intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Triết học: Khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:184

64
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận án này là lý luận về khắc phục tình trạng tha hóa đạo đức và thực trạng việc khắc phục tình trạng này, luận án luận giải một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Triết học: Khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC  GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐẶNG THÁI BÌNH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THA HÓA VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 92 29 001 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.Trần Phúc Thăng
  2. 2 HÀ NỘI – 2018 2
  3. LỜI CAM ĐOAN          Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng   tôi. Luận án này được GS.TS. Trần Phúc Thăng hướng dẫn. Các số  liệu, kết quả sử dụng trong luận án là trung thực. Các kết luận của  luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả       Đặng Thái Bình
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn thầy GS.TS Trần Phúc Thăng đã tận tâm, tận lực  hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận án; cảm ơn các nhà khoa học cùng  thầy cô giáo Khoa Triết học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tham gia  đóng góp ý kiến giúp cho luận án của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin gửi lời   cảm ơn sâu sắc tới Ban Quản lý đào tạo sau Đại học cùng các phòng ban đã tạo  điều kiện giúp tôi hoàn thiện giấy tờ thủ tục trong suốt 3 năm qua.   Tôi xin chân thành cảm ơn!                                                                            Tác giả                                                                       Đặng Thái Bình
  5. CHỮ VIẾT TẮT NCS : Nghiên cứu sinh ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam SL : Sắc lệnh CNXH : Chủ nghĩa xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  6. MỤC LỤC
  7. 9 ĐẦU 1.  Lý do chọn đề tài Hơn 88 năm, từ  khi Đảng ra đời cho đến nay chưa có thời kỳ  nào lại đề  cập nhiều đến tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của   một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý như giai đoạn hiện nay. Tình trạng này lan  rộng  ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Thực chất, đây là tình trạng tha hóa về  đạo đức của một bộ  phận cán bộ  lãnh đạo, quản lý. Đề  cập đến vấn đề  này   Đảng liên tục đưa ra các chỉ  thị, nghị quyết nhằm khắc phục tình trạng này, cụ  thể  là: Nghị  quyết Trung  ương 3 (khoá VII) về “Một số  nhiệm vụ  đổi mới và   chỉnh đốn Đảng”; Nghị  quyết Trung  ương 6 (lần 2 ­ khoá VIII) về “Một số vấn   đề  cơ  bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay ”; Kết luận Hội  nghị  Trung  ương 4 (khoá IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng,   chỉnh  đốn Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi tệ  tham nhũng, lãng phí”; Nghị  quyết  Trung  ương 3 (khoá X): “Tăng cường sự  lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu   tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Tiếp theo là Nghị quyết Trung ương 4  (Khóa XI) với nội dung cốt lõi là 3 vấn đề  cấp bách và 4 nhóm giải pháp nhằm  hạn chế tối đa tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo,   quản lý; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã đưa ra 27 biểu hiện suy thoái về  tư  tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự  diễn biến”, “tự  chuyển hóa” của cán  bộ, Đảng viên trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các Nghị quyết trên đều đã   đi vào cuộc sống và có tác dụng không nhỏ. Tuy nhiên, việc khắc phục tình trạng tha hóa về  đạo đức cán bộ  vẫn còn  tồn tại những hạn chế nhất định. Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “ Một số vấn   đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay ” thẳng thắn đánh giá về công tác khắc   phục tình trạng tha hóa về  đạo đức của một bộ  phận cán bộ  chưa đạt yêu cầu  như mong muốn. “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn   không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài   nhiều nhiệm kỳ  chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối 
  8. 10 với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của   Đảng và sự  tồn vong của chế độ... Một bộ  phận không nhỏ  cán bộ, đảng viên,   trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao  cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác   nhau về  sự  phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ  nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ  hội, thực   dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí,  tùy tiện, vô nguyên tắc”[34, tr. 21­22];  việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo  đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa đạt kết quả như mong đợi.   “Tình trạng suy thoái về chính trị đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ  cán bộ, đảng viên, chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ  phận còn diễn biến phức tạp   hơn” [37, tr. 44], thậm chí có mặt nghiêm trọng, có khuyết điểm, yếu kém phải  sửa chữa cấp bách nhưng vẫn chưa được khắc phục, có mặt còn gây băn khoăn,   lo lắng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ  lãnh đạo, quản lý  nếu không được khắc phục sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, có thể làm suy yếu Đảng,  suy yếu chính quyền, làm mất niềm tin của nhân dân, thậm chí có thể  liên quan   đến sự tồn vong của đất nước. Nhận thấy vấn đề  khắc phục tình trạng tha hóa về  đạo đức của một bộ  phận cán bộ lãnh đạo, quản lý là vấn đề cấp bách cần phải quyết liệt thực hiện,   tôi chọn vấn đề “Khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận   cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay”  làm đề tài luận án tiến sĩ triết  học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về khắc phục tình trạng tha hóa đạo đức và thực trạng  việc khắc phục tình trạng này, luận án luận giải một số quan điểm và giải pháp   chủ  yếu nhằm nâng cao hiệu quả khắc phục tình trạng tha hóa về  đạo đức của   một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay.
  9. 11 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận tha hóa về đạo đức và khắc phục tình  trạng tha hóa về đạo đức của một bộ  phận cán bộ  lãnh đạo, quản lý ở  Việt Nam  hiện nay. Thứ  hai, khái quát về  thực trạng, nguyên nhân của thực trạng khắc phục  tình. trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt  Nam trong thời kỳ đổi mới và nêu một số vấn đề đặt ra từ thực trạng này. Thứ ba, luận giải một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao  hiệu quả khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh   đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Khắc phục tình trạng tha hóa về  đạo đức của một bộ  phận cán bộ  lãnh  đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu việc khắc phục tình trạng tha hóa về  đạo  đức của một bộ  phận cán bộ  lãnh đạo, quản lý  ở  Việt Nam trong thời kỳ  đổi   mới, đặc biệt từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ  Chí  Minh, chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về  đạo đức con người, đạo đức cán bộ, về xây dựng đạo đức đội ngũ cán bộ, đảng  viên. Ngoài ra, luận án có tham khảo các kết quả  của những công trình nghiên  cứu đã được công bố có liên quan đến nội dung của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp “duy vật biện chứng” và phương pháp   duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –Lênin.
  10. 12 Luận án cũng sử  dụng một số  phương pháp cụ  thể, trong đó chủ  yếu là  phương pháp lịch sử  ­ lôgíc, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,   phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ­ Góp phần làm rõ quan niệm tha hóa về đạo đức và khắc phục tình trạng   tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam. ­   Góp phần làm rõ yêu cầu cấp thiết của việc khắc phục tình trạng tha  hóa về  đạo đức  ở  một bộ phận cán bộ  lãnh đạo, quản lý, đồng thời chỉ  ra thực  trạng, nguyên nhân của thực trạng việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức   của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. ­ Luận giải một số quan điểm và giải pháp chủ  yếu nhằm nâng cao hiệu  quả việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh  đạo, quản lý ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về  lý luận, luận án góp phần làm rõ những biểu hiện của tình trạng tha  hóa đạo đức và quan niệm khắc phục tha hóa đạo đức của một bộ phận cán bộ ở  Việt Nam hiện nay. Về thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng đội  ngũ cán bộ của Đảng và vấn đề  chống tiêu cực  ở  Việt Nam giai đoạn hiện nay   và cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn: Triết học; Đạo đức học và các môn liên   quan đến giáo dục đạo đức cán bộ, đảng viên trong các trường Chính trị, học   viện, trường Đại học và các trường Cao đẳng. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và  phụ lục, luận án gồm 3 chương, 7 tiết.
  11. 13
  12. 14 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều công trình khoa học nghiên cứu  tình trạng tha hóa cả về lý luận và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu đặc biệt  tập trung vào vấn đề tha hóa đạo đức. Cụ thể: 1.1. Những công trình liên quan đến vấn đề lý luận về khắc phục tình trạng  tha hóa và tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý ở  Việt Nam hiện nay 1.1.1. Lý luận về đạo đức Đạo đức là một phạm trù được hình thành từ rất sớm trong lịch sử nhân loại.  Từ xưa đến nay, có nhiều nhà triết học, nhà tư tưởng bàn về đạo đức. Ở mỗi thời   kỳ lịch sử, mỗi dân tộc khác nhau người ta có những quan niệm về đạo đức khác   nhau. Ở nước ta, vấn đề đạo đức luôn được coi trọng. Đặc biệt từ khi bước vào   thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề lý luận  về đạo đức càng được đề  cập nhiều hơn. Đi sâu về  vấn đề  này có một số  công   trình nghiên cứu sau: Bàn về  giá trị  đạo đức  ở  Việt Nam trong thời kỳ  kinh tế  thị  trường, định   hướng xã hội chủ nghĩa, tác giả Phạm Văn Đức (2002) có bài viết: “ Mối quan hệ   giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường  ở Việt Nam   hiện nay”. Tác giả đánh giá thành tựu của 15 năm đổi mới. Tuy nhiên bên cạnh những  thành công về mặt kinh tế là sự xuống cấp về đạo đức. Điều đó có liên quan đến   mặt trái của cơ chế thị trường. Theo tác giả, mặt trái của cơ chế thị trường tác  động tiêu cực tới các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có đạo đức. Tác giả  chỉ  ra   hai khuynh hướng với hai quan niệm khác nhau về  đạo  đức: Quan điểm thứ nhất cho rằng: nguyên nhân dẫn đến “sự xuống cấp về đạo  đức xã hội bắt nguồn từ việc khuyến khích lợi ích cá nhân của người lao động,   rằng lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội là hai yếu tố hoàn toàn không dung hợp   với nhau” [40]. Phê phán quan niệm này, tác giả khẳng định: “Vì, sự sống còn của  bản thân mình, con người có nhu cầu chung phải liên kết với nhau. Bản thân   những nhu cầu chung này là cơ sở nảy sinh những lợi ích chung giữa họ. Song,  ngoài những lợi ích chung đó, mỗi con người lại có những lợi ích riêng nảy sinh   trên cơ sở của các nhu cầu được hình thành từ những hoàn cảnh lịch sử ­ cụ thể”   [40]. Điều này cho thấy giữa lợi ích chung và lợi ích riêng có sự thống nhất với   nhau, từ đó dẫn đến xem xét đạo đức cũng dựa trên mối quan hệ giữa lợi ích cá  nhân và lợi ích cộng đồng.
  13. 15 Quan điểm thứ hai cho rằng: “cơ chế thị trường là môi trường thuận lợi để  phát huy vai trò chủ  thể  cá nhân, là cơ  chế  tốt cho nhân cách phát triển trong   điều kiện hiện nay”[40]. Điều này cũng chỉ  đúng  ở  khía cạnh nhất định. Tuy   nhiên, chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận cạnh tranh, từ chỗ cạnh tranh  đánh vào lợi ích của con người mà lợi ích của con người cũng có hai mặt, lợi   ích chính đáng và lợi ích không chính đáng. Khi nào con người biết điều chỉnh   hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng thì con người sẽ điều chỉnh   được lợi ích chính đáng. Khi điều chỉnh được lợi ích chính đáng thì “không  những tạo ra những sản phẩm thoả  mãn các nhu cầu cá  nhân của mình, góp  phần làm giàu cho bản thân, mà còn góp phần xoá đói, giảm nghèo, làm giàu  cho xã hội” và “đến lượt nó, sự giàu có chính đáng của cá nhân đã làm nảy sinh   ở con người những tấm lòng hào phóng, từ  thiện, sự  thân ái, lòng vị  tha” [40],  khi  ấy hành vi đạo đức của con người được xã hội đồng tình. Ngược lại khi   con người tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân thì con người dễ bị tha hóa về đạo đức   và khi ấy xã hội sẽ lên án.  Trên cơ sở phân tích mối quan hệ lợi ích cá nhân, lợi ích cộng đồng, tác giả  chỉ  ra mặt trái của cơ  chế thị trường  ở Việt Nam hiện nay có tác động tiêu cực   tới đạo đức truyền thống: Một là, xem nhẹ đạo đức truyền thống, không đề cao đạo lý, chạy theo lối  sống gấp, sống vội và sa vào lối sống trụy lạc. Hai là, sự  phản  ứng của xã hội đối với các hành vi vô đạo đức, phi đạo  đức cũng giảm đi;  sự  lên án những thói hư, tật xấu và những hành vi vô đạo   đức, phi đạo đức không được đề  cao. Tình trạng số  người có quan điểm thờ   ơ  với những tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Ba là, thói đạo đức giả ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tất cả những biểu hiện trên là do lối sống thực dụng, chạy theo danh lợi cá  nhân, coi thường lợi ích cộng đồng. Có thể nói vấn đề tuyệt đối hóa lợi ích cá  nhân trong nền kinh tế thị trường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tha hóa về  đạo đức. Muốn điều chỉnh vấn đề này thì phải xem xét về mặt lợi ích, lợi ích đó  có phù hợp với lợi ích chung của xã hội hay không. Đồng thời, không nên phán  xét một cách tầm thường, sự xuống cấp về đạo đức bắt nguồn từ khuyến khích   lợi ích cá nhân.  Tác giả  Lê Duy Chương (2007)  “Thấm nhuần tư  tưởng cần, kiệm, liêm,   chính, chí công vô tư của Hồ Chí Minh” [13]. Bài viết đã lý giải sâu sắc tư tưởng  Hồ  Chí Minh về  cốt lõi của đạo đức cách mạng là “cần, kiệm, liêm, chính, chí  công vô tư”.
  14. 16 Tác giả bài viết chỉ ra: Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm  lược đã sản sinh ra những cán bộ, đảng viên không tiếc tuổi xuân, dũng cảm, tiên  phong trong cuộc đấu tranh một mất, một còn vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã  hội. “Nhiều người trong số họ đã không được hưởng niềm vui của ngày độc lập,  thống nhất đất nước”[13], nhưng họ  xứng đáng là những tấm gương tiêu biểu  nhất về sự “chí công, vô tư”, đặt lợi ích tối cao của đất nước lên trên lợi ích cá  nhân. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay vẫn còn không ít cán bộ, lãnh đạo,  quản lý suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; thiếu tinh thần trách   nhiệm trước nhiệm vụ  được giao; không chịu học tập, lười rèn luyện, không  dám đương đầu với khó khăn, gian khổ; quan liêu, tham nhũng, lãng phí…”Chính  họ  là một lực cản của tiến bộ xã hội; là một trong những nguyên nhân làm  ảnh  hưởng đến uy tín của Đảng, làm giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, làm vẩn  đục đạo đức cách mạng theo tư  tưởng Hồ  Chí Minh, điều mà toàn Đảng, toàn  dân, toàn quân ta đang dày công vun đắp”[13]. Những tệ nạn này đã gây bức xúc   cho toàn xã hội. Từ  phân tích thực trạng, tác giả  đưa ra một số  giải pháp cơ  bản nhằm rèn   luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Theo tác giả, người cán bộ  muốn tu dưỡng được đạo đức cách mạng thì cần phải thực hiện những quan   điểm sau: Thứ  nhất,  mọi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần tư  tưởng của Hồ  Chí  Minh về đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” sâu sắc hơn   nữa  . Thứ  hai, muốn việc giáo dục đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính,  chí công  vô tư”  tốt hơn  thì phải  khôi phục và đẩy  mạnh phong  trào thi  đua  “Người tốt, việc tốt”, thực hiện nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức trong  cán bộ, đảng viên. Thứ ba, phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng là phải kết hợp chặt chẽ  giữa “xây và chống”. “Xây dựng ý thức và thói quen hành vi đạo đức cho cán bộ,  đảng viên không đơn thuần chỉ là quá trình tuyên truyền, giáo dục về các giá trị,  chuẩn mực đạo đức cách mạng, mà còn là quá trình đấu tranh, khắc phục, loại   bỏ dần thói hư, tật xấu của con người” [13]. Từ những phân tích trên tác giả đi đến kết luận:  mỗi cán bộ, đảng viên, cho  đến người dân, ai cũng phải có ý thức tự tu dưỡng đạo đức cách mạng. Việc tu   dưỡng đạo đức cách mạng là việc làm thường xuyên, suốt đời. Trên cơ  sở  bài   viết, tác giả  luận án nhận thấy đây là bài viết có giá trị  về  mặt lý luận và thực   tiễn sâu sắc, đặc biệt tác giả bài viết chỉ ra không nhất thiết khó khăn, gian khổ  mà con người bị  tha hóa về  đạo đức và thậm chí ngược lại họ  còn hy sinh vì  
  15. 17 nhau, hy sinh cho nhau. Tuy nhiên giai đọan hiện nay điều kiện kinh tế  tốt hơn   con người dễ nảy sinh tình trạng tha hóa về đạo đức. Rõ ràng việc  giáo dục đạo   đức có vấn đề, chính điều này tác giả luận án kế thừa trong phần giải pháp của  mình. Cùng chủ đề  này, tác giả  Đoàn Quốc Thái (2010) có bài viết “Bàn thêm về  khái niệm “giá trị đạo đức”[132]. Trong bài viết này, tác giả đã khái quát những   quan điểm về  đạo đức trong lịch sử  triết học và những quan điểm của các nhà  khoa học về đạo đức và giá trị đạo đức; tác giả đi sâu vào phân tích, làm rõ khái   niệm “đạo đức”, khái niệm “giá trị  đạo đức”. Từ  những phân tích trên, tác giả  xác định những chuẩn mực giá trị  đạo đức phải căn cứ  vào không gian và thời  gian của nó, nghĩa là giá trị đạo đức có tính lịch sử. Tác giả cũng chỉ ra tính chất   chung, tính đặc thù, tính đơn nhất của đạo đức. Ngoài ra tác giả còn cho thấy tính   tương đối ổn định của chuẩn mực, giá trị đạo đức ở từng giai đoạn lịch sử nhất   định. Ở mỗi một thời đại khác nhau, người ta đưa ra những chuẩn mực đạo đức  khác nhau, giá trị  của nó cũng khác nhau. Không chỉ  khác nhau về  thời gian mà   chuẩn mực giá trị  đạo đức cũng khác nhau về  không gian.  Ở  mỗi quốc gia, dân  tộc, tôn giáo đều có những quy định đặc thù về  chuẩn mực giá trị  của đạo đức.  Không chỉ vậy, tác giả bài viết còn cho thấy: ở mỗi mối liên hệ xã hội khác nhau  thì chuẩn mực giá trị đạo đức cũng khác nhau, thậm chí còn đối lập nhau. Từ  những quan điểm trên tác giả  khẳng định: “giá trị  đạo đức là sự  bộc lộ  thái độ của cá nhân, nhóm xã hội, tập đoàn xã hội về lợi ích”[132] và  “giá trị đạo  đức gắn với hoạt động thực tiễn của con người, định hướng cho hành động của   con người”[132]. Theo tác giả: “giá trị  đạo đức là toàn bộ  những quan niệm về  thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng và các chuẩn   mực, quy tắc  ứng xử  được con người đánh giá, lựa chọn, cũng như  ý nghĩa tích  cực của những quan niệm, chuẩn mực, quy tắc  ứng xử đó đối với con người và  đời sống xã hội”[132]. Trên cơ  cơ  bài viết, tác giả  luận án nhận thấy đây là bài  viết rất sâu sắc, đặc biệt việc phân tích giá trị  đạo đức có tính lịch sử và sự phân  biệt giá trị đạo đức ở thiện ác, tốt xấu, lương tâm, trách nhiệm, đây cũng là cơ sở  tác giả luận án kế thừa để triển khai phần lý luận của mình. Viết về lĩnh vực đạo đức, tác giả Mai Xuân Hợi (2014) có bài: “Giá trị đạo   đức và sự  biểu hiện của nó trong đời sống xã hội” [55]. Trong bài viết, tác giả  bàn về  đạo đức và giá trị  của nó trong đời sống xã hội  ở  những phương diện  sau:. Thứ nhất, tác giả bàn về giá trị đạo đức: theo tác giả, giá trị  đạo đức là cái   mà do nó đã làm cho một khách thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối với chủ  thể, được mọi người thừa nhận. Từ  khái niệm tác giả  chỉ  ra “lợi ích xã hội là  
  16. 18 tiêu chuẩn khách quan của các giá trị  đạo đức” [55]. Giá trị  đạo đức được xác   định bởi “lương tâm đồng tình và dư luận biểu dương” [55]. Như vậy, để xác định hành vi có đạo đức phải dựa vào niềm tin cá nhân và   dư  luận xã hội đồng tình. ủng hộ. Để  chứng minh cho vấn đề  này tác giả  trích   câu của Ăngghen: "trong một xã hội mà mọi động cơ đẩy tới trộm cắp đều bị  loại trừ, do đó dần dần hầu như chỉ có những người mắc bệnh tinh thần mới   phạm tội trộm cắp, thì một nhà truyền bá đạo đức nào muốn trịnh trọng tuyên  bố cái chân lý vĩnh cửu: không được trộm cắp, sẽ bị người ta chê cười"[55] Thứ hai, bàn về tính chất của đạo đức: theo tác giả đạo đức vừa có tính chất  riêng vừa có tính chất chung, tùy vào mối quan hệ  để  xác định tính chất của đạo   đức. Thứ  ba, bàn về  chức năng của đạo đức.Tác giả  chỉ  ra ba chức năng bao  gồm: chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, ba   chức năng này có mối quan hệ  biện chứng, tác động qua lại với nhau tạo thành   chỉnh thể của đạo đức của  xã hội nhất định. Từ ba phương diện tiếp cận tác giả đi đến kết luận: “giá trị đạo đức được  hình thành  ở  mỗi cá nhân luôn phụ  thuộc vào việc các cá nhân  ấy được giáo  dục và tiếp nhận những tư tưởng và các chuẩn mực đạo đức đúng đắn của xã  hội”[55]. Như  vậy, vấn đề  giáo dục và sự  tiếp nhận vấn đề  giáo dục là một  trong những cơ  sở  quan trọng hình thành giá trị  đạo đức. Tiếp thu quan điểm  nói trên tác giả luận án kế thừa để bổ sung vào phần lý luận, thực trạng và giải   pháp trong luận án của mình. Ngô Thành Can (2017): “Đạo đức công chức trong thực thi nhiệm vụ” Nhà  xuất bản Tư pháp Đề tài đi sâu vào phân tích đạo đức công chức, đặc biệt làm rõ một số quan   điểm sau: Thứ  nhất, những khái niệm liên quan đến đạo đức công chức và chỉ ra tính  tất yếu của việc xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường   ở nước ta hiện nay Thứ hai, đạo đức công chức trong thi hành công vụ, đặc biệt đề tài khảo sát   đạo đức công chức trong thực thi công vụ. Thứ ba, chỉ ra những chuẩn mực và nguyên tắc xây dựng đạo đức công chức  ở Việt Nam, trên cơ  sở đó đề tài đề xuất một số  giải pháp có tính khả  thi trong   việc xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng   xã hội chủ nghĩa. Đây là một đề  tài có giá trị  cả  về  mặt lý luận và thực tiễn, đáp  ứng được  những vấn đề cấp thiết khi một bộ phận công chức đang có những biểu hiện tha  
  17. 19 hóa về đạo đức. Từ đề tài này, tác giả luận án nhận thấy cán bộ lãnh đạo, quản  lý thường là công chức, viên chức trong hệ  thống chính trị. Thực hiện đạo đức   người cán bộ  lãnh đạo, quản lý cũng có nghĩa là thực hiện đạo đức công chức.  Trên cơ  sở  kế  thừa tác giả  luận án bổ  sung vào phần giải pháp và đưa ra quan   điểm: cần phải có luật về thực hiện đạo đức của người cán bộ  lãnh đạo, quản   lý. Tóm lại, tất cả  các tác phẩm nói trên là những công trình nghiên cứu công  phu của các tác giả. Tuy tiếp cận đạo đức ở nhiều góc độ  khác nhau, nhưng các  tác giả đều tập trung vào xây dựng đạo đức cán bộ, công chức nhằm hoàn thiện   đạo đức cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào  đề cập đến việc khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức của một bộ phận cán   bộ  lãnh đạo, quản lý  ở  Việt Nam hiện nay. Đây cũng là mảnh đất mà tác giả  luận án tiếp tục khai thác. 1.1.2. Lý luận về tha hóa Phạm trù “tha hóa” được hình thành từ  rất sớm trong lịch sử  triết học cận  đại. Tuy nhiên, phạm trù “tha hóa” được trình bày một cách hệ thống bắt đầu từ  triết học Đức cuối thế  kỷ  XVIII ­ đầu thế  kỷ  XIX, tha hóa đã trở  thành  một  phạm   trù   nổi   bật   nhất,   trung   tâm   nhất   và   được   các   nhà   triết   học   nổi   tiếng  như Hêghen và Phoiơbắc,   sau   này   là   Mác   sử   dụng.   Có   một   số   công   trình   đã  nghiên cứu về vấn đề này: Tác giả Vũ Quang Tạo (2008) có bài viết: “C. Mác và sự nghiệp giải phóng   con người trong thời đại ngày nay” [131]. Tác giả đi sâu vào phân tích quan điểm của Mác về lao động bị tha hóa trong   “Bản thảo kinh tế­ triết học 1844” đồng thời chỉ  ra những biến  đổi của chủ  nghĩa tư  bản hiện nay, tác giả  khẳng định, sự  biến đổi đó vẫn không xóa bỏ  được tình trạng tha hóa như  Mác đã từng đề  cập trong “Bản thảo kinh tế­ triết   học 1844”. Theo tác giả sự biến đổi của chủ nghĩa tư bản diễn ra do mâu thuẫn   gay gắt giữa nhà tư  bản và người công nhân, trong quá trình mâu thuẫn  ấy, chủ  nghĩa tư bản bắt buộc phải tìm cách giải quyết, cách thức giải quyết ấy diễn ra  như sau: Thứ  nhất, những thay đổi và điều chỉnh của chủ  nghĩa tư  bản vẫn không  làm thay đổi bản chất của chế độ  sở  hữu tư  nhân về  tư  liệu sản xuất. Sự thay   đổi đó, chẳng qua chỉ là những biện pháp xả van an toàn, tháo ngòi nổ của những  mâu thuẫn giữa tư  bản và lao động làm thuê, giữa giai cấp tư  sản và toàn thể  nhân dân lao động vốn đang tồn tại trong xã hội tư  bản hiện đại. Theo tác giả  chủ  nghĩa tư bản xoa dịu đấu tranh của người công nhân “bằng cách bán những  cổ  phần nhỏ  nhoi cho người công nhân, làm cho họ  lầm tưởng như  được dự 
  18. 20 phần ăn chia lợi nhuận, tham gia vào tổ  chức, quản lý doanh nghiệp tư  bản,   nhưng trong thực tế, các biện pháp này không giúp những người công nhân và đa  số  cổ  đông bé nhỏ  có đủ  tiếng nói quyết định trong các công ty tư  bản, càng   không đủ sức thay đổi sở hữu tư bản chủ nghĩa”[131]. Như vậy, trong chủ nghĩa  tư bản, mặc dù đã có điều chỉnh nhưng vẫn không xoa dịu được mâu thuẫn vốn   có của nó. Thứ  hai, tác giả  chỉ  ra rằng: những tiến bộ của khoa học, công nghệ  hiện   đại không thể giúp con người nói chung, giai cấp  công nhân nói riêng bớt đau khổ  và thoát khỏi tình trạng tha hóa. Thứ  ba, tác giả  cho thấy sự  khủng hoảng kinh tế  trong chủ  nghĩa tư  bản   diễn   ra   ngày   càng   thường   xuyên   và   không   kém   phần   trầm   trọng,   tốc   độ  tha hóa con người ngày càng tăng, thói ích kỷ, vụ  lợi, tính cách lạnh lùng, tàn   nhẫn và chủ nghĩa cá nhân cực đoan trong mọi tầng lớp xã hội ngày càng trở nên  phổ biến, khiến đa số công nhân lâm vào cảnh khốn khổ, bần cùng hóa, sự phản  kháng của người công nhân trong xã hội tư  bản ngày càng diễn ra mạnh mẽ, từ  đó dẫn tới các cuộc chiến tranh giữa người và người trong xã hội tư  bản ngày  một trở nên tàn khốc hơn. Thứ tư, trong phạm vi toàn cầu, chủ nghĩa tư bản vẫn lộ nguyên hình là thủ  phạm gây chiến tranh giết hại con người, nhân tố  cơ  bản gây ô nhiễm môi   trường sống, giam hãm hàng tỉ con người trong cảnh nghèo đói, khốn khổ. Thực tế  ngày nay  ở  những điểm nóng trên thế  gới, những mâu thuẫn tôn  giáo, dân tộc, nhưng cuộc chiến tranh cục bộ, chi ến tranh  ủy nhi ệm đều có bàn  tay của chủ  nghĩa tư  bản. Vấn đề  Liên Xô và Đông Âu sụp đổ  cũng có bàn tay  trực tiếp hoặc gián tiếp của CNTB. Mặc dù CNTB còn mạnh nhưng không làm   suy giảm vai trò của chủ nghĩa xã hội, chủ  nghĩa cộng sản với tư cách một chế  độ xã hội giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người.  Từ những phân tích trên, tác giả chỉ ra những vấn đề  cơ bản để giải phóng  con người trong giai đoạn hiện nay. Theo tác giả muốn giải phóng con người thì   phải thực hiện những vấn đề sau: Một là, “xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu là giải phóng những người   công nhân khỏi ách thống trị của chế độ tư hữu và trả lại cho con người một đời   sống đích thực thay vì một”[131] “đời sống bị tha hóa”. Hai là, “xóa bỏ chế  độ  tư  hữu là hình thức chính trị  giải phóng công nhân”  [131]. Vì vậy, “giải phóng công nhân, không chỉ là sự giải phóng của họ, mà còn   bao hàm sự giải phóng toàn thể loài người”[131]. Ba là, theo tác giả, “chủ nghĩa cộng sản tuyệt nhiên không muốn xóa bỏ sự  chiếm hữu cá nhân của người công nhân đối với những sản phẩm lao động của 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2