Luận án Tiến sĩ Tốn giáo học: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh ở Tây Nam bộ hiện nay
lượt xem 19
download
Trên cơ sở hệ thống hóa, làm rõ lý luận về ASXH, luận án tập trung đánh giá thực trạng hoạt động ASXH của các tôn giáo nội sinh Tứ Ân Hiếu Nghĩa (TAHN), Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam (TĐCS), Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) ở TNB, từ đó đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động ASXH của TGNS trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tốn giáo học: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh ở Tây Nam bộ hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN SỸ HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO NỘI SINH Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2019
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN SỸ HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO NỘI SINH Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC Mã số: 62 22 03 09 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. HOÀNG MINH ĐÔ HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Văn Sỹ
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU 6 1.1. Tình hình nghiên cứu 6 1.2. Khung phân tích 33 Chương 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ ĐỨC TIN, PHƯƠNG PHÁP TU TẬP CỦA TÔN GIÁO NỘI SINH 44 2.1. Quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về an sinh xã hội 44 2.2. Quan niệm của tôn giáo nội sinh về an sinh xã hội 56 2.3. Cơ sở đức tin và phương pháp tu tập hướng tín đồ tôn giáo nội sinh đến hoạt động an sinh xã hội 70 Chương 3: THỰC TRẠNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO NỘI SINH Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NAY 80 3.1. Mô hình tham gia hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh ở Tây Nam Bộ 80 3.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 99 3.3. Những vấn đề đặt ra 110 Chương 4: DỰ BÁO XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO NỘI SINH Ở TÂY NAM BỘ, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 122 4.1. Dự báo xu hướng hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh ở Tây Nam Bộ 122 4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động an sinh xã hội 134 4.3. Khuyến nghị 142 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 PHỤ LỤC 166
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH : An sinh xã hội BSKH : Bửu Sơn Kỳ Hương ĐTCTXH : Đoàn thể chính trị - xã hội MTTQ : Mặt trận Tổ quốc PGHH : Phật giáo Hòa Hảo TĐCS : Tịnh độ Cư sĩ Phật hội THAN : Tứ Ân Hiếu Nghĩa TGNS : Tôn giáo nội sinh TNB : Tây Nam Bộ
- DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU ĐỒ/SƠ ĐỒ Trang Bảng 3.1: Thống kê số liệu tôn giáo nội sinh thực hiện cứu trợ xã hội, từ thiện nhân đạo năm 2018 89 Bảng 3.2: Kinh phí hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo ở Tây Nam Bộ 102 Biểu đồ 3.1: Biểu hiện sự hài lòng của người dân về xe chuyển bệnh miễn phí 88 Biểu đồ 3.2: Kinh phí Tịnh độ Cư sĩ Phật hội hoạt động y tế phước thiện từ năm 2011 - 2013 94 Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện sự hài lòng về hoạt động khám bệnh, bốc thuốc miễn phí 96 Biểu đồ 3.4: Kinh phí Phật giáo Hoà Hảo tham gia hoạt động an sinh xã hội theo từng nhiệm kỳ 98 Biểu đồ 3.5: Kinh phí tham gia hoạt động an sinh xã hội của từng tôn giáo trong 5 năm 102 Biểu đồ 3.6: Thể hiện sự phối hợp giữa các tôn giáo trong hoạt động an sinh xã hội 106 Biểu đồ 3.7: Biểu hiện sự phối hợp giữa tôn giáo nội sinh với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể 106 Sơ đồ 2.1: Biểu thị sự giao thoa giữa chính sách an sinh xã hội với hoạt động của một số tôn giáo nội sinh 78
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tây Nam Bộ (TNB) là vùng đất với sự đa dạng tôn giáo và những truyền thống văn hóa đặc sắc mang tính tộc người. Đây là nơi đã sản sinh nhiều tôn giáo bản địa vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và ngày nay vẫn đang có những tôn giáo mới ra đời hoặc truyền từ nơi khác đến. Tây Nam Bộ còn là vùng đất có nhiều dạng thức tín ngưỡng dân gian do quá trình di dân từ những nơi khác đến khai mở hoặc những tín ngưỡng hình thành trong quá trình lao động sản xuất, cũng như trong quá trình thích ứng với thiên nhiên. Đời sống tôn giáo đã trở thành chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần giúp các tộc người cư trú trên vùng đất này có thêm sức mạnh đối diện với thiên nhiên hoang hóa và cuộc sống còn nhiều khó khăn, bất trắc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự định hình, phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra cho Việt Nam nói chung, TNB nói riêng nhiều thời cơ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhưng bên cạnh đó cũng không ít thách thức, khó khăn, xuất hiện và luôn tiềm ẩn những "rủi ro xã hội" nên cũng từ đó mà gia tăng nhu cầu ASXH. Thực hiện chính sách an sinh xã hội (ASXH) là một trong những giải pháp nhằm hạn chế thách thức đó. Hiện nay vấn đề cần thiết nhất là có những giải pháp tốt nhằm giải quyết việc làm, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, hạn chế tác động bởi môi trường, thiên tai, nhất là tình trạng sụp lún, sạt lở bờ biển, ven sông ở TNB… làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cư dân vùng này. Đa số cư dân ở TNB sống bằng nghề nông nghiệp, mặt bằng dân trí còn thấp (độ tuổi từ 15 trở lên: chưa đi học chiếm 6,6%; chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 32,8% cao nhất các vùng) [108], tỷ lệ hộ nghèo cao (chiếm 7,9%, nhất là đồng bào dân tộc khmer, chiếm hơn một nửa trong tổng số hộ nghèo toàn vùng) [31, tr.56]. Trước những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống, cư dân nơi đây rất cần được sự san sẻ, đùm bọc, cưu mang của cộng đồng, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội. Để thực hiện tốt phương châm phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển, trước hết cần thực hiện tốt chính sách ASXH. Bên cạnh việc phát huy các thiết chế thuộc hệ
- 2 thống chính trị, cần coi trọng việc phát huy sức mạnh và sự tham gia của xã hội trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết. Tham gia hoạt động ASXH của tôn giáo nói chung và tôn giáo nội sinh (TGNS) ở TNB nói riêng được đề cao, gắn liền với bản chất cũng như giáo lý của các tôn giáo. Hoạt động này phù hợp với truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam "lá lành đùm lá rách". Qua đó, tôn giáo đã xây dựng được những hình ảnh tốt đẹp trong lòng dân chúng, thu hút tín đồ. Thực tế trong những năm qua TGNS ở TNB đã có nhiều hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả đáng trân trọng, góp phần thực hiện thành công chính sách ASXH của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định và nảy sinh một số vấn đề ảnh hưởng không tốt đến đời sống xã hội, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tạo ra hệ quả chính trị - xã hội phức tạp. Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở về sự tham gia hoạt động ASXH của tôn giáo chưa đầy đủ; quản lý nhà nước đối với hoạt động ASXH của tôn giáo bộc lộ bất cập; cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động ASXH có những nội dung chưa đồng bộ hoặc còn chung chung. Nghiên cứu hoạt động ASXH của một số TGNS ở TNB hiện nay để có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này là rất cần thiết. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài "Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh ở Tây Nam Bộ hiện nay" làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa, làm rõ lý luận về ASXH, luận án tập trung đánh giá thực trạng hoạt động ASXH của các tôn giáo nội sinh Tứ Ân Hiếu Nghĩa (TAHN), Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam (TĐCS), Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) ở TNB, từ đó đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động ASXH của TGNS trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan và đánh giá tình hình nghiên cứu những nội dung có liên quan đến đề tài và xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu;
- 3 - Nghiên cứu, phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về ASXH của Đảng, Nhà nước và hoạt động ASXH của một số TGNS ở TNB; - Phân tích và đánh giá thực trạng các hoạt động ASXH và những vấn đề đặt ra về hoạt động này của một số TGNS ở TNB hiện nay; - Dự báo xu hướng hoạt động và nêu ra giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ASXH của một số TGNS ở TNB. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu hoạt động ASXH của một số TGNS ở TNB có nguồn gốc từ nền tảng tư tưởng của Phật giáo, gồm: TAHN, TĐCS và PGHH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Luận án nghiên cứu hoạt động ASXH của ba TGNS ở TNB từ khi thực hiện chủ trương đổi mới đất nước (1986) đến năm 2018 (là thời kỳ các TGNS nói trên lần lượt được công nhận tư cách pháp nhân và tham gia hoạt động ASXH ngày càng rõ nét). - Về không gian: An sinh xã hội có nội hàm rất rộng thể hiện trên nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều ngành, tổ chức khác nhau. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu việc tham gia hoạt động ASXH của TAHN, TĐCS, PGHH trong lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, cứu trợ nhân đạo. - Địa bàn nghiên cứu: các tỉnh/thành ở Tây Nam Bộ. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cở sở quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và chính sách ASXH. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số lý thuyết tham chiếu, đó là: Cấu trúc - chức năng; Quản trị công; Chính sách công. 4.2. Cách tiếp cận Cách tiếp cận tôn giáo học: đây là cách tiếp cận chủ đạo của luận án, cách tiếp cận này nhằm tìm hiểu các tri thức về tôn giáo, ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống xã hội và vai trò của tôn giáo đối với hoạt động ASXH.
- 4 Cách tiếp cận sử học: được vận dụng nhằm nghiên cứu hoạt động ASXH của một số TGNS trong từng giai đoạn lịch sử; quá trình phát triển tổ chức tôn giáo, tín đồ tôn giáo và hoạt động tham gia thực hiện chính sách ASXH của TGNS. Cách tiếp cận triết học: được vận dụng để nghiên cứu hoạt động ASXH của một số TGNS theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để đánh giá đúng đắn, khách quan các hoạt động ASXH theo từng giai đoạn lịch sử. Cách tiếp cận văn hóa học, xã hội học: được vận dụng vào việc nghiên cứu thực trạng tham gia hoạt động ASXH của TGNS ở TNB (về phong tục, tập quán, sinh hoạt cộng đồng; tinh thần, thái độ tham gia hoạt động ASXH của tín đồ; xây dựng mẫu biểu khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động ASXH của TGNS) và dự báo xu hướng hoạt động ASXH của TGNS được đề cập trong luận án. Cách tiếp cận khoa học quản lý công: được vận dụng vào việc nghiên cứu mối quan hệ giữa TGNS với các thiết chế trong hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp trong việc tham gia hoạt động ASXH. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa tôn tại xã hội và ý thức xã hội theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin (phương pháp này giúp cho chúng ta hiểu được nguồn gốc, bản chất của ý thức tôn giáo. Từ đó, chỉ ra vai trò của tôn giáo đối với sự phát triển của lịch sử xã hội); tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và ASXH. Ngoài ra, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành của Tôn giáo học (giúp đánh giá đúng thực trạng của tôn giáo về vai trò, những hoạt động ảnh hưởng đến đời sống cư dân và chính sách của Đảng, Nhà nước), Xã hội học tôn giáo (Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các vấn đề tôn giáo và biến đổi tôn giáo, như: niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo, tôn giáo với các vấn đề xã hội…có liên quan đến việc tham gia hoạt động ASXH); phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát thực tế (sử dụng các phương pháp này để đánh giá, nhận xét TGNS sự tham gia hoạt động ASXH một cách sát hợp với thực tế), v.v..
- 5 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận giải làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn, các khái niệm về ASXH, quan niệm của TGNS, cơ sở đức tin và phương pháp tu tập hình thành tư tưởng tấm lòng từ bi, hướng thiện để từ đó tích cực tham gia hoạt động ASXH thời kỳ hội nhập quốc tế. - Phân tích, đánh giá thực trạng những thành tựu, hạn chế; đồng thời chỉ ra nguyên nhân thành công, hạn chế quá trình tham gia hoạt động ASXH của TGNS và những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm phát huy tốt hơn trong thời gian tới. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận án dự báo xu hướng hoạt động TGNS và nêu ra những giải pháp, khuyến nghị với Trung ương, địa phương và TGNS ở TNB nhằm nâng cao hiệu quả tham gia hoạt động ASXH, khắc phục những bất cập, vướng mắc giữa chính sách ASXH với các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận về ASXH; khuyến khích các thành viên xã hội tham gia hoạt động ASXH (trong đó có các TGNS); đồng thời góp phần hoàn thiện chính sách về ASXH, các quy định của luật pháp có liên quan đến các tổ chức tham gia thực hiện chính sách ASXH của các tôn giáo nói chung và TGNS ở TNB nói riêng. - Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp cơ sở lý luận - thực tiễn để phát huy vai trò của TAHN, TĐCS và PGHH ở TNB trong hoạt động ASXH cũng như nâng cao hiệu quả tham gia hoạt động ASXH của TGNS. Sản phẩm nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy Tôn giáo học tại cơ sở đào tạo và nghiên cứu để điều chỉnh, bổ sung cũng như hoạch định chính sách về chính sách ASXH. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả liên quan đến đề tài đã công bố và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án bao gồm 4 chương, 11 tiết.
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu an sinh xã hội Tài liệu tiếng Việt Mai Ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam [25]. Đây là cuốn sách được hình thành từ sản phẩm nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp nhà nước: "Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015". Cuốn sách đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan về hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam trong thời gian qua, với những trụ cột cơ bản cấu thành, đó là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội. Bằng những số liệu qua khảo sát thực tế, tác giả đã phân tích, chứng minh những thành tựu đạt được trong thời gian qua. Đặc biệt, cuốn sách đã chỉ rõ những bất cập, hạn chế, yếu kém của chính sách ASXH và quá trình thực hiện chính sách ASXH; nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém làm cơ sở cho việc đề ra phương hướng và khuyến nghị những giải pháp từng bước hoàn thiện chính sách ASXH trong thời gian tới. Đây là tư liệu quý giá để giúp chúng tôi tham khảo phục vụ luận án. Phạm Văn Sáng và cộng tác (2009), Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội (phân tích thực tiễn ở Đồng Nai) [89]. Cuốn sách là nguồn tài liệu nghiên cứu tham khảo bổ ích cho việc thiết kế, xây dựng mô hình ASXH từng địa phương, từng vùng trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay. Cuốn sách đã khái quát lý luận chung về ASXH, những bộ phận cấu thành, mô hình ASXH và những yếu tố tác động ảnh hưởng đến ASXH; nêu ra những bất cập trong ASXH mà quá trình thực hiện phát sinh, dự báo xu hướng vận động và từ đó rút ra kinh nghiệm từ các nước trên thế giới trong việc từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống ASXH. Mai Ngọc Anh (2010), An sinh xã hội đối với nông dân, trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam [2]. Nội dung quyển sách đã cung cấp cho chúng ta một số vấn đề lý luận về hệ thống chính sách ASXH đối với nông dân ở nước ta hiện
- 7 nay, đặc biệt là những thành tựu và hạn chế tác động bởi hệ thống chính sách ASXH từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Cuốn sách còn nêu ra những phương hướng, giải pháp kiến nghị với các cấp, các ngành chức năng làm cơ sở tham mưu cho cấp ủy Đảng, Nhà nước và cơ quan chức năng nghiên cứu xem xét hoạch định chính sách phù hợp và hiệu quả. Trần Hoàng Hải, Lê Thị Thúy Hương (2011), Pháp luật an sinh xã hội kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam [49]. Đây là cuốn sách chuyên khảo chỉ rõ việc tiếp cận lý luận ASXH là công việc còn mới mẻ với đa số người dân Việt Nam. Nội dung cuốn sách đã đưa ra một cái nhìn toàn diện về hệ thống ASXH của thế giới, đi sâu vào những vấn đề về nguồn gốc của thuật ngữ ASXH, vai trò và các thiết chế ASXH theo pháp luật của quốc tế. Cuốn sách còn tập trung nghiên cứu pháp luật ASXH của một số nước mang tính điển hình có thể đại diện cho một số mô hình ASXH khác nhau trên thế giới (Đức, Mỹ, Nga). Từ cơ sở lý luận về ASXH, kết quả nghiên cứu pháp luật ASXH của thế giới, tác giả giới thiệu khái quát hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam; đồng thời tập trung phân tích đặc điểm, sự điều chỉnh của pháp luật đối với hệ thống ASXH ở Việt Nam và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới để đề xuất vận dụng vào quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế (2012), Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác xã hội và ASXH [65]. Đây là những nội dung được tập hợp từ các công trình nghiên cứu tham gia Hội thảo Quốc tế do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hội dạy nghề Việt Nam, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, UNICEF, cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam, Cơ quan phát triển quốc tế Canada, Đại học Memorial đồng tổ chức. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu được chọn lọc đã phản ánh góc nhìn về chính sách ASXH cũng như đối tượng được thụ hưởng, nhất là người cao tuổi, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người mất khả năng lao động, nhóm người yếu thế... dưới tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa. Cuốn sách này có các bài viết tiêu biểu đề cập đến từng đối tượng, từng chính sách thể hiện khá rõ nét, như: "An sinh xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi
- 8 mới thực trạng và thách thức" của Nguyễn Văn Khánh và Hoàng Thu Hương; "An sinh xã hội vì mục tiêu phát triển con người" của Lê Ngọc Hùng; "An sinh xã hội cho nông dân trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam" của tác giả Ngô Thị Phượng; "Một vài nét an sinh xã hội của người cao tuổi Việt Nam" của Mai Tuyết Hạnh; "Vấn đề trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam nhìn từ góc độ an sinh xã hội" của Vũ Thị Kim Dung... Đây là tập hợp các bài viết có giá trị tham khảo cho luận án. Vũ Văn Phúc (2012), An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020 [86]. Tác giả đã tập hợp nhiều công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu trên các lĩnh vực liên quan đến ASXH. Những bài viết được tuyển chọn in thành sách đã phân tích, phản ảnh nhiều góc nhìn khác nhau về ASXH và được phân ra thành 2 phần chính (thứ nhất: nêu lên những vấn đề mang tính lý luận chung và kinh nghiệm của thế giới về ASXH; thứ 2: tập trung phản ảnh những vấn đề thực tiễn ở nước ta, những đề xuất kiến nghị giải pháp). Cuốn sách đã thể hiện góc nhìn bao quát về những thành tựu đạt được sau hơn 25 năm thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng ta. Tuy nhiên, trong thực tiễn vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém cần nghiên cứu có giải pháp khắc phục. Từ kết quả đánh giá, các tác giả đã đưa ra những định hướng, giải pháp kiến nghị về cơ chế, chính sách từng bước cần phải hoàn thiện phù hợp với xu thế phát triển đất nước. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2012), Lao động, tiền lương, ASXH một số kinh nghiệm của thế giới [59]. Cuốn sách đề cập đến các vấn đề về lao động, tiền lương, ASXH của nhiều nước trên thế giới. Đây là công trình nghiên cứu về ASXH của các nước có nhiều kinh nghiệm để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoạch định chính sách về ASXH. Ngoài phần danh mục các công trình nghiên cứu cuốn sách có ba phần: lao động, tiền lương và ASXH. Công trình đã tập hợp nhiều bài viết phản ánh chính sách ASXH, kinh nghiệm trong thực hiện chính sách ASXH cũng như vấn đề đặt ra của nhiều quốc gia (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Italia, Đức...); vấn đề cải cách chính sách ASXH, thay đổi mô hình kinh tế
- 9 và chính sách ASXH... Nội dung nghiên cứu về ASXH là cơ sở lý luận và thực tiễn trong nước, ngoài nước giúp cho việc nghiên cứu luận án sâu hơn, nhất là những khuyến nghị về chính sách đối với Nhà nước nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống ASXH và tạo điều kiện khuyến khích cho các thành viên xã hội tham gia vào chương trình này. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), Đề án Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 [21]. Đây là kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả được tập hợp, phản ảnh hoạt động thực thi hàng loạt chính sách xã hội trong thời kỳ đổi mới và những tác động của chúng đến đời sống của nhân dân. Đó là những công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Phú Hải, (2014), Chính sách công theo tinh thần Hiến pháp năm 2013; Lê Ngọc Hùng (2014), Đổi mới chính sách xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Các nghiên cứu này cho thấy vấn đề ASXH cần được giải quyết thông qua việc Nhà nước ban hành luật và chính sách thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng nhằm nâng cao phúc lợi xã hội của nhân dân. Để thực hiện ASXH cần có nhiều chính sách, cơ chế về ASXH; ngoài việc Đảng, Nhà nước chăm lo ASXH cho người dân cũng rất cần có những chính sách tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, khuyến khích cho các tổ chức, cá nhân, các tổ chức tôn giáo tham gia chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm. Phạm Thị Hải Chuyền (2012), Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội - động lực pháp triển bền vững đất nước [23]. Bài viết đã phản ánh những thành tựu to lớn trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH trên nhiều lĩnh vực, như: Vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập; xóa đói giảm nghèo; giáo dục đào tạo và dạy nghề; trợ giúp xã hội cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ nhà ở cho gia đình nghèo; chăm lo nước sạch, vệ sinh môi trường... Từ đó, đề ra phương hướng, nhiệm vụ và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ASXH trong thời gian tới. Đinh Công Tuấn (2013), Hệ thống an sinh xã hội của một số nước EU giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu [114]. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008 - 2012 đã tác động mạnh đến hệ thống ASXH và đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cần nghiên cứu để có giải pháp kịp thời tháo
- 10 gỡ cho nhiều quốc gia khác nhau. Cuốn sách là công trình nghiên cứu những thành tựu đạt được trong thời gian qua của một số nước trong khối EU về thực hiện chính sách ASXH; tác giả đã tập trung phân tích những mặt tích cực và những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến hạn chế, yếu kém của hệ thống ASXH tại một số nước ở châu Âu; những tác động của cuộc khủng hoảng đến chính sách và quá trình thực thi chính sách ASXH. Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu nhằm từng bước hoàn thiện và thực thi tốt hệ thống chính sách ASXH cho Việt Nam trong thời gian tới. Nguyễn Thị Lan Hương và nhóm cộng sự (2013), Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020 [63] đã giới thiệu các vấn đề mang tính lý luận chung về ASXH. Trong đó, nhóm tác giả tập trung phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế bất cập và nguyên nhân trong quá trình thực thi Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/06/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020. Trên cơ sở đó, đề ra những nội dung định hướng cho chính sách ASXH phù hợp với xu hướng phát triển của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đặng Nguyên Anh và các cộng sự (2013), An sinh xã hội ở Việt Nam: Định hướng mô hình và giải pháp [3]. Đây là sản phẩm của Đề tài cấp bộ mà nhóm tác giả đã hệ thống hóa và tổng hợp các công trình nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2013 về vấn đề ASXH. Nội dung của đề tài đã đánh giá đúng thực trạng với những kết quả đạt được, hạn chế trong bối cảnh khó khăn ở Việt Nam; đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của thành tựu và tập trung làm rõ nguyên nhân dẫn đến những hạn chế yếu kém trong hoạt động ASXH. Trên cơ sở đó các tác giả đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế; đồng thời nêu ra những định hướng các mô hình ASXH phù hợp với xu hướng phát triển trong giai đoạn hiện nay. Lê Quốc Lý (2014), Chính sách an sinh xã hội thực trạng và giải pháp [70]. Tác giả đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về những trở ngại trong quá trình thực thi chính sách ASXH; đồng thời nêu những kinh nghiệm được đúc rút từ một số nước của quá trình thực thi chính sách ASXH có hiệu quả và được xem là các bài học tốt cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện chính
- 11 sách ASXH. Trên cở sở thực tiễn, bối cảnh tình hình trong và ngoài nước, tác giả nêu rõ quan điểm mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam đến 2020. Phạm Xuân Nam (2014), ''Quan điểm của Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội'' [79]. Tác giả đã luận giải và làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về hệ thống ASXH, phúc lợi an sinh xã hội mà Người đã khởi xướng và đặt nền móng cho công tác này. Bên cạnh đó, bài viết còn phân tích sâu sắc các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, nhấn mạnh sự cần thiết của hệ thống chính sách ASXH và phúc lợi xã hội nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân ngày càng tốt hơn. Phạm Tất Dong, Nguyễn Thị Kim Hoa (2015), An sinh xã hội và công tác xã hội [28]. Cuốn sách tập hợp nhiều công trình có nội dung sâu sắc về ASXH theo nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, từ điều kiện việc làm đến hoạt động bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân; những chính sách, chiến lược ASXH và những thành tựu đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là thành tựu sau khi thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng (Đại hội lần thứ VI của Đảng - 1986). Những thành tựu về ASXH góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm và gìn giữ an ninh trật tự có hiệu quả, đặc biệt là một số giải pháp nhằm đảm bảo ASXH, tạo môi trường xã hội để phòng, chống tội phạm có hiệu quả. Các công trình nghiên cứu cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin về ASXH từ lý luận đến thực tiễn và đề cập đến các nhóm đối tượng được thụ hưởng chính sách ASXH. Nguyễn Mai Phương (2015), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ASXH ở Việt Nam hiện nay [87]. Bài viết đã cung cấp nhiều thông tin về thành tựu trong công tác xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội thời gian qua trên nền tảng từ chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về ASXH; đánh giá những thành tựu, hạn chế yếu kém, nguyên nhân và những bài học được rút ra từ thực tiễn. Qua đó, tác giả nêu ra những giải pháp khuyến nghị các ngành, các cơ quan chức năng nhằm thực hiện tốt hơn chính sách ASXH ở Việt Nam trong thời gian tới.
- 12 Đinh Thành Trung, Lữ Quang Ngời và Lê Thị Thanh Hiếu (2017), Chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế những thách thức và giải pháp [112]. Bài viết đã phác họa toàn cảnh bức tranh hội nhập quốc tế của một quốc gia, theo đó những tác động và ảnh hưởng của quá trình này đến vấn đề ASXH không nhỏ, thậm chí ngày càng sâu rộng. Do vậy, để khắc phục những tác động ấy trước hết cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH phù hợp với xu hướng vận động, phát triển của mỗi quốc gia. Từ thực trạng về kết quả thực hiện chính sách ASXH trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tác giả đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách ASXH. Trong đó tập trung huy động mọi nguồn lực xã hội; trợ giúp kịp thời các trường hợp bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già…; hoàn thiện cơ chế, chính sách ASXH. Nguyễn Trọng Đàm (2017), An sinh xã hội ở Việt Nam: Nhìn lại năm 2016 và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn tới [34, tr.58-61]. Tác giả phản ánh tình hình kinh tế nước ta trong năm 2016 phải đối mặt với những khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết và sự tác động của kinh tế thế giới làm cho đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chính sách ASXH đạt được nhiều điểm nổi bật đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực (thực hiện chính sách đối với người có công; tạo việc làm, giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ sinh kế, giảm nghèo bền vững; trợ giúp xã hội...). Bên cạnh đó, tác giả chỉ rõ những khó khăn thách thức trong thực hiện chính sách ASXH và đề xuất một số giải pháp tập trung thực hiện trong thời gian tới nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách ASXH. Tài liệu tiếng nước ngoài Các công trình nghiên cứu đề cập đến phương pháp tiếp cận nghiên cứu, phân tích chính sách an sinh xã hội tiêu biểu có các công trình như: Robert Chambers (1991), Phát triển nông thôn: hãy bắt đầu từ những người cùng khổ; Danielle Juteau (Editor) (2002), Phân hóa xã hội: các khuôn mẫu và quá trình (Social Diferentiation: Parterns and processes); UNDP (2012), Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011: Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người; Tom G. Palmer (2013), Hướng đến kỷ nguyên hậu nhà nước phúc lợi.
- 13 Cùng với đường lối đổi mới kinh tế - xã hội trong lĩnh vực nghiên cứu cũng diễn ra quá trình phổ biến, có điều kiện trao đổi học tập trên hai phương diện (kiến thức và phương pháp tiếp cận) vấn đề của sự phát triển và ASXH. Qua đó giới thiệu cho chúng ta nhiều cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khoa học để xem xét, đánh giá và áp dụng vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Tiêu biểu, như: Haughton Dominique Haughton, Jonathan Haughton và Nguyễn Phong (2001) bàn về Mức sống trong thời kỳ kinh tế bùng nổ ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu chuyên đề của Evans, Martin và các cộng sự (2007) về An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức nào. Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), DFID, EC, WB (2008) về Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008: Bảo trợ xã hội (2007); Martin Ravallion và Dominique va de Walle (2008), Đất đai trong thời kỳ chuyển đổi: cải cách và nghèo đói ở nông thôn Việt Nam. Quadagno S. Jill (1988), The transformation of old age security: Class and politics in the American welfare state [134]. Quadagno S. Jill đánh giá việc ban hành và phát triển của đạo luật ASXH liên quan đến sự xung đột giữa các nhóm lao động và doanh nghiệp đối với lương hưu. Với nhiều câu hỏi được đặt ra như: Tại sao Hoa Kỳ tụt hậu so với Đức, Anh và Thụy Điển trong việc áp dụng chương trình an sinh quốc gia cho người già? Tại sao Đạo luật ASXH được ban hành vào năm 1935 lại phụ thuộc vào tiêu chuẩn kép dựa trên giai cấp? Tại sao phúc lợi tuổi già ở Hoa Kỳ vẫn kém hơn so với các đối tác châu Âu? Dựa vào biên niên sử phân tích tinh vi của một trăm năm lịch sử phúc lợi Hoa Kỳ, tác giả Jill Quadagno khám phá sự ra đời của chương trình hỗ trợ tuổi già tại Hoa Kỳ. Dựa vào nghiên cứu lịch sử và nền tảng lý thuyết khoa học xã hội, tác giả còn phân tích sự thay đổi sâu sắc liên quan đến quá trình ASXH: từ sự hỗ trợ của cộng đồng dựa trên luật dành cho người nghèo thời kỳ thuộc địa, cơ chế tài trợ và quản lý hành chính địa phương, đến việc hình thành một bộ máy hành chính lớn của liên bang Hoa Kỳ. Theodore R. Marmor (1988), Social security: Beyond the rhetoric of crisis [139]. Cuốn sách tập trung trả lời câu hỏi khả năng và triển vọng của ASXH
- 14 trong những thập niên sắp tới như thế nào? Cuốn sách khám phá ý nghĩa của ASXH từ góc độ lịch sử, xã hội, kinh tế, chính trị và luật pháp từ khi hệ thống ASXH Mỹ ra đời năm 1935. Các câu hỏi nghiên cứu bao gồm: ASXH có phải là hệ tư tưởng chặt chẽ và có thể bảo vệ? Nếu có, hệ tư tưởng đó có phù hợp với yêu cầu của môi trường chính trị đương đại mà nó dường như nhấn mạnh vào tái tư nhân hóa nhiều vai trò của nhà nước phúc lợi xã hội hiện đại không? Điều gì giải thích chất lượng khác thường của chính trị ASXH gần đây - điều được đặc trưng bởi sự lo lắng cao độ và khủng hoảng và sự phản đối với những bất trắc về tương lai. D. Baker & M. Weisbrot (1999). Social security: The phony crisis [135]. Trong cuốn sách, hai ông đã đưa ra lời phê bình về những lập luận nhằm chứng minh ASXH đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng và cần phải tái cấu trúc cơ bản. Cuốn sách lập luận rằng không có lý do chính đáng nào để người Mỹ phải quan tâm đến sức khỏe tài chính của nền ASXH, một tiền đề cơ bản của cuộc tranh luận hiện thời về cải cách ASXH tại Hoa Kỳ. Các tác giả tuyên bố rằng tư nhân hóa ASXH sẽ chỉ biến người Mỹ thành "neoclassical man" (người tân cổ điển), người mà quan hệ với người khác chỉ thông qua yếu tố thị trường và không có bất kỳ ràng buộc chung, chia sẻ với xã hội. Các tác giả kết luận rằng nếu hệ thống ASXH không bị hỏng, thì không nên tiến hành cải tổ hệ thống. Peter A. Diamond, Peter R. Orszag (2005), Saving social security: a balanced approach [136]. Cuốn sách đưa ra một kế hoạch để đảm bảo ASXH. Cách tiếp cận của các tác giả thừa nhận và bảo lưu giá trị ASXH trong việc cung cấp một mức độ lợi ích cơ bản cho người lao động và gia đình của họ. Kế hoạch mà các tác giả đưa ra nhằm cập nhật ASXH để phản ánh những thay đổi trong thị trường lao động và tuổi thọ. Kế hoạch nhằm duy trì khả năng thanh toán dài hạn gồm 3 thành tố, mỗi thành tố chỉ ra một nhân tố gây ra thâm hụt trong ASXH gồm: sự cải thiện về tuổi thọ, bất bình đẳng thu nhập gia tăng, và di sản nợ nần từ sự hào phóng của chương trình đối với những người thụ hưởng. Mỗi thành phần của kế hoạch cải cách bao gồm cân đối với cả lợi ích và tổng thu giúp thu hẹp thâm hụt trong dài hạn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
32 p | 182 | 43
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay
218 p | 146 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
207 p | 83 | 23
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Đời sống tôn giáo trong truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay
27 p | 131 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh
194 p | 45 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Phật giáo thời Lê Sơ qua tư liệu Hán Nôm
188 p | 58 | 14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay
31 p | 90 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ hiện nay
262 p | 39 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Hải Phòng hiện nay
32 p | 123 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra hiện nay
168 p | 23 | 12
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Tôn giáo học: Đạo Bà ni trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay
28 p | 75 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay - Thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra
27 p | 99 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
295 p | 21 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
28 p | 64 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Tôn giáo học: Đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc từ năm 1986 đến nay
27 p | 43 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ 2004 đến nay
190 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
26 p | 10 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn