intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

35
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Xã hội học "Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội)" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan nghiên cứu về quan hệ lao động của một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam; Cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay; Thực trạng về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội; Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội)

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM VĂN TÙNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) Ngành: Xã hội học Mã số: 9 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN MAI HÀ NỘI - 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Văn Tùng
  3. LỜI CẢM ƠN - Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, lãnh đạo các Phòng, Ban chuyên môn của Học viện Khoa học xã hội nói chung, Khoa Xã hội học thuộc Học viện nói riêng luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu tại Học viện. - Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân Mai, người Thày đã tận tâm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. - Tôi xinh trân trọng cảm ơn Thường trực Đoàn Chủ tịch, lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã quan tâm, tạo điều kiện về thời gian để tôi yên tâm học tập, công tác. - Tôi cũng trân trọng cảm ơn sâu sắc đến chính quyền, ban ngành, đoàn thể và nhân dân các địa phương nơi tôi tiến hành khảo sát, Ban Thường vụ Công đoàn các Khu công nghiệp, Khu chế xuất thành phố Hà Nội, người sử dụng lao động, người lao động, cán bộ Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội đã giúp đỡ tôi khảo sát thực tế. - Tôi xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và các thành viên trong gia đình luôn ủng hộ, động viên, khích lệ tôi thực hiện luận án này. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Văn Tùng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ........... 12 1.1. Nghiên cứu về quan hệ lao động tại mội số quốc gia trên thế giới ........................ 12 1.2. Nghiên cứu về quan hệ lao động tại Việt Nam ...................................................... 22 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................................................... 27 2.1. Quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước và vai trò của tổ chức Công đoàn về xây dựng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ........................................................................................... 27 2.1.1. Quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước ............................................. 27 2.1.2. Vai trò của tổ chức công đoàn ....................................................................... 30 2.2. Một số khái niệm có liên quan ............................................................................. 31 2.2.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài....................................................... 31 2.2.2. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài................. 33 2.2.3. Người lao động, Người sử dụng lao động và tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ............................................................................ 35 2.2.4. Hợp đồng lao động, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể........... 40 2.2.5. Đối thoại tại nơi làm việc, tranh chấp lao động ............................................ 42 2.2.6. Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và phúc lợi xã hội .................................... 44 2.2.7. Hài hoà, ổn định, tiến bộ và các chỉ số đánh giá cơ bản về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .................................................. 47 2.3. Một số lý thuyết vận dụng vào nghiên cứu......................................................... 49 2.3.1. Lý thuyết xung đột ........................................................................................ 49 2.3.2. Lý thuyết cấu trúc chức năng ........................................................................ 52 2.3.3. Lý thuyết lựa chọn hợp lý ............................................................................. 54 2.4. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 58 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 60
  5. Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG, HÀ NỘI ........................................................................................... 62 3.1. Quan hệ lao động trong lĩnh vực tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động tại doanh nghiệp .......................................................................................................... 62 3.1.1. Tuyển dụng lao động ..................................................................................... 62 3.1.2. Ký kết hợp đồng lao động ............................................................................. 65 3.2. Quan hệ lao động trong lĩnh vực việc làm, thời gian làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động tại các doanh nghiệp ................................................. 75 3.2.1. Về việc làm của người lao động .................................................................... 75 3.2.2. Thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi .......................................................... 79 3.3. Quan hệ lao động trong lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng và thực hiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp ............................................... 83 3.3.1. Tiền lương, tiền thưởng cho người lao động ................................................. 83 3.3.2. Chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động .......................................... 90 3.4. Quan hệ lao động trong lĩnh vực đối thoại, thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể .................................................................................................... 94 3.4.1. Đối thoại tại nơi làm việc .............................................................................. 94 3.4.2. Thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể ...................................... 99 3.5. Quan hệ lao động trong lĩnh vực bảo đảm môi trường, điều kiện làm việc và giải quyết tranh chấp lao động tại doanh nghiệp .............................................. 102 3.5.1. Môi trường, điều kiện làm việc của người lao động ................................... 102 3.5.2. Giải quyết tranh chấp lao động ................................................................... 106 3.6. Một số chỉ báo đánh giá cơ bản về quan hệ lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội................................. 110 3.6.1. Sự thoả mãn về nhu cầu việc làm của người lao động ................................ 110 3.6.2. Sự thoả mãn về động cơ kinh tế của người lao động .................................. 112 3.6.3. Sự thỏa mãn về nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần ............................... 114 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 116
  6. Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG, HÀ NỘI ................................................. 118 4.1. Nhóm yếu tố thuộc về chính sách, pháp luật và tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thị trường lao động tại địa bàn nghiên cứu .......................................... 118 4.1.1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước ........................................................... 118 4.1.2. Tình hình an ninh, chính trị và sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội tác động đến doanh nghiệp ............................................................................. 122 4.1.3. Thị trường lao động có ảnh hưởng đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp .................................................................................................................... 125 4.2. Nhóm yếu tố thuộc về các chủ thể trong quan hệ lao động tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội ..................................................................................... 128 4.2.1. Đặc điểm của người sử dụng lao động ........................................................ 128 4.2.2. Đặc điểm của người lao động trong doanh nghiệp ..................................... 136 4.2.3. Vai trò của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp ......................................... 161 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 165 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 166 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CĐCS Công đoàn cơ sở CSAT Chỉ số hài lòng ĐTNN Đầu tư nước ngoài ĐTTNLV Đối thoại tại nơi làm việc ĐTXH Đối thoại xã hội HĐLĐ Hợp đồng lao động KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KCNC Khu công nghệ cao KTXH Kinh tế - xã hội LĐLĐ Liên đoàn Lao động NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động NSLĐ Năng suất lao động NCS Nghiên cứu sinh QHLĐ Quan hệ lao động PCCN Phòng chống cháy nổ SXKD Sản xuất kinh doanh TLTT Thương lượng tập thể TƯLĐTT Thoả ước lao động tập thể TCLĐ Tranh chấp lao động TNXH Trách nhiệm xã hội UBND Uỷ ban Nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Lực lượng lao động trong các Khu công nghiệp, .............................. 59 Bảng 3.1: Ưu tiên trong tuyển dụng lao động phân theo ngành nghề ............................... 64 Bảng 3.2: Loại hình hợp đồng lao động được ký kết trong các doanh nghiệp ... 67 Bảng 3.3: Tương quan giữa loại hình hợp đồng lao động được ký kết theo quy mô lao động ..................................................................................................... 69 Bảng 3.4: Tương quan giữa nội dung được quy định trong hợp đồng lao động được ký kết ...................................................................................................... 71 Bảng 3.5: Tương quan giữa làm đúng công việc được quy định trong hợp đồng lao động .................................................................................................. 76 Bảng 3.6: Tình trạng việc làm của người lao động tại doanh nghiệp ................ 78 Bảng 3.7: So sánh về thời gian làm việc giữa các ngành nghề sản xuất ............ 80 Bảng 3.8: Tần xuất sử dụng thời gian rảnh rỗi của người lao động .................. 83 Bảng 3.9: Tiền lương của người lao động trong các doanh nghiệp ................... 84 Bảng 3.10: Đánh giá của của người lao động về thực hiện chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp .......................................................................... 86 Bảng 3.11: Bất bình đẳng trong các khoản thu nhập ngoài lương ..................... 88 Bảng 3.12: Bất bình đẳng về tham gia các loại hình bảo hiểm ......................... 91 Bảng 3.13: Những khó khăn của người lao động khi thực hiện Bảo hiểm xã hội .................................................................................................................... 92 Bảng 3.14: Công đoàn cơ sở hướng dẫn người lao động tham gia .................... 93 Bảng 3.15: Tương quan giữa nội dung doanh nghiệp thương lượng ................. 100 Bảng 3.16: Hoạt động thương lượng và ký kết Thoả ước lao động tập thể ....... 101 Bảng 3. 17 Mức độ nhận xét của người lao động về điều kiện làm việc ........... 104 Bảng 3.18: Nhận xét của người lao động về máy móc, trang thiết bị ................ 105 Bảng 3.19: Những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động trong doanh nghiệp phân theo ngành nghề sản xuất ............................................................. 108 Bảng 3.20: Đánh giá về sự ổn định của việc làm tại doanh nghiệp ................... 111
  9. Bảng 3.21: Đánh giá về thời gian làm việc tại doanh nghiệp ............................ 111 Bảng 3.22: Đánh giá về môi trường, điều kiện làm việc ................................... 112 Bảng 3.23: Đánh giá về tiền lương tương xứng với kết quả làm việc ............... 113 Bảng 3.24: Đánh giá về cách thức trả lương của doanh nghiệp ........................ 113 Bảng 3.25: Đánh giá về hoạt động văn hóa, thể thao, thăm quan, nghỉ mát ...... 114 Bảng 3.26: Điểm số bình quân của các chỉ báo ................................................ 115 Bảng 4.1: Quy mô lao động trong các doanh nghiệp .............................................. 128 Bảng 4.2: Kiểm định tương quan giữa quy mô lao động ........................................ 129 Bảng 4.3: Kiểm định tương quan giữa quy mô lao động ........................................ 131 Bảng 4.4: Kiểm định tương quan giữa yếu tố ngành nghề với sự gắn kết làm việc lâu dài tại doanh nghiệp của người lao động .......................................................... 131 Bảng 4.5: Mức độ hài lòng của người lao động về công việc tại doanh nghiệp ..... 133 Bảng 4.6: Kiểm định tương quan giữa yếu tố quốc tịch của người quản lý ........... 134 Bảng 4.7: Giới tính của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp ............ 138 Bảng 4.8: Kiểm định tương quan giữa giới tính của người lao động ..................... 139 Bảng 4.9: Tương quan giữa giới tính người lao động với việc thăm hỏi, .............. 140 Bảng 4.10: Tương quan giữa các nhóm tuổi của người lao động ........................... 142 Bảng 4.11: Kiểm định tương quan giữa nhóm tuổi ................................................ 143 Bảng 4.12: Tương quan giữa yếu tố thâm niên làm việc ........................................ 145 Bảng 4.13: Kiểm định tương quan giữa thâm niên ................................................. 146 Bảng 4.14: Mối quan hệ giữa vị trí việc làm .......................................................... 148 Bảng 4.15: Mối liên hệ giữa trình độ chuyên môn của người lao động ................. 149 Bảng 4.16: Kiểm định tương quan giữa trình độ chuyên môn................................ 150 Bảng 4.17: Tương quan giữa yếu tố tiền lương với sự hài lòng ............................. 153 Bảng 4.18: Kiểm định tương quan giữa việc thực hiện chế độ phúc lợi ................ 156 Bảng 4.19: Kiểm định tương quan giữa yếu tố môi trường làm việc ..................... 159 Bảng 4.20: Tương quan giữa mức độ hài lòng với cán bộ công đoàn .................... 164
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa thực hiện đúng công việc được ký kết ................... 73 Biểu đồ 3.2: Hoạt động hỗ trợ người lao động ký kết hợp đồng lao động ............. 74 Biểu đồ 3.3: Đánh giá của người lao động về làm thêm giờ................................... 81 Biểu đồ 3.4: Chất lượng các cuộc đối thoại tại doanh nghiệp ................................ 95 Biểu đồ 3.5: Các hình thức niêm yết công khai biên bản cuộc đối thoại ............... 96 Biểu đồ 3.6: Công đoàn cơ sở tham gia tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp .......... 98 Biểu đồ 4.1: Lực lượng lao động các quý năm 2020 và 2021 của Hà Nội ............. 125 Biểu đồ 4.2: Sự hài lòng với công việc tại doanh nghiệp ....................................... 139 Biểu đồ 4.3: Mối quan hệ giữa yếu tố thu nhập ...................................................... 155
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cách đây gần 40 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hoá, đến khoa học, giáo dục, y tế…Cùng với đó, Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài. Đây được xem là một trong những quyết định lịch sử, mang tính mở đường cho dòng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào Việt Nam. Từ “dự án đầu tiên được cấp phép năm 1988 cho liên doanh giữa Công ty Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu và Công ty Hochimex của Hong Kong, với tổng số vốn đầu tư khi đó chỉ hơn 2 triệu USD” [82]. Đến “ngày 20/3/2022, cả nước đã thu hút được gần 40 nghìn dự án ĐTNN, với tổng số vốn khoảng 340 tỷ USD [15]. Trong đó, “đứng đầu là Hàn Quốc, với 8.950 dự án, tổng vốn đăng ký là 70.442,3 triệu USD; xếp sau là Nhật Bản, với 4.641 dự án, tổng vốn đăng ký là 60.577,1 triệu USD; tiếp đến là Singapore, với 2.630 dự án, tổng vốn đăng ký là 56.855,3 triệu USD; Đài Loan, với 2.794 dự án, tổng vốn đăng ký là 35.742,0 triệu USD; Hong Kong, với 1.940 dự án, tổng vốn đăng ký là 25.986,8 triệu USD; Trung Quốc, với 3.134 dự án, tổng vốn đăng ký là 18.633,0 triệu USD; Hoa Kỳ, với 1.082 dự án, tổng vốn đăng ký là 9.420,1 triệu USD…” [106]. Sự gia tăng nhanh chóng của dòng vốn ĐTNN đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, “thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Nhiều tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn với công nghệ hiện đại đầu tư vào Việt Nam” [8], đóng góp tích cực phát triển một số ngành kỹ thuật quan trọng như dầu khí, công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giao thông, vận tải, xây dựng…Đây cũng chính là cơ sở để hình thành nên các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (KKT), khu công nghệ cao (KCNC) tập trung, thu hút hàng triệu người lao động (NLĐ) đến làm việc, đóng vai trò to lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thúc đẩy hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định “kinh tế có vốn ĐTNN là bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta” [34]. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, tình hình quan hệ lao động (QHLĐ) trong khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Một số nơi, người sử dụng lao động (NSDLĐ) chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động, chưa quan tâm đúng mức đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, nhất là vi phạm về chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), chế độ tiền lương, tiền thưởng, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động 1
  12. (ATVSLĐ)…“Tình trạng lao động bị thất nghiệp do doanh nghiệp phá sản, sắp xếp cắt giảm lao động, sa thải trái pháp luật hoặc do NLĐ không đáp ứng yêu cầu về sức khoẻ, trình độ và kỹ năng lao động, công nhân thay đổi việc làm, thay đổi chỗ ở, việc di chuyển giữa các vùng miền còn xảy ra” [36]. Điều kiện vật chất, tinh thần của NLĐ tại nhiều KCN, KCX, KCNC vẫn còn khó khăn, thiếu thốn. Năng lực đối thoại, thương lượng, đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ của công đoàn cơ sở (CĐCS) ở một số nơi còn hạn chế, yếu kém. Vấn đề tranh chấp lao động (TCLĐ), các cuộc đình công đã xảy ra tại một số địa phương, có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, chưa được kiểm soát, gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống, việc làm của chính những NLĐ và môi trường đầu tư tại Việt Nam. Với lợi thế là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá, khoa học, giáo dục của cả nước, lại nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, hệ thống giao thông thuận lợi đã giúp thủ đô Hà Nội trở thành một trong những địa phương hấp dẫn, điểm đến của nhiều nhà đầu tư từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới. Theo báo cáo của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, kể từ sau khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987, đến nay thu hút vốn ĐTNN của Hà Nội đạt khoảng 67.811,7 triệu USD, trong đó có 7.619 dự án cấp mới, với vốn đăng ký là 35.378,6 triệu USD; 1.851 lượt dự án tăng vốn, với số vốn đăng ký tăng thêm là 10.841,24 triệu USD; 4.370 lượt góp vốn, mua cổ phần với giá trị góp vốn là 21.591,9 triệu USD...[18]. Giai đoạn 2016 - 2019, thành phố Hà Nội chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong thu hút vốn ĐTNN với 26,5 tỷ USD và là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn ĐTNN trong 2 năm 2018 - 2019. Các năm 2020 và năm 2021 mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn của dịch bệnh Covid - 19, nhưng Hà Nội vẫn là một trong số địa phương thu hút vốn ĐTNN nhiều nhất. Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2022, thu hút vốn ĐTNN của Hà Nội đã đạt 979,7 triệu USD, trong đó có 201 dự án mới với tổng vốn đầu tư là 130,54 triệu USD; 109 lượt tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 375,7 triệu USD và 242 lượt góp vốn với số vốn góp là 473,5 triệu USD [121]. Hiện thành phố Hà nội có 10 KCN, KCX, KCNC được xây dựng và đi vào hoạt động, với diện tích trên 2.171 ha, thu hút khoảng 667 dự án, trong đó có 346 dự án ĐTNN, vốn đăng ký trên 6,2 tỷ USD và 321 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký trên 15.300 tỷ đồng. Kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp trong các KCN và KCX, KCNC đạt doanh thu khoảng 5.699 triệu USD, nộp ngân sách cho thành phố là 174 triệu USD. Các KCN, KCX, KCNC của thành phố Hà Nội đã tạo việc làm cho khoảng 160 nghìn lao động, với thu nhập bình quân từ 5 triệu đến trên 5,5 triệu đồng/người/tháng [18]. Nghiên cứu về QHLĐ tại Việt Nam là việc làm rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Chính vì 2
  13. vậy, NCS đã lựa chọn chủ đề "Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng, chỉ ra các yếu tố tác động đến QHLĐ trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị hàm ý về chính sách đối với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, tổ chức Công đoàn, NSDLĐ và NLĐ, góp phần xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu về QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. - Đánh giá và phân tích thực trạng về QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. - Đánh giá và phân tích các yếu tố tác động đến QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. - Đánh giá và phân tích vai trò của tổ chức CĐCS trong việc xây dựng QHLĐ hài hoà, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. - Đề xuất một số khuyến nghị hàm ý chính sách đối với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, tổ chức Công đoàn, NSDLĐ và NLĐ trong việc thực thi pháp luật, góp phần xây dựng QHLĐ hài hoà, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. 3.2. Khách thể nghiên cứu - NLĐ và NSDLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. - Cán bộ Công đoàn KCN, KCX thành phố Hà Nội và cán bộ CĐCS trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. 3.3. Phạm vi nghiên cứu * Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. * Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2019. 3
  14. * Về nội dung: Do lĩnh vực QHLĐ rộng, nên luận án này đặt trọng tâm vào đánh giá về thực trạng QHLĐ thông qua các lĩnh vực, đó là: (i) Tuyển dụng và ký kết HĐLĐ; (ii) Thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của NLĐ; (iii) Tiền lương, tiền thưởng và thực hiện chính sách BHXH; (iv) Đối thoại, thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT); (v) Bảo đảm môi trường, điều kiện làm việc; (vi) Giải quyết TCLĐ và đình công; (vii) Vai trò của CĐCS tại doanh nghiệp. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QHLĐ, đó là: (i) hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), thị trường lao động; (ii) đặc điểm của NSDLĐ (quy mô lao động, tính chất ngành nghề, năng lực của người quản lý); đặc điểm của NLĐ (giới tính, độ tuổi, thâm niên, trình độ, việc làm, thu nhập); (iii) vai trò của CĐCS thông qua hiệu quả tổ chức các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Đề xuất một số khuyến nghị hàm ý chính sách đối với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, tổ chức Công đoàn, Doanh nghiệp, NSDLĐ và NLĐ nhằm xây dựng QHLĐ hài hoà, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội hiện nay diễn ra như thế nào? - Những yếu tố nào tác động đến QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội? - Vai trò xây dựng QHLĐ hài hoà, ổn định và tiến bộ của CĐCS trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội được thể hiện như thế nào? - Xuất phát từ các yếu tố tác động có thể đề xuất những khuyến nghị giải pháp nào để xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Thực trạng QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội hiện nay cơ bản hài hòa, ổn định (về mặt lợi ích kinh tế, môi trường làm việc, văn hóa tinh thần) thông qua Chỉ số hài lòng (CSAT) của các bên, nhưng chưa đạt được trạng thái tiến bộ khi vẫn còn một bộ phận NLĐ chưa thực sự hài lòng, yên tâm, gắn bó làm việc lâu dài với doanh nghiêp. - Các yếu tố về thể chế (chính sách, pháp luật), tình hình an ninh, chính trị, sự phát triển KTXH, thị trường lao động và đặc điểm của NSDLĐ (quy mô lao động, ngành nghề sản xuất, năng lực người quản lý), bản thân NLĐ (giới tính, độ tuổi, thâm niên làm việc, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi xã hội, môi trường, điều kiện làm việc) có tác động đến QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. 4
  15. - Vai trò của CĐCS đã và đang được phát huy, thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, góp phần quan trọng trong việc xây dựng QHLĐ hài hoà, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật về lao động của các bên (cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức Công đoàn, NLĐ và NSDLĐ) là giải pháp quan trọng, góp phần xây dựng QHLĐ hài hoà, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. 5. Phương pháp nhiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích tài liệu Trước và trong khi thực hiện luận án, nghiên cứu sinh (NCS) đã tiến hành tổng quan, phân tích tài liệu, đó là các ấn phẩm của các tác giả trong và ngoài nước; các nguồn dữ liệu thống kê, báo cáo tình hình KTXH; các văn bản của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, trang thông tin điện tử có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đồng thời, thông qua phương pháp này, NCS học hỏi cách tiếp cận, vận dụng một số lý thuyết để phân tích, đánh giá thực trạng, tìm hiểu yếu tố tác động, đề xuất một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, tổ chức Công đoàn, NLĐ và NSDLĐ nhằm xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp có vố ĐTNN thời gian tới. Bên cạnh đó, sau khi phân tích tài liệu, NCS tìm ra những khoảng trống trong các nghiên cứu để bổ sung, góp phần nhận diện một cách đầy đủ, có hệ thống về QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Luận án sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi để điều tra, thu thập thông tin thực tế, phục vụ cho các yêu cầu nội dung của đề tài đặt ra. 5.2.1. Xây dựng bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế thành các nhóm vấn đề trên một số lĩnh vực của QHLĐ, bao gồm: (i) tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ); (ii) tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi xã hội; (iii) chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); (iv) đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT; (v) giải quyết TCLĐ; (vi) hoạt động của CĐCS tại doanh nghiệp. Thông tin chung của người trả lời được lựa chọn theo đặc điểm cơ bản như: (i) giới tính; (ii) độ tuổi; (ii) thâm niên làm việc; (iv) thành phần xuất thân; (v) trình độ học vấn; (vi) vị trí làm việc; (vii) thu nhập. Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 05 mức độ (hài lòng/đồng ý) tăng dần tương ứng với từng câu hỏi, nhằm nghiên cứu, đo lường về QHLĐ thông qua ý kiến của trả lời của đối tượng được điều tra. 5
  16. 5.2.2. Xác định cỡ mẫu Số lượng mẫu khảo sát được xác định dựa trên cơ sở số lượng tổng thể các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và số lượng NLĐ đang làm việc tại KCN Thăng Long, Hà Nội, theo công thức: Trong đó: n là số lượng mẫu cần khảo sát N là số mẫu tổng thể e là sai số tiêu chuẩn Vào thời điểm khảo sát năm 2019, tại KCN Thăng Long, Hà Nội có khoảng 62.500 NLĐ đang làm việc trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Với độ chính xác là 95%, sai số tiêu chuẩn là + - 5%, cỡ mẫu điều tra của luận án là: Như vậy, trên tổng số 62.500 NLĐ, sai số tiêu chuẩn bằng + - 5% và độ tin cậy là 95%, cỡ mẫu của luận án chỉ cần 397 là đã đảm bảo độ tin cậy. Nhưng trên thực tế, NCS đã tiến hành khảo sát 450 NLĐ đang làm việc trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. 5.2.3. Tiến hành điều tra Do không có điều kiện tiếp xúc NLĐ tại các doanh nghiệp trong giờ làm việc, nên NCS phải tiến hành khảo sát tại nơi ở của họ trong các khu nhà trọ. Trên cơ sở đó, NCS đã lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để tiến hành chọn mẫu điều tra, khảo sát cho thuận tiện trong quá trình nghiên cứu của mình. Trước khi tiến hành, NCS đã báo cáo và được Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam giới thiệu chính quyền, ban ngành, đoàn thể địa phương có đông NLĐ thuê trọ quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để NCS thực hiện khảo sát. Qua phân tích số liệu, hầu hết NLĐ đang làm việc tại KCN Thăng Long, Hà Nội thuê trọ tại 05 xã thuộc huyện Đông Anh của thành phố Hà Nội, bao gồm: (1) Xã Kim Chung; (2) Xã Đại Mạch; (3) Xã Võng La; (4) Xã Hải Bối. Đây là các xã gần KCN, thuận tiện cho việc di chuyển, nên được NLĐ lựa chọn. Bước 1: Tại mỗi xã, NCS rà soát, lập danh sách các hộ dân theo quy mô (số người thuê trọ) thành tổng thể chung của mẫu (khung mẫu), sau đó đánh số thứ tự cho từng hộ dân, mỗi hộ dân là 01 khối.. Bước 2: Khi đã có danh sách tổng thể, NCS tiến hành rút thăm ngẫu nhiên ra các khối để tiến hành điều tra. Bước 3: Tại mỗi khối, NCS lại lập danh sách tất cả những NLĐ đang thuê trọ, sau đó đánh số thứ tự cho từng NLĐ và tiến hành rút thăm ngẫu nhiên (theo tỷ lệ quy ước trước) ra số NLĐ trong khối đó để tham gia mẫu khảo sát. 6
  17. Bước 4: Sau khi có danh sách mẫu khảo sát, NCS mới bắt đầu tiến hành thu thập thông tin, nếu NLĐ có vấn đề gì chưa rõ, NCS hướng dẫn, giải đáp. Với các bước như trên, NCS đã lựa chọn và điều tra, khảo sát được 450 NLĐ tham gia trả lời bảng hỏi. Bước 5: Sau khi cuộc khảo sát kết thúc, các bảng hỏi được kiểm tra, mã hoá làm sạch rồi nhập dữ liệu và xử lý trên máy tính qua phần mềm SPSS. 5.2.4. Kết quả điều tra Trong tổng số 450 bảng hỏi thu về, qua phân tích số liệu, chỉ có 437 bảng hỏi đạt yêu cầu, số liệu mô tả dưới đây: 5.2.4.1. Đặc điểm của người sử dụng lao động Về yếu tố nghành nghề: Có 55,6% người trả lời cho biết mình đang làm việc trong các doanh nghiệp “Sản xuất sản phẩm điện tử, điện lạnh, quang học, máy tính và máy in” (Điện tử); 19,5% đang làm việc trong các doanh nghiệp “Sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí, phụ tùng ô tô, xe máy và dây cáp điện” (Cơ khí); 24,9% đang làm việc trong các doanh nghiệp “Sản xuất, in ấn bao bì, thiết bị vệ sinh, tư vấn, văn phòng phẩm và sản phẩm khác” (Dịch vụ). Về yếu tố quy mô: Có 19,2% NLĐ cho biết mình đang làm việc tại các doanh nghiệp có quy mô dưới 1000 lao động; 29,5% doanh nghiệp có quy mô từ 1000 đến dưới 3000 lao động; 51,2% doanh nghiệp có quy mô trên 3000 lao động. 5.2.4.2. Đặc điểm của người lao động Về yếu tố giới tính: Tỷ lệ NLĐ đang làm việc trong các doanh nghiệp NLĐ nữ nhiều hơn NLĐ nam (58,1% so với 41,9%). Về yếu tố độ tuổi: Tỷ lệ NLĐ đang làm việc trong các doanh nghiệp dưới 25 tuổi, chiếm 42,3%; từ 25 đến 30 tuổi, chiếm 45,3%; trên 30 tuổi, chiếm 12,4%. Về yếu tố thâm niên làm việc: Tỷ lệ NLĐ đang làm việc trong các doanh nghiệp có thâm niên làm việc dưới 2 năm, chiếm 18,8%; từ 2 đến 5 năm, chiếm 51,3%; từ 6 đến 10 năm, chiếm 24,3%; trên 10 năm, chiếm 5,7%. Về yếu tố trình độ chuyên môn: Tỷ lệ NLĐ đang làm việc trong các doanh nghiệp chưa qua đào tạo nghề, chiếm 41,9%; bồi dưỡng ngắn hạn, chiếm 26,8%; đào tạo sơ và trung cấp, chiếm 19,2%; cao đẳng trở lên, chiếm 12,2%. Về yếu tố vị trí việc làm: Tỷ lệ NLĐ đang làm việc trong các doanh nghiệp là nhân viên hành chính, chiếm 7,8%; công nhân trực tiếp tại các dây chuyền, phân xưởng chiếm 89,5%; làm công việc giản đơn khác, chiếm 2,8%. Về yếu tố thu nhập: Tỷ lệ NLĐ đang làm việc trong các doanh nghiệp có có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng, chiếm 10,6%; từ 5 đến 7 triệu/tháng, chiếm 60,8%; từ 7 đến 9 triệu/tháng, chiếm 21,7%; trên 9 triệu/tháng, chiếm 6,9%. 7
  18. 5.3. Phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) Ngoài khảo sát thông qua các bảng hỏi, NCS còn sử dụng các cuộc phỏng vấn sâu của ba nhóm đối tượng là NLĐ, NSDLĐ và cán bộ CĐCS trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội nhằm mục đích thu thập thêm thông tin chuyên sâu, đa chiều về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến QHLĐ trong KCN này. Đây là nguồn dữ liệu quan trọng, giúp cho kết quả nghiên cứu của NCS được khách quan, khoa học, trung thực. Tương tự như hình thức khảo sát bằng bảng hỏi, NCS sử dụng Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn mẫu phỏng vấn sâu, gồm: Bước 1: Trên cơ sở số liệu do Công đoàn các KCN, KCX Hà Nội cung cấp, NCS lập danh sách theo số thứ tự tên các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. Bước 2: Sau khi đã có danh sách tên các doanh nghiệp, NCS lựa chọn ngẫu nhiên (rút thăm) để chọn ra đơn vị vào tổng thể chung của mẫu. Bước 3: Tại mỗi doanh nghiệp được lựa chọn, NCS tiếp tục lập danh sách thứ tự người quản lý, cán bộ CĐCS để lựa chọn ngẫu nhiên ra các đối tượng phỏng vấn sâu, như sau: - Người quản lý doanh nghiệp: 02 người - Người lao động tại doanh nghiệp: 10 người - Cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp: 03 người - Cán bộ Công đoàn cấp trên: 01 người Ngoài ra, trong quá trình khảo sát, NCS còn sử dụng phương pháp quan sát và ghi chép tại thực địa nhằm củng cố kết quả nghiên cứu của mình. 8
  19. 6. Khung phân tích Thể chế và tình hình KTXH, Đặc điểm của NSDLĐ và NLĐ trong Vai trò của CĐCS trong các doanh thị trường lao động các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nghiệp có vốn ĐTNN QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội Tuyển dụng Việc làm, thời Tiền lương, tiền Đối thoại, Môi trường, Gải quyết tranh và ký kết gian làm việc, thưởng và thực thương lượng điều kiện làm chấp lao động HĐLĐ thời giờ nghỉ hiện chính sách và ký kết việc của NLĐ ngơi BHXH TƯLĐTT Hài hoà, ổn định và tiến bộ 9
  20. 7. Đóng góp mới của luận án - Luận án đã hệ thống hoá khung phân tích về QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN với các yếu tố tác động như: Thể chế và tình hình KTXH, thị trường lao động; đặc điểm NLĐ và NSDLĐ, vai trò của tổ chức CĐCS có ảnh hưởng đến QHLĐ. Đồng thời, mô tả một số lĩnh vực và trạng thái của QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. - Luận án đã nhận xét, phân tích về đặc điểm của NLĐ, NSDLĐ và các yếu tố tác động đến QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. Đây là điểm khác biệt so với các nghiên cứu đi trước khi các nghiên cứu này mới chỉ tập trung phân tích, đánh giá chung về QHLĐ mà chưa có nghiên cứu nào chỉ ra cụ thể đặc điểm, các yếu tố nội tại thuộc về NLĐ, NSDLĐ ảnh hưởng đến QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. - Luận án sử dụng phương pháp thống kê để phân tích, nhận định về thực trạng của QHLĐ thông qua mức độ hài lòng của NLĐ để đo lường sự gắn kết giữa họ với NSDLĐ. Xác định các yếu tố liên quan đến đặc điểm của NSDLĐ và bản thân NLĐ, vai trò của tổ chức CĐCS có ảnh hưởng đến QHLĐ. - Luận án xây dựng bộ Chỉ số CSAT để đánh giá cơ bản về thực trạng của QHLĐ tại doanh nghiệp đạt trạng thái nào? Giúp các doanh nghiệp, Ban quản lý KCN, tổ chức Công đoàn, nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý có thể sử dụng như công cụ đánh giá định kỳ về QHLĐ phục vụ cho công tác thực thi, điều chỉnh chính sách pháp luật hay quản trị doanh nghiệp, KCN, địa phương… 8. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 8.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá thực trạng, xác định một số yếu tố tác động đến QHLĐ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại KCN Thăng Long, Hà Nội. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực đầu tư, an sinh xã hội, quản lý xã hội, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn, công tác nghiên cứu lý luận, giảng dạy khoa học xã hội. Đề xuất một số giải pháp phù hợp với thực tiễn, góp phần xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2