Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 5
download
Luận án Tiến sĩ Xã hội học "Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh" trình bày các nội dung chính sau: Thực trạng các hoạt động bảo trợ của GHCG cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh; Thực trạng nhận thức về hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo dành cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ MẠNH QUÂN HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CHO NHÓM NMĐT TẠI TỔNG GIÁO PHẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC Mã số: 9.31.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRỊNH DUY LUÂN HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Vũ Mạnh Quân
- LỜI TRI ÂN Người thực hiện xin chân thành tri ân: GS.TS. Trịnh Duy Luân, giảng viên hướng dẫn luận án. Quý giảng viên phản biện luận án. Quý giảng viên Khoa Xã hội học, thuộc Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Hội Dòng các Sư Huynh Trường Kitô. Quý Linh mục, Tu sĩ nam nữ, bà con giáo dân và toàn thể anh chị em cộng tác viên đã tận tình giúp đỡ người thực hiện hoàn thành luận án tốt nghiệp này. Người thực hiện Vũ Mạnh Quân
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANTT An ninh trật tự BTXH Bảo trợ xã hội BVSS Bảo vệ sự sống CN Công nhân CSC Chính sách công CSXH Cơ sở xã hội CH Cao học DCCT Dòng Chúa Cứu Thế DLXH Dư luận xã hội ĐHY Đức Hồng y GHCG Giáo hội Công giáo HĐGMVN Hội đồng Giám mục Việt Nam HVKHXH Học viện Khoa học Xã hội KCN Khu công nghiệp KTX Ký túc xá KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn NCS Nghiên cứu sinh NMĐT NMĐT PTTH Phổ thông Trung học TGP Tổng giáo phận TNXH Tệ nạn xã hội TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu các nhóm xung quanh NMĐT ............................. 7 Bảng 1.2. Cơ cấu mẫu khảo sát một số đặc điểm nhân khẩu xã hội của NMĐT........ 8 Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu – xã hội của nhóm NMĐT trong mẫu nghiên cứu .. 56 Bảng 3.2. Nguyên do trở thành NMĐT .................................................................... 59 Bảng 3.3. Những khó khăn của NMĐT trước khi vào Mái ấm ................................ 60 Bảng 3.4. Những khó khăn khi vào Mái ấm ............................................................. 61 Bảng 3.5. Đặc điểm của 4 Mái ấm trong nghiên cứu ................................................ 68 Bảng 3.6. Số liệu NMĐT đã được bảo trợ ................................................................ 87 Bảng 4.1. Cảm nhận về người phụ trách Mái ấm ..................................................... 95 Bảng 4.2. Cảm nhận về chính mình trong Mái ấm ................................................... 96 Bảng 4.3. Cảm nhận về chị em tại Mái ấm ............................................................... 97 Bảng 4.4. Cảm nhận trong thời gian sống tại Mái ấm .............................................. 97 Bảng 4.5. Định hướng sau khi sinh con và rời khỏi Mái ấm .................................... 98 Bảng 4.6. Nghe hoặc biết về các hoạt động bảo trợ NMĐT của GHCG ................ 103 Bảng 4.7. Tác động tích cực và tiêu cực của DLXH .............................................. 105 Bảng 4.8. Mẫu thăm dò ý kiến các nhóm xung quanh NMĐT ............................... 107
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. So sánh những khó khăn gặp phải trước khi và khi ở Mái ấm ............. 62 Biểu đồ 3.2. Những sự giúp đỡ dành cho NMĐT ..................................................... 63 Biểu đồ 4.1. Duy trì Mái ấm ................................................................................... 110 Biểu đồ 4.2. Hiệu quả và chất lượng của các hoạt động bảo trợ............................. 111 Biểu đồ 4.3. Nhà nước có nên tạo điều kiện cho hoạt động bảo trợ của GHCG đối với NMĐT không? .................................................................................................. 112 Biểu đồ 4.4. Các hoạt động bảo trợ này có mâu thuẫn với chính sách dân số và sự phát triển không? ..................................................................................................... 114 Biểu đồ 4.5. Nếu có một phụ nữ là người thân/quen mang thai khi chưa kết hôn, lại bị gia đình, bạn trai từ chối, quý vị sẽ khuyên họ làm gì? ...................................... 116 Biểu đồ 4.6. Nếu biết một NMĐT, quý vị có giới thiệu hoạt động bảo trợ này của GHCG cho họ không? ............................................................................................. 117
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết ....................................................................................... 11 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức Mái ấm Mai Tiến .............................................................. 52 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức Mái ấm Mai Linh .............................................................. 53 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ tổ chức Mái ấm Mai Tâm .............................................................. 54 Sơ đồ 3.4. Sơ đồ tổ chức Nhà tình thương Giê ra đô ................................................ 54 Sơ đồ 3.5. Tương tác biểu trưng ............................................................................... 81 Sơ đồ 4.1. NMĐT và các thiết chế xã hội ............................................................... 102 SƠ ĐỒ PHẦN PHỤ LỤC Sơ đồ 4.1. Tổ chức và điều hành Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Sơ đồ 4.2. Công tác mục vụ trong việc bảo trợ NMĐT của Mái ấm Mai Tiến Sơ đồ 4.3. Công tác mục vụ trong việc bảo trợ NMĐT của Mái ấm Mai Tâm Sơ đồ 4.4. Công tác xã hội cho nhóm NMĐT Sơ đồ 4.5. Lý thuyết hệ thống hành động Sơ đồ 4.6. Khung lý thuyết luận án mở rộng Sơ đồ 4.7. Công tác mục vụ trong việc bảo trợ NMĐT của Mái ấm Mai Linh Sơ đồ 6.1. Mạng lưới các Mái ấm dành cho NMĐT tại TGP TPHCM Sơ đồ 6.2. Mạng lưới các Mái ấm dành cho NMĐT tại tỉnh Đồng Nai
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu .................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................2 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .................................................2 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................................3 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.............................................4 5.1. Phương pháp luận ...................................................................................................... 4 5.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 5 6. Những đóng góp của luận án ..........................................................................12 7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ........................................................................13 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...................14 1.1. Những nghiên cứu quốc tế ...........................................................................14 1.2. Những nghiên cứu trong khu vực ...............................................................20 1.3. Những nghiên cứu trong nước .....................................................................24 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................26 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .....28 2.1. Một số khái niệm cơ bản ..............................................................................28 2.1.1. NMĐT tại Mái ấm thuộc TGP TPHCM ............................................................. 28 2.1.2. Hoạt động bảo trợ của GHCG ............................................................................ 30 2.1.3. Hoạt động bảo trợ của GHCG cho NMĐT tại TGP TPHCM ......................... 33 2.1.4. Giáo hội Công giáo (GHCG)............................................................................... 35 2.2. Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận nghiên cứu ..............................................35 2.3. Các nhóm yếu thế và chính sách trợ giúp xã hội ở Việt Nam ..................40 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................44 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ CỦA GHCG CHO NHÓM NMĐT TẠI TỔNG GIÁO PHẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................................................................................45 3.1. Địa bàn nghiên cứu .......................................................................................45 3.2. Giáo hội với phẩm giá con người và sứ mệnh bảo vệ sự sống ..................47 3.3. GHCG tại TGP TPHCM và các hoạt động Bác ái xã hội ............................48
- 3.4. Tổng quan các Mái ấm đang bảo trợ cho NMĐT của GHCG tại TGP TPHCM.................................................................................................................51 3.4.1. Xuất xứ và “xuất thân” đa dạng của những NMĐT ......................................... 51 3.4.2. Lược sử bốn Mái ấm trong nghiên cứu............................................................... 52 3.5. “Chân dung xã hội” của nhóm NMĐT - khách thể và là đối tượng của các hoạt động bảo trợ ..........................................................................................56 3.5.1. Đặc điểm cơ cấu mẫu nghiên cứu nhóm NMĐT ............................................... 56 3.5.2. Hoàn cảnh dẫn đến quyết định làm mẹ đơn thân .............................................. 58 3.5.3. Những khó khăn trong quá trình mang thai trước khi vào Mái ấm ................. 60 3.5.4. Những khó khăn trong quá trình mang thai khi sống trong Mái ấm ............... 61 3.5.5. Về những nguồn giúp đỡ NMĐT ngoài sự bảo trợ của các Mái ấm ............... 63 3.6. Các dạng thức hoạt động bảo trợ cho nhóm NMĐT .................................64 3.6.1. Tiếp nhận................................................................................................................ 65 3.6.2. Chăm sóc thể chất, tinh thần và hỗ trợ kỹ năng sinh kế .................................... 68 3.6.3. Kết nối và tái hòa nhập cộng đồng ...................................................................... 82 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................................89 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO DÀNH CHO NHÓM NMĐT TẠI TỔNG GIÁO PHẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................92 4.1. Nhận thức của GHCG tại TGP TPHCM về hoạt động bảo trợ dành cho NMĐT ...................................................................................................................92 4.1.1. Những hoạt động khó khăn nhưng đầy ý nghĩa ................................................. 92 4.1.2. Những hoạt động hỗ trợ rất thiết thực đối với mỗi NMĐT ............................... 94 4.1.3. Những hoạt động kết nối mọi người trong hạnh phúc ...................................... 95 4.2. Nhận thức của NMĐT về hoạt động của Mái ấm ......................................96 4.2.1. Cảm nhận của chị em về người phụ trách Mái ấm............................................ 96 4.2.2. Cảm nhận về bản thân, về bầu không khí chị em trong Mái ấm ...................... 97 4.2.3. Cảm nhận của chị em về không gian sinh hoạt trong Mái ấm ......................... 98 4.2.4. Định hướng của NMĐT sau khi sinh con và rời khỏi Mái ấm ......................... 99 4.3. Đánh giá của các bên liên quan về hoạt động bảo trợ của GHCG cho NMĐT .................................................................................................................104 4.3.1. Sự nhận biết của công chúng về hoạt động bảo trợ NMĐT ........................... 104 4.3.2. Thái độ của một số nhóm xã hội ........................................................................ 108 4.3.3. Ý kiến từ đại diện các bên liên quan .................................................................. 117
- 4.3.4. Thông tin từ truyền thông ................................................................................... 124 4.4. Ý nghĩa xã hội và các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo trợ ..............127 4.4.1. Ý nghĩa xã hội ...................................................................................................... 127 4.4.2. Một số đề xuất của các nhóm xã hội về hoạt động bảo trợ NMĐT ............... 128 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ....................................................................................132 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................................134 1. KẾT LUẬN .....................................................................................................134 2. KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................136 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................143 PHỤ LỤC ...............................................................................................................152
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu Sau gần 50 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội. Đất nước từng bước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tích cực hội nhập, mở rộng quan hệ với cộng đồng quốc tế, với nỗ lực nâng cao toàn diện đời sống cho mỗi gia đình, đồng thời hạn chế nhiều vấn đề và thách thức mới do cơ chế thị trường và lối sống thực dụng gây ra. Những tác động tiêu cực đó đã ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống tốt đẹp, khiến không ít gia đình - một thiết chế xã hội quan trọng - không còn là môi trường an toàn và gắn kết các thành viên, do các tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, người già,... có chiều hướng gia tăng với nhiều hệ lụy khó lường. Một trong những nguyên nhân của thực trạng xã hội nêu trên là tình trạng ly thân, ly hôn, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân, và đặc biệt là tình trạng phụ nữ trẻ mang thai và sinh nở ngoài ý muốn vì nhiều lý do khác nhau và họ buộc phải nuôi con một mình. Nhóm phụ nữ này đang đối mặt với nhiều rủi ro và là một trong những nhóm yếu thế đặc biệt. Trong khi đó, họ lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, cũng như các giải pháp và chính sách hỗ trợ cụ thể từ các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội chính thức nói riêng , các đoàn thể xã hội nói chung... giúp họ vượt qua những thách thức tâm lý, tình cảm và định kiến xã hội. Hơn thế nữa, họ phải đối mặt với sự kỳ thị từ truyền thống gia đình, văn hóa cộng đồng, sự túng thiếu tài chính, do khó khăn sinh kế và hòa nhập xã hội khi quyết định sinh nở và chấp nhận nuôi con. Những phụ nữ này thường được truyền thông gọi tên là những NMĐT (NMĐT). Giáo hội Công giáo (GHCG) tại Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (TGP TPHCM) bên cạnh các hoạt động thiện nguyện, đã và đang thực hiện đối với các nhóm xã hội yếu thế như người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, người khuyết tật, trẻ mồ côi… cũng đặc biệt quan tâm và nhanh chóng dành sự hỗ trợ nhóm NMĐT qua việc thiết lập nhiều mô hình “Mái ấm” trong TGP. Khi hành động như vậy, GHCG tại TGP TPHCM đã nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Đã có các hoạt động hỗ trợ cụ thể nào cho nhóm yếu thế này, qua các Mái ấm? Những hoạt động này có ý nghĩa như thế nào với GHCG tại TGP TPHCM, với nhóm NMĐT cũng như với toàn xã hội ? Chiều cạnh “mới” của vấn đề này có thể được quan 1
- sát từ nhiều góc độ: ở khía cạnh đối ngoại, khi mà hiện trạng NMĐT xuất hiện và ngày càng gia tăng, thì GHCG tại TPHCM cũng khẩn trương, tình nguyện đón nhận họ; chấp nhận một thực tế rất khó xử, không chỉ do những yếu tố trái với Giáo lý của GHCG mà còn tiềm ẩn đầy gian nan, thử thách. Ở khía cạnh đối nội, GHCG tại TGP TPHCM sẽ phải đối mặt với nhiều “mâu thuẫn” chồng chéo trong giáo huấn của mình; phải trực diện với đường hướng, chính sách dân số của nhà nước hiện nay. Từ đó, việc tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành động cụ thể của các cá nhân và tổ chức thuộc GHCG tại TGP TPHCM đối với nhóm NMĐT và các tương tác xã hội có liên quan đến vấn đề này quả thực là một chủ đề nghiên cứu mới, đáng quan tâm. Trước thực trạng nóng bỏng tính “thời sự” này, cùng với những băn khoăn, thao thức của bản thân, Nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Hoạt động bảo trợ của GHCG cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu Phân tích thực trạng các hoạt động bảo trợ của GHCG cho nhóm NMĐT trên địa bàn TGP TPHCM và nhận thức xã hội của các thiết chế và các nhóm xã hội về hoạt động này. Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực và hiệu quả của hoạt động bảo trợ này. Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm - Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về nguyên nhân và động lực thúc đẩy GHCG thực hiện các hoạt động bảo trợ cho nhóm NMĐT. - Tiến hành khảo sát thực trạng, phân tích định lượng và định tính về hoạt động bảo trợ của GHCG đối với nhóm NMĐT tại TGP TPHCM. - Phân tích nhận thức và ý kiến đánh giá của các bên liên quan trong hoạt động bảo trợ của GHCG tại TGP TPHCM dành cho nhóm NMĐT. - Đề xuất một số khuyến nghị đối với GHCG và các bên liên quan nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo trợ cho nhóm NMĐT. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Các hoạt động bảo trợ của GHCG tại TGP TPHCM dành cho nhóm NMĐT tại các Mái ấm trong TGP TPHCM. 2
- Khách thể - Nhóm NMĐT đang sinh sống trong các Mái ấm được bảo trợ bởi GHCG tại TGP TPHCM. - Thành viên của GHCG tham gia vào hoạt động bảo trợ, bao gồm các Linh mục, các Tu sĩ nam nữ, các cộng tác viên, và các tình nguyện viên. - Đại diện của các bên liên quan, bao gồm chính quyền địa phương, tổ chức xã hội, và người dân. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung Bao hàm các hoạt động bảo trợ của GHCG cho nhóm NMĐT tại các Mái ấm ở TGP TPHCM: - Nhóm NMĐT là những sản phụ trẻ đơn thân “vượt cạn”, với thai nhi không được chấp nhận, là những chị em từ quê lên phố mưu sinh, tình duyên trắc trở, mang thai không được thừa nhận, không nơi nương tựa, tuyệt vọng, bế tắc, cảm thấy bị loại trừ… - Các hoạt động bảo trợ của GHCG cho nhóm NMĐT tại các Mái ấm ở TGP TPHCM, nơi được thiết lập để cưu mang những người mẹ này với mục tiêu bảo trợ họ trong thai kỳ, họ được cung cấp một môi trường sống an lành và đầy đủ các tiện nghi cơ bản như ăn ở, sinh hoạt, y tế và giáo dục, đáp ứng nhu cầu tối thiểu hàng ngày của họ và trẻ sơ sinh. Họ cũng được tư vấn, trị liệu tâm lý giúp giải tỏa phần nào những khó khăn và áp lực trong cuộc sống, đồng thời kiến tạo một môi trường thân thiện để chính họ giúp đỡ lẫn nhau. Nơi đây còn cung cấp các khóa học và đào tạo về kỹ năng sống và nghề nghiệp cho những NMĐT này, giúp họ có được các kỹ năng cần thiết để tự lập và tạo lập nguồn thu nhập ổn định sau khi sinh con. Phạm vi không gian Bao gồm các Mái ấm tại TPHCM và tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, các Mái ấm được nghiên cứu là Mái ấm Mai Linh, Mái ấm Mai Tâm, Nhà tình thương Giê ra đô ở TPHCM và Mái ấm Mai Tiến tại tỉnh Đồng Nai. Cả 2 tỉnh, thành này về địa giới tôn giáo đều thuộc về TGP TPHCM. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng 3
- Câu hỏi 1: động lực nào thúc đẩy, chi phối và dẫn dắt các tổ chức, cá nhân thuộc GHCG tại TGP TPHCM thực hiện các hoạt động bảo trợ cho nhóm NMĐT? Yếu tố tác động Câu hỏi 2: việc bảo trợ cho nhóm NMĐT tại các Mái ấm thuộc TGP TPHCM bao gồm những hoạt động nào? Nó mang lại ích lợi và ý nghĩa như thế nào cho những NMĐT và cho GHCG? Dự báo Câu hỏi 3: GHCG tại TGP TPHCM, nhóm NMĐT và cộng đồng có nhận thức, đánh giá như thế nào về hoạt động bảo trợ này? Giả thuyết nghiên cứu Thực trạng Giả thuyết 1: tinh thần Bác ái Kitô giáo là động cơ chính thúc đẩy, chi phối và dẫn dắt các tổ chức, cá nhân thuộc GHCG tại TGP TPHCM thực hiện các hoạt động bảo trợ cho NMĐT. Yếu tố tác động Giả thuyết 2: những hoạt động bảo trợ của GHCG tại TGP TPHCM dành cho nhóm NMĐT bao gồm: đón tiếp, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, kết nối họ trở lại với chính họ, với gia đình và với cuộc sống xã hội. Dự báo Giả thuyết 3: GHCG tại TGP TPHCM, nhóm NMĐT và cộng đồng có sự đồng thuận, nhất trí cao và đánh giá tích cực về hoạt động bảo trợ của GHCG tại TGP TPHCM cho nhóm NMĐT. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài “Hoạt động bảo trợ của GHCG cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh” có trọng tâm nghiên cứu là “hoạt động bảo trợ” và những nhận định, đánh giá của các thành phần trong hoạt động này. Từ đây, các nguyên lý, quan điểm và các lý thuyết tiếp cận được vận dụng để nhận diện, phân tích các mối quan hệ, sự tương tác qua lại giữa chủ thể và khách thể (GHCG – NMĐT). Vì vậy, phương pháp luận cho đề tài luận án là quan sát tham dự các hoạt động bảo trợ của GHCG cho nhóm NMĐT như một tổng thể với nhiều chiều cạnh đa dạng. Có những yếu tố nội tại, nằm trong bản chất các hoạt động này như: lý do, động cơ 4
- thúc đẩy, mục đích hướng tới… và những yếu tố ngoại cảnh như: hoàn cảnh sống, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cụ thể, NCS sẽ vận dụng các lý thuyết và cách tiếp cận sau: - Lý thuyết Hành động xã hội, nhằm trả lời cho những câu hỏi tìm hiểu về động cơ, nguyên nhân dẫn đến việc khởi xướng các hoạt động bảo trợ của GHCG tại TGP TPHCM cho nhóm NMĐT. - Lý thuyết Hòa nhập và Tách biệt xã hội, hướng đến các hoạt động hỗ trợ cho nhóm NMĐT: việc làm, đào tạo, nhà ở, sức khỏe, giáo dục, dịch vụ xã hội, văn hóa và quyền công dân... - Lý thuyết Tương tác biểu trưng, tìm hiểu nguồn gốc xã hội của ý nghĩa các hoạt động bảo trợ, nảy sinh từ mối tương tác xã hội giữa các cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện cũng như đón nhận các hoạt động bảo trợ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu và trả lời được những câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra trên đây, NCS sử dụng một số phương pháp sau đây: 5.2.1. Phân tích tài liệu Phương pháp này được vận dụng để khám phá và hiểu sâu về hoạt động bảo trợ của GHCG Việt Nam cho nhóm NMĐT tại TGP TPHCM; tìm hiểu các thông tin và văn bản liên quan đến các hoạt động bảo trợ, nhằm đánh giá ý nghĩa, hiệu quả tác động của chúng đối với NMĐT và GHCG. Các tài liệu này bao gồm: - Tài liệu về hoạt động của GHCG: bao gồm các báo cáo hành chính, thông tin của GHCG về hoạt động bảo trợ cho nhóm NMĐT tại TGP TPHCM. - Tài liệu về nhóm NMĐT: bao gồm các báo cáo nghiên cứu, về tình hình và hoàn cảnh sống của nhóm NMĐT tại TGP TPHCM. - Tài liệu về Giáo lý, Học thuyết xã hội của GHCG bao gồm các văn kiện, hướng dẫn, sách báo… của GHCG. Quá trình phân tích tài liệu trong nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau: thu thập, phân tích, đánh giá và đúc kết. 5.2.2. Phương pháp quan sát tham gia/quan sát tham dự Phương pháp này cho phép NCS tiếp cận trực tiếp với hoạt động bảo trợ, tham gia và quan sát tại chỗ để hiểu sâu hơn về các tương tác giữa GHCG và NMĐT. 5
- - Thiết lập quan sát: tìm hiểu về hoạt động bảo trợ của GHCG cho NMĐT tại TPHCM giúp NCS hội nhập vào các Mái ấm, trở thành thành viên hoạt động bảo trợ và tham gia vào các tương tác và sự kiện liên quan. - Quan sát và ghi chú: NCS tập trung quan sát và ghi chép các hoạt động, tương tác và sự kiện trong hoạt động bảo trợ. Ghi chú chi tiết và có hệ thống giúp phân tích và đưa ra những kết luận ý nghĩa sau này. - Tương tác và tham gia: trực tiếp trong hoạt động bảo trợ cho phép NCS thấu hiểu sâu hơn về cảm nhận, ý kiến và trải nghiệm của mỗi thành viên. Điều này mang lại cái nhìn sống động và sâu sắc cho đề tài nghiên cứu. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn định tính (113 thành viên) Phương pháp phỏng vấn định tính trong luận án bao gồm các bước cơ bản sau: - Lựa chọn các cá nhân tham gia: chọn những người có kiến thức và kinh nghiệm, đại diện cho nhóm NMĐT và các thành viên thuộc GHCG liên quan đến hoạt động bảo trợ. - Tiến hành phỏng vấn với các cá nhân đã chọn, ghi âm, ghi chép trả lời của họ. - Xử lý và phân tích dữ liệu: tổ chức và phân loại dữ liệu thu thập, tìm ra quan điểm, ý kiến và thông tin quan trọng. Phân tích nội dung định tính và định lượng để xác định xu hướng, tương quan giữa các yếu tố trong dữ liệu. Tập trung vào hiệu quả của hoạt động bảo trợ, ý kiến từ các bên liên quan. 5.2.4. Phương pháp khảo sát xã hội học (điều tra bằng bảng hỏi) Quy trình bao gồm các bước sau: - Thiết kế bảng hỏi: gồm các câu hỏi liên quan đến hoạt động bảo trợ của GHCG cho NMĐT, nhằm thu thập thông tin về hiệu quả và tác động của từng hoạt động đối với cuộc sống của NMĐT. - Mẫu và quy trình chọn mẫu: xác định mẫu là nhóm NMĐT nhận sự bảo trợ từ GHCG tại TGP TPHCM. - Thu thập dữ liệu: phân phát bảng hỏi cho từng thành viên trong mẫu và thu thập dữ liệu từ phản hồi của họ. - Xử lý và phân tích dữ liệu: thu thập được từ bảng hỏi. Tạo bảng, biểu đồ, tính toán tỉ lệ, đánh giá độ tin cậy và tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố. Chọn mẫu - Mẫu nghiên cứu định tính là 113 thành viên như sau đây: 6
- Mái ấm Mai Linh: 25 NMĐT Nhà tình thương Giê ra đô: 15 NMĐT Mái ấm Mai Tiến: 30 NMĐT Mái ấm Mai Tâm: 5 NMĐT Phụ trách các Mái ấm: 10 người (3 Linh mục, 4 nữ tu, 3 công tác viên). Chính quyền các cấp, ban ngành: 5 người Người dân xung quanh các Mái ấm: 20 người Tôn giáo bạn: 3 người (Phật giáo, Cao đài, Tin lành) - Nghiên cứu này áp dụng các lý thuyết xã hội học như Tương tác biểu trưng, Hành động xã hội, Hòa nhập và Tách biệt xã hội. Nhóm NMĐT được xem là đối tượng chịu ảnh hưởng của một mạng lưới gồm 4 yếu tố quan trọng: hệ thống chính trị, tôn giáo, văn hóa và xã hội. Những mối quan hệ này tạo nên cấu trúc toàn bộ đời sống và ảnh hưởng đến mọi hoạt động của con người. Nhận thức xã hội về hoạt động bảo trợ cho nhóm NMĐT được thể hiện thông qua các tương tác trong hệ thống này. Ngoài việc sử dụng bảng hỏi, NCS cũng tiến hành phỏng vấn và thảo luận với đại diện của các tổ chức xã hội và người dân để khảo sát tương quan giữa nhóm NMĐT và các yếu tố trên theo cơ cấu sau đây: Bảng 1.1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu các nhóm xung quanh NMĐT Giới Tôn giáo Tổng tính STT Nhóm số Công Phật Tin Không Nam Nữ giáo giáo lành tôn giáo 1 Cán bộ, giáo viên, công nhân viên 172 50 112 94 24 0 54 2 Sinh viên, học sinh PTTH 318 88 230 284 9 1 24 3 Trí thức (NCS, CH ngành XHH, CSC) 56 17 39 3 4 0 49 4 Các Soeurs làm CTXH 32 0 32 32 0 0 0 5 Phụ huynh, người lân cận các Mái ấm 119 64 56 111 0 0 9 Tổng số 697 219 469 524 37 1 136 Nguồn: Khảo sát mẫu tại các Mái ấm. Tháng 12/2017 - Cuối cùng, mẫu khảo sát được xác định dựa trên các đặc điểm nhân khẩu xã hội của nhóm nghiên cứu - những NMĐT. Phương pháp sử dụng là bảng hỏi, và mẫu bao gồm 598 NMĐT trong 4 “Mái ấm” trên toàn bộ địa bàn TGP TPHCM. (xem 3.1. Địa bàn nghiên cứu). 7
- Bảng 1.2.Cơ cấu mẫu khảo sát theo một số đặc điểm nhân khẩu xã hội của NMĐT Các đặc điểm N % Các đặc điểm N % Tổng số 598 100% Tổng số 598 100% NGUỒN GỐC CƯ TRÚ NGHỀ NGHIỆP Công nhân, viên Nông thôn 471 78,8% 343 57,3% chức Thành thị 127 21,2% Thất nghiệp 66 11% TÔN GIÁO Lao động tự do 50 8,6% Công giáo 311 52,0% Học sinh 51 8,5% Phật giáo 70 11,7% Sinh viên 41 6,9% Tin lành 13 2,2% Buôn bán 24 4,0% Không tôn giáo 204 34,1% Nông dân 10 1,7% NHÓM TUỔI Nhân viên y tế 7 1,2% Dưới 19 tuổi 120 20,07% Giáo viên 4 0,7% 19-24 tuổi 294 49,16% THU NHẬP TRUNG BÌNH/THÁNG Từ 25 tuổi trở 183 30,77% Trên 5 triệu 132 22,07% lên HỌC VẤN Từ 3 - 5 triệu 454 75,92% Không biết chữ 7 1,17% Dưới 3 triệu 12 2,01% Tiểu học 31 5,18% Không có thu nhập 169 28,26% Trung học cơ sở 244 40,8% TÌNH TRẠNG GIA ĐÌNH BỐ MẸ Trung học phổ Gia đình còn đủ 276 46,15% 374 62,5% thông cha mẹ Trung cấp 6 1% Chỉ còn cha 40 6,7% Cao đẳng 19 3,18% Chỉ còn mẹ 43 7,2% Cha mẹ ly thân, ly Đại học 14 2,34% 141 23,6% hôn Sau đại học 1 0,17% DÂN TỘC QUY MÔ GIA ĐÌNH Kinh 576 96,4% 3 20 3,3% Dân tộc khác 23 3,6% 4 153 25,6% MỨC SỐNG GIA ĐÌNH 5 205 34,3% Khá giả 8 1,3% 6 155 25,9% Trung bình 315 52,7% Trên 6 người 65 10,9% Nghèo 275 46,0% Nguồn: Khảo sát mẫu tại các Mái ấm. Tháng 12/2017 Với các nhóm xung quanh NMĐT được lựa chọn để khảo sát ở bảng trên Các nhóm được lựa chọn để khảo sát đều có mối liên hệ gần gũi với nhóm NMĐT. Các cán bộ trong lĩnh vực y tế, giáo dục và chính quyền địa phương thường gặp gỡ NMĐT trong môi trường làm việc. Thanh niên đã đi làm, công nhân trong các 8
- khu công nghiệp, sinh viên và học sinh phổ thông cũng là những nhóm có khả năng xuất hiện những NMĐT. Ngoài ra, các nhóm như sinh viên thần học, nhân viên công tác xã hội, các nhóm này thường hiện diện gần hoặc trong khu vực có các Mái ấm của GHCG. Tuy nhiên, vì sự kín đáo của các Mái ấm, số lượng người biết về chúng trong các nhóm này hầu như chỉ là những người Công giáo, đặc biệt là những người trẻ tuổi biết đến nhiều hơn. Người ngoài đạo Công giáo cũng ít biết về Mái ấm, trừ những người có con cái hoặc người thân ở đó. Với nhóm những NMĐT Sau các thăm dò và khảo sát ban đầu, NCS đã lựa chọn 4 Mái ấm được thành lập vào các thời điểm khác nhau trong vòng một thập kỷ. Các Mái ấm này có số lượng chị em đáng kể và đặc trưng, đại diện cho toàn bộ các Mái ấm trong khu vực. NCS đã lựa chọn những NMĐT từ các Mái ấm này trong các năm 2015, 2016 và 2017 để tiến hành khảo sát chính thức. Dựa trên nội dung hồ sơ của các Mái ấm và của từng NMĐT, kết hợp với yêu cầu của nghiên cứu và ý kiến của các phụ trách và cộng tác viên Mái ấm, với ý kiến từ các chuyên gia, NCS đã xây dựng một bảng hỏi và tiến hành phỏng vấn 598 NMĐT. Toàn bộ phiếu hỏi đã thu được đều là phiếu hợp lệ. Trong quá trình khảo sát, NCS và các cộng tác viên đã tận tình thực hiện việc phát phiếu, giải thích nội dung, trò chuyện và lắng nghe tâm tư của từng chị em. Nội dung khảo sát chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu cảm nhận và phản hồi của NMĐT về những hoạt động bảo trợ mà họ được hưởng từ GHCG. 5.3. Khung lý thuyết và các biến số 5.3.1.Khung lý thuyết Ý tưởng chính của khung lý thuyết là: Hầu hết các thiết chế xã hội đều góp phần tham gia hỗ trợ NMĐT, dưới đây là mô tả chi tiết về các thiết chế này để làm nổi bật hướng nghiên cứu của đề tài: Chính quyền và Cơ quan chức năng Nghiên cứu có thể tập trung vào vai trò và hiệu quả của các chính sách và chương trình hỗ trợ của chính quyền đối với NMĐT. Phân tích cách các cơ quan chức năng (ví dụ: các cơ sở y tế, cơ quan xã hội) thực hiện và triển khai các chính sách liên quan đến NMĐT. 9
- Gia đình và Dòng họ Nghiên cứu có thể tập trung vào tác động của gia đình và dòng họ đối với quá trình hỗ trợ và tái hòa nhập của NMĐT. Phân tích những yếu tố văn hóa, xã hội, và gia đình góp phần vào việc loại trừ hoặc hỗ trợ NMĐT. Đoàn thể và Tổ chức xã hội Nghiên cứu có thể xem xét mức độ hỗ trợ và nhận thức của các tổ chức xã hội đối với NMĐT. Phân tích vai trò của các đoàn thể trong việc cung cấp mạng lưới hỗ trợ xã hội cho NMĐT. Nhà hảo tâm và Tổ chức thiện nguyện Nghiên cứu có thể nghiên cứu về tác động của sự hỗ trợ từ cá nhân và tổ chức thiện nguyện đối với NMĐT. Phân tích cách các tổ chức thiện nguyện có thể đóng vai trò trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho NMĐT. Tôn giáo Nghiên cứu có thể xem xét vai trò của tôn giáo trong việc hỗ trợ và đối mặt với NMĐT. Phân tích cách các tôn giáo có thể đóng vai trò trong việc giảm nhẹ tác động của định kiến xã hội đối với NMĐT. Tuy nhiên GHCG thông qua các Mái ấm là chủ thể trực tiếp bảo trợ cho nhóm NMĐT. NMĐT phải đối diện với nhiều áp lực xã hội và tác động nhạy cảm. Dù không gây sự xa lánh bên ngoài như bệnh nhân phong, nhưng họ bị loại trừ, lảng tránh từ bên trong gia đình, làng xóm do thuần phong mỹ tục, tôn giáo và các yếu tố khác. Bên cạnh đó, việc chăm sóc NMĐT không dễ dàng như các bệnh nhân hoặc bậc cao niên, vì thời kỳ mang thai, sinh con và sau sinh yêu cầu nhiều yếu tố phức tạp, chăm sóc kỹ lưỡng cả về thể chất lẫn tâm lý. Họ cần sự hỗ trợ chuyên môn để điều trị tổn thương, khủng hoảng tinh thần, giúp họ hòa nhập lại với gia đình, cộng đồng và xã hội sau khi sinh con. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
228 p | 530 | 101
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
27 p | 208 | 29
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Xã hội học: Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân nông thôn tại y tế cơ sở (nghiên cứu hai xã Tân Quý tây và Hưng Long, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh)
18 p | 161 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
175 p | 86 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc
163 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nghiên cứu tại tỉnh Tiền Giang)
198 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội)
200 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam
233 p | 25 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
207 p | 36 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội
172 p | 35 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội
179 p | 41 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại khu công nghiệp Thăng Long – Hà Nội
191 p | 59 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Mâu thuẫn giữa học sinh Trung học phổ thông và cha mẹ trong giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)
204 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
238 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
27 p | 10 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
25 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn