intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:207

41
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Xã hội học "Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình" trình bày các nội dung chính sau: Chăm sóc về thể chất cho trẻ em trong gia đình nông thôn; Chăm sóc về tinh thần cho trẻ em trong gia đình nông thôn; Chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống cho trẻ em trong gia đình nông thôn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯƠNG THỊ THU TRANG THỰC TRẠNG CHĂM SÓC TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN Ở HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯƠNG THỊ THU TRANG THỰC TRẠNG CHĂM SÓC TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN Ở HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 9 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN HỮU MINH Hà Nội - 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi quan tâm tới vấn đề chăm sóc trẻ em từ lâu, nhưng thực sự bắt đầu nghiên cứu chủ đề này từ năm 2017 trong khuôn khổ công việc của một nghiên cứu sinh xã hội học, đến nay, luận án đã hoàn thành. Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn khoa học, GS. TS. Nguyễn Hữu Minh, người đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này trong suốt 5 năm qua. Thầy không chỉ hướng dẫn tôi về kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học, tôi còn học được ở thầy cái tâm, cái tầm và đạo đức nghề nghiệp của người làm nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo và các thành viên ở các hội đồng đã có những góp ý, hướng dẫn để tôi hoàn thiện luận án. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới GS. TS. Hồ Sĩ Quý - người thầy đặc biệt đã dạy bảo dìu dắt tôi không chỉ trên con đường nghiên cứu khoa học mà còn là người luôn động viên, khích lệ tôi vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống để hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Viện Thông tin Khoa học xã hội, các đồng nghiệp Phòng Nghiên cứu-Thông tin Quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án. Cuối cùng, tôi xin dành tất cả sự yêu thương, trân trọng và lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, những người thân yêu đã luôn ở bên tôi, hỗ trợ, giúp đỡ, cổ vũ, động viên, khích lệ tôi. Gia đình chính là khởi nguồn, cũng là đích đến, giúp tôi nuôi dưỡng niềm say mê và vững tâm hoàn thành luận án này. Hà Nội, tháng … năm 2022 Tác giả Lương Thị Thu Trang
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy GS. TS. Nguyễn Hữu Minh. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, tháng … năm 2022 Tác giả Lương Thị Thu Trang
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích............................................................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu ............................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án................................................................ 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .............................................................. 12 7. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 13 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................... 14 1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài ....................................................................... 14 1.1.1 Chủ đề về chăm sóc thể chất cho trẻ ........................................................... 14 1.1.2 Chủ đề về chăm sóc tinh thần cho trẻ .......................................................... 19 1.1.3 Chủ đề về chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống cho trẻ ....... 23 1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................... 25 1.2.1 Chủ đề về chăm sóc thể chất cho trẻ ........................................................... 27 1.2.2 Chủ đề về chăm sóc tinh thần cho trẻ .......................................................... 33 1.2.3 Chủ đề về chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống cho trẻ ....... 38 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 45 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 46 2.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................... 46 2.1.1 Khái niệm “Trẻ em” .................................................................................... 46 2.1.2 Khái niệm “Chăm sóc trẻ em trong gia đình” ............................................. 47 2.1.3 Khái niệm “Sức khỏe thể chất”, “Chăm sóc thể chất” ................................ 48 2.1.4 Khái niệm “Sức khỏe tinh thần”, “Chăm sóc tinh thần” ............................. 48 2.1.5 Khái niệm “Tri thức”, “Đạo đức”, “Lối sống” và “Chăm sóc trong lĩnh vực tri thức và đạo đức, lối sống” ................................................................................. 50 2.1.6 Đặc điểm của trẻ em lứa tuổi 6-11 .............................................................. 51 2.2 Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước Việt Nam về chăm sóc trẻ em ........................................................................................................... 54 2.3 Các lý thuyết nghiên cứu vận dụng cho đề tài .................................................... 58 2.3.1 Lý thuyết cấu trúc - chức năng .................................................................... 58 2.3.2 Lý thuyết xã hội hóa .................................................................................... 60
  6. 2.3.3 Cách tiếp cận văn hóa .................................................................................. 62 2.4 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 63 2.4.1 Địa bàn nghiên cứu ...................................................................................... 63 2.4.2 Điều kiện sống của các hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu ......................... 65 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 73 CHƯƠNG 3: CHĂM SÓC VỀ THỂ CHẤT CHO TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN................................................................................................... 74 3.1 Cha mẹ chăm sóc dinh dưỡng cho con ............................................................... 74 3.1.1 Cha mẹ cân đối các loại thức ăn thường cho con ăn ................................... 74 3.1.2 Cha mẹ bồi dưỡng thêm các loại thực phẩm đắt tiền khi con ốm ............... 76 3.1.3 Cha mẹ cho con uống sữa ở nhà và ở trường .............................................. 78 3.2 Cha mẹ chăm sóc về y tế cho con ....................................................................... 83 3.2.1 Mức độ cha mẹ đưa con đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ ................. 84 3.2.2 Người thực hiện chính đưa con đi khám bệnh ............................................ 85 3.2.3 Nơi thường khám chữa bệnh cho con ......................................................... 87 3.3 Sự chuẩn bị của cha mẹ để chăm sóc sức khoẻ thể chất cho con ....................... 91 3.3.1 Người thực hiện chính việc chăm sóc sức khoẻ thể chất cho con ............... 91 3.3.2 Thời gian hàng ngày cha mẹ dành chăm sóc thể chất cho con ................... 94 3.3.3 Cha mẹ học hỏi các kiến thức chăm sóc về thể chất cho con ..................... 96 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 98 CHƯƠNG 4: CHĂM SÓC VỀ TINH THẦN CHO TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN................................................................................................. 101 4.1 Cha mẹ chăm sóc hoạt động vui chơi giải trí của con cái ................................ 101 4.1.1 Mức độ cha mẹ đưa trẻ đi vui chơi giải trí ................................................ 101 4.1.2 Mức độ cha mẹ biết rõ nơi con cái thường đến chơi ................................. 105 4.1.3 Mức độ cha mẹ biết các loại hoạt động vui chơi, giải trí của con ............. 108 4.1.4 Cha mẹ cho con tham gia các hoạt động dành cho thiếu nhi .................... 111 4.1.5 Cha mẹ biết về thời gian xem tivi, điện thoại và internet của con cái ...... 114 4.1.6 Cha mẹ tham gia chơi trò chơi cùng con cái ............................................. 117 4.2 Cha mẹ chăm sóc đời sống tâm lý, tình cảm cho con cái ................................. 120 4.2.1 Cha mẹ trò chuyện, tâm sự cùng con ........................................................ 120 4.2.2 Cha mẹ biết rõ về bạn thân của con cái ..................................................... 122 4.2.3 Mức độ cha mẹ biết rõ các sở thích của con cái ........................................ 125 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................. 128
  7. CHƯƠNG 5. CHĂM SÓC TRONG LĨNH VỰC TRI THỨC, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN ................................. 132 5.1 Cha mẹ chăm sóc con trong việc học tập ......................................................... 132 5.1.1 Cha mẹ nhắc nhở con học tập.................................................................... 133 5.1.2 Thời gian cha mẹ kèm con học mỗi ngày ................................................. 134 5.1.3 Mức độ cha mẹ biết về thời gian và kết quả học tập của con ................... 138 5.1.4 Ứng xử của cha mẹ khi con đạt điểm cao hoặc làm việc tốt ..................... 142 5.1.5 Cha mẹ tham gia một số hoạt động ở trường học cùng con ...................... 144 5.2 Cha mẹ dạy con về đạo đức, lối sống ............................................................... 146 5.2.1 Các nội dung đạo đức cha mẹ dạy cho con ............................................... 146 5.2.2 Các nội dung về lối sống cha mẹ dạy cho con .......................................... 148 5.2.3 Quan điểm về sự cần thiết phải trừng phạt trẻ về thể chất ........................ 150 5.2.4 Phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho con ..................................... 151 5.3 Một số hoạt động khác của cha mẹ trong chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống cho con ....................................................................................... 155 5.3.1 Người quyết định chính trong việc dạy dỗ con ......................................... 155 5.3.2 Quan niệm về người chịu trách nhiệm chính trong việc dạy dỗ con......... 156 5.3.3 Người thực hiện chính việc đưa đón con đi học........................................ 159 Tiểu kết chương 5 ................................................................................................. 161 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 165 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ...................... 173 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 174 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 185
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức CDC Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CRC Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em CSTE Chăm sóc trẻ em CT/TƯ Chỉ thị/ Trung ương GĐ Gia đình KD, LĐTD Kinh doanh, lao động tự do NĐ-CP Nghị định - Chính phủ QĐ/TTg Quyết định/ Thủ tướng QH Quốc hội SKTC Sức khỏe thể chất SKTT Sức khỏe tinh thần THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTg Thủ tướng TW Trung ương UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc WHO Tổ chức y tế thế giới
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Mô hình chọn mẫu .........................................................................................7 Bảng 2: Đặc điểm người trả lời .................................................................................10 Bảng 3: Tương quan mức sống và các loại tài sản gia đình sở hữu ..........................69 Bảng 4: Tỷ lệ có bồi dưỡng thực phẩm/sữa đắt tiền khi con ốm ..............................77 Bảng 5: Tỷ lệ gia đình cho con tham gia sữa học đường ..........................................79 Bảng 9: Người thực hiện chính chăm sóc sức khoẻ thể chất của con .......................91 Bảng 10: Thời gian hàng ngày cha mẹ dành chăm sóc con ......................................94 Bảng 11: Mức độ cha mẹ thường xuyên đưa con đi vui chơi giải trí .....................102 Bảng 12: Mức độ cha mẹ biết nơi con cái thường đến chơi ...................................106 Bảng 13: Mức độ cha mẹ biết về các loại hoạt động vui chơi giải trí của con .......109 Bảng 14: Mức độ cha mẹ cho con tham gia các hoạt động dành cho thiếu nhi do địa phương hoặc nhà trường tổ chức.............................................................................113 Bảng 15: Mức độ cha mẹ biết về thời gian xem tivi, điện thoại và internet của con ...... 115 Bảng 16: Mức độ cha mẹ tham gia chơi trò chơi cùng con ....................................118 Bảng 17: Mức độ cha mẹ trò chuyện, tâm sự cùng con ..........................................120 Bảng 18: Mức độ cha mẹ biết về bạn thân của con cái ...........................................123 Bảng 19: Mức độ cha mẹ biết về các sở thích của con ...........................................126 Bảng 20: Tỷ lệ cha mẹ có nhắc nhở con học tập ....................................................133 Bảng 21: Thời gian cha mẹ kèm con học hàng ngày ..............................................136 Bảng 22: Mức độ cha mẹ biết rõ thời gian và kết quả học tập của con ..................139 Bảng 23: Tỷ lệ cha mẹ có tham gia các hoạt động ở trường học cùng con ............145 Bảng 24: Quan điểm về sự cần thiết phải trừng phạt trẻ về thể chất ......................150 Bảng 25: Tỷ lệ cha mẹ có sử dụng cách phát vào mông bằng tay để dạy con ........153 Bảng 26: Quan niệm về người chịu trách nhiệm chính trong việc dạy dỗ con ....157
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Mức sống của các gia đình ......................................................................66 Biểu đồ 2: Tương quan mức sống của gia đình và loại nhà ở ...................................67 Biểu đồ 3: Số con trong độ tuổi 6-11 ở các gia đình.................................................72 Biểu đồ 4: Các loại thức ăn cha mẹ thường chú ý cho con ăn ..................................75 Biểu đồ 5: Tỷ lệ trẻ được uống sữa hàng ngày tại nhà..............................................81 Biểu đồ 6: Mức sống của gia đình và mức độ cha mẹ cho trẻ uống sữa ở nhà .........82 Biểu đồ 7: Nơi thường khám chữa bệnh cho con......................................................88 Biểu đồ 8: Nơi thường khám chữa bệnh cho con phân theo địa bàn nghiên cứu .....89 Biểu đồ 10: Mức độ cha mẹ an tâm với các cơ sở khám chữa bệnh .........................90 Biểu đồ 11: Mức độ cha mẹ học hỏi các kiến thức chăm sóc về thể chất cho con từ truyền thông đại chúng ..............................................................................................97 Biểu đồ 12: Mức độ cha mẹ biết rõ về các sở thích của con...................................125 Biểu đồ 13: Thời gian cha mẹ kèm con học hàng ngày ..........................................135 Biểu đồ 14: Cách ứng xử của cha mẹ khi con đạt điểm cao hoặc làm việc tốt.......142 Biểu đồ 15: Các nội dung đạo đức cha mẹ có dạy cho con ....................................147 Biểu đồ 16: Các nội dung về lối sống cha mẹ có dạy cho con ...............................148 Biểu đồ 17: Phương pháp cha mẹ giáo dục con khi trẻ mắc lỗi..............................152 Biểu đồ 18: Người quyết định chính trong việc dạy dỗ con ...................................156
  11. DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 1: Lý do cha mẹ muốn con ăn nhiều rau củ ......................................................75 Hộp 2: Một số lý do cha mẹ cho con tham gia và không tham gia sữa học đường ..81 Hộp 3: Một số loại trò chơi mà trẻ 6-11 tuổi thích chơi .........................................108 Hộp 4: Một số lý do cha mẹ không cho con tham gia các hoạt động cho thiếu nhi do địa phương và nhà trường tổ chức ..........................................................................112 Hộp 5: Lý do cha mẹ cho con tham gia các hoạt động dành cho thiếu nhi do địa phương hoặc nhà trường tổ chức.............................................................................113 Hộp 6: Thời gian và lý do cha mẹ kèm con học .....................................................135 Hộp 7: Một số lý do mong con học giỏi .................................................................138 Hộp 8: Lý do các bậc cha mẹ thưởng hoặc không thưởng tiền cho con .................143
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội. Tuy không phải là thiết chế duy nhất có vai trò chăm sóc trẻ em, nhưng gia đình bao giờ cũng là thiết chế quan trọng nhất, bởi bản chất của việc chăm sóc trẻ em xuất phát từ tình thương yêu, từ trách nhiệm duy trì nòi giống, giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa của gia đình và của dân tộc. Từ thực tế cuộc sống, qua những tương tác với các thành viên trong mỗi gia đình, trẻ được chăm sóc, được truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm sống. Gia đình chính là cái nôi, là trường học đầu tiên, là môi trường chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt và suốt đời đối với sự phát triển của trẻ. Toàn cầu hóa không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế mà còn trên toàn bộ các lĩnh vực trong đó có chính trị, văn hóa - xã hội. Gia đình Việt Nam đương đại đang phải đương đầu với những thách thức liên quan đến bền vững về mặt cấu trúc và quan hệ giữa các thành viên, giữa các thế hệ trong gia đình. Các quan niệm xã hội đã có nhiều thay đổi, nhưng đến nay, gia đình vẫn có một vị trí có thể nói là quan trọng nhất đối với người Việt Nam nói chung và với trẻ em nói riêng. Cha mẹ có vai trò quyết định đối với việc hình thành nhân cách trẻ thông qua quá trình xã hội hóa. Trong việc chăm sóc trẻ em, gia đình đóng vai trò quan trọng đặc biệt mà cha mẹ là những người thực hiện chính trên tất cả các phương diện. Trong mấy thập kỷ qua, gia đình nông thôn Việt Nam đã có nhiều biến đổi cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Nền kinh tế hội nhập cùng với sự điều chỉnh các chính sách tăng trưởng kinh tế, tài chính, y tế và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo xu hướng thương mại hóa dẫn đến cha mẹ thiếu thời gian chăm sóc trẻ em do áp lực kiếm sống. Điều đó khiến cho điều kiện và thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn cũng biến động với những thuận lợi, khó khăn và thách thức. Trong khi đó, chưa có nhiều nghiên cứu về chăm sóc trẻ em trong các gia đình ở nông thôn một cách chuyên sâu, hệ thống, đặc biệt là trong bối 1
  13. cảnh quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nông thôn. Một số phát hiện về việc chăm sóc trẻ em chưa có sự nhất quán giữa các nghiên cứu. Vì vậy, đề tài “Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình” với mong muốn tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới việc chăm sóc trẻ em trong các gia đình nông thôn hướng đến mục tiêu trẻ được chăm sóc tốt nhất, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ để đáp ứng tốt nền kinh tế tri thức là một vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng chăm sóc trẻ em trong các gia đình nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình nhằm bảo đảm tốt hơn việc chăm sóc trẻ em ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các tài liệu liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của luận án để kế thừa thành tựu và các bài học kinh nghiệm từ những công trình này; - Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận của đề tài luận án, bao gồm làm rõ các khái niệm chính liên quan đến đề tài và các lý thuyết, các cách tiếp cận có thể áp dụng cho việc tìm hiểu thực trạng cha mẹ chăm sóc trẻ em ở các gia đình nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình hiện nay; - Tập hợp các tài liệu thực tiễn ở địa bàn nghiên cứu; - Tiến hành khảo sát (phỏng vấn định lượng và định tính); - Phân tích và xử lý thông tin; - Xây dựng khung phân tích và sử dụng các dữ liệu, thông tin thu thập được để phân tích, đánh giá thực trạng cha mẹ chăm sóc trẻ em ở các gia đình nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình hiện nay; - Phân tích thực trạng cha mẹ chăm sóc về thể chất cho trẻ em trong gia đình nông thôn; - Phân tích thực trạng cha mẹ chăm sóc về tinh thần cho trẻ em trong gia đình nông thôn; 2
  14. - Phân tích thực trạng cha mẹ chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức, lối sống cho trẻ trong gia đình nông thôn; - Tổng kết, khái quát, đề xuất các khuyến nghị nhằm nêu lên một số luận điểm và mô hình cha mẹ chăm sóc trẻ em trong gia đình ở nông thôn. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Có sự khác nhau nào về vai trò của người cha và người mẹ trong việc chăm sóc trẻ em trong các gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình? Câu hỏi 2: Các đặc điểm cá nhân của cha mẹ có ảnh hưởng thế nào đến việc chăm sóc trẻ em trong các gia đình nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình? Câu hỏi 3: Các đặc điểm hộ gia đình và cộng đồng có ảnh hưởng thế nào đến việc chăm sóc trẻ em trong các gia đình nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình? Câu hỏi 4: Tuổi và giới tính của trẻ có ảnh hưởng thế nào đến việc chăm sóc của cha mẹ đối với trẻ trong các gia đình nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình? 2.4 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất: Các hoạt động chăm sóc trẻ em trong các gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình mang dấu ấn của người mẹ đậm nét và rõ ràng hơn so với người cha. Giả thuyết thứ hai: Cha mẹ có độ tuổi trẻ hơn, học vấn cao hơn, và làm các công việc gắn với văn phòng quan tâm hơn tới việc chăm sóc và có phương pháp chăm sóc trẻ em trong gia đình phù hợp hơn so với các nhóm cha mẹ với đặc điểm khác. Giả thuyết thứ ba: Địa bàn nào có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển hơn, gia đình có mức sống tốt hơn thì việc chăm sóc trẻ em trong gia đình tốt hơn. Giả thuyết thứ tư: Các hoạt động chăm sóc trẻ em của bậc cha mẹ ở nông thôn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình vẫn có xu hướng ưu tiên con bé và con trai nhiều hơn. 3
  15. 2.5 Khung phân tích Cha mẹ chăm sóc - Các đặc trưng về thể chất cho cá nhân của cha trẻ (chăm sóc dinh mẹ (độ tuổi, giới dưỡng và y tế cho tính, trình độ học trẻ) vấn, nghề nghiệp) - Các đặc điểm gia đình (mức sống, số con) Chăm sóc trẻ Cha mẹ chăm sóc em trong gia về tinh thần cho - Đặc điểm trẻ em trẻ (chăm sóc hoạt (lứa tuổi, giới tính đình nông thôn động vui chơi giải trẻ em) huyện Vũ Thư, trí và đời sống tâm lý, tình cảm của trẻ tỉnh Thái Bình em) Điều kiện kinh Cha mẹ chăm sóc tế xã hội của trong lĩnh vực tri huyện Vũ Thư, thức, đạo đức, lối tỉnh Thái Bình sống cho trẻ và 3 xã: - Xã Vũ Tiến - Xã Nguyên Xá - Xã Hòa Bình 3. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng các bậc cha mẹ chăm sóc trẻ em trong các gia đình có con trong độ tuổi 6-11 ở nông thôn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Về không gian: Do điều kiện thời gian và khả năng kinh phí có hạn nên luận án tập trung nghiên cứu tại 3 xã của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Cụ thể: - Xã Nguyên Xá: Đại diện cho các xã có làng nghề truyền thống (có nghề làm gỗ). - Xã Vũ Tiến: Đại diện cho các xã thuần nông nghiệp (ruộng - vườn - ao - chuồng). - Xã Hòa Bình: là xã hỗn hợp, giáp ranh với thị trấn Vũ Thư và thành phố Thái Bình. 4
  16. 3.2.2 Về thời gian: Thời điểm tiến hành khảo sát thực tế: Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2020. 3.2.3 Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tình hình cha mẹ chăm sóc trẻ em nói chung và đặc biệt tập trung vào sự chăm sóc của cha mẹ với trẻ nhóm tuổi 6-11 bởi đây là nhóm trẻ lần đầu tiên trong đời được đến trường phổ thông để tiếp thu nền văn hóa (được chọn lọc và sắp xếp thành từng môn học) bằng phương pháp nhà trường. Nếu nhóm trẻ em 0-5 tuổi (tương ứng với cấp mẫu giáo) cần nhiều hơn các chăm sóc về thể chất (chăm sóc dinh dưỡng và chăm sóc y tế, khám chữa bệnh), nhóm trẻ em 12-17 tuổi (tương ứng với cấp trung học cơ sở) cần nhiều hơn các chăm sóc về tri thức, đạo đức, lối sống, thì nhóm trẻ em 6-11 tuổi (tương ứng với cấp tiểu học) đòi hỏi sự chăm sóc ở tất cả các khía cạnh này là tương đương nhau. Hơn nữa, trong quá trình tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy có rất ít các nghiên cứu về nhóm trẻ 6-11 tuổi mà đa số các nghiên cứu chỉ tập trung vào hai nhóm trẻ chính là 0-5 tuổi và 12-17 tuổi như trình bày bên trên. Đó là những lý do để tác giả quyết định đặc biệt tập trung nghiên cứu vào một số hoạt động chăm sóc của cha mẹ với nhóm trẻ 6-11 tuổi. Chăm sóc trẻ em là một vấn đề có phạm vi rộng. Trong phạm vi của luận án này, đề tài tập trung làm rõ thực trạng chăm sóc trẻ em của các gia đình cũng như các yếu tố có liên quan tới thực trạng này theo các chỉ báo đã được xây dựng, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp can thiệp nhằm nâng cao kiến thức chăm sóc trẻ em trong các gia đình ở nông thôn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình. 3.3 Khách thể và một số hạn chế của mẫu nghiên cứu 3.3.1 Khách thể của đề tài - Trẻ em trong các gia đình nông thôn huyện Vũ Thư. - Cha mẹ trong các gia đình có con trong độ tuổi 6-11 tuổi ở nông thôn huyện Vũ Thư - Một số giáo viên ở các trường tiểu học thuộc những địa bàn nghiên cứu của đề tài. 5
  17. 3.3.2 Một số hạn chế của mẫu nghiên cứu Do đây là một nghiên cứu trường hợp xem xét các hoạt động cha mẹ chăm sóc con cái trong các gia đình nông thôn, nên nghiên cứu có một số hạn chế sau: - Trẻ em trong các gia đình nông thôn có thể được ông, bà, anh, chị, họ hàng, hàng xóm … cùng chăm sóc nhưng trong luận án này chỉ tập trung đề cập và tìm hiểu chủ thể chăm sóc chính là các bậc cha mẹ, nên bức tranh về “chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn” có thể chưa được đầy đủ, sinh động và cần các nghiên cứu tiếp theo với quy mô rộng hơn. - Vì luận án chỉ tiến hành nghiên cứu trên 3 xã nông thôn (trong tổng số 29 xã) của huyện Vũ Thư nên các kết quả phân tích và những nhận xét của luận án đưa ra không đại diện cho cả tỉnh Thái Bình; các kết quả nghiên cứu của luận án cũng không cho phép khái quát hóa cho toàn bộ quá trình cha mẹ chăm sóc con cái ở các gia đình nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy, theo chúng tôi, chủ đề nghiên cứu này vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu trong tương lai gần. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp cụ thể sau: 4.1 Phương pháp phân tích tài liệu Tác giả tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan tới chăm sóc trẻ em nói chung và chăm sóc của cha mẹ với trẻ em trong các gia đình khu vực nông thôn nói riêng theo các chủ đề: i) cha mẹ chăm sóc thể chất cho trẻ em; ii) cha mẹ chăm sóc tinh thần cho trẻ em; và iii) cha mẹ chăm sóc trong lĩnh vực tri thức, đạo đức lối sống cho trẻ em. Đây được xem là phương pháp quan trọng trong quá trình phân tích và viết luận án. Việc tham khảo các nghiên cứu có liên quan, kể cả của các tác giả trong nước cũng như tác giả nước ngoài, không chỉ giúp cho luận án biết được những gì người đi trước đã làm, những gì họ chưa làm được, những gì đã làm nhưng chưa thỏa đáng, và những gì có thể kế thừa hoặc những khoảng trống từ các nghiên cứu trước, ở cả hai phương diện là nội dung và phương pháp nghiên cứu, để xác định hướng nghiên cứu của luận án cho phù hợp. 6
  18. 4.2 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi * Phương pháp chọn mẫu Khách thể nghiên cứu chính của đề tài là những bậc cha mẹ ở các gia đình có con trong độ tuổi 6-11 (cha mẹ ở các gia đình có con đang học Tiểu học) với kích thước 420 mẫu, mỗi xã tiến hành phát 140 bảng hỏi, với mỗi độ tuổi của trẻ khảo sát 28 bậc cha mẹ. Nguyên tắc chọn mẫu được mô hình hóa bằng bảng dưới đây (xem bảng 1): Bảng 1: Mô hình chọn mẫu Lứa tuổi của trẻ em Số cha/mẹ được phỏng vấn Học sinh lớp 1 (6 - 7 tuổi) 28 cha/mẹ Xã 140 Học sinh lớp 2 (7 - 8 tuổi) 28 cha/mẹ Vũ bảng Học sinh lớp 3 (8 - 9 tuổi) 28 cha/mẹ Tiến hỏi Học sinh lớp 4 (9 - 10 tuổi) 28 cha/mẹ Học sinh lớp 5 (10 - 11 tuổi) 28 cha/mẹ Học sinh lớp 1 (6 - 7 tuổi) 28 cha/mẹ Xã 140 Học sinh lớp 2 (7 - 8 tuổi) 28 cha/mẹ Nguyên bảng Học sinh lớp 3 (8 - 9 tuổi) 28 cha/mẹ Xá hỏi Học sinh lớp 4 (9 - 10 tuổi) 28 cha/mẹ Học sinh lớp 5 (10 - 11 tuổi) 28 cha/mẹ Học sinh lớp 1 (6 - 7 tuổi) 28 cha/mẹ Xã 140 Học sinh lớp 2 (7 - 8 tuổi) 28 cha/mẹ Hòa bảng Học sinh lớp 3 (8 - 9 tuổi) 28 cha/mẹ Bình hỏi Học sinh lớp 4 (9 - 10 tuổi) 28 cha/mẹ Học sinh lớp 5 (10 - 11 tuổi) 28 cha/mẹ Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm. Đề tài chọn ra 3 xã trong tổng số 29 xã của huyện Vũ Thư dựa trên đặc điểm của từng xã như đã trình bày trong phần 3.2.1. 7
  19. Sau khi liên hệ với các trường tiểu học của các xã và có danh sách các bậc cha mẹ có con từ 6-11 tuổi (tương ứng với các cha mẹ có con từ lớp 1 đến lớp 5), đề tài xin phép các giáo viên chủ nhiệm của từng lớp được gửi bảng câu hỏi trực tiếp và ngẫu nhiên cho các bậc cha mẹ theo tỷ lệ đã định sẵn như bảng trên trong buổi họp phụ huynh của từng lớp được lựa chọn (những người đi họp phụ huynh thay cha mẹ như ông bà, anh chị, họ hàng… được loại ra). Các bậc cha mẹ tham gia trả lời được lưu ý rằng sẽ trả lời về sự chăm sóc và quan tâm của hai vợ chồng họ và những quan điểm, suy nghĩ của chính bản họ đối với con cái. Dữ liệu được thu thập hai giai đoạn: giai đoạn 1 vào tháng 5/2020, và giai đoạn 2 điều tra bổ sung vào tháng 10/2020. Tổng số bảng câu hỏi được phát ra là 420 bảng, kết quả thu hồi được là 418 bảng, trong đó có 412 bảng hợp lệ được đưa vào sử dụng và phân tích. Tỷ lệ hồi đáp là 98%. * Phương pháp xử lý thông tin Sau khi tiến hành khảo sát tại địa bàn, các thông tin thu nhận đều được kiểm tra tại thực địa để tránh những thông tin bị bỏ sót. Số liệu thu thập được nhập và xử lý bằng chương trình SPSS for Window. Số liệu sau khi xử lý được biểu hiện dưới dạng bảng tương quan và bảng tần số, cùng một số chỉ số thống kê được rút ra theo yêu cầu phân tích, lý giải của đề tài. * Phương pháp phân tích: bên cạnh việc trình bày về tần suất các bậc cha mẹ thực hiện việc chăm sóc con cái thì luận án còn phân tích sự tương đồng và khác biệt về thực hiện các hoạt động này theo các nhóm xã hội khác nhau như: địa bàn nghiên cứu (xã nghiên cứu); tuổi của cha/mẹ; giới tính của cha/mẹ; học vấn của cha/mẹ, nghề nghiệp của cha/mẹ, mức sống của gia đình, số con lứa tuổi 6-11 trong các gia đình; giới tính của con trong gia đình chỉ có một con độ tuổi 6-11; tuổi của con trong gia đình chỉ có một con độ tuổi 6-11. * Thông tin chung về người trả lời Về giới tính: Trong 412 người tham gia cuộc khảo sát, có tới 275 người (hơn 2/3) là nữ. Điều này phản ánh một thực tế là người mẹ thường là người chăm sóc con cái vì vậy họ tham gia trả lời nhiều hơn (xem bảng 2). 8
  20. Về độ tuổi: Các bậc cha mẹ có con lứa tuổi 6-11 trải đều ở các nhóm tuổi từ dưới 36 tuổi đến trên 41 tuổi (xem bảng 2). Các bậc cha mẹ tham gia trả lời trẻ tuổi nhất là 25 tuổi và lớn tuổi nhất là 59 tuổi. Về học vấn: Nếu như các thế hệ người dân sinh từ năm 1960 trở về trước ở các vùng nông thôn có mặt bằng trình độ dân trí tương đối thấp thì các thế hệ người dân ở nông thôn sinh từ 1970 đến nay đã có sự thay đổi lớn về mặt bằng dân trí chung (thể hiện ở tỷ lệ các bậc cha mẹ có trình độ đại học và sau đại học khá cao (xem bảng 2). Cùng với sự phát triển kinh tế chung của đất nước, các xã nông thôn của huyện Vũ Thư cũng đã có nhiều bước chuyển đổi về kinh tế, xã hội. Nhiều người có trình độ học vấn cao không ngại “về quê” sinh sống và lao động. Những người có trình độ cao có thể làm các công việc ở các cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, hoặc họ có thể là giáo viên, chuyên viên kỹ thuật hoặc kinh doanh tự do… Về nghề nghiệp: Như đã nói ở trên, hiện nay các xã nông thôn ở Vũ Thư nói riêng, nông thôn Bắc bộ nói chung đều đã có những bước chuyển mình rất lớn trên tất cả các mặt, mà thay đổi lớn nhất là diện mạo kinh tế, xã hội. Nông dân ở các xã nông thôn hiện nay không còn canh tác lúa thuần nông như những năm trước, (giai đoạn 2000 trở về trước) mà hiện nay nông thôn đã chuyển đổi mô hình canh tác rất nhiều: dồn điền đổi thửa, chuyển sang kinh tế trang trại, kết hợp ruộng - vườn - ao - chuồng. Người dân thay đổi mô hình kinh tế của bản thân và gia đình. Nhiều gia đình bỏ hoang ruộng không canh tác vì thuần nông cho lợi ích kinh tế rất thấp. Vì thế hiện nay tỷ lệ người dân còn làm nông nghiệp, là nông dân ở nông thôn Vũ Thư rất ít. Vũ Thư lại là huyện tiếp giáp với thành phố Thái Bình, nên đa số người dân sinh từ 1970 trở lại đây thay vì làm nông dân đã chuyển sang làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp của thành phố Thái Bình và các ngành nghề khác (xem bảng 2). 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2