Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
lượt xem 101
download
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận, từ đó phân tích thực trạng vai trò của các phương tiện TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay và đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH NHÂM VAI TRß CñA TRUYÒN TH¤NG §¹I CHóNG TRONG THùC HIÖN QUYÒN TRÎ EM ë TØNH B×NH PH¦íC HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ Xà HỘI HỌC HÀ NỘI - 2014
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH NHÂM VAI TRß CñA TRUYÒN TH¤NG §¹I CHóNG TRONG THùC HIÖN QUYÒN TRÎ EM ë TØNH B×NH PH¦íC HIÖN NAY Chuyên ngành : Xã hội học Mã số : 62 31 30 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Xà HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS NGUYỄN ĐÌNH TẤN HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Minh Nhâm
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 12 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 20 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 31 2.1. Cơ sở lý luận 31 2.2. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu 48 Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY 54 3.1. Khái quát tình hình truyền thông về đề tài trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay 54 3.2. Vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em, từ nội dung thông điệp truyền thông 64 3.3. Ý kiến của công chúng về vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em 94 Chương 4: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG; XU HƯỚNG BIỂN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM 119 4.1. Yếu tố tác động đến vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em hiện nay 119 4.2. Dự báo xu hướng biển đổi vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em thời gian tới 136 4.3. Giải pháp tăng cường vai trò của truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em 136 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC VIẾT TẮT CRC : Công ước quốc tế về quyền trẻ em HĐND : Hội đồng nhân dân Nxb : Nhà xuất bản THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTĐC : Truyền thông đại chúng UBND : Ủy ban nhân dân UN : Liên hợp quốc UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc VOV : Đài Tiếng nói Việt Nam VTV : Đài Truyền hình Việt Nam
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mô hình truyền thông chu kỳ của Roman Jakobson 34 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em trong tổng chương trình trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 54 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 65 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 66 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 77 Biểu đồ 3.5. Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của công chúng trẻ em Bình Phước về việc thể hiện vai trò giải trí cho trẻ em của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. 115
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đặc điểm mẫu điều tra 6 Bảng 1.2. Cơ cấu mẫu phân tích nội dung thông điệp 7 Bảng 2.1. Các quyền của trẻ em. 41 Bảng 3.1. Số lượng sản phẩm truyền thông và thời lượng phát thanh về trẻ em trên các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 56 Bảng 3.2. Kết quả điều tra đánh giá chung về nội dung sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước, từ tháng 6 đến 10/2012. 60 Bảng 3.3. Số lượng sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thể hiện vai trò trong thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước, từ tháng 6 đến tháng 10/2012 65 Bảng 3.4. Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước đã hình thành và thể hiện dư luận xã hội về việc thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 72 Bảng 3.5. Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 78 Bảng 3.6. Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 81 Bảng 3.7. Số lượng sản phẩm truyền thông của TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 84 Bảng 3.8. Số lượng sản phẩm truyền thông của TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát giải trí cho trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 90 Bảng 3.9. Số lượng sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thông tin thể hiện các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em, theo cơ quan TTĐC, từ tháng 6 đến tháng 10/2012. 93 Bảng 3.10. Kết quả điều tra đánh giá của công chúng người lớn về chất lượng các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em của TTĐC Bình Phước. 95
- Bảng 3.11. Kết quả điều tra đánh giá của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục về quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước 96 Bảng 3.12. Kết quả điều tra mức độ thỏa mãn của công chúng người lớn với thông tin về quyền trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước. 97 Bảng 3.13. Kết quả điều tra mức độ ứng dụng thông tin về quyền trẻ em vào cuộc sống của công chúng người lớn, theo từng cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước. 99 Bảng 3.14. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội trong thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước. 105 Bảng 3.15. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước. 109 Bảng 3.16. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước 114
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Truyền thông đại chúng (sau đây xin gọi tắt là TTĐC) vừa là động lực, vừa là công cụ tổ chức, quản lý và nâng cao dân trí trong xã hội, tạo sự tương tác xã hội, hình thành các liên kết xã hội, hướng dẫn, định hướng nhận thức, thái độ và hành vi cho công chúng. Trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, TTĐC, mà trung tâm là báo chí trở thành một trong những tác nhân xã hội hóa không chính thức rất quan trọng của con người. Theo đó, TTĐC là một trong những công cụ được Đảng, Nhà nước ưu tiên sử dụng cho công tác tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Ngày 20-02-1990, Việt Nam ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em (sau đây xin gọi tắt là CRC), là nước đầu tiên ở châu Á, nước thứ hai trên thế giới chính thức cam kết ra sức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Việc làm này có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã thể hiện rõ lập trường, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta coi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một nội dung cơ bản của chiến lược con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phù hợp với truyền thống đạo lý tốt đẹp “kính già, yêu trẻ” của dân tộc Việt Nam. Qua 24 năm thực hiện CRC, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là việc bổ sung, sửa đổi, ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (lần đầu ban hành năm 1991). Việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng, được Nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đứng trước rất nhiều thách thức trong việc đảm bảo mọi trẻ em đều được hưởng đầy đủ các quyền của mình. Tình trạng vi phạm quyền trẻ em ở mức độ nghiêm trọng như bị giết chết, bạo hành, xâm hại tình dục, lao động sớm, không được chăm sóc sức khỏe,… còn xảy ra ở nhiều nơi. TTĐC tích cực tuyên truyền, kêu gọi, cổ vũ các tổ chức, cá nhân, cộng đồng thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em, đáng chú ý là việc phanh
- 2 phui, đưa ra ánh sáng các vụ việc bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em gây chấn động dư luận xã hội trong thời gian gần đây. Bên cạnh những mặt tích cực là cơ bản, đôi khi quyền trẻ em chưa được các phương tiện TTĐC tuyên truyền thấu đáo, vì thế đã có những cách hiểu không đầy đủ bản chất khái niệm, có những hành xử và phản ứng không đúng trong quá trình triển khai thực hiện. Có lúc, có nơi, chính TTĐC lại vi phạm quyền trẻ em, lạm dụng trẻ em, sử dụng câu chuyện, hình ảnh trẻ em nhằm giật gân, câu khách, thu hút quảng cáo hay quay lưng lại với nỗi đau của trẻ em. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở đây là: TTĐC có vai trò gì để thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em? Người dân đánh giá thế nào về vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em? Nhân tố nào tác động đến vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em? Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em có xu hướng biến đổi ra sao? Cần làm gì để tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em khi vai trò của TTĐC ngày càng được khẳng định trong bối cảnh toàn cầu hóa, dân chủ hóa đời sống xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam? Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em là vấn đề có thể được nghiên cứu từ cách tiếp cận xã hội học TTĐC. Việc vận dụng các lý thuyết của xã hội học TTĐC để đánh giá toàn diện quá trình TTĐC về quyền trẻ em; vận dụng thuyết kiến tạo xã hội vào đánh giá quá trình kiến tạo mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em; vận dụng thuyết vai trò xã hội vào xem xét vai trò của TTĐC trong vai trò thực tế và vai trò kỳ vọng của người dân… là những hướng nghiên cứu quan trọng để trả lời các câu hỏi đặt ra từ thực tiễn. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa từng được thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện ở Việt Nam. Quyền trẻ em vẫn còn là lĩnh vực chưa được nghiên cứu đầy đủ. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn và lý luận nêu trên sẽ được trả lời trong luận án “Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay”.
- 3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, từ đó phân tích thực trạng vai trò của các phương tiện TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay và đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. Thứ hai: Phân tích thực trạng vai trò của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. Trong đó có những đánh giá từ phía công chúng tỉnh Bình Phước. Thứ ba: Phân tích các nhân tố tác động đến vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. Đưa ra các dự báo xu hướng biển đổi vai trò. Thứ tư: Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em trong thời gian tới. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Cơ quan TTĐC của tỉnh được chọn nghiên cứu. - Cán bộ truyền thông các cơ quan TTĐC được chọn nghiên cứu. - Công chúng Bình Phước (trẻ em và người lớn). 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: 2010-2013. - Không gian nghiên cứu: tỉnh Bình Phước. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vai trò của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. Các cơ quan TTĐC được chọn để nghiên cứu là: Báo Bình Phước; Đài Phát thanh và
- 4 Truyền hình Bình Phước; bốn Đài truyền thanh và truyền hình cấp huyện (gồm thị xã Đồng Xoài - trung tâm của tỉnh, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển; huyện biên giới, đặc biệt khó khăn, mới thành lập Bù Gia Mập; huyện miền núi còn nhiều khó khăn Bù Đăng; huyện Đồng Phú đang phát triển khá mạnh). Đề tài giới hạn nghiên cứu trong bốn loại hình báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử) và truyền thanh cấp huyện (không phải là cơ quan báo chí). Thời gian nghiên cứu các sản phẩm TTĐC về trẻ em: từ tháng 6 đến tháng 10-2012. Tháng 6 là tháng hành động vì trẻ em; tháng 7 và tháng 8 là tháng hè; tháng 9 là tháng đầu năm học mới; tháng 10 có tết trung thu. Giả thuyết là có sự chênh lệch về số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em giữa tháng cao điểm truyền thông về trẻ em (tháng 6, tháng 9) và tháng bình thường khác (tháng 7, tháng 8, tháng 10). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Các tri thức về truyền thông, TTĐC, vai trò của TTĐC và xã hội học TTĐC. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng: cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng; kiến trúc thượng tầng có tác động trở lại cơ sở hạ tầng. TTĐC thuộc kiến trúc thượng tầng, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cơ sở hạ tầng. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của TTĐC, quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, là hành lang pháp lý để TTĐC hoạt động và quyền trẻ em được thực hiện. Luận án ứng dụng các lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson, thuyết kiến tạo xã hội của Peter L. Berger, lý thuyết trung gian về vai trò - tập hợp của R.Merton và tiếp cận vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em dựa trên quyền để phân tích thực trạng, các nhân tố tác động và đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng 4.2.1.1. Phỏng vấn tiêu chuẩn (cấu trúc) Phương pháp này thu thập thông tin của công chúng đánh giá vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, những kỳ vọng, mong đợi của công chúng,
- 5 hiệu quả của các chương trình truyền thông về quyền trẻ em trên TTĐC Bình Phước. Phương pháp cũng đo lường nhận thức, thái độ về quyền trẻ em và hành vi tác nghiệp của cán bộ TTĐC. Các bảng hỏi đã được chuẩn hóa hoàn thiện. Tuy nhiên, người phỏng vấn vẫn được đưa thêm câu hỏi bổ sung để làm rõ những mâu thuẫn trong quá trình trả lời và gợi ý thêm các phương án trả lời cho câu hỏi mở. - Phỏng vấn 582 công chúng người lớn trên địa bàn huyện Bù Đăng, Đồng Phú, Bù Gia Mập và thị xã Đồng Xoài. Mỗi huyện, thị chọn hai đơn vị để khảo sát là hai xã, phường/thị trấn có mức độ phát triển kinh tế - xã hội chênh lệch nhau (xã Tân Thành và phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài; xã Tân Lợi và thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú; xã Thọ Sơn và thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng; xã Phú Riềng và Long Hà, huyện Bù Gia Mập). Công thức mẫu là: n: dung lượng mẫu cần điều tra; N: tổng số người dân = 19.088 dân (tổng số dân của 8 xã); t: hệ số tin cậy 1,96 (ứng với mức độ tin cậy 95%); d: phạm vi sai số tối đa cho phép là 4%. Tác giả chọn ngẫu nhiên hệ thống 72 hoặc 73 cha mẹ trong các gia đình có trẻ em ở mỗi xã, phường, thị trấn theo danh sách chủ hộ gia đình. Chỉ hỏi người có đón xem các chương trình về trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước. Tổng mẫu là 582 người; đạt yêu cầu và hợp lệ là 535 người, chiếm 91,9%. - Đối với công chúng trẻ em: Cũng với công thức tính mẫu như trên, trong đó N= 26.184; t = 1,96 (mức độ tin cậy 95%); phạm vi sai số cho phép 6%, tiến hành phỏng vấn 264 trẻ em từ 12 đến dưới 16 tuổi có đón xem các chương trình trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. Các em là học sinh một trường tiểu học và một trường THCS ở huyện Đồng Phú và thị xã Đồng Xoài. Tổng mẫu là 264 người; đạt yêu cầu và hợp lệ 206 người, chiếm 78,0%. - Đối với cán bộ truyền thông: phỏng vấn 185 người là lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên các cơ quan TTĐC được nghiên cứu, bằng cách chọn ngẫu nhiên. Số trường hợp đạt yêu cầu và hợp lệ là 164, chiếm 88,6%.
- 6 Bảng 1.1. Đặc điểm mẫu điều tra Công chúng Công chúng Cán bộ người lớn trẻ em truyền thông 1. Độ tuổi trung bình 43,3 13,6 34 Nam: 52,0% Nam: 44,3% Nam: 50,0% 2. Giới tính Nữ: 48,0% Nữ: 55,7%. Nữ: 50,0%. Nông thôn: 42,3% Nông thôn: 11,1%. 3. Nơi ở Đô thị: 57,7% Đô thị: 88,9% Kinh: 91,8% Kinh: 97,4% Kinh: 92,7% 4. Dân tộc Thiểu số: 8,2% Thiểu số: 2,6%. Thiểu số: 7,3%. Trên đại học: 0,4% Học sinh lớp 9: 20,0% Trên đại học: 2,4% Đại học: 27,2% Học sinh lớp 8: 54,7% Đại học: 80,5% Cao đẳng: 3,8% Học sinh lớp 7: 25,3% Cao đẳng: 6,1% Trung cấp: 8,5% Trung cấp: 22,6% Trình độ khác: 2,5% 5. Trình độ học vấn Chuyên môn báo Tốt nghiệp THPT: 18,7% chí: 57,7% Tốt nghiệp THCS: 22,8% Chuyên môn khác: Hết tiểu học: 4,0% 42,3% Chưa hết tiểu học: 0,5% Công chức: 51,1% Nông dân: 27,7% Cán bộ hưu trí: 7,5% Giáo viên: 5,0% 6. Nghề nghiệp Công nhân: 3,7% Buôn bán, doanh nghiệp: 2,3% Nội trợ: 2,1% Làm thuê: 0,6%. Giàu: 1,0% Giàu: 3,2% 7. Hoàn cảnh kinh tế Khá: 13,5% Khá: 52,8% gia đình Trung bình: 81,0% Trung bình: 37,8% Nghèo: 4,5%. Nghèo: 6,2%. 90,1% với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước 8. Theo dõi các sản 74,8% vớiBáoBìnhPhướcin phẩm truyền thông về 61,1% với truyền đề tài trẻ em thanh cấp huyện 30,0% với Báo Bình Phước điện tử 9. Thâm niên công tác 9,6 10. Số lượng sản phẩm 20 (từ 2011 và 9 truyền thông về trẻ em tháng đầu năm 2012) 11. Dung lượng mẫu 535 206 164
- 7 4.2.1.2. Phương pháp phân tích nội dung định lượng Phương pháp này được tiến hành bằng một bộ công cụ mã hóa nội dung thông điệp về trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước được nghiên cứu (Xem phiếu mã hóa Phụ lục) để thống kê tần suất sử dụng các phạm trù trẻ em, học sinh (dưới 16 tuổi), quyền trẻ em; liên quan đến trẻ em, hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tác giả luận án mã hóa và xử lý bằng chương trình SPSS 16.0 toàn bộ 2.222 sản phẩm truyền thông về trẻ em trên Đài huyện Đồng Phú, Bù Gia Mập, Bù Đăng và thị xã Đồng Xoài, Báo Bình Phước in, Báo Bình Phước điện tử, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước từ tháng 6 đến tháng 10/2012. Bảng 1.2. Cơ cấu mẫu phân tích nội dung thông điệp Cơ quan truyền thông Số lượng sản phẩm truyền thông được phân tích Tỷ lệ 1. Báo Bình Phước 218 9,8 Báo in 149 Báo mạng điện tử 69 2. Đài Phát thanh và 1.624 73,1 Truyền hình Bình Phước Kênh truyền hình BPTV 1 556 Kênh truyền hình BPTV 2 608 Phát thanh 460 3. Đài huyện Bù Gia Mập 39 1,8 4. Đài huyện Bù Đăng 56 2,5 5. Đài huyện Đồng Phú 109 4,9 6. Đài thị xã Đồng Xoài 176 7,9 Tổng số 2.222 100,0 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 4.2.2.1. Phân tích nội dung tài liệu Sử dụng để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, tư tưởng chủ yếu của các tài liệu lý luận; các công trình khoa học đi trước có liên quan đến hoạt động TTĐC, quyền trẻ em và công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- 8 4.2.2.2. Phỏng vấn sâu Giúp tác giả luận án hiểu sâu về hoạt động của nhà truyền thông, đánh giá vai trò của TTĐC Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em, tác động của TTĐC đến nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em của người dân. Có 29 cuộc phỏng vấn sâu với ba lãnh đạo và bốn cán bộ cơ quan báo chí; ba lãnh đạo và hai cán bộ đài truyền thanh cấp huyện; một lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; một lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông; một lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; bảy công chúng người lớn và bảy công chúng trẻ em. 4.2.2.3. Thảo luận nhóm Có bốn cuộc thảo luận nhóm được tổ chức cho các biên tập viên, phóng viên để tìm hiểu tình hình thông tin, tuyên truyền quyền trẻ em trên TTĐC, những kết quả đã đạt được, thuận lợi, khó khăn và đề xuất kiến nghị giải pháp. 4.2.2.4. Phương pháp quan sát Dùng để tìm hiểu: việc sử dụng các phương tiện TTĐC của người dân; tình hình thực hiện quyền trẻ em ở gia đình, nhà trường và cộng đồng; tình hình thông tin, tuyên truyền về quyền trẻ em trên TTĐC. 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 5.1. Giả thuyết nghiên cứu Thứ nhất: TTĐC thực hiện được vai trò vận động, khuyến khích và được công chúng đánh giá cao nhất. Vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực hiện tốt hơn vai trò giám sát. Vai trò giám sát không thực hiện tốt bằng vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội. TTĐC thực hiện vai trò giải trí cho trẻ em hạn chế nhất. Thứ hai: Việc thực hiện các vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em phụ thuộc vào đặc điểm nhân khẩu xã hội, nhận thức, thái độ về quyền trẻ em và hành vi tác nghiệp của cán bộ truyền thông. Thứ ba: Vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em bị chi phối bởi tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức của cơ quan truyền thông, các hoạt động truyền thông cũng như chính sách về TTĐC, quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em và điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương.
- 9 5.2. Khung phân tích - Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) - Chính sách, pháp luật về TTĐC và quyền trẻ em - Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương Đặc điểm của các cơ Thông tin, tuyên truyền, giáo dục quan truyền thông (tôn chỉ, mục đích; cơ cấu tổ về thực hiện quyền trẻ em chức hoạt động) Hoàn thiện chính Vai trò của sách, pháp luật về Hình thành và thể hiện dư luận xã truyền hội về thực hiện quyền trẻ em quyền trẻ em Hoạt động truyền thông thông đại (Loại hình truyền thông; thời điểm truyền thông) chúng Vận động, khuyến khích thực hiện Nhận thức, thái độ trong thực quyền trẻ em và hành vi thực hiện quyền trẻ em hiện quyền của người dân trẻ em Giám sát tình hình thực hiện Đặc điểm của cán bộ truyền thông (đặc điểm quyền trẻ em nhân khẩu xã hội; nhận thức, thái độ về quyền trẻ Giải trí cho trẻ em em; hành vi tác nghiệp)
- 10 Các biến số được xác định trong đề tài: * Biến độc lập: - Đặc điểm cơ quan truyền thông (tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức hoạt động). - Hoạt động truyền thông về trẻ em: thời điểm truyền thông, loại hình truyền thông. - Đặc điểm xã hội của cán bộ truyền thông (đặc điểm nhân khẩu xã hội; nhận thức, thái độ về quyền trẻ em, hành vi tác nghiệp). * Biến phụ thuộc: Các đặc điểm của việc thực hiện vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em: - Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về thực hiện quyền trẻ em. - Hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em. - Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em. - Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em. - Giải trí cho trẻ em. Các vai trò này được xác định dựa trên các chức năng của TTĐC. Giữa các vai trò có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay được đo trên các chỉ báo: 1. Số lượng, tỷ lệ sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thông tin thể hiện vai trò từ kết quả phân tích thông điệp truyền thông, so với ý kiến của cán bộ truyền thông; 2. Chất lượng nội dung, hình thức thể hiện, ưu điểm, hạn chế của vai trò; 3. Ý kiến đánh giá của công chúng về hiệu quả và việc thể hiện các vai trò. * Biến can thiệp: - Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC); hệ thống chính sách về TTĐC, về quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. - Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương: chuẩn mực xã hội; phong tục tập quán; trình độ dân trí; các hoạt động truyền thông khác về quyền trẻ em… 6. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Điểm mới của đề tài Thứ nhất, về khách thể nghiên cứu: Đây là nghiên cứu đầu tiên về vai trò của TTĐC trong việc thực hiện quyền trẻ em thông qua bốn loại hình báo chí và
- 11 kênh truyền thanh cấp huyện. Trên cơ sở phân tích thực trạng, các nhân tố tác động, dự báo xu hướng biến đổi vai trò, đề tài đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, góp phần thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em trên thực tế. Thứ hai, về cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Đề tài sử dụng lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson, thuyết kiến tạo xã hội của Peter L. Berger, lý thuyết trung gian về vai trò - tập hợp của R.Merton và tiếp cận dựa trên quyền của trẻ em cùng với phương pháp phân tích nội dung thông điệp truyền thông để có được một bức tranh toàn diện về vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay. 6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: Đề tài ứng dụng và góp phần kiểm chứng, phát triển lý thuyết, phương pháp nghiên cứu xã hội học TTĐC và thuyết kiến tạo xã hội. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về vai trò xã hội của TTĐC. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cho thấy bức tranh vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, hình ảnh trẻ em trên TTĐC và ý kiến đánh giá của công chúng. Luận án khẳng định vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em và sự cần thiết phải tăng cường vai trò của TTĐC trong tiến trình thực hiện quyền trẻ em. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích với ngành Thông tin - Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Tuyên giáo tỉnh Bình Phước và cả nước trên lĩnh vực quản lý, định hướng tuyên truyền về quyền trẻ em cho các cơ quan TTĐC. Đây cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho các giảng viên, học viên trong nghiên cứu, giảng dạy xã hội học TTĐC ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung chính của luận án được chia thành 4 chương, 9 tiết.
- 12 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Hướng nghiên cứu lý luận về vai trò của truyền thông đại chúng Từ đầu thế kỷ XX, với việc phát minh ra vô tuyến điện và sự ra đời của đài phát thanh chi phối đời sống tinh thần của xã hội hiện đại, TTĐC đã trở thành đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Năm 1910, M. Weber luận chứng về mặt phương pháp luận cho sự cần thiết của môn xã hội học báo chí, bản thân ông cũng là một ký giả chính trị rất nổi tiếng vạch ra các vấn đề nghiên cứu như hướng vào các tập đoàn, các tầng lớp xã hội khác nhau; phân tích các yêu cầu của xã hội đối với nhà báo; coi trọng phương pháp phân tích báo chí; phân tích hiệu quả báo chí đối với việc xây dựng con người [83, tr.4]. Các nhà xã hội học lý giải vai trò của TTĐC bằng các quan điểm chức năng luận. R.Merton bàn về chức năng công khai, chức năng tiềm ẩn và hiệu quả thực sự của TTĐC. Lasswell bàn về chức năng kiểm soát môi trường xã hội; liên kết các bộ phận của xã hội với nhau; truyền tải di sản xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Charles Wright bổ sung thêm chức năng giải trí. Daniel Lerner cho rằng, một trong những điều kiện và đặc điểm của quá trình chuyển đổi từ các xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại chính là sự chuyển tiếp từ truyền thông miệng sang TTĐC [112]. Nhà chính trị học, xã hội học người Đức Elisabeth Noelle Neumann (1916-2010) đề nghị, phải xem xét vai trò của TTĐC như một vấn đề quan trọng, ngang tầm với các vấn đề như bảo vệ môi trường và bùng nổ dân số. Bà khẳng định, ngoài việc ngủ và làm việc, với những gì TTĐC mang lại, con người gần như không còn thời gian trống [191, tr.51-52]. Douglas M.McLeod và James K.Hertog khẳng định, TTĐC đóng một vai trò quan trọng như một công cụ kiểm soát xã hội [191, tr.309]. Các nhà xã hội học khác quan tâm đến chức năng cảnh báo; chức năng đáp ứng nhu cầu thực tế hàng ngày của người dân trong xã hội; chức năng nâng cao một hình ảnh xã hội, hay hợp thức hóa một vị trí xã hội; chức năng củng cố sự kiểm soát của xã hội qua áp lực của dư luận xã hội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
27 p | 208 | 29
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Xã hội học: Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân nông thôn tại y tế cơ sở (nghiên cứu hai xã Tân Quý tây và Hưng Long, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh)
18 p | 166 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
175 p | 87 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc
163 p | 64 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nghiên cứu tại tỉnh Tiền Giang)
198 p | 23 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội)
200 p | 33 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội
172 p | 41 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam
233 p | 35 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
207 p | 40 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội
179 p | 42 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
238 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Mâu thuẫn giữa học sinh Trung học phổ thông và cha mẹ trong giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)
204 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
188 p | 19 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội
26 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
27 p | 14 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
25 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn