BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản<br />
Mã ngành: 62620301<br />
<br />
<br />
<br />
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC SINH<br />
HỌC TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC<br />
TRÊN TUYẾN SÔNG HẬU SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT<br />
KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cần Thơ, 2017<br />
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người hướng dẫn: PGs.Ts. Vũ Ngọc Út<br />
<br />
<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường<br />
Họp tại: ………………...………………………………………<br />
Vào lúc …..... giờ …….. ngày …….. tháng …….. năm ……....<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phản biện 1:…………………………………………………….<br />
Phản biện 2:…………………………………………………….<br />
Phản biện 3: …………………………………..…………….….<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.<br />
Thư viện Quốc gia Việt Nam.<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ<br />
Tạp chí khoa học<br />
1. Nguyễn Thị Kim Liên, Huỳnh Trường Giang và Vũ Ngọc Út,<br />
2014. Thành phần động vật đáy (Zoobenthos) trên sông Hậu. Tạp chí Khoa<br />
học, Đại học Cần Thơ, số 2: 239-247.<br />
2. Nguyễn Thị Kim Liên, Lâm Quang Huy, Dương Thị Hoàng Oanh,<br />
Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2016. Chất lượng nước trên sông chính<br />
và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ,<br />
số 43a: 68-79.<br />
3. Nguyễn Thị Kim Liên và Vũ Ngọc Út, 2016. So sánh sự phát triển<br />
của động vật đáy (Zoobenthos) giữa khu vực đầu nguồn, giữa nguồn và<br />
cuối nguồn của sông Hậu. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,<br />
ISSN 1859-4581, số 18: trang 94-102.<br />
Hội nghị, hội thảo<br />
1. Nguyen thi Kim Lien, Tran Ngoc Tiem and Vu Ngoc Ut, 2014.<br />
Zoobenthos community in Hau river of the Mekong delta, Vietnam. IFS<br />
2014. 4th. International Fisheries Symposium. Programme and abstract<br />
book. Octobeber 30-31th, 2014. JW Marriot Hotel, Surabaya, Indonesia.<br />
Page 267.<br />
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU<br />
<br />
1.1 Đặt vấn đề<br />
Sông Hậu có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước chủ<br />
yếu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của<br />
một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy để quản lý, khai<br />
thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước một cách hợp lý thì việc quan trắc<br />
chất lượng nước cần phải được quan tâm.<br />
Hiện nay, có hai phương pháp quan trắc chất lượng nước đó là<br />
phương pháp lý hóa học và phương pháp quan trắc sinh học. Trong đó,<br />
phương pháp quan trắc sinh học được thực hiện trên cơ sở sử dụng các<br />
nhóm sinh vật chỉ thị như cá, thực vật bậc cao, thực vật nổi, tảo khuê sống<br />
đáy và động vật không xương sống cỡ lớn (ĐVKXSCL) (De Pauw et al.,<br />
1992). Phương pháp quan trắc chất lượng nước bằng cách sử dụng<br />
ĐVKXSCL được sử dụng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi ở nhiều<br />
quốc gia trên thế giới (Hoàng Thị Thu Hương, 2009; Friberg et al., 2010).<br />
Ở châu Á, đặc biệt là các nước đang phát triển, việc quan trắc chất lượng<br />
nước ở các sông, suối chủ yếu dựa vào các yếu tố lý hóa học, các nghiên<br />
cứu đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp sinh học còn nhiều hạn<br />
chế (Morse et al., 2007). Đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp lý<br />
hóa học được ứng dụng phổ biến trong các nghiên cứu trên sông nhưng chỉ<br />
xác định được chất lượng nước tại từng thời điểm nghiên cứu. Vì thế khó<br />
có thể dự báo chính xác về các tác động lâu dài cũng như ảnh hưởng của<br />
các yếu tố môi trường đến khu hệ sinh vật trong nước, chu kỳ thu mẫu phải<br />
được lặp đi lặp lại nhiều lần nên tốn nhiều chi phí. Phương pháp quan trắc<br />
sinh học đòi hỏi kiến thức cơ bản về phân loại của nhóm sinh vật được sử<br />
dụng làm sinh vật chỉ thị, trong đó ĐVKXSCL được sử dụng phổ biến do<br />
chỉ phân loại đến bậc họ, đây là phương pháp mang tính chất hiện đại hơn<br />
với chu kỳ thu mẫu dài hơn nên tiết kiệm được chi phí.<br />
Ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Quýnh và ctv. (2001) đã xây dựng được<br />
hệ thống điểm BMWPVIỆT áp dụng cho các thủy vực nước ngọt của Việt<br />
Nam dựa trên những chuyển đổi của hệ thống tính điểm BMWP của Anh<br />
và Thái Lan. Đến nay đã có một số nghiên cứu ứng dụng ĐVKXSCL làm<br />
sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước nhưng chỉ chủ yếu tập trung ở<br />
khu vực miền Bắc và miền Trung. Riêng ở vùng đồng bằng sông Cửu<br />
Long, việc đánh giá chất lượng nước chủ yếu bằng phương pháp lý hóa<br />
học, còn phương pháp sinh học chưa được ứng dụng nhiều. Vì vậy, nghiên<br />
cứu này được thực hiện nhằm phát triển phương pháp quan trắc sinh học<br />
cho lưu vực sông Hậu.<br />
1<br />
.1.2 Mục tiêu của nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định hiện trạng chất<br />
lượng nước, đặc điểm môi trường sống và tính đa dạng thành phần<br />
ĐVKXSCL nhằm phát triển phương pháp quan trắc sinh học trong đánh<br />
giá chất lượng nước trên sông Hậu.<br />
1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu<br />
Phát triển hệ thống BMWPVIET đặc trưng cho lưu vực sông Hậu dựa<br />
trên nhóm ĐVKXSCL có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn: (1) phát<br />
triển được hệ thống quan trắc sinh học đặc thù cho lưu vực sông Hậu (2) hỗ<br />
trợ đáng kể công tác quan trắc, đánh giá và quản lý chất lượng nước một<br />
cách hiệu quả do tính chính xác, tiện lợi và ít tốn kém của phương pháp<br />
này, nhất là ở những địa phương không có điều kiện đầu tư trang thiết bị<br />
phân tích chất lượng nước hiện đại.<br />
Kết quả của luận án còn cung cấp cơ sở dữ liệu về ĐVKXSCL trên<br />
tuyến sông Hậu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và làm cơ sở cho các<br />
nghiên cứu về đa dạng sinh học thủy sinh vật ở vùng ĐBSCL.<br />
1.4 Phạm vi nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện trên sông chính và sông nhánh của tuyến<br />
sông Hậu thuộc địa phận tỉnh An Giang, TPCT, Hậu Giang và Sóc Trăng.<br />
Nhóm ĐVKXSCL là đối tượng chính được sử dụng trong nghiên cứu này<br />
1.5 Nội dung nghiên cứu<br />
(1) Đánh giá chất lượng nước mặt trên sông chính và sông nhánh<br />
thuộc tuyến sông Hậu<br />
(2) Đa dạng thành phần động vật không xương sống cỡ lớn trên sông<br />
chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu<br />
(3) Phát triển phương pháp quan trắc sinh học sử dụng động vật<br />
không xương sống cỡ lớn<br />
1.6 Điểm mới của luận án<br />
- Là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện với qui mô lớn ở khu vực<br />
khảo sát.<br />
- Nghiên cứu đã tìm ra được thành phần ĐVKXSCL bao gồm động<br />
vật đáy và côn trùng thủy sinh phân bố trên sông chính và sông nhánh<br />
thuộc tuyến sông Hậu.<br />
- Xác định được thành phần loài và mật độ động vật đáy cũng như<br />
đặc điểm chất lượng nước của các nhóm thủy vực bị ảnh hưởng bởi các<br />
hoạt động khác nhau như nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp và<br />
nước thải sinh hoạt.<br />
<br />
<br />
2<br />
- Tìm ra được xu hướng chung của một số thông số chất lượng nước<br />
trên sông Hậu cũng như qui luật biến động của các nhóm động vật đáy qua<br />
các giai đoạn thu mẫu.<br />
- Đã phát hiện được 66 họ ĐVKXSCL phân bố trên sông Hậu và đã<br />
bổ sung được 24 họ ĐVKXSCL vào hệ thống điểm BMWPVIET để ứng<br />
dụng cho lưu vực sông Hậu.<br />
1.7 Tên các chuyên đề và tiểu luận tổng quan<br />
Chuyên đề 1: Đặc điểm môi trường nước sông Cửu Long<br />
Chuyên đề 2: Đặc điểm môi trường sống của Động vật không<br />
xương sống cỡ lớn<br />
Tiểu luận tổng quan: Các phương pháp sử dụng trong quan trắc<br />
sinh học<br />
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1.1 Địa điểm thu mẫu: Tổng cộng có 36 điểm thu mẫu gồm 14<br />
điểm trên sông chính (5 điểm đầu nguồn, 5 điểm giữa nguồn và 4 điểm<br />
cuối nguồn) và 22 điểm trên sông nhánh được thể hiện ở Hình 3.1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3.1: Vị trí các điểm thu mẫu trên sông Hậu<br />
2.1.2 Chu kỳ thu mẫu: Tổng cộng có 4 đợt thu mẫu trong chu kỳ 1<br />
năm (Tháng 06/2013, tháng 09/2013, tháng 12/2013 và tháng 03/2014).<br />
2.1.3 Phương pháp thu và phân tích các thông số môi trường<br />
nước<br />
Các thông số môi trường nước gồm: Nhiệt độ, pH, độ đục, TSS, DO,<br />
COD, N-NO3-, TAN, P-PO43-, TN, TP và TOM được thu và phân tích theo<br />
APHA (1995) và APHA (1999) tại phòng thí nghiệm phân tích chất lượng<br />
nước Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Ngoài ra, mẫu sa cấu đất được<br />
phân tích theo Whiting et al. (2011).<br />
<br />
<br />
3<br />
2.2 Phương pháp thu và phân tích mẫu<br />
2.2.1 Phương pháp thu mẫu ĐVKXSCL<br />
Động vật không xương sống cỡ lớn trong nghiên cứu này được chia<br />
thành 2 nhóm: ĐVKXSCL sống đáy (động vật đáy, ĐVĐ) và côn trùng<br />
thủy sinh.<br />
- Động vật đáy: Động vật đáy được thu bằng gàu Petersen (0,03 m2)<br />
tại mỗi vị trí thu tổng cộng 10 gàu và cố định bằng formol (8-10%).<br />
- Côn trùng thủy sinh: Sử dụng vợt ao để thu mẫu trong diện tích<br />
khoảng 10 m2. Mẫu sau khi thu được cho vào lọ nhựa và cố định bằng<br />
formol 8-10%.<br />
2.2.2 Phương pháp phân tích mẫu ĐVKXSCL<br />
- Phân tích định tính: Thành phần động vật đáy được xác định đến<br />
bậc loài, riêng côn trùng thủy sinh được định danh đến bậc họ bằng cách<br />
quan sát đặc điểm hình thái-cấu tạo, sau đó dựa vào các tài liệu phân loại<br />
đã được công bố để định danh như Bouchard (2012), Yunfang (1995),<br />
Sangpradub and Boosoong (2006), Đặng Ngọc Thanh và ctv., (1980).<br />
- Phân tích định lượng: Mật độ động vật đáy được xác định theo<br />
công thức: D (ct/m2) = X/S (X là số cá thể ĐVĐ, S là diện tích thu mẫu (S=<br />
n x d), với n là số lượng gàu và d là diện tích miệng gàu)<br />
2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu<br />
Số liệu thu thập đuợc xử lý và phân tích bằng phần mềm phân tích<br />
thống kê SPSS 22.0 và XLSTAT 2016.<br />
2.3.1 Nội dung 1: Đánh giá chất lượng nước mặt trên sông chính<br />
và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu<br />
Phân tích sự khác biệt của các thông số môi trường nước cũng như<br />
mức độ ô nhiễm nước của các nhóm thủy vực trên sông chính và sông<br />
nhánh (Bảng 3.1). Chỉ số chất lượng nước (WQI) được tính theo Kannel et<br />
al. (2007) và Liu et al., (2012). Nghiên cứu cũng xác định chỉ số WQIhi để<br />
đánh giá sự tác động của con người đến chất lượng nước sông Hậu (MRC,<br />
2008).<br />
Bảng 3.1: Phương pháp phân tích số liệu của nội dung 1<br />
<br />
STT Nội dung phân tích Phương pháp phân tích<br />
1 Sự khác biệt của các thông số chất lượng One-Way ANOVA với<br />
nước và chỉ số WQI giữa các nhóm thủy kiểm định Tukey HSD<br />
vực và trong cùng một nhóm thủy vực. (p