giống loài thực vật phù du, động vật phù du và<br />
động vật đáydựa theo tài liệu phân loại của Shirota (1966), Dương Đức<br />
Tiến và Võ Hành (1997) và Carmelo et al. (1996).<br />
+ Xác định mật độ thực vật phù du, động vật phù du và động vật đáy<br />
dựa theo tài liệu của Boyd and Tucker (1992).<br />
Mật độ thực vật phù du:<br />
X (cá thể/Lít) = (T*1.000*Vcđ*103)/(A*N*Vm)<br />
T là số cá thể đếm được theo từng nhóm ngành<br />
Vcđ là thể tích mẫu cô đặc (mL)<br />
A là diện tích 1 ô đếm (mm2)<br />
N là tổng số ô được đếm của buồng đếm Sedgewick rafter cell S50<br />
Vm là thể tích mẫu thu qua lưới lọc (mL)<br />
4<br />
Mật độ động vật phù du:<br />
X (cá thể/m3) = (T*1.000*Vcđ*106)/(A*N*Vm)<br />
T là số cá thể đếm được theo từng nhóm ngành<br />
Vcđ là thể tích mẫu cô đặc (mL)<br />
A là diện tích 1 ô đếm (mm2)<br />
N là tổng số ô được đếm của buồng đếm Sedgewick rafter cell S50<br />
Vm là thể tích mẫu thu qua lưới lọc (mL)<br />
Mật độ động vật đáy: D (cá thể/m2) = X/(n*d)<br />
X là số cá thể đếm được theo từng nhóm lớp<br />
n là số lượng thu bằng gàu đáy Petersen<br />
d là diện tích miệng gàu đáy Petersen (d=0,028 m2)<br />
3.2.2 Xác định thành phần loài và mức độ phong phú (CPUE) của cá<br />
bống họ Eleotridae phân bố trên tuyến Sông Hậu<br />
Để xác định thành phần loài, mẫu cá bống được thu bằng nhiều loại ngư cụ<br />
khác nhau như chài, vợt, lưới rê, lưới kéo và thu trực tiếp của ngư dân từ<br />
hoạt động đánh bắt tại các địa điểm nghiên cứu gồm các loại nghề khai<br />
thác như lưới đáy, chài, đặt dớn, giăng lưới, chất chà, lưới kéo. Mẫu cá sau<br />
khi thu được bảo quản lạnh và đưa về phòng thí nghiệm phân tích nguồn<br />
lợi thủy sản Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ phân tích. Các chỉ tiêu phân<br />
tích gồm:<br />
+ Tỉ lệ chiều dài chuẩn (cm) / chiều dài đầu (cm);<br />
+ Tỉ lệ chiều dài chuẩn (cm) / chiều cao thân (cm);<br />
+ Tỉ lệ chiều dài đầu (cm) / khoảng cách hai mắt (cm);<br />
+ Tỉ lệ chiều dài đầu (cm) / chiều dài mõm (cm);<br />
+ Tỉ lệ chiều dài cạnh đuôi (cm) / chiều cao cạnh đuôi (cm);<br />
+ Tỉ lệ chiều cao thân (cm) / chiều cao cạnh đuôi (cm).<br />
Bảng 3.1: Cỡ mẫu xác định chỉ tiêu hình thái của các loài cá bống<br />
Đơn vị tính: cá thể/loài<br />
Bống Bống Bống Bống trân Bống trân<br />
Loài cá<br />
trứng dừa tượng (B.butis) (B.humeralis)<br />
Số mẫu 45 50 36 41 54<br />
Hệ thống phân loại trong nghiên cứu này được xác định từ cấp họ<br />
(Eleotridae) dựa theo Lindberg (1971) (trích dẫn bởi Kanayama, 1991), các<br />
cấp giống loài chủ yếu dựa theo Smith (1991). Ngoài ra, tham khảo thêm<br />
tài liệu phân loại của các tác giả như: Cuvier and Valenciennes (1828-<br />
1848), Cantor (1848) (trích dẫn bởi Manilo and Bogorodsky, 2003), Taki<br />
(1974), Vương Dĩ Khang (1962). Ba giống cá thuộc họ Eleotridae được<br />
xác định theo khoá phân loại sau:<br />
1.a- Cạnh sau xương nắp mang trước có 1 gai nhọn hướng về trước .... Eleotris<br />
5<br />
2.a- Da đầu mỏng. Phần trán giữa hai mắt, xương sọ nổi lên rõ ràng. Toàn thân<br />
phủ vẩy lược. Vẩy đường dọc 26-30 .......................................................... Butis<br />
2.b- Da đầu dày, phủ kín xương sọ. Đầu và phần trước của thân phủ vẩy tròn,<br />
phần sau phủ vẩy lược. Vẩy đường dọc 60-90 …..…….……..….... Oxyeleotris<br />
Trong nghiên cứu này có tham khảo tài liệu của Mai Đình Yên (1992), Trương<br />
Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Nguyễn Nhật Thi (2000), Trần<br />
Đắc Định và ctv. (2013), Froese and Pauly (2014) để so sánh và định danh<br />
các loài cá bống thu được.<br />
<br />
<br />
A) Vây bụng tách biệt nhau<br />
B) Không có đường bên<br />
C) Hai vây lưng tách biệt nhau, gồm có<br />
tia vây cứng và tia vi mềm<br />
D) Màng mang không liên tục<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.3: Một số đặc điểm hình thái chủ yếu của cá bống (Trần Đắc Định và ctv., 2013)<br />
Xác định mức độ phong phú tương đối (CPUE-cacth per unit effort) của<br />
các loài cá bống này được thu thập bằng lưới kéo với các thông số kỹ thuật:<br />
chiều rộng khung lưới là 4,5 m, chiều cao khung lưới là 0,5 m, kích thước<br />
mắc lưới ở phần miệng và thân lưới là a=25 mm, ở đụt lưới là a=15 mm,<br />
chu kỳ thu mẫu 2 tháng/lần. Vị trí các điểm thu mẫu dọc theo Sông Hậu<br />
trên sông chính và sông nhánh (từ sông chính đi vào 1 km, nằm dọc hai<br />
bên sông chính) bắt đầu từ đầu nguồn và kết thúc ở cuối nguồn tại khu vực<br />
An Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng, mỗi khu vực thu 5 điểm, 3 điểm thu tại<br />
sông chính và 2 điểm thu tại sông nhánh, vị trí các điểm thu được xác định<br />
bằng GPS (Global Positional System). Mức độ phong phú của cá bống<br />
được đánh giá tại 15 điểm trên tuyến Sông Hậu ở ba khu vực đầu nguồn,<br />
giữa nguồn và cuối nguồn. Vị trí các điểm này được xác định bởi các toạ<br />
độ và được thể hiện ở Bảng 3.2, Bảng 3.3 và Bảng 3.4.<br />
Bảng 3.2: Toạ độ các vị trí thu mẫu tại khu vực đầu nguồn Sông Hậu<br />
Địa điểm Nhánh sông Tọa độ<br />
Điểm 1 Sông chính (xã Long Bình , huyện An Phú) : 10o56,221' N : 105o04,278'E<br />
Điểm 2 Sông chính (xã Khánh An, huyện An Phú) : 10o56,277'N : 105o06,734'E<br />
Điểm 3 Sông chính (xã Bình Hoà, thành phố Long Xuyên) : 10o33,025' N : 105o18,724'E<br />
Điểm 4 Sông nhánh (xã Bình Hoà, thành phố Long Xuyên) : 10o28,767' N : 105o20,417'E<br />
Điểm 5 Sông nhánh (xã Bình Hoà, thành phố Long Xuyên) : 10o28,113'N : 105o20,531'E<br />
Trong đó: là vĩ độ (Latitive), là kinh độ (Longitive), N là Bắc bán cầu, E là Đông bán cầu<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Bảng 3.3: Toạ độ các vị trí thu mẫu tại khu vực giữa nguồn Sông Hậu<br />
Địa điểm Nhánh sông Tọa độ<br />
Điểm 1 Sông chính (Phường Thốt Nốt, Quận Thốt Nốt) : 10 12,645' N : 105o35,591'E<br />
o<br />
<br />
<br />
Điểm 2 Sông chính (Phường Thốt Nốt, Quận Thốt Nốt) : 10o11,971' N : 105o35,696'E<br />
Điểm 3 Sông chính (Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều) : 10o03,184' N : 105o47,542'E<br />
Điểm 4 Sông nhánh (Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều) : 10o00,456' N : 105o44,838'E<br />
Điểm 5 Sông nhánh (Phường Lê Bình, Quận Cái Răng) : 10o00,467' N : 105o45,537'E<br />
Trong đó: là vĩ độ (Latitive), là kinh độ (Longitive), N là Bắc bán cầu, E là Đông bán cầu<br />
Bảng 3.4: Toạ độ các vị trí thu mẫu tại khu vực cuối nguồn Sông Hậu<br />
Địa điểm Nhánh sông Tọa độ<br />
Điểm 1 Sông chính (Thị trấn Đại Ngãi, Huyện Long Phú) : 09o44,206'N : 106o04,427'E<br />
Điểm 2 Sông chính (Thị trấn Đại Ngãi, Huyện Long Phú) : 09o43,695' N : 106o04,406'E<br />
Điểm 3 Sông nhánh (Thị trấn Đại Ngãi, Huyện Long Phú) : 09o43,241' N : 106o04,246'E<br />
Điểm 4 Sông nhánh (Thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề) : 09o31,646' N : 106o12,139'E<br />
Điểm 5 Sông chính (Thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề) : 09o30,144' N : 106o12,838'E<br />
Trong đó: là vĩ độ (Latitive), là kinh độ (Longitive), N là Bắc bán cầu, E là Đông bán cầu<br />
<br />
3.2.3 Nghiên cứu đặc điểm dinh dƣỡng của cá bống trứng (Eleotris<br />
melanosoma) và cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus)<br />
Mẫu cá được thu từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014, chu kỳ thu<br />
mẫu 2 tháng/lần và được thu ở các nhóm kích cỡ khác nhau, mỗi nhóm thu<br />
ít nhất là 30 cá thể/loài (Bảng 3.5).<br />
Bảng 3.5: Số lượng mẫu phân tích tính ăn của cá bống trứng và cá bống dừa<br />
Đơn vị tính: cá thể/loài/tháng<br />
Mùa mưa (2013) Mùa khô (2014) Tổng<br />
Loài cá<br />
Tháng 6 Tháng 8 Tháng 10 Tháng 1 Tháng 3 Tháng 5 cộng<br />
<br />
Bống trứng 53 56 61 45 49 38 302<br />
Bống dừa 59 40 42 42 36 34 253<br />
<br />
Mẫu cá sau khi thu được cố định trong dung dịch formaline 10%, sau đó<br />
đem về phòng thí nghiệm nguồn lợi thuỷ sản của Khoa Thuỷ sản, Trường<br />
Đại học Cần Thơ phân tích. Xác định tính ăn của cá dựa vào hình thái cấu<br />
tạo của hệ thống ống tiêu hóa (hình dạng răng, miệng, lược mang, chiều dài<br />
ruột và thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa). Thức ăn trong mỗi dạ dày<br />
của cá được pha loãng với nước cất ở thể tích thích hợp (từ 5-10 mL) và<br />
lắc đều, sau đó lấy 1 ml cho vào buồng đếm (Sedgewick rafter cell S50) và<br />
đưa lên kính hiển vi quan sát và phân tích theo phương pháp tần số xuất<br />
hiện và phương pháp khối lượng (Pillary, 1952).<br />
2.2.3.1 Phương pháp xác định hình thái cấu tạo ống tiêu hoá<br />
Các mẫu cá bống trứng và bống dừa thu được từ Bảng 3.5 được phân tích<br />
xác định các chỉ tiêu: độ rộng miệng, chiều dài toàn thân và chiều dài ruột<br />
của cá (Pravdin, 1973). Tính ăn của cá xác định dựa vào chỉ số tương quan<br />
7<br />
giữa chiều dài ruột và chiều dài toàn thân cá (RLG). Giá trị RLG được tính<br />
theo công thức của Al-Hussaini (1949): RLG=Chiều dài ruột (cm)/Chiều<br />
dài toàn thân (cm) (RLG1: cá<br />
ăn thực vật).<br />
2.2.3.2 Phương pháp xác định phổ thức ăn<br />
+ Phương pháp tần số xuất hiện: Số lượng dạ dày của cá hiện diện mỗi loại<br />
thức ăn được tính ra phần trăm (%) trên tổng số dạ dày cá được quan sát,<br />
dựa theo tài liệu định loại động và thực vật thuỷ sinh của Shirota (1966),<br />
Dương Đức Tiến và Võ Hành (1997) và Carmelo et al. (1996).<br />
+ Phương pháp khối lượng: Đa phần các loài cá bống họ Eleotridae có<br />
thành phần thức ăn có nguồn gốc động vật với khối lượng tương đối lớn,<br />
do đó nghiên cứu này sử dụng phương pháp khối lượng và kết hợp với<br />
phương pháp tần số xuất hiện để xác định phổ thức ăn của cá bống trứng và<br />
cá bống dừa theo hai bước: (i) sử dụng cân điện tử (3 số lẻ) cân tổng khối<br />
lượng mỗi loại thức ăn có trong dạ dày cá; và (ii) khối lượng của mỗi loại<br />
thức ăn được qui đổi ra tỉ lệ phần trăm (%) tính trên tổng khối lượng của<br />
mỗi thức ăn có trong dạ dày cá.<br />
3.2.4 Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống trứng<br />
(Eleotris melanosoma) và bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus)<br />
Mẫu cá được thu từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 7 năm 2013, chu kỳ thu<br />
mẫu là 1 tháng/lần. Các chỉ tiêu phân tích gồm:<br />
(i) Giai đoạn thành thục sinh dục: dựa theo 6 bậc thang thành thục sinh<br />
dục của Nikolsky (1963), kết hợp với phương pháp mô học của Drury<br />
& Wallington (1980) và Kiernan (1990).<br />
(ii) Tỉ lệ cá đực-cái: Quan sát đặc điểm hình thái kết hợp quan sát tuyến<br />
sinh dục của cá để xác định giới tính.<br />
(iii) Hệ số thành thục sinh dục (Gonadosomatic Index-GSI): xác định cho<br />
từng tháng, GSI (%)=(GW/BW)*100 (GW: khối lượng tuyến sinh dục<br />
cá; BW: khối lượng toàn thân cá).<br />
(iv) Hệ số tích luỹ năng lượng (Hepatosomatic Index-HSI): cũng được xác<br />
định cho từng tháng. HSI (%)=(LW/(BW)*100 (LW: khối lượng gan<br />
cá; BW: khối lượng toàn thân cá).<br />
(v) Tương quan chiều dài-khối lượng, hệ số điều kiện (CF): Xác định<br />
phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá dựa theo<br />
Huxley (1924): W=a*Lb (W: khối lượng toàn than cá; L: chiều dài than<br />
cá; a và b: hệ số). Hệ số điều kiện (CF) được xác định: CF=W/L b (W:<br />
khối lượng toàn thân cá qua các tháng; L: chiều dài thân trung bình của<br />
cá theo tháng; b: hệ số được xác định dựa vào phương trình W=a*Lb).<br />
(vi) Mùa vụ sinh sản: được xác định dựa vào kết quả xác định các giai<br />
8<br />
đoạn thành thục sinh dục, hệ số thành thục sinh dục (GSI), hệ số tích<br />
lũy năng lượng (HSI) và hệ số điều kiện (CF) của cá.<br />
(vii) Sức sinh sản: xác định dựa vào khối lượng buồng trứng, số lượng 1<br />
mẫu trứng đại diện và được lấy tại 3 vị trí (phần đầu, phần giữa và<br />
phần cuối buồng trứng). Sức sinh sản tuyệt đối xác định: PF=(n*G)/g<br />
(G: khối lượng buồng trứng (g); g: khối lượng thân cá (g); n: số lượng<br />
mẫu trứng đại diện (trứng)). Sức sinh sản tương đối xác định:<br />
RF=PF/BW (PF: sức sinh sản tuyệt đối; BW: khối lượng cơ thể)<br />
(Banegal, 1967).<br />
(viii) Chiều dài thành thục (Lm): là chiều dài thành thục đầu tiên tại đó<br />
50% tổng số cá thể trong quần đàn phát triển đến giai đoạn thành thục<br />
(giai đoạn III) (King, 1995). Đường biểu diễn của P được thể hiện qua<br />
phương trình: ln[(1-P)/P]= r*Lm-r*L, đường biểu diễn của phương<br />
trình này có dạng đường thẳng (y=ax+b), với hệ số gốc a=-r và tung độ<br />
gốc b=r*Lm, bằng phương pháp hồi qui sẽ xác định được Lm= -b/a và<br />
trong nghiên cứu này Lm được xác định bằng phần mềm Stat (8.0).<br />
<br />
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
4.1 Xác định một số yếu tố sinh thái (nhiệt độ, pH, độ mặn, dòng chảy,<br />
độ sâu, thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy) trên Sông<br />
Hậu<br />
4.1.1 Yếu tố thủy lý (pH, nhiệt độ, độ mặn)<br />
Kết quả cho thấy pH ít biến động qua 6 đợt khảo sát (7,6-8,1), nhiệt độ từ<br />
29,1-30,9oC, độ mặn chỉ có ở hạ nguồn trong tháng 2, 6 và 12, độ mặn<br />
trong mùa mưa dao động từ 0-7,6‰ và thấp hơn mùa khô (2-10,8‰). Kết<br />
quả cũng cho thấy pH và nhiệt độ nước có biến động theo mùa (Hình 4.1).<br />
Theo Cees et al. (1995), một số loài cá bống có khả năng phân bố ở độ mặn<br />
lên đến 25‰, tuy nhiên chúng sống được trong nhiều loại hình thủy vực có<br />
độ mặn khác nhau và chúng có thể sống trong môi trường có nhiệt độ nước<br />
dao động khá lớn (28,7-31,9oC), thậm chí đến 36,8oC.<br />
8.5 32 9<br />
Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô 8 Mùa mưa Mùa khô<br />
Độ mặn của nước (%o)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
31 7<br />
8.0 6<br />
Giá trị pH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhiệt độ (oC)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
30 5<br />
4<br />
29 3<br />
7.5<br />
2<br />
28<br />
1<br />
7.0 27 0<br />
Đầu nguồn Giữa nguồn Cuối nguồn Đầu nguồn Giữa nguồn Cuối nguồn<br />
Đầu nguồn Giữa nguồn Cuối nguồn<br />
Khu vực khảo sát Địa điểm khảo sát<br />
Khu vực khảo sát<br />
<br />
Hình 4.1: Biến động pH, nhiệt độ và độ mặn của nước tại ba khu vực khảo sát<br />
4.1.2 Tốc độ dòng chảy và độ sâu của thuỷ vực<br />
Tốc độ dòng chảy có sự biến động lớn (0,1-1,3 km/giờ), các vị trí có tốc độ<br />
9<br />
dòng chảy thấp tập trung ở giữa nguồn và cuối nguồn (0,1 km/giờ), cao<br />
nhất ở đầu nguồn (1,3 km/giờ) (Hình 4.2).<br />
Độ sâu thuỷ vực tại ba khu vực có biến động nhiều (4,3-14,4 m), trong đó<br />
các vị trí khảo sát ở giữa nguồn có độ sâu cao nhất (8,7±2,7 m), thấp nhất ở<br />
thượng nguồn (6,8±3,0 m) (Hình 4.2). Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv.<br />
(2002), phân bố của sinh vật đáy phụ thuộc vào độ sâu của thủy vực, theo<br />
chiều thẳng đứng thủy vực nước tĩnh ở vùng ven bờ có nền đáy mềm bùn<br />
cát, nhóm thân mềm và tôm cua phát triển nhiều hơn so với vùng đáy sâu.<br />
1.6 18<br />
Mùa mưa Mùa khô Mùa khô Mùa mưa<br />
Tốc độ dòng chảy (km/giờ)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1.4 16<br />
14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Độ sâu của nước (mét)<br />
1.2<br />
12<br />
1.0<br />
10<br />
0.8<br />
8<br />
0.6 6<br />
0.4 4<br />
0.2 2<br />
0.0 0<br />
Đầu nguồn Giữa nguồn Cuối nguồn Đầu nguồn Giữa nguồn Cuối nguồn<br />
Khu vực khảo sát Khu vực khảo sát<br />
Hình 4.2: Tốc độ dòng chảy và độ sâu của thủy vực ở ba khu vực khảo sát<br />
4.1.3 Thành phần loài thủy sinh vật<br />
4.1.3.1 Thực vật phù du (Phytoplankton): Có 31 loài ở đầu nguồn, 22 loài<br />
giữa nguồn và 15 loài cuối nguồn; vi khuẩn lam (Cyanobacteria), tảo khuê<br />
(Bacillariophyta), tảo lục (Chlorophyta) chiếm ưu thế (18-41%), tảo mắt<br />
(Euglenophyta), tảo giáp (Dinophyta), tảo vàng kim (Chrysophyta) ít hơn<br />
(1-9%) (Hình 4.3).<br />
Chrysophyta Euglenophyta Dinophyta<br />
(9,0%) (1,3%) (1,3%)<br />
Bacillariophyta<br />
Cyanobacteria (29,5%)<br />
(17,9%)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chlorophyta<br />
(41,0%)<br />
<br />
Hình 4.3: Cấu trúc thành phần loài thực vật phù du ở ba khu vực khảo sát<br />
Tần số xuất hiện thực vật phù du ở mùa mưa cao hơn mùa khô, các loài<br />
thuộc ngành vi khuẩn lam, tảo khuê và tảo lục nhiều hơn so với các ngành<br />
còn lại và tập trung nhiều ở khu vực đầu nguồn và giữa nguồn (Hình 4.4).<br />
<br />
10<br />
11 11 11<br />
10<br />
10 Mùa khô Mùa mưa 10<br />
Mùa khô Mùa mưa<br />
9<br />
Mùa khô Mùa mưa 9<br />
9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Số lượng loài/mùa<br />
Số lượng loài/nùa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Số lượng loài/mùa<br />
8 8 8<br />
<br />
7 7 7<br />
<br />
6 6<br />
6<br />
5 5<br />
5<br />
4 4<br />
4<br />
3 3<br />
3<br />
2 2<br />
2<br />
1 1<br />
1<br />
0 0<br />
0 Bacillariophyta Chlorophyta Cyanobateria Chrysophyta Euglenophyta Dinophyta<br />
Bacillariophyta Chlorophyta Cyanobateria Chrysophyta Euglenophyta Dinophyta Bacillariophyta Chlorophyta Cyanobateria Chrysophyta Euglenophyta Dinophyta<br />
<br />
Tên ngành Tên ngành Tên ngành<br />
<br />
Đầu nguồn Giữa nguồn Cuối nguồn<br />
Hình 4.4: Số lượng các loài thực vật phù du ở ba khu vực khảo sát theo mùa<br />
Mật độ thực vật phù du đầu nguồn và cuối nguồn cao hơn giữa nguồn<br />
(Bảng 4.1). Đầu nguồn tảo khuê có mật độ cao nhất mùa khô<br />
(28.545±20.190 cá thể/Lít), thấp nhất là tảo mắt (1.646±720 cá thể/Lít),<br />
giữa nguồn tảo lục cao nhất (5.333±3.479 cá thể/Lít), thấp nhất là tảo mắt<br />
(1.633±809 cá thể/Lít), ở cuối nguồn tảo khuê cao nhất (25.759±28.583 cá<br />
thể/Lít), thấp nhất là vi khuẩn lam (86±33 cá thể/Lít). Qua đó cho thấy<br />
ngành tảo khuê chiếm ưu thế nhất so với các ngành còn lại, mật độ xuất<br />
hiện cao nhất ở đầu nguồn và cuối nguồn, thấp nhất ở giữa nguồn.<br />
Bảng 4.1: Mật độ trung bình thực vật phù du ở ba khu vực khảo sát trên tuyến Sông Hậu<br />
Đơn vị tính: cá thể/Lít<br />
Khu vực Mùa vụ Bacillariophyta Euglenophyta Cyanobacteria Chlorophyta<br />
Mùa khô 28.545±20.190 1.646±720 9.321±5.581 4.471±2.260<br />
Đầu nguồn<br />
Mùa mưa 10.294±2.186 2.894±1.971 20.761±16.484 7.026±9.685<br />
Mùa khô 4.586±1.017 1.633±809 2.036±680 5.333±3.479<br />
Giữa nguồn<br />
Mùa mưa 6.986±3.060 3.703±2.067 4.921±2.772 5.324±3.452<br />
Mùa khô 25.759±28.583 0 2.730±3.030 0<br />
Cuối nguồn<br />
Mùa mưa 2.239±862 0 86±33 0<br />
4.1.3.2 Động vật phù du (Zooplankton): cơ cấu giống loài động vật phù du<br />
xuất hiện ở ba khu vực cũng khác nhau, trong đó Protozoa xuất hiện nhiều<br />
nhất với 51,4%, Rotifera chiếm 25,2%, Copepoda chiếm 18,9% và<br />
Cladocera chiếm 3,6%, Veliger (ấu trùng lớp hai mảnh vỏ) xuất hiện rất ít<br />
(0,9%) ở đầu nguồn và giữa nguồn (Hình 4.5). Kết quả này tương tự với<br />
Dương Trí Dũng và Nguyễn Hoàng Oanh (2011), thành phần động vật phù<br />
du ở giữa nguồn (rạch Cái Khế, Cần Thơ) có 79 loài và có 54 loài thường<br />
xuất hiện, nhiều nhất vẫn là Rotifer, tuy nhiên kết quả này cao hơn nghiên<br />
cứu của Ngô Đức Chân (2010) ở cuối nguồn Sông Hậu có 48 loài.<br />
Copepoda Khác (0,9%)<br />
(18,9%)<br />
Cladocera<br />
(3,6%)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Rotifera Protozoa<br />
(25,2%) (51,4%)<br />
Hình 4.5: Cấu trúc thành phần loài động vật phù du ở ba khu vực khảo sát<br />
11<br />
40 40 40<br />
Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô<br />
35 35 Mùa mưa Mùa khô 35<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Số lượng loài/mùa<br />
30 30<br />
Số lượng loài/mùa<br />
<br />
<br />
30<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Số lượng loài/mùa<br />
25 25 25<br />
20 20 20<br />
15 15 15<br />
10 10 10<br />
5 5 5<br />
0 0 0<br />
Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda Ấu trùng Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda Ấu trùng Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda Ấu trùng<br />
Veliger Veliger Veliger<br />
Tên ngành Tên ngành<br />
Tên ngành<br />
<br />
Đầu nguồn Giữa nguồn Cuối nguồn<br />
Hình 4.6: Số lượng các loài động vật phù du ở ba khu vực khảo sát theo mùa<br />
Mật độ động vật phù du mùa mưa cao hơn mùa khô, thấp nhất ở giữa<br />
nguồn, cao nhất cuối nguồn (Bảng 4.2). Cladocera ở đầu nguồn cao nhất<br />
(3.793±3.760 cá thể/m3), thấp nhất Copepoda (1.037±361cá thể/m3), giữa<br />
nguồn Cladocera có mật độ cao nhất (1.137±376 cá thể/m3), thấp nhất<br />
Protozoa (696±630 cá thể/m3), cuối nguồn Protozoa cao hơn<br />
(35.408±38.256 cá thể/m3).<br />
Bảng 4.2: Mật độ trung bình động vật phù du ở ba khu vực khảo sát trên tuyến Sông Hậu<br />
Đơn vị tính: cá thể/m3<br />
Khu vực Mùa vụ Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda<br />
Mùa khô 1.334±1.218 1.111±868 3.259±3.532 1.037±361<br />
Đầu nguồn<br />
Mùa mưa 696±630 2.822±2.437 3.793±3.760 3.437±3.879<br />
Mùa khô 493±237 492±240 1.137±376 696±333<br />
Giữa nguồn<br />
Mùa mưa 956±656 2.185±1.022 637±342 815±334<br />
Mùa khô 13.935±14.391 2.796±1.881 178±308 537±465<br />
Cuối nguồn<br />
Mùa mưa 35.408±38.256 7.058±6204 894±1.344 3.081±2.543<br />
<br />
3.1.3.3 Động vật đáy (Zoobenthos): có 73 loài (đầu nguồn: 17 loài, giữa<br />
nguồn: 23 loài, cuối nguồn: 33 loài) với 6 lớp: Gastropoda, Bivalvia,<br />
Crustacea, Insecta, Oligochaeta, Polychaeta. Trong đó, Gastropoda nhiều<br />
nhất 12 loài (36%), Bivalvia 8 loài (24%), Oligochaeta 4 loài (12%),<br />
Crustacea 4 loài (12%), Polychaeta 3 loài (9%), Insecta 2 loài (6,%). Kết<br />
quả này cao hơn hạ lưu sông Tiền (16 loài) (Vũ Ngọc Út và Dương Thị<br />
Hoàng Oanh, 2013).<br />
Crustacea Insecta Oligochaeta<br />
(12,1%) (6,1%) (12,1%) Polychaeta<br />
(9,1%)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bivalvia (8 Gastropoda<br />
loài, 24,2%) (36,4%)<br />
Hình 4.7: Cấu trúc thành phần loài động vật đáy ở ba khu vực khảo sát<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
8 8 8<br />
Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô<br />
Số lượng loài/mùa 7 7 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Số lượng loài/mùa<br />
6<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Số lượng loài/mùa<br />
6 6<br />
5 5 5<br />
4 4 4<br />
3 3 3<br />
2 2 2<br />
1 1 1<br />
0 0 0<br />
Oligochaeta Polychaeta Gastropoda Bivalvia Crustacea Insecta Oligochaeta Polychaeta Gastropoda Bivalvia Crustacea Insecta Oligochaeta Polychaeta Gastropoda Bivalvia Crustacea Insecta<br />
Tên ngành Tên ngành Tên ngành<br />
<br />
Đầu nguồn Giữa nguồn Cuối nguồn<br />
Hình 4.8: Số lượng các loài động vật đáy ở ba khu vực khảo sát theo mùa<br />
Mật độ động vật đáy vào mùa mưa cao hơn mùa khô, ở đầu nguồn và giữa<br />
nguồn cao hơn ở cuối nguồn (Bảng 4.3). Khu vực đầu nguồn Oligochaeta<br />
có mật độ cao nhất (82±57 cá thể/m2) và thấp nhất là Gastropoda (7±1 cá<br />
thể/m2), khu vực giữa nguồn Bivalvia có mật độ cao nhất (58±17 cá<br />
thể/m2), thấp nhất là Insecta (1±1 cá thể/m2), trong khi đó ở cuối nguồn<br />
Bivalvia có mật độ cao nhất (60±85 cá thể/m2) và thấp nhất là Crustacea<br />
(8±6 cá thể/m2), Oligochaeta và Insecta không thấy xuất hiện.<br />
Bảng 4.3: Mật độ trung bình động vật đáy ở ba khu vực khảo sát trên tuyến Sông Hậu<br />
Đơn vị tính: cá thể/m2<br />
Khu vực Mùa vụ Oligochaeta Polychaeta Gastropoda Bivalvia Crustacea Insecta<br />
Mùa khô 25±7 15±14 63±43 83±19 50±30 55±17<br />
Đầu nguồn<br />
Mùa mưa 82±57 23±4 7±1 11±10 16±20 8±5<br />
Mùa khô 16±11 18±14 28±17 55±41 15±15 9±9<br />
Giữa nguồn<br />
Mùa mưa 38±4 55±3 24±6 58±17 50±39 1±1<br />
Mùa khô 0 30±22 12±15 60±85 8±6 0<br />
Cuối nguồn<br />
Mùa mưa 0 12±14 21±30 53±34 17±26 6±13<br />
4.2 Xác định thành phần loài và mức độ phong phú tƣơng đối (CPUE)<br />
của họ cá bống Eleotridae phân bố trên tuyến Sông Hậu<br />
4.2.1 Thành phần loài cá bống họ Eleotridae<br />
Nghiên cứu đã xác định được 5 loài cá bống gồm: cá bống trứng<br />
(E.melanosoma), bống dừa (O. urophthalmus), bống tượng (O.<br />
marmorata), bống trân (B. humeralis) và bống trân (B. butis). Trong đó,<br />
loài B. humeralis chỉ có ở cuối nguồn và cá bống trân (B. Butis) có ở đầu<br />
nguồn và cuối nguồn; tuy nhiên cá bống trứng, cá bống dừa và cá bống<br />
tượng xuất hiện ở cả khu vực thượng nguồn, giữa nguồn và hạ nguồn của<br />
tuyến Sông Hậu (Bảng 4.4).<br />
Bảng 4.4: Phân bố của các loài cá bống (Eleotridae) trên tuyến Sông Hậu<br />
Đầu Giữa Cuối<br />
Stt Tên khoa học Tên địa phương<br />
nguồn nguồn nguồn<br />
1 Eleotris melanosoma Bleeker, 1853 Cá bống trứng ++ ++ ++<br />
2 Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker, 1851) Cá bống dừa + ++ ++<br />
3 Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852) Cá bống tượng + + +<br />
4 Butis butis (Hamilton, 1822) Cá bống trân + +<br />
5 Butis humeralis (Valenciennes, 1837) Cá bống trân +<br />
(+): Số lượng loài xuất hiện ít (