Luận án Tiến sĩ Triết học: Triết học chính trị - xã hội của John Stuart Mill và ý nghĩa hiện thời của nó
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích và đánh giá một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của triết học chính trị - xã hội của John Stuart Mill, từ đó làm rõ ý nghĩa hiện thời của nó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Triết học chính trị - xã hội của John Stuart Mill và ý nghĩa hiện thời của nó
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ÁNH HỒNG MINH TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA JOHN STUART MILL VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội – Năm 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ______________ NGUYỄN ÁNH HỒNG MINH TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA JOHN STUART MILL VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ Chuyên ngành: Triết học Mã số: 9229001 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. Nguyễn Vũ Hảo Hà Nội – Năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Triết học chính trị - xã hội của John Stuart Mill và ý nghĩa hiện thời của nó” là công trính nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Vũ Hảo, có kế thừa một số kết quả liên quan đã được công bố. Các tài liệu tham khảo và việc trìch dẫn các số liệu, tài liệu trong luận án là trung thực, đảm bảo tình khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận án của mính trước Hội đồng khoa học. Tác giả luận án Nguyễn Ánh Hồng Minh
- LỜI CÁM ƠN Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Vũ Hảo, người đã trực tiếp hướng dẫn, theo sát và động viên tôi trong suốt quá trính nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy, cô giáo khoa Triết học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; lãnh đạo cũng như các đồng nghiệp tại Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi theo học chương trính nghiên cứu sinh tại Học viện và có những góp ý giúp tôi trưởng thành hơn trên con đường nghiên cứu học thuật. Tôi xin trân trọng cám ơn tất cả các nhà khoa học trong hội đồng đã đọc và cho ý kiến đóng góp một cách khách quan, xác đáng để tôi có thể hoàn thiện luận án của mính. Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đính và bạn bè đã luôn ở bên cạnh hỗ trợ và ủng hộ tôi về mọi phương diện trong suốt quá trính thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cám ơn! Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2021 Tác giả luận án
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ............................................................4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................................5 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................5 5. Đóng góp mới của Luận án..................................................................................................6 6. Ý nghĩa của luận án ................................................................................................................7 7. Kết cấu của Luận án ..............................................................................................................7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................... 8 1.1. Những công trình nghiên cứu về điều kiện và tiền đề cho việc hình thành triết học chính trị - xã hội của John Stuart Mill................................................................9 1.2. Những công trình nghiên cứu về một số nội dung cơ bản trong triết học chính trị - xã hội của John Stuart Mill ........................................................................... 16 1.3. Những công trình nghiên cứu về ý nghĩa hiện thời của triết học chính trị - xã hội của John Stuart Mill ................................................................................................... 25 1.4. Khái quát kết quả của các công trình đã tổng quan và những vấn đề đặt ra trong luận án............................................................................................................................... 36 CHƢƠNG 2: NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO VIỆC HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA JOHN STUART MILL .............................................................................................................. 38 2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội nƣớc Anh thế kỷ XIX ............................. 39 2.2. Tiền đề tƣ tƣởng ................................................................................................................ 45 2.3. Khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của John Stuart Mill ...................................... 55 Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................................... 62 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA JOHN STUART MILL .............................. 64 3.1. Quan niệm của John Stuart Mill về tự do................................................................ 64
- 3.2. Quan niệm của John Stuart Mill về nguyên tắc công lợi, công bằng và quyền bình đẳng của phụ nữ ................................................................................................ 81 3.3. Quan niệm của John Stuart Mill về hạn chế quyền lực nhà nƣớc và hình thức chính thể đại diện .......................................................................................................... 101 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................................. 120 CHƢƠNG 4: Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI JOHN STUART MILL ............................................................... 123 4.1. Một số giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng triết học chính trị - xã hội của John Stuart Mill ................................................................................................................................. 123 4.2. Ý nghĩa hiện thời của tƣ tƣởng tự do trong triết học chính trị - xã hội John Stuart Mill ................................................................................................................................. 134 4.3. Ý nghĩa hiện thời của quan niệm về nguyên tắc công lợi, công bằng và quyền bình đẳng của phụ nữ trong triết học chính trị - xã hội John Stuart Mill ........................................................................................................................................................ 146 4.4. Ý nghĩa hiện thời của vấn đề hạn chế quyền lực nhà nƣớc và hình thức chính thể đại diện trong triết học chính trị - xã hội của John Stuart Mill .......... 157 Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................................... 166 KẾT LUẬN .................................................................................................. 166 DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................. 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 175
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những nhiệm vụ được Bộ Chình trị đề ra trong Nghị quyết số 34 ban hành ngày 09/12/2014 về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 là “tiếp tục mở rộng và đi sâu nghiên cứu trên quan điểm khách quan, biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ” [Xem: 137] đối với những trào lưu tư tưởng, học thuyết, lý thuyết mới ngoài những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó phải kể đến lịch sử tư tưởng triết học nói chung cũng như tư tưởng triết học chình trị - xã hội nói riêng. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như Friedrich Engels (1820 – 1895) đã nhận định: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thí không thể không có tư duy lý luận” [53, tr.489] ... năng lực tư duy lý luận này “cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thí cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [53, tr.487]. Như vậy, ở Việt Nam hiện nay, hướng nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học đang được chú trọng và khuyến khìch. Ngoài ra, từ trong văn kiện Báo cáo chình trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định cần đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, ví dân hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây là công việc không hề đơn giản, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu các quan niệm và học thuyết chình trị - xã hội khác nhau trong lịch sử tư tưởng nhân loại để chắt lọc được tinh hoa tri thức và rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh những yêu cầu đặt ra về công tác lý luận và nghiên cứu ở Việt Nam, một thực tế khác cho thấy trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc
- 2 tế, chúng ta đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mới và phức tạp thuộc mọi lĩnh vực kinh tế, chình trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo, v.v. Những vấn đề cấp bách và quan trọng của thời cuộc như đảm bảo tự do và công bằng xã hội với tư cách là quyền con người, đặc biệt là các quyền tự do tư tưởng, tự do thảo luận, tự do tôn giáo, tự do lập kế hoạch cuộc sống và tự do hội họp; mối quan hệ giữa lợi ích công và lợi ìch tư; vấn đề hạn chế quyền lực nhà nước; bính đẳng giới; hình thức chình thể nào là lý tưởng cho nhân loại; v.v đều là những chủ đề quan trọng của triết học chình trị - xã hội hướng tới giải quyết những vấn đề cốt yếu của đời sống con người, được các nhà tư tưởng nghiên cứu, bàn luận nhiều và thu hút sự quan tâm của nhân loại trong mọi thời đại. Trong số đó, chúng tôi đặc biệt chú ý tới triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill (1806 – 1873) ví những lý do như sau: Trước hết, John Stuart Mill là nhà triết học Anh có ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng phương Tây thế kỷ XX và hiện nay. Henry Sidgwick (1838 – 1900), nhà triết học theo thuyết công lợi đã nhận xét rằng, trong khoảng thời gian 1860 – 1865, tư tưởng của John Stuart Mill đã lan tỏa và thống trị toàn nước Anh – điều mà rất ìt người có thể làm được. Bốn thập kỷ sau ngày mất của John Stuart Mill, cựu thủ tướng Anh Arthur Balfour (1848 – 1930) đánh giá tầm ảnh hưởng của John Stuart Mill tại các trường đại học ở Anh có thể so sánh với Hegel ở Đức và Aristotle thời cổ đại. Nhà xã hội học người Đức, Leopold von Wiese (1876 – 1969) nhận định rằng trong lịch sử Âu Châu hiện đại, chỉ có một số ìt các học giả được nhiều ngành khoa học xem trọng như trường hợp của Mill [Xem: 35, tr.3]. Bằng chứng là các tác phẩm của John Stuart Mill đã gây được tiếng vang trên toàn thế giới. Năm 1859, tác phẩm Bàn về tự do lần đầu tiên xuất hiện đã nhanh chóng giữ vị trì quan trọng trong lịch sử tư tưởng phương Tây giai đoạn hiện đại. Năm 1868, Bàn về tự do đã đánh dấu tầm ảnh hưởng của John Stuart Mill tại Nhật Bản khi con số phát hành lên đến hàng triệu bản. Tư
- 3 tưởng về quyền tự do là một trong những đóng góp nổi bật nhất của ông đối với lý thuyết tự do nói riêng và triết học chình trị - xã hội nói chung. Thứ hai, triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill có vai trò quan trọng trong lịch sử triết học ví những tư tưởng của ông là cầu nối tư duy cổ điển và hiện đại, thể hiện nỗ lực giải quyết mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tự do với tư cách là hệ tư tưởng của chế độ xã hội tư sản và chủ nghĩa tập thể với tư cách là hệ tư tưởng của chế độ xã hội cộng sản. Cụ thể hơn, những quan điểm của ông về các vấn đề chình trị - xã hội phản ánh mối quan hệ giữa tư và công, giữa cá nhân và tập thể, giữa tự do và công bằng, chình thể lý tưởng nào sẽ thìch hợp để quản lý và điều tiết các hoạt động xã hội. Đây là những vấn đề cấp bách mà cho đến nay khoa học xã hội và nhân văn nói chung cũng như triết học chình trị - xã hội nói riêng chưa giải quyết được thỏa đáng về mặt lý luận. Chình ví vậy, việc nghiên cứu triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill sẽ góp phần gợi mở ra hướng giải quyết những bài toán chình trị - xã hội mà Việt Nam đang phải đối mặt, chẳng hạn như nguyên tắc tự do tư tưởng và thảo luận trong văn hóa tranh luận trên mạng xã hội, mạng internet và cuộc sống; vấn đề công bằng xã hội, đặc biệt là công bằng trong phân phối; vấn đề hạn chế và kiểm soát quyền lực nhà nước; v.v… Ngày nay, tư tưởng triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill trong tác phẩm Bàn về tự do, Chính thể đại diện, Thuyết công lợi, Sự áp bức phụ nữ… vẫn còn nhiều giá trị đối với các vấn đề của thời đại, được nghiên cứu, phân tìch, và tranh luận nhiều. Điều này được thể hiện rõ qua số lượng các bài viết và sách được phát hành những năm gần đây. Ngoài ra, tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới như Cambridge, Harvard, Yale…, các bài giảng về tư tưởng của John Stuart Mill rất được chú trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, những nghiên cứu về tư tưởng của John Stuart Mill nói chung và triết học chình trị - xã hội của ông nói riêng còn chưa nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn các
- 4 tác phẩm của John Stuart Mill chưa được dịch và xuất bản tại Việt Nam, do đó, việc tiếp cận tư tưởng triết học chình trị - xã hội của ông gặp phải nhiều trở ngại. Như vậy, việc nghiên cứu tư tưởng triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill góp phần kế thừa giá trị tư tưởng của nhân loại, bổ sung tri thức và hoàn thiện tư duy lý luận. Là triết gia của thời đại cải cách với nhiều tư tưởng có ý nghĩa với thời đại ngay này, tư tưởng triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill sẽ gợi mở cho chúng ta những bài học quý báu khi phải đối mặt và giải quyết các vấn đế bức thiết của xã hội hiện đại, đặc biệt là về tự do, công bằng, bính đẳng... Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Triết học chính trị - xã hội của John Stuart Mill và ý nghĩa của hiện thời của nó” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đìch nghiên cứu của luận án là phân tìch và đánh giá một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill, từ đó làm rõ ý nghĩa hiện thời của nó. Để thực hiện mục đìch như trên, luận án sẽ giải quyết những nhiệm vụ như sau: - Phân tìch tổng quan các công trính nghiên cứu có liên quan đến đề tài triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill; - Phân tìch các điều kiện và tiền đề cho sự hình thành triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill; - Phân tích nội dung cơ bản trong triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill, cụ thể là quan niệm về tự do, về nguyên tắc công lợi, mối quan hệ giữa công bằng với công lợi, về quyền bính đẳng của phụ nữ, về vấn đề hạn chế quyền lực nhà nước và hính thức chình thể đại diện. - Đưa ra đánh giá về ý nghĩa hiện thời liên quan đến vấn đề tự do, quan
- 5 niệm về nguyên tắc công lợi, công bằng và quyền bính đẳng của phụ nữ, quan niệm về hạn chế quyền lực nhà nước và một số nội dung cơ bản về chình thể, chình thể đại diện. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill và ý nghĩa hiện thời của nó. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Triết học chình trị là lĩnh vực nghiên cứu các chủ đề về chình trị, tự do, công bằng, tài sản, quyền, luật pháp và việc thực thi luật pháp của các cơ quan có thẩm quyền, v.v. Triết học xã hội là nghiên cứu đời sống xã hội ở phương diện triết học, bao gồm các chuẩn mực xã hội, các vấn đề về hành vi xã hội và diễn giải về xã hội cũng như các thiết chế xã hội. Trên cơ sở này, triết học chình trị - xã hội bàn về các vấn đề của cả hai lĩnh vực. Trong luận án này, chúng tôi chỉ tập trung trính bày quan niệm về tự do, về nguyên tắc công lợi, công bằng, quyền bính đẳng của phụ nữ, về vấn đề hạn chế quyền lực nhà nước và hính thức chình thể đại diện trong triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill qua các tác phẩm nổi tiếng của ông như Bàn về tự do, Chính thể đại diện, Thuyết công lợi, Sự áp bức phụ nữ và ý nghĩa hiện thời của những tư tưởng này. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill là một vấn đề cơ bản của lịch sử triết học. Do đó, luận án được triển khai dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của triết học, đặc biệt là phương pháp luận của triết học Mác – Lênin đóng vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó, với việc phân tìch ý nghĩa hiện thời trong triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill đối với tính hính Việt Nam, luận án bám sát theo quan điểm, đường lối, chình sách và nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam. Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp, kỹ thuật
- 6 nghiên cứu cụ thể, như phân tìch và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, logic – lịch sử, hệ thống hóa, phương pháp văn bản học, phương pháp mác xìt nghiên cứu lịch sử triết học... 5. Đóng góp mới của Luận án Luận án đã tổng hợp nhiều công trính nước ngoài nghiên cứu về tư tưởng của John Stuart Mill. Luận án phân tìch một cách có hệ thống những nội dung cơ bản trong triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill và đánh giá ý nghĩa hiện thời của nó. Logic trính bày của luận án là đi từ cơ sở lý luận của nguyên tắc tự do và nguyên tắc công lợi của John Stuart Mill để nghiên cứu các nội dung triết học chình trị - xã hội của ông, trong đó tự do và công bằng là những giá trị chuẩn mực quan trọng nhất của nhân loại. Từ đó, luận án xem xét các loại hính tự do, vấn đề công bằng xã hội như đảm bảo công bằng phân phối và quyền bính đẳng của phụ nữ đều là biểu hiện cụ thể cho việc đảm bảo tự do và công bằng. Hai vấn đề tưởng chừng như khác biệt nhau nhưng lại liên hệ chặt chẽ với nhau khi cùng giải quyết các vấn đề xã hội, tự do liên quan đến triết học chình trị, còn công bằng là vấn đề mà cả triết học chình trị và triết học xã hội đều quan tâm. Cuối cùng, luận án phân tìch vấn đề hạn chế quyền lực nhà nước và hính thức chình thể đại diện trong triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill, về thực chất phân tích cách thức thực hiện dân chủ, đảm bảo tự do và công bằng trong xã hội. Có thể nói, các vấn đề chình trị - xã hội trong tư tưởng của John Stuart Mill có sự đan xen, móc nối với nhau chứ không độc lập và riêng biệt. Qua đó, chúng ta nhín thấy logic của bộ ba vấn đề tự do – công bằng – dân chủ trong triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill. Luận án phân tìch làm rõ ý nghĩa hiện thời của các nội dung trong tư tưởng triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill đặc biệt đối với Việt Nam hiện nay, cụ thể là ở ba phương diện chính: thứ nhất, ý nghĩa hiện thời của quan
- 7 niệm về tự do, đặc biệt là tự do tư tưởng và tự do thảo luận; thứ hai, ý nghĩa hiện thời của quan niệm về nguyên tắc công lợi, đảm bảo công bằng phân phối và quyền bính đẳng của phụ nữ; thứ ba, ý nghĩa hiện thời của quan niệm hạn chế quyền lực nhà nước và hính thức chình thể đại diện, cùng một số gợi mở cho việc thực hành dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa của luận án Về mặt lý luận, luận án nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill. Đây là hướng nghiên cứu cơ bản các vấn đề của lịch sử triết học dựa trên các tác phẩm tiêu biểu của ông; từ đó góp phần bổ sung và làm phong phú lý luận về triết học chình trị - xã hội nói chung, vấn đề tự do, công bằng, quyền bính đẳng cho phụ nữ, hạn chế quyền lực nhà nước và hính thức chình thể đại diện nói riêng, cũng như chỉ ra ý nghĩa hiện thời của những tư tưởng này đối với xã hội Việt Nam hiện nay. Về mặt thực tiễn, luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên sau đại học, những nhà nghiên cứu hoặc những độc giả quan tâm đến triết học phương Tây, triết học chình trị - xã hội nói chung và tư tưởng của John Stuart Mill nói riêng. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án gồm có 4 chương, 14 tiết.
- 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Khi nhắc đến triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill, chúng tôi muốn nói đến những nội dung nghiên cứu của ông về quyền tự do, thực thi và hạn chế quyền lực nhà nước, đạo đức công lợi, công bằng xã hội, cải cách xã hội, nữ quyền, v.v Tuy nhiên, trong luận án này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ba vấn đề trong triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill: một là, nguyên tắc tự do và các quyền tự do; hai là, nguyên tắc công lợi, mối quan hệ giữa công lợi với công bằng và vấn đề quyền bính đẳng của phụ nữ; ba là, vấn đề hạn chế quyền lực của nhà nước và hính thức chình thể đại diện. Những nội dung này tập trung chủ yếu trong các tác phẩm chình của John Stuart Mill bao gồm: Bàn về tự do (1859), Chính thể đại diện (1861), Thuyết công lợi (1863), Sự áp bức phụ nữ (1878). Các tác phẩm này của ông đã được xuất bản ở nhiều quốc gia, đặc biệt là cuốn sách Bàn về tự do. Hiện nay, ở Việt Nam đã có tác phẩm Bàn về tự do được dịch bởi Nguyễn Văn Trọng và xuất bản lần đầu vào năm 2005. Đến năm 2007, dịch giả này tiếp tục giới thiệu tới độc giả trong nước bản dịch tác phẩm Chính thể đại diện của John Stuart Mill với sự hiệu đình của Bùi Văn Nam Sơn. Năm 2019, tác phẩm tiếp theo của John Stuart Mill được xuất bản tại Việt Nam chình là Thuyết công lợi. Như vậy, tại thời điểm nghiên cứu sinh hoàn thiện luận án, một số tác phẩm quan trọng của John Stuart Mill được tham khảo chình trong luận án đã được dịch và xuất bản. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng của John Stuart Mill chưa có nhiều ở Việt Nam. Một số những công trính nghiên cứu trong và ngoài nước tiêu biểu về triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill có thể được phân loại như sau: Những
- 9 công trính nghiên cứu về điều kiện và tiền đề cho việc hính thành triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill; những công trính nghiên cứu về một số nội dung cơ bản trong triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill và những công trính nghiên cứu về ý nghĩa hiện thời của triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill. 1.1. Những công trình nghiên cứu về điều kiện và tiền đề cho việc hình thành triết học chính trị - xã hội của John Stuart Mill Tài liệu nghiên cứu trong nước Hiện nay, chúng ta chưa có nhiều công trính trong nước nghiên cứu trực tiếp về điều kiện và tiền đề cho việc hính thành triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill, chủ yếu vẫn là giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của ông. Tuy nhiên, trong số các tài liệu nghiên cứu gián tiếp về những điều kiện, tiền đề tư tưởng triết học giai đoạn thế kỷ XIX ở châu Âu nói chung và nước Anh nói riêng, có thể kể đến một số công trính tiêu biểu như sau: Trong cuốn sách Đại cương lịch sử triết học phương Tây (2006), các tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh và Nguyễn Anh Tuấn đã phân tìch các vấn đề có tình nhập môn triết học, từ nền tảng đó trính bày lịch sử tư tưởng phương Tây qua các giai đoạn từ cổ đại đến thế kỷ XVIII. Các tác giả đã phần nào cho chúng ta thấy được dòng chảy tư tưởng triết học phương Tây qua một số trào lưu triết học và các triết gia tiêu biểu mang đến những tri thức cơ bản, đặc biệt là góc nhín vấn đề trong một tiến trính lịch sử phát triển nhất định, có tình kế thừa và phê phán. Mặc dù, các tác giả chỉ trính bày một cách khái quát và mang tình đại cương, nhưng những tri thức này là hữu ìch để có được một cái nhín tổng quan về tiến trính phát triển tư tưởng giai đoạn trước John Stuart Mill. Cuốn sách Diện mạo Triết học phương Tây hiện đại (2006) của tác giả Đỗ Minh Hợp đã trính bày và phân tìch bối cảnh tinh thần phương Tây thời hiện đại qua những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sức mạnh của Nhà nước và vị thế của con người đại chúng. Từ đó, tác giả có những đánh giá và nhận xét đối với tinh thần
- 10 lạc quan của thời đại khi khẳng định “thời đại chúng ta tốt hơn mọi thời đại quá khứ nhưng đứng thấp hơn khả năng của mính” [36, tr.33] và cảnh báo những nguy cơ mà xã hội phương Tây hiện đại sẽ phải đối mặt, như vấn đề chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến, tâm trạng chủ nghĩa thế giới của đại chúng, chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa cực quyền tôn giáo. Trong bối cảnh tinh thần phương Tây hiện đại như vậy, tác giả Đỗ Minh Hợp phân tìch những vấn đề nổi bật làm nên diện mạo triết học phương Tây hiện đại, đó là triết học ngôn ngữ, chú giải học và hiện tượng học; khoa học hậu cổ điển; triết học xã hội, triết học lịch sử; nhân học phổ quát; văn hóa học phổ quát; toàn cầu học phổ quát. Những nhận định của tác giả Đỗ Minh Hợp trong cuốn sách này về diện mạo triết học phương Tây hiện đại là nguồn tài liệu tham khảo hữu ìch cho những phân tìch ý nghĩa thời đại của tư tưởng triết học chình trị - xã hội John Stuart Mill với tư cách là một học thuyết trong dòng chảy lịch sử tư tưởng phương Tây. Đặc biệt, nhận định của tác giả Đỗ Minh Hợp về truyền thống văn hóa nhân văn với tư cách tiền đề nghiên cứu triết học và các khoa học nhân văn là rất đáng lưu ý. Một trong số đó là kết luận về “Mối liên hệ mật thiết của tri thức nhân văn với toàn bộ truyền thống văn hóa - nghệ thuật, văn học, đạo đức, pháp luật, các quan điểm thẩm mỹ học, v.v,…là đặc điểm đặc trưng cho sự phát triển của các khoa học nhân văn, kể cả ở thời hiện đại” [36, tr.369]. Đây là đặc trưng rõ nét có thể thấy trong hệ thống triết học của John Stuart Mill và ảnh hưởng của nó trong giai đoạn hiện đại thể hiện phong phú trên rất nhiều lĩnh vực. Tài liệu nghiên cứu ngoài nước Tài liệu sách về điều kiện và tiền đề ở Anh giai đoạn thế kỷ XIX nói riêng và châu Âu nói chung có liên quan đến việc hính thành triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, chúng tôi đặc biệt chú ý đến các công trính tiêu biểu như sau:
- 11 Cuốn sách A History of Western Political thought (Lịch sử tư tưởng chình trị phương Tây) (1996) là một công trính đồ sộ của J.S.McClelland trình bày một số nội dung tư tưởng chình trị của các tác gia phương Tây tiểu biểu từ giai đoạn Hy Lạp-La Mã cổ đại đến cận hiện đại; chẳng hạn như Socrates, Plato và Aristotle, Thánh Augustine và Thánh Thomas Aquinas; lý thuyết về khế ước xã hội của Hobbes, Locke và Rousseau; tư tưởng nhà nước hiện đại thời đại khai sáng với các đại biểu là Montesquieu, các nhà Khai sáng Mỹ như Jefferson, Crevecoeur, Hamilton, Jay, Madison, Paine… Đặc biệt, tác giả đã trính bày và phân tìch sự trỗi dậy của chủ nghĩa tự do qua tư tưởng của Bentham và John Stuart Mill, tiếp theo đó là Spencer, Sumner và Green. Bên cạnh đó, J.S.McClelland còn nhấn mạnh những quan điểm phản bác đối với chủ nghĩa tự do của Hegel, chủ nghĩa xã hội và thuyết phi lý tình (irrationalism). J.S.Mc Clelland nhận định rằng, trong bối cảnh khủng hoảng quyền lực bắt đầu từ cuộc cách mạng Pháp và trở thành vấn đề cấp bách cần phải được quan tâm sau cuộc cách mạng năm 1848, John Stuart Mill bày tỏ sự nghi ngại về nên dân chủ. Thông qua những tư tưởng của Tocqueville trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ, John Stuart Mill thấy được mâu thuẫn trong xã hội Anh giữa mong muốn tự do chình trị và khát khao ngày càng cao về nền chuyên chế xã hội. Những luận điểm này đã được John Stuart Mill trính bày trong tác phẩm nổi tiếng Bàn về tự do. Theo tác giả cuốn sách, tư tưởng chình trị của John Stuart Mill được xây dựng trên nền tảng đạo đức công lợi. Trong giai đoạn đầu, John Stuart Mill kế thừa và giữ gín tình chình thống trong học thuyết công lợi của Bentham và James Mill. Tuy nhiên, bằng việc cho rằng có lúc số đông không phải là những thẩm phán tốt nhất cho hạnh phúc của chình mính, John Stuart Mill đã đưa thuyết công lợi của mính đi theo một hướng khác biệt với phạm vi vốn có của chủ nghĩa công lợi và đặt ra vấn đề ranh giới giữa chủ quyền cá nhân và chủ quyền của nhà nước và xã hội. Tác giả cuốn sách nhận định, John Stuart Mill
- 12 không khuyến khìch nhà nước can thiệp thái quá vào các vấn đề của cá nhân và Mill cho rằng quá nhiều sự can thiệp ý chì của nhà nước về lâu dài sẽ làm giảm hạnh phúc của con người. John Stuart Mill đặc biệt nhấn mạnh việc để con người tự phát triển một cách tìch cực. J.C.Mc Clelland cũng dẫn những luận điểm của John Stuart Mill trong tác phẩm Chính thể đại diện về vai trò của nhà nước trong việc khuyến khìch công dân tu dưỡng tinh thần. Đối với John Stuart Mill, dân chủ không phải là quyền lực của số đông, không chỉ là về bầu người lãnh đạo, mà ông cho rằng nền chình trị dân chủ tự nó mang đến tác động giáo dục đối với các cử tri và người dân cần thể hiện sự quan tâm riêng của mính đến các vấn đề chình trị. Những ý tưởng từ phìa người dân chình là nguồn nặng lượng cho hoạt động của chình phủ. Nhìn chung, J.C.Mc Clelland đã phân tìch được một số luận điểm của John Stuart Mill về quyền lực của cá nhân trong việc tối đa hóa lợi ìch và lựa chọn điều tốt đẹp nhất cho bản thân, cũng như cho rằng cần xác định phạm vi quyền lực của nhà nước và nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo cho các cá nhân tự phát triển. Có thể nói, tác giả cuốn sách tập trung vào vai trò chình trị của nhà nước và có đưa ra những tư tưởng của các học giả tiếp sau John Stuart Mill. Điều này giúp cho chúng ta có một cái nhín xuyên suốt về vị trì, đóng góp và những điều còn tồn tại trong tư tưởng John Stuart Mill về vai trò chình trị của nhà nước khi đặt tư tưởng của ông trong lịch sử tư tưởng chình trị phương Tây. Nghiên cứu sinh tiếp thu những đóng góp của công trính nghiên cứu này, đặc biệt là những phân tìch và đánh giá của tác giả cuốn sách đối với quan điểm của John Stuart Mill về phạm vi quyền lực nhà nước và sẽ phân tìch sâu hơn trong luận án của mính. Ngoài ra, những vấn đề khác như vai trò xã hội của nhà nước, quan điểm mang tình quyết định luận của John Stuart Mill về khả năng tự do lựa chọn của cá nhân và cộng đồng, mối quan hệ giữa quyền lực của cá nhân và quyền lực của nhà nước,…mà cuốn sách chưa đề cập đến sẽ được
- 13 nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu trong luận án của mính. Bộ sách của Oxford về Lịch sử Đế chế Anh quốc (The Oxford History of the British Empire) gồm 5 tập, trong đó, tập III về Thế kỷ XIX xuất bản năm 1999 do Andrew Porter biên soạn đã tổng hợp các bài viết của nhiều tác giả khác nhau về tính hính kinh tế, chình trị, văn hóa, di dân, các sự kiện của nước Anh trong kỷ nguyên đế chế thực dân – đây cũng chình là giai đoạn mà John Stuart Mill sinh sống. Tập III được chia thành hai phần. Phần thứ nhất tập trung vào bối cảnh kinh tế, chình sách, thương mại, thể chế và nhà nước, các vấn đề xã hội, văn hóa, cuộc cách mạng khoa học và thay đổi kỹ thuật. Phần thứ hai tập trung vào các sự kiện liên quan đến vấn đề xâm lược của thực dân Anh, mối quan hệ của đế chế Anh với các nước thuộc địa và một số quốc gia khác. Nhín chung, bộ sách về lịch sử nước Anh của Oxford là công trính tổng hợp công phu, nhiều thông tin để có cái nhín cụ thể về nước Anh giai đoạn thế kỷ XIX. Tuy nhiên, từng tập tổng hợp của bài viết của nhiều tác giả khác nhau nên chỉ có thể nhóm theo chủ đề, chưa có một mạch xuyên suốt. Bộ sách là nguồn tài liệu tham khảo hữu ìch để phân tìch về tính hính kinh tế, chình trị, văn hóa, xã hội của nước Anh thế kỷ XIX. Cuốn sách Lịch sử nước Anh giai đoạn 1815 – 1914 (British History 1815 – 1914) (2007) của hai tác giả Norman McCord và Bill Purdue nằm trong Bộ sách của Oxford về Lịch sử ngắn của Thế giới Hiện đại (do J.M. Roberts làm tổng biên tập) đã trính bày các sự kiện lịch sử liên quan đến tiến trính chình trị, các vấn đề về nhà nước và hành chình, kinh tế và xã hội qua bốn giai đoạn là 1815 – 1830, 1830 – 1850, 1850 – 1880 và 1880 – 1914. Với hơn 600 trang sách, đây là công trính nghiên cứu lịch sử chi tiết và cụ thể về nước Anh thế kỷ XIX. Mỗi giai đoạn lại có những sự kiện và vấn đề nổi bật riêng. Điểm nổi bật của cuốn sách là bàn về lịch sử nước Anh từ năm 1815 – 1914 nhưng chia nhỏ thành 4 phần theo 4 giai đoạn khác nhau giúp cho người đọc có thể theo dõi tiến
- 14 trính, có sự so sánh và phân tìch những chuyển biến của nước Anh trong một giai đoạn nhiều biến động. Đây là nguồn thông tin lịch sử tham khảo hữu ìch cho việc nhín nhận, đánh giá tính hính kinh tế, chình trị và xã hội của Anh giai đoạn thế kỷ XIX mà John Stuart Mill sinh sống. Cuốn sách Đọc về triết học chính trị: một số tác giả từ Machiavelli đến Mill (Reading Political philosophy: Machiavelli to Mill – 2001) được nhà xuất bản Routledge phối hợp với Đại học Mở (The Open University) của Anh phát hành. Đây có thể được coi là một cuốn giáo trính hướng dẫn nghiên cứu về triết học chình trị qua các tác phẩm kinh điển của một số nhà tư tưởng nổi tiếng, cụ thể là Quân vương của Niccolò Machiavelli; Leviathan của Thomas Hobbes; Khảo luận thứ hai về chính quyền của John Locke; Bàn về khế ước xã hội của Jean-Jacques Rousseau; Hệ tư tưởng Đức của Karl Marx; Bàn về tự do và Sự áp bức phụ nữ của John Stuart Mill. Bên cạnh đó, cuốn sách còn tập hợp các công trính của các nhà tư tưởng và các nhà nghiên cứu hiện đại về các tác giả, tác phẩm trên. Có thể nói, cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của triết học chình trị có đan xen với những vấn đề thuộc triết học xã hội, như bản chất của con người trong xã hội, vai trò của nhà nước, vấn đề quyền lực chình trị, tự do và công bằng, ý chì chung và lợi ìch công, kinh tế thị trường, bính đẳng giới… Những nội dung này trong tư tưởng của các triết gia được trính bày mang tình chất đặt vấn đề và hướng dẫn đọc sách, thảo luận. Đối với các công trính nghiên cứu của các học giả hiện đại về triết học chình trị - xã hội của John Stuart Mill qua hai tác phẩm Bàn về tự do và Sự áp bức phụ nữ, nội dung chình tập trung vào các vấn đề về tự do, chủ nghĩa gia trưởng và bính đẳng giới. Qua cuốn sách này, nghiên cứu sinh có được một góc nhín cụ thể và nghiên cứu sâu hơn về giai đoạn phát triển của triết học chình trị phương Tây qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu, từ Machiavelli đến Mill. Tuy nhiên, cuốn sách này là một giáo trính có mục tiêu hướng dẫn bước đầu tím hiểu triết học chình trị thông qua
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
195 p | 499 | 221
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
174 p | 579 | 101
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
177 p | 337 | 91
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Vai trò của nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trường kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái nước ta hiện nay
176 p | 275 | 83
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
155 p | 337 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
165 p | 246 | 55
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
27 p | 222 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
170 p | 158 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
28 p | 184 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
27 p | 170 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
29 p | 183 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên các trường chính trị tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay
177 p | 26 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Xây dựng hình ảnh văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
220 p | 13 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 157 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Triết lý yêu nước Việt Nam và ý nghĩa của việc giáo dục triết lý đó cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay
151 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
12 p | 112 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc hiện nay
27 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn