Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát
lượt xem 3
download
Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát" trình bày xác định nồng độ dioxin và một số hormone nội tiết trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát; Phân tích mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone nội tiết trong máu của người làm việc tại các sân bay quân sự Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Từ năm 1961 đến năm 1972, Quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành Chiến dịch Ranch Hand, phun rải khoảng 80 triệu lít chất diệt cỏ, trong đó chủ yếu là chất da cam, một hỗn hợp của 24D (2,4dichlorophenoxyacetic acid) và 2,4,5T (trichlorophenoxyacetic acid). Trong quá trình sản xuất chất độc hóa học với thành phần là 2,4D và 2,4,5T sinh một sản phẩm phụ ngoài mong muốn là dioxin. Các nhà khoa học trên Thế giới đều có chung nhận xét: Dioxin là chất độc nhất do con người tìm ra và tạo ra. Chính dioxin có trong các chất diệt cỏ được lưu giữ tại các sân bay quân sự Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát và sử dụng ở Miền Nam Việt Nam, đã để lại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe con người [1], [2], [3], [4]. Đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản…về tác hại của dioxin đối với con người. Những nghiên cứu dịch tễ học đã được thực hiện trên những người phơi nhiễm dioxin và chỉ ra những bệnh/tật liên quan đến dioxin. Tuy nhiên, cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy mối liên quan chặt chẽ có tính đặc hiệu giữa dioxin và bệnh/tật, giữa dioxin với những biến đổi về gen, miễn dịch, hormone… Dioxin và các chất giống dioxin (dioxinlike compounds, DLCs) được xếp vào nhóm các hóa chất gây rối loạn nội tiết (EDCs). Hiệp Hội nội tiết và Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa EDC là “một hóa chất/hỗn hợp các chất hóa học ngoại sinh, can thiệp vào bất kỳ khâu nào trong cơ chế hoạt động của các hormone”. EDCs được quan tâm và ngày càng có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chúng đến hệ thống nội tiết (đặc biệt là các trục nội tiết: trục dưới đồi tuyến yên tuyến giáp; trục dưới đồi tuyến yên tuyến sinh dục; trục dưới đồi tuyến yên
- 2 tuyến thượng thận). Mục tiêu tác động không chỉ giới hạn ở một tuyến/trục nội tiết. Những nghiên cứu trên động vật đến các quần thể người đều nhận định dioxin là chất gây rối loạn nội tiết điển hình, trong đó trục nội tiết dưới đồi tuyến yên tuyến giáp và tuyến sinh dục là các mục tiêu nổi bật [5], [6], [7], [8], [9]. Đã có một số nghiên cứu về biến đổi nồng độ hormone trong cơ thể do các nhà khoa học Nhật Bản và cộng sự thực hiện ở những người phụ nữ và con của họ tại những vùng trước đây chịu ảnh hưởng của chất diệt cỏ có dioxin ở Miền Nam Việt Nam; so sánh với nhóm chứng ở các vùng phía Bắc. Các nghiên cứu bước đầu cho thấy có một số liên quan giữa nồng độ dioxin với nồng độ các hormone tuyến thượng thận. Mối tương quan này không tuyến tính mà thường có dạng hình chuông hoặc hình chữ U, điều đó cho thấy tác động của dioxin gây ra những rối loạn/biến đổi nồng độ các homrone trong cơ thể một cách phức tạp trong mạng lưới tác động qua lại giữa các hormone và không đơn thuần theo một hướng duy nhất là ức chế hay tăng cường [10], [11]. Những kết quả nghiên cứu trên đã đặt ra các câu hỏi về sự liên quan giữa dioxin với hormone của các trục nội tiết khác nhau; sự liên quan giữa biến đổi hormone với các bệnh lý ở những người phơi nhiễm dioxin, đặc biệt là các đối tượng vẫn đang tiếp tục có những nguy cơ phơi nhiễm dioxin. Vì vậy, nghiên cứu làm rõ tác hại của dioxin đối với biến đổi hormone có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh/tật và điều trị cho những người bị phơi nhiễm dioxin.
- 3 Từ thực tế đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát” với các mục tiêu: 1. Xác định nồng độ dioxin và một số hormone nội tiết trong máu ở người làm việc tại các sân bay quân sự Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát. 2. Phân tích mối liên quan nồng độ dioxin với một số hormone nội tiết trong máu của người làm việc tại các sân bay quân sự Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ DIOXIN 1.1.1. Cấu trúc hóa học của dioxin Thuật ngữ "dioxin" được sử dụng và đề cập đến 75 chất đồng loại (congeners) của polychlorinated dibenzopdioxin (PCDD) và 135 chất đồng loại của polychlorinated dibenzo furan (PCDF). Cấu trúc cơ bản của PCDD và PCDF là hai vòng benzene được nối với nhau bởi 2 cầu nối Oxy (đối với PCDD) hoặc 1 cầu nối Oxy (đối với PCDF). Đây là hai nhóm este ba vòng, phẳng, có thể có 8 nguyên tử Clo (Cl) gắn vào nguyên tử carbon ở vị trí từ 1 4 và từ 6 9 (Hình 1.1). Chỉ những đồng loại chứa các nguyên tử Cl ở đồng thời các vị trí 2,3,7,8 mới có độc tính đáng kể. Nhóm PCDD có 7 đồng loại và nhóm PCDF có 10 đồng loại có đặc điểm này [1], [12], [13], [14].
- 4 Hình 1.1. Cấu trúc chung của dioxin và các hợp chất tương tự dioxin * Nguồn: Theo Marinkovi N. và cs. (2010) [12], [14]. 1.1.2. Sự xâm nhập và tích lũy sinh học của dioxin Hình 1.2. Con đường phơi nhiễm dioxin từ môi trường vào cơ thể người * Nguồn: Theo Lê Kế Sơn và cs. (2014) [15]
- 5 Các nghiên cứu chỉ ra rằng trên 90% lượng dioxin xâm nhập vào cơ thể người là qua đường tiêu hóa (ăn uống). Sự xâm nhập qua đường hô hấp và ngấm qua da chỉ chiếm tỷ lệ thấp (Hình 1.2). Các nguồn thực phẩm, đặc biệt là nhóm thịt, cá, trứng và sữa đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ dioxin vào cơ thể người [2], [16], [17]. Dioxin có đặc tính không tan trong nước, tan trong mỡ, khả năng tích tụ lẫn tích lũy sinh học nên sự hấp thụ qua đường tiêu hóa phụ thuộc rất nhiều vào loại thực phẩm ô nhiễm. Tích lũy sinh học (bioaccumulation) là tổng hợp của hai quá trình tích tụ sinh học (bioconcentration) và phóng đại sinh học (biomagnification). Tích lũy sinh học đối với các hợp chất hóa học bền vững, khó phân hủy và độc hại như dioxin là rất điển hình đối với cả chuỗi thức ăn tự nhiên và chuỗi thức ăn chăn nuôi [18], [19], [20]. 1.1.3. Nguồn gốc, sự tồn lưu và lan tỏa của dioxin Có hai loại khu vực nhiễm dioxin trong môi trường Miền Nam Việt Nam. Thứ nhất là các khu vực bị phun rải trực tiếp ở Miền Nam Việt Nam, phía dưới vĩ tuyến 17 (chiếm 15% diện tích toàn Miền Nam). Thứ hai là một số sân bay quân sự trước đây của Quân đội Hoa Kỳ, là những nơi tàng trữ hóa chất để nạp lên máy bay đi phun rải, tẩy rửa sau phun rải. Điều kiện khí hậu và địa lý ở Miền Nam Việt Nam có tác động đáng kể đến độ tồn lưu, sự suy giảm nồng độ và sự di chuyển của dioxin trong môi trường. Đến nay, hàm lượng dioxin trong đất, trầm tích, máu, sữa mẹ, mô mỡ và thực phẩm ở các vùng bị phun rải đã được nghiên cứu và đều ở mức chấp nhận được, dưới các ngưỡng nồng độ cho phép. Tuy nhiên, ở các các điểm từng là kho chứa, nạp, rửa mà tập trung là các khu vực bị ô nhiễm nặng trong sân bay Biên Hòa (SBBH), sân bay Đà Nẵng (SBĐN), sân bay Phù Cát (SBPC), hàm lượng dioxin vẫn còn rất cao [21].
- 6 Từ số liệu của Bộ Quốc phòng (BQP) Hoa Kỳ cung cấp, điều tra và nghiên cứu của Ủy ban 10/80 (Việt Nam), Công ty tư vấn Hatfield (Canada) đã đưa đến kết luận SBBH, SBĐN, SBPC (các cơ sở chính của Chiến dịch Ranch Hand) là các điểm nóng trọng điểm về ô nhiễm dioxin [ 2], [21], [22], [23], [24]. Tất cả các nghiên cứu về dioxin ở Miền Nam Việt Nam ở các vùng bị phun rải cũng như ở các điểm nóng đều khẳng định nguồn gốc của dioxin là kết quả của cuộc chiến tranh hóa học để lại, quân đội Mỹ đã sử dụng một khối lượng rất lớn các chất diệt cỏ chứa dioxin, chủ yếu là chất da cam. Kết luận này được minh chứng bằng tỷ số nồng độ 2,3,7,8 TCDD/TEQ (T%) rất cao ở hầu hết các đối tượng nghiên cứu [2], [21]. Do đặc tính lý hóa của dioxin là tan trong dầu nên các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật sẽ có hàm lượng dioxin cao hơn và là nguồn phơi nhiễm quan trọng hơn so với thực phẩm có nguồn gốc thực vật [20], [25]. Nghiên cứu mẫu thịt xung quanh SBBH, chợ và hồ Biên Hùng (2010) thấy hàm lượng 2,3,7,8TetraCDD trong thịt vịt 276 331 pg/g trọng lượng ướt, trong cá lóc là 66 pg/g, trong thịt gà là 0,35 48 pg/g, trong thịt lợn là 0,6 1,1 pg/g và trong thịt bò là 0,11 0,21 pg/g [26]. Khi dioxin được hấp thụ vào trong cơ thể người, hệ tuần hoàn giúp cho việc phân bố dioxin tới các cơ quan, dioxin chỉ tồn tại trong máu với khoảng thời gian ngắn, sau đó tích tụ tại các mô mỡ và gan [27]. Lượng tồn lưu trong cơ thể có thể tính từ mức PCDDs/PCDFs trong máu. Nồng độ của 2,3,7,8TCDD trong lipid huyết thanh bằng với nồng độ 2,3,7,8TCDD trong lipid của cơ thể [28]. Trong cơ thể, các chất dibenzopdioxin chlo hóa (CDD) được tìm thấy ở tất cả các mô nhưng tập trung nhiều nhất ở gan và mô mỡ. Mô mỡ và
- 7 gan có khả năng tích lũy CDD trong nhiều năm trước khi đào thải chúng khỏi cơ thể. 2,3,7,8TCDD và các dioxin chứa nhiều clo (chẳng hạn như OCDD) đã được phát hiện có trong mô mỡ với nồng độ cao hơn so với các CDD khác [17]. Kojima H. và cs. đã đo độc tố cùng loại PCDDs/PCDFs trong các mô khác nhau ở những trường hợp khám nghiệm tử thi cho thấy gan và các mô mỡ có nồng độ dioxin cao nhất [29]. 1.1.4. Cơ chế tác động của dioxin * Thụ thể Aryl hydrocarbon (AhR) Thụ thể Ah của dioxin được hoạt hóa bởi các phối tử (ligand). Phối tử điển hình của AhR là 2,3,7,8TetraCDD. AhR là một thành viên của họ protein thuộc nhân tố điều hòa phiên mã (transcription factor), có cấu trúc basic helixloophelix/PerArntSim2. AhR có các vùng cấu trúc đảm nhiệm các chức năng: liên kết với phối tử, liên kết với DNA của gen đích, liên kết các protein thành phần và chức năng hoạt hóa phiên mã [30], [31], [32]. Từ khi được phát hiện vào những năm 1980, AhR là một chủ đề được rất nhiều nhà khoa học độc chất học tập trung vào nghiên cứu tìm hiểu cơ chế phân tử của độc tính gây ra bởi phối tử điển hình của AhR [31]. * Cơ chế tác động của dioxin thông qua AhR Trong điều kiện không có phối tử, AhR trong tế bào chất, liên kết với các protein thành phần như: AIP (aryl hydrocarbon receptor interacting protein), p23 và 2 phân tử HSP90 (90kDa heat shock protein). Khi dioxin khuếch tán qua màng tế bào vào liên kết với AhR, phức hệ AhR được hoạt hóa, thay đổi cấu hình và vận chuyển vào trong nhân tế bào. Trong nhân, AhR được giải phóng khỏi phức hợp các protein thành
- 8 phần và tương tác với một protein trong nhân gọi là nhân tố dẫn truyền nhân ARNT. Hình 1.3. Hoạt động của thụ thể AhR và tương tác với dioxin trong tế bào * Nguồn: Theo Hui W. và Dai Y. (2020) [32] Phức hệ AhR/ARNT liên kết với vị trí DNA đặc biệt trên gen đích, gọi là yếu tố đáp ứng với các chất lạ hay yếu tố đáp ứng dioxin (DRE) tạo phức hệ AhR/ARNT/DRE điều hòa biểu hiện các gen đích [30], [31], [32]. 1.1.5. Xác định phơi nhiễm dioxin Không thể coi tất cả những người sống ở các khu vực từng bị phun rải chất diệt cỏ trong giai đoạn trước năm 1975 bị phơi nhiễm dioxin, cũng không thể đếm hết số người đã bị phơi nhiễm. Bộ các vấn đề cựu chiến binh Hoa Kỳ coi tất cả các cựu binh Mỹ từng có mặt ở bất cứ địa điểm nào tại Miền Nam Việt Nam trong giai đoạn từ 19611975 và sau đó phát triển một trong các bệnh hoặc tình trạng y tế trong danh sách thì đều được coi là
- 9 đã bị phơi nhiễm. Việc sinh sống tại các tỉnh bị phun rải chất diệt cỏ vào thời điểm có hoạt động phun rải chưa phải là bằng chứng chắc chắn của sự phơi nhiễm với dioxin. Muốn có bằng chứng cần phải xác minh được dioxin thực sự đã làm ô nhiễm môi trường tại một địa điểm cụ thể, và nồng độ dioxin trong môi trường ở đó phải đủ cao để ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sinh sinh sống tại đó và xung quanh khu vực đó [2]. Một số các nghiên cứu định lượng các CDD trong lipid huyết thanh để xác định mức độ phơi nhiễm của từng cá thể thì nồng độ 2,3,7,8TCDD chỉ được đo vài năm sau khi phơi nhiễm đã chấm dứt. Tuy nhiên, do tính chất của CDD rất bền vững, có ái tính cao với lipid, rất khó phân hủy và có xu hướng tích lũy sinh học; hơn nữa không thể đo lường nồng độ dioxin đã từng tồn tại trong đất và thức ăn vào những thời điểm nhất định cách đây mấy chục năm. Vì vậy, một phân tích đơn trên máu hay mô mỡ là cách đo sự phơi nhiễm tích lũy trong quá khứ đối với CDD. Với giả thiết về động học ưu tiên cho sự đào thải 2,3,7,8TCDD và chu kỳ bán hủy khoảng từ 7 12 năm, có thể tính ra nồng độ 2,3,7,8TCDD trong mẫu huyết thanh và mô mỡ ở thời điểm ban đầu của phơi nhiễm từ nhiều năm trước đó (nếu biết thời gian phơi nhiễm ban đầu). Tổng lượng dioxin tích lũy trong cơ thể cũng có thể suy ra từ lượng 2,3,7,8TCDD huyết thanh. Thời gian bán hủy 7,1 năm được rút ra từ một nghiên cứu trên 36 cựu chiến binh tham gia chiến dịch Ranch Hand [17]. Nồng độ còn lại sẽ giảm dần đến mức thấp/không, nhưng ảnh hưởng của dioxin đối với cơ thể vẫn còn. Một người từng bị phơi nhiễm với dioxin trong quá khứ nhưng xét nghiệm máu ở thời điểm hiện tại có thể không chỉ ra được. Y học thường dựa trên các triệu chứng đặc hiệu về lâm sàng và cận lâm sàng đặc biệt là các xét nghiệm đặc hiệu. Tuy nhiên, phơi nhiễm dioxin rất khó có thể tìm thấy các
- 10 triệu chứng đặc hiệu như vậy. Một vài nhân tố làm phức tạp thêm việc nhận định các dữ kiện về tác dụng lên sức khỏe sau khi phơi nhiễm như sự thiếu sót số liệu về phơi nhiễm, phơi nhiễm đồng thời với các hóa chất khác, cỡ mẫu chưa đủ lớn… đã làm hạn chế giá trị thống kê của nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu tình trạng sức khỏe sau khi bị phơi nhiễm với 2,3,7,8TCDD và các hợp chất liên quan nhưng lại không định lượng được nồng độ phơi nhiễm và liều xâm nhập. Do đó các nhà nghiên cứu phải chọn phương pháp nghiên cứu dịch tễ học phù hợp để so sánh tỷ lệ mắc bệnh giữa các quần thể người bị phơi nhiễm với các quần thể không bị phơi nhiễm, từ đó tìm hiểu mối quan hệ ở cấp độ số đông [2], [17]. 1.1.6. Phương pháp định lượng dioxin Là một trong những chất ô nhiễm hữu cơ bền nhất (đặc tính ưa lipid và rất khó chuyển hóa) nên việc xác định được nồng độ dioxin là khá phức tạp. Kỹ thuật DR CALUX dùng tế bào cảm biến sinh học để định lượng dioxin và PCB trong mẫu phân tích (dựa vào đặc tính của dioxin, PCB và DLCs gắn đặc hiệu vào thụ thể Ah trên bề mặt tế bào; đã phát triển được dòng tế bào đặc trưng (H4II) phát hiện dioxin và PCB). Với kỹ thuật DR CALUX, kết quả xác định được là tổng đương lượng độc (TEQ) của tất cả các đồng loại dioxin, PCB, không định lượng được nồng độ từng đồng loại dioxin như kỹ thuật sắc ký khí ghép khối phổ (GCMS) [33], [34], [35]. Từ năm 1980, tiêu chuẩn vàng xác định có phơi nhiễm dioxin hay không phải sử dụng phương pháp GCMS; sắc ký kết hợp khối phổ với độ phân giải cao (HRGCHRMS). Ngưỡng phát hiện của GCMS là 1 picrogram (0.000000000001 gram). Hiện nay GCMS là phương pháp duy nhất để đo nồng độ từng đồng loại dioxin, được sử dụng ở tất cả các
- 11 phòng xét nghiệm dioxin trên Thế giới, kể cả các tổ chức như CDC Hoa Kỳ, lực lượng Không quân Hoa Kỳ, WHO [36], [37]. Năm 1995 là năm Việt Nam phân tích được 17 đồng loại độc của dioxin/furans bằng phương pháp GCMS, là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu dioxin, tạo thế chủ động cho các nghiên cứu về dioxin ở Việt Nam [2], [14], [21]. Các nghiên cứu trước đây định lượng dioxin trong máu người Việt Nam thường dùng các mẫu gộp; chỉ một số ít nghiên cứu sử dụng các mẫu riêng lẻ, vì kỹ thuật phân tích từng mẫu riêng lẻ yêu cầu thể tích máu lấy đến 100 mL, khó thu thập. Với những tiến bộ trong kỹ thuật, hiện có thể phân tích dioxin trong máu với lượng nhỏ tới 10 mL [39]. GCMS là một trong những phương pháp sắc ký hiện đại nhất hiện nay với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Thiết bị GCMS gồm 2 thành phần: sắc ký khí (GC) và khối phổ (MS). Sắc ký khí (GC) dùng để chia tách các hỗn hợp của hóa chất ra thành các phần riêng lẻ, mỗi phần có một giá trị riêng biệt. Trong sắc ký khí (GC) chia tách xuất hiện khi mẫu bơm vào pha động. Khối phổ (MS) được dùng để xác định một chất hóa học dựa trên khối lượng của nó. Khi giải hấp các hợp chất riêng lẻ từ cột sắc ký, chúng đi vào đầu dò có dòng điện ion hóa (mass spectrometry). Phương pháp này có quá trình tách chiết đặc biệt cho từng loại mẫu, sau đó là quá trình làm sạch chất cần phân tích và kỹ thuật phân tích sắc ký khí cột mao quản phân giải cao. Mẫu cần phân tích sẽ được bổ sung thêm chất nội chuẩn và được chiết theo quy trình chiết đặc trưng kiểu ma trận [40], [41], [42]. 2,3,7,8TetraCDD là đồng loại độc nhất và được quy ước hệ số độc tương đương (TEF) là TEF = 1. Những đồng loại khác được gán giá trị hệ số độc tùy theo mức độ độc của nó so với đồng loại 2,3,7,8TCDD. Ví dụ,
- 12 hệ số độc của đồng loại 1,2,3,4,7,8Hexachlorodibenzopdioxin bằng 0,1 nghĩa là mức độ độc của đồng loại này bằng 1/10 so với đồng loại 2,3,7,8 TCDD. Hệ số độc quy đổi của 17 đồng loại dioxin được WHO cập nhật gần đây nhất là năm 2005 (WHOTEF 2005). Tổng độ độc TEQ của toàn bộ 17 đồng loại tính bằng tổng nồng độ nhân với hệ số độc của từng đồng loại. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ phơi nhiễm dioxin trong cơ thể [1], [36], [43]. 1.1.7. Thực trạng ô nhiễm dioxin tại các khu vực của sân bay quân sự Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát * Sân bay Biên Hòa SBBH thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, có tọa độ 105O58’30” vĩ Bắc và 106O49’10” kinh Đông, phía Tây cách sông Đồng Nai khoảng 700 m, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km về phía Đông Bắc [1], [21]. Tình hình ô nhiễm chất da cam/dioxin ở SBBH còn khá phức tạp cả về quy mô và mức độ ô nhiễm. Về cơ bản, SBBH có các khu vực ô nhiễm nặng bao gồm: khu vực Z1 ở phía Nam khu trung tâm (căn cứ của chiến dịch Ranch Hand); khu vực các ao hồ ở hạ lưu nơi tiếp nhận lan tỏa đất bị ô nhiễm rửa trôi; khu vực Tây Nam nằm ở phía Tây khu vực Z1 gần vành đai căn cứ (khu vực cất giữ chất diệt cỏ cho chiến dịch Pacer Ivy) và khu vực Pacer Ivy ở phía Tây của SBBH (tập kết chất diệt cỏ trước khi đưa ra đảo Johnston ở Thái Bình Dương) [2], [44]. Khu vực Z1 và vùng lân cận: Kết quả của các đợt khảo sát do Bộ Quốc phòng (BQP) thực hiện trong khuôn khổ của Dự án Z1 và Chương trình 33 cho thấy nồng độ dioxin trong đất và trầm tích của khu vực Z1 là rất cao, với nồng độ cao nhất là 410.000 ppt TEQ trong đất và 5470 ppt (theo trọng lượng khô) trong trầm tích. Các đợt khảo sát tiếp theo vào năm
- 13 2004 2005 cho thấy nồng độ vẫn cao trong một vài mẫu trầm tích tại hồ 2, với nồng độ cao nhất trong mẫu trầm tích là 833 ppt TEQ. Trong chương trình khảo sát vào tháng 1 năm 2008, hiện trạng ô nhiễm dioxin tại khu Z1 vẫn còn cao, với nồng độ TEQ của mẫu cao nhất là 262.000 ppt. Kết quả phân tích năm 2010 do Hatfeld và Văn phòng 33 (VP33) thực hiện cho hầu hết các mẫu lấy tại khu vực Z1 đều có nồng độ TEQ thấp, mẫu cao nhất là 3.210 ppt. Điều này nỗ lực xử lý khu vực này của Việt Nam đã có hiệu quả. Tuy nhiên, khu vực vành đai khu vực Z1 cần được quan tâm thêm, đặc biệt là nghiên cứu tầng sâu. Nghiên cứu tại các ao hồ trong khu vực Z1 cho thấy các hồ sau có hàm lượng dioxin trong đất và trầm tích vượt tiêu chuẩn cho phép: hồ 1 (2.249 pgTEQ/g), hồ 2 (833 pgTEQ/g), hồ Cổng 2 (508 pg TEQ). Các hồ này nuôi trồng rau, cá, một số người dân vẫn còn tiêu thụ thực phẩm từ hồ này [21]. Cá rô phi thu được từ tất cả các hồ bên trong và ngoài khu vực SBBH có nồng độ dioxin trong mô mỡ vượt quá các hướng dẫn liên quan của Hoa Kỳ và Quốc tế. Mức cao nhất ghi nhận được thấy trong mỡ cá là 4.040 ppt TEQ [2].
- 14 Hình 1.4. Bản đồ vị trí sân bay Biên Hòa và những điểm đã biết hay có khả năng ô nhiễm dioxin Đường viền màu đen: khu vực sân bay Biên Hòa. Đường viền màu đỏ: đường biên với các khu vực lân cận. Đường viền màu vàng biểu thị khu vực đã biết hoặc có thể ô nhiễm dioxin. Hình màu đỏ có gạch chéo biểu thị khu vực đã được xác định có ô nhiễm dioxin qua các nghiên cứu trước đó. * Nguồn: Theo USAID (2016) [1]. Khu vực Nam sân bay: Khu vực này được nghiên cứu bởi VP33/Hatfeld năm 2008, 2010 và bởi BQP vào năm 2012 trong dự án Z9. Kết quả nghiên cứu nhìn chung đưa ra nhận định khu vực này có mức ô nhiễm trung bình, có những điểm ô nhiễm cao và rất cao. Trong đó, độ sâu ô nhiễm nằm trong khoảng 60 cm, và diện tích 1 ha [21]. Khu vực Pacer Ivy: Tính tới thời điểm năm 2013, tại khu vực này có 4 nghiên cứu được ghi nhận (năm 2008, 2010, 2011, 2012), tổng số mẫu đất
- 15 được lấy trong 4 nghiên cứu này là khoảng 200 mẫu. Phân tích các mẫu trên cho thấy ô nhiễm dioxin tại khu vực này là trung bình và cao, có những điểm ô nhiễm rất cao. Trầm tích các ao hồ trong khu vực này đã được phân tích, và một số hồ vượt tiêu chuẩn dioxin cho phép. Theo nghiên cứu của VP33/UNDP (2011), hướng lan tỏa từ khu vực Pacer Ivy có thể rộng hơn dự kiến ban đầu [21]. Vành đai phía Bắc và Đông sân bay: Nồng độ dioxin cao được phát hiện tại một số vị trí tại vành đai phía bắc và đông của sân bay. Các khu này biệt lập và nằm xa với các khu vực ô nhiễm đã biết như Z1, Pacer Ivy [21]. * Sân bay Đà Nẵng SBĐN nằm trong tọa độ 16O vĩ Bắc và 108O15’ kinh Đông, thuộc phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. SBĐN là sân bay quốc tế khu vực miền Trung và có vị trí quan trọng trong bảo đảm an ninh, quốc phòng. SBĐN nằm trong nội thành nên mọi hoạt động trong sân bay đều có ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư xung quanh như: tiếng ồn, khí thải, nước thải và đặc biệt là khu tồn lưu chất da cam/dioxin trong sân bay và từ đó lan tỏa ra xung quanh [21]. SBĐN là một trong những cứ điểm then chốt của Chiến dịch Ranch Hand, chỉ xếp sau SBBH xét về số lượng các đợt phun rải và khối lượng chất diệt cỏ được cất giữ và sử dụng [2], [21].
- 16 Hình 1.5. Bản đồ vị trí sân bay Đà Nẵng và những điểm ô nhiễm dioxin Đường viền xám: khu vực sân bay Đà Nẵng. Đường viền màu vàng nét đứt biểu thị biên giới quận. Đường viền màu đỏ biểu thị các khu vực điểm
- 17 nóng ô nhiễm dioxin (Sen Lake – hồ Sen; Drainage Ditch – mương thoát nước; Eastern Wetland – đầm lầy phía đông; Eastern Hotspot – điểm nóng phía đông; Fomer Storage Area – khu vực lưu trữ trước đây; Former Mixing and Loading Area – khu vực trộn và tải nạp trước đây; Pacer Ivy Storage Area – khu lưu trữ Pacer Ivy). * Nguồn: Theo USAID (2016) [1]. Quân đội Hoa Kỳ từng sử dụng SBĐN và bãi tồn trữ chất độc hóa học cho chiến dịch Ranch Hand từ tháng 5/1964 đến 7/1/1971. Từ ngày 17/4/1970 đến 31/3/1972, SBĐN còn phục vụ cho chiến dịch thu hồi (Pacer Ivy) nhằm xóa hết dấu vết của chất độc hóa học/dioxin, đã thu hồi 8.200 thùng chất da cam và vỏ thùng đưa về Mỹ (số liệu do BQP Hoa Kỳ cung cấp). Sau kết luận của dự án Z2 BQP, SBĐN trở thành “điểm nóng” ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin và đã được khảo sát, nghiên cứu sâu, tập trung sự chú ý của Chính phủ Việt Nam và các Tổ chức Quốc tế [2], [19]. Do đặc thù của SBĐN được sử dụng hỗn hợp cho mục đích quân sự và dân sự nên vấn đề xử lý ô nhiễm tại đây được hai Chính phủ Mỹ và Việt Nam lựa chọn ưu tiên phối hợp thực hiện [44]. Khu vực nhiễm chất da cam/dioxin cao trong SBĐN trước khi tẩy độc hoàn toàn là: khu kho chứa, khu rửa, khu nạp và một số khu vực khác. Nồng độ TEQ lớn nhất trong đất được ghi nhận vào năm 2006 là 365.000 ppt trong các mẫu lấy tại khu trộn và nạp cũ, nồng độ này vượt giá trị giới hạn cao nhất (1.000 ppt). Nồng độ dioxin và furan cho thấy ô nhiễm tại sân bay là cực cao, đầu phía bắc của SBĐN là một điểm ô nhiễm dioxin điển hình. Đầu phía nam SBĐN cho thấy ô nhiễm dioxin có giới hạn [21]. Khu vực trộn và tải nạp lên máy bay, khu vực lưu trữ và kênh thoát nước: Ô nhiễm dioxin tại các khu vực này cao nhất trong sân bay. Ô nhiễm
- 18 sâu xuống tới 150 cm và nhiều nơi còn sâu hơn. Kênh thoát nước mang chất ô nhiễm từ khu vực trộn, tải nạp và khu vực lưu trữ tới hồ Sen [21]. Các ao và hồ tại sân bay: Theo hướng lan tỏa, dioxin tích tụ trong hồ Sen, trong bùn, động vật, thực vật thủy sinh: trong 3 hồ, hồ Sen A b ị ô nhiễm dioxin nặng cần có biện pháp xử lý. Hồ B và hồ C: trong các mẫu bùn và cá nồng độ dioxin không cao, dưới 100 ppt TEQ. Động thực vật thủy sinh tại hồ Sen A bị nhiễm dioxin với nồng độ cao, vượt các giá trị tiêu chuẩn. Trên cá rô phi thu được từ hồ Sen tại SBĐN thấy nồng độ dioxin trong mỡ cá lên tới 8.350 ppt TEQ, ở cơ cá (88,2 ppt TEQ), ở trứng cá (1.290 ppt TEQ) và gan cá (1.540 ppt TEQ). Do đó, tất cả hoạt động nuôi trồng đánh bắt động vật thủy sinh tại đây đây đều bị nghiêm cấm [2], [21]. Khu vực ngoài sân bay theo hướng lan tỏa: Đất khu dân cư, bùn trong các hồ Xuân Hà, hồ 293, sông Hàn, sông Cẩm Lệ, sông Phú Lộc có nồng độ dioxin thấp, dưới mức cho phép. Khu vực đất ngập nước phía đông, gần khu hồ Sen cũng có hàm lượng dioxin nằm trong khoảng hàng trăm ppt nhưng hoạt động lấy mẫu còn hạn chế trong khu vực này còn giới hạn trong khu vực rộng. Một phần khu vực này không thể tiếp cận do khó khăn liên quan tới địa hình [21]. Khu vực Pacer Ivy: Khu vực lưu trữ Pacer Ivy được điều tra trong một vài nghiên cứu. Một vài mẫu có phát hiện ô nhiễm dioxin, với nồng độ cao nhất là 20.600 pgTEQ/g. Đất ở tầng sâu (>30 cm) có hàm lượng TEQ thấp hơn. Khu vực đóng thùng Pacer Ivy không thấy hàm lượng dioxin nồng độ cao [21]. Nghiên cứu của Hatfield Consultants về nồng độ dioxin có trong một số loại thực phẩm tại điểm nóng SBĐN cho thấy nồng độ dioxin trong một số thực phẩm rất cao: nồng độ dioxin mẫu cá lấy ở hồ Sen bên trong sân
- 19 bay là 33,2 pg/g (đối với thịt cá) và 3.000 pg/g (đối với mỡ cá), nồng độ dioxin tối đa trong thực phẩm thông thường là dưới 0,1 pg/g [45], [46], [47]. * Sân bay Phù Cát SBPC thuộc địa phận tỉnh Bình Định, nằm trong tọa độ 13O57’48” vĩ Bắc, 109O03’57” kinh Đông và có địa giới hành chính như sau: phía bắc giáp xã Cáp Tân, phía Nam xã Nhơn Thành, phía Đông giáp quốc lộ 1A và phía Tây giáp xã An Nhơn cách Trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 28 km về phía Tây Bắc [21]. Hình 1.6. Các khu vực có số liệu khảo sát định lượng dioxin tại sân bay Phù Cát trong dự án Z3 giai đoạn 19992002 A, B, C Lake: Hồ A, B, C; Storage Area: Khu nạp; Buffer zone: Khu đệm; Washing Area: Khu rửa. * Nguồn: VP 33, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013) [21]. Khu vực nhiễm độc và theo hướng lan tỏa trong sân bay Phù Cát được chia thành các khu sau:
- 20 Khu nhiễm độc cao: khu chứa chất độc hoá học và nạp chất độc lên phương tiện phun rải. Khu rửa phương tiện: sau nhiệm vụ phun rải chất phát quang. Khu vực vùng đệm: nằm trên vùng đất từ khu chứa, nạp, rửa đến cửa cống qua đường liên khu bom chảy vào hồ A. Hồ A, hồ B, hồ C. Qua phân tích kết quả cho thấy: khu chứa, nạp có nồng độ dioxin cao nhất, nồng độ trung bình là 11.400 ppt TEQ (n = 12). Khu đệm và khu rửa có nồng độ dioxin thấp; khu đệm và khu rửa với nồng độ trung bình trong đất lần lượt là 269 và 18 ppt ITEQ. Trong khuôn khổ dự án Z3 đã tiến hành lấy một số mẫu theo chiều sâu đến 150 cm. Kết quả phân tích dioxin tại khu vực Z3 cho thấy giá trị T% (2,3,7,8TCDD/ITEQ) cao trên 90%. Điều đó cho thấy dioxin trong khu nhiễm có nguồn gốc từ chất da cam. Các mẫu lấy tại các khu vực do BQP Mỹ giới thiệu (khu vực góc Đông Nam của sân bay Khu Pacer Ivy) đều có nồng độ dioxin thấp và tỷ lệ 2,3,7,8TetraCDD trên tổng TEQ nhỏ (dưới 50%); kết quả cho thấy khu vực này có lẽ không bị sử dụng nhiều chất da cam trong thời gian chiến tranh. Tất cả đất nhiễm tại khu vực Z3, phía bắc, bể sa lắng đã được đưa vào khu vực chôn lấp an toàn nằm ở đầu bắc của sân bay vào năm 2012. Khu vực chôn lấp được cách ly với các khu vực có người trong và ngoài sân bay. Rủi ro phơi nhiễm dioxin tại SBPC được giảm đáng kể [21]. Năm 2012, tổng số 7000m3 đất bị ô nhiễm đã được thu gom, cô lập và chôn lấp. Tại khu vực chôn lấp có các bể bê tông được xây dựng để ngăn ngừa chất ô nhiễm độc hại phát tán ra môi trường [21].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p | 237 | 57
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 211 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 197 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 165 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 36 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p | 172 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 22 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 125 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 154 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 34 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 34 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p | 14 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn