Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Kiểm soát của nhà nước về ATTP thủy sản sản xuất tại Việt Nam
lượt xem 10
download
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế "Kiểm soát của nhà nước về ATTP thủy sản sản xuất tại Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận kiểm soát của Nhà nước về an toàn thực phẩm thủy sản; Thực trạng kiểm soát của Nhà nước về an toàn thực phẩm thủy sản sản xuất tại Việt Nam; Giải pháp tăng cường kiểm soát của Nhà nước về an toàn thực phẩm thủy sản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Kiểm soát của nhà nước về ATTP thủy sản sản xuất tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN QUANG HUY KIỂM SOÁT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ ATTP THỦY SẢN SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN QUANG HUY KIỂM SOÁT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ ATTP THỦY SẢN SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học quản lý Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Đức Thọ 2. PGS.TS. Phạm Thị Thu Hà HÀ NỘI, NĂM 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này, này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh Nguyễn Quang Huy
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP ............................................................................ vii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..............................................................5 1.1. Nhóm các nghiên cứu về ngành thủy sản ..........................................................5 1.2. Các nghiên cứu về ATTP và QLNN về ATTP thủy sản ..................................6 1.2.1. Các nghiên cứu về ATTP ...............................................................................6 1.2.2. Các nghiên cứu QLNN về ATTP thủy sản .....................................................7 1.3. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................15 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................17 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM SOÁT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM THỦY SẢN ........................................................................................18 2.1. Các khái niệm cơ bản........................................................................................18 2.1.1. Các thuật ngữ chuyên môn về thủy sản và ATTP ........................................18 2.1.2. An toàn thực phẩm thủy sản .........................................................................18 2.1.3. Mối nguy ATTP thủy sản .............................................................................20 2.2. Kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản ..................................................24 2.2.1. Khái niệm QLNN về ATTP thủy sản ...........................................................24 2.2.2. Khái niệm kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản ...............................25 2.2.3. Các bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản ...........................................................................................................................26 2.2.4. Nguyên tắc kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản ..............................30 2.2.5. Phương pháp kiểm soát ATTP thủy sản .......................................................31 2.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản ....35 2.2.7. Tiêu chí đánh giá kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản ....................38 2.3. Khung nghiên cứu của luận án ........................................................................39 2.4. Kinh nghiệm của nước ngoài trong kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản ..............................................................................................................................40 2.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan ...........................................................................40 2.4.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc .........................................................................44
- iii TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................48 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................49 3.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................49 3.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................49 3.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................49 3.4. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................50 3.4.1. Về nội dung ...................................................................................................50 3.4.2. Về không gian ...............................................................................................50 3.4.3. Về thời gian ..................................................................................................50 3.5. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................51 3.6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................52 3.6.1. Phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý ..........................................................52 3.6.2. Thực hiện khảo sát đối với doanh nghiệp SX thủy sản ................................54 3.6.3. Xử lý kết quả khảo sát đối với doanh nghiệp SX thủy sản...........................56 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................57 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM THỦY SẢN SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM......................................58 4.1. Thực trạng ngành thủy sản Việt Nam .............................................................58 4.1.1. Hoạt động SX thủy sản .................................................................................59 4.1.2. Hoạt động CBTS của Việt Nam ...................................................................62 4.1.3. XK thủy sản ..................................................................................................63 4.1.4. Thủy sản tiêu thụ nội địa ..............................................................................65 4.1.5. NK nguyên liệu .............................................................................................67 4.2. Thực trạng ATTP thủy sản Việt Nam .............................................................68 4.2.1. Thực trạng ATTP thủy sản thông qua kết quả các chương trình lấy mẫu giám sát sản phẩm thủy sản ....................................................................................68 4.2.2. Thực trạng ATTP thủy sản thông qua kết quả kiểm tra, thanh tra tại cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản ..................................................................................71 4.2.3. Thực trạng ATTP thủy sản thông qua số lượng các lô hàng XK bị cảnh báo bởi cơ quan thẩm quyền nước sở tại .......................................................................74 4.3. Thực trạng Luật ATTP và các quy định về ATTP thủy sản...........................75 4.4. Thực trạng tổ chức bộ máy các cơ quan kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản .....................................................................................................................77 4.4.1. Phân công và phối hợp trong kiểm soát của Nhà nước về ATTP ................77
- iv 4.4.2. Phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm soát ATTP thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT..............................................................................81 4.5. Thực trạng cán bộ kiểm soát của nhà nước về ATTP thủy sản ...................85 4.5.1. Thực trạng quy định của Nhà nước về cán bộ kiểm soát ATTP thủy sản ....85 4.5.2. Thực trạng cán bộ kiểm soát về ATTP thủy sản ..........................................87 4.5.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ .............................................................90 4.6. Thực trạng CSVC cho kiểm nghiệm và nguồn lực tài chính cho kiểm soát ATTP thủy sản..........................................................................................................91 4.6.1. CSVC cho hoạt động kiểm nghiệm ..............................................................91 4.6.2. Nguồn lực tài chính.......................................................................................93 4.7. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật về ATTP thủy sản ..............................................................................................................................96 4.8. Thực trạng kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản thông qua kết quả điều tra DN SX thủy sản ..........................................................................................99 4.8.1. Luật ATTP và các quy định ..........................................................................99 4.8.2. Tổ chức bộ máy kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản ....................100 4.8.3. Hoạt động thanh tra và cán bộ thanh tra về ATTP thủy sản.......................100 4.8.4. CSVC cho hoạt động kiểm nghiệm ATTP thủy sản ...................................101 4.8.5. Thông tin, truyền thông và giáo dục về ATTP thủy sản ............................101 4.9. Đánh giá về hoạt động kiểm soát của nhà nước về ATTP thủy sản ...........102 4.9.1. Đánh giá về hệ thống Luật và các quy định ...............................................102 4.9.2. Đánh giá về hệ thống tổ chức quản lý về ATTP thủy sản ..........................107 4.9.3. Đánh giá về cán bộ kiểm soát ATTP thủy sản ...........................................110 4.9.4. Đánh giá về CSVC cho kiểm nghiệm và cơ chế tài chính cho kiểm soát ATTP thủy sản ......................................................................................................111 4.9.5. Đánh giá về hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP 111 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................112 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG AN TOÀN THỰC PHẨM THỦY SẢN ..........................................................................113 5.1. Mục tiêu tăng cường kiểm soát ATTP thủy sản ...........................................113 5.2. Các giải pháp tăng cường kiểm soát của nhà nước về ATTP thủy sản .....113 5.2.1. Luật Thực phẩm và các quy định ...............................................................113 5.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý, kiểm soát thực phẩm ..........................................116 5.2.3. Hoạt động thanh tra và cán bộ thanh tra .....................................................119
- v 5.2.4. Dịch vụ kiểm nghiệm, Giám sát thực phẩm và Cơ sở dữ liệu về dịch tễ học .................................................................................................... 121 5.2.5. Thông tin, Giáo dục, Truyền thông và Đào tạo ..........................................122 5.2.6. Các giải pháp hỗ trợ khác ...........................................................................124 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................126 KẾT LUẬN ................................................................................................................127 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 ATTP An toàn thực phẩm 2 Bộ NN và PNNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3 CBTS Chế biến thủy sản 4 CCKT Cơ cấu kinh tế 5 CLTS ATTP thủy sản 6 Cơ sở CB Cơ sở chế biến 7 Cơ sở SX Cơ sở sản xuất 8 Cục QLCL NLTS Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản 9 DN Doanh nghiệp 10 EU Liên minh châu Âu 11 GAP Thực hành nông nghiệp tốt 12 HACCP Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn 13 KT - XH Kinh tế - Xã hội 14 NK Nhập khẩu 15 NNL Nguồn nhân lực 16 NTTS Nuôi trồng thủy sản 17 QCKT quốc gia Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 18 QLCL Quản lý chất lượng 19 QLNN Quản lý nhà nước 20 QPPL Quy phạm pháp luật 21 SP thủy sản Sản phẩm thủy sản 22 SXKD Sản xuất kinh doanh 23 UBND Ủy ban nhân dân 24 XK Xuất khẩu
- vii DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP Bảng 4.1. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản ..................................................60 Bảng 4.2. Các loại hình và phân bố các cơ sở CBXK thủy sản năm 2020 ...................65 Bảng 4.3: Cơ sở CBTS tiêu thụ nội địa theo loài hình DN và loại sản phẩm chế biến năm 2020 .......................................................................................................................66 Bảng 4.4. Kết quả lấy mẫu giám sát ATTP thủy sản ....................................................69 Bảng 4.5. Tỷ lệ mẫu thủy sản không đạt trong riêng 2 chương trình giám sát quốc gia....... 70 Bảng 4.6. Kết quả thanh tra, kiểm tra ATTP thủy sản ..................................................72 Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra ATTP cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ................................................................................................73 Bảng 4.8. Số lượng lô thủy sản bị nước ngoài cảnh báo, trả về năm 2019 và 2020 .....74 Bảng 4.9: Phân công, phân cấp trong kiểm soát chuỗi thủy sản ...................................82 Bảng 4.10: Phân công, phân cấp trong kiểm soát sản phẩm hỗn hợp, phối chế (thực vật, động vật, thủy sản) của Bộ NN và PTNT ...............................................................84 Bảng 4.11. Nguồn nhân lực cấp Trung ương ................................................................87 Bảng 4.12. Nguồn nhân lực cấp tỉnh .............................................................................88 Bảng 4.13: Nguồn nhân sự của Chi cục QLCL NLTS tại một số tỉnh trọng điểm thủy sản năm 2020 .................................................................................................................89 Bảng 4.14. Thông tin, giáo dục truyền thông về ATTP thủy sản năm 2020 .................98 Hình 4.1. Sản lượng thủy sản Việt Nam từ năm 1995- 2020 ........................................58 Hình 4.2. XK thủy sản Việt Nam giai đoạn 1997 – 2020 .............................................63 Hình 4.3. Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu hải sản của Việt Nam ..............................64 Hình 4.4. Cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2020 ...............64 Hình 4.5. Giá trị tiêu thụ thủy sản tiêu thụ nội địa ........................................................66 Hình 4.6. Các cấp ban hành văn bản quy định về ATTP ở Việt Nam ..........................76 Hình 4.7. Phối hợp giữa 3 Bộ trong kiểm soát ATTP ...................................................77 Hộp 4.1: Đánh giá về hệ thống Luật và các quy định ...................................................75 Hộp 4.2: Nhận thức của các cơ sở sản xuất thủy sản về các quy định của Nhà nước...76
- viii Hộp 4.3. Phân công và phối hợp giữa các Bộ trong QLNN về ATTP thủy sản thông qua các cuộc phỏng vấn sâu ..........................................................................................78 Hộp 4.4. Phân cấp trong Bộ NN&PTNT về kiểm soát ATTP thủy sản .........................85 Hộp 4.5. Năng lực cán bộ kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản ........................91 Hộp 4.6. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến về chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua các cuộc phỏng vấn sâu ................................................................................99
- 1 MỞ ĐẦU Trong những năm qua Ngành Thủy sản Việt Nam đã tăng trưởng không ngừng. Đến năm 2020, sản lượng thủy sản cả năm ước đạt hơn 8,4 triệu tấn, tăng 1,9% so với năm 2019; trong đó, sản lượng khai thác ước đạt hơn 3,84 triệu tấn, tăng 2,5%; sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 4,56 triệu tấn, tăng 1,4%. Mức độ tăng sản lượng trong các năm từ 2010 - 2020 trung bình từ 10%/năm. Thủy sản nuôi trồng đã đóng góp chính vào sự tăng trưởng của ngành. Đến năm 2020, thủy sản Việt Nam đã đạt con số 8,6 tỷ kim ngạch XK, tăng gần gấp 2 lần năm 2010 và có mặt tại 160 nước trên thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển NTTS, đặc biệt là các mô hình nuôi thủy sản bán thâm canh và thâm canh đã đặt nghề nuôi thủy sản trước các nguy cơ: - Nguy cơ bùng phát dịch bệnh: do qui hoạch vùng nuôi chưa đồng bộ, nuôi nhiều vụ với mật độ cao, chưa chủ động được khâu sản xuất giống, chưa kiểm soát được dịch bệnh trong sản xuất và lưu thông giống… Đến năm 2020, sau rất nhiều nỗ lực và chi phí của ngành nông nghiệp, con số này vẫn là 66.140,79 ha/685.000 ha nuôi tôm. - Nguy cơ suy thoái môi trường: việc tăng nhanh diện tích NTTS không theo qui hoạch, phá rừng ngập mặn để nuôi thủy sản gây mất cân bằng sinh thái; ô nhiễm môi trường đã xuất hiện trên nhiều vùng đầm phá nuôi thâm canh vì người nuôi ngày càng sử dụng nhiều thuốc và hóa chất để trị bệnh thủy sản nuôi; các chất thải tồn đọng không được xử lý thải thẳng ra môi trường, ô nhiễm nước đã dẫn đến việc suy giảm nguồn nước ngầm ở các vùng nuôi tôm trên cát. Đã xuất hiện nguy cơ suy thoái đất ở các tỉnh Trung bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên. Từ năm 2016-2019, tình hình hạn hạn hán, thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn diễn biến phức tạp đã làm giảm năng suất các loài nuôi nước ngọt ở đồng bằng Sông Cửu Long - Nguy cơ không đảm bảo ATTP: NTTS phát triển với tốc độ nhanh, nuôi mật độ cao để đạt năng suất kéo theo dịch bệnh bùng phát và nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc, chất xử lý môi trường, trong đó có cả các hóa chất và kháng sinh cấm sử dụng để trị bệnh cho thủy sản. Dư lượng các hóa chất và kháng sinh có hại tồn đọng trong cơ thịt thủy sản có thể gây mất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Những năm gần đây, để đảm bảo ATTP tiêu dùng trong nước, đáp ứng yêu cầu của thị trường NK, Ngành thủy sản đã thiết lập và áp dụng phương thức kiểm soát ATTP "từ ao nuôi đến bàn ăn". Hệ thống các tiêu chuẩn, quy định pháp lý để kiểm soát ATTP trong SX thủy sản đã và đang được xây dựng với mục tiêu tương đương với quy định quốc tế và thị trường NK. Đến năm 2020 đã có 645 cơ sở đạt quy chuẩn
- 2 của Việt Nam, áp dụng HACCP. Trong đó số cơ sở đạt tiêu chuẩn XK trực tiếp vào EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu, Braxin, Argentina lần lượt là 467, 610, 612, 25, 142, 202 cơ sở. Tuy nhiên, hiện vẫn còn gần 200 cơ sở quy mô công nghiệp, hàng ngàn cơ sở CB thủ công, tàu cá, cơ sở thu mua... chưa đủ điều kiện đảm bảo ATVS thực phẩm. Mặt khác, do hạn chế trong nhận thức của người SXKD thủy sản, việc lạm dụng hóa chất và kháng sinh bị cấm trong NTTS và bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch vẫn tồn tại; tình hình đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, mức độ ô nhiễm vi sinh vật vẫn còn cao… Có giai đoạn, hàng trăm lô thủy sản Việt Nam XK vào các thị trường như; EU, Hoa Kỳ, Canada…(EU 85 lô, Hoa Kỳ 46 lô, Nhật Bản, Hàn Quốc 66 lô) bị phát hiện vi phạm quy định về ATTP, bị trả hàng về nước gây thiệt haị lớn về kinh tế cho các DN, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Sau rất nhiều nỗ lực của ngành thủy sản, đến năm 2016, 2017 con số này vẫn ở mức cao so với các nước XK thủy sản khác là 128 lô và 125 lô. Chính vấn đề nhức nhối này, ngày 4/4/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phải ra Chỉ thị số 09/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục tình trạng các lô thủy sản Việt Nam bị cảnh báo, trả về. Tương tự, từ tháng 10/2017 đến nay EC đã áp dụng biện pháp cảnh báo bằng thẻ vàng đối với sản phẩm hải sản XK của Việt Nam vào thị trường EU (thẻ vàng có nghĩa là EU tăng cường kiểm soát hàng hóa NK của nước đó và yêu cầu các biện pháp khắc phục từ cơ quan thẩm quyền nước XK, nếu không cải thiện thì những lô hàng hải sản từ các quốc gia này sẽ bị phạt thẻ đỏ, nghĩa là bị cấm NK vào thị trường EU). Ngoài ra, trong quá trình toàn cầu hoá, để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người và động thực vật, nhằm phát triển sản xuất và tăng cường thương mại; các nước cam kết thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) và Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh động thực vật (Hiệp định SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Để thực hiện Hiệp định nêu trên các nước phải cam kết đầu tư xây dựng hệ thống ngăn ngừa, khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng các biện pháp đảm bảo ATVS thực phẩm, đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cho các nước NK. Các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam đòi hỏi ngày càng nghiêm ngặt về ATTP, cụ thể là: - Thị trường EU: Yêu cầu kiểm soát toàn bộ quá trình SX thủy sản (từ nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo quản, vận chuyển… đến thành phẩm), đặc biệt là yêu cầu kiểm soát hóa chất và kháng sinh cấm, ngày càng nghiêm ngặt.
- 3 - Thị trường Mỹ, Canada: Tương tự như EU, thị trường Mỹ, Canada cũng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hóa chất và kháng sinh cấm. Có thời điểm, Việt Nam đã đứng trước nguy cơ mất hai thị trường lớn này do có quá nhiều các lô hàng bị phát hiện dư lượng hóa chất và kháng sinh cấm. - Thị trường Nhật Bản: Tương tự như thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản luôn đặt rào cản ngày càng cao về kháng sinh cấm và vi sinh đối với thủy sản NK từ các nước, trong số đó có Việt Nam. - Thị trường Liên bang Nga: Liên bang Nga thực hiện kiểm soát chặt chẽ các lô thủy sản XK vào Nga. Các DN muốn XK thủy sản vào Nga phải được cơ quan thẩm quyền nước XK giám sát định kỳ điều kiện sản xuất, kiểm tra các lô thủy sản trước khi XK. Để giải quyết rào cản của các thị trường trọng điểm nói trên, yêu cầu cấp thiết là phải tăng cường năng lực kiểm soát ATTP thủy sản, đặc biệt là kiểm soát hóa chất và kháng sinh cấm. Trên cơ sở xem xét thực trạng về ATTP thủy sản sản xuất tại Việt Nam, bao gồm cả thủy sản XK và thủy sản cung cấp cho thị trường trong nước, tác giả thấy rằng ATTP thủy sản sản xuất tại Việt Nam hiện nay còn nhiều vấn đề tồn tại, yếu kém, đặc biệt là thủy sản cung cấp cho thị trường trong nước. Xuất phát từ thực tiễn đó, cùng với nghiên cứu tổng quan, tác giả đã chọn đề tài Kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản sản xuất tại Việt Nam làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình. Kết cấu của luận án, ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, bao gồm 5 chương: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu - Chương 2: Cơ sở lý luận kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Thực trạng kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản sản xuất tại Việt Nam - Chương 5: Giải pháp tăng cường kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới 2 giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Bùi Đức Thọ và PGS.TS Phạm Thị Thu Hà, tập thể các thầy cô trong Khoa Khoa học quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài trường Đại học kinh tế quốc dân đã góp ý rất nhiều nội dung để tác giả có thể hoàn thiện luận án này.
- 4 Tác giả cũng gửi lời cảm ơn tới các anh chị ở Cục QLCL NLTS (Bộ NN&PTNT) và các chi cục trực thuộc, những người giúp đỡ tác giả rất nhiều trong việc nắm bắt thực tế hoạt động kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản và thu thập các dữ liệu để tác giả có thể hoàn thành luận án này.
- 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến QLNN và liên quan đến ngành thủy sản, ATTP thủy sản. Các nghiên cứu này được chia ra thành các nhóm như sau: 1.1. Nhóm các nghiên cứu về ngành thủy sản Nguyễn Kim Phúc (2011) đưa ra các tiêu chí đánh giá tăng trưởng ngành thủy sản về số lượng, bao gồm: i) Tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản: Sản lượng thủy sản khai thác và sản lượng thủy sản nuôi trồng; ii) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản: Giá trị thủy sản khai thác; giá trị thủy sản khai thác tự nhiên trên song, hồ, đầm, ruộng nước; giá trị thủy sản nuôi trồng; giá trị sơ chế thủy sản; giá trị nhân giống thủy sản và giá trị những sản phẩm thủy sản dở dang; iii) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm (VA) : là giá trị tổng sản lượng thủy sản mới sáng tạo ra của ngành thủy sản trong một thời kỳ nhất định. VA = GO (giá trị SX thủy sản) – IC (chi phí trung gian); iv) Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản. Huỳnh Minh Tuấn (2012) xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản, bao gồm: i) Điều kiện tự nhiên; ii) Yếu tố công nghệ (công nghệ giống, công nghệ sau thu hoạch,…); iii) Trình độ kỹ thuật của người lao động, nhận thức, thói quen của người sản xuất; iv) Yếu tố thị trường; v) Chính sách của Chính Phủ; vi) Chính sách của Chính Phủ các nước và các tổ chức thương mại quốc tế. Nguyễn Thị Ngân Loan (2009) trong luận án tiến sĩ Thị trường nguyên liệu cho hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam đã xác định nhiều yếu tố ảnh hưởng đến SX thủy sản và các yếu tố này được chia làm 2 nhóm: i) Nhóm các yếu tố bên trong, bao gồm đặc điểm tự nhiên, khí hậu, nguồn nước, thổ nhưỡng và các đặc điểm sinh thái khác của ngành thủy sản Việt Nam; và ii) Nhóm các yếu tố bên ngoài, bao gồm những quy định, những yêu cầu của các nước NK, và nhu cầu của thị trường thủy sản thế giới. Như vậy, đề tài này cũng không nghiên cứu về ảnh hưởng của kiểm soát của Nhà nước đến ATTP thủy sản. Nguyễn Kim Phúc (2011) đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản: - Nhóm tiêu chí phản ánh cơ cấu ngành thủy sản: i) Khai thác, nuôi trồng, chế biến. Trong mỗi loại, thì cơ cấu theo đối tượng khai thác (tôm, cua, cá, nhuyễn thể,…);
- 6 ii) Cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế; iii) Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh tế ngành thủy sản; iv) Năng suất lao động; v) Hiệu quả sử dụng vốn; vi) Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng ngành thủy sản - Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản: i) Tỷ lệ kim ngạch XK/giá trị sản xuất ngành thủy sản; ii) Hệ số cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu Ngoài ra, còn nhiều các nghiên cứu khác liên quan đến ngành thủy sản. Tuy cách diễn đạt khác nhau, nhưng các nghiên cứu này đều thống nhất về vai trò quan trọng của ngành thủy sản trong giải quyết việc làm cho người dân, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân, khai thác các nguồn lợi tự nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp vào GDP, tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách. Về đặc điểm của ngành thủy sản, các nghiên cứu đều thống nhất rằng, ngành thủy sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp, có nhiều đặc điểm của ngành nông nghiệp, là ngành có tính liên ngành cao với các ngành sản xuất khác, là ngành sản xuất hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. 1.2. Các nghiên cứu về ATTP và QLNN về ATTP thủy sản 1.2.1. Các nghiên cứu về ATTP Trần Đáng (2012), Một số vấn đề bức xúc về ATTP hiện nay: thực trạng và giải pháp đã đề cập đến các vấn đề bức xúc, nổi cộm của công tác đảm bảo ATTP hiện nay; những bất cập, yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý về ATTP; vai trò các Hội, Hiệp hội trong đảm bảo ATTP; các giải pháp đảm bảo ATTP vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp đảm bảo ATTP ở Việt Nam theo công thức 1-3-6-9: (1) Giải pháp về tổ chức - quản lý: Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và xây dựng hệ thống tổ chức quản lý ATTP hiệu quả từ TW đến địa phương; (2) Thông tin giáo dục truyền thông; (3) Hoạt động liên ngành (huy động các ngành tham gia vào chuỗi cung cấp thực phẩm có trách nhiệm bảo đảm chất lượng ATTP; thiết lập mối quan hệ liên ngành: Y tế, Nông nghiệp, Thuỷ sản, Thương mại, Môi trờng, Giáo dục, Văn hoá thông tin, Công nghiệp thực phẩm, Công an, Tư pháp...; thành lập Hội đồng tư vấn về các lĩnh vực thuộc ATTP); (4) Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành thực phẩm; (5) Kiểm nghiệm thực phẩm; (6) Giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm, NĐTP và FBDS; (7) Nghiên cứu khoa học; (8) Hợp tác quốc tế; (9) Đầu tư thoả đáng: về nguồn lực, đặc biệt là con người, trang thiết bị và kinh phí.
- 7 1.2.2. Các nghiên cứu QLNN về ATTP thủy sản 1.2.2.1. Cách tiếp cận và nội dung QLNN Bùi Thị Hồng Nương (2019) tiếp cận QLNN về ATTP theo 5 nội dung: i) Xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về ATTP; ii) Tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP; iii) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở vi phạm ATTP; iv) Xử phạt hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, cơ sở chế biến thực phẩm; và v) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ATTP. Trần Ngọc Toàn và các cộng sự (2017) tiếp cận nội dung QLNN về ATTP trên các nội dung chính: i) Công tác điều hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện (Ban hành văn bản; Thanh tra, kiểm tra; Chế tài xử phạt; Phân tích, kiểm nghiệm mẫu; Đầu tư ngân sách cho công tác quản lý ATTP); ii) Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện sử dụng phục vụ QLNN về ATTP; iii) Công tác tuyên truyền cho người dân thực hiện tốt vệ sinh ATTP. Huỳnh Minh Tuấn (2012) tiếp cận theo quá trình QLNN, và áp dụng cho QLNN ở cấp tỉnh, cụ thể các nội dung QLNN về SX, chế biến và XK thủy sản ở tỉnh Đồng Tháp bao gồm: i) Tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế quản lý và chính sách của Nhà nước đối với SX, chế biến và xuất khẩu thủy sản; ii) Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển SX, chế biến và XK thủy sản ở cấp tỉnh; iii) Xây dựng và thực hiện các chính sách đối với SX, chế biến và xuất khẩu thủy sản ở cấp tỉnh; iv) Kiểm tra, kiểm soát hoạt động SX, chế biến và XK thủy sản ở cấp tỉnh; và v) Tổ chức bộ máy QLNN đối với SX, chế biến và XK thủy sản ở cấp tỉnh. Hoàng Sỹ Kim (2007) tiếp cận theo các chức năng cơ bản của QLNN đối với nông nghiệp, bao gồm: i) Tạo lập môi trường và các điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp được tự do, bình đẳng trong hoạt động kinh doanh nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực; ii) Định hướng và hướng dẫn các chủ thể kinh tế tham gia đầu tư, phát triển nông nghiệp theo cơ chế thị trường; iii) Tổ chức hệ thống các đơn vị sản xuất nông nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển; iv) Nhà nước vừa phải tuân thủ và vận dụng các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, vừa sử dụng có hiệu quả hệ thống công cụ kinh tế vĩ mô để điều tiết làm cho nền nông nghiệp phát triển theo định hướng của nhà nước; v) Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các chủ thể kinh doanh nông nghiệp Hoàng Sỹ Kim (2007) cũng đưa ra nội dung QLNN đối với nông nghiệp: i) Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn (5 năm, 10 năm và 20 năm) và các
- 8 chương trình, dự án phát triển nông nghiệp; ii) Xây dựng và ban hành luật, pháp lệnh và các quy phạm pháp luật về nông nghiệp làm cơ sở pháp lý cho các chủ thể kinh tế đầu tư kinh doanh nông nghiệp; iii) Nhà nước hoạch định, tổ chức thực hiện và quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp. iv) Nhà nước kiểm soát hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp, nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường phát triển bền vững; v) Nhà nước thống nhất quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; vi) Nhà nước ban hành và thực hiện hệ thống chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp (chính sách đất đai, tài chính, thị trường, bảo hộ nông nghiệp, khoa học công nghệ và chính sách đào tạo nguồn nhân lực...) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; sửa đổi, bổ sung những chính sách hiện hành cho phù hợp với những cam kết trong các hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết; vii) Tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo, bố trí và sử dung đội ngũ công chức thực hiện chức năng QLNN đối với nông nghiệp; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược đào tạo lực lượng lao động nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của hội nhập; viii) Nhà nước thống nhất quản lý về xây dựng và phát triển kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước; quản lý công tác khuyến nông… ix) Nhà nước ký kết các văn bản pháp lý về nông nghiệp với nước ngoài, với các tổ chức quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế quốc tế, thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Nguyễn Thị Phong Lan (2017) tiếp cận QLNN theo các nội dung chính sau đây: i) Ban hành và thực thi pháp luật liên quan đến xuất khẩu nông sản; ii) Xây dựng và thực thi chiến lược, kế hoạch, chương trình xuất khẩu nông sản; iii) Xây dựng và thực thi các chính sách xuất khẩu nông sản; và iv) Kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản. 1.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu QLNN và QLNN về ATTP Huỳnh Minh Tuấn (2012) sử dụng các phương pháp nghiên cứu, bao gồm: i) Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử; ii) Phương pháp thống kê: được tác giả sử dụng trong việc thu thập, xử lý và phân tích các số liệu thống kê dựa trên phân tích các chỉ số bình quân, số tuyệt đối và số tương đối để xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố trong QLNN đối với sản xuất và chế biến thủy sản xuất khẩu ở tỉnh Đồng Tháp; iii) Phương pháp phân tích tổng hợp: tổng hợp tài liệu và tổng hợp những số liệu thực tiễn, tìm ra các mối quan hệ giữa các yếu tố; và iv) Phương pháp chuyên gia để thu thập các ý kiến của các nhà quản lý, các hộ gia đình và các doanh nghiệp.
- 9 Phạm Minh Đạt (2014) sử dụng phương pháp nghiên cứu chung của đề tài là phương pháp tiếp cận hệ thống, biện chứng, logic và lịch sử. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể được vận dụng là: i) Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh các công trình nghiên cứu trước, các báo cáo số liệu thống kê của các cơ quan Nhà nước (Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Thống kê); ii) Phương pháp nghiên cứu điển hình, tức nghiên cứu dựa trên những trường hợp đặc trưng có mục tiêu cơ bản là tìm hiểu rõ về trường hợp nghiên cứu bằng cách theo dõi sát và toàn diện trường hợp đã chọn trong một thời gian đủ dài và ngay tại môi trường tự nhiên của nó. Trong luận án này, tác giả Phạm Minh Đạt (2014) đã chọn nghiên cứu 3 thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật; đây là ba thị trường trọng điểm lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam với tốc độ tăng trưởng ổn định trong những năm qua. Kết quả nghiên cứu điển hình cho phương pháp này đưa ra lời giải thích tại sao mọi việc xảy ra như trong trường hợp cụ thể, và thông qua đó xác định các vấn đề quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu rộng rãi hơn trong tương lai; iii) Phương pháp tham vấn chuyên gia (là những nhà khoa học, những chuyên gia, cán bộ QLNN về lĩnh vực thủy sản) và kết hợp điều tra trắc nghiệm qua bảng hỏi. Đối tượng và nội dung điều tra là các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm, cá tra, basa, cá ngừ và có thị trường xuất khẩu chủ lực là EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trần Ngọc Toàn và các cộng sự (2017) sử dụng các thông tin chung về thực trạng ATTP cũng như công tác QLNN về ATTP hiện nay được thu thập từ các cơ quan, ban ngành liên quan từ tỉnh đến địa phương (Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh, UBND các huyện). Sử dụng phiếu điều tra để phỏng vấn cán bộ QLNN về ATTP từ cấp tỉnh đến xã và phỏng vấn người dân. Tổng số phiếu điều tra là 236 phiếu, trong đó cán bộ quản lý có 86 phiếu và người dân có 150 phiếu. Công tác điều tra được thực hiện từ tháng 3-7/2017. Nghiên cứu này sử dụng phần mềm Excel và phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu. Phạm Minh Đạt (2014) nghiên cứu với phạm vi: i) Về nội dung: tập trung vào các yếu tố nội dung chính sách QLNN chủ yếu đối với việc vượt qua rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam; ii) Về thời gian: trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2013 và các giải pháp đề xuất định hướng đến năm 2020; iii) Về không gian: tại Việt Nam, các rào cản kỹ thuật nghiên cứu ở các thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Nương (2019) có đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tài liệu, văn bản pháp luật về ATTP; công trình khoa học, báo cáo, tài liệu
- 10 tổng kết đánh giá về QLNN đối với ATTP; nội dung QLNN về ATTP, thực tiễn QLNN đối với ATTP của các cơ quan, tổ chức hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: i) Về thời gian, luận án này nghiên cứu QLNN về ATTP từ năm 2010 (khi có Luật ATTP) đến năm 2017; ii) Về không gian, luận án này nghiên cứu QLNN đối với ATTP thuộc các cơ quan quản lý nhà nước quản lý như: Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN, tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, tác giả chủ yếu nghiên cứu hoạt động QLNN của Bộ Y tế đối với lĩnh vực ATTP. iii) Về nội dung: những vấn đề lý luận QLNN về ATTP; thực trạng QLNN về ATTP ở Việt Nam; quan điểm và giải pháp nâng cao QLNN về ATTP ở Việt Nam hiện nay. 1.2.2.3. Tiêu chí đánh giá hoạt động QLNN Nguyễn Thị Phong Lan (2017) đưa ra các tiêu chí đánh giá hoạt động QLNN đối với xuất khẩu nông sản, bao gồm: - Nhóm 1: Chỉ tiêu đánh giá năng lực QLNN, mức độ đáp ứng yêu cầu của các chủ thể XK nông sản. Chỉ số này chủ yếu thông qua điều tra xã hội học. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: i) Mức độ hài lòng của doanh nghiệp và người dân đối với các chính sách XK nông sản; ii) Chất lượng dịch vụ mà các cơ quan QLNN đã đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp và người dân chưa, đã tạo ra môi trường tốt cho hoạt động sản xuất, chế biến và XK nông sản chưa. - Nhóm 2: Chỉ tiêu đánh giá hiệu lực của QLNN: i) Mức độ thực hiện mục tiêu đề ra, đánh giá dựa trên một số mục tiêu chủ yếu và quan trọng thời gian qua (VD mục tiêu tăng tỷ lệ nông sản chế biến sâu, tăng giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả hoạt động XKNS); ii) Tỷ lệ nông sản XK chế biến sâu của Việt Nam thời gian qua tăng hay giảm; iii) Giá trị gia tăng của hàng nông sản XK của Việt Nam như thế nào; iv) Mức độ tăng trưởng của kim ngạch XK nông sản của Việt Nam. - Nhóm 3: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động QLNN, trên cơ sở xác định kết quả trực tiếp (bao gồm các chiến lược, chính sách) và hiệu quả gián tiếp (kết quả của XK nông sản so với chi phí quản lý): i) Sự phù hợp với thông lệ quốc tế của các luật và các chính sách XKNS. Các luật, chính sách XKNS được ban hành có mâu thuẫn hay trái với thông lệ quốc tế hay không. ii) Tính kịp thời của việc ban hành ban hành luật và các chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình XKNS. Các luật, chính sách, chiến lược, kế hoạch và chương trình XKNS được ban hành có theo kịp với tình hình XKNS trong nước và đón đầu được những xu hướng mới của XKNS trên thế giới hay không; iii) Chi phí cho bộ máy quản lý trong hoạt động XKNS ở mức độ nào.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 31 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 20 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 16 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 10 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 7 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn