intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:234

45
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học "Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới" trình bày các nội dung chính sau: Một số diễn ngôn về giới trên truyền thông; Tính tiếp nối và động năng mới của diễn ngôn về giới trên truyền thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ THỊ GIANG DIỄN NGÔN VỀ GIỚI TRÊN TRUYỀN THÔNG SAU ĐỔI MỚI Ngành: Văn hoá học Mã số: 9 22 90 44 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS PHẠM QUỲNH PHƯƠNG Hà Nội - 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố ở bất kì một công trình nào khác. Luận án có kế thừa và sử dụng một số tài liệu đã công bố có liên quan đến đề tài để tham khảo. Các nguồn tài liệu ấy đều được chú thích rõ ràng, chính xác. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả Hồ Thị Giang
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 ......................................................................................................... 10 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI ............................................................................... 10 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 10 1.2 Cơ sở lý luận ................................................................................................... 22 1.3. Bối cảnh xã hội Việt Nam sau đổi mới 1986................................................. 36 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 42 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ DIỄN NGÔN VỀ GIỚI TRÊN TRUYỀN THÔNG 43 2.1. Diễn ngôn về “thiên chức” và phẩm chất của người phụ nữ ......................... 44 2.2. Diễn ngôn về “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” .............................................. 52 2.3. Diễn ngôn về người phụ nữ tự chủ ................................................................ 61 2.4. Diễn ngôn về bình đẳng giới.......................................................................... 74 CHƯƠNG 3. TÍNH TIẾP NỐI VÀ ĐỘNG NĂNG MỚI CỦA DIỄN NGÔN VỀ GIỚI TRÊN TRUYỀN THÔNG................................................................. 99 3.1. Tính tiếp nối của các diễn ngôn về giới trên truyền thông .......................... 100 3.2. Điều kiện khả thể sau Đổi Mới cho sự duy trì, tiếp nối và củng cố các diễn ngôn về giới ........................................................................................................ 125 3.3. Điều kiện khả thể của sự hình thành các diễn ngôn mới ............................. 135 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 150 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 151
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GS : Giáo sư TS : Tiến sỹ PGS : Phó Giáo sư GS.TS : Giáo sư Tiến sỹ PGS.TS : Phó Giáo sư Tiến sỹ Nxb : Nhà xuất bản Xb : Xuất bản Tr. : Trang Báo PNVN : Báo Phụ nữ Việt Nam HLH PNVN : Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam NGC : Nữ giới chung PNTV : Phụ nữ Tân Văn P.V : Phóng Viên TP : Thành phố HCM : Hồ Chí Minh HN : Hà Nội T.H : Trường hợp BĐG : Bình đẳng giới Dantri : Dantri.com ĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội KHXH&NV : Khoa học ã hội và Nhân Văn
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên một game show truyền hình “Ai là triệu phú” phát sóng phát sóng trên VTV, khi được hỏi “canh cua nấu với rau gì”, câu trả lời “không biết” của cô gái dự thi đã dấy lên một cuộc tranh luận về việc tại sao một người phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành, sẵn sàng bước vào cuộc sống hôn nhân, lại không biết một điều tưởng như là tất yếu đối với mỗi người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh quan điểm việc đó là điều “không thể chấp nhận” đối với phụ nữ mà “công dung ngôn hạnh” là phẩm chất cần thiết, thì cũng có nhiều ý kiến bênh vực cô gái và phản bác quan điểm nữ công gia chánh vẫn bị xem là phẩm chất của người phụ nữ hiện đại. Sự khác biệt trong quan điểm này phần nào bộc lộ những thay đổi trong đời sống xã hội Việt Nam cũng như những sự níu kéo của truyền thống đối với người phụ nữ nói riêng và thực hành giới nói chung.1 Từ đầu thế kỷ XX, với sự phát triển của báo chí và sự va đập của văn hoá Việt Nam với văn hoá phương Tây, cũng như xuyên suốt lịch sử cách mạng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vai trò của người phụ nữ nói riêng và vấn đề bình đẳng giới nói chung trở thành chủ đề then chốt của vấn đề giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã giành được rất nhiều thành tựu về bình đẳng giới, ví dụ như luôn duy trì tỉ lệ nữ giới tham gia lực lượng lao động ở mức cao; sức khoẻ và trình độ học vấn của họ cũng ngày càng được cải thiện. Trong quá trình thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (CLQG) từ 2011 - 2020), Việt Nam cũng đã đạt được 14 trên tổng số 22 chỉ tiêu (chiếm 2/3) (UN Women, 2021, tr.11) dẫn theo Ngô Thị Phương Lan và cộng sự [67, tr. 228]. … Bên cạnh đó, với sự hình thành và phát triển của các phương tiện truyền thông, nhiều diễn ngôn về giới được được thiết chế hoá và có tác động sâu sắc tới xã hội. Điều này càng thể hiện đặc biệt rõ nét trên truyền thông từ sau Đổi mới. Năm 1986, với chính sách đổi mới, Việt Nam mở cửa đón nhận những nguồn lực từ nước ngoài mà trước tiên là những nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp và cũng là cơ hội để người dân tiếp xúc những nguồn thông tin toàn cầu, nâng cao hiểu biết và rút ngắn dần khoảng cách tụt hậu so với thế giới. Chỉ sau 1 Tính đến 1/10/2013, 66% ý kiến được khảo sát trên Vnẽpress.vn coi đây là một hiện tượng không bình thường, trong khi 34% coi là bình thường. Links https://vnexpress.net/nu-ky-su-thi-ai-la-trieu-phu-nghi-el- nino-la-mot-loai-sua 1
  6. gần bốn thập kỷ Đổi mới, báo chí, báo chí truyền thông Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng và toàn diện nhất. Tính đến ngày 30/11/2021, cả nước có 816 cơ quan báo chí, trong đó 114 cơ quan báo thực hiện hai loại hình báo chí (in và điện tử), 116 tạp chí thực hiện hai loại hình, 557 báo và tạp chí in, 29 báo và tạp chí điện tử; 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh truyền hình. Sau giai đoạn phát triển của báo in và báo hình, gần đây, cùng với kỷ nguyên của internet và điện thoại thông minh, báo mạng và mạng xã hội đã và đang chiếm lĩnh vai trò đối với truyền thông. Với ưu điểm nhanh, cập nhật và có thể xem ở mọi nơi, xem đi xem lại, có thể xem cả hình lẫn âm thanh, báo mạng và mạng xã hội đã thực sự đóng vai trò quan trọng của truyền thông Việt Nam hiện nay.2 Chính trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của truyền thông chính thống và truyền thông mạng xã hội, những diễn ngôn về giới cũng trở nên đa chiều hơn và cũng có tính lan toả hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đặc thù của văn hóa Việt Nam, có sự khác biệt về mối quan tâm giữa giới nam và giới nữ. Trong tác phẩm Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ XX, nhà nghiên cứu Lê Thị Nhâm Tuyết có đặt ra câu hỏi: “Tại sao đàn ông cứ bình thản là đàn ông, trong khi phụ nữ lúc nào cũng là nạn nhân của mọi thứ định kiến, đồng thời lại là đối tượng được nâng niu trân trọng trong vai trò của ngọn nguồn nghệ thuật sáng tạo văn học nghệ thuật?” [159, tr. 11-12]. Câu hỏi này đã động chạm cốt lõi đến vấn đề giới ở Việt Nam khi hình ảnh và diễn ngôn3 về giới ở Việt Nam phần lớn các các diễn ngôn về nữ giới. Những dàn xếp xã hội và văn hoá đã khiến người đàn ông chỉ cần “bình thản là đàn ông” hay mặc nhiên được trao quyền, trong khi người phụ nữ trở thành trung tâm của diễn ngôn về giới trong lịch sử Việt Nam và sau Đổi mới. Đặc biệt, sau Đổi mới, những diễn ngôn về giới bao chứa cả hai khuynh hướng: vừa định kiến với những khuôn mẫu giới, vừa cổ suý bình đẳng giới. Bối cảnh sau Đổi mới cũng cho thấy sự tương tác giữa các diễn ngôn về giới và nhận thức, thực hành văn hóa, ứng xử, lối sống của người dân. Hiện thực phức tạp này đòi hỏi cần có một nghiên cứu cụ thể về diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới, trong cái nhìn có tính lịch sử tiếp nối và bao quát của cả bối cảnh về giới ở Việt Nam trong hơn một thế kỷ qua để hiểu được tại sao cả 2 https://vov.gov.vn/bao-dien-tu-la-mat-tran-moi-cua-bao-chi-truyen-thong-dtnew-337656 3 “Diễn ngôn” (discourse) là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến, đặc biệt trong các nghiên cứu gần đây và được dùng sớm nhất trong ngôn ngữ học, nhằm ám chỉ phương thức hoạt động của ngôn từ, vượt ra ngoài văn bản và có thể xem xét sự vận hành của ngôn từ để khám phá các quan hệ quyền lực chi phối sự tạo thành và vận hành của chúng trong thực tiễn đời sống (Dẫn theo Phạm Quỳnh Phương, Hoàng Cầm [97, tr.50]. 2
  7. hai khuynh hướng diễn ngôn áp đặt khuôn mẫu giới và cổ suý cho bình đẳng giới cùng song song tồn tại. Đặt vấn đề nghiên cứu diễn ngôn về giới trên truyền thông, cho phép không chỉ nghiên cứu sự thịnh hành của những quan điểm về giới được tái hiện trên truyền thông, mà còn giúp chúng ta hiểu được những điều kiện khả thể cho phép diễn ngôn được duy trì củng cố, cũng như các diễn ngôn mới được nảy sinh. Nghiên cứu diễn ngôn về giới trên truyền thông sau Đổi mới, do đó, sẽ là một góc nhìn giúp nhận diện vấn đề giới trong sự biến đổi xã hội ở Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Luận án khám phá tính tiếp nối và biến đổi của các diễn ngôn thịnh hành về giới trên truyền thông sau Đổi Mới, qua đó chỉ ra các khả thể của việc duy trì và tái củng cố diễn ngôn cũ đồng thời kiến tạo các diễn ngôn mới, trong những động năng mới của xã hội Việt Nam đương đại. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu về diễn ngôn nói chung và diễn ngôn về giới nói riêng để làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu vấn đề diễn ngôn về giới trên truyền thông. Thứ hai, lịch sử hoá các diễn ngôn về phụ nữ trong lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến thời kỳ trước Đổi mới để hiểu về tính tiếp nối của diễn ngôn trong sự chuyển dịch của bối cảnh xã hội. Thứ ba, dựa vào các nguồn tư liệu báo chí và mạng xã hội, khám phá các diễn ngôn về khuôn mẫu và vai trò giới, cũng như bình đẳng giới từ thời kỳ trước được duy trì và tái củng cố sau Đổi mới. Thứ tư, tìm hiểu các điều kiện khả thể cho sự duy trì các diễn ngôn cũ và sự nảy sinh của các diễn ngôn mới, cũng như mối quan hệ giữa diễn ngôn và sự biến đổi xã hội ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung vào các diễn ngôn liên quan đến giới trong bối cảnh truyền thông. Nếu như giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ, thì “giới” là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội (CSAGA) [93]. Giới là phạm trù xã hội, vì vậy những diễn ngôn về giới cũng là sự 3
  8. kiến tạo có tính tri thức nằm trong bối cảnh văn hoá và xã hội nhất định. Mặc dù chủ đề luận án là diễn ngôn về giới, nhưng như đã trình bày ở trên, phụ nữ luôn là trung tâm của những diễn ngôn về giới ở Việt Nam, và cũng vì khuôn khổ có hạn của một luận án, chúng tôi chủ yếu tập trung vào các diễn ngôn về phụ nữ. Trong số các diễn ngôn về giới nói chung, chúng tôi lại giới hạn vào hai cụm diễn ngôn cơ bản, đó là các diễn ngôn về vai trò và khuôn mẫu giới, và diễn ngôn về bình đẳng giới. Về phạm vi nghiên cứu: Về phạm vi thể loại: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trong báo chí thuộc hai loại hình tiêu biểu trong truyền thông: Báo chí chính thống có tính định hướng của nhà nước, và báo mạng với sự đa dạng về nguồn tin và tiếng nói của công chúng, các loại hình truyền thông sáng tạo trên mạng xã hội. Trong mỗi loại hình, chúng tôi chọn một nghiên cứu trường hợp: Với báo in là tờ báo Phụ Nữ Việt Nam (thành lập 1955, nhưng chúng tôi chủ yếu quan tâm giai đoạn sau Đổi Mới), báo điện tử là Vnexpress và Dantri, Mạng xã hội webtretho (một trong những diễn đàn phụ nữ lớn nhất Việt Nam), mạng xã hội tiktok, facebook. Ngoài ra, truyền thông đại chúng, với đại diện là phim ảnh, cũng là nơi chứa đựng rất rõ các diễn ngôn thống soát trong xã hội, nơi mà góc nhìn về giới trong cuộc sống được tái trình hiện một cách sinh động và tự nhiên. Trong luận án, chúng tôi lựa chọn cả phim điện ảnh và truyền hình để khảo sát, với những bộ phim được chọn tiêu biểu như phim điện ảnh đạt cánh diều bạc “Trăng nơi đáy giếng” (2008) và hai bộ phim truyền hình đạt cánh diều vàng vài năm gần đây là Về nhà đi con (2019), Thương ngày nắng về (2021). Đây là ba bộ phim đạt nhiều giải thưởng cũng như có được hiệu ứng rất tốt từ khán giả. Chúng tôi coi phim là văn bản và tập trung phân tích các diễn ngôn bộc lộ trên phim để thấy được các diễn ngôn về giới, và cách người ta phản ứng với những diễn ngôn đó, thể hiện quan niệm tư tưởng của con người, cũng như của xã hội thời kỳ nó diễn ra. Cụ thể, luận án khảo sát hơn 1100 trường hợp trên 3 tờ báo và mạng xã hội, bao gồm: gần 600 bài báo trên báo PNVN từ 1986 tới nay và hơn 200 bài báo điện tử (chủ yếu Dantri và Vnexpress) từ 2006 tới 2023, gần 60 bài viết với lượt tương tác thảo luận trên Webtretho. Mạng xã hội Webtretho là trang mạng quan trọng để khảo sát bởi nó đáp ứng nhu cầu của đông đảo chị em phụ nữ thời kỳ những năm đầu của 4
  9. thế kỷ XXI về chia sẻ thông tin, tâm sự, tham khảo ý kiến về mọi lĩnh vực trong đời sống hôn nhân, chăm sóc con, làm đẹp… thậm chí những vấn đề khó nói như đời sống phòng the, chuyện lầm lỡ, chuyện tâm linh, con giáp thứ 13…, vì vậy các ý kiến khá đa dạng, đa chiều và cập nhật. Trong những năm sau này, khi facebook cùng một số mạng xã hội khác tham gia vào Việt Nam, lượt tương tác vào webtretho có suy giảm, nhưng do lợi thế về bề dày thời gian, với dung lượng kiến thức, chia sẻ “khủng”nên đây vẫn là đối tượng rất quan trọng trong khảo sát về diễn ngôn giới nữ thời kỳ sau đổi mới. Ngoài việc khảo sát báo PNVN để thấy được những diễn ngôn chính thống mang tính định hướng của nhà nước, khảo sát mạng xã hội webtretho để thấy được những diễn ngôn đa chiều của công chúng truyền thông trước những diễn ngôn thống soát, chúng tôi cũng đã khảo sát bộ phim điện ảnh Trăng nơi đáy giếng (2008), và hai bộ phim truyền hình Về nhà đi con (2019) và Thương ngày nắng về (2021). Thể loại phim truyện vốn được đánh giá là loại “nghệ thuật thứ 7” thoả mãn sự sáng tạo của việc mô tả đời sống thực tế. Đời sống con người dưới lăng kính ống quay nghệ thuật, đã thể hiện những khát khao, ẩn ức. Dù đạo diễn có chủ ý hay không thì các diễn ngôn về giới cũng được hiển lộ một cách tự nhiên qua những tuyến nhân vật trong tác phẩm. Sự biểu đạt của các diễn ngôn này được hình thành bằng cả ý thức và sự vô thức đã thấm đẫm từ trong đời sống xã hội, cho thấy chúng đã trở thành những diễn ngôn thống soát của thời hiện tại. Về phạm vi thời gian: Luận án lấy mốc là từ sau Đổi mới (1986) trở lại đây. Tuy nhiên, vấn đề của diễn ngôn là vấn đề của câu hỏi từ khi nào những quan điểm đó trở thành thống soát (được coi là “truth”/chân lý, theo cách nói của Foucault, 1972), nói cách khác, phân tích diễn ngôn đòi hỏi thao tác lịch sử hoá vấn đề. Diễn ngôn có tính kế thừa và bắt nguồn từ những thời điểm nhất định trong lịch sử, vì vậy luận án cũng làm công việc lịch sử hóa các diễn ngôn giai đoạn đầu thế kỷ XX, chúng tôi khảo sát các tờ báo chuyên viết về giới nữ từ đầu thế kỷ XX tới nay như Nữ giới chung giai đoạn 1918-1919, phụ nữ Tân Văn giai đoạn 1929-1933 và báo Phụ Nữ Việt Nam từ 1955-2020, để thấy những quan điểm về giới nữ xuyên suốt chiều dài lịch sử . Trong phạm vi giới hạn của luận án, chúng tôi không có tham vọng bao quát được toàn bộ các diễn ngôn về giới, mà như đã trình bày ở trên, giới hạn chủ yếu xoay 5
  10. quanh hướng diễn ngôn liên quan đến khuôn mẫu giới/vai trò giới và bình đẳng giới. Luận án nhằm trả lời một câu hỏi nghiên cứu cơ bản: những diễn ngôn phổ biến trên truyền thông sau Đổi mới cho biết gì về dòng chảy lịch sử của vấn đề giới cũng như sự biến đổi của xã hội Việt nam hiện nay? 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp tiếp cận liên ngành, lấy trọng tâm là phương pháp nghiên cứu văn bản Diễn ngôn là phạm trù phân tích có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, chính trị, xã hội, văn hóa...Vì vậy cách tiếp cận liên ngành, trong đó vận dụng các phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành như sử học, ngôn ngữ học, tâm lý học, triết học, văn hoá học sẽ làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, theo Đinh Gia Khánh thì trong tổ chức nghiên cứu liên ngành thường có một ngành khoa học giữ vai trò trung tâm. Vai trò ấy được quy định bởi những điều kiện khác nhau, thí dụ như mục tiêu cuối cùng của đề tài nghiên cứu hoặc tính chất của tư liệu nghiên cứu… Như thế trong việc nghiên cứu liên ngành thì các ngành khoa học giữ tính chất độc lập với nhau trong khi vẫn phối hợp chặt chẽ nhau [64, tr.13-14]. Luận án này sử dụng cách tiếp cận và phương pháp tiếp cận liên ngành, lấy văn hoá học làm trung tâm, với cách hiểu về văn hoá như một tiến trình tạo nghĩa và lưu thông về nghĩa (Phạm Quỳnh Phương) [102]. Trong nghiên cứu văn hoá, cách tiếp cận văn hoá như là văn bản (culture as text) được chú trọng, với quan niệm thế giới như là những văn bản chứa đựng những biểu tượng và ý nghĩa, cần phải được diễn giải. Vì vậy, phương pháp phân tích văn bản (textual analysis) cũng là phương pháp được quan tâm trong phân tích tác phẩm. Hai tờ báo chuyên biệt về phụ nữ nổi bật nhất đầu thế kỷ XX là Nữ giới chung và Phụ nữ Tân văn, hay báo Phụ nữ Việt Nam đều là những văn bản bộc lộ các chiều kích về nghĩa của vấn đề giới ẩn sâu trong văn hoá Việt Nam. Báo Phụ nữ Việt Nam là cơ quan ngôn luận của hội LHPNVN, thể hiện tiếng nói và sự định hướng và quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vấn đề phụ nữ. Mạng xã hội webtretho (trước đây là cộng đồng webtretho - thành lập năm 2002), đây vốn là nơi thể hiện tiếng nói của phụ nữ với hàng triệu thành viên. Thời kỳ đầu khi báo điện tử đa phương tiện chưa thịnh hành, thì hàng triệu phụ nữ đã tìm đến webtrethơ như một kênh cung cấp thông tin dồi dào, đồng thời trao đổi, chia sẻ, tâm sự về những vấn đề trong cuộc sống. 6
  11. Tương tự,các bộ phim được chọn phân tích cũng được coi như các tác phẩm văn bản. Tác giả đi sâu vào các ngôn từ thoại và mô típ tính cách nhân vật cũng như phân cảnh, để từ đó giải mã các diễn ngôn về giới được đan cài một cách khéo léo vào trong các bộ phim. Bản thân mỗi diễn ngôn về giới cũng có thể coi như những văn bản hàm chứa nhiều lớp nghĩa đòi hỏi sự phân tích và diễn giải, đặt trong bối cảnh văn hoá và xã hội của nó. 4.2 Các phương pháp tổng hợp, mô tả, phân tích tài liệu và so sánh, hệ thống Tư liệu cho luận án này được rút ra từ báo Phụ nữ Việt Nam, các báo mạng phổ biến gần đây như: Vnexpress, Dantri…, các tờ báo về phụ nữ đầu thế kỷ XX như báo Nữ giới chung (1918-1919), Phụ nữ Tân Văn (1922-1924), cũng như các bộ phim truyền hình. Để xử lý khối tài liệu hơn 1103 bài báo, chuyên mục với hàng ngàn trang viết về giới, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, mô tả, phân tích tài liệu và so sánh. Để có cái nhìn lịch sử về diễn ngôn về giới làm cơ sở cho việc hiểu các diễn ngôn sau Đổi mới, chúng tôi đã phải tìm hiểu các bài báo viết về giới nữ trước 1945. Việc này gặp nhiều khó khăn vì báo Nữ giới chung và Phụ nữ Tân văn đều thuộc tài liệu đặc biệt quý hiếm, riêng Nữ giới chung trên thư viện quốc gia không lưu trữ, tác giả phải tìm gặp trực tiếp tác giả Nguyễn Thị Tường Khanh (làm việc tại bảo tàng Lịch sử Việt Nam, người sở hữu bản chụp báo nữ giới chung từ bảo tàng của Pháp) để xin dữ liệu của tờ báo này. Riêng Phụ nữ Tân văn, ngoài bản chụp số hoá khá mờ trên trang của thư viện quốc gia, tác giả may mắn tiếp cận được tư liệu đầy đủ và sắc nét hơn qua nguồn: Nhà Kho Chánh của Quán Ven Đường4. Với những tư liệu khác như báo PNVN từ 1955 đến 2022 có lưu trữ trên thư viện quốc gia đầy đủ. Việc truy cập online các báo mạng như Vnexpress, Dân trí, Phunuvietnam online, webtrertho… tác giả tiếp cận thuận lợi. Với thể loại phim ảnh, tác giả cũng dễ dàng xem lại nhờ việc được phổ biến và đăng trên kênh youtube. 4.3 Phương pháp phân tích diễn ngôn Để xử lý khối tài liệu này, tác giả được gợi ý rất nhiều từ phương pháp nghiên cứu diễn ngôn, như được trình bày trong công trình Phương pháp nghiên cứu văn hoá (Pickering, 20l8). Để làm giảm tính chủ quan và tăng cường độ tin cậy của các tuyên 4 http://ndclnh-mytho-usa.org/phu_nu_tan_van.htm 7
  12. bố phân tích diễn ngôn, cũng như khiến chúng mở rộng đường cho việc kiểm nghiệm kinh nghiệm thông qua nghiên cứu tiếp nhận, tác giả lựa chọn các bước phân tích bao gồm: 1. Đọc kỹ và tìm kiếm nội dung liên quan; 2. Gom lại một số từ khoá cơ bản; 3. Tìm kiếm các từ khoá này trên một số tờ báo giấy và báo mạng, phim ảnh; 4. Bước đầu phân tích tìm ra điểm giống và khác, tần số, cách thức xuất hiện; 5. Xem xét các yếu tố được liên kết và biến đổi để chỉ ra những liên kết diễn ngôn, từ đó đặt nó vào trong bối cảnh xã hội. Theo đó, tác giả gom lại những cụm chủ đề chính, tìm những từ khoá, cụm từ khoá liên quan đến những luồng diễn ngôn chính từng thời kỳ. Ví dụ như thời kỳ đầu thế kỷ là những phong trào nổi bật như “nam nữ bình quyền”, phụ nữ truyền thống, “thiên chức’, ‘chức nghiệp’, ‘nữ quyền’, ‘bình đẳng’, ‘tứ đức’; thời kỳ kháng chiến, những từ khoá bao hàm sẽ là ‘phụ nữ anh hùng’, ‘đảm đang’, ‘giỏi việc nước đảm việc nhà’; và thời hiện đại gần đây với các cụm mã được nhắc đến như “mẹ đơn thân”, ‘phụ nữ tự chủ’, tự lập, tự do; ‘phụ nữ đẹp’, ‘yêu bản thân’, ‘bình đẳng giới’, phụ nữ làm việc nhà.... Sau khi có những cụm từ khoá này, chúng tôi đi sâu phân tích, tìm kiếm tần số, cách thức xuất hiện, điểm giống và khác nhau… từ đó đi vào từng phần, từng giai đoạn để tìm thấy những ý nghĩa nằm sau các diễn ngôn. Để hiểu hơn về diễn ngôn về giới nữ trên báo chí, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích các chủ đề cùng được đề cập trên tờ báo trong những giai đoạn khác nhau để tìm hiểu khuynh hướng tư tưởng của tờ báo, của dòng báo, và sự phát triển trong quá trình nhận thức về giới nữ gắn với những giai đoạn lịch sử quan trọng. Cùng với nó là những tác động của chính sách nhà nước tới nhận thức của người dân với diễn ngôn về giới trong xã hội. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng so sánh diễn ngôn thời kỳ trước và sau đổi mới để thấy sự khác nhau qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án là một công trình coi diễn ngôn về giới như những văn bản hàm chứa những ý nghĩa văn hoá gắn với bối cảnh lịch sử và xã hội ở Việt Nam, từ đó làm lộ ra sự kiến tạo về giới thông qua ngôn ngữ. Thứ hai, luận án đã chỉ ra những diễn ngôn về giới sau Đổi mới có tính tiếp nối từ các diễn ngôn về giới từ trong truyền thống và đặc biệt là từ đầu thế kỷ XX, được củng cố trong suốt lịch sử thăng trầm của dân tộc, bởi các điều kiện khả thể của diễn ngôn tiếp tục tạo điều kiện cho chúng tồn tại và được củng cố. 8
  13. Thứ ba, luận án đã phân tích những động năng mới của diễn ngôn về giới trên truyền thông xuất phát từ những khả thể mới như internet, chính sách, toàn cầu hoá, và những thay đổi về gía trị của thế hệ trẻ..vv 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận, thông qua nghiên cứu những quan điểm về giới, luận án làm rõ những chiều cạnh lý thuyết diễn ngôn và sự vận hành của diễn ngôn trong thực tế đời sống, đặc biệt luận án lảm rõ những điều kiện khả thể cho sự tiếp nối và đổi mới của diễn ngôn về giới trên truyền thông. Về mặt thực tiễn, luận án góp phần truy nguyên những nền tảng vận hành các diễn ngôn đã trở thành khuôn mẫu và định kiến của cả hai giới, từ đó hiểu được những thách thức của việc giải quyết vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam. Luận án là tư liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu về giới, những người hoạt động vì quyền phụ nữ, cũng như những người quan tâm về bình đẳng giới nói chung. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận và bối cảnh nghiên cứu Chương 2: Một số diễn ngôn về giới trên truyền thông Chương 3: Tính tiếp nối và động năng mới của diễn ngôn về giới trên truyền thông 9
  14. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về diễn ngôn Nghiên cứu diễn ngôn trên thế giới Diễn ngôn, tiếng Anh là “discourse” là một thuật ngữ khá thịnh hành trong vài thập kỷ gần đây. Khi tìm kiếm bài nghiên cứu có thuật ngữ “Discourse” trên trang google học thuật (https://scholar.google.com.vn/ 5 thì có tới xấp xỉ 4,3 triệu kết quả trong 0,7 giây. Theo thống kê về những tựa sách tiếng Anh có từ “diễn ngôn” từ nguồn WorldCat, từ năm 1965 có 70 đầu sách, tới năm 1970 con số này là 144, năm 1980 là 327, năm 1990; năm 1995 là 651, năm 2000 đạt 762 tựa sách và 2004 là 616 tựa sách có tiêu đề diễn ngôn. Các tập san về diễn ngôn cũng liên tiếp ra đời, từ 1980 tới 2006 có liên tiếp 8 tập san ra đời liên quan trực tiếp đến nghiên cứu diễn ngôn, từ Diễn ngôn (1980), Quy trình diễn ngôn (1981), đến Tập san về diễn ngôn đa văn hoá (2006), … ( Dẫn theo Pickerking) [97, tr.217]. Điều này cho thấy sự quan tâm của giới học thuật với vấn đề ngôn ngữ nói chung, và diễn ngôn nói riêng trong những năm qua. Trong số hàng ngàn cuốn sách nghiên cứu về Diễn ngôn, Nghiên cứu văn hoá và phân tích diễn ngôn của Chris Barker và Dariusz Galasinski [176] được đánh giá là một “bản tuyên ngôn” kêu gọi các học giả nghiên cứu văn hoá “nhìn thấy lợi ích của việc bổ sung thêm một loạt các quan điểm ký thuyết cũng như các phương pháp như phân tích diễn ngôn phê bình để phân tích sâu các tài liệu văn hoá’. Mấu chốt quan điểm trong cuốn sách là thách thức quan điểm “lập luận cho rằng ngôn ngữ tạo nên tính khách quan, nhân dạng và sơ đồ văn hoá về mặt ý nghĩa của chúng ta” (Barker và Galasinski) [176;47]. Carla Willig [189] với tác phẩm Phân tích diễn ngôn ứng dụng, được đánh giá là một ví dụ về những gì “tốt nhất mà phân tích diễn ngôn phê bình có thể mang lại cho nghiên cứu văn hoá. Cuốn sách chỉ ra hai lãnh địa của nghiên cứu diễn ngôn: một là điều tra những thực hành diễn ngôn và hai là điều tra những nguồn tài liệu diễn ngôn (Pickering) [97, tr. 222-234]. 5 Thời điểm tìm kiếm 9h ngày 10/2/2022 10
  15. Một trong những học giả được nhắc đến nhiều nhất với những phân tích sâu sắc về diễn ngôn là nhà triết học Michel Foucault. Một loạt các tác phẩm của ông như: The Order of Things (Trật tự vạn vật), Discipline and Punish: the Birth of the Prison (Kỷ luật và Trừng phạt: sự ra đời của nhà tù), The Birth of the Clinic (Sự ra đời của phòng khám), Madness and Civilization (Bệnh điên và nền văn minh), History of Sexuality (Lịch sử tính dục)…đều cho thấy những chiều kích của diễn ngôn gắn với sự phát triển của con người và các thiết chế xã hội hiện đại. Một số công trình nghiên cứu về diễn ngôn của Foucault trên thế giới được các học giả trích dẫn và tham khảo nhiều như: The Power of Discourse: Michel Foucault and critical theory (Quyền lực của diễn ngôn: Michel Foucault và lý thuyết phê phán (Wandel) [188]. Tác giả trình bày về cuộc tranh luận đối lập chủ nghĩa Mác và công trình của Michel Foucault, mặc dù chúng đều có chung một cam kết chính trị và đạo đức, cũng như một thách thức với “các ý tưởng truyền thống”, nhưng bằng cách thách thức các quan niệm truyền thống về quyền lực và ngôn ngữ, Michel Foucault đã đi xa hơn truyền thống của chủ nghĩa Mác trong việc thực hiện dự án lý thuyết phê phán. Một số nghiên cứu khác như The Discourse of Michel Foucault: A Sociological Encounter (Diễn ngôn của Michel Foucault: Một cuộc gặp gỡ xã hội học) của Amstrong [175], Doing Foucauldian Discourse Analysis-revealing Social Realities (Phân tích diễn ngôn Foucauldian-bộc lộ hiện thực xã hội) của Waitt [187] muốn làm sáng tỏ những gì Foucault thực sự nói về diễn ngôn. Nghiên cứu về diễn ngôn ở Việt Nam Thuật ngữ diễn ngôn đã xuất hiện ở Việt Nam trong gần hai thập kỷ gần đây, bắt đầu bằng những công trình dịch thuật. Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu về diễn ngôn, trong đó có cả các sách dịch và giáo trình biên soạn như: Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunam [86]; Phân tích diễn ngôn của Gallian Brown và George Yule [18]; Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản (1998, 2009) của Diệp Quang Ban; Đỗ Hữu Châu [7], hay số nghiên cứu cụ thể như “Khía cạnh văn hóa của phân tích diễn ngôn [48] hay Nghiên cứu diễn ngôn chính trị - xã hội (trên tư liệu tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại của Nguyễn Hòa [44], hay Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề lý luận và phương pháp của Nguyễn Hòa [47] Đáng chú ý là gần đây các tác phẩm của Foucault đã được dịch khá nhiều ở Việt 11
  16. nam và có ảnh hưởng tới đời sống học thuật trong nước. Tác phẩm Michel Foucault của Sara Mills (do Nguyễn Bảo Trung dịch) [87], có một chương Diễn ngôn phân tích khá kỹ lưỡng những quan điểm và sự phát triển trong quan niệm của Foucault về diễn ngôn, đồng thời chỉ rõ việc sử dụng ngôn ngữ chính là hình thức mã hóa của tri thức và quyền lực. Theo đó, cuốn sách cũng góp phần đưa ra những phân tích quan trọng dựa trên việc áp dụng lý thuyết diễn ngôn của Foucault vào phân tích xã hội học, nữ quyền luận, thuộc địa và hậu thuộc địa. Ngoài ra, những công trình dịch và nghiên cứu quan trọng về diễn ngôn từ lăng kính của Foucault có thể kể tên như Văn học như một hình thức diễn ngôn - dịch và giới thiệu những khái niệm cơ bản [88] và Ba cách tiếp cận diễn ngôn [203] của Nguyễn Thị Ngọc Minh, và Mô hình phát triển kiến thức theo Michel Foucault của Cao Việt Dũng [192]..., phần viết về lý thuyết của Foucault trong công trình Lý thuyết Nghiên cứu Văn hoá do Phạm Quỳnh Phương và Hoàng Cầm chủ biên [103]… Những công trình trên không chỉ giúp làm rõ khái niệm diễn ngôn trong văn học mà còn mở ra các hướng tiếp cận diễn ngôn văn học cụ thể như ngôn ngữ học và phong cách học, đặc biệt, nhiều công trình dựa vào lý thuyết diễn ngôn của Foucault. Đã có nhiều công trình khoa học bắt đầu ứng dụng lý thuyết diễn ngôn trong phân tích những đối tượng văn bản cụ thể, hay mối quan hệ chặt chẽ giữa diễn ngôn và các khía cạnh của đời sống xã hội. Phạm Quỳnh Phương [99] đã chỉ ra hai khía cạnh tiếp cận bản thể luận và kiến tạo luận đối với tính dục, và phân tích mối quan hệ giữa tính dục và diễn ngôn trong việc kiến tạo nên quyền lực trong xã hội Việt Nam. Theo tác giả, trong xã hội hiện đại, diễn ngôn về tính dục còn đóng vai trò là "đường dẫn" cho quyền lực kiểm soát xã hội của các nhà nước với được đến các cá nhân. Trần Văn Toàn trong tác phẩm Về một diễn ngôn tính dục trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến 1945) [208], đã cố gắng làm sáng tỏ những nguyên nhân chiều sâu trong quá trình hình thành nên các diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu đầu thế kỷ XX đồng thời thông qua việc nghiên cứu những diễn ngôn tính dục để có một cái nhìn sâu hơn về quan niệm con người trong văn học thời kỳ này. Dựa vào những phân tích về tính dục của M.Foucault như tính dục không phải là cái được phát hiện ra mà là cái được tạo ra (produced) bởi những diễn ngôn (discourse) nhằm hợp thức hóa những quan hệ quyền lực nhằm thực hiện một dự đồ nào đó, từ đó tác giả chỉ ra tính dục có 12
  17. nguồn gốc từ những thiết chế văn hóa hơn là từ những thiết chế sinh học, và có ý thức rất rõ mình đang nghiên cứu “diễn ngôn về tính dục” chứ ko phải là nghiên cứu về “tính dục”. Như thế, khi phân tích diễn ngôn tính dục, thay cho việc chỉ ra tính dục là gì cần hướng tới câu hỏi: Tính dục được tạo ra như thế nào từ những diễn ngôn, ai là chủ thể của diễn ngôn đấy, nó diễn ra ở thời điểm nào và hướng đến mục đích gì? Nguyễn Thị Ngọc Minh [88] với Diễn ngôn về xứ thuộc địa trong tác phẩm “Người tình” của Marguerite Duras cũng phân tích nhiều vấn đề từ khía cạnh diễn ngôn. Tác giả khẳng định, do ra đời trong bối cảnh hậu thuộc địa, Người tình của M.Duras đem lại một cái nhìn khá độc đáo về xứ thuộc địa. Tác phẩm có sự đan xen và đầy mâu thuẫn giữa ý thức và vô thức, sự biểu hiện nước đôi của tham vọng thực dân đã chi phối toàn bộ cấu trúc của tác phẩm và nhãn quan của Duras về xứ thuộc địa. Diễn ngôn đó vừa thách thức quyền lực thực dân và đồng nhất mình với xứ thuộc địa, lại vừa đầy tham vọng thống trị và thôn tính. Tính chất phức tạp và sự lưỡng phân của nó... khiến cho xứ thuộc địa mà nó mô tả không thuần túy chỉ là một đối tượng hạ đẳng hay một mảnh đất bị chinh phục. Lại Thị Hải Bình [15] với Diễn ngôn về lễ hội trên báo chí Việt Nam cho thấy một cái nhìn tổng thể về diễn ngôn, cũng như cách thức vận hành của diễn ngôn có sự ảnh hưởng với sự biến chuyển của xã hội. Từ những chính sách thể chế, bối cảnh xã hội, quyền lực truyền thông đểu có ảnh hưởng tới cách nhìn nhận và diễn giải về quan niệm lễ hội, dẫn tới cách hành xử với thực hành lễ hội các thời kỳ. Diễn ngôn và sự vận hành của diễn ngôn, tam giác diễn ngôn – tri thức – quyền lực được nghiên cứu của Lại Thị Hải Bình [15] chỉ rõ. Ngoài ra, còn có rất nhiều nghiên cứu khác viết về diễn ngôn như: Diễn ngôn lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh của Nguyễn thị Diệu Linh [75]; Ngô Thị Thanh với Diễn ngôn tính dục trong “The diary of Shinjuku thief” của Nagisa Oshima [210]; Diễn ngôn trong truyện ngắn kỳ ảo đầu thế kỷ của Phạm Thị Minh Hòa [49], Diễn ngôn chính sách và sự biến đổi văn hóa – sinh kế tộc người của Hoàng Cầm – Phạm Quỳnh Phương [98]. Trong các tác phẩm này đều chỉ ra những khía cạnh diễn ngôn riêng mà tác giả quan sát trong những đối tượng cụ thể của mình. Trong nghiên cứu về phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng của những người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) ở Việt Nam, Phạm Quỳnh Phương [106] chỉ ra diễn ngôn chính là một công cụ để xã hội phân biệt và kỳ thị những người 13
  18. thiểu số về tính dục này, nhưng đồng thời cũng là một “vũ khí” được họ sử dụng để xác lập quyền và vị thế của mình trong đời sống xã hội. Thông qua phân tích các góc tiếp cận văn hóa tộc người cũng như diễn ngôn và chính sách đối với dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Hoàng Cầm và Phạm Quỳnh Phương [98] chỉ ra rằng, những quan điểm nhận thức luận, và ngôn thuyết chịu ảnh hưởng của thuyết tiến hóa đơn tuyến và triết lý phát triển kinh tế xã hội theo mô hình phương Tây, là một trong những lý do dẫn đến những thực hành chưa thể hiện quan điểm tôn trọng sự đa dạng văn hóa đã được đề ra trong hiến pháp Việt Nam. Như vậy, có thể thấy, những nghiên cứu về diễn ngôn đã và đang được quan tâm ở Việt Nam, với rất nhiều giáo trình cả dịch thuật và do tác giả Việt Nam viết, đặc biệt tập trung ở mảng nghiên cứu học thuật và văn học. 1.1.2. Nghiên cứu diễn ngôn về giới trên truyền thông Nghiên cứu về sự xuất hiện phổ biến của hình ảnh giới trên truyền thông Truyền thông ngày càng trở thành một yếu tố không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Với nhiều hình thức thể hiện phong phú, sống động chứa đựng nhiều hình ảnh, thông điệp về phụ nữ và nam giới trên truyền thông ngày càng phổ biến và có sức hấp dẫn đối với công chúng. Trong các nghiên cứu nước ngoài, hình ảnh người phụ nữ được xem xét trong nhiều ngữ cảnh, như trên các tạp chí thời trang (Jenifer E. Millard, Peter R.Grant.2006) trên các quảng cáo thương mại (Chingching chang, 2006; Nicola Doring, Sandra Poschi, 2006, Julie M. Stankiewicz, Francine roselli, 2006), trên truyện tranh và trên phim ảnh... Những nghiên cứu này tập trung trả lời các câu hỏi: Hình ảnh người phụ nữ được thể hiện như thế nào? Những ẩn ý đằng sau những hình ảnh đó là gì? Ảnh hưởng nếu có đối với công chúng? Trong công trình “Nghiên cứu về sự xuất hiện hình ảnh nam nữ trên truyền thông”, David Gauntett [183] cho rằng, trong quá khứ, truyền thông đại chúng thường rập khuôn trong việc trình bày các vai trò về giới. So với phụ nữ, nam giới thường theo mẫu hình năng động, quyết đoán, thông minh, tháo vát. Ngày nay trên truyền thông đã bớt đi tính khuôn mẫu và đa dạng so với quá khứ, với việc phụ nữ cũng đã được tái hiện với những vai trò khác nhất định, cho dù nam giới thường vẫn nắm vai trò lãnh đạo. Một số nghiên cứu có quy mô lớn như Global Media Monitoring Project (2008) (Dự án kiểm soát truyền thông Toàn Cầu) tìm hiểu về tần suất xuất hiện hình ảnh người nữ trên truyền thông cũng cung cấp những thông tin quý giá về nghiên cứu về phụ nữ, vai trò giới và ảnh hưởng trên truyền thông. 14
  19. Ở Việt Nam trong 20 năm trở lại đây, có khá nhiều nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này (Đặng Thi Vân Chi [22], Phạm Quỳnh Phương [104], Trần Thị Anh Thư [148]). Một trong những nghiên cứu đi sâu vào vấn đề nữ quyền và giải phóng phụ nữ trên báo chí từ thế kỷ XX là Vấn đề nữ quyền và giải phóng phụ nữ trên báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX”(2002) của Đặng Thị Vân Chi, cung cấp một bức tranh khái quát về luồng diễn ngôn nữ quyền và sự phát triển của phụ nữ đầu thế kỷ XX. Trong tác phẩm này, có thể thấy, ở mỗi thời kỳ khác nhau, diễn ngôn về nữ quyền đều có sự thay đổi. Đó có thể là quyền đi học, quyền bỏ phiếu, quyền được phát triển... Nó thể hiện những quan điểm về nữ quyền ngay từ thời kỳ báo chí Việt Nam xuất hiện. Tuy nhiên, do sự chi phối của nhiều yếu tố văn hóa xã hội, mà nó chưa tìm được chỗ đứng của mình trên truyền thông. Phạm Quỳnh Phương [105], trong công trình “Giới, tăng quyền và phát triển – Quan hệ giới từ góc nhìn của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, chỉ ra thực tế quan hệ giới và vai trò giới ở một số cộng đồng dân tộc thiểu số rất khác với các diễn ngôn phổ biến về giới trên truyền thông vốn thường có xu hướng nạn nhân hóa phụ nữ dân tộc thiểu số. Năm 2023, cuốn sách "Bình đẳng giới tại nơi làm việc" của Ecue 6 [29] được tổng hợp từ dự án nghiên cứu về vấn đề giới ở nơi làm việc đầu tiên tại Việt Nam cho thấy một góc nhìn về thực trạng về BĐG ở nơi làm việc, trong sử dụng lao động hiện nay. Nghiên cứu song ngữ Việt – Anh Khuôn mẫu giới và việc làm: một nghiên cứu về giới trẻ Việt Nam đương đại qua các thảo luận trên báo chí và mạng xã hội” của Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình và Nguyễn Minh Huyền [108] chỉ ra định kiến giới và khuôn mẫu giới đã chi phối cách thức giới trẻ chọn việc làm, với những nguyên nhân nằm sâu trong tâm thức và thực hành văn hoá từ lịch sử và vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Nghiên cứu cũng nêu ra những đề xuất, trong đó quan trọng nhất là nếu muốn thay đổi khuôn mẫu giới và tương quan của nó với vấn đề việc làm, cần tác động có tính hệ thống nhằm thay đổi ý nghĩa của công việc đối với mỗi cá nhân ở mọi giới. 6 ECUE là một doanh nghiệp xã hội hỗ trợ doanh nghiệp và các tổ chức thúc đẩy giá trị đa dạng và hòa nhập (Diversity and Inclusion), bình đẳng giới (gender equality), không quấy rối tình dục (anti-sexual harassment), liêm chính (integrity) và các giá trị nhân quyền khác (universal human rights values). Nguồn: ecue.vn. 15
  20. Khá nhiều các nghiên cứu về giới trên truyền thông cho thấy những hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ trên truyền thông. Các phát hiện cho thấy hình ảnh nam và nữ trên truyền thông vẫn đang ở trong những khuôn mẫu truyền thống. Trong các quảng cáo thương mại, hình ảnh người phụ nữ vẫn đang ở trong vai trò của những bà nội trợ thuần túy hoặc những biểu tượng gợi dục nhằm thu hút sự chú ý. Có những nghiên cứu nhỏ trên tạp chí chuyên ngành thể hiện rõ nét vấn đề này, như Hà Thị Minh Khương, Võ Kim Hương với “Hình ảnh phụ nữ trên truyền hình [65], Trần Thị Anh Thư với bài viết Hình ảnh người phụ nữ trong quảng cáo [147]. Trong bài viết Hình ảnh người phụ nữ trên truyền thông qua một số nghiên cứu, Đào Hồng Lê đã bao quát về đề tài phụ nữ trên truyền thông. Bài viết chỉ ra việc truyền thông đã góp phần xây dựng lên hình ảnh về giới của người phụ nữ như thế nào trong xã hộị. Tác giả Đào Hồng Lê trong Hình ảnh phụ nữ trên truyền hình [73] cũng chia sẻ nhận định rằng: Các quan điểm mang định kiến giới trên truyền thông có xu hướng duy trì, củng cố, thậm chí là giáo dục sự bất BĐG trong xã hội một cách vô thức. Trong rất nhiều nghiên cứu về phụ nữ trong quảng cáo truyền thông, hầu hết thể hiện khuôn mẫu chung của xã hội là phụ nữ người nội trợ của gia đình. Trong bài viết:“Hình ảnh người phụ nữ trong quảng cáo” [147], Trần Thị Anh Thư phân tích về vấn đề giới được thể hiện thông qua các khuôn hình quảng cáo phát sóng trên truyền hình. Bằng phương pháp thống kê và phân tích nội dung các mục quảng cáo được phát sóng trong chương trình “Phim Việt giờ vàng”, tác giả bài viết muốn chứng minh rằng định kiến giới vẫn còn phổ biến trong xã hội Việt Nam. Dù là những thước phim quảng cáo phản ánh về người phụ nữ hiện đại, nhưng hình ảnh của phụ nữ vẫn không thoát ra khỏi khuôn khổ vai trò truyền thống, gắn liền với gian bếp và các hoạt động chăm sóc gia đình. Trong khi đó, nam giới vẫn với hình ảnh là những người thành đạt trong xã hội, sáng tạo ra những giá trị vật chất có giá trị, nhưng chưa sẵn sàng để chia sẻ những gánh nặng trong công việc nhà với nữ giới… Trong bài nghiên cứu Sự lạm dụng hình ảnh phụ nữ trong quảng cáo trên truyền hình [129], Nguyễn Quý Thanh và Phạm Hương Mai đã cho thấy sự lạm dụng ở đây không chỉ giới hạn trong việc sử dụng quá nhiều hay sử dụng hình ảnh phụ nữ khêu gợi. Sự lạm dụng đó thể hiện ở việc trình bày người phụ nữ bị cột chặt với quan niệm về vai trò được coi là truyền thống như công việc nấu ăn, giặt giũ, quét dọn nhà 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2