intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:179

42
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Xã hội học "Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài; Thực trạng sự tham gia BHXH của người lao động ở doanh nghiệp ngoài nhà nước; Các yếu tố tác động đến sự tham gia BHXH của người lao động ở doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------- LÂM VĂN ĐOAN SỰ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC Ở HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội, 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------- LÂM VĂN ĐOAN SỰ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC Ở HÀ NỘI Ngành: Xã hội học Mã số: 9 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TSKH Bùi Quang Dũng 2. TS Bùi Sỹ Lợi Hà Nội, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu, điều tra nêu trong luận án là trung thực. Kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong các công trình khác. Tác giả luận án Lâm Văn Đoan
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 13 1.1. Nghiên cứu về lĩnh vực an sinh xã hội .................................................. 13 1.1.1. Nghiên cứu về lý thuyết an sinh xã hội ...................................... 13 1.1.2. Nghiên cứu về các mô hình an sinh xã hội ................................. 15 1.1.3. Nghiên cứu các vấn đề thực tiễn an sinh xã hội ......................... 17 1.2. Nghiên cứu về Bảo hiểm xã hội ............................................................. 18 1.2.1. Nghiên cứu về lý thuyết bảo hiểm xã hội ................................... 18 1.2.2. Nghiên cứu thực tiễn bảo hiểm xã hội ........................................ 19 1.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia bảo hiểm xã hội ..... 25 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 39 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 41 2.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 41 2.1.1. Khái niệm ASXH ........................................................................ 41 2.1.2. Khái niệm BHXH, BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện ............. 44 2.1.3. Khái niệm doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài nhà nước ........... 46 2.1.4. Khái niệm người lao động, người lao động tham gia BHXH bắt buộc ................................................................................................. 46 2.2. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài .................................................. 48 2.2.1. Lý thuyết vai trò .......................................................................... 48 2.2.2. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý ...................................................... 49 2.2.3. Lý thuyết vòng đời ...................................................................... 52 2.3. Hệ thống ASXH, BHXH trên thế giới và Việt Nam ............................ 53 2.3.1. Hệ thống ASXH, BHXH trên thế giới ........................................ 53 2.3.2. Hệ thống ASXH, BHXH của Việt Nam ..................................... 59 2.4. Các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về ASXH, BHXH ......................................................................... 60 2.4.1. Các quan điểm, chủ trương của Đảng về ASXH, BHXH........... 60 2.4.2. Chính sách BHXH ở Việt Nam qua các thời kỳ ......................... 63
  5. Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƢỚC Ở HÀ NỘI ......................................................................................... 71 3.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội . 71 3.1.1. Điều kiện địa lý – tự nhiên .......................................................... 71 3.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................... 71 3.2. Sự phát triển của các doanh nghiệp và thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................................................... 74 3.2.1. Sự phát triển của các doanh nghiệp ............................................ 74 3.2.2. Tình hình thực hiện chính sách BHXH ...................................... 75 3.3. Thực trạng sự tham gia bảo hiểm xã hội của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc ............................................................... 77 3.3.1. Thực trạng các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia BHXH ................................................................................................... 77 3.3.2. Số lượng người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia BHXH ........................................................................... 80 3.3.3. Nhận diện đặc điểm người lao động ở doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia BHXH..................................................................... 81 3.3.4. Tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ................................................................................................ 90 3.3.5. Những thuận lợi và khó khăn khi tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ...................... 91 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 99 Chƣơng 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƢỚC Ở HÀ NỘI . 101 4.1. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia bảo hiểm xã hội của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc ........................ 101 4.1.1. Chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo hiểm xã hội ......... 101
  6. 4.1.2. Công tác triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội ................................................................................................... 104 4.1.3. Những yếu tố thuộc về người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước .................................................................................... 113 4.1.4. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp ............................................ 120 4.1.5. Doanh nghiệp ngoài nhà nước đối xử không công bằng với người lao động .................................................................................... 125 4.1.6. Tổ chức công đoàn .................................................................... 127 4.1.7. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động ................................................... 130 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sự tham gia bảo hiểm xã hội của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc ........................ 131 4.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến BHXH ........... 131 4.2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về BHXH ............. 132 4.2.3. Công tác mở rộng phát triển đối tượng tham gia BHXH tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước ....................................................... 133 4.2.4. Các giải pháp quản lý thu BHXH ............................................. 133 4.2.5. Về cải cách thủ t c hành chính trong thực hiện BHXH ........... 134 4.2.6. Sự phối hợp giữa các Sở, ngành với cơ quan BHXH ............... 134 4.2.7. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và hành chính về quản lý thu đối với doanh nghiệp ................................................................ 135 4.2.8. Giải pháp h trợ doanh nghiệp và NLĐ phát triển ................... 136 4.2.9. Giải pháp thành lập các tổ chức cơ sở đảng, công đoàn trong DN.. 137 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 137 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 140 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 148 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 153
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Cơ cấu các doanh nghiệp tham gia BHXH trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018 ........................................................................... 77 Bảng 3.2a. Số lao động đang làm việc, lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp ở Hà Nội .................................... 78 Bảng 3.2. Số người lao động, doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc chia theo loại hình doanh nghiệp trong cả nước năm 2017, 2018 ........ 80 Bảng 3.3. Giới tính người tham gia BHXH trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ... 84 Bảng 3.4. Thời gian tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước .......................................................................... 84 Bảng 3.5. Thời gian tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước .......................................................................... 85 Bảng 3.6. Số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc trong doanh nghiệp ngoài nhà nước chia theo yếu tố nơi sinh, hộ khẩu thường trú và nơi cư trú ở Hà Nội ..................................................................... 86 Bảng 3.7. Thời gian tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội năm 2018 ................................................ 87 Bảng 3.8. Thời gian tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội năm 2018 ................................................ 88 Bảng 4.1. Mô hình hồi quy logistic các yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân người lao động ảnh hưởng tới sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động .................................................................................... 116 Bảng 4.2. Mô hình hồi quy logistic các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp ngoài nhà nước ............... 123 Bảng 4.3: Ý kiến của công nhân đánh giá hoạt động công đoàn phân theo độ tuổi.......................................................................................... 130
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Vai trò của kinh tế Hà Nội .............................................................. 72 Hình 3.2. Tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội ............................................... 73 Hình 3.3: Thu nhập bình quân tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc chia theo khu vực năm 2017 ................................................................. 82 Hình 4.1: Các kênh tiếp cận thông tin về BHXH của DN (%) ..................... 113 Hình 4.2. Ý kiến công nhân đánh giá hoạt động của công đoàn cơ sở ......... 129
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách cơ bản, quan trọng nhất trong hệ thống An sinh xã hội (ASXH) của m i quốc gia. Chính sách BHXH với 2 loại hình cơ bản: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện đã góp phần bảo đảm ASXH cho mọi người dân, quyền bình đẳng trong tham gia, th hưởng an sinh của người lao động mọi thành phần kinh tế, trong khu vực chính thức và phi chính thức. Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm tới việc phát triển hệ thống an sinh xã hội của quốc gia, trong đó có hệ thống chính sách BHXH phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đất nước trong từng giai đoạn. Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), lần đầu tiên, c m từ “an sinh xã hội đã được chính thức ghi vào trong các văn kiện Đại hội IX, xác định m c tiêu: “Tăng tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm . Các Đại hội X, XI, XII và nhiều văn bản quan trọng khác của Đảng đều nhấn mạnh việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội. Gần đây, Đại hội Đảng lần thứ XII nhấn mạnh: “Tiếp t c hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động ... (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016:102) Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về ASXH, quy định “Công dân có quyền được bảo đảm ASXH (Điều 34), “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống ASXH (Điều 59). Đây là một bước tiến quan trọng về quyền con người, quyền công dân khi ghi nhận quyền của người dân được Nhà nước bảo đảm an sinh xã hội, trong đó chính sách bảo hiểm xã hội là một tr cột chính của hệ thống an sinh xã hội để bảo đảm thay thế, hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Nghị quyết số 28-NQ/TW (2018) về cải cách chính sách BHXH đã khẳng định m c tiêu lâu dài là “cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, 1
  10. từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân và xác định lộ trình, các biện pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ bao phủ BHXH ở mức thấp, tính đến cuối năm 2017, mới chỉ có 30,4% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, vẫn còn khoảng 69,9% chưa tham gia (khoảng 34 triệu người trong độ tuổi lao động). Số người tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật ước khoảng 17 triệu người, nhưng đến nay mới chỉ có 13,59 triệu người tham gia (chiếm 29% lực lượng lao động trong độ tuổi). Sau 10 năm thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, số người tham gia mới đạt khoảng 291 nghìn người, chiếm 0,7% tổng số lao động khu vực phi chính thức, không có quan hệ lao động. Hơn nữa, không ít doanh nghiệp còn hạn định số người tham gia đóng BHXH, hoặc đóng BHXH cho người lao động nhưng ở mức rất thấp. Thực tế này đặt ra nhiều khó khăn và thách thức đối với m c tiêu phát triển và bao phủ bảo hiểm xã hội đến người dân trong bối cảnh già hóa dân số hiện nay và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu trả lời. Theo dự báo của Tổ chức lao động quốc tế, nếu không có đột phá trong cải cách chính sách BHXH thì đến 2030 có trên 38,7 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 62% lực lượng lao động chưa tham gia và không được bảo vệ bởi chính sách BHXH. Như vậy, tỷ lệ bao phủ BHXH ở mức thấp là một trong những vấn đề chính của hệ thống an sinh xã hội mà Việt Nam đang cố gắng giải quyết trong tương lai. Để vượt qua hạn chế, thách thức này, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Ngân hàng thế giới (WB) đã khuyến nghị: Chính sách BHXH Việt Nam trong thời gian tới cần hướng đến những người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những lao động có hợp đồng lao động ngắn hạn và những người không tham gia trong mối quan hệ lao động. Từ thực tiễn của Việt Nam, nhóm chuyên gia WB khuyến nghị ưu tiên mở rộng bao phủ BHXH ở khu vực chính thức để tăng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội lên 17,8 triệu; tiếp đến là cần các giải pháp tăng tỷ lệ lao động tự do tham gia BHXH sự h trợ của Nhà nước; phát triển các chương trình hưu trí bổ sung, đồng thời phải hiện đại hóa hệ thống quản lý BHXH, tăng hiệu quả đầu tư quỹ hưu trí. 2
  11. Như vậy, trong giai đoạn từ nay đến 2030, việc nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân, tìm ra các yếu tố tác động đến của hành vi tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách BHXH. Bên cạnh đó, trong thực tế, cũng có không nhiều nghiên cứu quan tâm đến tìm hiểu vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến việc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở cấp độ doanh nghiệp vì về mặt lý thuyết, tính chất bắt buộc của chính sách này đã loại bỏ chủ đề này ra khỏi đa số các nghiên cứu về chính sách bảo hiểm xã hội hoặc an sinh xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế khu vực chính thức tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do mức độ tuân thủ thấp, thực thi chính sách (và cả bản thân chính sách) còn hạn chế và doanh nghiệp sử d ng nhiều chiến thuật để “lách luật , giảm chi phí để tăng lợi nhuận. Thực tế này ảnh hưởng đến quyền được th hưởng các chính sách BHXH cho người lao động trong cuộc sống. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài luận án “Sự tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội” làm Luận án tiến sĩ xã hội học, với mong muốn đóng góp thêm những cơ sở lý luận và thực tiễn giúp các nhà hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện chính sách có nhận thức đầy đủ toàn diện hơn về hệ yếu tố liên quan đến tham gia BHXH trong doanh nghiệp, nhằm hướng đến m c tiêu ngày càng nâng cao hiệu quả chính sách BHXH cho người lao động, 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Phân tích thực trạng sự tham gia BHXH của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội; các yếu tố tác động tới sự tham gia BHXH của người lao động trong các doanh nghiệp này; từ đó, đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tại các doanh nghiệp này nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHXH, bảo đảm ASXH cho người lao động. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện m c đích nghiên cứu, đề tài tập trung thực hiện một số nhiệm v c thể như sau: 1- Nghiên cứu tổng quan làm rõ những đóng góp và khoảng trống còn bỏ ngỏ từ các công trình nghiên cứu; phân tích, hệ thống hoá những vấn đề lý thuyết, khái niệm 3
  12. và phương pháp luận về hệ thống ASXH nói chung, BHXH nói riêng; các khái niệm ASXH, BHXH, doanh nghiệp, quan hệ lao động, người tham gia BHXH bắt buộc. Ngoài ra, luận án cũng áp d ng một số lý thuyết xã hội học để giải thích hành vi của người tham gia BHXH trong doanh nghiệp ngoài nhà nước nhằm đảm bảo an sinh xã hội khi gặp rủi ro trong quá trình lao động và sau khi hết tuổi lao động. 2- Dựa trên nguồn dự liệu thứ cấp và khảo sát thực tế, luận án nhận diện thực trạng sự tham gia BHXH của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. 3- Phân tích các yếu tố tác động tới sự tham gia BHXH của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. 4- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHXH trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHXH, bảo đảm ASXH cho người lao động trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước. 3.2. Khách thể nghiên cứu của luận án Khách thể nghiên cứu của luận án bao gồm người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nhóm khách thế này bao gồm những đã tham gia BHXH và những người lao động chưa tham gia BHXH trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có nhóm khách thể là người sử d ng lao động/chủ doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực BHXH. 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Phạm vi không gian: người lao động tham gia BHXH trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại thành phố Hà Nội. 3.3.2. Phạm vi thời gian: dữ liệu nghiên cứu của luận án được sử d ng cập nhật từ năm 2016 đến 2019. Thời gian tiến hành khảo sát định tính bổ sung cho đề tài luận án từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019. 3.2.3. Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về người lao động tham gia chính sách BHXH bắt buộc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, tức là trong khu vực kinh tế chính thức, người lao động có quan hệ lao động nhằm giảm 4
  13. thiểu rủi ro cho người lao động trong quá trình tham gia thị trường lao động (gồm các chế độ BHXH bắt buộc như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất). Các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trong doanh nghiệp này thực hiện theo quy định tại Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội (2014). Luận án chưa nghiên cứu nhóm lao động tham gia chính sách bảo hiểm thất nghiệp do đã được chuyển từ Luật BHXH sang điều chỉnh tại Luật Việc làm (2013) và đối tượng người lao động tham gia, mức đóng, mức th hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm cũng có khác biệt so với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH. Việc chuyển chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ hệ thống các chính sách BHXH do Luật BHXH (2006) điều chỉnh sang Luật việc làm (2013) nhằm gắn kết với các chính sách bảo hiểm thất nghiệp với chính sách của thị trường lao động tích cực, giúp người lao động khi mất việc làm, thất nghiệp có cơ hội và điều kiện sớm quay lại thị trường lao động, do vậy, người lao động khi bị thất nghiệp/ mất việc làm sẽ được hưởng không chỉ trợ cấp thất nghiệp (như các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ gặp rủi ro, bị giảm hoặc mất thu nhập) mà cả chính sách h trợ người lao động tham gia học nghề nâng cao trình độ hoặc chuyển đổi nghề nghiệp; tư vấn, giới thiệu việc làm nhằm giúp cho người thất nghiệp tìm được việc làm mới, ổn định cuộc sống và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. 4. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Dựa vào m c tiêu và giới hạn phạm vi nghiên cứu, luận án đưa ra 3 câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Thực trạng tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước như thế nào? Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động tới việc tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước? Câu hỏi 3: Các giải pháp nào giúp thúc đẩy sự tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước? 5
  14. 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Loại hình doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước. Giả thuyết 2: Ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước. Giả thuyết 3: Quy mô lao động của doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc tham gia bảo hiểm của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước. 6
  15. 5. Khung phân tích BỐI CẢNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI (Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, thị trường lao động, cải cách hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội và các m c tiêu mở rộng diện bao phủ của BHXH bắt buộc…) Các yếu tố chính sách và quản lý BHXH: - Chính sách, pháp luật về BHXH bắt buộc; chế tài xử phạt - Quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH THAM GIA VÀ CHƯA THAM Những yếu tố thuộc GIA BẢO HIỂM về ngƣời lao động: XÃ HỘI CỦA đặc điểm nhân khẩu xã NGƯỜI LAO hội (giới tính, độ tuổi, ĐỘNG TRONG học vấn, tiền lương, DOANH NGHIỆP nghề nghiệp/công việc; nhận thức về BHXH, ASXH...) Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp và công đoàn: - Nhận thức của chủ doanh nghiệp về đóng BHXH cho NLĐ - Loại hình DN; ngành nghề; quy mô DN - Việc thành lập, hoạt động của công đoàn cơ sở tại DN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP (NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG – NGƯỜI LAO ĐỘNG/TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG) 7
  16. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử d ng các phương pháp nghiên cứu sau đây. 6.1. Phương pháp phân tích tài liệu: 6.1.1. Nguồn tài liệu - Phân tích tài liệu có sẵn như các văn bản pháp quy, tài liệu sách, báo, tạp chí, đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu từ nguồn trong và ngoài nước để hiểu rõ vấn đề nghiên cứu và khoảng trống còn bỏ ngỏ, xây dựng cơ sở lý luận, câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và hướng đến đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách BHXH cho người lao động ở khu vực chính thức. - Dữ liệu thứ cấp tập trung vào 2 nguồn chính: + Nguồn dữ liệu điện tử về người lao động, doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc của thành phố Hà Nội do Trung tâm Điều hành hệ thống công nghệ thông tin thuộc BHXH Việt Nam quản lý (bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nước). Nguồn dữ liệu cho phép khai thác toàn bộ tất cả người lao động, doanh nghiệp đã tham gia BHXH trên địa bàn thành phố Hà Nội, số liệu cập nhật đến năm 2017/2018, thể hiện các nội dung sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động bao gồm: cơ cấu các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội; số người lao động, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội; thu nhập bình quân tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đặc điểm giới của người tham gia bảo hiểm xã hội; thời gian tham gia bảo hiểm xã hội; nơi cư trú, hộ khẩu thường trú và nơi sinh của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động; tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội. + Kết quả số liệu điều tra doanh nghiệp ở Hà Nội được Tổng c c Thống kê tiến hành vào 03 năm 2016, 2017, 2018 đã thể hiện các nội dung: Loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp FDI); ngành sản xuất kinh doanh chính; tổng số lao động; số lao động được đóng bảo hiểm xã hội; tổng số tiền chi trả cho người lao động; bảo hiểm xã hội trả thay lương; đóng góp kinh phí công đoàn, doanh thu thuần … 6.1.2. Phương pháp phân tích số liệu Việc phân tích số liệu đã được NCS thực hiện như sau: 8
  17. - Đối với các số liệu sử d ng để phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội: NCS sử d ng các file số liệu Excel sẵn có của Trung tâm Điều hành hệ thống công nghệ thông tin thuộc BHXH Việt Nam để lựa chọn số liệu phân tích. - Đối với các số liệu sử d ng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội, NCS sử d ng phương pháp phân tích hồi quy logistic theo các bước sau: + Bước 1. NCS chuyển tải các file số liệu từ file Excel của Tổng c c Thống kê các năm 2016, 2017, 2018 sang phần mềm SPSS 20.0 để phân tích. + Bước 2. NCS mã hóa lại (Recode into Same Variables) các biến số độc lập bao gồm: các yếu tố cá nhân (giới tính; dân tộc; nơi cư trú; hộ khẩu thường trú; nơi sinh); các yếu doanh nghiệp (loại hình doanh nghiệp; quy mô doanh nghiệp; các ngành sản xuất kinh doanh); Biến số ph thuộc (1.Tham gia bảo hiểm xã hội; 0. Không tham gia bảo hiểm xã hội); + Bước 3. NCS làm sạch số liệu và tiến hành phân tích hồi quy logistic. Các số liệu trong bảng phân tích hồi quy được NCS chắt lọc để đưa vào bảng số liệu hồi quy trong Luận án. 6.1.3.Một số giới hạn và hạn chế của phương pháp - Nguồn dữ liệu điện tử về người lao động, doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc của thành phố Hà Nội có hạn chế là chỉ tiêu thu thập chỉ gồm 1 số nhóm chỉ tiêu nhân khẩu – xã hội, gắn với m c tiêu quản lý của BHXH Việt Nam như: Ngày sinh, Giới tính, Dân tộc, Nơi cấp giấy khai sinh, Địa chỉ hộ khẩu, Địa chỉ liên hệ, Mức lương/Hệ số lương làm căn cứ đóng BHXH, Vùng cư trú (Vùng 1, 2, 3, 4 để xác định mức tiền lương tối thiểu vùng), Ph cấp, Đơn vị tham gia/ Loại hình doanh nghiệp tham gia BHXH. Các thông tin về nhu cầu, động cơ, thói quen, lối sống của người lao động… và các thông tin về vai trò của tổ chức công đoàn phải sử d ng từ các nguồn thông tin thứ cấp khác. - Kết quả điều tra doanh nghiệp ở Hà Nội được Tổng c c thống kê tiến hành vào năm 2016, 2017, 2018. Cuộc điều tra tập trung vào 03 loại hình doanh nghiệp: khu vực doanh nghiệp Nhà nước; doanh nghiệp ngoài nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ưu điểm: nguồn dữ liệu tin cậy bao gồm đầy đủ các loại 9
  18. hình doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm: hợp tác xã/ liên hiệp HTX; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH tư nhân, Công ty TNHH có vốn Nhà nước ≤ 50%; Công ty không có vốn nhà nước; công ty cổ phần có vốn Nhà nước ≤ 50%. Nguồn dữ liệu cũng bao gồm đầy đủ các ngành sản xuất kinh doanh chính và quy mô lao động của doanh nghiệp. Hạn chế: Nguồn số liệu còn thiếu các đặc điểm thuộc cá nhân người lao động (mới chỉ có số liệu chung về giới tính, dân tộc, nơi cư trú, hộ khẩu thường trú và nơi sinh; còn thiếu các số liệu tương quan giữa đặc điểm cá nhân người lao động với sự tham gia bảo hiểm xã hội để phân tích hồi quy). 6.2. Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận án tiến tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu với 24 trường hợp theo phương pháp chọn chủ đích những người có khả năng cung cấp thông tin liên quan đến chủ đề nghiên cứu, trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm người lao động với đặc điểm tuổi, giới tính, ngành nghề… khác nhau; ngoài ra là nhóm người sử d ng lao động và cán bộ làm công tác BHXH, cán bộ quản lý lao động nhằm bổ sung thông tin cho các kết quả nghiên cứu định lượng. Cơ cấu phỏng vấn sâu các đối tượng gồm: 10 cuộc cho người lao động (5 người đang làm việc trong doanh nghiệp ngoài nhà nước; 5 người làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tính đến các yếu tố nhóm tuổi, vị trí việc làm, giới tính...); 2 cuộc cho đối tượng là lãnh đạo cơ quan BHXH, 2 cuộc cho lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về lao động – thương binh và xã hội; 04 cuộc cho người sử d ng lao động; 06 cuộc cho cán bộ công đoàn cơ sở. 6.3. Phương pháp quan sát không tham dự: chủ yếu được sử d ng để kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu nhằm làm sâu sắc thêm các thông tin nghiên cứu và đưa ra thêm các bằng chứng củng cố cho các luận cứ khoa học. Nội dung quan sát thông qua các hoạt động giao dịch với các cơ quan BHXH, đời sống, sinh hoạt của công nhân tại khu công nghiệp Hà Nội. Để thực hiện phương pháp này, trong quá trình khảo sát thực địa, tác giả đã đến phòng BHXH thực hiện các quan sát giao dịch giữa cán bộ BHXH và cơ quan sử d ng lao động…. Bên cạnh đó, hoạt động quan sát cũng được thực hiện tại các cuộc phỏng vấn sâu người lao động tham gia và không tham gia BHXH, quan sát và ghi chép biểu cảm, thái độ của người lao động khi trao đổi về vấn đề BHXH…. 10
  19. Luận án kết hợp hai nguồn dự liệu chính để luận giải các yếu tố tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp, vì các lý do sau: Nguồn cơ sở dữ liệu điện tử về người lao động, doanh nghiệp tham gia BHXH tại thành phố Hà Nội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một cơ sở dữ liệu đầu vào quan trọng để xử lý, phân tích trong quá trình xem xét đầy đủ thực trạng tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước đây về chủ đề này là nghiên cứu chọn mẫu, nghiên cứu trường hợp. Bên cạnh đó, việc tiếp cận thông tin từ Sổ BHXH của người lao động tham gia BHXH tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước của thành phố Hà Nội, kết hợp với các phỏng vấn sâu sẽ góp phần làm sáng tỏ lịch sử cuộc đời/quá trình tham gia BHXH của người công nhân tại doanh nghiệp gắn với quá trình lao động của họ trong cuộc sống. 7. Đóng góp mới về khoa học của luận án Cho đến nay, dưới góc độ chính sách, pháp luật, kinh tế đã có khá nhiều nghiên cứu về an sinh xã hội, thu BHXH, BHXH tự nguyện và một số nghiên cứu xã hội học về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Song chưa có nhiều công trình xã hội học với chủ đề về tham gia BHXH bắt buộc của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước, có so sánh với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do vậy, việc tiến hành một nghiên cứu xã hội học về người lao động làm việc trong loại hình doanh nghiệp này tham gia bảo hiểm xã hội có ý nghĩa thực tiễn và lý luận Ý nghĩa lý luận: trên cơ sơ vận d ng khái niệm, lý thuyết trong luận giải các yếu tố tác động tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước, luận án sẽ góp phần phát triển tri thức cho chuyên ngành xã hội học về an sinh xã hội ph c v công tác giảng dạy, đặc biệt là bổ sung những quan điểm lý luận cho hướng luận giải về tham gia BHXH của người lao động trong doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ bức tranh về người lao động tham gia BHXH trong loại hình doanh nghiệp này, các yếu tố tác động đến tham gia bảo hiểm, tìm ra “khoảng cách giữa các quy định pháp luật và thực tiễn, để từ đó đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHXH bắt buộc, bảo đảm ASXH cho người lao động trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước hiện nay. 11
  20. 8. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh m c tài liệu tham khảo, ph l c, luận án kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 3: Thực trạng sự tham gia BHXH của người lao động ở doanh nghiệp ngoài nhà nước Chương 4. Các yếu tố tác động đến sự tham gia BHXH của người lao động ở doanh nghiệp ngoài nhà nước 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1