Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc
lượt xem 15
download
Luận án Tiến sĩ Xã hội học "Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc" trình bày việc xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc; Nhận diện quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc; Phân tích điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm của người phụ nữ ở các nhóm xã hội khác nhau về hạnh phúc;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY VỀ HẠNH PHÚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2019
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY VỀ HẠNH PHÚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC Mã số: 62 31 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lê Ngọc Văn 2. TS. Hà Việt Hùng Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Bùi Thị Hương Trầm
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 20 1.1. Đôi nét về nguồn tài liệu ................................................................. 20 1.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu hạnh phúc ............................................ 25 1.3. Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc ................................... 29 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc 36 1.5. Kinh nghiệm và định hướng nghiên cứu của luận án ..................... 44 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ................... 52 2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................... 52 2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 64 Chương 3: QUAN NIỆM CHUNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VỀ HẠNH PHÚC .. 79 3.1. Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên .... 79 3.2. Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực gia đình - xã hội .................. 81 3.3. Quan niệm hạnh phúc trong đời sống cá nhân ................................ 84 3.4. Ưu tiên lựa chọn lĩnh vực trong quan niệm về hạnh phúc .............. 86 Chương 4: ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN VÀ QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VỀ HẠNH PHÚC ........................................................................................... 95 4.1. Khu vực sống và quan niệm hạnh phúc .......................................... 95 4.2. Nhóm tuổi và quan niệm hạnh phúc ............................................... 97 4.3. Tôn giáo và quan niệm hạnh phúc ................................................ 100 4.4. Dân tộc và quan niệm hạnh phúc .................................................. 103 4.5. Mức sống và quan niệm hạnh phúc .............................................. 108 Chương 5: ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN VÀ QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VỀ HẠNH PHÚC .......................................................................................... 113 5.1. Tình trạng hôn nhân và quan niệm hạnh phúc .............................. 113 5.2. Độ dài hôn nhân và quan niệm hạnh phúc .................................... 118 5.3. Đặc điểm hôn nhân, đặc điểm cá nhân và quan niệm hạnh phúc .. 129 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 137 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ....... 144 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 146 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 157
- DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1: Thông tin người trả lời 14 Bảng 2: Phân bố mẫu phỏng vấn sâu 17 Bảng 3.1:Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự 79 nhiên xếp theo thứ tự ưu tiên của người trả lời Bảng 3.2: Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực gia đình - xã hội xếp 82 theo thứ tự ưu tiên của người trả lời Bảng 3.3: Quan niệm hạnh phúc trong đời sống cá nhân xếp theo thứ 84 tự ưu tiên của người trả lời Bảng 4.1: Quan niệm hạnh phúc theo nhóm nông thôn - đô thị 96 Bảng 4.2: Quan niệm về hạnh phúc theo nhóm tuổi 98 Bảng 4.3: Quan niệm về hạnh phúc theo nhóm tôn giáo 101 Bảng 4.4: Quan niệm về hạnh phúc theo dân tộc 105 Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân 114 Bảng 5.2: Quan niệm hạnh phúc theo độ dài hôn nhân 119 Bảng 5.3: Tác động của các yếu tố tới quan niệm hạnh phúc trong lĩnh 127 vực kinh tế - môi trường tự nhiên Bảng 5.4: Tác động của các yếu tố tới quan niệm hạnh phúc trong lĩnh 130 vực gia đình - xã hội Bảng 5.5: Tác động của các yếu tố tới quan niệm hạnh phúc trong lĩnh 132 vực đời sống cá nhân
- DANH MỤC BIỂU Trang Biểu 3.1: Ưu tiên lựa chọn lĩnh vực trong quan niệm về hạnh phúc 87 Biểu 3.2: Ưu tiên lựa chọn lĩnh vực trong quan niệm về hạnh phúc 92 chia theo giới tính Hộp: Quan niệm hạnh phúc thay đổi theo giai đoạn phát triển của gia đình 123
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn đề gì liên quan đến nhân loại mà không liên quan đến phụ nữ. Hạnh phúc không phải là một ngoại lệ. Ở Việt Nam và trên thế giới, từ trước đến nay mặc dù có rất ít công trình nghiên cứu riêng biệt liên quan đến quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc, nhưng đã có khá nhiều tranh luận. Đáng tiếc, những tranh luận đó lúc đầu phần lớn là ý kiến của đàn ông. Họ đưa ra và ấn định những giá trị, chuẩn mực khuôn mẫu ứng xử, vai trò đặc trưng cho phụ nữ và nam giới. Trải qua những thời kỳ lịch sử rất lâu dài của các hình thái kinh tế - xã hội tiền công nghiệp hóa, cho đến trước các cuộc cách mạng về công nghiệp, nữ tính và nam tính là điều không một ai nghi ngờ. Nó chi phối quan niệm về hạnh phúc gắn liền với phẩm chất giới tính mà xã hội gán cho họ. Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc chỉ thật sự thay đổi khi chính phụ nữ nhận thức lại về cái gọi là “nữ tính” của mình từ các làn sóng nữ quyền do phụ nữ khởi xướng, bắt đầu từ làn sóng nữ quyền thứ nhất cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, xuất hiện ở nước Anh và phát triển mạnh ở Mỹ, đến làn sóng nữ quyền thứ hai những năm 1960 - 1970 của thế kỷ XX, phát triển ở Anh, Mỹ sang các nước phương Tây, và làn sóng nữ quyền thứ ba bắt đầu từ những năm 1980 lan rộng ra toàn cầu. Kể từ đây, quan niệm về hạnh phúc trở thành cuộc tranh luận của hai giới chứ không còn là sự áp đặt của đàn ông. Có thể nhận thấy trong xã hội Việt Nam truyền thống, hạnh phúc từ quan niệm của người phụ nữ về căn bản hầu như không mang mầu sắc cá nhân mà gắn liền với hạnh phúc của gia đình, cộng đồng. Ngay cả những việc riêng tư liên quan trực tiếp đến đời sống cá nhân của mình như chuyện hôn nhân, người phụ nữ cũng tùy thuộc vào sự định đoạt của người khác. Nhà sử học Nguyễn Thừa Hỷ gọi đó là những cuộc hôn nhân “phi cá nhân”. Ông viết: 1
- “Đặc điểm cơ bản của hôn nhân trong xã hội Việt Nam truyền thống là tính chất phi cá nhân, nghĩa là không chỉ là việc riêng tư của hai người nam nữ tự nguyện đến với nhau trên cơ sở gắn bó tình cảm và giao kết xã hội. Đó là một công việc dân sự được dàn xếp “theo quy ước” của tập thể, có ý kiến và sự công nhận của cộng đồng (cha mẹ, gia đình, họ hàng, làng xóm)” [84, tr.162]. Chính vì không có quyền quyết định hạnh phúc của mình cho nên trong hôn nhân, người phụ nữ chỉ còn biết trông chờ vào sự may rủi và tin vào duyên số: “Thân em như tấm lụa đào/Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?; Thân em như giếng giữa đàng/Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”; Thân em như hạt mưa sa/Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày (Ca dao) [124, tr.223] Khi đã lấy chồng, người phụ nữ tiếp tục phụ thuộc vào chồng và gia đình nhà chồng. Họ quan niệm hạnh phúc gắn liền với việc thực hiện tốt nhất và đẩy đủ nhất vai trò, bổn phận của người vợ, người mẹ và người con dâu trong gia đình theo những chuẩn mực và mong đợi của người khác. Trong suốt cuộc đời của mình, phụ nữ là người lao động, người nội trợ, chăm sóc gia đình, hy sinh cho chồng con và gia đình nhà chồng. Hạnh phúc của họ là lấy chồng, có nhiều con, yêu chồng, thương con, nghe theo lời dạy bảo của chồng, cha mẹ chồng và “gánh vác giang sơn nhà chồng”. Liệu đây có phải là một “bí ẩn nữ tính” của người phụ nữ? Bởi vì dường như không phải chỉ có người phụ nữ Việt Nam truyền thống coi gia đình, chồng con là niềm hạnh phúc duy nhất của mình mà hàng triệu cô gái Mỹ vào các thập niên 50-60 của thế kỷ XX cũng ước mơ trở thành “bà nội trợ”. Betty Friedan, người Mỹ, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Bí ẩn nữ tính” xuất bản lần đầu tiên ở Mỹ năm 1963 đã viết: “Mơ ước duy nhất của họ [những người phụ nữ Mỹ] là trở thành người vợ, người mẹ hoàn hảo; tham vọng lớn nhất của họ là có năm đứa con và một ngôi nhà đẹp, cuộc chiến duy nhất của họ là làm sao có chồng và giữ được chồng. Họ không nghĩ tới các vấn đề phi nữ tính của thế giới bên ngoài nhà; họ muốn đàn ông đưa ra quyết định trọng 2
- đại. Họ hãnh diện với vai trò phụ nữ của mình, và tự hào điền vào chỗ trống trong mục điều tra dân số cụm từ: “Nghệ nghiệp: nội trợ” [39, tr.33]. Thực tiễn này đã và đang gây ra những tranh luận cả trong đời sống và trong khoa học xung quanh quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc. Trong nhiều thập kỷ đã qua, về mặt lý thuyết ít nhất chúng ta đã chứng kiến hai trường phái đối lập nhau. Đó là trường phái chức năng và trường phái nữ quyền. Trường phái chức năng (đại diện là T. Parsons) cho rằng, quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc gắn liền với bản năng giới tính của họ. Các nhà chức năng luận sáng tạo ra một thuật ngữ, một khái niệm phù hợp với luận điểm này, đó là “thiên chức của người phụ nữ”. Theo đó, bản tính tự nhiên của phụ nữ là sinh đẻ, nuôi con, làm việc nhà, và với họ hạnh phúc là khi có chồng, có con và làm tốt tất cả những công việc trong phạm vi gia đình. Hạnh phúc của người phụ nữ là “hạnh phúc của bà nội trợ”. Ngược lại, bản tính tự nhiên của người đàn ông là hoạt động bên ngoài xã hội, và người đàn ông chỉ cảm thấy hạnh phúc khi tạo dựng nên sư nghiệp cho bản thân và kiếm tiền nuôi sống vợ con, gia đình. Phụ nữ và nam giới có vai trò khác nhau nhưng “bổ sung” cho nhau. Sự kết hợp giữa nam và nữ, vợ và chồng tạo nên một gia đình hoàn hảo, ở đó người chồng đóng vai trò “công cụ”, người vợ đóng vai trò “biểu cảm” (T. Parons). Quan niệm này đã hình thành từ rất lâu trong lịch sử, tạo nên những giá trị và khuôn mẫu ứng xử vững bền được cả người dân và người lãnh đạo xã hội đồng tình. Nó chính là cơ sở xã hội để hình thành nên quan điểm chức năng luận trong lý thuyết xã hội học về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Quan niệm chức năng luận này không hề bị thách thức gì trong các xã hội nông nghiệp châu Á và cả xã hội phương Tây trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa (trong đó có nước Mỹ). Nhưng với quá trình công nghiệp hóa, nhiều giá trị nhân văn mới về tự do, dân chủ, bình đẳng, về quyền con người đã hình thành trong lòng các nước phương Tây. Đây là cơ sở xã hội 3
- để hình thành trường phải nữ quyền thay đổi quan niệm về hạnh phúc của người phụ nữ. Người ta xem xét lại cái gọi là “thiên chức giới tính của phụ nữ”. Các nhà nữ quyền là những người đầu tiên lên tiếng về sự không thỏa đáng của khái niệm này. Đối với các nhà nữ quyền, nữ tính không bao gồm tất cả những vai trò mà xã hội gán cho người phụ nữ ngoài hai đặc điểm không thay đổi là sinh đẻ và cho con bú. Những vai trò còn lại như làm việc nhà, chăm sóc trẻ em, người già, người ốm… là những công việc mà cả phụ nữ và nam giới đều có thể làm được và có thể chuyển hóa cho nhau tùy hoàn cảnh. Kết quả nghiên cứu của các nhà nữ quyền về đời sống gia đình ở Mỹ và các nước phương tây khác đã đưa ra những kết luận ngược lại với quan điểm chức năng về cảm nhận của người phụ nữ đối với công việc nội trợ trong gia đình. Đó không phải là cảm nhận hạnh phúc như người ta gán cho họ mà là sự buồn chán khi phải nuôi con nhỏ, làm việc nhà, đó là cảm giác bị cầm tù khi chỉ sống quanh quẩn trong bốn bức tường của ngôi nhà với những công việc lặp đi lặp lại từ ngày này sang ngày khác. Gavron, H. (1966) đã sử dụng khái niệm “người vợ bị giam cầm” để mô tả và phân tích những người mẹ trẻ thuộc tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động cảm nhận về sự bất hạnh của mình trong hôn nhân. Tác giả đi đến kết luận rằng, mặc dù có một số cặp vợ chồng trẻ chia sẻ công việc gia đình (đó là loại gia đình mà sau này Young và Willmott (1975) gọi là “gia đình đối xứng -symmetrical family”, còn lại hầu hết những người vợ khác cảm thấy hôn nhân là một thứ cạm bẫy (traped) và là nơi bị giam hãm (imprisoned) dẫn theo Lê Ngọc Văn [66]. Ngày nay quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc đã có nhiều thay đổi, nhưng cuộc tranh luận về hạnh phúc vẫn còn tiếp diễn trên phạm vi toàn thế giới, từ các nước phương Tây sang các nước phương Đông, từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Các nước Phương Tây đã có lịch sử nghiên cứu 50 năm về phụ nữ và hạnh phúc và đã đạt được các bước đi dài. Ở Việt Nam, cuộc tranh luận này dường như chỉ mới bắt đầu. Hơn thế nữa, những quan niệm khác nhau về hạnh phúc không dừng lại ở phạm vi các 4
- “tranh luận” mà quan trọng hơn, nó được thể hiện bằng các hành động trong đời sống thực tiễn. Nhìn lại các nghiên cứu về phụ nữ, ta sẽ không xa lạ gì với những nghiên cứu về sự bất hạnh như ly hôn, bạo lực, bất bình đẳng, trầm cảm... Những nghiên cứu về hạnh phúc lại ít nhiều bị thờ ơ. Con người thường dễ kể về những căng thẳng, đau khổ, lo lắng hơn là chia sẻ cách họ thụ hưởng hạnh phúc như thế nào. Nói chung, con người trải nghiệm các cảm giác tiêu cực một cách sẵn sàng và mãnh liệt hơn so với cảm giác tích cực. Dường như, chiến lược tồn tại của con người thường là hướng đến ngăn chặn rủi ro hơn là tìm kiếm hạnh phúc. Rất khó để tìm thấy một tiêu đề hay một tên đề tài trọn vẹn cho một nghiên cứu riêng về quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc. Có lẽ quan điểm “phi cá nhân” về hạnh phúc đã chi phối chủ đề nghiên cứu này? Điểm qua các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc, có thể thấy một xu hướng nổi bật là quan niệm hạnh phúc chỉ được đề cập đến trong các chủ đề về hạnh phúc gia đình, cộng đồng và xã hội. Chẳng hạn, Ở Việt Nam, xuất hiện các bài viết đề cao vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình như: “Vài nét bàn về hạnh phúc gia đình ở Việt Nam” [71]; “Gia đình hạnh phúc”, “Bảo vệ hạnh phúc gia đình”, “Xây dựng gia đình hạnh phúc” [69]; “Quan niệm về hạnh phúc gia đình thời kỳ đổi mới” [98]. Có thể nhận thấy, nghiên cứu khoa học về hạnh phúc ở Việt Nam nói chung và về người phụ nữ nói riêng còn để lại quá nhiều khoảng trống cả về lý thuyết và thực tiễn. Thế giới đã bước vào giai đoạn hậu hiện đại hóa với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người, trong đó phụ nữ là một nửa nhân loại. Vậy, người phụ nữ quan niệm như thế nào về hạnh phúc? Vì sao hình thành các tranh luận khác nhau, thậm chí đối lập nhau về hạnh phúc? Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc có 5
- thay đổi theo thời gian hay không? Vì sao thay đổi hoặc không thay đổi? Có sự khác biệt trong quan niệm của phụ nữ thuộc các nhóm xã hội khác nhau về hạnh phúc hay không? Vì sao có sự khác biệt hay không khác biệt? Những câu hỏi này chỉ có thể được trả lời thông qua các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm. Đề tài: “Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc” là một nỗ lực của tác giả góp phần làm sáng tỏ quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc, qua đó cung cấp những luận cứ khoa học góp phần nâng cao hạnh phúc của người phụ nữ và kiểm chứng tính đúng đắn của các lý thuyết xã hội học có liên quan qua trường hợp Việt Nam. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc; trên cơ sở đó cung cấp những luận cứ khoa học nhằm nâng cao hạnh phúc của người phụ nữ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc. - Nhận diện quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc. - Phân tích điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm của người phụ nữ ở các nhóm xã hội khác nhau về hạnh phúc. - Cung cấp những luận cứ khoa học tạo cơ sở cho việc định hướng giá trị hạnh phúc trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội nói chung và những chính sách đặc thù cho phụ nữ nói riêng. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc. 6
- 3.2. Khách thể nghiên cứu Người phụ nữ tại các điểm nghiên cứu. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung, vấn đề nghiên cứu: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc được xem xét trên ba lĩnh vực chính: quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên; quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ trong lĩnh vực gia đình - xã hội; và quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ trong lĩnh vực đời sống cá nhân. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận án sẽ phân tích bộ số liệu của đề tài độc lập cấp quốc gia: “Hạnh phúc của người Việt Nam: quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá” do PGS.TS Lê Ngọc Văn làm chủ nhiệm, thực hiện từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2018. Với tư cách là thành viên và là thư ký đề tài, tác giả luận án đã được chủ nhiệm cho phép gắn các nội dung phục vụ riêng cho luận án vào trong bộ công cụ của đề tài (phiếu hỏi, hướng dẫn phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm) để thu thập thông tin. Bên cạnh đó, chủ nhiệm đề tài cũng tạo điều kiện để tác giả luận án thực hiện riêng các phỏng vấn sâu trong thời gian khảo sát thực địa để phục vụ luận án. Luận án chính là một sản phẩm đào tạo của đề tài cấp Nhà nước. Đề tài độc lập cấp quốc gia điều tra tại 05 tỉnh, thành phố đại diện cho 05 vùng địa lý, mỗi tỉnh lựa chọn 01 phường và 01 xã. Cụ thể như sau: Vùng Đồng bằng sông Hồng: Ninh Bình Vùng Tây Bắc Bộ: Sơn La Vùng Tây Nguyên: Đắc Lắc Vùng Đông Nam Bộ: Tp. Hồ Chí Minh Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: An Giang 7
- - Phạm vi về thời gian: Phạm vi thời gian được nói ở đây là khoảng thời gian mà đối tượng nghiên cứu đang vận hành. Nói một cách cụ thể, đề tài cần nghiên cứu quan niệm và thực tế hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam ở thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, muốn thấy được hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam hiện nay thì tất yếu cần phải so sánh với mẫu hình của nó trong các xã hội nông nghiệp cổ truyền trước đó. Như vậy, trong một chừng mực nào đó, luận án sẽ mở rộng phạm vi về thời gian qua việc thực hiện các nghiên cứu hồi cố (cũng có thể qua các tài liệu lịch sử, các dấu ấn để lại qua văn hóa dân gian, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, v.v…) về hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Người phụ nữ hiện nay quan niệm như thế nào về hạnh phúc? - Người phụ nữ ở những nhóm xã hội khác nhau có quan niệm khác nhau về hạnh phúc? - Yếu tố nào tác động rõ nhất đến quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc? 5. Giả thuyết nghiên cứu, biến số và khung phân tích 5.1. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Theo quan niệm của người phụ nữ, hạnh phúc là có thu nhập ổn định, gia đình hòa thuận và có sức khỏe tốt. Giả thuyết 2: Người phụ nữ ở những nhóm xã hội khác nhau có sự tương đồng nhiều hơn khác biệt trong quan niệm về hạnh phúc. Giả thuyết 3: Yếu tố mức sống có tác động rõ nhất đến quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc. 8
- 5.2. Biến số - Biến độc lập: Yếu tố cá nhân: tuổi, học vấn, giới tính, tôn giáo, khu vực, mức sống, việc làm, tài sản, sức khỏe, tình trạng hôn nhân. Yếu tố xã hội: sự tham gia, các mối quan hệ thân hữu, sự cân bằng cuộc sống và công việc. Yếu tố tự nhiên: các vấn đề môi trường, các vấn đề đô thị hóa. - Biến can thiệp: Điều kiện kinh tế - xã hội của 05 địa bàn nghiên cứu; quan điểm, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm mục tiêu đảm bảo hạnh phúc cho phụ nữ. - Biến phụ thuộc: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc được đo trên ba khía cạnh: quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực kinh tế-môi trường tự nhiên; quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực gia đình-xã hội; quan niệm hạnh phúc trong đời sống cá nhân. 5.3. Khung phân tích 9
- Điều kiện kinh tế - xã hội đất nước và địa phương Quan niệm hạnh phúc Đặc điểm cá nhân: khu vực trong lĩnh vực kinh tế- nông thôn - đô thị, nhóm tuổi, QUAN môi trường tự nhiên tôn giáo, dân tộc, mức sống NIỆM CỦA Định NGƯỜI Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực gia hướng PHỤ NỮ đình-xã hội giải VỀ HẠNH Đặc điểm hôn nhân: tình trạng PHÚC pháp Quan niệm hạnh phúc hôn nhân, độ dài hôn nhân trong đời sống cá nhân Hệ thống chính sách và các quy định pháp luật 10
- 6. Cơ sở lý luận, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận Luận án ứng dụng một số lý thuyết sau: - Lý thuyết hệ thống Lý thuyết này nhìn nhận sự phát triển của mỗi cá nhân trong sự phát triển của một hệ thống. Trong hệ thống này bao gồm rất nhiều yếu tố và chúng luôn tương tác với nhau tạo thành thể thống nhất. Cho dù hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của con người, nhưng nó lại dựa trên những yếu tố khách quan - cơ sở tạo nên sự cảm nhận hạnh phúc - đó là mức độ thỏa mãn của con người trong các mối quan hệ với môi trường sống xung quanh. Đó là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường của chính bản thân cá nhân con người. Như vậy, cảm nhận hạnh phúc của người phụ nữ vốn có quan hệ không thể tách rời với ba môi trường sống đã nêu và lý thuyết hệ thống là cơ sở giúp tìm được mẫu số chung, giúp trả lời câu hỏi người phụ nữ hiện nay quan niệm như thế nào về hạnh phúc, nhìn một cách tổng thể. - Lý thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn. Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc: Nhu cầu cơ bản (basic needs) Nhu cầu về an toàn (safety needs) Nhu cầu về xã hội (social needs) Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs) Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs) 11
- Luận án nghiên cứu sử dụng lý thuyết này để phân tích và lý giải trong mối tương quan giữa nhu cầu và quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ. Cũng có khi quan niệm thúc đẩy nhu cầu và có khi quan niệm hạn chế nhu cầu. Đặt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa hiện nay, quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc thể hiện trong mối liên hệ chặt chẽ với việc đáp ứng các nhu cầu như thế nào. Cụ thể, lý thuyết nhu cầu của Maslow được vận dụng để giải thích sự thay đổi quan niệm của người phụ nữ Việt Nam về hạnh phúc qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và sự khác biệt trong quan niệm của người phụ nữ thuộc các nhóm xã hội khác nhau. Những thay đổi và khác biệt này phản ánh sự thỏa mãn nhu cầu của người phụ nữ ở các cấp độ khác nhau. Gỉa thuyết ở đây là phụ nữ trong xã hội truyền thống đề cao việc thỏa mãn các nhu cầu kinh tế - vật chất, các mối quan hệ gia đình, họ hàng, cộng đồng; trong khi phụ nữ trong xã hội hiện đại ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu sinh tồn, quan hệ bên trong gia đình, hộ hàng, cộng đồng, còn thỏa mãn nhu cầu trong các mối quan hệ xã hội, và nhu cầu được thể hiện mình… Tương tự như vậy, hạnh phúc theo quan niệm của phụ nữ thuộc các nhóm nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… nghiêng về thỏa mãn nhu cầu cơ bản về kinh tế - vật chất và quan hệ gia đình, trong khi phụ nữ ở khu vực thành phố, phụ nữ có trình độ học vấn cao, phụ nữ nhóm kinh tế khá giả… có thể sẽ đề cao các giá trị hạnh phúc thuộc về thỏa mãn nhu cầu quan hệ xã hội và cống hiến bản thân cho xã hội… 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp này bao gồm việc sưu tầm và sử dụng các kết quả nghiên cứu đã có, các số liệu thống kê, các tài liệu có liên quan... Phương pháp phân tích thứ cấp giúp cho luận án sử dụng các nguồn dữ liệu đã có theo quan điểm của riêng mình. Nhưng điều quan trọng hơn là các nguồn tài liệu thứ cấp còn giúp cho những người thực hiện đề tài biết được lịch sử vấn đề nghiên cứu, 12
- trong đó các tác giả đi trước đã làm được gì, những gì họ chưa làm được, những gì họ đã làm nhưng chưa đủ, cần phải bổ sung, hoàn thiện. Các tài liệu thứ cấp cũng giúp tác giả luận án có được cái nhìn mang tính lịch sử - so sánh để phát hiện sự khác biệt về hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay với hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam ở các xã hội nông nghiệp cổ truyền trước đó. Tóm lại, việc điểm lại các nghiên cứu và tài liệu đã có sẽ giúp tác giả luận án biết được rằng cần bắt đầu từ đâu và cần đi tiếp như thế nào. 6.2.2. Phương pháp phân tích số liệu thống kê có sẵn Như đã đề cập tới ở phần phạm vi không gian nghiên cứu, luận án sẽ sử dụng số liệu của đề tài cấp Nhà nước “Hạnh phúc của người Việt Nam: quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá” để phân tích quan niệm và các yếu tố tác động tới quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc của người phụ nữ. Qua đó, cung cấp những luận cứ khoa học tạo cơ sở cho việc định hướng giá trị hạnh phúc trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội nói chung và những chính sách đặc thù cho phụ nữ nói riêng. Cơ sở số liệu: Đề tài “Hạnh phúc của người Việt Nam: quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá” là một nhiệm vụ quan trọng mà Chính phủ đã giao cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, Lê Ngọc Văn làm chủ nhiệm, thực hiện trong 30 tháng (từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2018). Đề tài tiến hành điều tra khảo sát theo phương pháp điều tra định lượng và điều tra định tính. Điều tra định lượng: Tiến hành điều tra 2.500 phiếu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 05 tỉnh/thành. Tuy nhiên, vì luận án chỉ tìm hiểu quan niệm của người phụ nữ nên sẽ tiến hành lọc mẫu, chỉ chọn ra người trả lời là nữ để có được thông tin một cách trực tiếp: người phụ nữ tự đưa ra quan niệm của chính bản thân mình về hạnh phúc. Chính vì thế mẫu phân tích của luận án còn 1.443 phiếu. 13
- Đặc điểm mẫu phân tích: Bảng 1: Thông tin người trả lời Số lượng Tỉ lệ (%) Khu vực sống Nông thôn 644 44,6 Đô thị 799 55,4 Nhóm tuổi Dưới 40 674 46,8 40-59 622 43,2 60 trở lên 145 10,0 Theo tôn giáo Có 791 54,9 Không 649 45,1 Dân tộc Kinh 1013 70,7 Dân tộc khác 420 29,3 Mức sống Khá 260 18,1 Trung bình 738 51,5 Nghèo 436 30,4 Tình trạng hôn nhân Kết hôn 1205 91,3 Độc thân 115 8,7 Độ dài hôn nhân 1-10 năm 367 29,7 11-30 năm 590 47,8 31 năm trở lên 277 22,5 Nguồn: Số liệu xử lý của luận án 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
228 p | 537 | 101
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
27 p | 208 | 29
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Xã hội học: Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân nông thôn tại y tế cơ sở (nghiên cứu hai xã Tân Quý tây và Hưng Long, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh)
18 p | 166 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
175 p | 87 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nghiên cứu tại tỉnh Tiền Giang)
198 p | 23 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội)
200 p | 33 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội
172 p | 41 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam
233 p | 35 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
207 p | 40 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội
179 p | 42 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
238 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Mâu thuẫn giữa học sinh Trung học phổ thông và cha mẹ trong giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)
204 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
188 p | 19 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội
26 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
27 p | 14 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
25 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn