Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra hiện nay
lượt xem 12
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra hiện nay" nhằm làm rõ vấn đề pháp nhân tôn giáo, quá trình công nhận pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới; đồng thời xác định các vấn đề đang đặt ra để đề xuất những giải pháp trong việc công nhận pháp nhân tôn giáo liên quan đến công tác quản lý nhà nước trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra hiện nay
- V ỆN N TR QU MN N UYỄN TUẤN T ÙY P ÁP N ÂN TÔN ÁO Ở V ỆT N M - N ỮN VẤN ĐỀ ĐẶT R ỆN N Y LUẬN ÁN T ẾN SĨ N ÀN TÔN ÁO ÀN - 2022
- ii MỤ LỤ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 hƣơng 1: TỔN QU N TÌN ÌN N ÊN ỨU VÀ KHUNG LÝ T UYẾT L ÊN QU N ĐỀN LUẬN ÁN ............................. 9 1.1. Tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản liên quan đến luận án ...... 9 1.2. Các vấn đề đã được nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .. 29 1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu và một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án..................................................................................... 32 hƣơng 2: PHÁP NHÂN TÔN GIÁO - M T S VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ T Ự T ỄN ......................................................................... 41 2.1. Tôn giáo và sự cần thiết của pháp nhân tôn giáo ..................................... 41 2.2. Pháp nhân tôn giáo cụ thể của một số nước trên thế giới ........................ 52 2.3. Tôn giáo và tổ chức tôn giáo ở Việt Nam ................................................ 63 hƣơng 3: ÔN N ẬN P ÁP N ÂN TÔN ÁO Ở V ỆT N M ..... 74 3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề pháp nhân tôn giáo ........... 74 3.2. Pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam trước thời kỳ đổi mới............................ 83 3.3. Pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới - trước pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (1990-2004) .................................................................. 91 3.4. Pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới - sau pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004-2020) ................................................................ 107 hƣơng 4: UYỂN B ẾN ĐỜ S N TÔN ÁO, N ỮN VẤN ĐỀ ĐẶT R VÀ K UYẾN N Đ VỚ P ÁP N ÂN TÔN ÁO Ở V ỆT N M....................................................... 117 4.1. Những chuyến biến đời sống tôn giáo và công tác quản lý nhà nước sau công nhận pháp nhân tôn giáo .......................................................... 117 4.2. Những vấn đề đặt ra liên quan đến pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam ..... 126 4.3. Những khuyến nghị liên quan đến pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam...... 133
- iii KẾT LUẬN .................................................................................................. 142 D N MỤ ÔN TRÌN ÔN B Ủ TÁ Ả...................... 145 D N MỤ TÀ L ỆU T M K ẢO ................................................... 146 P Ụ LỤ ..................................................................................................... 160
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Việt Nam là quốc gia đa dạng tôn giáo và đa dạng về tổ chức tôn giáo. Ở Việt Nam, trừ một số ít tôn giáo duy trì một tổ chức chung, còn đa số các tôn giáo bao gồm nhiều tổ chức tôn giáo độc lập. Cụ thể: Phật giáo trước khi thống nhất thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981) là 09 tổ chức, Công giáo với 27 giáo phận và cơ chế liên hiệp là Hội đồng Giám mục Việt Nam, Cao Đài với 10 tổ chức, một pháp môn và 21 cơ sở tồn tại độc lập, Tin Lành với hàng vài chục tổ chức,... Ngoài ra cò hàng chục tổ chức tôn giáo, nhất là tôn giáo nội sinh duy trì tổ chức riêng, như Bửu sơn Kỳ hương, Tứ ân Hiếu nghĩa, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội,… Nét đặc trưng tiêu biểu của tôn giáo là có tổ chức giáo hội - một thiết chế quyền lực của tôn giáo nhằm liên kết tín đồ và duy trì các mối quan hệ trong tôn giáo, thực hiện các hoạt động tôn giáo, đồng thời tổ chức tôn giáo còn thực hiện chức năng quan hệ xã hội. Mỗi tổ chức tôn giáo có hình thái giáo hội khác nhau. Có tôn giáo xây dựng giáo hội theo bốn cấp hành chính, có tôn giáo xây dựng giáo hội ba cấp hành chính, nhưng cũng có tôn giáo chỉ duy trì giáo hội theo hai cấp hành chính. Có tôn giáo duy trì giáo hội theo cơ chế dân chủ, có tôn giáo duy trì giáo hội theo cơ chế chuyên chế nhưng cũng có tôn giáo kết hợp cả hai cơ chế, dân chủ và chuyên chế. Trước đây, trong một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân, trong nhận thức coi tôn giáo là “tàn dư” của xã hội cũ, là kết quả sai lầm trong nhận thức của con người, tôn giáo là đối lập với chủ nghĩa xã hội, với khoa học nên cần phải thu hẹp, hạn chế tôn giáo; rằng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đời sống dân sinh, trình độ dân trí của nhân dân nâng cao, tôn giáo sẽ sớm “tiêu vong”. Chính vì vậy, khi giải quyết vấn đề tôn giáo chưa thấy hết vai trò, chức năng của tổ chức tôn giáo đối với đời sống tôn giáo. Mặt khác, vì lo ngại tôn giáo có tổ chức sẽ tạo ra sức mạnh nên dễ bị lôi kéo, lợi dụng vào
- 2 những mục đích xấu nên dè dặt trong vấn đề công nhận tổ chức tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo. Ở Việt Nam, bước vào thời kỳ đổi mới, chỉ có hai (02) tổ chức tôn giáo được công nhận là Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) được công nhận từ năm 1958, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được công nhận năm 1981. Riêng Công giáo là mặc nhận sự tồn tại của các giáo phận cho đến năm 1980, Nhà nước cho phép thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam - một cơ chế liên hiệp giữa các giáo phận. Còn lại tất cả các tổ chức tôn giáo ở phía Nam không được công nhận và không được hoạt động về tổ chức. Các tổ chức tôn giáo không được công nhận về tổ chức tôn giáo, không có địa vị pháp lý đồng nghĩa với các việc như việc hướng dẫn các hoạt động tôn giáo, việc đào tạo, phong chức, phong phẩm chức sắc, việc in ấn, xuất bản kinh sách - ấn phẩm tôn giáo, việc xây dựng sửa chữa nơi thờ tự,… hầu như không được thực hiện, nếu có thì không được pháp luật thừa nhận, quen gọi là hoạt động “chui”. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chức sắc mà ảnh hưởng đến sinh hoạt tôn giáo của tín đồ - một trong những quyền lợi mà pháp luật đã thừa nhận. Thời kỳ đổi mới mở ra cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân (không chỉ hai thành phần tập thể và quốc doanh như trước) nên có vấn đề công nhận pháp nhân kinh tế. Cùng với đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội, là đổi mới chính sách tôn giáo. Một trong những vấn đề quan trọng và cấp bách của công tác tôn giáo thời kỳ đổi mới là việc xem xét bình thường hóa hoạt động về tổ chức của các tôn giáo, tức là công nhận tư cách pháp nhân về mặt tổ chức của tôn giáo (gọi chung là công nhận pháp nhân tôn giáo). Việc công nhận pháp nhân tôn giáo còn được đặt trong điều kiện Việt Nam mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng, sẽ có các tổ chức tôn giáo mới xuất hiện cần được công nhận pháp nhân để hoạt động theo quy định của pháp luật. Nghị quyết số 24/NQ-TW (1990) của Bộ Chính trị ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt đấu mốc cho quá trình đổi mới chính sách tôn
- 3 giáo đã mở ra cho việc công nhận tổ chức tôn giáo. Từ năm 1995 đến khi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 [139], Nhà nước đã xem xét công nhận từng trường hợp tổ chức tôn giáo lớn có phạm vi hoạt động rộng, ảnh hướng nhiều mặt đến đời sống xã hội, như các tổ chức của đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo và Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam). Sau Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo đến năm 2016 - khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ban hành đã có thêm hơn hai chục tổ chức tôn giáo được công nhận. Như vậy từ ba tổ chức tôn giáo được hoạt động bình thường (thời điểm năm 1995) đến năm 2021, ở Việt Nam có tất cả 41 tổ chức tôn giáo được hoạt động hợp pháp dưới dạng công nhận pháp nhân và đăng ký hoạt động. Cùng với quá trình công nhận pháp nhân tôn giáo là quá trình hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo qua Nghị định 69/NĐ-CP (1991), Nghị định 26/NĐ-CP (1999), Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (2004), và dấu mốc quan trọng là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (2016). Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (2016) chính thức quy định việc công nhận “Pháp nhân của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc” (Điều 30) [117] và xếp pháp nhân tôn giáo thuộc pháp nhân phi thương mại. Công nhận pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam đã làm chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam theo hướng tích cực, đồng thời là cơ sở để hướng dẫn, quản lý hoạt động tôn giáo theo pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề đặt ra đối với pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam, cả lý luận và thực tiễn theo các hướng khác nhau. Trước hết là những ý kiến cho rằng, công nhận pháp nhân tôn giáo là hữu khuynh, làm tăng sức mạnh cho các tổ chức tôn giáo, tạo thành những “đoàn thể áp lực” với chính quyền, là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước. Cũng có luồng ý kiến cho rằng việc công nhận pháp nhân tôn giáo còn khó khăn và rườm rà với nhiều thủ tục hành chính. Cũng có những ý kiến cho rằng nên mở ra thêm nữa để công nhận các tôn giáo mới trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế,...
- 4 Từ những phân tích trên cho thấy việc công nhận tư cách pháp nhân tôn giáo là một nội dung rất quan trọng trong chính sách tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, nhất là giai đoạn đầu, đang còn nhiều vấn đề đặt ra cần quan tâm cả lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào ở các cấp độ khác nhau về pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn chủ đề “Pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Tôn giáo học. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Làm rõ vấn đề pháp nhân tôn giáo, quá trình công nhận pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới; đồng thời xác định các vấn đề đang đặt ra để đề xuất những giải pháp trong việc công nhận pháp nhân tôn giáo liên quan đến công tác quản lý nhà nước trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện mục tiêu đã nêu trên, đề tài sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Làm rõ pháp nhân tôn giáo và quy định của pháp luật Việt Nam về pháp nhân tôn giáo trong sự tương quan với pháp nhân tôn giáo của một số nước trên thế giới. - Làm rõ tôn giáo và tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, quá trình công nhận pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam, nhất là từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. - Làm rõ những chuyển biến trong đời sống tôn giáo và những vấn đề đang đặt ra về quy định pháp luật đối với pháp nhân tôn giáo, cũng như công tác quản lý với hoạt động tôn giáo sau khi công nhận. - Từ thực tế tôn giáo và kết quả đã thực hiện, đưa ra một số khuyến nghị trong việc công nhận pháp nhân trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, kể các tổ chức tôn giáo đã có pháp nhân và các tổ chức tôn giáo chưa có pháp nhân.
- 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tổ chức tôn giáo và quá trình công nhận pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam, trong đó chú trọng đến các pháp nhân tổ chức tôn giáo (trong đó có pháp nhân trực thuộc) thời kỳ đổi mới, như các tổ chức Cao Đài, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo,... + Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình công nhận tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam qua hai giai đoạn: - Thời kỳ trước đổi mới như: Pháp nhân tôn giáo dưới chế độ cũ, pháp nhân tôn giáo trước thời kỳ đổi mới, như Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc), Giáo hội Phật giáo Việt Nam,... - Thời kỳ đổi mới: các tổ chức của Cao Đài, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo và các tổ chức tôn giáo khác để làm rõ quá trình hoàn chỉnh quy định pháp luật việc công nhận pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới. - Thời kỳ đổi mới còn liên quan đến hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện nhiều ở Việt Nam trong thời gian gần đây có đặt ra liên quan đến pháp nhân tôn giáo trong thời gian tới đây. 4. ơ sở lý luận, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; đặc biệt là quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo và pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Bên cạnh đó, luận án dựa vào thực tiễn quá trình công nhận tư cách pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam dưới chế độ cũ, thời kỳ trước và thời kỳ đổi mới, trong đó có việc thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (2004), Luật tín ngưỡng, tôn giáo (2016).
- 6 4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án bám sát phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở đó, lý giải sự tồn tại, vận động, phát triển của tôn giáo, mối quan hệ trong tôn giáo và mối quan hệ xã hội của tôn giáo, trong đó có mối quan hệ giữa tôn giáo - một tồn tại xã hội với nhà nước - chủ thể quản lý xã hội. Trên cơ sở phương pháp luận như nói trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính, như sau: - Phương pháp phân tích và tổng thuật các tài liệu: Luận án thu thập, phân tích, tổng thuật các tài liệu đã có. Đây là nhiệm vụ quan trọng giúp luận án kế thừa một cách có chọn lọc thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, tìm ra những khoảng trống để bổ sung thêm những luận chứng, luận cứ mà cá nhân thu thập được. - Phương pháp tiếp cận khảo sát thực tiễn. Chủ đề luận án - pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam cũng như trên thế giới hầu như chưa có nghiên cứu cơ bản nào. Do vậy, tìm hiểu thực tiễn để hiểu rõ về quá trình công nhận pháp nhân đối với các tổ chức tôn giáo, hiểu về sự chuyển biến sau khi công nhận pháp nhân, tâm lý, tình cảm của tín đồ, chức sắc khi tổ chức tôn giáo được công nhận pháp nhân có vị trí quan trọng. Ngoài ra luận án áp dụng phương pháp thống kê, so sánh, toạ đàm, hội thảo, chuyên gia,… 5. âu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án được nghiên cứu để trả lời các câu hỏi cụ thể như sau: - Câu hỏi 1: Tại sao Nhà nước Việt Nam phải công nhận pháp nhân tôn giáo? Cơ sở khoa học, thực tiễn của việc công nhận pháp nhân tôn giáo và công nhận pháp nhân tôn giáo có giá trị thế nào?
- 7 - Câu hỏi 2: Quy định pháp luật công nhận pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam đã hoàn thiện chưa? Cần những giải pháp nào để hoàn thiện chính sách pháp luật đối với công nhận pháp nhân tôn giáo và hoạt động tôn giáo? - Câu hỏi 3: Chuyển biến tình hình tôn giáo ở Việt Nam khi các tổ chức tôn giáo được công nhận pháp nhân diễn ra như thế nào? 5.2. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu, luận án xây dựng ba giả thuyết khoa học cụ thể như sau: - Giả thuyết 1: Cơ sở khoa học về công nhận pháp nhân tôn giáo chưa được hoàn thiện và khi được bổ sung hoàn thiện sẽ là cơ sở, nền tảng để hoàn thiện quy định pháp luật về công nhận pháp nhân tôn giáo. - Giả thuyết 2: Pháp luật về công nhận pháp nhân tôn giáo, rộng hơn là quy định pháp luật về hoạt động tôn giáo hiện còn một số hạn chế cần sớm được bổ sung và hoàn chỉnh. - Giả thuyết 3: Diễn biến tôn giáo ở Việt Nam nếu không công nhận hoặc chậm thực hiện việc công nhận pháp nhân tôn giáo thời kỳ đổi mới. 6. Đ ng g p về m t khoa học của luận án Đây là đề tài nghiên cứu một cách hệ thống và cập nhật việc công nhận pháp nhân tôn giáo; đánh giá những thành tựu đạt được và tiếp tục đề xuất những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực thi quy định pháp luật về pháp nhân tôn giáo; bước đầu đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật đối pháp nhân tôn giáo nói riêng trong quá trình bổ sung, hoàn chỉnh quy định pháp luật đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. 7. Ý ngh a lý luận và thực tiễn của luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận Luận án đóng góp những luận cứ khoa học trong quá trình công nhận tư cách pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam, xác định địa vị pháp lý của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động ở Việt Nam, trên cơ sở đó góp phần đánh giá tổng
- 8 kết một nội dung đặc biệt quan trọng thời kỳ đầu của quá trình đổi mới chính sách tôn giáo ở Việt Nam. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành tôn giáo học và một số bộ môn khoa học và nhân văn; đồng thời kết quả nghiên cứu góp phần hoàn chỉnh pháp luật về tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. 8. Kết cấu của luận án Ngoài các phần Lời cam đoan, Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình của tác giả có liên quan đến luận án đã công bố, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án gồm 04 chương, 10 tiết và các tiểu kết ở các chương.
- 9 hƣơng 1 TỔN QU N TÌN ÌN N ÊN ỨU VÀ K UN LÝ T UYẾT L ÊN QU N ĐỀN LUẬN ÁN 1.1. TÌN ÌN N ÊN ỨU VÀ N ỮN VẤN ĐỀ Ơ BẢN L ÊN QU N ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam Trước đổi mới, ở Việt Nam rất ít công trình nghiên cứu về tôn giáo, chỉ có một số bài viết, một số ấn phẩm về tôn giáo của các nước xã hội chủ nghĩa được dịch và phát hành. Bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề tôn giáo, chính sách tôn giáo đã được các nhà nghiên cứu và các cơ quan nghiên cứu khoa học quan tâm. Có thể kể đến các tác giả như: Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Thanh Xuân, Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Hồng Dương, Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Đức Lữ, Ngô Hữu Thảo, Hoàng Minh Đô, Đỗ Lan Hiền, Nguyễn Văn Bắc, Hoàng Văn Chung, Nguyễn Hồng Thái, Nguyễn Quốc Vũ, Trần Anh Đào,… Sau đây là kết quả cụ thể của các công trình nghiên cứu về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. + Những công trình nghiên cứu tôn giáo: Có nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo của các giả trong nước và nước ngoài được công bố ở Việt Nam thời kỳ đổi mới Một số Tôn giáo ở Việt Nam (1992) của tác giả Nguyễn Thanh Xuân [170] được coi là ấn phẩm đầu tiên tính đến thập kỷ chín mươi của thế kỷ XX viết về một số tôn giáo ở Việt Nam, xuất bản năm 1992, đến năm 2016 tái bản 12 lần có sửa chữa và bổ sung. Như tên của sách, tác giả đã tổng quát về những tôn giáo lớn trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay như: Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Hồi Giáo và một số tôn giáo khác; về quá trình ra đời, phát triển qua các thời kỳ, giáo lý, giáo luật, lễ
- 10 nghi, cách thức hành đạo, thực trạng hiện ở Việt Nam. Đặc biệt, sách đã giới thiệu về về hệ thống chức sắc, về tổ chức, bộ máy tổ chức của mỗi tôn giáo ở Việt Nam - một yếu tố liên quan đến thực hiện chính sách tôn giáo và vấn đề pháp nhân tôn giáo. Ấn phẩm Tôn giáo trên thế giới và Việt Nam (1999) của Mai Thanh Hải [66] giới thiệu về tôn giáo trong xã hội hiện đại, như Phật giáo, Công giáo, Chính thống giáo, Hồi giáo; các tôn giáo ở Việt Nam gồm những tôn giáo từ bên ngoài du nhập như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo; các tôn giáo hình thành tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo,... Điều đáng quan tâm là sách có giới thiệu về các tổ chức tôn giáo xã hội, một trong những vấn đề không thể không quan tâm khi thực hiện chính sách tôn giáo, cũng như pháp nhân tôn giáo. Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam (2004) là ấn phẩm của nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam công bố trên Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (Viện Nghiên cứu tôn giáo) [120]. Khác với các ấn phẩm nói trên giới thiệu về các tôn giáo, ấn phẩm này những bài viết của nhiều tác giả trong nước và ngoài nước. Sách chia hai phần: Phần I: Tôn giáo - mấy vấn đề lý luận viết về các hướng tiếp cận tôn giáo khác nhau trong lịch sử và hiện tại trên thế giới và ở Việt Nam; Phần II: Các tôn giáo ở Việt Nam khác nhau ở Việt Nam với nhiều bài viết tiếp cận ở những góc độ khác nhau về một số tôn giáo, một số hệ phái tôn giáo cụ thể ở Việt Nam, như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Tịnh độ Cư sỹ,... Sách giúp người đọc hiểu biết về tôn giáo và các cách tiếp cận tôn giáo. Ở Việt Nam thời kỳ đổi mới có những sách viết riêng về từng tôn giáo, điển hình là Tri thức cơ bản (2012) [31], giới thiệu sáu đầu sách riêng đối với từng tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo. Sách cũng giới thiệu về quá trình ra đời, phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức của các tôn giáo, trong đó có những sách nhấn mạnh các tôn giáo đối với đời sống chính trị, văn hóa của đất nước. Tuy nhiên, nếu xét về tính chuyên
- 11 sâu đối với những tôn giáo đặc thù thì phải kể đến hai ấn phẩm của Nguyễn Thanh Xuân. Đó là Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam (2002) của Nguyễn Thanh Xuân [166], tái bản năm 2019 với tên Đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam [173]. Đây cũng được coi là ấn phẩm đầu tiên viết đầy đủ về đạo Tin lành được xuất bản ở Việt Nam. Đặc biệt, sách giới thiệu nét đặc trưng của đạo Tin lành về tổ chức và sự đa dạng về tổ chức, sự đa dạng về tổ chức Tin lành ở Việt Nam - một điều cần quan tâm trong việc thực hiện chính sách tôn giáo và vấn đề pháp nhân tôn giáo. Đó là Đạo Cao Đài - Hai khía cạnh lịch sử và tôn giáo (2013) của Nguyễn Thanh Xuân [168]. Viết về đạo Cao Đài cũng khá nhiều, trong đó có ấn phẩm Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài (1996) của các tác giả Viện Nghiên cứu tôn giáo, Trung tâm Khoa học xã hội Việt Nam [144]. Tuy nhiên, ấn phẩm này khác với các nghiên cứu trước đó, đã phân tích khách quan sự ra đời và phát triển của đạo Cao Đài trong những giai đoạn lịch sử nhất định, về đặc trưng về tổ chức của đạo Cao Đài để có cái nhìn đúng đắn để ứng xử với đạo Cao Đài, trong đó có vấn đề pháp nhân Cao Đài thời kỳ đổi mới. Gần đây, tác giả Nguyễn Khắc Đức với ấn phẩm Một số vấn đề về đạo Tin lành ở Việt Nam (2018) [60] với nội dung giới thiệu về đạo Tin lành, đạo Tin lành ở Việt Nam và đạo Tin lành ở miền Tây Nam Bộ. Tác giả Nguyễn Hồng Dương cho ra đời ấn phẩm Công giáo và Công giáo ở Việt Nam - Tri thức cơ bản (2019) [50]. Đúng như tựa sách, sách gồm hai phần Công giáo thế giới và Công giáo ở Việt Nam. Ngoài các tri thức cơ bản, tác giả đã viết khá chi tiết về tổ chức Giáo hội Công giáo hoàn vũ và tổ chức Giáo hội Công giáo ở Việt Nam - những điều cần quan tâm khi giải quyết vấn đề pháp nhân tôn giáo, nhất là pháp nhân trực thuộc đối với Công giáo. Gần đây, năm 2021 ấn phẩm Hệ thống tổ chức giáo hội của các tôn giáo ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Hồng Dương đã giới thiệu về tổ chức giáo hội, vai trò của tổ chức giáo hội và quá trình hình thành tổ chức giáo hội của các tôn giáo ở Việt Nam, từ Phật giáo, Công giáo, Tin lành đến Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, Minh Sư đạo, Minh Lý đạo,...
- 12 Cũng phải kể đến các ấn phẩm viết về tôn giáo của các tác giả nước ngoài xuất bản tại Việt Nam. Trước hết là Mười tôn giáo lớn trên thế giới (1999) của Hoàng Tâm Xuyên (Trung Quốc) [177]. Đúng như tựa sách, ấn phẩm này ngoài các tôn giáo mang tính quốc tế, như Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo, Chính thống giáo, tác giả còn viết các tôn giáo mang tính quốc gia, khu vực như: Ấn Độ giáo, Lão giáo, Nho giáo,... Các tôn giáo trên thế giới (2010) của Lewis M. Hopfe, Mark R. Woodward (Phạm Văn Liễn dịch) [99]. Khác với các ấn phẩm giới thiệu từng tôn giáo, từ tôn giáo lớn đế tôn giáo nhỏ, ấn phẩm này chia làm bốn khu vực tôn giáo trên thế giới theo nguồn gốc địa lý: (1) Các tôn giáo cơ sở (Việt Nam gọi là tín ngưỡng) ở Mỹ và châu Phi; (2) Các tôn giáo Ấn Độ như Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Sikh; (3) Các tôn giáo khởi nguyên từ Trung Quốc và Nhật Bản như Lão giáo, Nho giáo, Thần đạo; (4) Các tôn giáo phát tích từ Trung Đông như Bái hỏa giáo, Do Thái giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo, Bahai’i giáo. Giới thiệu các tôn giáo theo nguồn gốc địa lý, hai tác giả đều có những thông tin phạm vi hoạt động của từng tôn giáo trên thế giới, và nhất là đặc trưng về tổ chức của mỗi tôn giáo. Cùng với sách viết về các tôn giáo, gần đây ở Việt Nam đã dịch và xuất bản các ấn phẩm riêng cho từng tôn giáo của tác giả nước ngoài, điển hình như Lịch sử đạo Tin lành (2006) của tác giả Jean Baubérot [94], Bước vào thế giới Hồi giáo (2010) của tác giả V.S. Naipaul [143],... Hầu như không đề cập đến tôn giáo ở Việt Nam nhưng các ấn phẩm nói trên có nhiều thông tin về các tôn giáo thế giới để hiểu rộng về tôn giáo, tổ chức tôn giáo, thái độ của một số nhà nước trên thế giới đối với tôn giáo - những điều khi tiếp cận pháp nhân tôn giáo cần quan tâm. + Những công trình nghiên cứu về chính sách tôn giáo của Việt Nam: Trước hết là ấn phẩm Tìm hiểu chính sách tôn giáo của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (1959) của Nguyễn Văn Đạt [56]. Công trình tuy không phải là cuốn sách bề thế, chỉ có 20 trang, song với nội dung cụ
- 13 thể và dễ hiểu, tác giả đã đề cập 10 nội dung xung quanh quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc ở thời điểm đó: dưới chế độ cũ có tự do tín ngưỡng không? Dưới chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam có tự do tín ngưỡng không? Ở miền Bắc tự do tín ngưỡng được tôn trọng và bảo đảm như thế nào?... Qua đó, một mặt tác giả khẳng định, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; mặt khác, vạch trần âm mưu thâm độc của kẻ thù lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân. Về tôn giáo - tập I (1994) của Viện Nghiên cứu tôn giáo (trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia) [134]. Ấn phẩm công bố sau đổi mới chính sách tôn giáo 04 năm (1990-1994) nên mặc dù nội dung là những quan điểm của Mác - Lênin về tôn giáo nhưng được tiếp cập và luận giải khách quan về nhận thức và ứng xử với tôn giáo để lại dấu ấn trong giới nghiên cứu và giới quản lý. Bước vào thế kỷ XXI, công trình Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam (2001) của tác giả Đặng Nghiêm Vạn [147] có phần thứ sáu bàn về “Chính sách tôn giáo” và “Chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam”, nhưng khuôn khổ đề cập cũng khiêm tốn trong tổng thể một công trình chung, rộng như tên cuốn sách. Mặc dù không bàn nhiều về chính sách tôn giáo ở Việt Nam nhưng đây là một trong những ấn phẩm sớm của Viện Nghiên cứu tôn giáo nên có giá trị về thời gian trong sưu tập và nghiên cứu. Cùng thập niên đầu của thế kỷ XXI, công trình khá quy mô Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam do Nguyễn Đức Lữ (Chủ biên) [100]. Sách gồm các chuyên đề về quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; khái quát tình hình, đặc điểm của tôn giáo trên thế giới và Việt Nam, trong đó đề cập đến đặc điểm của sáu tôn giáo chính ở Việt Nam là: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo; đặc biệt tác giả dành một phần để viết về chính sách tôn giáo và việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, chỉ ra những thành tựu và hạn chế cũng như nguyên nhân của những thành tựu và
- 14 hạn chế của việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo ở nước ta, từ đó đề ra một số phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo. Tác giả Đỗ Quang Hưng có hai ấn phẩm về tôn giáo và pháp luật về tôn giáo và nhà nước. Cả hai ấn phẩm đều xuất bản năm 2014. Cụ thể Nhà nước, tôn giáo, luật pháp (2014) [90], Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền (2014) [86]. Đây là hai công trình có quy mô lớn trong các công trình nghiên cứu của Đỗ Quang Hưng về tôn giáo và chính sách tôn giáo. Tác phẩm Nhà nước, tôn giáo, luật pháp phân tích ba yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tồn tại. Trong mối quan hệ này, vai trò của nhà nước pháp quyền trong việc hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thông qua hệ thống pháp luật. Tác giả đã khái quát lộ trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp của các nước Âu - Mỹ, Đông Bắc Á và Việt Nam. Tác phẩm Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền là kết quả của đề tài khoa học mà Đỗ Quang Hưng làm chủ nhiệm. Tác giả phân tích nhiệm vụ cơ bản của chính sách tôn giáo nói chung và việc xây dựng nhà nước pháp quyền về tôn giáo nói riêng là việc thực thi học thuyết thế tục hóa, xây dựng mô hình nhà nước thế tục. Tác giả bàn về bản chất chính sách tôn giáo là chính sách công; quan hệ nhà nước và giáo hội là quyết định phần lớn nội dung, biểu hiện đường hướng của chính sách tôn giáo; mối quan hệ nhà nước và giáo hội có tính cốt lõi trong việc hoàn thiện chính sách tôn giáo. Tác giả cũng trình bày hoàn cành đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, những chuyển biến trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo; các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong tình hình mới cũng như những nguyên tắc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Tác giả cũng đã đề xuất các quan điểm bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.
- 15 Viết về tôn giáo và chính sách tôn giáo qua các bài viết của các tác giả trong nước. Cụ thể: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền dân sự và chính trị (2001) do Võ Khánh Vinh chủ biên [156], trong đó bài viết của Nguyễn Hồng Nhung, Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả đã khái quát quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, từ đó đưa ra nội dung và giới hạn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng như thực tiễn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các nước trên thế giới và thực tiễn pháp lý ở Việt Nam. Trần Thanh Lâm, Tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo [97]; Bùi Đức Luận, Những bước tiến trong việc thể chế hóa chủ trương, chính sách về tôn giáo ở nước ta trong thời gian gần đây [102]; Tôn giáo và hiện thực - Một số vấn đề đặt ra hiện nay của Nguyễn Chí Mỳ [109]; Chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam trong những năm 1990-2004 của Nguyễn Hồng Nhung [111],… Các công trình nghiên cứu thực tiễn công tác bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng rất phong phú, đa dạng. Cụ thể: Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay (1996) do Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) [145]; Tôn giáo và đời sống tôn giáo Tây Nguyên của Đặng Nghiêm Vạn [146]; Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (2008) do Ngô Văn Thạo (chủ biên) [127]; Tôn giáo trong văn hóa và phát triển ở Việt Nam (2004) của Nguyễn Hồng Dương [46],… Các công trình đã nhấn mạnh việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, việc tuyên truyền sâu rộng chính sách tôn giáo đến mọi tổ chức của hệ thống chính trị, trọng điểm là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, các tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc; việc chủ động xây dựng hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo một cách thống nhất, với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng. Cần phải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo. Tăng cường quản lý nhà nước và chủ động định hướng công tác đối ngoại về tôn giáo hằng năm. Những nội dung này sẽ được so sánh, phân tích
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội)
32 p | 182 | 43
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay
218 p | 146 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
207 p | 83 | 23
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Đời sống tôn giáo trong truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay
27 p | 131 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Tốn giáo học: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh ở Tây Nam bộ hiện nay
179 p | 73 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Hoạt động của Giáo đoàn Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh
194 p | 45 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Phật giáo thời Lê Sơ qua tư liệu Hán Nôm
188 p | 58 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Đạo Tin Lành vùng Tây Nam Bộ hiện nay
262 p | 39 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay
31 p | 90 | 13
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Tôn giáo học: Đạo Bà ni trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay
28 p | 75 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm: Lịch sử, thực trạng và những vấn đề đặt ra
239 p | 29 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
295 p | 21 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay - Thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra
27 p | 99 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
28 p | 64 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Tôn giáo học: Đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc từ năm 1986 đến nay
27 p | 43 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ 2004 đến nay
190 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
26 p | 10 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn