intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:224

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị "Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch; những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch; thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch tại các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng;.. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng

  1. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr-êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ◆ NGUYÔN THÞ THU PH¦¥NG VAI TRß cña chÝnh quyÒn cÊp tØnh ®èi víi LI£N KÕT DU LÞCH – NGHI£N CøU T¹I VïNG NAM §ång b»ng s«ng hång LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hµ Néi – 2024
  2. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr-êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ◆ NGUYÔN THÞ THU PH¦¥NG VAI TRß cña chÝnh quyÒn cÊp tØnh ®èi víi LI£N KÕT DU LÞCH – NGHI£N CøU T¹I VïNG NAM §ång b»ng s«ng hång Chuyªn ngµnh: kinh tÕ chÝnh trÞ M· sè: 9310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: 1. TS Nguyễn Thị Hào 2. PGS.TS Nguyễn Thị Phương Linh Hµ Néi – 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN “Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm về sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu sự trung thực trong học thuật” Nghiên cứu sinh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học, hoàn thành được luận án, em đã được Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ban chủ nhiệm khoa Lý luận chính trị, Bộ môn Những Nguyên cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em tham gia và hoàn thành chương trình học. Em cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy, cô tại Viện Đào tạo sau đại học, các giảng viên, các cán bộ của các phòng ban chức năng của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường. Tác giả đã được các lãnh đạo và các chuyên viên của các sở, ban ngành, các lãnh đạo, nhân viên tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch tại tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam và Ninh Bình nhiệt tình giúp đỡ. Em xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Hào, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Linh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Em xin gửi tình cảm sâu sắc nhất đến những người thân trong gia đình, đã luôn động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian vừa qua! Tác giả
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... ii MỤC LỤC ..............................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ...................................................................................viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................................................................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến liên kết du lịch, vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch ................................................................................. 8 1.1.1. Những nghiên cứu về du lịch, liên kết du lịch....................................................... 8 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với du lịch và liên kết du lịch ............................................................................................................ 11 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu cần tiếp tục làm rõ trong luận án ............................................................................................................................. 19 1.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 21 1.2.1. Mô hình nghiên cứu và sơ đồ nghiên cứu ........................................................... 21 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 22 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI LIÊN KẾT DU LỊCH ......................................... 28 2.1. Một số vấn đề về liên kết du lịch: quan niệm, sự cần thiết, nội dung, hình thức, tác động và tiêu chí đánh giá .............................................................................................. 28 2.1.1. Quan niệm về liên kết du lịch .............................................................................. 28 2.1.2. Sự cần thiết liên kết du lịch ................................................................................. 28 2.1.3. Nội dung, hình thức, tác động và tiêu chí đánh giá liên kết du lịch .................... 30 2.2. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch ....................................... 37 2.2.1. Quan niệm, đặc điểm và sự cần thiết vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch ........................................................................................................................ 37 2.2.2. Nội dung vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch ..................... 42 2.2.3. Tiêu chí đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch ........ 52
  6. iv 2.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch ............................................................................................................................. 55 2.3. Kinh nghiệm vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch và bài học rút ra cho các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng ................................................................ 60 2.3.1. Kinh nghiệm vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch ............... 60 2.3.2. Bài học cho các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng ............................................... 65 Chương 3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI LIÊN KẾT DU LỊCH TẠI CÁC TỈNH NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .................. 67 3.1. Tình hình kinh tế - xã hội, du lịch và liên kết du lịch tại các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng ............................................................................................................................. 67 3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng ................... 67 3.1.2. Thực trạng du lịch tại các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng ................................ 68 3.1.3. Thực trạng liên kết du lịch tại các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng ................... 69 3.2. Phân tích vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch tại các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng ................................................................................................. 77 3.2.1. Chính quyền cấp tỉnh xác định chiến lược liên kết du lịch ................................. 77 3.2.2. Chính quyền cấp tỉnh ban hành chính sách liên kết du lịch ................................ 80 3.2.3. Chính quyền cấp tỉnh tổ chức thực hiện liên kết du lịch ..................................... 86 3.2.4. Chính quyền cấp tỉnh kiểm tra, giám sát và đánh giá liên kết du lịch ................. 95 3.3. Đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch tại các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng ................................................................................................. 98 3.3.1. Đánh giá chính quyền cấp tỉnh xác định chiến lược liên kết du lịch ................... 98 3.3.2. Đánh giá chính quyền cấp tỉnh ban hành chính sách liên kết du lịch ................ 100 3.3.3. Đánh giá chính quyền cấp tỉnh tổ chức thực hiện liên kết du lịch..................... 102 3.3.4. Đánh giá chính quyền cấp tỉnh kiểm tra, giám sát và đánh giá liên kết du lịch .103 3.4. Đánh giá chung ......................................................................................................... 104 3.4.1. Những thành tựu ................................................................................................ 104 3.4.2. Những hạn chế ................................................................................................... 105 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế .................................................................................. 106 Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI LIÊN KẾT DU LỊCH TẠI CÁC TỈNH NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ........................................................................................................... 114
  7. v 4.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước có ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch ....................................................................................................... 114 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................................ 114 4.1.2. Bối cảnh trong nước .......................................................................................... 116 4.1.3. Định hướng phát triển du lịch và liên kết du lịch của các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng ...................................................................................................................... 117 4.1.4. Quan điểm nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch tại các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng.............................................................................. 120 4.2. Giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch tại các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng ................................................................................ 122 4.2.1. Hoàn thiện chiến lược liên kết du lịch ............................................................... 122 4.2.2. Hoàn thiện các chính sách liên kết du lịch ........................................................ 127 4.2.3. Tổ chức thực hiện liên kết du lịch ..................................................................... 135 4.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát, và đánh giá liên kết du lịch ............................. 139 4.2.5. Nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức tham gia quản lý du lịch tại địa phương ........................................................................................................................... 141 4.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất để thực hiện vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch ............................................................................................................... 142 4.2.7. Tạo môi trường thuận lợi nhằm phát triển doanh nghiệp du lịch và các hộ kinh doanh du lịch ................................................................................................................. 143 4.2.8. Đẩy mạnh hợp tác trong đào tạo, phát triển nhân lực du lịch ............................ 145 4.2.9. Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất du lịch và hạ tầng giao thông trong tỉnh ........................................................................................................................... 147 4.3. Một số khuyến nghị .................................................................................................. 148 4.3.1. Khuyến nghị với Quốc hội ................................................................................ 148 4.3.2. Khuyến nghị với Chính phủ .............................................................................. 149 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................................ 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 154 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 175
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Dạng viết tắt Dạng viết đầy đủ 1. CQCT Chính quyền cấp tỉnh 2. DL Du lịch 3. DN Doanh nghiệp 4. DNDL Doanh nghiệp du lịch 5. HĐND Hội đồng nhân dân 6. KT-XH Kinh tế - Xã hội 7. LKDL Liên kết du lịch 8. UBND Ủy ban nhân dân 9. VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nội dung đánh giá vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch ...... 23 Bảng 1.2. Kết quả phiếu khảo sát về liên kết du lịch tại các tỉnh Nam ĐBSH ............. 25 Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả phiếu khảo sát tại các tỉnh Nam ĐBSH ........................... 26 Bảng 3.1. Nội dung LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH giai đoạn 2017 - 2022 ................. 72 Bảng 3.2. Chỉ số của mạng lưới LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH .................................. 74 Bảng 3.3. Số lượng nhân lực du lịch được đào tạo giai đoạn 2017 – 2022 .................. 93 Bảng 3.4. Số lượng các cuộc kiểm tra có kế hoạch của các tỉnh đối với du lịch .......... 97 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về các bên liên quan tham gia xác định chiến lược ........... 98 Bảng 3.6. Đánh giá chính quyền cấp tỉnh kiểm tra, giám sát và đánh giá LKDL .......103 Bảng 3.7. Chất lượng cán bộ công chức sở Du lịch/VHTT&DL của các tỉnh............109 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát đối với đội ngũ quản lý, nhân lực du lịch và cơ sở vật chất phục vụ quản lý du lịch ............................................................................................... 110
  10. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với LKDL .......... 21 Hình 1.2. Sơ đồ nghiên cứu vai trò CQCT đối với LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH ..... 21 Hình 3.1. Cấu trúc tổng thể của mạng LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH ........................ 75 Hình 3.2. Cấu trúc mạng lưới liên kết du lịch tại các tỉnh Nam ĐBSH ........................ 76
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về mặt thực tiễn Du lịch là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH, mang tính văn hóa, giải trí, đặc biệt có tính liên ngành, liên vùng và mang tính xã hội hóa cao (Hoàng Văn Hoa & cộng sự, 2018). Liên kết là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển du lịch. Các chủ thể du lịch liên kết càng chặt chẽ thì tính đa dạng phong phú của sản phẩm du lịch càng cao, giảm thiểu những khuyết điểm tồn đọng trong từng chủ thể, tăng giá trị sử dụng và thúc đẩy phát triển bền vững du lịch. LKDL cho phép khai thác được tối đa lợi thế du lịch về tự nhiên, cơ sở hạ tầng và văn hóa của mỗi địa phương hay DN tham gia liên kết (Látková & Vogt, 2012; Nunkoo & Smith, 2013). Bên cạnh đó, LKDL còn giúp tăng khả năng canh tranh, thu hút nguồn lực đầu tư cho du lịch (Bramwell & Lane, 1999; Bramwell & Sharman, 1999). Các tỉnh Nam ĐBSH bao gồm 04 tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hà Nam và Ninh Bình với tổng diện tích là 5454,3 km2, dân số đạt hơn 5.5 triệu người (Tổng cục Thống kê, 2023). Các tỉnh Nam ĐBSH có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển những loại hình du lịch đặc thù mà các vùng khác trên cả nước không có được. Trong giai đoạn 2017 - 2022, đóng góp của ngành du lịch vào phát triển KT-XH tại các tỉnh Nam ĐBSH chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của ngành, phát triển du lịch chưa tạo ra một vùng du lịch với nhiều trải nghiệm đa đạng và hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH đã có những hình thức phát triển phong phú gắn với các nội dung liên kết đa dạng, giúp du lịch của các địa phương phát triển. Tuy nhiên, LKDL vẫn còn những hạn chế, nhất là mạng lưới LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH vẫn còn rời rạc, biểu hiện còn nhiều các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực du lịch nằm ngoài vùng biên của mạng liên kết, với mật độ tập trung thấp như: cơ quan trực tiếp quản lý du lịch của địa phương, chủ thể thực hiện đào tạo, nghiên cứu về du lịch... Mạng lưới LKDL chủ yếu tập trung vào các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, cung cấp dịch vụ vận chuyển và dịch vụ ăn uống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này, trong đó phải kể đến vai trò của CQCT đối với LKDL. Trong giai đoạn 2017 - 2022, CQCT tại các tỉnh Nam ĐBSH đã xác định chiến lược LKDL phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, các chính sách CQCT ban hành nhằm tạo điều kiện cho sự hình thành, phát triển các hoạt động LKDL bắt đầu có những phát huy tác động tích cực đến phát triển du lịch. Các chính sách này đã nhận được sự ủng hộ từ phía các bên liên quan trong LKDL, CQCT đã tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách LKDL nghiêm túc... Từ đó đã thúc đẩy hoạt động LKDL phát triển, giúp hình thành những điều kiện, tiền đề cho du lịch tại các tỉnh phát triển
  12. 2 bền vững. Tuy nhiên, vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH vẫn còn những hạn chế nhất định. CQCT tại các tỉnh chưa có kế hoạch nhằm đánh giá toàn diện các mục tiêu, phương án chiến lược trước khi xác định các mục tiêu cụ thể; mức độ bao phủ thấp đối với các bên liên quan trong xác định chiến lược và xây dựng chính sách LKDL; còn thiếu những chính sách quan trọng nhằm duy trì và phát triển các hình thức LKDL…. Để ngành du lịch của các tỉnh được phát triển mạnh mẽ, đóng góp chung vào phát triển KT-XH của địa phương, một mặt CQCT các tỉnh phải có quan điểm nhất quán, thừa nhận sự tồn tại của LKDL là một tất yếu khách quan, tiếp tục kiên trì thực hiện chiến lược xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; mặt khác, cần phải nâng cao vai trò của CQCT đối với LKDL trong thời gian tới. 1.2. Về mặt lý luận Về mặt lý luận, nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch dựa trên lý thuyết nền tảng về thực thi chức năng của nhà nước đối với phát triển KT - XH, như lý thuyết vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường (Samuelson & Nord, 1989), phân tích chính sách công (John, P. (1998), lý luận về phát triển bền vững (Todaro, 2000), và lý luận về chính sách công (Anderson, 2015). Dựa trên lý luận này, đã có nhiều nghiên cứu khẳng định cần phải có sự tham gia của nhà nước vào phát triển du lịch (Zhao & Timothy, 2015 Bramwell & Alletorp, 2001; Qin và cộng sự 2011). Có thể nói rằng, tất cả các chính phủ đều có một số chính sách phát triển du lịch (Baum & Szivas, 2008). Tuy nhiên, mức độ tham gia sẽ khác nhau tùy theo tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc gia/địa phương và tùy thuộc vào các triết lý chính trị (Baum & Szivas, 2008). Sự can thiệp của chính phủ đặc biệt cần thiết trong những tình huống mang lại lợi ích ròng lớn hoặc khi mọi người đều được hưởng lợi, tối đa hóa phúc lợi xã hội (Hall, 2005b; Shone và cộng sự, 2016). Chính quyền địa phương ngày càng được khuyến khích đảm nhận vai trò quan trọng với tư cách là bên liên quan chính và là chủ thể quan trọng trong hỗ trợ phát triển du lịch tại các khu vực điểm đến (Bramwell, 2011; Dredge & Jamal, 2013; Ruhanen, 2013). Có ý kiến cho rằng ngành du lịch phát triển thành công nếu được gắn với hoạt động của chính quyền địa phương (Godfrey, 1998). Câu hỏi về vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch cũng được đặt ra bởi Church và cộng sự (2000). Về mặt học thuật cho thấy rằng, vấn đề về sự tham gia của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch đã được khẳng định (Cawley & Gillmor, 2008; Dredge, 2005; Dredge & Jenkins, 2009; Kerr và cộng sự, 2001; Pforr, 2006; Stevenson và cộng sự 2008). Chính quyền địa phương được công nhận rộng rãi với vai trò là một bên liên quan quan trọng và có ảnh hưởng trong quản lý điểm đến (Bramwell & Lane, 2010), Dredge, 2001; Dymond, 1997). Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng sự phát triển du lịch do khu vực công chi phối không có khả năng đạt được lợi ích kinh tế tối ưu (Cooper và cộng sự 1993). Vai trò của chính quyền địa phương trong việc lập kế hoạch phát triển du lịch có thể tạo điều kiện hoặc cản trở
  13. 3 các mục tiêu phát triển bền vững. Bởi vì đây cũng là một vai trò tương đối mới đối với chính quyền địa phương, nó thể hiện sự khác biệt so với vai trò truyền thống trong phát triển cơ sở hạ tầng (Ateljevic & Doorne, 2000; Beaumont & Dredge, 2010). Điều này cho thấy sự can thiệp của chính phủ vào ngành du lịch có thể dẫn đến việc biến những thất bại của thị trường thành những thất bại của khu vực công. Do đó, hàm ý là sự cân bằng hợp lý giữa sự tham gia của cả khu vực công và khu vực tư nhân trong quy hoạch du lịch là rất quan trọng trong việc đảm bảo kết quả du lịch tối ưu cho các khu vực điểm đến. Chính quyền địa phương được đại diện cho lợi ích của cư dân địa phương và do đó, họ có nhiệm vụ đại diện cho lợi ích tốt nhất của cộng đồng điểm đến rộng lớn (Ruhanen, 2013). Hơn nữa, chính quyền địa phương cũng được cho là công bằng và không có lợi ích thương mại (Swarbrooke, 1998) và đóng vai trò là người điều hành công bằng đối với sự phát triển du lịch (Shone, 2013). Do đó, về mặt lý luận đặt ra đó là “có tồn tại vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với LKDL hay không?”. Vì vậy, nghiên cứu sinh cho rằng, nghiên cứu: “Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng” là thực sự cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu, câu hỏi và cách tiếp cận nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, mục tiêu nghiên cứu chung: Luận án nghiên cứu làm rõ nội hàm, tiêu chí đánh giá vai trò của CQCT đối với LKDL; và nội hàm, tiêu chí đánh giá đối với LKDL Thứ hai, mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Một là, luận án làm rõ về quan niệm, sự cần thiết, nội dung, hình thức, tác động, và tiêu chí đánh giá LKDL. Hai là, xác định khung lý thuyết nghiên cứu vai trò của CQCT đối với LKDL. Trong đó tập trung làm rõ về sự cần thiết, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của CQCT đối với LKDL. Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng LKDL và phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH. Từ đó, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh trong vùng Nam ĐBSH. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu cụ thể trên nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi thứ nhất: LKDL có nội hàm là gì và được đánh giá với những tiêu chí nào?
  14. 4 Câu hỏi thứ hai: Vai trò của CQCT đối với LKDL có nội hàm là gì và được đánh giá với những tiêu chí nào? Câu hỏi thứ ba: Vị trí của của các chủ thể, và của CQCT trong mạng lưới LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH? Câu hỏi thứ tư: Thực trạng LKDL và thực trạng vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH như thế nào? Câu hỏi thứ năm: Trong thời gian tới, cần làm gì để nâng cao vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH? 2.3. Cách tiếp cận Dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị, luận án nghiên cứu vai trò của CQCT đối với LKDL xuất phát từ thực thi chức năng vai trò của nhà nước tại địa phương đối với LKDL. Nghiên cứu được tiếp cận từ góc độ CQCT thực thi chức năng trong quá trình đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan, để từ đó tạo ra sự đồng thuận trong LKDL. Một mặt đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của cộng đồng dân cư, của khách du lịch, mặt khác phải đảm bảo lợi ích của các bên liên quan trong LKDL (như các DN du lịch, các hộ kinh doanh du lịch, các tổ chức tham gia LKDL…). Chính quyền địa phương có nhiệm vụ quan trọng là kết hợp lợi ích của khu vực tư nhân với nhu cầu và mong muốn của người dân địa phương, để đảm bảo phát triển bền vững (Jamal & Getz 1995). Thực hiện vai trò của Nhà nước tại địa phương đối với du lịch, CQCT sẽ ban hành các chính sách LKDL nhằm phát triển du lịch bền vững, đảm bảo tốt nhất lợi ích của cộng đồng dân cư, của khách du lịch và tăng thu ngân sách từ du lịch. Nhưng đồng thời, các chính sách mà CQCT ban hành ra cũng phải tạo dựng các điều kiện, thiết lập các cơ chế nhằm khuyến khích, tập hợp được các bên liên quan tham gia vào các hoạt động LKDL, tạo ra tính đồng thuận cao giữa các bên liên quan trong quá trình hình thành và phát triển LKDL của địa phương, từ đó thúc đẩy du lịch phát triển bền vững. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án: Vai trò của CQCT đối với liên kết du lịch. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu CQCT bao gồm HĐND tỉnh và UBND tỉnh (Quốc hội, 2015). Dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị, luận án nghiên cứu nội dung vai
  15. 5 trò của CQCT đối với LKDL xét theo thực thi các chức năng của CQCT đối với LKDL. Cụ thể, luận án nghiên cứu vai trò của CQCT đối với LKDL theo khía cạnh: xác định chiến lược LKDL; ban hành các chính sách LKDL; tổ chức thực hiện LKDL (nội dung này luận án chỉ nghiên cứu: xây dựng bộ máy thực hiện LKDL, thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước Trung ương và các chính sách do tỉnh ban hành LKDL và phối hợp các tổ chức có liên quan thực hiện LKDL); và kiểm tra, giám sát, đánh giá LKDL. Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu thực trạng LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH trong giai đoạn 2017 - 2022. Nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của CQCT đối với LKDL cũng rất nhiều, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố: chủ trương, chính sách của Trung ương về du lịch và LKDL; cơ sở vật chất du lịch, hạ tầng giao thông của địa phương; quy mô, năng lực của các bên liên quan trong LKDL; chất lượng đội ngũ công chức trong bộ máy chính quyền tham gia quản lý du lịch; tình hình du lịch tại địa phương; và ý định của khách du lịch đối với du lịch bền vững. - Về phạm vi không gian nghiên cứu: phạm vi không gian xét theo địa lý, vùng Nam Đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, và Hà Nam. Do vậy, nghiên cứu: Vai trò của CQCT đối với LKDL - Nghiên cứu tại vùng Nam ĐBSH, thực chất luận án nghiên cứu vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH. Từ đây, trong luận án, thuật ngữ “các tỉnh Nam ĐBSH” dùng để chỉ “vùng Nam ĐBSH”. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu 04 nội dung vai trò của CQCT đối với LKDL tại tỉnh. - Về thời gian: Thứ nhất, luận án nghiên cứu thực trạng LKDL, thực trạng vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH trong giai đoạn 2017 - 2022. Các số liệu sơ cấp và thứ cấp được luận án sử dụng nghiên cứu trong giai đoạn này. Thứ hai, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH đến năm 2030, tầm nhìn 2035. 4. Những đóng góp mới của đề tài 4.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án có những đóng góp về mặt học thuật như sau: (i) Luận án đã mở rộng phạm vi đánh giá LKDL theo 02 tiêu chí: Tiêu chí thứ nhất, luận án căn cứ vào đặc điểm của hoạt động LKDL. Theo tiêu chí này, luận án kế thừa khung lý thuyết của: Jamal & Getz (1995), Bramwell & Sharman (1999), Ying
  16. 6 (2010), Tinsley & Lynch (2001), Dredge (2006), Presenza & Cipollina (2010), Tyler & Dinan (2010), Chiappa & Presenzaf (2013), và Hoàng Văn Hoa & cộng sự (2018) nhằm đề xuất 06 nội dung đánh giá đặc điểm của hoạt động LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH. Tiêu chí thứ hai, luận án căn cứ vào đặc điểm đặc trưng của mạng lưới LKDL. Đánh giá theo tiêu chí này, luận án áp dụng phương pháp phân tích mạng thông qua mô hình nghiên cứu của Ying (2010) với 05 cấp độ thể hiện mức độ hợp tác trong LKDL, để nghiên cứu đánh giá đặc điểm đặc trưng của mạng lưới LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH. (ii) Vận dụng khung lý thuyết của Simpson (2001), Bramwell & Sharman (1999), Mandell (1999) và Ampong (2014), luận án đề xuất khung lý thuyết và mô tả 04 nội dung vai trò của CQCT đối với LKDL bao gồm: (1) xác định chiến lược LKDL; (2) ban hành các chính sách LKDL; (3) tổ chức thực hiện LKDL, và (4) kiểm tra, giám sát, đánh giá đối với LKDL. Đồng thời, từ những khung lý thuyết này, luận án đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH gắn với 04 nội dung trên. 4.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ quá trình nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã xác định được những đóng góp mới mà các luận án trước đây chưa thực hiện, như: Thứ nhất, nghiên cứu đã phát hiện có tồn tại vai trò của CQCT đối với LKDL, tuy nhiên CQCT không giữ vai trò trung tâm trong mạng lưới LKDL tại các tỉnh. Với phát hiện này, luận án đã có những đề xuất đối với CQCT trong ban hành chính sách LKDL nhằm thực hiện vai trò định hướng, dẫn dắt trong hoạt động LKDL, giúp du lịch phát triển bền vững như: CQCT cần xác định mục tiêu chiến lược LKDL nhằm phân phối công bằng lợi ích kinh tế của LKDL trên toàn địa phương; chính sách cần tạo được sự đồng thuận cao giữa các bên liên quan, và tổ chức hiệu quả nhằm phối hợp liên tục các chính sách, thủ tục của hai hoặc nhiều bên trong LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH. Thứ hai, kết quả nghiên cứu phát hiện có tồn tại hoạt động liên kết du lịch tại các tỉnh nhưng với mật độ (Denity) thấp, xác suất xuất hiện các hoạt động LKDL tại các tỉnh giữa 2 chủ thể bất kỳ chỉ đạt 19%, điều này cho thấy hoạt động LKDL chỉ mới manh nha hình thành trên thị trường. Trên cơ sở này, luận án đã có những đề xuất đối với CQCT trong ban hành chính sách LKDL đó là: cần tạo ra các điều kiện, cơ chế, để giúp cho các bên liên quan gặp nhau nhiều hơn để họ trao đổi các thông tin, và CQCT cần tăng cường tư vấn liên quan đến hoạt động LKDL. Thứ ba, nghiên cứu đã xác định được chủ thể đóng vai trò là tác nhân trung tâm (với độ trung tâm giữa cao) và chủ thể khó nhận được sự hợp tác (với độ trung tâm cấp bậc thấp) trong mạng lưới LKDL. Trên cơ sở này, luận án đã có những đề xuất đối với
  17. 7 CQCT trong ban hành chính sách nhằm khuyến khích mạnh mẽ các chủ thể đóng vai trò trung tâm này. Đồng thời CQCT cần ban hành chính sách nhằm khắc phục những cản trở để giúp cho các chủ thể khó nhận được sự hợp tác, nhưng cũng giữ vai trò cần thiết đối với LKDL được tham gia vào hoạt động LKDL. Các đề xuất như: CQCT cần có chính sách khuyến khích và duy trì các quan hệ đối tác; cần phối kết hợp nhằm xây dựng, hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng cho du lịch, nhất là hạ tầng giao thông theo hướng thực hiện xã hội hóa. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan và phương pháp nghiên cứu về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch Chương 2. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch Chương 3. Thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch tại các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng Chương 4. Quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch tại các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng
  18. 8 Chương 1. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến liên kết du lịch, vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch 1.1.1. Những nghiên cứu về du lịch, liên kết du lịch Williams & Lawson (2001) cho rằng DL là một hoạt động tương tác giữa chủ và khách, sự thiếu vắng của hoạt động này sẽ dẫn đến ngăn cản việc phát huy hết tiềm năng của DL. Sheenan & cộng sự (2016) cho rằng, ngành DL sẽ tạo ra những giá trị và cung cấp cho khách DL thông qua một mạng lưới phức tạp gồm nhiều yếu tố tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Andereck & cộng sự (2005) cho rằng, DL được coi là một ngành mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Sự phát triển của DL sẽ mang lại cơ hội việc làm và đầu tư cho địa phương và giúp cải thiện kinh tế địa phương. Thực tế, các nghiên cứu của Eraqi (2007); Hanafiah & cộng sự (2010); Lee & cộng sự (2007) đều đưa ra cùng ý tưởng rằng: Nhiều cộng đồng ở các nước đang phát triển coi DL là phương tiện kiếm sống của cư dân địa phương. Sự phát triển này có thể giúp làm giảm đáng kể bất bình đẳng giữa các khu vực (Li & cộng sự, 2016) cũng như có khả năng ổn định xung đột khu vực giữa các quốc gia (Andereck & cộng sự, 2005). Theo Rodriguez & Fernandez (2016), DL là một lĩnh vực phải được tiếp cận từ góc độ hệ thống, tập trung vào cấu trúc mạng lưới của các mối quan hệ giữa các bên liên quan”. Khi nghiên cứu về vai trò của mạng lưới trong hoạt động DL, Dredge (2006) đã điều tra các mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và ngành để từ đó phân tích về vai trò của mạng lưới trong việc thúc đẩy hoặc ngăn cản việc xây dựng quan hệ đối tác giữa khu vực công và tư nhân trong các hoạt động DL của địa phương. Qua đó, tác giả đã chỉ ra rằng, trong mạng lưới DL của địa phương, khu vực công giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động LKDL. Trong khi thực hiện LKDL, các bên liên quan cần xây dựng các nội dung hợp tác, các nội dung này có tồn tại như: “Liên kết xây dựng sản phẩm DL, chương trình DL của vùng; Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng DL, đặc biệt là hạ tầng giao thông; Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển DL chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển DL phù hợp với thế mạnh của từng địa phương; Liên kết tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến xây dựng thương hiệu DL; và liên kết hợp tác nâng cao năng lực cạnh tranh DL (Trần Xuân Quang, 2021). Việc hình thành mô hình LKDL cũng rất quan trọng (Vũ Trọng Bình, 2017; Trần Đình Thiên, 2016), các tác giả cũng đã phác thảo nội dung liên kết như: phân phối lại lực lượng sản xuất; điều chỉnh quy hoạch phát triển DL; xây dựng đồng bộ vận tải liên tỉnh cơ sở hạ tầng; thiết lập không gian DL thống nhất; đào tạo chung và phát triển nguồn nhân lực; đến huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ
  19. 9 chế chính sách chung cho toàn khu vực; phối hợp xúc tiến DL. Nguyễn Đình Hiền & Hồ Thị Minh Phương (2017), đã khẳng định vai trò của LKDL như một động lực quan trọng trong phát triển DL trong phát triển vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung. Các nghiên cứu của Bramwell & Lane (1993; Choi & Murray (2010); Cole (2006); Macleod & Todnem (2007); Matarrita-Cascante & cộng sự (2010); Timur & Getz, (2008,2009); Vernon & cộng sự (2005); và nghiên cứu của Wesley & Pforr, (2010) đều có đồng quan điểm và cho rằng sự tham gia và hợp tác giữa các bên liên quan đến điểm đến là thực sự cần thiết trong phát triển DL bền vững. Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đơn vị trong thực hiện LKDL cũng là cần thiết, Nguyễn Văn Khánh & Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2017) cho rằng, để có thể triển khai chính sách phát triển DL dựa trên liên kết vùng, tiểu vùng cần thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các DN, đồng thời cũng đẩy mạnh hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm kết nối phát triển DL của vùng. Hoàng Văn Hoa & cộng sự (2018) cho rằng, LKDL của vùng nghiên cứu chưa được hình thành là do chưa có sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ với các hiệp hội DL và các DNDL. Do vậy, trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Hiền & Hồ Thị Minh Phương (2017), và Trần Thị Vân Hoa & cộng sự (2018), cho rằng điều cần thiết phải thành lập Ban điều phối liên kết vùng, thành lập một Ủy ban LKDL Vùng, cần phải xác định chức năng, nhiệm vụ và quy định các hoạt động của Ban điều phối, đồng thời thiết lập cơ chế tài chính, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động LKDL vùng. Trong quá trình triển khai LKDL, Phạm Thị Hồng Cúc & cộng sự (2018) cho rằng các địa phuơng đã thống nhất xây dựng hình ảnh các sản phẩm DL đặc thù; thực hiện ký kết các văn bản hợp tác liên kết địa phuơng trong cụm và ngoài cụm, liên kết trong hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm DL. Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng, việc khai thác các tiềm năng và lợi thế DL của từng địa phuơng là khá giống nhau, dẫn đến các sản phẩm DL có nhiều trùng lắp và đơn điệu. Tác giả cũng khẳng định trên góc độ quản lý nhà nuớc, liên kết địa phuơng mới chỉ dừng lại trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm mà chua có các chuơng trình hành động cụ thể. Khi nghiên cứu về vai trò của một số các bên liên quan trong hoạt động LKDL. Pongponrat (2011) cho rằng phát triển DL cần phải dựa vào thiện chí và sự hợp tác tích cực của người dân địa phương. Do vậy, trong các hoạt động LKDL, chính quyền địa phương cần khuyến khích người dân địa phương tham gia vào quy hoạch và quản lý DL, để từ đó có thể tăng cường sự phát triển bền vững DL của địa phương. Lãnh đạo địa phương có thể hỗ trợ sự hợp tác giữa các bên liên quan đến DL trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch nhằm dẫn dắt cộng đồng di theo mục tiêu phát triển DL bền vững. Và cộng đồng sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho phát triển DL nếu họ có cơ hội tham gia vào quá trình lập kế hoạch và phát triển DL (Mak & cộng sự, 2017). Trong tổ chức thực hiện LKDL, xây dựng bộ máy nhằm tổ chức hoạt động LKDL vùng được các nghiên cứu thừa nhận. Theo Hoàng Văn Hoa & Trần Hữu Sơn (2016) khi phân tích thực trạng
  20. 10 LKDL vùng Tây Bắc Việt Nam, các tác giả khẳng định, muốn LKDL vùng được triển khai có hiệu quả, thì phải thiết lập cơ chế liên kết hiệu quả, nên thành lập Ban chỉ đạo LKDL vùng. Chủ đề LKDL được đặt ra và chú trọng trong bối cảnh cạnh tranh và những thay đổi trong ngành DL đang có những bước phát triển mới như sự phát triển của công nghệ thông tin, internet, nhu cầu DL của du khách mới. Theo Mills & Law (2004), internet đang làm thay đổi cấu trúc của ngành DL, bằng cách thay đổi các rào cản gia nhập, thay đổi các kênh phân phối, tạo điều kiện minh bạch về giá cả và cạnh tranh, từ đó đem lại nhiều kết quả tốt và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhiều học giả cho rằng cơ sở lý thuyết về LKDL xuất phát từ chiến lược điểm đến, hoặc từ sự phát triển tất yếu khách quan của DL hoặc xuất phát từ quan niệm chuyên môn hóa và đổi mới thường xuyên Poon (1994). Trong lĩnh vực liên kết cụm, Anderson & cộng sự (1994) cho rằng việc hình thành các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hoặc liên minh giữa các chủ thể là rất quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy LKDL. Về các nguyên tắc trong thực hiện LKDL, Vũ Trọng Bình (2017), Trần Đình Thiên (2016), và Phạm Trung Lương (2014) đã đề xuất các nguyên tắc đó là: bình đẳng, cùng có lợi; liên kết dựa trên tinh thần tự nguyện; LKDL phải được thiết kế, xây dựng thành các dự án và các chương trình. Về nội dung này, Hà Văn Siêu (2017), cũng đề xuất 6 nguyên tắc trong LKDL: chấp hành, tự nguyện, đồng thuận, bình đẳng, tương hỗ lợi ích, chia sẻ. Trong liên kết phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu đã đề ra, Hà Văn Siêu (2017) cho rằng mục tiêu LKDL đang nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự hài lòng của khách DL, xây dựng cạnh tranh thương hiệu DL, thiết lập điểm chung tài nguyên của toàn khu vực, tạo thành khu vực DL quốc gia quan trọng và tuyến DL. Và nhấn mạnh vào nội dung của sản phẩm LKDL phát triển. Vũ Trọng Bình (2017), Trần Đình Thiên (2016) đã phác thảo nội dung liên kết: phân phối lại lực lượng sản xuất; điều chỉnh quy hoạch phát triển DL; xây dựng đồng bộ vận tải liên tỉnh cơ sở hạ tầng; thiết lập không gian DL thống nhất; đào tạo chung và phát triển nguồn nhân lực; đến huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách chung cho toàn khu vực; phối hợp xúc tiến DL. Nguyễn Đình Hiền & Hồ Thị Minh Phương (2017), đã khẳng định vai trò của LKDL như một động lực quan trọng trong phát triển DL trong phát triển vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung. Trong nghiên cứu của mình, (Baggio & cộng sự, 2013) coi điểm đến là một loại hình DL đặc thù, và có thể đạt được mức độ liên kết cao với nhiều sản phẩm và dịch vụ khác biệt dựa trên sự đổi mới thường xuyên. Và tác giả cũng coi LKDL như là một chiến lược nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các điểm đến DL một cách bền vững. Trần Xuân Quang (2021) đã đề xuất mô hình quản lý điểm đến của vùng đó là mô hình gồm cấp tỉnh và cấp vùng, cấp tỉnh sẽ quản lý các hoạt động liên quan đến thúc đẩy tham gia LKDL, còn cấp vùng sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ và giám sát hoạt động LKDL
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2