BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TRẦN THỊ BÉ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ<br />
XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN NUÔI<br />
CÁ KÈO Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản<br />
Mã số: 62620301<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2016<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TRẦN THỊ BÉ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ<br />
XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN NUÔI<br />
CÁ KÈO Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản<br />
Mã số: 62620301<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGs.Ts. Trần Thị Thanh Hiền<br />
<br />
<br />
<br />
2016<br />
Công trình được hoàn thành tại: Khoa Thủy Sản, Trường Đại học<br />
Cần Thơ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGs.Ts. Trần Thị Thanh Hiền<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phản biện 1:…………………………………………………………...<br />
Phản biện 2:…………………………………………………………...<br />
Phản biện 3:…………………………………………………………...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường<br />
Họp tại………………………………………………………………...<br />
Vào ……..giờ………, ngày………tháng……..năm……………….<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể tìm luận án tại:<br />
1. Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ<br />
2. Thư viện Quốc gia<br />
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LUẬN ÁN<br />
1.1 Giới thiệu<br />
Trong nuôi thâm canh, thức ăn thường chiếm tỷ trọng 60–70% tổng chi phí<br />
sản xuất (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Do đó, để<br />
mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, người sản<br />
xuất cũng như người nuôi luôn chú trọng đến hệ số thức ăn cũng như giá cả<br />
của loại thức ăn sử dụng. Vì vậy, việc xây dựng công thức thức ăn phù hợp<br />
với nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng nuôi có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt<br />
động nuôi của loài đó. Điều này không những giúp cho vật nuôi sinh<br />
trưởng, phát triển tốt mà còn là nhân tố quan trọng trong việc tiết kiệm chi<br />
phí sản xuất và bảo vệ môi trường nuôi. Nhu cầu dinh dưỡng của cá được<br />
nghiên cứu bằng phương pháp truyền thống được thực hiện từ những năm<br />
của thập niên 40 (Lê Thanh Hùng, 2008). Ở phương pháp truyền thống nhu<br />
cầu dinh dưỡng được xác định thông qua mối quan hệ giữa liều lượng sử<br />
dụng (mức dinh dưỡng trong thức ăn) và khả năng phản ứng (tăng trưởng)<br />
của cơ thể đối với thức ăn đó (Zeitoun et al., 1976). Tuy nhiên đối với<br />
phương pháp truyền thống sẽ tốn nhiều thời gian và khả năng ứng dụng<br />
rộng rãi không cao (Lupatsch, 2003). Trong thời gian gần đây, các nghiên<br />
cứu trên thế giới và trong nước đã áp dụng những kỹ thuật, phương pháp<br />
nghiên cứu mới nhằm tối ưu hóa thức ăn cho động vật thủy sản nói chung<br />
và cá nói riêng. Việc ứng dụng mô hình hóa (mô hình đa nhân tố, mô hình<br />
năng lượng sinh học) để xác định nhu cầu dinh dưỡng của loài cá đã được<br />
sử dụng phổ biến (NRC, 2011). Một số loài cá đã được các tác giả áp dụng<br />
mô hình này trong việc xác định nhu cầu dinh dưỡng như cá tráp (Sparus<br />
aurata), cá vền (Dicentrarchus labrax) và cá mú chấm đen (Epinephelus<br />
aeneus) (Lupatsch et al., 2003); Cá cam (Seriola lalandi) (Mark et al.,<br />
2010); cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Glencross et al., 2010) và<br />
cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) (Trung et al., 2011).<br />
Thông qua phương pháp mới này có thể xác định nhu cầu dinh dưỡng của<br />
cá trong suốt chu kỳ nuôi thương phẩm, giúp tiết kiệm được thời gian và<br />
chi phí nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp này đã được ứng dụng để<br />
xác định nhu cầu dinh dưỡng cho một số loài cá có giá trị kinh tế trên thế<br />
giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, việc áp dụng nó để xác định<br />
nhu cầu dinh dưỡng cho cá kèo (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816)<br />
để xây dựng công thức thức ăn cho cá là một trong những vấn đề cần thiết<br />
góp phần hoàn thiện quy trình nuôi đối tượng này trong tương lai. Cá kèo là<br />
một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế được nuôi trong<br />
những năm gần đây ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cá kèo được<br />
nuôi chủ yếu ở các tỉnh ven biển như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng và Trà<br />
Vinh, góp phần đa dạng đối tượng nuôi và hạn chế rủi ro trong nuôi thủy<br />
sản, như tình hình nuôi tôm hiện nay gặp nhiều khó khăn cả về dịch bệnh<br />
và thị trường tiêu thụ. Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bạc<br />
Liêu (2014), diện tích nuôi cá kèo ở tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua có<br />
xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2009 khoảng 242 ha, đến năm 2013 diện<br />
tích nuôi là 463 ha. Hầu hết cá kèo được nuôi luân canh trong ao nuôi tôm<br />
hoặc chuyên canh theo hướng thâm canh với năng suất đạt rất cao, dao<br />
động 10-15 tấn/ha/vụ. Cá kèo là đối tượng có giá trị kinh tế nên nhiều công<br />
trình nghiên cứu khoa học đã thực hiện trên đối tượng này. Tuy nhiên, đến<br />
nay thì chưa có công trình nào công bố về nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn<br />
hoàn chỉnh cho cá kèo. Xuất phát từ tình hình thực tế trên “Nghiên cứu<br />
nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo<br />
Pseudapocrytes elongatus (Cuvier, 1816)” được thực hiện.<br />
1.2 Mục tiêu tổng quát của luận án<br />
Xác định nhu cầu dinh dưỡng (năng lượng, protein và lipid) của cá<br />
kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) làm cơ sở xây dựng công<br />
thức thức ăn cho các giai đoạn nuôi cá kèo thương phẩm.<br />
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
- Ý nghĩa khoa học: đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về nhu<br />
cầu dinh dưỡng (protein, năng lượng, lipid, tỷ lệ CHO: L), hiệu quả sử<br />
dụng thức ăn và khả năng tiêu hóa một số nguồn nguyên liệu phổ biến cung<br />
cấp protein và carbohydrate được sử dụng trong chế biến thức ăn cho cá<br />
kèo.<br />
- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả của đề tài làm cơ sở để nhà sản xuất lựa<br />
chọn các nguồn nguyên liệu phù hợp và phát triển công thức thức ăn.<br />
Người nuôi lựa chọn thức ăn phù hợp với các mức năng lượng và xác định<br />
tỷ lệ cho ăn hợp lý trong từng giai đoạn nuôi cá kèo thương phẩm.<br />
1.4 Những điểm mới của luận án<br />
Kết quả nghiên cứu của luận án đã có những đóng góp mới về lý thuyết và<br />
ứng dụng trong sản xuất.<br />
- Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng mô hình năng<br />
lượng sinh học để xác định nhu cầu protein và năng lượng cho bốn giai<br />
đoạn nuôi cá kèo thương phẩm.<br />
- Xác định nhu cầu lipid và tỷ lệ CHO: L trong thức ăn cá kèo.<br />
- Xác định hiệu quả sử dụng thức ăn, protein, năng lượng tiêu hoá;<br />
tỷ lệ protein tiêu hoá/ năng lượng tiêu hoá; hệ số thức ăn; tỷ lệ cho ăn với<br />
bốn kích cỡ cá khác nhau.<br />
- Đánh giá khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu sử dụng phổ biến<br />
cung cấp protein và carbohydrate trong chế biến thức ăn của cá làm cơ sở<br />
để lựa chọn nguyên liệu phù hợp trong việc xây dựng công thức thức ăn.<br />
- Đề tài đã xây dựng hoàn chỉnh các công thức thức ăn của cá kèo ở<br />
bốn giai đoạn nuôi nuôi thương phẩm dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cá.<br />
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier,<br />
1816)<br />
- Thời gian: 12/2010–12/2014.<br />
- Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện ở tỉnh Bạc Liêu và Khoa<br />
Thủy sản - Đại học Cần Thơ.<br />
3.2 Phương pháp nghiên cứu<br />
3.2.1 Nội dung 1: Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn, sinh trưởng và<br />
thành phần hóa học cá kèo nuôi thương phẩm<br />
3.2.1.1 Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn<br />
Nghiên cứu được tiến hành ở hai thời điểm nuôi năm 2011 và 2013<br />
bằng cách điều tra lấy thông tin từ 80 hộ nuôi cá kèo thâm canh ở 4 khu<br />
vực gồm 3 huyện (Đông Hải, Vĩnh Lợi, Hòa Bình) và thành phố Bạc Liêu –<br />
Tỉnh Bạc Liêu.<br />
- Số liệu thứ cấp: các số liệu về hiện trạng mô hình nuôi cá kèo ở<br />
Tỉnh Bạc Liêu (tổng diện tích nuôi, khu vực nuôi tập trung, năng suất, sản<br />
lượng, mật độ nuôi…) đã được thu thập từ các báo cáo của Chi cục Nuôi<br />
trồng Thủy sản - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu<br />
năm 2011–2014.<br />
- Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách điều tra ngẫu nhiên 20 hộ<br />
nuôi cá kèo ở bốn khu vực khảo sát. Phiếu điều tra được sử dụng làm<br />
phương tiện thu thập thông tin.<br />
- Thông tin khảo sát chính: diện tích mặt nước, mật độ, kích cỡ cá<br />
giống, thời gian nuôi, tỷ lệ sống, kích cỡ cá thu hoạch, năng suất, loại thức<br />
ăn sử dụng, cách cho ăn, FCR, chi phí thức ăn.<br />
3.2.1.2 Khảo sát sinh trưởng và thành phần hóa học của cá kèo nuôi<br />
thương phẩm của các hộ dân ở tỉnh Bạc Liêu<br />
Nghiên cứu được tiến hành bằng cách thu mẫu cá kèo ở các ao nuôi thâm<br />
canh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu từ tháng 7/2011 đến tháng 10/2011. Cá<br />
được thu 4 tháng ở 30 ao nuôi trong 80 hộ điều tra. Mẫu cá được thu định<br />
kỳ hàng tháng với số lượng 30con/ao trong một lần thu. Các chỉ tiêu cần<br />
xác định như: tăng trưởng về khối lượng, chiều dài và thành phần hóa học<br />
của cá.<br />
3.2.2 Nội dung 2: Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo<br />
3.2.2.1 Ứng dụng mô hình năng lượng sinh học xác định nhu cầu năng<br />
lượng và protein<br />
Thí nghiệm 1: Xác định năng lượng và protein duy trì của cá kèo<br />
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức tương ứng với 4 nhóm kích cỡ cá khác<br />
nhau (3,63±0,15 g; 5,86±0,06 g; 14,2±0,06 g và 20,0±0,15g) được bố trí<br />
với mật độ 30 con/ bể và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Các nghiệm<br />
thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với thời gian thí nghiệm là 28 ngày.<br />
Cá kèo ở tất cả các nghiệm thức không được cho ăn trong suốt quá trình thí<br />
nghiệm. Nhiệt độ trong các bể sáng chiều dao động từ 27,8–29,7; pH nước<br />
dao động từ 7,3–7,5. Các chỉ tiêu cần xác định như: tỷ lệ sống, khối lượng<br />
cá tiêu hao, năng lượng tiêu hao, protein tiêu hao và thành phần hóa học<br />
của cá.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Bốn kích cỡ cá kèo và hệ thống bể bố trí thí nghiệm 1<br />
Thí nghiệm 2: Xác định khả năng tiêu hóa thức ăn và các dưỡng chất<br />
có trong thức ăn cho cá kèo<br />
Thức ăn thí nghiệm<br />
Thức ăn được được phối trộn từ các nguyên liệu gồm bột cá Kiên Giang,<br />
bánh dầu nành ly trích dầu, bột mì, cám gạo, chất kết dính, dầu cá, vitamin,<br />
khoáng. Đồng thời, thức ăn còn sử dụng chất đánh dấu chromic oxide<br />
(Cr2O3) với tỷ lệ 1%. Thức ăn chứa 33,6% protein; 5,37% lipid và 16,3<br />
KJ/g năng lượng.<br />
Bố trí thí nghiệm<br />
Cá có khối lượng trung bình 7,40±0,26 g/con được bố trí với mật độ 50<br />
con/ bể trong 3 bể nhựa (70L/ bể). Bể được thiết kế nước chảy tràn và sục<br />
khí liên tục. Thí nghiệm kết thúc khi thu đủ lượng phân cần phân tích (3–5g<br />
phân khô).<br />
Hình 2: Thức ăn và bể bố trí thí nghiệm 2<br />
Cách thu và bảo quản phân<br />
Sau khi cho cá ăn được 1 giờ loại bỏ hết phân, thức ăn thừa và thay nước<br />
với tỷ lệ 70% thể tích nước trong bể. Sau đó tiến hành thu phân bằng ống<br />
nhựa, dùng ống nhựa siphon phân ra ngoài (phân dạng sợi), sau đó rửa lại<br />
với nước cất và trữ lạnh trong chai nhựa (ở 4oC). Mẫu phân tươi của cá<br />
được sấy khô trong tủ sấy với nhiệt độ (ở 60oC trong 24giờ) trước khi phân<br />
tích thành phần hóa học trong mẫu phân.<br />
Các chỉ tiêu cần xác định như: thành phần hóa học của nguyên liệu, thức ăn<br />
và mẫu phân của cá kèo, Cr2O3, độ tiêu hóa vật chất khô, protein và năng<br />
lượng trong thức ăn.<br />
Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng và protein của cá<br />
kèo<br />
Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức tương ứng với<br />
các mức cho ăn là 0%; 1,5%; 3,0%; 4,5% và 6,0% khối lượng thân/ngày.<br />
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần với mật độ cá bố trí là 30 con/bể. Thời<br />
gian tiến hành là 28 ngày. Thức ăn được sử dụng giống thức ăn thí nghiệm<br />
2. Cá bố trí thí nghiệm có khối lượng trung bình là 3,31±0,01g/con và được<br />
cho ăn 3 lần/ ngày (7h30, 11h30, 16h) với các mức cho ăn tương ứng với<br />
từng nghiệm thức. Đồng thời, trong quá trình thí nghiệm cá được thay nước<br />
định kỳ 3 ngày/ lần, mỗi lần thay 30% thể tích nước trong bể. Nhiệt độ<br />
nước trong các bể thí nghiệm dao động từ 27,5 đến 29,6oC; pH nước dao<br />
động từ 7,4–7,6.<br />
Các chỉ tiêu cần xác định như: thành phần hóa học thức ăn và cá kèo, tỷ lệ<br />
sống, tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng tương<br />
đối, hệ số thức ăn, nhu cầu năng lượng (E) và nhu cầu protein (P) duy trì,<br />
hiệu quả sử dụng E và hiệu quả sử dụng P.<br />
Hình 3: Cá đầu vào và hệ thống bể thí nghiệm 3<br />
3.2.2.2 Xác định nhu cầu lipid, tỷ lệ carbohydrate/lipid (CHO:L) và<br />
hiệu quả sử dụng các nguồn lipid khác nhau<br />
Thí nghiệm 4: Xác định nhu cầu lipid của cá kèo và tỷ lệ CHO:L thích<br />
hợp trong thức ăn<br />
- Thức ăn thí nghiệm<br />
Thức ăn thí nghiệm được phối trộn từ các loại nguyên liệu chính: bột cá (đã<br />
ly trích béo), bánh dầu nành (đã ly trích béo), bột mì tinh, dầu cá, dầu đậu<br />
nành, hỗn hợp khoáng-vitamin và CMC (Bảng 1).<br />
Bảng 1: Tỷ lệ nguyên liệu và thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 4<br />
Nghiệm thức (% lipid)<br />
Nguyên liệu (%)<br />
1,50 4,50 7,50 10,5 13,5<br />
Bột cá(1) 10,0 10,0 10,0 10,0 10,0<br />
Bánh dầu nành ly trích 54,5 55,0 55,5 56,0 56,5<br />
Bột mì 30,3 23,0 15,8 8,54 1,29<br />
Dầu đậu nành (2) 0 1,26 2,78 4,31 5,83<br />
Dầu cá biển (3) 0,41 1,91 3,41 4,91 6,41<br />
Khoáng – Vitamin (4) 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00<br />
Chất kết dính 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00<br />
CMC (5) 2,09 5,79 9,5 13,2 16,9<br />
Thành phần hóa học (% khối lượng khô)<br />
Ẩm độ 10,1 10,7 10,2 10,6 10,6<br />
Protein 34,8 36,6 35,4 35,7 36,6<br />
Lipid 1,37 4,53 7,20 10,4 13,5<br />
Tro 7,38 7,41 8,47 9,39 10,1<br />
Xơ 4,15 4,91 5,94 6,94 7,58<br />
CHO 56,6 51,5 48,9 44,5 39,8<br />
Năng lượng thô (KJ,g-1) 17,4 17,6 17,3 17,2 17,2<br />
Tỷ lệ CHO/L 41,3:1 11,4:1 6,79:1 4,23:1 2,95:1<br />
1<br />
Bột cá Kiên Giang; 2 Dầu Cái Lân; 3 Dầu cá biển nhập từ Ấn Độ; 4 Premix vitamin khoáng: vitamin A<br />
(400.000 IU), vitamin D3 (80.000 IU), vitamin E (12g), vitamin K3 (2,4 g), vitamin B1 (1,6 g), vitamin<br />
B2 (3 g), vitamin B6 (1 g), niacin (1 g), vitamin B9 (0,8 g), vitamin B12 (0,00 4g), acid folic (0,032g),<br />
biotin (0,17 g), vitamin C (60g), choline (4,8g), inositol (1,5g), ethoxyquin (20,8g), Cu (10 g), FeSO 4<br />
(20 g), Mg (16,6 g), Mn (2 g), Zn (11 g) (IU/ kg; g/kg); 5 Carboxymethylcenllulose<br />
- Bố trí thí nghiệm<br />
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức thức ăn có<br />
các mức lipid tăng dần 1,5%; 4,5%; 7,5%; 10,5% và 13,5% với tỷ lệ<br />
CHO:L lần lượt là 38,2; 10,3; 5,97; 3,62 và 2,39. Thức ăn sử dụng có cùng<br />
hàm lượng protein 35% và cùng mức năng lượng 17,2 KJ/g tương ứng với<br />
protein và năng lượng tiêu hóa là 31% và 13 KJ/g. Mỗi nghiệm thức lặp lại<br />
3 lần với mật độ cá bố trí 30 con/bể, khối lượng cá thí nghiệm dao động từ<br />
6,80 đến 6,85 g/con. Thời gian thí nghiệm 8 tuần.<br />
Các chỉ tiêu cần xác định: tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, hệ số thức ăn, hiệu<br />
quả sử dụng protein, lipid, chỉ số protein tích lũy, chỉ số lipid tích lũy và<br />
thành phần hóa học của thức ăn và của cá.<br />
Hình 4: Hệ thống bể và cá thí nghiệm 4<br />
Thí nghiệm 5: Xác định tỷ lệ dầu cá và dầu đậu nành thích hợp<br />
- Thức ăn thí nghiệm<br />
Thức ăn thí nghiệm được phối trộn với các nguồn nguyên liệu chính như<br />
bột cá, bánh dầu nành ly trích, bột mì và hàm lượng dầu cá, dầu nành thay<br />
đổi theo tỷ lệ được thể hiện trong Bảng 2.<br />
Bảng 2: Thành phần nguyên liệu và thành phần hóa học thức ăn TN 5<br />
0% 25% 50% 75% 100%<br />
Nguyên liệu (%)<br />
DĐN DĐN DĐN DĐN DĐN<br />
Bột cá 10 10 10 10 10<br />
Bánh dầu nành ly trích 55,5 55,5 55,5 55,5 55,5<br />
Bột mì 16,5 16,5 16,5 16,5 16,5<br />
Dầu cá 6,22 4,66 3,11 1,55 0<br />
Dầu đậu nành 0 1,55 3,11 4,66 6,22<br />
Khoáng –Vitamin 2 2 2 2 2<br />
Gelatin 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00<br />
CMC 8,80 8,80 8,80 8,80 8,80<br />
Thành phần hóa học của thức ăn (% khối lượng khô)<br />
Độ ẩm 8,10 6,64 5,56 6,52 5,23<br />
Protein 34,4 34,5 34,8 34,6 35,3<br />
Lipid 7,64 7,55 7,59 7,51 7,63<br />
Tro 8,82 8,71 8,61 8,56 8,54<br />
Xơ 5,94 5,94 5,94 5,94 5,94<br />
CHO 49,1 49,1 49,0 49,3 48,6<br />
Năng lượng thô (KJ,g-1) 17,4 17,3 17,2 17,3 17,3<br />
Tỷ lệ CHO:L 6,43:1 6,50:1 6,46:1 6,56:1 6,36:1<br />
Ghi chú: Dầu cá biển nhập từ Ấn Độ; Dầu nành: sản xuất tại Công ty TNHH Dầu Thực Vật<br />
Cái Lân; CMC - Carboxymethylcenllulose<br />
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5<br />
nghiệm thức thức ăn 0% DĐN, 25% DĐN, 50% DĐN, 75% DĐN và 100%<br />
DĐN. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với mật độ cá bố trí 30 con/bể, khối<br />
lượng cá thí nghiệm dao động từ 6,83±0,07g/con. Thức ăn có cùng hàm<br />
lượng protein 35%, béo 7,5% và mức năng lượng 17,2 KJ/g. Thời gian thí<br />
nghiệm 8 tuần. Các chỉ tiêu cần xác định: tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, hệ<br />
số thức ăn, hiệu quả sử dụng protein, lipid, chỉ số protein tích lũy, chỉ số<br />
lipid tích lũy, thành phần hóa học của thức ăn và cá<br />
- Chăm sóc cá, quản lý thí nghiệm: cá được cho ăn thỏa mãn nhu cầu,<br />
mỗi ngày cho ăn 2 lần (8 giờ và 16 giờ). Lượng thức ăn mà cá tiêu thụ và<br />
thừa trong mỗi bể được ghi nhận hàng ngày (lượng thức ăn thừa được<br />
siphon ra ngoài, sấy khô và cân lại khối lượng). Đồng thời trong thời gian<br />
thí nghiệm nước được thay định kỳ 3 ngày/ lần, mỗi lần thay 30% lượng<br />
nước trong bể. Nhiệt độ nước: 27,5–29,5oC; Oxy hòa tan: 4 ppm; pH:7,5–<br />
7,8; NH3+:0,01 ppm; NO2-:0,75 ppm.<br />
3.2.3 Nội dung 3: Xác định khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu phổ<br />
biến làm thức ăn<br />
Xác định khả năng tiêu hóa của cá kèo đối với một số nguyên liệu phổ biến<br />
sử dụng trong phối chế thức ăn gồm hai thí nghiệm.<br />
3.2.3.1 Thí nghiệm 6: Khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu cung cấp<br />
protein<br />
- Thức ăn thí nghiệm: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm 6 ở<br />
Bảng 3.<br />
Bảng 3: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm 6 (% KL khô)<br />
Thức ăn<br />
Nguyên lệu<br />
Bánh dầu Bã cải<br />
Đối chứng Bột cá Bột thịt xương<br />
nành canola<br />
Cr2O3 1 0,7 0,7 0,7 0,7<br />
Bột cá 18,4 12,9 12,9 12,9 12,9<br />
Bánh dầu nành 28,1 19,7 19,7 19,7 19, 7<br />
Bột mì 33,8 23,7 23,7 23,7 23,7<br />
Cám gạo 15,7 11,0 11,0 11,0 11,0<br />
CMC1 1 0,7 0,7 0,7 0,7<br />
Dầu cá2 1 0,7 0,7 0,7 0,7<br />
Premix vitamin, khoáng3 1 0,7 0,7 0,7 0,7<br />
Bột cá Kiên Giang - 30 - - -<br />
Bánh dầu nành ly trích<br />
- - 30 - -<br />
Arhentina<br />
Bột thịt xương Ý - - - 30 -<br />
Bã cải canola Canada - - - - 30<br />
Tổng 100 100 100 100 100<br />
- Bố trí thí nghiệm<br />
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức đối chứng, bột cá, bánh dầu nành, bột thịt<br />
xương và bã cải canola, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại<br />
trong hệ thống 15 bể nhựa (70 L/bể). Cá (5-7g/con) được bố trí với mật độ<br />
50 con/ bể trong bể có hệ thống sục khí, độ mặn nước duy trì trong suốt<br />
thời gian thí nghiệm là 10‰. Nghiệm thức thức ăn đối chứng được phối<br />
trộn 1% chất đánh dấu (Cr2O3) và 4 nghiệm thức thức ăn cần xác định độ<br />
tiêu hóa có chứa 30% lượng nguyên liệu (bột cá, bánh dầu nành, bột thịt<br />
xương và bã cải canola) và 70% lượng thức ăn đối chứng.<br />
Cách thu và xử lý phân: được thực hiện tương tự như thí nghiệm 2<br />
Các chỉ tiêu cần xác định như: phần hóa học của nguyên liệu, thức ăn và<br />
mẫu phân của cá kèo, Cr2O3, độ tiêu hóa thức ăn, dưỡng chất trong thức ăn,<br />
độ tiêu hóa của nguyên liệu.<br />
3.2.3.2 Thí nghiệm 7: Khả năng tiêu hóa một số nguồn nguyên liệu<br />
cung cấp năng lượng<br />
Thức ăn thí nghiệm, bố trí thí nghiệm, cách thu phân và các chỉ tiêu phân<br />
tích: được thực hiện tương tự như thí nghiệm 6. Tuy nhiên, các nguồn<br />
nguyên liệu được đánh giá độ tiêu hoá là cám gạo, cám ly trích, cám mì và<br />
mì lát<br />
3.2.4 Nội dung 4: Xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo thương<br />
phẩm<br />
Công thức thức ăn của cá kèo được xây dựng dựa trên kết quả của nội dung<br />
2 và 3. Cụ thể:<br />
- Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo được thực hiện ở thí<br />
nghiệm trong nội dung 2.<br />
+ Thí nghiệm bỏ đói (TN 1) xác định số mũ trao đổi chất cơ sở của<br />
năng lượng và protein.<br />
+ Thí nghiệm đánh giá độ tiêu hóa của thức ăn (TN 2) xác định độ<br />
tiêu hóa vật chất khô, protein và năng lượng.<br />
+ Thí nghiệm hiệu quả sử dụng thức ăn (TN 3) xác định nhu cầu<br />
protein và năng lượng duy trì, hiệu quả sử dụng protein và năng lượng dựa<br />
trên protein và năng lượng tiêu hóa ăn vào.<br />
+ Thí nghiệm xác định nhu cầu lipid, tỷ lệ CHO:L và hiệu quả sử<br />
dụng các nguồn lipid khác nhau (TN 4 và TN 5) xác định hàm lượng lipid<br />
thích hợp, tỷ lệ CHO:L và khả năng sử dụng lipid.<br />
- Độ tiêu hóa của các nguồn nguyên liệu được thực hiện ở thí nghiệm trong<br />
nội dung 3<br />
Xây dựng nhu cầu thức ăn cho cá dựa trên những yêu cầu chung đảm bảo<br />
về dinh dưỡng bao gồm các nguyên liệu chính và nguyên liệu bổ sung, đảm<br />
bảo giá thức ăn hợp lý và thân thiện với môi trường theo hướng dẫn của<br />
Guillaume et al. (2001).<br />
Ứng dụng phần mềm xây dựng công thức: Chương trình excell version 5.0<br />
được sử dụng để thiết lập công thức thức ăn với nhu cầu dinh dưỡng của cá<br />
đã được thiết lập cùng với nguồn nguyên liệu đã được đánh giá độ tiêu hóa<br />
từ kết quả nghiên cứu của đề tài.<br />
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu<br />
Số liệu được xử lý theo chương trình excell version 5.0 và SPSS version<br />
16,0. So sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào ANOVA một nhân<br />
tố và phép thử DUNCAN ở mức ý nghĩa (P0,05). Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.<br />
4.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo<br />
4.2.1 Protein và năng lượng duy trì<br />
4.2.1.1 Khối lượng cá tiêu hao sau quá trình bỏ đói<br />
Khối lượng cá kèo của 4 nhóm kích cỡ khác nhau (nhóm 1: 3,63 g/con;<br />
nhóm 2: 5,86 g/con; nhóm 3: 14,2 g/con; nhóm 4: 20 g/con) ở thí nghiệm<br />
bỏ đói được thể hiện qua Bảng 8.<br />
Bảng 8: Khối lượng của các nhóm kích cỡ cá kèo sau thời gian bỏ đói<br />
Nhóm cá Wi (g) Wf (g) Wg (g) DWG (g/ngày) SR (%)<br />
1 3,63 ± 0,14 3,21 ± 0,15 -0,42 ± 0,02 -0,02 ± 0,01 92,2±5,08<br />
2 5,86 ± 0,06 4,42 ± 0,05 -1,44 ± 0,10 -0,05 ± 0,01 85,5±6,92<br />
3 14,2 ± 0,06 12,7± 0,06 -1,55 ± 0,02 -0,06 ± 0,01 88,3±7,64<br />
4 20,0 ± 0,15 17,4± 0,31 -2,60 ± 0,17 -0,09 ± 0,01 85,0±5,00<br />
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn<br />
Kết quả thí nghiệm ở Bảng 8 cho thấy tỷ lệ sống của cá dao động từ 85,0–<br />
92,2%; thấp nhất ở kích cỡ cá có khối lượng 20g/con (Nhóm 4) và cao nhất<br />
ở cá có kích cỡ 3,63g/con (Nhóm 1); cá càng lớn tỷ lệ sống của cá thấp.<br />
Điều này cho thấy sự thích nghi của cá trong điều kiện thí nghiệm đối với<br />
cá có kích cỡ nhỏ tốt hơn so với cá có kích cỡ lớn. Ngược lại với tỷ lệ sống,<br />
cá có kích cỡ càng lớn thì khối lượng giảm càng nhiều, khối lượng cá giảm<br />
dao động trong khoảng 0,42–2,60 g. Khối lượng của cá giảm trên ngày dao<br />
động trong khoảng 0,02–0,09 g/ngày; cá có khối lượng giảm cao nhất là<br />
0,09 g/ngày ở kích cỡ 20g/con và giảm thấp nhất (0,02 g/ngày) ở kích cỡ cá<br />
3,63 g/con.<br />
4.2.1.2 Thành phần hóa học của cá kèo trước và sau bỏ đói<br />
Thành phần hóa học của cá kèo ở 4 nhóm kích cỡ khác nhau (nhóm 1: 3,63<br />
g/con; nhóm 2: 5,86 g/con; nhóm 3: 14,2 g/con; nhóm 4: 20 g/con) sau 28<br />
ngày thí nghiệm được trình bày trong Bảng 9.<br />
Bảng 9: Thành phần hóa học của cá kèo sau 28 ngày bị bỏ đói<br />
Thành phần hóa học của cá trước và sau thí nghiệm (% khối lượng tươi)<br />
Nhóm<br />
cá Năng lượng<br />
Ẩm độ Protein Lipid Tro<br />
(kJ/g)<br />
81,4±0,11 12,7±0,14 3,41±0,12 2,28±0,05 4,04±0,32<br />
1<br />
82,6±0,3d 12,5±0,15a 1,42±0,19a 2,94±0,08a 3,26±0,18a<br />
77,8±2,33 13,4±0,06 4,44±0,16 2,43±0,11 5,44±0,12<br />
2<br />
80,5±0,32c 13,6±0,61b 3,38±0,12b 2,91±0,10a 4,07±0,46b<br />
76,6±0,41 13,6±0,50 5,29±0,33 2,49±0,24 6,08±0,13<br />
3<br />
77,2±0,06b 13,7±0,44b 5,10±0,22c 2,79±0,09a 5,48±0,64c<br />
74,2±0,16 13,9±0,25 6,69±0,16 2,59±0,34 7,06±0,05<br />
4<br />
76,2±0,04a 14,1±0,11b 5,33±0,25c 2,88±0,13a 6,72±0,26d<br />
Các giá trị trong cùng một cột mang cùng chữ cái thì khác biệt khác không có ý nghĩa (p>0,05). Giá trị<br />
thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.<br />
4.2.1.3 Protein của tiêu hao sau 28 ngày bỏ đói<br />
Protein của cá ở 4 nhóm kích cỡ tiêu hao sau quá trình bỏ đói được thể hiện<br />
ở Hình 6.<br />
000 y = 0,0259x0,8308<br />
R² = 0,7727<br />
Protein tiêu hao (g/cá)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
000<br />
<br />
<br />
000<br />
<br />
<br />
000<br />
<br />
<br />
000<br />
0 5 10 15 20 25<br />
Khối lượng cá (g)<br />
Hình 6: Mối quan hệ giữa protein tiêu hao (g/cá) và khối lượng cá (g)<br />
Mối quan hệ giữa protein tiêu hao đi và khối lượng cơ thể được thể hiện<br />
dưới dạng phương trình y = a*BW (kg)b (Lupatsch and Kissil, 2005). Đối<br />
với cá kèo thì mối quan hệ này được thể hiện thông qua phương trình sau:<br />
Y= 0,03 X 0,83 (R2= 0,77).<br />
4.2.1.4 Năng lượng tiêu hao sau 28 ngày bỏ đói<br />
Tương tự như protein tiêu hao thì việc xác định năng lượng tiêu hao đi của<br />
cá kèo ở 4 nhóm kích cỡ sau 28 ngày bị bỏ đói được trình bày ở Hình 7.<br />
y = 0,0214x0,8085<br />
00<br />
lượng tiêu hao (kJ/cá)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
R² = 0,729<br />
<br />
00<br />
<br />
00<br />
<br />
00<br />
Năng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
00<br />
0 10 20 30<br />
Hình 7: Mối quan hệ giữa năng lượng tiêu hao (KJ/cá) và khối lượng cá (g)<br />
Qua hình 7 cho ta thấy giữa năng lượng tiêu hao đi và khối lượng cá kèo<br />
được thể hiện bằng phương trình số mũ như sau: Y= 0,02 X 0,81 (R2=<br />
0,73)<br />
4.2.2 Xác định khả năng tiêu hóa thức ăn và các dưỡng chất trong thức<br />
ăn<br />
Khả năng tiêu hóa thức ăn và các dưỡng chất trong thức ăn của cá kèo được<br />
thể hiện ở Bảng 10.<br />
Bảng 10: Độ tiêu hóa thức ăn, protein, năng lượng của thức ăn<br />
Độ tiêu hóa %<br />
Độ tiêu hóa thức ăn (%) 74,2<br />
Độ tiêu hóa năng lượng (%) 74,1<br />
Độ tiêu hóa protein (%) 87,0<br />
Qua Bảng 10 cho thấy độ tiêu hóa thức ăn của cá kèo là 74,2%, độ tiêu hóa<br />
protein, năng lượng tương ứng là 87% và 74,1%. Kết quả này cho thấy thức<br />
ăn có chất lượng khá tốt và khả năng tiêu hóa thức ăn của cá kèo cao hơn so<br />
với một số loài cá khác.<br />
4.2.3 Xác định hiệu quả sử dụng protein và năng lượng của cá kèo<br />
4.2.3.1 Tỷ lệ sống<br />
Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức dao động trong khoảng từ 92,2–97,8%<br />
và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Ở<br />
nghiệm thức 0% (cá bị bỏ đói) nhưng tỷ lệ sống rất cao (97,8%), điều này<br />
chứng tỏ cá kèo có khả năng sống sót và năng lượng dự trữ đủ đảm bảo cho<br />
các hoạt động trao đổi chất cơ sở của cá trong thời gian thí nghiệm. Ngoài<br />
ra, trong quá trình nuôi với các tỷ lệ cho ăn khác nhau từ 1,5 đến 6,0% khối<br />
lượng thân không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá.<br />
4.2.3.2 Tăng trưởng<br />
Khối lượng của cá ở nghiệm thức bỏ đói (NT 0%) giảm 0,02 g/ ngày (Bảng<br />
11). Tuy nhiên khối lượng của cá bắt đầu tăng ở nghiệm thức cho ăn với<br />
mức thấp nhất (NT 1,5%). Kết quả tăng trưởng tuyệt đối và tương đối của<br />
cá được trình bày trong Bảng 11.<br />
Bảng 11: Khối lượng đầu, khối lượng cuối và tăng trưởng của cá<br />
Nghiệm thức Wi (g) Wf (g) DWG (g/ngày) SGR (%/ngày)<br />
NT 0% 3,32±0,00 2,66±0,76 -0,02±0,00 -0,79±0,10<br />
NT 1,5% 3,32±0,00a 4,48± 0,16a 0,04± 0,01a 1,06±0,13 a<br />
NT 3,0% 3,30±0,02a 5,83± 0,27b 0,09± 0,01b 2,02±0,17 b<br />
NT 4,5% 3,30±0,01a 6,37± 0,12bc 0,11± 0,00bc 2,35±0,08 bc<br />
NT 6,0% 3,32±0,01a 6,97± 0,27c 0,13± 0,01c 2,64±0,14 c<br />
Các giá trị trong cùng một cột mang cùng chữ cái thì khác biệt khác không có ý nghĩa<br />
(p>0,05). Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.<br />
Tốc độ tăng trưởng của cá tăng cùng với khẩu phần ăn của cá, tăng trưởng<br />
tuyệt đối (DWG) của cá dao động từ 0,04 đến 0,13 g/ngày, DWG của cá ở<br />
nghiệm thức 4,5% khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với<br />
DWG của cá ở nghiệm thức 6,0%. Tương tự với DWG, tăng trưởng tương<br />
đối (SGR) của cá cũng cao nhất ở nghiệm thức 6% và khác biệt không có ý<br />
nghĩa thống kê (P>0,05) so với nghiệm thức 4,5% khối lượng thân nhưng<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê (P0,05). Hàm lượng tro trong cơ thể cũng có sự thay đổi, tuy<br />
nhiên mức độ thay đổi không đáng kể như các thành phần khác trong cơ<br />
thể, dao động từ 2,44 đến 2,61% và hàm lượng tro giữa các nghiệm thức<br />
đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).<br />
4.2.3.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn<br />
Lượng thức ăn ăn vào của cá/ngày (FI) dao động từ 0,05 đến 0,18 g/con/<br />
ngày, thấp nhất ở nghiệm thức 1,5% khối lượng thân và cao nhất ở nghiệm<br />
thức cá được cho ăn tối đa (6,0% khối lượng thân), FI giữa các nghiệm thức<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 0,05) giữa các nghiệm thức (Bảng 13)<br />
Bảng 13: Lượng thức ăn ăn vào (FI) và hệ số thức ăn (FCR) của cá<br />
Nghiệm FI (g/con/ngày) FCR<br />
thức<br />
NT 0% -- --<br />
NT 1,5% 0,05± 0,01a 1,32± 0,12a<br />
NT 3,0% 0,10± 0,01b 1,21± 0,18a<br />
NT 4,5% 0,15± 0,01c 1,40± 0,04a<br />
NT 6,0% 0,18± 0,01d 1,45± 0,02a<br />
Các giá trị trong cùng một cột mang cùng chữ cái thì khác biệt khác không có ý nghĩa<br />
(p>0,05). Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.<br />
4.2.3.5 Hiệu quả sử dụng protein<br />
Mối quan hệ giữa protein tăng trưởng và protein tiêu hóa ăn vào được thể<br />
hiện ở Hình 8 và phương trình Protein tăng trưởng = 0,44 x (Protein ăn<br />
vào) – 0,17 (R2=0,93)<br />
<br />
02 y = 0.440x - 0.174<br />
R² = 0.928<br />
Protein tăng tưởng (g/kg 0,83/ngày)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
02<br />
<br />
01<br />
<br />
01 0,4<br />
<br />
<br />
<br />
00<br />
00 01 02 03 04 05<br />
-01<br />
Protein tiêu hóa ăn vào (g/kg 0,83 /ngày)<br />
-01<br />
Hình 8: Mối quan hệ giữa protein ăn vào và protein tăng trưởng<br />
4.2.3.6 Hiệu quả sử dụng năng lượng của cá kèo<br />
Mối quan hệ giữa năng lượng tiêu hóa ăn vào và năng lượng trong cơ thể<br />
tích lũy được trình bày theo Hình 10 và được biễu diễn bằng phương trình<br />
sau:<br />
Năng lượng tăng trưởng = 0,46 x (Năng lượng ăn vào)−5,18, (R2=0,96)<br />
Với Y: Năng lượng tích lỹ (kJ/kg0,84/ngày) và X: năng lượng tiêu hóa ăn<br />
vào (kJ/khối lượng cá 0,84 (kg)/ngày)<br />
y = 0.460x - 5.177<br />
80 R² = 0.954<br />
Năng lượng tăng trưởng (kJ/kg 0.81/ngày)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
60<br />
<br />
<br />
40<br />
<br />
<br />
20 11,3<br />
<br />
<br />
<br />
0<br />
0 50 100 150 200<br />
Năng lượng tiêu hóa ăn vào(kJ/kg 0,81 gày)<br />
-20<br />
Hình 9: Mối quan hệ giữa năng lượng tiêu hóa ăn vào và năng lượng tăng<br />
trưởng<br />
4.2.4 Xây dựng nhu cầu protein và năng lượng cho cá kèo<br />
Nhu cầu protein, năng lượng và tỷ lệ protein/năng lượng cũng như các chỉ<br />
tiêu chi tiết khác trong khẩu phần ăn của cá kèo được xây dựng trong Bảng<br />
14. Thức ăn được xây dựng với ba mức năng lượng tiêu hóa: 12, 13 và 14<br />
MJ/kg để đáp ứng nhu cầu của cá trong thời gian nuôi thương phẩm. Cụ<br />
thể, cá khối lượng 5g/con có thể sử dụng thức ăn với mức năng lượng tiêu<br />
hóa thấp, cá có thể lấy thức ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu protein của cá<br />
và ngược lại cho cá có khối lượng lớn hơn. Việc xây dựng nhu cầu protein<br />
và năng lượng của cá kèo kế thừa từ các kết quả nghiên cứu của một số tác<br />
giả Lupatsch (2003) xây dựng nhu cầu cho cá Sparus aurata, Glencross et<br />
al. (2010) thực hiện trên cá Pangasianodon hypophthalmus và Trung et al.<br />
(2011) nghiên cứu trên cá O.niloticus.<br />
Các số liệu về nhu cầu protein và năng lượng có thể được sử dụng để phát<br />
triển các mô hình thức ăn với thành phần dinh dưỡng cần thiết, ít nhất là về<br />
protein và năng lượng cho cá ở bất kỳ giai đoạn nào trong vòng đời của nó<br />
(Lupatsch et al. 1998). Các kết quả của nghiên cứu này có được dựa trên sự<br />
kế thừa về phương pháp của các nghiên cứu của các tác giả trước đó. Về cơ<br />
bản, xác định nhu cầu năng lượng của cá cho tăng trưởng và không tăng<br />
trưởng từ nguồn năng lượng của cơ thể thực chất là xác định bao nhiêu<br />
năng lượng cần thiết cho cá tăng trưởng phát triển ở bất kỳ giai đoạn nào<br />
trong vòng đời của nó.<br />
Năng lượng chứa trong thức ăn sẽ ảnh hưởng đến tổng lượng thức ăn sử<br />
dụng và lượng protein cần thiết để đáp ứng nhu cầu protein hàng ngày. Chế<br />
biến thức ăn đáp ứng với hàm lượng protein trong cơ thể cá (khối lượng<br />
tươi) ở mức 13,3% (mức protein được sử dụng để thiết kế khẩu phần ở<br />
Bảng 14) với mức năng lượng cao thì đòi hỏi protein trong thức ăn của cá<br />
cũng cao và lượng thức ăn cần sử dụng sẽ ít. Chế độ thức ăn này sẽ phù<br />
hợp với cá giai đoạn nhỏ, cá cần được cung cấp thức ăn chứa protein và<br />
năng lượng cao sẽ cho FCR tối ưu hơn khi cung cấp thức ăn cho cá có mức<br />
protein và năng lượng thấp.<br />
Bảng 14: Nhu cầu protein và năng lượng của cá kèo dựa trên sự tiêu hóa protein và năng lượng trong thức ăn<br />
(a)<br />
Khối lượng cá (g) 5,00 10,0 15,0 20,0 5,00 10,0 15,0 20,0 5,00 10,0 15,0 20,0<br />
(b)<br />
Tăng trưởng (g/ngày)1 0,15 0,20 0,23 0,25 0,15 0,20 0,23 0,25 0,15 0,20 0,23 0,25<br />
Nhu cầu năng lượng<br />
(c)<br />
Trao đổi chất cơ sở2 0,014 0,024 0,033 0,042 0,014 0,024 0,033 0,042 0,014 0,024 0,033 0,042<br />
Năng lượng tiêu hóa duy trì (d)<br />
(kJ/cá/ngày)3 0,15 0,27 0,38 0,48 0,15 0,27 0,38 0,48 0,15 0,27 0,38 0,48<br />
Năng lượng tăng trưởng (e)<br />
(kJ/cá/ngày)4 0,96 1,25 1,45 1,62 0,96 1,25 1,45 1,62 0,96 1,25 1,45 1,62<br />
Năng lượng tiêu hóa tăng (f)<br />
trưởng (kJ/cá/ngày)5 2,08 2,71 3,16 3,53 2,08 2,71 3,16 3,53 2,08 2,71 3,16 3,53<br />
Tổng năng lượng tiêu hóa (g)<br />
(kJ/cá/ngày)6 2,24 2,98 3,54 4,00 2,24 2,98 3,54 4,00 2,24 2,98 3,54 4,00<br />
Nhu cầu Protein<br />
(h)<br />
Protein trao đổi chất cơ sở7 0,012 0,022 0,031 0,039 0,012 0,022 0,031 0,039 0,012 0,022 0,031 0,039<br />
Protein tiêu hóa duy trì (i)<br />
(g/cá/ngày)8 0,005 0,009 0,012 0,016 0,005 0,009 0,012 0,016 0,005 0,009 0,012 0,016<br />
Protein tăng trưởng (j)<br />
(g/cá/ngày)9 0,021 0,026 0,029 0,032 0,021 0,026 0,029 0,032 0,021 0,026 0,029 0,032<br />
Protein tiêu hóa tăng trưởng (k)<br />
(g/cá/ngày)10 0,049 0,060 0,067 0,072 0,049 0,060 0,067 0,072 0,049 0,060 0,067 0,072<br />
Tổng protein tiêu hóa (l)<br />
(g/cá/ngày)11 0,054 0,068 0,079 0,088 0,054 0,068 0,079 0,088 0,054 0,068 0,079 0,088<br />
Thức ăn 5,00 10,0 15,0 20,0 5,00 10,0 15,0 20,0 5,00 10,0 15,0 20,0<br />
Năng lượng tiêu hóa trong thức (m)<br />
ăn (MJ/kg)12 12 12 12 12 13 13 13 13 14 14 14 14<br />
% thức ăn khối lượng cơ thể ăn (n)<br />
vào13 3,7% 2,5% 2,0% 1,7% 3,4% 2,3% 1,8% 1,5% 3,2% 2,1% 1,7% 1,5%<br />
Lượng thức ăn ăn vào (o)<br />
(g/ngày)14 0,19 0,25 0,29 0,33 0,17 0,23 0,28 0,31 0,16 0,21 0,25 0,29<br />
(p)<br />
Protein tiêu hóa (%)15 29% 28% 27% 26% 31% 30% 29% 29% 34% 32% 31% 31%<br />
(q)<br />
FCR16 1,14 1,26 1,34 1,39 1,06 1,16 1,23 1,29 0,98 1,04 1,14 1,20<br />
(r)<br />
Tỷ lệ DP-DE (g/MJ)17 24,2 22,9 22,3 21,9 22,9 22,9 22,3 21,9 22,9 22,9 22,3 21,9<br />
(1) = 0,087*(a)^0,357 (7) = (a)* số mũ protein trao đổi chất/1000 (14) = (g)/ (m)<br />
(2) = (b)* số mũ năng lượng trao đổi chất/1000 (8) = Nhu cầu protein duy trì * (7) (13) = (o)/ (a) (3) =<br />
Nhu cầu năng lượng duy trì * (2) (9) = (b)*hàm lượng protein trung bình của cơ thể (13,3%) (15) = (l)/ (o)<br />
(4) = (b)* 3,82 (a)0.20 (R2=0,97) (10) = (9)/ hiệu quả sử dụng protein (16) = (o)/ (b)<br />
(5) = (4)/ hiệu quả sử dụng năng lượng (11) = (i) + (k) (17) = (l)*1000/ (g)<br />
(6) = (5) + (3) (12) = ( l) *1000/ (g)<br />
4.2.5 Nhu cầu lipid, tỷ lệ CHO:L và hiệu quả sử dụng các nguồn lipid<br />
khác nhau của cá kèo<br />
4.2.5.1 Xác định nhu cầu lipid của cá<br />
Khi phân tích hồi quy bậc hai theo phương pháp của Zeitoun et al. (1976)<br />
với hai đường cong phụ ± 5% sai lệch so với đường cong trung bình giữa<br />
tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá và hàm lượng lipid trong thức ăn với<br />
đường hồi qui được xác định là y= -0,0011x2 + 0,0199x + 0,0504 và điểm<br />
đạt cực đại khi giá trị Xmax= 9,05%. Ngoài ra, trong phương pháp này 2<br />
điểm x cũng được xác định xo= 5,45% với đường cong phụ - 5% và x1=<br />
6,75% với đường cong phụ +5%. Kết quả cho thấy hàm lượng lipid trong<br />
thức ăn thích hợp cho cá kèo dao động từ 5,45 đến 9,05%. Tuy nhiên, trong<br />
phương pháp đường cong bậc hai giá trị nằm giữa x0 và x1 là 5,45 và 6,75%<br />
là mức lipid trong thức ăn mang lại hiệu quả kinh tế nhất cho cá kèo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10: Mối tương quan giữa DWG và hàm lượng lipid trong thức ăn<br />
<br />
4.2.5.2 Xác định tỷ lệ dầu cá và dầu đậu nành thích hợp trong công<br />
thức thức ăn<br />
Tăng trưởng c