Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
lượt xem 8
download
Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018" trình bày các nội dung chính sau: Phân tích được thực trạng công tác đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018; Phân tích được một số bất cập trong sử dụng thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 – 2018 và đề xuất một số giải pháp trong năm 2019.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ “Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc” [1]. Theo xu thế phát triển của xã hội thì chăm sóc sức khỏe (CSSK) của con người luôn là chính sách trọng tâm của Đảng và Nhà nước. Bảo hiểm y tế (BHYT) ra đời và nhanh chóng trở thành một chính sách an sinh xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính đoàn kết, tương trợ, chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Trong công tác CSSK, thuốc là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả điều trị của bệnh nhân (BN) thông qua mô hình bệnh tật, thầy thuốc kê đơn và khả năng chi trả. Vì vậy, công tác đảm bảo thuốc có vai trò quan trọng, phải luôn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu khám và điều trị cho BN, đồng thời đảm bảo tiêu chí “Hợp lý, an toàn, hiệu quả” và đúng qui định của Luật đấu thầu. Thuốc luôn chiếm từ 40 – 60% ngân sách dành cho y tế, mặc dù công tác đảm thuốc có nhiều tiến bộ trong thời gian qua song vẫn còn nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân được xác định là công tác quản lý chưa phù hợp [2]. Vì vậy, để hạn chế những bất cập trong công tác đảm bảo thuốc thì các nhà quản lý cần làm tốt cả 4 khâu (trong quy trình): Lựa chọn, mua, tồn trữ và cấp phát, sử dụng. Một số nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả rõ rệt khi can thiệp vào các khâu trên như luận án của Nguyễn Trung Hà (2012) [3], Huỳnh Hiền Trung (2012) [4], Hoàng Thị Minh Hiền (2012) [5]. Từ năm 2015, một số cơ sở y tế (CSYT) có giường bệnh trong Quân đội đã thí điểm nhận BN có thẻ BHYT để khám và điều trị theo Nghị định
- 2 số 70/2015/NĐCP [6]. Bệnh viện Quân y 105 (BVQy 105) là một trong những đơn vị quân đội đầu tiên được Cục Quân y thí điểm thực hiện chính sách BHYT toàn dân. Vì vậy, ngoài nhiệm vụ CSSK cho bộ đội và thân nhân, bệnh viện còn CSSK cho nhân dân trong khu vực. Hiện nay, bệnh viện đã và đang phát triển khoa học kỹ thuật toàn diện, đáp ứng được mọi nhiệm vụ được giao và là cơ sở tin cậy cho BN có nhu cầu khám và điều trị. Tuy nhiên, trong công tác đảm bảo thuốc vẫn còn một số tồn tại như: Số lượng thuốc mua và sử dụng chưa phù hợp với kết quả trúng thầu, tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc không thiết yếu cao, quá trình xây kế hoạch và sử dụng danh mục thuốc (DMT) chưa được định lượng thông qua phân tích ABC/VEN, chưa xây dựng được các phác đồ điều trị chuẩn… Vì vậy, luận án được thực hiện: “Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 2018” để phân tích những bất cập trong sử dụng thuốc và nguyên nhân của những bất cập đó, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đảm bảo thuốc cho BN có thẻ BHYT. Luận án gồm có 2 mục tiêu sau: 1. Phân tích được thực trạng công tác đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 2018. 2. Phân tích được một số bất cập trong sử dụng thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 – 2018 và đề xuất một số giải pháp trong năm 2019. Kết quả nghiên cứu là cơ sở lý luận khoa học để các nhà quản lý nâng cao chất lượng hoạt động đảm bảo, sử dụng và thanh toán thuốc BHYT tại BVQy 105 nói riêng và các bệnh viện trong Quân đội nói chung.
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO THUỐC 1.1.1. Quy trình đảm bảo thuốc trong bệnh viện ̉ ̉ ̀ ̣ ̀ Bao đam thuôc hay con goi la cung ́ ứng thuốc là một chuỗi các hoạt động bao gồm từ việc lựa chọn thuốc, đến tổ chức mua sắm, tồn trữ và cấp phát đến sử dụng thuốc. Quy trình đảm bảo thuốc trong bệnh viện được mô tả theo sơ đồ (Hình 1.1) dưới đây: Hinh 1.1. ̀ ̀ ảm bảo thuôc trong bênh viên Quy trinh đ ́ ̣ ̣ Nguồn: theo MSH (2010) [7]. Như vậy, 4 khâu trên luôn liên kết chặt chẽ, bổ sung cho nhau để tạo nên một quy trình đảm bảo thuốc cung cấp cho nhu cầu khám chữa bệnh (KCB). Quy trình đảm bảo thuốc chỉ đạt được hiệu quả tốt khi các khâu trong quy trình đều được quản lý chặt chẽ, theo đúng trình tự logic.
- 4 1.1.1.1. Lựa chon thuôc ̣ ́ Lựa chọn thuốc là bước đầu tiên trong quy trình đảm bảo thuốc cho nhu cầu KCB nói chung và cho công tác xây dựng DMT bệnh viện nói riêng. Theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2013/TTBYT về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) trong bệnh viện, HĐT&ĐT có nhiệm vụ xây dựng DMT bệnh viện theo nguyên tắc sau và các bước sau [8]: * Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc: Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện; Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở KCB; Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị; Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện; Thống nhất với DMT thiết yếu, DMT chủ yếu do Bộ Y tế ban hành; Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước. * Các bước xây dựng danh mục thuốc: Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị sử dụng, phân tích ABC VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản ứng có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy, trong đó: + Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào
- 5 chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện. Phân hạng sản phẩm được tính như: Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 80 % tổng giá trị tiền; Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 20 % tổng giá trị tiền; Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 10 % tổng giá trị tiền. Thông thường, hạng A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10 – 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 80%. + Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn. Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau: Thuốc V (Vital drugs) là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện. Thuốc E (Essential drugs) là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện. Thuốc N (NonEssential drugs) là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc. Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một cách khách quan; Xây dựng DMT và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm điều trị và theo phân loại VEN; Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng DMT.
- 6 Như vậy, DMT bệnh viện được HĐT&ĐT xây dựng trên cơ sở DMT thiết yếu, DMT chủ yếu và DMT chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán do Bộ Y tế ban hành. Theo Luật Dược (2016): “Thuốc thiết yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu CSSK của đa số nhân dân thuộc DMT thiết yếu do Bộ Y tế ban hành” [9]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Thuốc thiết yếu là những loại thuốc đáp ứng nhu cầu sức khỏe ưu tiên của một nhóm dân số cụ thể” [10]. Năm 1978, Tuyên ngôn Alma Ata xác định “Chăm sóc sức khỏe ban đầu đòi hỏi một nguồn cung cấp liên tục thuốc thiết yếu” [11]. Đến năm 2019, WHO đã công bố DMT thiết yếu lần thứ 21 với 570 khoản thuốc [12]. Việc tiếp cận các loại thuốc thiết yếu phụ thuộc vào bốn yếu tố: Lựa chọn hợp lý, giá cả phải chăng, tài chính bền vững và hệ thống y tế đáng tin cậy [13]. Nhận rõ vai trò to lớn của thuốc thiết yếu trong CSSK nói chung và CSSK ban đầu nói riêng, từ năm 1985, Bộ Y tế đã ban hành DMT thiết yếu lần thứ I. Danh mục này sau đó đã được cập nhật, điều chỉnh và ban hành vào các năm 1989, 1995, 1999 và 2005 [14]. DMT thiết yếu lần thứ VII được ban hành gần đây nhất vào năm 2018 [20]. Trên cơ sở DMT thiết yếu, ngày 1/2/2008, Bộ Y tế đã ban hành DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở KCB làm cơ sở để thanh toán cho các đối tượng có thẻ BHYT [16]. Chính sách quốc gia về thuốc giai đoạn 1996 2000 đã đề ra mục tiêu “Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến người dân. Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lí, an toàn, có hiệu quả” [17]. Chính phủ đã xây dựng
- 7 chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 [18]. Từ năm 2005 2018, Bộ Y tế đã ban hành 3 lần DMT thiết yếu và 3 lần DMT chủ yếu. Kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng 1.1 dưới đây: Bảng 1.1. Danh mục thuốc do Bộ Y tế ban hành DMT thiết yếu DMT chủ yếu Năm Số ban hành SKM thuốc Số ban hành SKM thuốc 2005 17/2005/QĐBYT 325 03/2005/QĐBYT [21] 646 [15] 2008 05/2008/QĐBYT [22] 750 2013 45/2013/TTBYT [19] 466 2014 01/2014/TTHNBYT 1.143 [23] 2018 19/2018/TTBYT [20] 510 SKM của DMT thiết yếu tăng dần từ 325 (năm 2005) lên 510 khoản (năm 2018), của DMT chủ yếu tăng từ 646 (năm 2005) lên 1.143 khoản (năm 2014). Như vậy, DMT thiết yếu ngày càng tăng về số lượng nhằm đảm bảo số chủng loại thuốc thiết yếu cho mô hình bệnh tật trong nước. Trong khi đó, DMT chủ yếu là DMT được cơ quan BHYT thanh toán luôn có SKM cao gấp đôi DMT thiết yếu, giúp cho thầy thuốc có nhiều sự lựa chọn thuốc để điều trị cho BN tham gia BHYT. Bên cạnh DMT chủ yếu, Bộ Y tế còn ban hành “ Thông tư ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi
- 8 thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế” năm 2014 với 1.064 SKM thuốc và “Thông tư ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế” năm 2018 với 1.030 SKM thuốc [24], [25]. 1.1.1.2. Mua thuôć Sau khi có kết quả lựa chọn thuốc, mua thuốc là bước tiếp theo trong quy trình đảm bảo thuốc và là khâu có vai trò cụ thể hoá bước lựa chọn thuốc. Mua thuốc là một phần rất quan trọng trong quản lý đảm bảo thuốc ở tất cả các cấp độ CSSK. Mua thuốc là một quá trình để đảm bảo chắc chắn đúng thuốc, đúng số lượng, sẵn có, cho đúng BN, với giá hợp lý và chất lượng đảm bảo. Mua thuốc không chỉ đơn thuần là hành động mua bán mà còn có sự tham gia của nhiều lĩnh vực như thương mại, thông tin kỹ thuật, quản lý nguy cơ, hệ thống pháp luật. Quy trình mua thuốc tốt trước hết cần xác định đúng mục tiêu, tạo được niềm tin, kiểm soát được nguồn đảm bảo, đánh giá đúng được năng lực của các nhà đảm bảo, lựa chọn chiến lược mua sắm thích hợp, đánh giá được lâm sàng cũng như hiệu quả đầu ra [26]. Quy trình mua thuốc không đảm bảo đúng qui định sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thuốc, gây thất thoát kinh phí. Mua thuốc là một trong những hoạt động dễ nảy sinh tham nhũng nhất trong hệ thống CSSK [26], [27]. Một quy trình mua sắm thuốc hiệu quả thể hiện [28]:
- 9 Tìm cách quản lý mối quan hệ người bán người mua một cách minh bạch và có đạo đức; Mua đúng loại thuốc với số lượng phù hợp; Có được giá mua thực tế thấp nhất; Đảm bảo rằng tất cả dược phẩm được thu mua đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã được công nhận; Sắp xếp giao hàng kịp thời để tránh thiếu hụt và dự trữ; Đảm bảo độ tin cậy của nhà cung cấp đối với dịch vụ và chất lượng; Đặt lịch mua hàng, công thức về số lượng đặt hàng và mức dự trữ an toàn để đạt được tổng chi phí mua hàng thấp nhất ở mỗi cấp độ của hệ thống; Đạt được các mục tiêu này theo cách hiệu quả nhất có thể. Ngày nay, việc mua sắm thuốc phải thông qua các hình thức đấu thầu theo Luật đấu thầu. Áp dụng đấu thầu là một công cụ quan trọng để mua thuốc, được thực hiện ở hầu hết các nước thành viên Liên minh châu Âu; thông qua đấu thầu lựa chọn được thuốc giá thấp hơn và tăng tính minh bạch khi sử dụng quỹ công [29], [30]. Theo Luật đấu thầu số 43/2013: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; Lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế [31]. Từ năm 2015 – 2018, đấu thầu mua thuốc tai cac CSYT đ ̣ ́ ược
- 10 thực hiện theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 [31], Nghị định số 63/2014/NĐCP [32] và các thông tư, công văn hướng dẫn theo từng năm, cụ thể: Năm 2015, các CSYT tự tổ chức đấu thầu mua sắm thuốc bằng các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp và tự thực hiện. Trong thời gian này, việc lập hồ sơ mời thầu theo hướng dẫn của các Thông tư số 01/2012/TTLTBYTBTC, số 36/2013/TTBYTBTC, số 37/2013/TT BYT và số 31/2014/TTBYT [33], [34], [35], [36]. Năm 2016, thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 09/2016/TTBYT ban hành Thông tư ban hành DMT đấu thầu, DMT đấu thầu tập trung, DMT được áp dụng hình thức đàm phán giá. Công tác đấu thầu được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 11/2016/TT BYT [37], [38]. Như vậy, từ năm 2016 các CSYT phải thực hiện kết quả đấu thầu mua sắm tập trung (cấp Quốc gia gồm: 5 khoản thuốc do Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia thực hiện và 59 khoản thuốc do các chương trình, dự án tự thực hiện; Cấp địa phương gồm: 106 khoản thuốc). Ngoài DMT đấu thầu tập trung, các CSYT được lựa chọn các thuốc có trong DMT đấu thầu chung gồm: 1.091 thuốc tân dược, 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu, 229 thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và 349 vị thuốc y học cổ truyền [37]. Năm 2017, ngoài qui định mua thuốc thông qua đấu thầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam
- 11 có Công văn số 2369/BHXHDVT ngày 14/6/2017, Về việc hướng xây dựng, tổng hợp nhu cầu mua thuốc tập trung quốc gia đối với thuốc sử dụng trong lĩnh vực BHYT với DMT kèm theo là 5 hoạt chất thuốc chia thành 25 khoản thuốc (mỗi hoạt chất được chia theo nhiều nhóm kỹ thuật) [39]. Năm 2018, Bộ Y tế ra Công văn số 3015/BYTQLD Về việc DMT đấu thầu tập trung cấp quốc gia năm 2018 do BHXH Việt Nam thực hiện, DMT đi kèm là 9 hoạt chất thuốc chia thành 20 khoản thuốc (mỗi hoạt chất được chia ở các nồng độ, hàm lượng khác nhau) và cũng trong năm 2018 BHXH Việt Nam ra Công văn số 2451/BHXH DVT, Về việc hướng dẫn xây dựng, tổng hợp nhu cầu mua thuốc tập trung quốc gia đối với thuốc sử dụng trong lĩnh vực BHYT với 20 hoạt chất/thuốc đi kèm [40], [41]. Như vậy, từ năm 2015 – 2018 đã có nhiều thông tư, công văn hướng dẫn các CSYT đấu thầu và mua thuốc theo kết quả đấu thầu và tính đến năm 2018, mỗi CSYT đồng thời thực hiện 4 đầu mối đấu thầu: Quốc gia, Sở Y tế địa phương, BHXH và do CSYT tự tổ chức. Theo Điều 44 Luật đấu thầu số 43/2013: “Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế” [31]. Mặc dù Luật đấu thầu số 43/2013 đã chỉ ra được những ưu điểm của công tác mua sắm tập trung so với các hình thức mua sắm khác, song vẫn còn một số bất cập: + DMT đấu thầu tập trung chiếm tỷ lệ thấp so với DMT đấu thầu
- 12 chung nên SKM còn lại khá lớn, các CSYT vẫn phải tổ chức đấu thầu. Bên cạnh đó, DMT đấu thầu tập trung có hoạt chất và nồng độ, hàm lượng cụ thể nên các CSYT có thể lập các thuốc có cùng hoạt chất nhưng ở nồng độ, hàm lượng khác để tự đấu thầu mua sắm. + Đầu mối tổ chức đấu thầu không giảm, đồng nghĩa chi phí và thời gian cho tổ chức thầu cũng không giảm và các CSYT vẫn phải sử dụng lực lượng chuyên môn để kiêm nhiệm công tác đấu thầu. + Đấu thầu tập trung có số lượng rất lớn ở mỗi khoản thầu nên năng lực cung ứng của đơn vị trúng thầu không bảo đảm được khiến nguy cơ đứt hàng. + Đấu thầu tập trung có giá trị gói thầu quá lớn nên hạn chế khả năng tham gia của các công ty nhỏ và vừa (chủ yếu là các công ty trong nước). + Có thể các đơn vị trúng thầu không cung cấp thuốc cho các CSYT vùng sâu, vùng xa do lợi nhuận không bù đắp được chi phí vận chuyển thuốc. 1.1.1.3. Tôn tr ̀ ư và c ̃ ấp phát thuốc Tồn trữ và cấp phát thuốc là hai bước khác nhau nhưng nằm trong cùng một khâu của quy trình đảm bảo thuốc. Tồn trữ thuốc là một khâu hết sức quan trọng nhằm đảm bảo lượng thuốc đầy đủ cho quá trình cấp phát liên tục của nhu cầu khám chữa bệnh tại các CSYT. Bên cạnh đó, cấp phát cũng là cơ sở để các nhà quản lý xây dựng số lượng, chủng loại thuốc tồn trữ một cách hợp lý, tránh hiện tượng quá nhiều gây ảnh hưởng đến nguồn kinh phí mua sắm cho các thuốc khác và có thể gây lãng phí do dư thừa, đồng thời tồn trữ quá ít gây cho cấp phát thuốc bị gián đoạn qua giai đoạn chuyển tiếp giữa hai lần gọi hàng.
- 13 Tồn trữ không chỉ là việc cất giữ hàng hóa trong kho mà nó còn là cả 1 quá trình xuất, nhập kho hợp lý, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hóa từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm hoàn chỉnh trong kho. Công tác tồn trữ là một trong những mắt xích quan trọng của việc đảm bảo cung cấp thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đủ nhất và chất lượng tốt nhất, giảm tối đa tỷ lệ hư hao trong quá trình sản xuất và phân phối thuốc [42]. Quản lý tồn kho là một quá trình phức tạp nhưng quan trọng trong ̉ ̉ ́ ếu không có các biện pháp quản lý tôn kho thu quy trình bao đam thuôc. N ̀ ốc đầy đủ, các CSYT có nguy cơ không cung cấp cho BN loại thuốc thích hợp nhất. Giải quyết vấn đề quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả có thể cho phép các CSYT cải thiện được hiêu suât tai chinh, tuân th ̣ ́ ̀ ́ ủ các yêu cầu quy định, giảm thiểu rủi ro liên quan để đảm bảo an toàn cho BN và đảm bảo có sẵn thuốc mà không cần dự trữ thường xuyên [2]. Theo nhận định của MSH (Management sciences for health): Chìa khoá của hoạt động quản lý tồn kho là đảm bảo chất lượng phục vụ và tồn kho an toàn. Thông thường hai đại lượng này tỷ lệ thuận với nhau, nếu tồn kho lớn có nghĩa là thuốc luôn sẵn sàng trong kho và chất lượng phục vụ sẽ tăng do đáp ứng đầy đủ thuốc mọi lúc, mọi nơi, tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng chi phí quản lý kho, tăng giá trị tồn kho, gây ứ đọng thuốc... Vì vậy, việc xác định giá trị tồn kho an toàn rất có ý nghĩa nhằm đảm bảo sự sẵn có của thuốc với lượng tồn kho hợp lý [28]. ̀ ̀ ược tinh băng công th Tôn kho an toan đ ́ ̀ ức [28]: Tôn kho an toàn = C ̀ A × LT Trong đo: ́ CA: Mức tiêu thụ trung bình hàng tháng, được điều chỉnh cho dự trữ.
- 14 LT: Thời gian chờ trung bình (đối với nhà cung cấp dự kiến hoặc trường hợp xấu nhất), theo tháng. Thơi gian ch ̀ ờ trung binh không co quy đinh cu thê (tuy theo xac đinh ̀ ́ ̣ ̣ ̉ ̀ ́ ̣ ̉ ưng đ cua t ̀ ơn vi) tuy nhiên, khoang th ̣ ̉ ơi gian nay tôi thiêu phai băng th ̀ ̀ ́ ̉ ̉ ̀ ơì ̉ ̉ ̣ ̀ ực vê tai chinh va th gian đê chuân bi nguôn l ̀ ̀ ́ ̀ ơi gian ch ̀ ờ đê co khoang trông ̉ ́ ̉ ́ ́ ứng cho nhu câu bao quan thuôc. kho đap ̀ ̉ ̉ ́ ́ ơi gian ch Nêu th ̀ ơ trung binh kho xac đinh thi tôn kho an toan nên tăng ̀ ̀ ́ ́ ̣ ̀ ̀ ̀ ̀ ơi gian ch lên va th ̀ ờ trung binh dao đông nhiêu co thê s ̀ ̣ ̀ ́ ̉ ử dung công th ̣ ức sau ̉ ́ ̣ đê xac đinh thơi gian ch ̀ ơ:̀ DDE = DDp + (OD x OD%) ̀ ̀ ự kiên. DDE: Ngay giao hang d ́ ̀ ̀ ̃ ứa. DDp: Ngay giao hang đa h OD: Thơi gian qua han trung binh tinh theo ngay. ̀ ́ ̣ ̀ ́ ̀ OD: Phân trăm đ ̀ ơn đăt hang qua han. ̣ ̀ ́ ̣ 1.1.1.4. Sử dung thu ̣ ốc Sử dụng là bước cuối cùng của quy trình bao đam thuôc, nó th ̉ ̉ ́ ể hiện kết quả của một quá trình hoạt động quản lý bao đam thu ̉ ̉ ốc là tốt hay kém bởi vì mục đích cuối cùng của hệ thống quản lý bao đam là s ̉ ̉ ử dụng đúng thuốc cho đúng BN. Các bước lựa chọn, mua sắm, cấp phát thích hợp là tiền đề để sử dụng thuốc hợp lý [28]. WHO đa va đang không ng ̃ ̀ ưng nô l ̀ ̃ ực thuc đây viêc s ́ ̉ ̣ ử dung thuôc ̣ ́ hợp ly v ́ ơi muc tiêu cuôi cung la bao đam BN đ ́ ̣ ́ ̀ ̀ ̉ ̉ ược sử dung thuôc đung v ̣ ́ ́ ới nhu câu lâm sang, v ̀ ̀ ơi liêu l ́ ̀ ượng va khoang th ̀ ̉ ơi gian thich h ̀ ́ ợp, chi phi thâp ́ ́ ́ ́ ̉ ̉ ́ ược kê đơn, câp phat hoăc nhât co thê. Tuy nhiên, co khoang 50% cac thuôc đ ́ ́ ́ ́ ̣ ̀ ợp va khoang 50% BN trên toan thê gi ban không phu h ́ ̀ ̉ ̀ ́ ới sử dung thuôc ̣ ́ không đung theo h ́ ương dân (không tuân thu điêu tri), co khoang môt phân ba ́ ̃ ̉ ̀ ̣ ́ ̉ ̣ ̀
- 15 ́ ́ ơi không đ dân sô thê gi ́ ược tiêp cân v ́ ̣ ới thuôc thiêt yêu [2]. ́ ́ ́ Một nghiên cứu khác của WHO chỉ ra, nhiều quốc gia đã dành 30 40% ngân sách ngành y tế để mua thuốc và phần lớn số tiền đó bị lãng phí do sử dụng không hợp lý và thiếu hiệu quả trong mua thuốc và đặc biệt là vấn đề lạm dụng kháng sinh [43]. Thực tế cho thấy, ở nước ta vấn đề kiểm soát sử dụng thuốc ngoại trú còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Bộ Y tế đã đưa ra các nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản tại nhà thuốc, nhưng tình trạng các cơ sở bán thuốc không cần kê đơn vẫn phổ biến, ngay cả các thuốc kháng sinh [44], [45], [46]. Co nhiêu cach hi ́ ̀ ́ ểu khac nhau vê s ́ ̀ ử dung thuôc tùy theo b ̣ ́ ối cảnh cụ thể, nghiên cứu xin đưa ra 2 quan điểm về sử dụng như sau: Sử dụng thuốc trong quy trình đảm bảo thuốc nhằm trả lời câu hỏi: Thuốc được sử dụng đủ/thiếu? Chất lượng/chủng loại/phân nhóm kỹ thuật của thuốc như thế nào? Giá cao/thấp (có đủ khả năng chi trả của BN hay của cơ quan quản lý BHYT không)? Sử dụng thuốc xet trên bôi canh vê măt lâm sang thi s ́ ́ ̉ ̀ ̣ ̀ ̀ ử dung h ̣ ợp lý gôm cac tiêu chi sau: ̀ ́ ́ ̉ ̣ ̀ ợp: Nghia la viêc kê đ + Chi đinh phu h ̃ ̀ ̣ ơn thuôc phu h ́ ̀ ợp vơi đăc điêm ́ ̣ ̉ lâm sang BN. ̀ + Lựa chon thuôc d ̣ ́ ựa trên viêc cân nhăc gi ̣ ́ ưa yêu tô nguy c ̃ ́ ́ ơ/lợi ich ́ ̀ ̀ ợp vê măt chi phi đôi v va phu h ̀ ̣ ́ ́ ới từng đôi t ́ ượng BN. ̀ ượng, cach dung, th + Liêu l ́ ̀ ời gian dung phu h ̀ ̀ ợp. ̣ ̉ ̣ + Không vi pham chông chi đinh. ́ ̉ ̀ ̣ + BN dê tuân thu điêu tri. ̃
- 16 ̉ ̣ ược tiêu chi trên ng Đê đat đ ́ ươi kê đ ̀ ơn phai tuân thu cac quy trinh kê ̉ ̉ ́ ̀ đơn, hương dân điêu tri va trên c ́ ̃ ̀ ̣ ̀ ơ sở đăc điêm lâm sang, cân lâm sang cua ̣ ̉ ̀ ̣ ̀ ̉ ̉ ́ ̣ ̀ ̣ ừ đo l BN đê xac đinh vân đê cân điêu tri t ́ ̀ ̀ ́ ựa chon ph ̣ ương phap điêu tri tôi ́ ̀ ̣ ́ ưu nhât cho ng ́ ười bênh [28]. ̣ * Khái niệm va phân loai vê vân đê liên quan đên s ̀ ̣ ̀ ́ ̀ ́ ử dung thuôc: ̣ ́ 1 Vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc (Drug Related Problems ̀ ững tình huống liên quan đến điều trị bằng thuốc có thể gây DRPs): La nh hại hoặc tiềm ẩn mối nguy hại cho sức khỏe BN [47]. Như vậy, DRPs là một khái niệm rộng, bao gồm trong đó cả sai sót liên quan đến thuốc (Medication Error ME), biến cố bất lợi của thuốc (Adverse Drug Event – ADE, hay Adverse Event – AE) và phản ứng có hại của thuốc (adverse drug reactions ADR). 2 Sai sót liên quan đến thuốc (ME): Là bất kì biến cố có thể phòng tránh nào có khả năng gây ra hoặc dẫn đến việc sử dụng thuốc không hợp lý, hoặc gây hại cho BN trong khi thuốc được kiểm soát bởi nhân viên y tế, BN, hoặc người tiêu dùng. Các biến cố như vậy có thể liên quan tới thực hành chuyên môn, các sản phẩm CSSK, quy trình và hệ thống bao gồm: Kê đơn và quá trình chuyển giao đơn thuốc; Ghi nhãn, đóng gói và danh pháp; Pha chế, cấp phát và phân phối; Quản lý, giám sát và sử dụng thuốc trên BN [48]. 3 Biến cố bất lợi của thuốc (ADE): Là những tổn thương xảy ra trên BN mà nguyên nhân có thể do sử dụng thuốc gây ra hoặc thiếu thuốc cần thiết cho BN sử dụng [49]. 4 Phản ứng có hại của thuốc (ADR): Là những phản ứng độc hại, không định trước xuất hiện khi dùng thuốc ở liều thường dùng cho người
- 17 để dự phòng, chẩn đoán, điều trị hoặc thay đổi chức năng sinh lý của cơ thể [50]. DRPs có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sử dụng thuốc, từ kê đơn thuốc của bác sĩ, cấp phát thuốc của dược sĩ đến thực hiện thuốc của điều dưỡng và sử dụng thuốc, tuân thủ điều trị của BN. Trong mỗi giai đoạn, DRPs lại được chia thành nhiều loại khác nhau [51]. ̣ ́ ̉ ược thê hiên theo Phân loai DRPs co thê đ ̉ ̣ hinh 1.2 ̀ dưới đây: DRPs Bênh nhân ̣ Bac si/d ́ ̃ ược sĩ Điêu d ̀ ương, ̃ (DRPs tuân thủ dược sĩ (DRPs kê đơn) ̀ ̣ điêu tri) (DRPs câp phat, ́ ́ sử dung) ̣ DRPs thực sự DRPs tiềm ân̉ ̉ DRPs có thê phòng ̉ DRPs không thê pho ̀ng tránh được tránh được Hinh 1.2. ̀ ̣ ấn đề liên quan sử dụng thuốc Phân loai v
- 18 Nguồn: Theo Mil V. (2005) [52]. DRPs liên quan đến BN hay còn gọi là DRPs tuân thủ điều trị: Tuân thủ điều trị (compliance) được định nghia là “ph ̃ ạm vi mà người bệnh tuân theo lời khuyên của các chuyên gia y tế và chấp nhận sự điều trị” [53]. Bao gôm nh ̀ ững vấn đề trong tuân thủ dùng thuốc và kiến thức hiểu biết của BN như: dùng thuốc không đầy đủ, dùng thuốc quá dài ngày, dùng thuốc thất thường, lạm dung thu ̣ ốc, sai đường dùng của dạng bào chế, BN thiếu kiến thức về bệnh và thiếu kiến thức về thuốc điều trị [54]. DRPs xảy ra trong quá trình kê đơn của bác sĩ (hay còn gọi là DRPs trong kê đơn, truyền đạt đơn thuốc): Được tính từ khi bác sĩ kê đơn thuốc đến khi đơn thuốc được chuyển tới khoa Dược, bao gồm DRPs về thiếu thông tin trong đơn thuốc, lựa chọn thuốc, liều dùng, cách dùng thuốc, tương tác tương kỵ thuốc và thiếu điều trị [51], [55]. DRPs trong cấp phát thuốc (thực hiện y lệnh): Tính từ khi đơn thuốc tới khoa Dược đến khi thuốc được phát đến tay BN hoặc phát cho BN ngoại trú, bao gồm DRP do sai thuốc (sai loại thuốc, sai hàm lượng, sai dạng bào chế), sai nhãn, thiếu hoặc thừa thuốc, thuốc quá hạn sử dụng [56]. Ngoài các DRPs xảy ra trong các quá trình trên còn có thể xảy ra trong các khâu như: + DRPs trong chuẩn bị và thực hiện thuốc: Bao gồm giai đoạn dược sĩ pha chế một số loại thuốc đặc biệt tại khoa Dược (thuốc độc tế bào, dịch nuôi dưỡng đường tĩnh mạch) và điều dưỡng chuẩn bị thuốc (hoàn nguyên, pha loãng thuốc, nghiền thuốc…), thực hiện thuốc cho BN, bao gồm DRPs về loại thuốc, dung môi pha thuốc, đường dùng, thời điểm
- 19 dùng, nồng độ, tốc độ tiêm truyền, tương kỵ thuốc, kỹ thuật dùng thuốc, bỏ thuốc [57]. + DRPs trong giai đoạn BN dùng thuốc ngoại trú sau ra viện: DRPs về tuân thủ thuốc của BN. DRPs thực sự và DRPs tiềm ẩn: DRPs thực sự là những DRPs đã gây ra hậu quả trực tiếp trên BN như: Biến cố bất lợi của thuốc (ADE) hoặc phản ứng có hại của thuốc (ADR) có thể coi như là một DRPs thực sự DRPs tiềm ẩn là những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc đã xảy ra nhưng chưa gây ra hậu quả đối với bệnh nhân. DRPs có thể phòng tránh được và DRPs không thể phòng tránh được: Các sai sót liên quan đến sử dụng thuốc (ME) là các DRPs có thể phòng tránh được. Các phản ứng có hại của thuốc (ADRs) là các DRPs không thể phòng tránh được. * Các yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra DRPs Nhóm tác giả người Thụy Sỹ gồm Lucca J. M. và cộng sự đã tổng quan các yếu tố nguy cơ xuất hiện DRPs dựa trên tổng hợp các nghiên cứu trong y văn đồng thời kết hợp ý kiến thảo luận và đánh giá của một hội đồng các chuyên gia trong lĩnh vực y tế từ bác sĩ, dược sĩ lâm sàng, dược sĩ nhà thuốc cộng đồng, điều dưỡng, những người có hoạt động lâm sàng thực tế trong suốt quy trình sử dụng thuốc của BN [58]. Nhóm tác giả đã đưa ra 26 yếu tố gồm 10 yếu tố quan trọng và 16 yếu tố tương đối quan trọng, trong đó 10 yếu tố quan trọng: Nhóm các yếu tố thuộc về bệnh hoặc BN: (1) BN giảm trí nhớ, chỉ số thông minh thấp, lo lắng bồn chồn; (2) Thông tin về BN không được
- 20 cung cấp đầy đủ, hoặc BN không hiểu mục đích của điều trị; (3) BN có nhiều bệnh lý mắc kèm; (4) BN không tuân thủ điều trị. Nhóm các yếu tố thuộc về thuốc: (5) Sử dụng nhiều thuốc (>5 thuốc); (6) Sử dụng thuốc chống động kinh; (7) Sử dụng thuốc chống đông; (8) Sử dụng kết hợp thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống đông đường uống; (9) Sử dụng insulin; (10) Thuốc có khoảng điều trị hẹp. 1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác đảm bảo thuốc 1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện Cơ cấu tổ chức của bệnh viện phụ thuộc vào xếp hạng của bệnh viện được Bộ Y tế công nhận. Bệnh viện đa khoa hạng I là cơ sở KCB trực thuộc Bộ Y tế hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và các ngành, có trách nhiệm KCB cho nhân dân trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc được giao nhiệm vụ với khả năng thực hiện được nhiều kỹ thuật cao hoặc chuyên ngành sâu. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp [59]. Bệnh viện hạng II và III là cơ sở KCB trực thuộc sở Y tế hoặc các bộ, ngành, có trách nhiệm KCB cho nhân dân trong một khu vực cấp quận, huyện hoặc tương đương với mô hình bệnh tật của khu vực đó. Tùy thuộc vào phân hạng của bệnh viện, các CSYT có giường bệnh xây dựng định mức biên chế, bố trí cơ sở KCB và xây dựng danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế phù hợp với khả năng thực hiện của bệnh viện, trong đó có việc xây dựng DMT bệnh viện [59]. Cơ cấu bộ phận, chuyên môn theo hướng dẫn của Thông tư số 08/2007/TTLTBYTBNV [60]. Các CSYT được phân làm 3 tuyến:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 205 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 42 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 111 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 26 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 43 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 37 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 14 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
28 p | 19 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
27 p | 14 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8
217 p | 6 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật Cox-Maze IV bằng sóng tần số radio trên bệnh nhân phẫu thuật van tim qua đường tiếp cận ít xâm lấn
163 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8
28 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn