Luận án Tiến sĩ: Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình
lượt xem 54
download
Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tới 3 năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình
- Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n nguyÔn m¹nh c−êng vai trß cña chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng cÊp tØnh trong ph¸t triÓn du lÞch bÒn v÷ng tØnh ninh b×nh Chuyªn ngµnh: kinh tÕ chÝnh trÞ M· sè: 62310102 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. PGS.TS. §µO THÞ PH¦¥NG LI£N 2. TS. Hµ V¡N SI£U Hµ Néi - 2015
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Mạnh Cường
- ii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận án một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân là sự hướng dãn nhiệt tình của quý Thầy Cô, sự quan tâm, tạo điều kiện của cơ quan nơi tôi công tác cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luân án tiến sĩ. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý Thầy, Cô giáo trong khoa Lý luận Chính trị, Viện đào tạo sau đại học trườngĐại học kinh tế Quốc dân, nhất là pgs.TS Đào Thị Phương Liên và TS. Hà Văn Siêu đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Thầy, cô đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận án này. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND, Sở Văn Hóa Thế thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Mạnh Cường
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .................................................. vi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN ..................................................................... 5 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ..................................................................................................... 17 2.1 CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........................... 17 2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ..... 20 2.2.1. Phát triển bền vững .................................................................................... 20 2.2.2. Phát triển du lịch bền vững ........................................................................ 23 2.2.3. Mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững ......... 24 2.2.4. Đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch ........................................... 27 tính bền vững của điểm du lịch .............................................................................. 3 2.3. VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG .................................................................. 27 2.3.1. Cơ sở khách quan quy định vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững ......................................................................... 27 2.3.2. Nội dung vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững................................................................................................... 30 2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững................................................................. 37 2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ BÀI HỌC CHO CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH NINH BÌNH .................................................................................................. 41 2.4.1.Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững .......................................................................................... 41 2.4.2. Kinh nghiệm trong nước về vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững .................................................................................. 43
- iv 2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh ...................................................... 44 Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH ................... 46 3.1. TIỀM NĂNG, CÁC NGUỒN LỰC VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH ....................................................................................... 46 3.1.1. Tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch Ninh Bình ........................ 46 3.1.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 - 2013 .......... 55 3.2. HIỆN TRẠNGVAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH ................................ 58 3.2.1. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình........................................ 58 3.2.2. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong việc ban hành các văn bản pháp quy tạo dựng hành lang pháp lý cho phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình ..................................................................................................... 66 3.2.3. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình................................ 77 3.2.4. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong tổ chức hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình ........................... 90 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH THEO TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .................. 93 3.3.1. Những mặt tích cực.................................................................................... 93 3.3.2. Tồn tại và nguyên nhân .............................................................................. 98 3.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững của tỉnh Ninh Bình ....................................... 101 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH ............................................. 104 4.1. BỐI CẢNH QUỐC TÊ VÀ TRONG NƯỚCCÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NINH BÌNH TRONG TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ............................................................................................................ 104 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ...................................................................................... 104 4.1.2. Bối cảnh trong nước................................................................................. 107
- v 4.2. QUAN ĐIỂM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH ........................................................................................................... 109 4.2.1. Định hướng và một số chỉ tiêu phát triển bền vững du lịch Ninh Bình... 109 4.2.2.Quan điểm nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình ....................................................................... 110 4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở NINH BÌNH .. 115 4.3.1. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững ............................................................................... 115 4.3.2. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng cơ chế vận dụng Luật pháp và chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững .................. 125 4.3.3. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng tổ chức bộ máy quản lý và phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững ....................................................................... 128 4.3.4.Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong tổ chức hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, quản lý và kinh doanh du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững........................ 139 4.3.5. Nhóm các giải pháp điều kiện ................................................................. 140 4.4. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 149 4.4.1. Kiến nghị đối với ủy ban Nhân dân Tỉnh ................................................ 149 4.4.2. Kiến nghị đối với Sở VH-TT-DL và các huyện, thị ................................ 149 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................................ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu á Association for Promotion of APTA Hiệp hội xúc tiến Du lịch Châu Phi Tourism to Africa BCG Boston Consulting Group Tập đoàn tư vấn Boston BOO Build - Owner - Operate Xây dựng-Sở hữu-Vận hành BOT Built-Operation-Transfer Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao BT Built-Transfer Xây dựng-Chuyển giao BTO Built-Transfer-Operation Xây dựng-Chuyển giao-Vận hành CTA Caribbean Travel Associtation Hiệp hội du lịch Caribe EU European Union Cộng đồng Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HTV Ho Chi Minh Television Đài truyền hình Thành phố HCM International Union for IUCN Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới Conservation of Nature JATA Japan Assocition of Travel Agents Hiệp hội du lịch Nhật Bản Meetings, incentives, Hội họp, hội thảo, khen thưởng, triển MICE conferencing, exhibitions lãm ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức Parcific Asia Travel Association Hiệp hội Du lịch Châu á Thái Bình PATA Dương PPP Public–Private Partnership Hợp tác công tư Participatory Rural Appraisal Phương pháp thúc đẩy sự tham gia PRA đánh giá Programma Uitzending PUM Managers(Netherlands senior Chuyên gia cao cấp Hà Lan experts) SBU Strategic Business Unit Đơn vị kinh doanh chiến lược United Nations Conference on Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường UNCED Environment and Development và phát triển United Nations Development UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc Programme UNESCO United Nations Educational, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn
- vii Scientific and Cultural hóa Liên hợp quốc Organization United National World Tourist UNWTO Tổ chức du lịch Thế giới Organization VCTV1 Vietnam Cab Television 1 Truyền hình cáp VCTV1 Vietnam Tourism Occupational VTOS Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam Standards VTV1 Vietnam Television 1 Đài truyền hình VTV1 WB World Bank Ngân hàng thế giới World Commission on Ủy ban môi trường và phát triển WCED Environment and Development thế giới WTO World Tourism Organization Tổ chức Du lịch thế giới WTTC World Travel and Tourism Council Hội đồng lữ hành và du lịch thế giới ASEAN Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do các nước AFTA Đông Nam Á Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – APEC Cooperation Thái Bình Dương Association of Southeast Asian Tổ chức Hiệp hội các nước ASEAN Nations Đông Nam Á CNH, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HĐH CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa DNNN Doanh nghiệp Nhà nước HĐND Hội đồng Nhân dân Nxb Nhà Xuất bản Tr. Đồng Triệu đồng UBND Ủy ban Nhân dân XHCN Xã hội Chủ nghĩa
- viii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Hình 2.1 Các bên liên quan tham gia vào hoạt động du lịch........................17 Hình 2.2. Tam giác phát triển bền vững ........................................................21 Hình 2.3: Mô hình lục giác với 6 yếu tố ........................................................30 Hình 4.2: Các hướng chiến lược có thể lựa chọn cho danh mục sản phẩm du lịch ...............................................................................................118 SƠ ĐỒ: Sơ đồ 3.1: Bản đồ du lịch tỉnh Ninh Bình.......................................................46
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án Trong hơn ba thập kỷ qua, nhiều giáo trình, tài liệu và các thoả ước quốc tế đã đề cập đến chủ đề phát triển bền vững (Baker và cộng sự, 1997; BKGTW, 2003).Tại Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"(BCT, 1998). Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học"(BCHTWĐ, 2001). Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam"(CTNS 21, 2004) theo Quyết định 153/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 làm cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như của các ngành và địa phương Phát triển du lịch bền vững đang trở thành chủ đề ngày càng được các quốc gia quan tâm. Nhận thức phổ biến trên thế giới cho rằng, để đạt được sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống. Mục tiêu của Du lịch bền vững là: phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường; cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển; cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa; đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách và duy trì chất lượng môi trường. Ninh Bình - nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, là một tỉnh cửa ngõ từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam đất nước, nơi đây vừa là gạch nối, vừa là ngã ba của ba nền văn hoá lớn: sông Hồng - sông Mã - Hoà Bình. Ninh Bình
- 2 có 3 đường quốc lộ chính (1A, 10, 12A) và đường sắt xuyên Bắc - Nam chạy qua, tạo cho Ninh Bình vị trí là cầu nối giữa hai miền Nam Bắc, giữa các tỉnh miền núi Tây Bắc với miền xuôi, giữa các tỉnh duyên hải Bắc bộ với Hải Phòng. Vùng đất này lại được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi, tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú với những dòng sông thơ mộng, những hồ nước mênh mông, tất cả như đang thầm thì câu chuyện muôn đời của non và nước. Bên cạnh đó Ninh Bình còn có nhiều di tích lịch sử nhân văn và danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước như Cố đô Hoa Lư, khu du lịch sinh thái Tràng An được ví như "Hạ Long trên cạn" (khu hang động Tràng An, khu Tam Cốc - Bích Động), Chùa Bái Đình, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm, Vườn quốc gia nguyên sinh Cúc Phương, khu thiên nhiên ngập nước Vân Long, suối nước nóng kênh gà, phòng tuyến Tam Điệp biện sơn… Tất cả những điều kiện đó đã tạo cho Ninh Bình một tiềm năng to lớn để phát triển đa dạng các loại hình du lịch hấp dẫn. Thực tế trong những năm qua, ngành du lịch Ninh Bình đã có những đổi mới, có bước phát triển nhanh đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, làm thay đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế. Hạ tầng du lịch của tỉnh được đầu tư lớn, các khu du lịch được hình thành và phát triển. Lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2005-2013 ngày càng tăng. Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao; khách lưu trú, đặc biệt là khách quốc tế còn rất ít. Tại một số điểm tài nguyên có giá trị, mặc dù đã có được sự đầu tư khai thác, song thời gian qua những giá trị tài nguyên này chưa phát huy được để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn tương xứng. Nguyên nhân là do việc thu hút đầu tư còn chưa rộng mở, đầu tư còn dàn trải, sản phẩm du lịch tại các điểm, tuyến du lịch chưa đa dạng, thiếu tính hấp dẫn để thu hút khách; hoạt động kinh doanh lữ hành và vận chuyển khách chưa được quan tâm đúng mức; quảng bá du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và chưa đồng bộ... Nếu không nghiên cứu một cách cụ thể, không đánh giá một cách khách quan về tiềm năng và thực trạng để đề ra định hướng, giải pháp khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch thì không những không đạt được kết quả mong muốn mà còn gây ra tác động rất lớn đối với môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tới
- 3 năm 2020 và tầm nhìn 2030. Theo đó, luận án thực hiện được các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững; vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững; - Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua; - Đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường vai trò của chính quyền trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Ninh Bình đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Tuy nhiên, Luận án này chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn cụ thể - tỉnh Ninh Bình. - Phạm vi nghiên cứu: Vai trò chính quyền tỉnh Ninh Bình trong phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn từ 2005 – 2013; đề xuất giải pháp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu cơ bản. Đồng thời, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: trừu tượng hóa khoa học, lôgic-lịch sử, phân tích-tổng hợp, thống kê, mô hình hóa, phỏng vấn sâu, điều tra khảo sát... 5. Những đóng góp mới của luận án - Nghiên cứu lý luận chung về phát triển du lịch bền vững; ý nghĩa, mục tiêu, các yêu cầu, các nguyên tắc, các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững; vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững; kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của một số quốc gia trên thể giới và một số địa phương trong nước, từ đó rút ra bài học cho phát triển bền vững du lịch Ninh Bình; - Nghiên cứu và xác định được những vấn đề cơ bản liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững ở Ninh Bình bao gồm: xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển du lịch; tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực du lịch; xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển du lịch và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương; hỗ trợ nâng cao năng lực cho doanh nghiệp du lịch địa phương; tổ chức và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; quảng bá, xúc tiến du lịch, mở rộng thị trường khách du lịch; mở rộng liên kết, hợp tác phát triển du lịch; thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch,... Từ đó, khái quát được những vấn đề đặt ra đối với phát
- 4 triển du lịch bền vững trên các mặt kinh tế - xã hội – môi trường; - Đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ và cụ thể đã được nghiên cứu nhằm phát huy những lợi thế và hạn chế bất cập để góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững ở Ninh Bình theo những nguyên lý đã được xác định. Các giải pháp cụ thể này được phân tích và đưa ra trong các nhóm giải pháp cơ bản liên quan đến các góc độ đảm bảo phát triển du lịch bền vững bao gồm: Nhóm các giải pháp về xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình; Giải pháp về xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình; Giải pháp về xây dựng tổ chức bộ máy và tổ chức quản lý; Giải pháp về thanh tra, kiểm tra và các giải pháp điều kiện để phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệp thực tiễn về vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững. Chương 3: Thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình. Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình.
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN Sự phát triển nhanh và mạnh của ngành công nghiệp không khói trong những năm qua đã và đang mang lại nguồn thu quan trọng cho các nền kinh tế. Hơn nữa, với tiềm năng to lớn của mình, du lịch ngày càng được xem là một trong những ngành kinh tế lớn của thế giới. Tuy nhiên, cũng như các ngành kinh tế khác, phát triển của ngành du lịch ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn của mỗi quốc gia, cũng như mỗi vùng địa phương và đã được đặt trong bối cảnh của sự phát triển hướng tới tính bền vững. Vì thế, chủ đề phát triển du lịch bền vững đang được nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Liên quan đến chủ đề nghiên cứu, có thể chia thành các nhóm sau: Nhóm 1: Nhóm các nghiên cứu về phát triển vùng địa phương và vai trò của Chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển các ngành và lĩnh vực tại địa phương. Liên quan đến nội dung này, trước hết phải kể đến Lý thuyết phát triển vành đai nông nghiệp (Thunen, 1833);lý thuyết về điểm trung tâm (Christaller, 1933);Lý thuyết cực phát triển (Perroux, 1949); Lý thuyết về phân bố doanh nghiệp trong phát triển lãnh thổ (Schoon). Tại Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như bài viết “Đổi mới nội dung hoạt động của các cấp chính quyền địa phương trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Ký và cộng sự, 2006). Các tác giả tập trung phân tích làm rõ vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, trong đó có sự so sánh giữa vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó các tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Tác giả Lương Xuân Quỳ (2002) tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, trong đó tác giả đặc biệt chú ý đến thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc xây dựng, triển khai quy hoạch, kế hoạch, nhất là đối với quy hoạch vùng. Các tác giả trong cuốn “Đổi mới nội dung hoạt động của các cấp chính quyền địa phương trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” thì tập trung nghiên cứu quá trình hình thành các cấp hành chính và điều chỉnh quy mô các đơn vị hình chính địa phương ở Việt nam cũng như đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đối với các cấp
- 6 chính quyền địa phương (Nguyễn Ký và cộng sự, 2006). Từ đó, các tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới nội dung hoạt động của các cấp chính quyền địa phương trước yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đối với tác giả Hoàng Văn Hoan (2002), dù kinh tế thị trường phát triển đến mức độ nào thì vai trò của Nhà nước vẫn rất quan trọng, nó trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy kinh tế - xã hội (Hoàng Văn Hoan, 2002). Tác giả Vũ Ngọc Nhung thì tập trung phân tích những nội dung cơ bản xung quanh vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường như vai trò điều chỉnh, tạo sân chơi chung, bảo hộ cho sản xuất trong nước,.. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những vấn đề cơ bản xung quanh vai trò của Nhà nước Việt Nam trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với tác giả Vũ Anh Tuấn, có hai vấn đề được đề cập: quan hệ giữa Nhà nước với thị trường và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của nhà nước với tư cách là chủ thể “trong” thị trường và “trên” thị trường góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển nền kinh tế thị trường,.. Các lý thuyết này đều cho rằng, vai trò hỗ trợ của chính quyền địa phương ngày càng trở nên quan trọng. Chính quyền cũng phải sáng tạo để hỗ trợ, cổ vũ sự sáng tạo của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp lại đặt các vùng vào tình thế cạnh tranh với nhau theo các tiêu chí như nhân công tại chỗ, dịch vụ cho các doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng...Trong thực tế, một số quốc gia đã thành công với việc phát triển kinh tế vùng và đã đem lại những thành công cho vùng và cả các quốc gia đó, như Vùng Baden - Wurttemberd, Đức; Thành phố công nghiệp Worcester, Masachusett (Mỹ); Đặc khu kinh tế Thâm Quyến và Hải Nam (Trung Quốc). Nhóm 2: Nhóm các nghiên cứu có liên quan đến phát triển bền vững và phát triển bền vững các ngành của nền kinh tế. Xét về nguồn gốc triết lý "phát triển bền vững" đã có những nhìn nhận trước đây. Học thuyết Mác đã coi con người là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên. Chính Ăngghen đã cảnh báo về “sự trả thù của giới tự nhiên” khi chúng bị tổn thương. Trong thập kỷ 1960 và 1970, các vấn đề môi trường đã được nhận thức với sự tiên đoán của những người theo chủ nghĩa Malthus mới (neo-Malthusian) về sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển hay sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự gia tăng ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, đến Hội nghị của Liên hợp quốc (LHQ) về Môi trường con người (năm 1972 tại Stockholm), tầm quan trọng của vấn đề môi trường mới chính thức được thừa nhận. Trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (còn được gọi là Báo cáo Brundtland) của Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) năm 1987, người ta đã thừa nhận mối liên kết chặt chẽ giữa môi trường và phát triển
- 7 và lần đầu tiên khái niệm phát triển bền vững mới được hiểu một cách đầy đủ "phát triển bền vững là sự phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các yêu cầu của họ"(Brundtland, 1987). Từ đó đến nay, khái niệm này liên tục được phát triển và hoàn thiện, đặc biệt kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển (năm 1992 tại Rio de Janeiro, Braxin) và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (năm 2002 tại Johannesburg, Nam Phi). Vấn đề cốt lõi nhất của phát triển bền vững chính là sự phát triển bảo đảm sự bền vững trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Ở Việt Nam, do sớm nhận thức được tầm quan trọng, tính bức thiết của vấn đề môi trường và phát triển bền vững, ngay sau Tuyên bố Rio, Đảng và Nhà nước đã ban hành hệ thống các cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững và các chính sách, pháp luật đó đã bước đầu đi vào cuộc sống. Học giả Ngô Doãn Vịnh (2005)cũng có một số công trình nghiên cứu liên quan. Trong tác phẩm "Bàn về phát triển kinh tế (Nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang)", học giả đã tập trung luận giải những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững và đã đưa ra khái niệm "phát triển đến ngưỡng cho phép"; đồng thời những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững cũng đã được phân tích, làm sáng tỏ phần nào. Gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, một số công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề nêu trên đối với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng đã và đang được tiến hành; trong đó, điển hình là các nghiên cứu do Viện chiến lược phát triển thực hiện về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội địa bàn trọng điểm Bắc Bộ (VCL, 1995); quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Vùng KTTĐBB thời kỳ 2006 – 2020 (VCL, 2006a) và Đề tài thu thập, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và đánh giá tiềm năng thế mạnh hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội các vùng KTTĐ Việt Nam (VCL, 2006b). Nhóm 3: Nhóm các nghiên cứu tổng quan về du lịch: Nhóm các công trình này có rất nhiều nội dung và đi vào từng lĩnh vực cụ thể của ngành du lịch, nhưng chủ yếu là tập trung vào các ngành nghề kinh doanh du lịch và phát triển ngành du lịch để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia hoặc địa phương; các bài viết trên mới chỉ nghiên cứu một số khía cạnh, đưa ra hướng giải quyết từng phần về tour, tuyến, điểm du lịch. Cụ thể là Giáo trình Kinh tế Du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004); Kinh tế Du lịch (Nguyễn Hồng Giáp, 2002); Du lịch và Kinh doanh du lịch (Trần Nhạn, 1996); Kinh tế học du lịch,
- 8 (Lanque, 1993); Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch (Trần Văn Mậu, 2001); Kinh tế du lịch và Du lịch học (Đổng Ngọc Minh và Vương Đình Lôi, 2000); Nghiên cứu đề xuất đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, (Đỗ Thanh Hoa, 2006). Cùng với đó là một số luận án tiến sĩ đã bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có liên quan đến đề tài du lịch, như: Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam (Trịnh Xuân Dũng, 1989); Những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nộ i(Bùi Thị Nga, 1996); Những giải pháp cơ bản phát triển ngành du lịch Quảng Trị (Nguyễn Văn Dùng, 1997); Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển Du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn (Vũ Đình Thụy, 1997); Những giải pháp tổ chức và quản lý hệ thống khách sạn trên địa bàn Hà Nội (Võ Quế, 2001); Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam (Hoàng Văn Hoan, 2002); Những giải pháp nhằm phát triển kinh doanh du lịch lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Nguyễn Văn Mạnh, 2002); Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hoá loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam- Đà Nẵng (Trương Sỹ Quý, 2003); Khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Phạm Hồng Chương, 2003). Điều kiện và các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Campuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn (Ouk Vanna, 2004); Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Lê Thị Lan Hương, 2004); Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại Vùng du lịch Bắc bộ của Việt Nam (Hoàng Thị Lan Hương, 2011),… Nhóm 4: Nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững. Các nghiên cứu này có thể nêu thành một số nội dung sau: Thứ nhất, quan điểm về du lịch bền vững và du lịch không bền vững. Du lịch bền vững được một số công trình đề cập đến như ecotourism and Sustainable Development: Who Owns Paradise? (Honey, 1998);Sustainable Tourism in Protected Areas: Guidelines for Planning and Management (Eagles và cộng sự, 2002); "Du lịch bền vững Cái gì là thực sự?"; Tourism and Environment(Hens, 1998); Báo cáo của WCED (WCED, 1996); Sustainable Tourism Management (Swarbrook, 1999); Tổ chức Du lịch thế giới (United National World Tourist Organization, (UNWTO) định nghĩa như sau: "Sự phát triển bền vững của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của địa phương du lịch, đồng thời bảo vệ và thúc
- 9 đẩy cơ hội phát triển cho tương lai. Butler (1993) cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng, môi trường), thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi trường của con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài. Đây là quan điểm đã nhận được sự đồng thuận của các tác giả khác như Murphy (1994), Mowforth và Munt (1998). Trong khi đó, Machado (2003)lại nhấn mạnh đến tính bền vững của các sản phẩm trong phát triển du lịch. Nghiên cứu của Tosun (1998) đề xuất phát triển du lịch bền vững là một thành phần của phát triển du lịch và nó tạo ra những đóng góp đáng kể hoặc ít hoặc phủ nhận sự duy trì các nguyên tắc của sự phát triển trong thời kỳ nhất định mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của thế hệ tương lai. Bổ sung vào quan điểm này, Hens (1998)chỉ ra rằng phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự quan tâm của các bên liên quan đến việc quản lý các nguồn tài nguyên theo các cách thức khác nhau nhằm khai thác và cung cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, đa dạng hệ sinh thái và đảm bảo sự sống cho thế hệ mai sau. Tuy có nhiều khái niệm về du lịch bền vững nhưng tập trung lại nó phải có những nội dung chủ yếu sau đây: Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Du lịch phải thân thiện với môi trường; Đảm bảo lợi ích nhiều mặt của cộng đồng dân cư địa phương. Tăng thu nhập cho địa phương; Phải có trách nhiệm về phát triển du lịch hôm nay và cả mai sau. Vì vậy du lịch bền vững đồng nghĩa với du lịch trách nhiệm. Du lịch bền vững khác với du lịch đại chúng như thế nào? Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá huỷ nhanh chóng các môi trường nhạy cảm. Và kết quả là có thể phá huỷ hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hoá mà chúng phụ thuộc vào. Ngược lại, du lịch bền vững thì được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương. Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại với cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hoá của vùng được bảo vệ. Trong nhiều trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trong quá khứ có thể mang đến những tác động xấu đến bảo tồn cảnh quan do việc thiếu các điều khiển
- 10 quản lý và cơ chế lập kế hoạch hiệu quả. Ngược lại, du lịch bền vững có những kế hoạch được tính toán cẩn thận để giảm thiểu các tác động xấu của du lịch, đồng thời còn đóng góp vào công tác bảo tồn và sức khoẻ của cộng đồng về cả mặt kinh tế và xã hội. Du lịch bền vững cũng tạo ra lợi nhuận như du lịch đại chúng, tuy nhiên cộng đồng địa phương được hưởng nhiều hơn từ lợi tức đó, và các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên và văn hoá của vùng được bảo vệ. Trong một số trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trước đây đã gây ra những đe doạ cho bảo tồn biển do thiếu các cơ chế quản lý và các kế hoạch hiểu quả. Ngược lại, du lịch bền vững cân nhắc tìm kiếm để giảm thiểu đến mức tối thiểu các tác động xấu của du lịch, trong khi đóng góp cho bảo tồn và các giá trị tốt cho cộng đồng địa phương, cả về kinh tế và xã hội. Du lịch đại chúng không cung cấp nguồn quỹ tài trợ cho cả các chương trình bảo tồn lẫn cộng đồng địa phương bảo vệ vùng tránh khỏi những hoạt động và phát triển mà có thể gây hại đến cảnh đẹp tự nhiên của vùng. Những cơ hội và các đe doạ có thể chỉ được điều khiển thông qua du lịch bền vững đã được lập kế hoạch và quản lý cẩn thận. Muốn củng cố khái niệm du lịch bền vững, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tác động của du lịch và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là không bền vững. Có một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra tác động của du lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội đã đưa ra so sánh các yếu tố được coi là không bền vững và các yếu tố được coi là bền vững trong phát triển du lịch (Eagles và cộng sự, 2002; Hens, 1998; Machado, 2003). Thứ hai, các nghiên cứu khẳng định vai trò của phát triển du lịch bền vững: Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền vững bắt đầu được đề cập đã có nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm phân tích những ảnh hưởng của du lịch đến sự phát triển bền vững. trọng tâm của các nghiên cứu này nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính vẹn toàn của môi trường sinh thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Krippendorf (1975) và Jungk (1980)là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh báo về những suy thoái do hoạt động du lịch gây ra và đưa ra khái niệm “du lịch rắn” (hard tourism) để chỉ kiểu du lịch ồ ạt và “du lịch mềm” (soft tourism) để chỉ một chiến lược du lịch mới tôn trọng môi trường. Inskeep (1991) nhấn mạnh về sự đóng góp của của hoạt động du lịch đối với môi trường và kinh tế. Tác giả nhấn mạnh, để phát triển du lịch bền vững phải đạt 4 mục đích: tối ưu hoá các lợi ích kinh tế - xã hội; bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, xã hội và khai thác có hiệu quả các tài nguyên này; bảo vệ các giá trị bản địa
- 11 truyền thống và khai thác tốt các giá trị này; bảo đảm chia sẻ lợi ích kinh tế một cách công bằng cho cộng đồng dân cư và sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch. Ngày 14/6/1992, tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về môi trường và phát triển (UNCED) đã diễn ra hội nghị thượng định về Trái đất (The Earth summit). Tại hội nghị này 182 chính phủ đã thông qua CTNS 21 (2004), một chương trình hành động toàn diện nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Chương trình nghị sự 21 đã nêu ra các vấn để liên quan đến môi trường và phát triển có nguy cơ gây ra những tác động nguy hại về kinh tế và sinh thái từ đó đề ra chiến lược nhằm hướng tới các hoạt động mang tính bền vững hơn. Từ đầu những năm 1990, nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo sự phát triển lâu dài. Một số loại hình du lịch quan tâm đến môi trường đã bắt đầu xuất hiện như: du lịch sinh thái, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch khám phá, du lịch thay thế, du lịch mạo hiểm, … đã góp phần nâng cao hình ảnh về một loại hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững. Năm 1996, hưởng ứng chương trình Nghị sự Trái đất, ngành du lịch toàn cầu đại diện bởi ba tổ chức quốc tế gồm: Hội đồng lữ hành du lịch thế giới (WTTC), Tổ chức du lịch thế giới (WTO) và Hội đồng Trái đất (Earth council) đã ứng dụng những nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối hợp xây dựng một chương trình hành động với tên gọi “Chương trình nghị sự 21 về du lịch: Hướng tới sự phát triển về môi trường”. Chương trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp du lịch, các chính phủ, các cơ quan du lịch quốc gia, các tổ chức thương mại và người đi du lịch. Chương trình nghị sự 21 về du lịch đã đưa ra các lĩnh vực ưu tiên hành động với mục đích xác định và dự kiến các bước tiến hành. Chương trình này nhấn mạnh sự cần thiết phối hợp hành động giữa các chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế của ngành du lịch, đồng thời nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch theo hướng bền vững. Thứ ba, các nghiên cứu nêu những nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Có lẽ hơn bất cứ hoạt động nào khác, ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của môi trường cũng như tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn. Nhìn chung, ngành du lịch mang đặc tính phát triển nhanh, ngắn hạn và hội chứng "bùng nổ" thường làm tổn hại đến "tài sản" của chính ngành du lịch. Du lịch thường tìm mọi cách khai thác triệt để tài nguyên du lịch vì mục đích lợi nhuận và khi "tài sản du lịch" ở một nơi nào đó bị tổn thương nghiêm trọng, tàn lụi thì
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
228 p | 531 | 101
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Vai trò của xã hội dân sự đối với việc thực hiện quyền con người
204 p | 110 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
0 p | 231 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (thời kỳ 1961-2003) - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam
0 p | 251 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Năng suất của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam: Vai trò của xuất khẩu, hoạt động đổi mới và môi trường kinh doanh
241 p | 100 | 22
-
Luận án Tiến sĩ: Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
218 p | 153 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
175 p | 86 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước trong công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Malaixia - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
0 p | 153 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước trong hình thành và phát triển cụm liên kết ngành ở Việt Nam: Trường hợp ngành dệt may và đồ gỗ
197 p | 19 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Vai trò của Piano trong nâng cao mặt bằng kiến thức chung của các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam
24 p | 103 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước trong hình thành và phát triển cụm liên kết ngành ở Việt Nam: Trường hợp ngành dệt may và đồ gỗ
27 p | 20 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Vai trò của ASEAN trong trật tự Đông Á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam
26 p | 49 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc hiện nay
27 p | 16 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc hiện nay
217 p | 6 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Triết lý giáo dục Islam giáo và ảnh hưởng đến giáo dục Malaysia
212 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn