BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TẠ VĂN PHƯƠNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÁT TRIỂN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BIOFLOC<br />
VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG NUÔI TÔM<br />
THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannmei)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản<br />
Mã ngành: 62620301<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cần Thơ, 2016<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TẠ VĂN PHƯƠNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÁT TRIỂN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BIOFLOC<br />
VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG NUÔI TÔM<br />
THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannmei)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản<br />
Mã ngành: 62620301<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGs. Ts. NGUYỄN VĂN HÒA<br />
PGs. Ts. NGUYỄN VĂN BÁ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cần Thơ, 2016<br />
Công trình được hoàn thành tại: Khoa Thủy sản<br />
Trường Đại học Cần Thơ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người hướng dẫn chính: PGs.Ts. Nguyễn Văn Hòa<br />
Người hướng dẫn phụ: PGs.Ts. Nguyễn Văn Bá<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường<br />
Họp tại: …………………………………………………………<br />
Vào lúc ……... giờ …….. ngày …….. tháng …….. năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phản biện 1:…………………………………………………….<br />
Phản biện 2:…………………………………………………….<br />
Phản biện 3: …………………………………………………….<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.<br />
Thư viện Quốc gia Việt Nam.<br />
Chương 1: GIỚI THIỆU<br />
1.1. Đặt vấn đề<br />
Tôm thẻ chân trắng là loài được nuôi phổ biến trên thế giới, sản lượng năm<br />
2014 đạt hơn 3 triệu tấn và chiếm 82,7% sản lượng tôm nuôi nước lợ. Sản<br />
lượng tôm nuôi sụt giảm (9,7%) năm 2012 chủ yếu là do bùng phát hội chứng<br />
gan tụy cấp (AHPND) tại một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam<br />
và Malaysia (FAO, 2013). Để hạn chế dịch bệnh mô hình nuôi tôm ít thay<br />
nước trở nên phổ biến (Grillo et al. 2000). Tuy nhiên, nuôi tôm ít thay nước có<br />
thể quản lý tốt dịch bệnh nhưng tích lũy nhiều vật chất hữu cơ và các dạng<br />
nitrogen gây độc (Burford et al. 2003). Nhiều phương pháp được đề xuất như<br />
kích thích tảo phát triển hay tăng mật độ vi khuẩn nitrate hóa để chuyển hóa<br />
nitrogen, nhưng hiệu quả khá thấp (Burford et al. 2004). Bởi mật độ tảo khó<br />
kiểm soát (Van Rijn, 1996) và quần thể vi khuẩn nitrate hóa phát triển chậm và<br />
dễ bị sự ức chế do đó nitrite có thể tích lũy ở nồng độ cao (Alcaraz et al. 1999).<br />
Kochva et al. (1994) & Avnimelech (1999) đã kết luận rằng để kiểm soát<br />
nitrogen vô cơ hiệu quả khi bổ sung carbohydrate với tỷ lệ C:N>10:1.<br />
Avnimelech (1999) xây dựng phương pháp bổ sung carbohydrate, giúp phát<br />
huy vai trò của vi khuẩn dị dưỡng và đã được thử nghiệm trên tôm, cá<br />
(Avnimelech et al. 2003). Những đúc kết quan trọng của Avnimelech (2006) &<br />
Ray et al. (2012) cho thấy hệ thống nuôi thâm canh khi có bổ sung<br />
carbohydrate cho thấy nhiều lợi ích (i) cải thiện chất lượng nước (ii) có thể<br />
tăng mật độ nuôi (iii) ít bùng phát dịch bệnh (iv) tôm lớn nhanh, tiết kiệm thức<br />
ăn và giảm chi phí phòng trị bệnh. Quy trình công nghệ biofloc được đề xuất<br />
và ứng dụng bởi Avnimelech (1999) & McIntosh (2001). Những ứng dụng<br />
được thực hiện chủ yếu theo mô hình nước chảy trong nhà kính ở Mỹ, Mexico<br />
và nuôi trong ao lót bạt ngoài trời ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ và<br />
Trung Quốc từ năm 2005-2011 .<br />
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn trong nuôi tôm nước lợ, nhưng năng<br />
suất tôm nuôi không ổn định do tình hình dịch bệnh diễn ra trên diện rộng. Từ<br />
cuối năm 2011 và cả năm 2012, cả nước có khoảng 100.776ha tôm nước lợ bị<br />
thiệt hại do dịch bệnh bao gồm hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND), đốm<br />
trắng, đầu vàng (Bộ NN & PTNT, 2012). Nhằm hạn chế dịch bệnh nên quy<br />
trình công nghệ biofloc được đề xuất. Nhưng đây là quy trình công nghệ nuôi<br />
mới nên hiểu biết còn rất hạn chế, ứng dụng chưa nhiều nên việc đi sâu nghiên<br />
cứu ứng dụng và phát triển trong điều kiện ở Việt Nam là cần thiết, do đó đề<br />
tài: “Phát triển quy trình công nghệ Biofloc và khả năng ứng dụng trong<br />
nuôi tôm thẻ Chân trắng (Litopenaeus vannamei)” được thực hiện.<br />
1.2. Ý nghĩa nghiên cứu<br />
- Luận án đã góp phần làm tăng sự hiểu biết về quy trình công nghệ Biofloc,<br />
các hiểu biết này nhằm giúp cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng và<br />
đối tượng tôm nuôi nói chung vùng ven biển phát triển bền vững đồng thời<br />
gia tăng thu nhập cho người nuôi tôm.<br />
- Luận án đã góp thêm quy trình nuôi mới - quy trình công nghệ biofloc, có<br />
thể nuôi với mật độ cao, nâng cao năng suất, tăng hiệu quả sản xuất cho<br />
nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng và nuôi tôm nước lợ nói chung.<br />
- Luận án đã góp phần mở rộng cơ hội lựa chọn mô hình và quy trình nuôi<br />
cho người nuôi ở vùng ven biển, đồng thời tạo ra sản phẩm sạch và giảm<br />
thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh.<br />
1.3. Điểm mới của luận án<br />
- Luận án đã khẳng định rằng việc bổ sung thêm nguồn carbohydrate cho ao<br />
nuôi tôm thẻ chân trắng là cần thiết, đặc biệt nguồn carbohydrate là bột gạo.<br />
Việc bổ sung thêm carbohydrate có khả năng cải thiện môi trường đồng thời<br />
có thể tăng mật nuôi và tăng hiệu quả sản xuất.<br />
- Luận án xác định trong điều kiện có nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình<br />
biofloc ở độ mặn 15‰, thức ăn có hàm lượng đạm 40-42% với tỷ lệ là 70%<br />
bột gạo và 30% rỉ đường được bổ sung theo thức ăn với tỷ lệ C:N=15:1<br />
trong điều kiện luân chuyển nước là phù hợp.<br />
- Luận án đã kiểm chứng trong điều kiện thực nghiệm nuôi tôm theo quy trình<br />
biofloc làm gia tăng lượng FVI (2,5 lần), tăng mật độ tổng vi khuẩn (21%),<br />
tăng động vật phiêu sinh (3,2 lần) và tăng mật độ vi khuẩn lactic 22,3%.<br />
Đồng thời làm giảm hàm lượng TAN (38,3%) và giảm mật độ vi khuẩn<br />
Vibrio (25,8%), đặc biệt là giảm tỷ lệ vi khuẩn màu xanh (42,5%) trong tổng<br />
số vi khuẩn Vibrio so với nuôi tôm theo quy trình truyền thống.<br />
- Luận án đã đúc kết được, nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc tốc<br />
tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng nhanh hợn (12,2%), tăng tỷ lệ sống tôm<br />
nuôi (17,6%), góp phần nâng cao năng suất (33,4%), tăng giá bán (7,93%),<br />
giảm giá thành sản xuất (13,2%) và tiết kiệm chi phí thức ăn (5,05%) nên lợi<br />
nhuận mang lại tăng gấp đôi (2 lần) trong khi chi phí đầu tư tăng thêm<br />
khoảng 26,2% so với quy trình nuôi tôm truyền thống.<br />
- Luận án đã xây dựng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ<br />
biofloc phù hợp với thực tiển sản xuất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.<br />
<br />
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát<br />
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
- Thời gian: thời gian nghiên cứu từ 08/2012-07/2015<br />
- Địa điểm nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu khảo sát: tại huyện Ninh Hải và Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.<br />
Ương nuôi thí nghiệm: Khoa Sinh học Ứng dụng – ĐH Tây Đô và Khoa<br />
Thủy sản – ĐH Cần Thơ (thí nghiệm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9).<br />
Nuôi thực nghiệm: Trang trại nuôi tôm Kỉnh - Thanh tại tại xã An Nhơn,<br />
huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre và trang trại nuôi tôm trong nhà lưới của công<br />
ty Việt Úc tại tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu.<br />
Cách tiếp cận: (1) Tổng hợp nguồn thông tin trong và ngoài nước, (2) Tiến<br />
hành khảo sát thực tế quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng truyền thống và nuôi<br />
theo quy trình biofloc (BFT), (3) Bố trí các thí nghiệm ở điều kiện phòng thí<br />
nghiệm (4) Bố trí các thí nghiệm ở điều kiện thực tế sản xuất.<br />
2.1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) có khối<br />
lượng ban đầu dao động từ 0,002– 0,8 g/con.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hình thành<br />
biofloc và khả năng ứng dụng công nghệ biofloc để ương, nuôi tôm thẻ chân<br />
trắng trong bể và để triển khai vào thực tế sản xuất.<br />
2.1.3. Vật liệu nghiên cứu<br />
- Bể sử dụng cho các thí nghiệm có thể tích khác nhau và tùy thuộc vào nhu<br />
cầu của từng thí nghiệm (thể tích 60L hoặc 0,5 m3 và 1 m3). Nguồn nước để bố<br />
trí thí nghiệm được pha từ nước ót Vĩnh Châu – Sóc Trăng và nguồn nước máy<br />
ở Cần Thơ, sau đó được xử lý chlorine với lượng 60 g/m3 và EDTA với lượng<br />
10 g/m3.<br />
- Thiết bị đo lường và hóa chất để phân tích các yếu tố thủy hóa và vi khuẩn.<br />
- Các nguồn nguyên liệu được sử dụng để bổ sung trong nghiên cứu, đã được<br />
phân tích hàm lượng carbohydrate và hàm lượng đạm tại Trung tâm kỹ thuật và<br />
ứng dụng Công nghệ Cần Thơ (Bảng 2.1).<br />
Bảng 2.1: Hàm lượng carbohydrate của các nguồn nguyên liệu<br />
Thành phần (%) Rỉ đường Glycerol Bột gạo Bột mì<br />
Carbohydrate 46,7 46,5 73,4 83,0<br />
Nitrogen 0,95 0,0 0,26 0,16<br />
2.1.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm tổng quát<br />
Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và được lặp lại 3 lần. Tôm<br />
nuôi được cho ăn 4 lần/ngày (6, 10, 14 và 18 giờ) dựa theo công thức Y<br />
=13,39*W-0,5558 (Wyk, 2001). Định kỳ bổ sung carbohydrate 4 đến 10 ngày/lần<br />
từ các nguồn nguyên liệu và tỷ lệ C:N theo nhu cầu từng thí nghiệm.<br />
2.1.4.1. Phương tính lượng carbohydrate cần bổ sung<br />
Phương pháp bổ sung tỷ lệ carbohydrate và tính toán dựa theo Avnimelech<br />
(1999); Megahed (2010) và Avnimelech et al. (2012).<br />
ΔCH = ΔTAN/0,05 hay ΔCH = 20 * ΔTAN<br />
Trong đó:<br />
ΔTAN = Lượng thức ăn * N (%) trong thức ăn * NH4+ bài tiết (%)<br />
NH4+ bài tiết: thường chiếm 50% (0,5)<br />
ΔCH: Lượng carbohydrate bổ sung<br />
N(%): Lượng N thải ra (50%) * 16%N<br />
16%N: là lượng đạm có trong protein<br />
ΔTAN: Tổng Ammonia thải vào nước dựa vào lượng thức ăn<br />
Protein: Protein thô có trong thức ăn<br />
2.1.4.2. Sơ đồ nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu quy trình công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu chi tiết các nội dung<br />
2.2.1. Khảo sát hiện trạng kỹ thuật và tài chính mô hình nuôi tôm thẻ<br />
chân trắng ở Ninh Thuận<br />
- Khảo sát thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp giúp phân tích, so sánh đánh giá<br />
kỹ thuật - tài chính giữa 2 quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng: (1) khảo sát 30<br />
hộ nuôi tôm theo quy trình truyền thống (TT) và (2) khảo sát 37 hộ nuôi tôm<br />
theo quy trình theo quy trình biofloc (BFT).<br />
- Từ kết quả khảo sát là cơ sở quan trọng để định hướng cho việc bố trí các thí<br />
nghiệm và ứng dụng thực tế sản xuất.<br />
2.2.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành biofloc<br />
2.2.2.1. Ảnh hưởng của độ mặn và protein trong thức ăn khác nhau lên sự<br />
hình thành biofloc (TN1)<br />
- Thí nghiệm được bố trí với các mức độ mặn (0‰, 10‰, 20‰, 30‰) kết<br />
hợp với các mức protein trong thức ăn (38%, 42%, 46%). Xô nhựa bố trí có<br />
thể tích 60L với 12 nghiệm thức và thời gian thí nghiệm là 28 ngày.<br />
- Trong thí nghiệm này không bố trí tôm, nhưng tôm nuôi được giả định là 1<br />
g/con, mật độ thả 100 con/m3, lượng thức ăn được bổ sung theo Wyk, (2001)<br />
và tôm tăng trưởng được tính theo Roy et al. (2012).<br />
- Thí nghiệm nhằm tìm ra độ mặn và hàm lượng protein trong thức ăn đến sự<br />
hình thành biofloc và cải thiện môi trường thích hợp cho nuôi tôm.<br />
2.2.2.2. Ảnh hưởng của nguồn carbohydrate và tỷ lệ C:N khác nhau lên sự<br />
hình thành biofloc (TN2)<br />
- Thí nghiệm được bố trí không có tôm tương tự như TN1, với độ mặn 20‰<br />
và thức ăn là 42% protein. Thí nghiệm gồm 2 nhân tố là nguồn gốc<br />
carbohydrate (Rỉ đường, Glycerol, Bột gạo và Bột mì) với tỷ lệ C:N khác<br />
nhau (10:1, 20:1 và 30:1) với 12 nghiệm thức và thời gian 28 ngày.<br />
- Thí nghiệm nhằm tìm ra nguồn carbohydrate và tỷ lệ C:N phù hợp cho sự<br />
hình thành biofloc.<br />
2.2.3. Thí nghiệm ương vèo tôm post thành giống cỡ lớn theo công nghệ<br />
biofloc với các phương thức bổ sung bột gạo khác nhau<br />
2.2.3.1. Thí nghiệm 3: Ương vèo tôm post với tỷ lệ C:N được tính dựa theo<br />
TAN trong nước với nguồn carbohydrate là Bột gạo (TN3)<br />
- Thí nghiệm với với các tỷ lệ C:N (5:1, 10:1, 15:1 và 20:1) với nguồn<br />
carbohydrate là bột gạo (TN2 và Tạ Văn Phương và ctv. 2013). Mật độ thả<br />
600 con/m3 với cỡ tôm giống là PL15 (0,002±0,001 g/con) với 12 đơn vị thí<br />
nghiệm bể composite (0,5 m3) thời gian ương nuôi là 28 ngày, lượng<br />
carbohydrate bổ sung theo TAN trong nước.<br />
- Thí nghiệm nhằm chọn ra tỷ lệ C:N thích hợp có khả năng cải thiện môi<br />
trường và nâng cao tỉ lệ sống của tôm với cỡ tôm giống nhỏ.<br />
2.2.3.2. Thí nghiệm 4: Ương vèo tôm post với tỷ lệ C:N được tính dựa theo<br />
protein của TA với nguồn carbohydrate là Bột gạo (TN4)<br />
- Thí nghiệm được bố trí tương tự TN3 gồm 4 nghiệm thức với các tỷ lệ C:N<br />
khác nhau (ĐC, BG10, BG15 và BG20) với nguồn carbohydrate được chọn<br />
là bột gạo (TN2 và Tạ Văn Phương và ctv. 2013). Lượng carbohydrate bổ<br />
sung theo nitrogen của protein trong thức ăn (TA).<br />
- Thí nghiệm nhằm chọn ra tỷ lệ C:N thích hợp có khả năng cải thiện môi<br />
trường và nâng cao tỉ lệ sống của tôm với cỡ tôm giống nhỏ.<br />
2.2.4. Thí nghiệm nuôi tôm TCT theo quy trình công nghệ biofloc với các<br />
hình thức khác nhau<br />
2.2.4.1. Ảnh hưởng mật độ nuôi và độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống<br />
của tôm thẻ chân trắng (TN5)<br />
- Thí nghiệm được bố trí với 3 mật độ (100, 300 và 500 con/m3) kết hợp với<br />
độ mặn (5‰, 10‰, 15‰ và 20‰). Thí nghiệm được bố trí trong xô nhựa có<br />
thể tích 60L, tôm TCT có khối lượng 0,8±0,05 g/con. Nguồn carbohydrate<br />
được sung là bột gạo (TN2 và TN4) với C:N=15:1 (TN3 và TN4).<br />
- Thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên sự phát<br />
triển và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc.<br />
2.2.4.2. Ảnh hưởng thời gian thủy phân và phương thức bổ sung bột gạo<br />
lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm TCT (TN6)<br />
- Thí nghiệm gồm 2 nhân tố thời gian thủy phân (12; 24 và 48 giờ) kết hợp<br />
với phương thức bổ sung theo TA và theo TAN trong nước. Thí nghiệm<br />
gồm 6 nghiệm thức, được bố trí 28 ngày. Bể composite có thể tích 0,5 m3<br />
(0,25 m3), độ mặn 15‰ với mật độ nuôi 100 con/m3 (TN5) và cỡ tôm<br />
0,45±0,05 g/con .<br />
- Thí nghiệm tìm ra thời gian thủy phân và phương thức bổ sung hiệu quả và<br />
khẳng định lại phương thức bổ sung carbohydrate (TN3 và TN4).<br />
2.2.4.3. Đánh giá khả năng tiết kiệm thức ăn trong nuôi tôm TCT theo<br />
quy trình biofloc (TN7)<br />
- Bể thí nghiệm có thể tích 0,5 m3 (lượng nước 0,25 m3) và tôm có khối lượng<br />
0,42±0,08 g/con, mật độ là 150 con/m3, thời gian nuôi 63 ngày. Nguồn<br />
carbohydrate là bột gạo (TN2) theo thức ăn (TN6) và tỷ lệ C:N=15:1 (TN6).<br />
(1) Cho ăn 60% lượng thức ăn, không bổ sung carbohydrate (60ĐC);<br />
(2) Cho ăn 80% lượng thức ăn, không bổ sung carbohydrate (80ĐC)<br />
(3) Cho ăn 100% lượng thức ăn, không bổ sung carbohydrate (100ĐC)<br />
(4) Cho ăn 60% lượng thức ăn, có bổ sung carbohydrate (60BG)<br />
(5) Cho ăn 80% lượng thức ăn, có bổ sung carbohydrate (80ĐC)<br />
(6) Cho ăn 100% lượng thức ăn, có bổ sung carbohydrate (100ĐC)<br />
- Thí nghiệm nhằm đánh giá khả năng tiết kiệm thức ăn trong nuôi tôm thẻ<br />
chân trắng theo quy trình biofloc.<br />
2.2.4.4. Ảnh hưởng việc luân chuyển nước trong nuôi tôm TCT theo quy<br />
trình biofloc (TN8)<br />
- Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức: (i) nghiệm thức đối chứng (ĐC);<br />
(ii) nghiệm thức bổ sung bột gạo (BG); (iii) nghiệm thức bổ sung bột gạo và<br />
luân chuyển nước (BG_LC); (iv) nghiệm thức bổ sung bột gạo, luân chuyển<br />
nước và có rút cặn (BG_LC_R).<br />
- Với tổng 12 bể nhựa cùng màu có thể tích 1m3 (thể tích nước 0,5 m3) và<br />
khối lượng của tôm giống là 0,69±0,15 g/con và mật độ 150 con/m3. Thời<br />
gian nuôi là 63 ngày, riêng nghiệm thức có rút cặn thì định kỳ siphong 3<br />
ngày/lần sau đó cấp bù nước đúng với thể tích ban đầu.<br />
- Thí nghiệm nhằm tìm ra phương thức luân chuyển nước trong nuôi tôm thẻ<br />
chân trắng theo quy trình biofloc cho hiệu quả sản xuất.<br />
2.2.4.5. Ảnh hưởng tỷ lệ bổ sung bột gạo và rỉ đường trong nuôi tôm TCT<br />
theo quy trình biofloc (TN9)<br />
- Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức, được bố trí trong 18 bể nhựa 1m3 (thể tích<br />
nuôi 0,5 m3), với tỷ lệ nguồn carbohydrate từ Bột gạo và Rỉ đường:<br />
(i) Không bổ sung bột gạo và rỉ đường (ĐC)<br />
(ii) Bột gạo 90% + 10% rỉ đường (BG90-RĐ10)<br />
(iii) Bột gạo 70% + 30% rỉ đường (BG70-RĐ30)<br />
(iv) Bột gạo 50% + 50% rỉ đường (BG50-RĐ50)<br />
(v) Bột gạo 30% + 70% rỉ đường (BG30-RĐ70)<br />
(vi) Bột gạo 10% + 90% rỉ đường (BG10-RĐ90)<br />
- Tôm được bố trí với mật độ 150 con/m3, khối lượng 0,09±0,012 g/con, độ<br />
mặn 15‰, C:N=15:1 và luân chuyển nước (TN8).<br />
- Thí nghiệm nhằm tìm ra tỷ lệ giữa bột gạo và rỉ đường phù hợp vừa có khả<br />
năng cải thiện môi trường vừa nâng cao sinh khối tôm nuôi.<br />
2.2.5. Triển khai ứng dụng nuôi tôm TCT theo công nghệ biofloc ở qui mô<br />
sản xuất (thực nghiệm)<br />
2.2.5.1. Thực nghiệm nuôi tôm TCT theo quy trình biofloc ở Bến Tre<br />
(a). Bố trí thực nghiệm:<br />
- Nghiên cứu được thực hiện tại xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre<br />
trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2014. Thực nghiệm được tiến<br />
hành trong 6 ao nuôi ở tại trang trại nuôi tôm Kỉnh - Thanh, với diện tích ao<br />
nuôi là 0,3ha, gồm 3 ao nuôi TT và 3 ao được nuôi BFT.<br />
- Độ sâu ao nuôi từ 1,2-1,4 m và độ mặn ban đầu là 20‰. Mật độ thả nuôi là<br />
100 con/m2 và với kích cỡ giống là PL12. Con giống được mua từ công ty<br />
Huy Thuận – Bến Tre và được kiểm tra mầm bệnh đốm trắng, đầu vàng, hội<br />
chứng gan tụy cấp (AHPND), thời gian nuôi 90 ngày.<br />
(b). Theo dõi các hộ nuôi tôm TCT theo quy trình truyền thống<br />
- Bên cạnh việc triển khai thực nghiệm, nghiên cứu còn tiến hành theo dõi 15<br />
hộ nuôi tôm TCT theo quy trình TT xung quanh mô hình hình thực nghiệm<br />
(ghi nhận kết quả, không tác động kỹ thuật).<br />
2.2.5.2. Thực nghiệm nuôi tôm TCT theo qui trình biofloc trong nhà lưới<br />
ở tỉnh Bạc Liêu<br />
- Thực nghiệm tiến hành tại công ty Việt Úc, xã Vĩnh Thịnh, Hòa Bình tỉnh<br />
Bạc Liêu từ tháng 4 đến 7 năm 2015 trên 6 ao nuôi. Trong đó 3 ao nuôi BFT<br />
và 3 ao nuôi theo TT. Diện tích ao là 500m2, mực nước 1,4m có khu lắng<br />
cặn giữa ao và độ mặn lúc thả giống là 26‰.<br />
- Tôm thả nuôi là PL12, được sản xuất tại Công ty Việt – Úc và tôm nuôi được<br />
kiểm tra mầm bệnh đốm trắng, đầu vàng, hội chứng gan tụy cấp (AHPND).<br />
Mật độ nuôi là 150 con/m2 và thời gian nuôi 95 ngày.<br />
2.3. Phương pháp thu và phân tích mẫu<br />
- Định kỳ thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu thủy lý hóa và vi sinh, theo<br />
phương pháp chuẩn (APHA, 1995 và 1998). Tảo được phân tích theo<br />
Shirota (1966); Reynolds (2006); Karlson et al. (2010); Van Patten et al.<br />
(2012) và Vũ Ngọc Út và ctv. (2013). Mẫu động vật phiêu sinh được phân<br />
tích theo Shirota (1966); Conway (2006); Yousif et al. (2010) và Vũ Ngọc<br />
Út và ctv. (2013). Mẫu vi sinh được phân tích theo Nguyễn Lân Dũng<br />
(2000) và Nguyễn Phùng Tiến và ctv. (2003).<br />
2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu<br />
Số liệu được kiểm tra, nhập vào máy tính và tính toán thông qua phần mềm<br />
Excel. Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để mã hóa và phân tích số liệu thông qua<br />
các phương pháp: thống kê mô tả dùng phân tích định tính: tần suất và tỷ lệ<br />
phần trăm; phân tích định lượng: trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch<br />
chuẩn. Bên cạnh đó, còn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đến năng suất, lợi<br />
nhuận và tỷ suất lợi nhuận trong mô hình nuôi thông qua phân tích phương sai<br />
một nhân tố và hai nhân tố (ANOVA, Duncan – test) hoặc kiểm định mẫu độc<br />
lập (independent – test), ở mức ý nghĩa (p0,05). Nhiệt độ của các nghiệm thức khá cao giúp tảo phát triển<br />
mạnh, điều này thể hiện thông qua pH trong ngày luôn ở mức cao.<br />
Bảng 3.2: Biến động độ kiềm, độ đục và TSS, VSS giữa các tỷ lệ C:N khác nhau<br />
Độ kiềm Độ đục TSS VSS<br />
NT<br />
(mgCaCO3/L) (NTU) (mg/L) (mg/L)<br />
5:1 69,3±16,5 36,6±19,2 99,3±42,5 48,3±24,5<br />
10:1 71,8±9,04 33,2±21,8 91,8±37,9 48,2±26,5<br />
15:1 69,3±11,2 35,3 ±20,1 86,4±35,5 42,3±19,4<br />
20:1 75,5 ±8,82 66,6±29,6 138,7±92,2 62,7±46,6<br />
Qua Bảng 3.2 cho thấy độ đục, hàm lượng TSS và VSS của nghiệm thức<br />
C:N=20:1 cao hơn so với các nghiệm thức còn lại (p>0,05).<br />
Bảng 3.3: Biến động hàm lượng đạm vô cơ và vi khuẩn giữa các tỷ lệ C:N khác nhau<br />
TAN NO2- Vibrio Tổng vi khuẩn<br />
NT<br />
(mg/L) (mg/L) (103 CFU/mL) (103 CFU/mL)<br />
5:1 2,1 ±0,21c 1,10 ±0,11c 8,12±3,59a 93,3±18,1a<br />
10:1 1,3 ±0,11b 0,36 ±0,07b 7,23±0,53a 159±22,2b<br />
a ab a<br />
15:1 0,9 ±0,11 0,17 ±0,11 8,35±1,04 222±12,1c<br />
20:1 0,6 ±0,06a 0,05 ±0,08a 7,51±0,98a 231±11,1c<br />
Các giá trị trong cột có chữ cái khác nhau biểu thị cho khác biệt có ý nghĩa thống kê (p