intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội" nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội hiện nay; trên cơ sở đó đánh giá vị thế, chức năng xã hội của HĐND xã và đề xuất giải pháp bảo đảm cho HĐND xã ở Hà Nội hoạt động chất lượng, hiệu quả trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÂM THỊ QUỲNH DAO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHU NN NH: HỘI HỌC M số 01 N ƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS Phạm Minh Anh 2. PGS.TS Phạm Xuân Hảo H NỘI – 2021
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS Phạm Minh Anh 2. PGS,TS Phạm Xuân Hảo Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp học việnHọp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ...... ngày...... tháng..... năm 20.... Có thể tìm hiểu luận án tại Thƣ viện Quốc gia và Thƣ viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU . Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu HĐND được thành lập lần đầu tiên vào năm 1945 bằng Sắc lệnh số 63/SL ngày 22/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam CDCH. Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và từ thực tiễn hoạt động của HĐND các cấp, Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 khẳng định “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, cấp xã là cấp thấp nhất nhưng lại là cấp gần dân nhất. HĐND xã chính là cầu nối giữa nhân dân và chính quyền của nhân dân; góp phần thiết thực và trực tiếp đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sốngvà đưa cuộc sống vào chính sách, pháp luật. Hoạt động của HĐND xãtạo nên sức sống của chính quyền cơ sở. Trong những năm qua, HĐND xã đã không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động, qua đó khẳng định vị thế, vai trò của một thành tố trong chính quyền địa phương, trong HTCT cơ sở, đóng góp rất quan trọng vào sự ổn định và phát triển của các địa phương trên tất cả các lĩnh vực. Mặc dù vậy, hoạt động của HĐND xã cũng còn nhiều bất cập, hạn chế làm dấy lên nhiều ý kiến khác nhau về vị thế, vai trò, chức năng của HĐND cấp xã trong hệ thống chính trị, với câu hỏi nên tiếp tục hay bãi bỏ việc thực hiện mô hình HĐND cấp xã? Đặc biệt trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả ở nước ta hiện nay. Nhiệm kỳ 2021-2026, Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình không tổ chức HĐND phường. Vậy đối với HĐND xã có còn cần thiết hay không? Có nên tiếp tục duy trì mô hình HĐND xã ở một thành phố lớn như Hà Nội không? Để trả lời câu hỏi này, đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động, về vị trí, vai trò của HĐND xã từ tiếp cận của chính trị học, nhà nước và pháp luật, luật học.... tuy nhiên chưa có nghiên cứu tiếp cận HĐND xã dưới góc độ xã hội học, từ tiếp cận hệ thống, cấu trúc - chức năng.
  4. 2 Từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội„làm luận án tiến sĩ xã hội học, với mong muốn tiếp cận nghiên cứu hoạt động HĐND xã từ góc nhìn hệ thống, cấu trúc - chức năng để làm rõ thực trạng chức năng của HĐND xã, qua đó khẳng định vị thế, vai trò của HĐND xã trong HTCT ở cơ sở; trả lời câu hỏi HĐND xã vẫn cần được tiếp tục thực hiện trong HTCT ở nước ta hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội hiện nay; trên cơ sở đó đánh giá vị thế, chức năng xã hội của HĐND xã và đề xuất giải pháp bảo đảm cho HĐND xã ở Hà Nội hoạt động chất lượng, hiệu quảtrong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu - Từ góc độ tiếp cận hệ thống, cấu trúc - chức năng làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của HĐND xã hiện nay - Đánh giá thực trạng hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội hiện nay, qua đó làm rõ vị thế, chức năng xã hội của HĐND xã. - Làm rõ sự tác động của các yếu tố đến hoạt động và việc thực hiện các chức năng của HĐND xã. - Đề xuất giải pháp bảo đảm cho HĐND xã ở Hà Nội hoạt động chất lượng, hiệu quả, thực hiện tốt chức năng của mình trong thời gian tới. . Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu:Hoạt động của HĐND xã. Khách thể nghiên cứu:HĐND xã thuộc thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: + Hoạt động của HĐND xã gồm: i, Hoạt động ra quyết định (ban hành nghị quyết); ii, Hoạt động giám sát; iii, Hoạt động liên hệ với cử tri + Các yếu tố tác động đến hoạt động của HĐND xã gồm: i, Cấp ủy Đảng; ii, UBND; iii, UBMTTQ; iv, Đặc điểm kinh tế, chính trị của địa phương; v, Cấu trúc xã hội của HĐND xã
  5. 3 - Phạm vi về không gian: Các xã thuộc thành phố Hà Nội. - Phạm vi về thời gian: Hoạt động của HĐND xã nhiệm kỳ 2016 - 2021. 4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi 1: Hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội hiện nay như thế nào? Đáp ứng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật ở mức độ nào? - Câu hỏi 2: Các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội hiện nay như thế nào? - Câu hỏi 3: Cần những giải pháp gì đểbảo đảm HĐND xã ở Hà Nội hoạt động chất lượng, hiệu quả trong thời gian tới? Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết 1: Hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội hiện nay nền nếp, hiệu quả, đúng với chức năng cơ quan quyền lực, đại diện cho ý chí, nguyện vọng nhân dân. - Giả thuyết 2: Ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động của HĐND xã ở Hà Nộihiện nay có sự khác biệt về tính chất và hệ quả. - Giả thuyết 3: Vận hành cơ chế hoạt động của HTCT xã và bảo đảm cơ cấu xã hội HĐND xã hợp lý là giải pháp quan trọng để đảm bảo HĐND xã hoạt động chất lượng, hiệu quả trong thời gian tới.
  6. 4 5. Khung phân tích, biến số Các biến số Biến độc lập - HTCT xã: Cấp ủy đảng, UBND, MTTQ. - HĐND xã: Cấu trúc xã hội của HĐND; hoạt động của đại biểu - Cử tri: Ý thức chính trị, cộng đồng làng xã. Biến phụ thuộc - Hoạt động ra quyết định: i, Quyết định về kinh tế; ii, Quyết định về văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; iii, Quyết định về nhân sự. - Hoạt động giám sát: i, iám sát tại kỳ họp; ii, iám sát giữa hai kỳ họp - Hoạt động liên hệ với cử tri: i, Tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận kiến nghị cử tri và đơn thư; ii, Đôn đốc giải quyết kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; iii, Tuyên truyền, vận động cử tri.
  7. 5 Biến can thiệp - Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội - Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương 6. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý luận - Quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của Thành phố Hà Nội về HTCT, HĐND xã. - Lý thuyết hệ thống; Lý thuyết cấu trúc - chức năng. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Phân tích số liệu, tài liệu - Thu thập, phân tích các báo cáo, tổng kết và số liệu thống kê về hoạt động HĐND xã của Hà Nội nhiệm kỳ 2011- 2016, 2016 - 2021. - Thu thập, phân tích các nghiên cứu khoa học về HĐND xã của Hà Nội từ năm 2011 đến nay. - Thu thập, phân tích tài liệu, số liệu thống kê về HĐND 03 huyện: Mỹ Đức, Phú uyên, Đông Anh và 09 xã: Hương Sơn, Hùng Tiến, An Phú (Huyện Mỹ Đức); Phượng Dực, Khai Thái, Phú ên (Huyện Phú uyên); Hải Bối, Vân Nội, Võng La (Huyện Đông Anh). Phỏng vấn sâu - Số lượng: 39 người, gồn: 03 Thường trực HĐND huyện (mỗi huyện 01 người); 18 đại biểu HĐND xã (mỗi xã 02 người); 9 cán bộ UBND xã (mỗi xã 01 người); 3 thành viên MTTQ; 3 cán bộ đoàn thể; 3 đảng viên cấp ủy cấp xã. - Thời điểm phỏng vấn: Tháng 10, 11,12 năm 2019 Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án nghiên cứu thực nghiệm, điều tra bằng phiếu ở x thuộc3 huyện: Mỹ Đức; Đông Anh; Phú Xuyên.Cụ thể như sau: ã Hương Sơn, ã Hùng Tiến, ã An Phú (Mỹ Đức); ã Phượng Dực; ã Khai Thái; ã Phú ên (Phú uyên); ã Hải Bối; ã Vân Nội; ã Võng La (Đông Anh). - Cách thức điều tra: Điều tra bằng Phiếu (Bảng hỏi).
  8. 6 + Đối tượng điều tra: i, Toàn bộ đại biểu HĐND đang có mặt ở địa bàn khảo sát tại thời điểm điều tra; ii, Cán bộ công chức UBND, UBMTTQ, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội xã; iii, 25 người dân theo sự lựa chọn ngẫu nhiên từ những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình khảo sát thực tiễn. + Loại phiếu: 02 loại, một loại phiếu dành cho đại biểu HĐND xã và cán bộ UBND xã; một loại phiếu dành cho người dân. + Về thang đo: Luận án sử dụng thang đo đánh giá hoạt động của HĐND xã ở 03 mức: Tốt; Chưa tốt; Khó đánh giá. Tốt: Các hoạt động đúng với quy định pháp luật, đúng quy trình, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương và cử tri cảm thấy hài lòng, đồng thuận. Chưa tốt: Có những khâu, nội dung của hoạt động chưa thật đúng quy trình, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương và cử tri cảm thấy chưa thật hài lòng, không thật đồng thuận. Khó đánh giá: Sự chưa thật tường minh giữa tốt và chưa tốt; chưa đủ dữ liệu hoặc sự tự tin để đánh giá tốt, chưa tốt; sự lưỡng lự trong đánh giá. - Thời điểm điều tra, khảo sát: Tháng 10, 11,12 (quý 4) năm 2019 - Kết quả điều tra: 230 đại biểu HĐND xã; 129 cán bộ UBND, UBMTTQ, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội xã; 228 người dân. Cụ thể: Huyện Đông Anh: 115 đại biểu HĐND, cán bộ, công chức xã; 75 người dân; Huyện Phú uyên: 121 đại biểu HĐND, cán bộ, công chức xã; 75 người dân; Huyện Mỹ Đức: 123 đại biểu HĐND, cán bộ, công chức xã; 78 người dân. 7. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 7.1. Điểm mới của luận án - Điểm mới về lý luận. Nghiên cứu hoạt động của HĐND xã dưới góc độ tiếp cận cấu trúc - chức năng, xác định các tiêu chí đánh giá hoạt động của HĐND xã từ chức năng theo quy định của pháp luật. Kết quả nghiên cứu gợi mở hướng nghiên cứu xã hội học về hệ thống chính trị cơ sở ở Việt Nam, trong đó HĐND xã là một thành tố.
  9. 7 - Điểm mới về thực tiễn. Sử dụng phương pháp xã hội học đánh giá hoạt động của HĐND xã của Hà Nội từ góc độ tiếp cận cấu trúc - chức năng, chỉ ra những kết quả, những hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực tế, định hướng cho việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND xã trong thời gian tới. 7.2. Ý nghĩa lý luận - Luận án góp phần hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về HĐND nói chung, về hoạt động của HĐND và HĐND cấp xã nói riêng. - Với việc ứng dụng các lý thuyết của xã hội học vào nghiên cứu về chất lượng hoạt động của HĐND; luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học nói chung và chuyên ngành ã hội học chính trị nói riêng. 7.3. Ý nghĩa thực tiễn - Những kết luận của luận án được kiểm chứng bằng nghiên cứu thực tế về thực trạng và những yếu tố tác động đến chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã sẽ là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu và ban hành các quy định liên quan đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp nói chung, HĐND cấp xã nói riêng - óp phần nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan trong hệ thống chính trị, các đại biểu HĐND và người dân về vị trí, vai trò của HĐND - Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đại biểu HĐND và người làm trong các cơ quan dân cử trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 8. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 13 tiết.
  10. 8 Chƣơng TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG 1.1.1. Nghiên cứu về chính quyền địa phương trên thế giới 1.1.2. Nghiên cứu về chính quyền địa phương ở Việt Nam 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KẾ THỪA, TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Các nghiên cứu về CQĐP đã chỉ rõ hai vấn đề cần chú ý để phát huy vai trò của CQĐP: Một là, tinh gọn bộ máy, đủ để hoạt động năng xuất, hiệu quả; Hai là, trao quyền tự chủ cho CQĐP trên cơ sở quy định của hiến pháp, pháp luật. Các nghiên cứu về HĐND, HĐND xã ở nước ta đã khẳng định rõ vai trò, chức năng của HĐND trong quản lý xã hội ở địa phương; chỉ ra được những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động của HĐND xã và đưa các các giải pháp nâng cao vai trò, vị thế, hiệu quả hoạt động của HĐND xã. Nội dung trọng tâm trong của các nghiên cứu về HĐND, HĐND xã là sự vận hành cơ chế và nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND. Về vận hành cơ chế, các nghiên cứu tập trung làm rõ vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, hoạt động của HĐND, UBND và vai trò của MTTQ, trong đó nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng và hoạt động của HĐND, UBND, MTTQ theo đúng quy định của pháp luật. Về nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND ở cơ sở, các nghiên cứu tập trung làm rõ về chức năng, quyền hạn, trọng tâm là chức năng giám sát của HĐND; đồng thời, chỉ ra đặc điểm hoạt động của HĐND xã là gần dân, sát dân và tính chất làng xã trong tổ chức, hoạt động của HĐND xã.
  11. 9 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ 2. . . Khái niệm Hội đồng nhân dân x HĐND xã - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương HĐND xã - một thành tố của hệ thống chính trị ở cơ sở. 2. .2. Đặc trƣng cơ cấu x hội và đặc trƣng hoạt động của Hội đồng nhân dân x Một là, cơ cấu xã hội của HĐND xã đa dạng, bao gồm các đại biểu đại diện cho các thành phần xã hội ở địa phương. Hai là, HĐND xã là một cơ quan quyền lực, một tổ chức đại diện và bảo đảm quyền lợi cho Nhân dân. Ba là, tổ chức và hoạt động của HĐND mang tính mở, với đại đa số là đại biểu không chuyên trách; làm việc theo chế độ hội nghị. Bốn là, quá trình thực thi quyền lực, chức năng của HĐND chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài hệ thống. 2. . . Khái quát về hoạt động của Hội đồng nhân dân x Theo quy định của pháp luật, trong hoạt động với vai trò là cơ quan CQĐPvà thực hiện pháp quyền xã hội chủ nghĩa, HĐND xã có các chức năng: i, Chức năng đại diện ii, Chức năng quyết định; iii, Chức năng giám sát Khái quát nội dung hoạt động chủ yếu của HĐND xã, gồm: Hoạt động ra quyết định của HĐND xã; được xác định trên các chỉ báo: quyết định về kinh tế; quyết định về văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và quyết định về nhân sự. Hoạt động giám sátcủa HĐND xã; được xác định trên các chỉ báo: iám sát tại kỳ họp, iám sát giữa hai kỳ họp Hoạt động liên hệ với cử tricủa HĐND xã; được xác định trên các chỉ báo: tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận kiến nghị cử tri và đơn thư; đôn đốc
  12. 10 giải quyết kiến nghị và đơn thư khiếu nại của công dân; tuyên truyền, vận động cử tri. Ba hoạt động trên là sự cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã; là tập hợp vai trò xã hội của HĐND xã; là phương thức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã. Thực hiện đúng, tốt ba hoạt động đó nghĩa là HĐND xã đã thực hiện đúng, tốt vai trò, chức năng xã hội của mình là một thành tố của CQĐP, của HTCT cấp xã. Từ những phân tích ở trên, trong nghiên cứu hoạt động của HĐND xã, luận án nghiên cứu và làm rõ: Hoạt động ra quyết định (ban hành nghị quyết); Hoạt động giám sát; Hoạt động liên hệ với cử tri. 2. .4. Các yếu tố tác động đến hoạt động của HĐND x Hoạt động của HĐND xã chịu sự tác động của các yếu tố: i, HTCT xã (Cấp ủy đảng, UBND, MTTQ); ii, HĐND xã (cấu trúc xã hội của HĐND, hoạt động của đại biểu HĐND); iii, Cử tri (ý thức chính trị, cộng đồng làng xã); điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và các chủ trương, chính sách của Trung ương và Hà Nội. Trong nghiên cứu, Luận án tập trung mô tả, phân tích tác động của các yếu tố trong HTCT xã, cấu trúc xã hội của HĐND xã, hoạt động của đại biểu, ý thức chính trị của cử tri đến hoạt động của HĐND xã. 2.2. LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ 2.2. . Lý thuyết hệ thống Từ cách tiếp cận của Lý thuyết hệ thống có thể thấy HĐND xã là một hệ thống xã hội có cấu trúc gồm: Thường trực HĐND, các Ban và các đại biểu HĐND. Mỗi thành tố của HĐND có vị trí, chức năng và giữa các thành tố quan hệ với nhau theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ được quy định trong pháp luật. Mỗi thành tố thực hiện đúng vai thì HĐND xã làm tròn vai trò, chức năng của mình. HĐND xã cũng đồng thời là một thành tố của HTCT xã, thành tố của CQĐP xãvì vậy trong nghiên cứu, luận án phải làm rõ tương tác xã hội giữa HĐND xã và các thành tố của HTCT xã, CQĐP xã.
  13. 11 2.2.2. Lý thuyết cấu trúc - chức năng Lý thuyết cấu trúc - chức năng định hướng cho việc nghiên cứu hoạt động của HĐND xã trên các nội dung chủ yếu sau: Một là, xác định đúng vị trí, vị thế, vai trò của HĐND xã trong HTCT xã, trong tổ chức CQĐP; xác định rõ ranh giới quan hệ chức năng giữa HĐND với các thành tố của HTCT, tổ chức CQĐP xã. Hai là, xác định rõ nội dung chức năng của HĐND xã. Nghĩa là, chỉ ra phạm vi, quyền hạn hoạt động của HĐND xã. Ba là, làm rõ cấu trúc của HĐND xã. Định vị vị trí, vai trò của từng thành tố trong HĐND xã và tính chất quan hệ giữa các thành tố được quy định bởi vị trí, vị thế, vai trò trong HĐND. Bốn là, xác định rõ chức năng của từng thành tố và chỉ ra được quan hệ chức năng giữa các thành tố trong HĐND xã. 2. . TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƢỚC, CHỈ ĐẠO CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND, HĐNDXÃ 2.3.1. Quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân x Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của HĐND các cấp và quan tâm các cơ chế, chính sách phù hợp với từng giai đoạn, tạo điều kiện để HĐND các cấp phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong HTCT, đặc biệt là vai trò người đại diện của nhân dân. Báo cáo chính trị tại các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc đều xác định “Tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bảo đảm cơ cấu và tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng đại biểu, tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách một cách hợp lý” một trong những nhiệm vụ chính để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 2.3.2. L nh đạo, chỉ đạo của Thành ủy và kết quả hoạt động của Hội đồng nhân dân x Thành ủy Hà Nội các khóa đều xác định “Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp” là một nhiệm vụ, giải pháp quan trọng của nội dung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; trên cơ
  14. 12 sở đó đã ban hành nhiều Chỉ thị, Đề án, Kế hoạch tạo điều kiện để HĐND các cấp nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động Tiểu kết chƣơng 2 Trong khuôn khổ của luận án, chương 2 trình bày cơ sở lý luận; trong đó tác giả làm rõ các khái niệm liên quan đến luận án nhằm cung cấp cho người đọc có cái nhìn rõ nét về vấn đề đang được triển khai. Chƣơng THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY . . SƠ LƢỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU . . . Đặc điểm địa bàn khảo sát 3.1.2. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân x trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (nhiệm kỳ 2016 - 2021) Cơ cấu tổ chức, cấu trúc xã hội HĐND xã của Hà Nội hiện nay HĐND xã ở thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021 gồm: Thường trực HĐND, 02 Ban (Pháp chế; Kinh tế - ã hội) và các đại biểu HĐND. Trong tổng số 386 HĐND xã có 126 Chủ tịch HĐND chuyên trách, 557 Phó Chủ tịch HĐND chuyên trách, 13 Trưởng ban chuyên trách, 35 Phó trưởng ban chuyên trách. Cơ cấu xã hội của HĐND xã thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021 khá hợp lý về độ tuổi, về giới tính, về dân tộc và tôn giáo, phù hợp với thực tiễn xã hội của thành phố và đáp ứng yêu cầu của tổ chức và hoạt động của HĐND xã. Trình độ học vấn, lý luận chính trị của đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2016 - 2021: Trung học phổ thông 63,2%; học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học 36,6%, trong đó đại học 12,4%, trên đại học 4,6%; trình độ lý luận chính trị sơ cấp, trung cấp, cao cấp 64,77%. Tuy vậy, vẫn còn 36,8% trình độ học vấn dưới trung học phổ thông; 35,23 % chưa được bồi dưỡng lý luận chính trị các cấp.
  15. 13 Hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội hiện nay Về hoạt động ra quyết định: Nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND các xã của Thành phố Hà Nội đã ban hành 8.935 nghị quyết, trong đó: 2.710 nghị quyết về công tác nhân sự; 1.060 nghị quyết chuyên đề, 5.165 nghị quyết thường kỳ. Về hoạt động giám sát: Nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND các xã tổ chức được 2.708 cuộc giám sát, trong đó giám sát của HĐND theo Nghị quyết là 1.050 cuộc, của Thường trực HĐND là 263 cuộc, của các Ban HĐND là 1.395 cuộc. Về hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân: Nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND các xã đã tổ chức được 7.762 cuộc tiếp xúc cử tri, trong đó 7.212 cuộc tiếp xúc cử tri thường kỳ trước và sau các kỳ họp, 550 cuộc tiếp xúc chuyên đề; tiếp nhận tổng số 26.980 ý kiến cử tri; tỷ lệ kiến nghị cử tri được giải quyết đạt xấp xỉ 78%. HĐND các xã cũng đã tổ chức được 89.483 buổi tiếp công dân, trong đó Thường trực HĐND là 35.814 buổi, các đại biểu HĐND là 53.669 buổi. 3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RA QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ Theo kết quả khảo sát, nhiệm kỳ 2016-2020, HĐND xã ở Hà Nội đã thực hiện khá tốt chức năng cơ quan quyền lực ở địa phương. Các hoạt động ra quyết định về kinh tế ngân sách, về văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, về nhân sự đạt chất lượng khá tốt. Đại biểu HĐND xã, cán bộ UBND xã trong mẫu điều tra đánh giá mức tốt dao động từ 75,1% đến 83,7% (Biểu 3.1; 3.3; 3.4 - Luận án). Người dân trong mẫu điều tra hài lòng cao với những quyết định về kinh tế ngân sách, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, với tỷ lệ 80,3% và 79,8% (Biểu 3.2 - Luận án). Trong đó, hoạt động quyết định về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng được đánh giá cao hơn quyết định về nhân sự. Đại biểu HĐND xã đánh giá ở mức “tốt” với 3 hoạt động lần lượt là: 80,7%, 84,6% và 76,2%; cán bộ UBND đánh giá ở mức tốt với 3 hoạt động lần lượt là: 83,7%, 79,1% và 75,1%. Với người dân, mức độ hài lòng về quyết định nhân sự của HĐND ở mức thấp, 34,2% do người dân chưa được tiếp cận nhiều với các nghị quyết này.
  16. 14 Một số hạn chế trong hoạt động ra quyết định là: Một là, có nội dung của các quyết nghị còn chung chung, chưa thật sát hợp với tình hình của địa phương; Hai là, có địa phương, có hoạt động của HĐND xã còn thụ động, trông chở vào sự chỉ đạo của cấp trên, nhất là hoạt động quyết định về nhân sự. Nguyên nhân chủ yếu là do các đại biểu HĐND xã chưa có đủ, đúng tri thức về các lĩnh vực được bàn thảo và ra quyết định, trong đó có cả một số vị trí chủ chốt trong HĐND, nhất là cán bộ không chuyên trách. Vấn đề bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt cho đại biểu HĐND xã là vấn đề cấp thiết. 3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY HĐND xã thực hiện chức năng giám sát thông qua hai hình thức: giám sát tại kỳ họp và giám sát giữa hai kỳ họp. iám sát tại kỳ họp tập trung ở hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Kết quả điều tra cho thấy, 63,1% đại biểu HĐND xã, 63,1% cán bộ UBND xã trong mẫu điều tra đánh giá hoạt động chất vấn của HĐND xã ở mức “tốt”; 36,4% đại biểu HĐND, 36,1% cán bộ UBND xã trong mẫu điều tra đánh giá hoạt động chất vấn của HĐND xã là “chưa tốt”. Các phiên chất vấn của HĐND xã thường không sôi nổi và có ít đại biểu tham gia đặt câu hỏi chất vấn; nhiều nơi còn lẫn lộn giữa chất vấn với thảo luận, tranh luận lại. Số lượng ý kiến tham gia chất vấn tại kỳ họp không thật nhiều (dao động từ 2 đến 3 ý kiến/1 phiên). Chất lượng các ý kiến chất vấn cũng chưa thật tốt, chưa sâu, chưa thật rõ. Nguyên nhân: i, Một số đại biểu HĐND kiêm nhiệm còn tâm lý nể nang, ngại va chạm, né tránh, một phần khác do năng lực trình độ, khả năng cập nhật thông tin còn hạn chế, dẫn đến một số đại biểu chưa có nội dung chất vấn, chưa mạnh dạn chất vấn và chưa đề xuất nội dung chất vấn; ii, Sự điều hành của Thường trực HĐND xã chưa thật linh hoạt, chưa hướng các ý kiến chất vấn vào vấn đề, nội dung trọng tâm. iám sát giữa hai kỳ họp (giám sát chuyên đề) được đánh giá cao hơn so với chất vấn tại kỳ họp với 78,3% đại biểu HĐND và 74,4% cán bộ UBND đánh giá ở mức “tốt”. Qua hoạt động giám sát của HĐND đã giúp giải quyết
  17. 15 kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở. Tuy vậy, vẫn còn có một số hạn chế, đặt ra một số vấn đề cần được tháo gỡ để nâng cao hơn chất lượng của hoạt động này. Một là,số phiên giám sát ở một số xã chưa cao, chưa thường xuyên (Bảng 3.4 - Luận án); Hai là, phương thức giám sát ở một số nơi còn chưa linh hoạt, chủ yếu vẫn là nghe trình bày báo cáo mà thiếu sự khảo sát thực tế; Ba là, nội dung, hình thức giám sát chưa phong phú, hiệu quả giám sát chưa cao; Bốn là, chưa chú ý nhiều đến việc theo dõi, đôn đốc thực hiện các kết luận giám sát. 3.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN HỆ VỚI CỬ TRI CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY Đối với hoạt động tiếp xúc cử tri: 85,8% đại biểu HĐND, 83,3% cán bộ UBND trong mẫu điều tra đánh giá ở mức “tốt”. Người dân được phỏng vấn cũng đã đánh giá các đại biểu HĐND xã đã chú ý lắng nghe và phản ánh kịp thời các ý kiến của cử tri. Hạn chế chủ yếu là: cử tri được mời tham gia phiên TXCT chưa mang tính đại diện; số ý kiến tham gia vào hoạt động của HĐND chưa nhiều; một số đại biểu HĐND chỉ tập trung vào tiếp thu ý kiến, chưa nghiên cứu giải trình tại chỗ đáp ứng nguyện vọng của cử tri trong phạm vi quyền hạn cho phép; chưa chủ động thực hiện quy định mỗi năm ít nhất một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình để cử tri giám sát hoạt động của đại biểu HĐND xã. Đối với hoạt động tiếp công dân: 71,1% đại biểu HĐND xã, 69,0% cán bộ UBND xã trong mẫu điều tra đánh giá ở mức “tốt”; là mức đánh giá thấp hơn so với hoạt động TXCT cho thấy hoạt động tiếp công dân của đại biểu HĐND xã chưa được đánh giá cao. Hạn chế chủ yếu là: tỷ lệ đại biểu HĐND xã tham gia tiếp công dân còn thấp; hoạt động tiếp công dân chủ yếu do Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã thực hiện; chất lượng, hiệu quả tiếp công dân chưa cao; trong nhiều trường hợp, người dân chưa thỏa mãn với kết quả tiếp công dân. Có công dân cảm thấy “thiếu tin” vào hoạt động tiếp công dân của HĐND xã. Đối với hoạt động đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của cử tri, đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân:74,9% đại biểu HĐND xã, 64,5% cán bộ UBND
  18. 16 xã trong mẫu điều tra đánh giá ở mức “tốt”). Việc giải quyết các đơn thư khiếu nại của cử tri thường rất chậm và kéo dài; có nhiều đơn thư khiếu nại đã gửi HĐND xã nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết. Đối với hoạt động tuyên truyền, vận động cử tri: chỉ có 68,2% đại biểu HĐND xã và 66% cán bộ UBND xã trong mẫu điều tra đánh giá ở mức “tốt”; 26,5% đại biểu HĐND và 32,3% cán bộ UBND xã đánh giá ở mức “chưa tốt”. Từ nghiên cứu, đánh giá có thể khái quát những vấn đề cần tập trung để nâng cao chất lượng hoạt động liên hệ với cử tri của HĐND xã thời gian tới là: Thứ nhất, tích cực đổi mới, hoàn thiện quy trình để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động liên hệ với cử tri của HĐND xã; Thứ hai, chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực điều hành của Thường trực HĐND xã trong tổ chức các hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, đôn đốc thực hiện đơn thư khiếu nại; Thứ ba, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trách nhiệm, tri thức, kỹ năng liên hệ với cử tri của các đại biểu HĐND xã. 3.5. VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.5.1. Việc thực hiện các chức năng của Hội đồng nhân dân x ở Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021 Thực hiện chức năng cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Với việc ban hành các nghị quyết đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn, mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, HĐND xã đã cơ bản thực hiện tốt chức năng quyết định, từng bước khẳng định hiệu quả và chất lượng hoạt động của mình, phối hợp cùng với UBND xã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, điều hành các mặt của địa phương, góp phần làm cho chính quyền địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vững mạnh, từng bước xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thông qua hoạt động giám sát đã đảm bảo cho HĐND thật sự là cơ quan đại diện của nhân dân, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  19. 17 Thực hiện chức năng đại diện và bảo đảm quyền lợi của nhân dân ở cơ sở. Tiếp xúc trực tiếp giữa đại biểu HĐND xã với cử tri, tiếp công dân và xử lý kiến nghị của cử tri đã thực hiện tốt một hình thức của dân chủ trực tiếp, giúp cho việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm hiệu quả hơn. Việc đôn đốc giải quyết đơn thư, khiếu nại của công dân được thực hiện theo quy định của pháp luật, tuy chưa thật tốt, chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân dân, song hoạt động này đã góp phần gia tăng mối liên hệ giữa HĐND, đại biểu HĐND xã với cử tri, thực hiện cầu nối giữa cơ quan quyền lực ở địa phương với nhân dân. Nhìn một cách tổng thể, nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND xã đã thực hiện khá tốt chức năng cơ quan quyền lực ở địa phương, đại diện và bảo đảm quyền lợi của nhân dân ở cơ sở; góp phần thực hiện tốt hơn cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, thực hiện phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.5.2. Một số vấn đề đặt ra về việc thực hiện các chức năng của Hội đồng nhân dân x - Những vấn đề đặt ra từ kết quả thực hiện chức năng cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương Về quyết nghị các vấn đề kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Nghị quyết củaHĐND xã cần cụ thể hơn, sát thực tiễn hơn, tránh chung chung, nhất là việc xác định các chỉ tiêu và giải pháp. Về nghị quyết nhân sự. HĐND xã cần phát huy hơn nữa tính “dân chủ”, phát huy vai trò người đại diện của nhân dân trong quyết định về vấn đề nhân sự, nhất là trong việc bầu và bãi miễn các chức danh trong HĐND và UBND theo thẩm quyền, để chính quyền địa phương thực sự là của dân, do dân, vì dân. Về hoạt động giám sát chuyên đề. HĐND xã cần duy trì nề nếp hoạt động giám sát theo chuyên đề; đồng thời, đẩy mạnh đổi mới nội dung, cách thức giám sát chuyên đề và giải trình của Thường trực HĐND xã. Vấn đề cần khắc phục là: nâng cao năng lực tổ chức của Thường trực HĐND xã và nâng cao ý thức trách nhiệm, tri thức, kỹ năng phản biện của đại biểu HĐND.
  20. 18 - Những vấn đề đặt ra từ kết quả thực hiện chức năng đại diện,bảo đảm quyền lợi của nhân dân ở cơ sở Về tiếp xúc cử tri, tiếp công dân. Cần tiếp tục duy trì nền nếp tiếp xúc cử tri và tiếp công dân của đại biểu HĐND xã, trong đó mỗi đại biểu cần tự mình trang bị những “vốn tri thức” trả lời những câu hỏi của cử tri và tiếp nhận đơn thư của công dân; nâng cao kỹ năng tiếp xúc cử tri tránh bị động, lúng túng. Về đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân. Cần kiên trì, kiên quyết đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại mỗi khi nhận được thư khiếu nại của công dân Về tuyên truyền vận động nhân dân. Phải tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền vận động nhân dân của đại biểu HĐND; nâng cao tri thức mọi mặt cho đại biểu HĐND xã để họ “có vốn tri thức” thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân; chú trọng nâng cao tính gương mẫu của đại biểu HĐND. Từ thực tiễn thực hiện chức năng của HĐND xã ở Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021, có thể khái quát lại ba vấn đề chính yếu: Một là, giải quyết hài hòa theo quy định của pháp luật mối quan hệ giữa các thành tố của HTCT xã: Cấp ủy, tổ chức đảng - HĐND - UBND - MTTQ. Hai là, nâng cao năng lực chủ trì, điều hành của Thường trực HĐND, của Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã. Ba là, nâng cao trách nhiệm, tri thức và kỹ năng cho đại biểu HĐND xã Chƣơng 4: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN XÃ VÀ GIẢI PHÁP 4.1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng Nhiệm kỳ 2016 - 2021, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng xã, HĐND xã được kiện toàn về nhân sự, hoạt động đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật và phù hợp với thực tiễn xã hội ở địa phương, mang lại hiệu lực và hiệu quả cao. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng là một yếu tố quan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2