Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
lượt xem 12
download
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người chuyên canh chè tiếp xúc với HCBVTV; xác định mô hình bệnh tật và mô tả một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ của người chuyên canh chè tiếp xúc với HCBVTV; xây dựng và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp bảo vệ sức khoẻ người chuyên canh chè phù hợp với điều kiện thực tế của Thái Nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN --------------***--------------- NGUYỄN TUẤN KHANH ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHOẺ NGƯỜI CHUYÊN CANH CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP Chuyên ngành: Vệ sinh học xã hội và Tổ chức Y tế Mã số: 62 72 73 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2010
- Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đỗ Văn Hàm 2. GS.TSKH. Nguyễn Văn Dịp Phản biện 1: ……………………………………………. Phản biện 2: ……………………………………………. Phản biện 3: ……………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Trường đại học Y Dược Thái Nguyên Vào hồi ….. giờ … ngày …tháng …năm 2010. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên - Thư viện trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việc sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là một thực tế khách quan và là một yêu cầu không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Trên thế giới do ảnh hưởng của HCBVTV ước có khoảng 39 triệu người có thể bị ngộ độc cấp tính hàng năm trong đó khoảng 3 triệu người bị nhiễm độc cấp tính nặng và 220 nghìn người tử vong mỗi năm. Thực trạng nhiễm độc HCBVTV tại Việt Nam vẫn nghiêm trọng. Theo Hà Minh Trung và cộng sự cả nước hiện có 11,5 triệu hộ nông nghiệp, với tỷ lệ nhiễm độc HCBVTV mạn tính là 18,26 % thì số người bị nhiễm độc mạn tính trong cả nước lên tới 2,1 triệu người. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng lạm dụng và sử dụng bừa bãi HCBVTV, 98,0 % lạm dụng hoặc pha đặc hơn so với hướng dẫn trên bao bì 2-3 lần, có 84,17 % đến 93,23 % không sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi phun. Sử dụng HCBVTV trong canh tác chè đứng hàng đầu cả về số lượng và số lần phun. Thái Nguyên có diện tích chè lớn với gần 16.000 ha, nhiều khu vực canh tác chè thuộc vùng sâu, vùng khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội còn chưa phát triển, trình độ học vấn còn thấp. Kiến thức, thực hành về việc sử dụng HCBVTV còn hạn chế, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Để góp phần vào việc chăm sóc sức khoẻ cho người nông dân chuyên canh chè và xây dựng mô hình can thiệp phù hợp điều kiện thực tế nơi đây chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người chuyên canh chè tiếp xúc với HCBVTV. 2. Xác định mô hình bệnh tật và mô tả một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ của người chuyên canh chè tiếp xúc với HCBVTV. 3. Xây dựng và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp bảo vệ sức khoẻ người chuyên canh chè phù hợp với điều kiện thực tế của Thái Nguyên.
- 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU HCBVTV được sử dụng phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới, giá trị doanh thu của HCBVTV đã vượt quá 30 tỷ USD từ năm 2005. 1.1. Thực trạng sử dụng HCBVTV và kiến thức, thái độ, thực hành của người nông dân thường xuyên tiếp xúc với HCBVTV 1.1.1. Thực trạng sử dụng HCBVTV HCBVTV đã có từ xa xưa đến cuối thế kỷ 19 các HCBVTV được sử dụng rộng rãi, nhưng biện pháp hoá học lúc này vẫn chưa có vai trò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960 HCBVTV hữu cơ ra đời, biện pháp hoá học bị khai thác ở mức tối đa, những hậu quả xấu của HCBVTV gây ra cho con người và môi trường được phát hiện. Giai đoạn 1960 - 1980 do lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Từ những năm 1980 đến nay vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn. Tại Việt Nam HCBVTV được sử dụng từ năm 1957, giai đoạn từ 1957-1990 thời kỳ bao cấp, việc nhập khẩu quản lý và phân phối HCBVTV hoàn toàn do nhà nước thực hiện. Lượng HCBVTV dùng không nhiều, khoảng 15.000 tấn thành phẩm/năm. Đa phần là các thuốc có độ tồn lưu lâu trong môi trường hay có độ độc cao. Giai đoạn từ 1990 đến nay nền kinh tế thị trường, nguồn hàng phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời. Lượng HCBVTV sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam ngày càng tăng. 1.1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của người tiếp xúc HCBVTV Các nghiên cứu chỉ ra tình hình sử dụng, bảo quản HCBVTV không an toàn, việc tuân thủ các biện pháp bảo hộ lao động kém. Phần lớn nông dân thiếu trình độ hiểu biết, thiếu kiến thức, thái độ coi thường chất độc và thực hành kém.
- 3 1.2. Ảnh hưởng của HCBVTV và một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khoẻ của người nông dân Nguy cơ ô nhiễm môi trường: Kết quả nghiên cứu HCBVTV ở một số địa phương cho thấy: dư lượng HCBVTV trong đất, nước và thực phẩm đang ở mức báo động và có nguy cơ gia tăng. Ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khỏe con người bao gồm nhiễm độc cấp và mạn tính. 1.3. Một số mô hình can thiệp bảo vệ sức khỏe người tiếp xúc với HCBVTV đã triển khai tại Việt Nam. Ở nước ta, các đề tài can thiệp còn rất ít đặc biệt là ở các khu vực miền núi, trung du như ở Thái Nguyên. Một số nghiên cứu can thiệp đã triển khai ở một số vùng tại Việt Nam: Đề tài 11-08 của bộ NN & PTNN phối hợp Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng đã được tiến hành từ năm 1996 đến năm 2000. Năm 2002 Bùi Thanh Tâm và CS đã nghiên cứu mô hình cộng đồng sử dụng an toàn HCBVTV tại một huyện đồng bằng và một huyện miền núi phía Bắc. Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp trường Đại học Y khoa - Đại học Thái Nguyên đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu về sức khỏe người lao động nông nghiệp song vẫn chỉ ở mức thăm dò, thử nghiệm. Cho đến nay chưa có một đề tài nghiên cứu can thiệp nào giúp bảo vệ sức khoẻ người chuyên canh chè khi tiếp xúc với HCBVTV. Do đó tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học nhằm mục đích chăm sóc sức khoẻ cho người nông dân chuyên canh chè nơi đây là rất cần thiết. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu KAP, khám đánh giá thực trạng cơ cấu bệnh thường gặp và can thiệp là những người trực tiếp đi phun HCBVTV trong những hộ gia đình chuyên canh chè, có thời gian tiếp
- 4 xúc HCBVTV từ 5 năm và có diện tích chè từ 1800 m2 (5 sào) trở lên. - Đối tượng điều tra phỏng vấn sâu là các chủ cửa hàng buôn bán HCBVTV tại xã Tân Linh, lãnh đạo UBND, Chủ tịch hội Nông dân xã, Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ xã và một số người dân. - Đối tượng nghiên cứu độc chất là chè thành phẩm. 2.2. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả được tiến hành tại xã Phúc Xuân - thành phố Thái Nguyên và 2 xã Phục Linh, Tân Linh - Đại Từ - Thái Nguyên. Nghiên cứu can thiệp được tiến hành tại Tân Linh, xã đối chứng là xã Phục Linh. 2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2007 đến tháng 6/2010. 2.4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dịch tễ học mô tả theo thiết kế cắt ngang kết hợp định tính và định lượng, có phân tích. Can thiệp cộng đồng có đối chứng. 2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.5.1. Chọn mẫu nghiên cứu mô tả - Mẫu mô tả kiến thức, thái độ, thực hành (KAP). Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo tỷ lệ: n = z2(1- α/2) p(1-p)/d2. Thay số tính được n= 385 người. Đối tượng khám đánh giá thực trạng cơ cấu bệnh thường gặp là toàn thể 877 lao động thường xuyên tiếp xúc HCBVTV trong 385 hộ được chọn. 2.5.2. Chọn mẫu nghiên cứu can thiệp - Tính cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp theo công thức: p1 q1 + p2 q2 n = (Z 1- α/2 + Z 1 -β)2 (p1 - p2 )2 Thay số tính được n= 90,16 làm tròn số 91 người. Lấy dư 20 % như vậy cỡ mẫu mỗi xã là 119 người. 2.6. Kỹ thuật thiết kế nghiên cứu
- 5 2.6.1. Nghiên cứu mô tả: Thiết kế nghiên cứu dịch tễ học mô tả theo thiết kế cắt ngang kết hợp định tính và định lượng. 2.6.2. Nghiên cứu can thiệp: Can thiệp cộng đồng có đối chứng. Các hoạt động can thiệp Truyền thông: kết hợp cả truyền thông trực tiếp và gián tiếp nhằm làm thay đổi hành vi. Truyền thông trực tiếp: qua các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ cầm tay chỉ việc, hướng dẫn thực hành tại chỗ. Đặc biệt là qua sinh hoạt câu lạc bộ "Nông - Tiểu - Cán". Truyền thông gián tiếp: trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp nhiều loại hình truyền thông, phương tiện truyền thông. Khám phát hiện bệnh, tổ chức khám, cấp thuốc điều trị một số bệnh thông thường. Tư vấn về sức khoẻ cho người sử dụng HCBVTV. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu 385 đối tượng chúng tôi thu được các kết quả sau: 3.1. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người chuyên canh chè (n=385) Bảng 3.2. Thời gian sử dụng HCBVTV theo giới 5-10 năm > 10 năm Tổng Giới tính SL % SL % SL % Nam 47 12,2 134 34,8 181 47,0 Nữ 63 16,4 141 36,6 204 53,0 Cộng 110 28,6 275 71,4 385 100 Bảng 3.2 cho thấy:
- 6 Thời gian sử dụng HCBVTV của đối tượng trên 10 năm 71,4 %. Nữ 53,0 % nhiều hơn nam 47,0 %, khác nhau chưa có ý nghĩa thống kê p> 0,05. Bảng 3.4. Kiến thức chọn thời tiết và hướng gió khi phun HCBVTV STT Nội dung Biết Không biết SL % SL % 1 Chọn trời mát 351 91,2 34 8,8 2 Đi giật lùi 311 80,8 74 19,2 3 Xuôi chiều gió 171 44,4 214 55,6 4 Biết đầy đủ 114 29,6 271 70,4 Bảng 3.4 cho thấy: Biết phun xuôi chiều gió tỷ lệ thấp 44,4 %, tỷ lệ biết đầy đủ rất thấp 29,6 %. Bảng 3.8. Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khoẻ khi phun TT Điều kiện đảm bảo sức khoẻ khi Biết Không phun SL % SL % 1 Không phun khi có bệnh, có thai và 333 86,5 52 13,5 cho con bú 2 Người già trẻ em không được đi phun 312 81,0 73 19,0 3 Khám sức khoẻ định kỳ 139 36,1 246 63,9 4 Không phun thời gian quá 2 giờ/ngày, 98 25,5 287 74,5 2 tuần/đợt 5 Biết đầy đủ 81 21,0 304 79,0 Kết quả bảng 3.8 cho thấy: Tỷ lệ người biết đầy đủ điều kiện đảm bảo sức khoẻ khi phun thấp 21,0 %. Vẫn còn19,0 % người già và trẻ em đi phun HCBVTV.
- 7 Bảng 3.12. Thực hành pha thuốc của người chuyên canh chè TT Thực hành pha thuốc Có Không SL % SL % 1 Đặc hơn 50 13,0 335 87,0 2 Ước lượng 8 2,1 377 97,9 3 Pha 1 loại 68 17,7 317 82,3 4 Pha trộn >2 loại 317 82,3 68 17,7 5 Pha đúng (đạt) 67 17,4 318 82,6 Bảng 3.12 cho thấy: Tỷ lệ pha trộn nhiều loại thuốc khi phun rất cao 82,3 %, tỷ lệ người thực hành pha thuốc đúng rất thấp 17,4 %. Bảng 3.13. Thực hành sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của người chuyên canh chè TT Sử dụng phương tiện Có Không BVCN SL % SL % 1 Khẩu trang 355 92,2 30 7,8 2 Găng tay 208 54,0 177 46,0 3 Quần áo BHLĐ 263 68,3 122 31,7 4 Mũ, nón 246 63,9 139 36,1 5 Kính mắt 46 11,9 339 88,1 6 Sử dụng đầy đủ 25 6,5 360 93,5 Bảng 3.13 cho thấy: - Tỷ lệ người đi phun sử dụng khẩu trang cao 92,2 %. - Tỷ lệ thấp nhất là sử dụng kính mắt 11,9 %,
- 8 - Tỷ lệ sử dụng đầy đủ các loại phương tiệnbảo vệ cá nhân cần thiết rất thấp 6,5 %. Được hướng dẫn Không được hướng dẫn Không được hướng dẫn, 16.6% Được hướng dẫn; 83,4% Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ người bán hướng dẫn người mua sử dụng và phòng ngộ độc HCBVTV Biểu đồ 4 cho thấy: Có đến 83,4 % số người mua HCBVTV đã được người bán hướng dẫn về cách sử dụng HCBVTV.
- 9 Bảng 3.16. Nguồn cung cấp thông tin STT Nguồn cung cấp thông tin Có Không SL % SL % 1 Cán bộ y tế 263 68,3 122 31,7 2 Cán bộ BVTV 37 9,6 348 90,4 3 Người bán thuốc 226 58,7 159 41,3 4 Đài 158 41,0 227 59,0 5 Báo 94 24,4 291 75,6 6 Ti vi 223 57,9 162 42,1 Bảng 3.16 cho thấy: Nguồn cung cấp thông tin chiếm tỷ lệ cao nhất là từ cán bộ y tế chiếm 68,3 %, sau đó đến người bán HCBVTV tỷ lệ 58,7 %. 3.2. Tình hình sức khỏe và một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ của người thường xuyên tiếp xúc hoá chất bảo vệ thực vật Các triệu chứng cơ năng ở những người tiếp xúc với HCBVTV trong tháng qua gặp nhiều là các triệu chứng ở hệ thần kinh, tiêu hoá. Triệu chứng có tỷ lệ người mắc cao: mệt mỏi (77,9 %), đau đầu (73,1%), hoa mắt chóng mặt (78,4 %) (bảng 3.17). Một số nhóm bệnh có tỷ lệ cao như các bệnh mũi họng (86,9 %), mắt (84,8 %), cơ xương 63,7 %, da liễu 40,1 %... (bảng 3.18) - Nguy cơ do: pha thuốc không an toàn, pha HCBVTV đặc hơn chỉ dẫn, pha nhiều loại thuốc lẫn trong cùng 1 bình khi phun HCBVTV đối với các bệnh mũi họng tăng gấp 2,66 lần so với pha đúng. - Nguy cơ phun ngược chiều gió đối với các bệnh mũi họng tăng gấp 2,55 lần so với phun xuôi chiều.
- 10 - Nguy cơ mắc các bệnh mắt do pha thuốc không an toàn tăng gấp 2,31 lần so với pha đúng. - Nguy cơ mắc các bệnh mắt do phun ngược chiều gió tăng gấp 2,20 lần so với phun xuôi gió. - Nguy cơ do không sử dụng kính khi phun HCBVTV đối với mắc các bệnh mắt tăng gấp 3,27 lần so với có sử dụng kính. 3.3. Các hoạt động của mô hình phòng chống nhiễm độc HCBVTV, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và hiệu quả của các biện pháp can thiệp 3.3.1. Các hoạt động can thiệp - Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án, đề xuất UBND xã thành lập câu lạc bộ "Nông - Tiểu - Cán" dựa trên mối liên kết chặt chẽ "Người nông dân (Nông)- Người bán thuốc (Tiểu thương) - Cán bộ y tế xã (Cán)", duy trì sinh hoạt câu lạc bộ 3 tháng/lần. - Tổ chức 3 lớp tập huấn cho các cán bộ nòng cốt thực hiện chương trình, tổ chức 14 buổi tập huấn tại các thôn (mỗi thôn 01 buổi) có 856 người tham gia. - Tổ chức 02 buổi hội thảo tại UBND xã có 397 người tham gia. Tổ chức 04 buổi thực địa hướng dẫn ngay tại đầu bờ. - Phát 1000 quyển sách: "Hoá chất dùng trong nông nghiệp và sức khoẻ cộng đồng". Phát tờ rơi tới tất cả 1469 hộ gia đình. Phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh của xã (259 buổi). - Tất cả 6 cán bộ y tế xã được đào tạo lại về xử trí ngộ độc HCBVTV. Ban chỉ đạo dự án kết hợp với UBND xã quản lý người cung cấp thuốc, chống bán thuốc rong. - Hàng tháng, ban chỉ đạo dự án họp với câu lạc bộ "Nông - Tiểu - Cán" để đánh giá kết quả rút kinh nghiệm các hoạt động trong tháng và xây dựng giải pháp tiếp theo.
- 11 Bảng 3.21. Tổng hợp hoạt động tập huấn, truyền thông TT Nội dung hoạt động Đối tượng Số Số lần người 1 Họp giao ban BCĐ Ban chỉ đạo 24 381 2 Tập huấn kỹ năng CTV, người bán HCBVTV, 3 96 truyền thông (lớp) cán bộ UBND, CB y tế xã. 3 Tập huấn chuyên Cán bộ trạm 3 17 môn cho y tế xã 4 Hội thảo (buổi) Cán bộ UBND xã và đối 2 297 tượng nghiên cứu 5 Tập huấn tại thôn Bà con nông dân 14 856 6 Thực địa tại đầu bờ Đối tượng nghiên cứu 4 472 7 Sinh hoạt câu lạc bộ Thành viên câu lạc bộ 8 208 Các hoạt động chăm sóc sức khỏe người tiếp xúc HCBVTV - Tổ chức khám định kỳ, tư vấn và chăm sóc sức khoẻ cho người sử dụng HCBVTV, phát hiện các vấn đề sức khoẻ ở người có tiếp xúc HCBVTV. - Duy trì phòng khám phát hiện các vấn đề sức khoẻ ở người tiếp xúc HCBVTV tại trạm y tế xã Tân Linh. - Xét nghiệm máu định lượng enzym cholinstenase. - Cấp thuốc điều trị miễn phí cho những người phát hiện bệnh, tư vấn và giới thiệu đi điều trị những trường hợp mắc bệnh nặng. - Tổ chức hội nghị tổng kết nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp dựa vào mối liên kết "Nông - Tiểu - Cán".
- 12 3.3.2. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp tại Tân Linh Bảng 3.22. Kiến thức của cán bộ y tế và người bán HCBVTV TCT SCT Chỉ tiêu SL % SL % 1. Cán bộ y tế (n=6) Được tập huấn 0 0,0 6 100 Biết xử lý ngộ độc HCBVTV 3 50,0 6 100 Biết tư vấn phòng chống ngộ độc 4 66,7 6 100 Biết hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản 2 33,3 6 100 2. Người bán HCBVTV (n=4) Được tập huấn 0 0,0 4 100 Biết tư vấn phòng chống ngộ độc 1 25,0 4 100 Biết hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản 3 75,0 4 100 Có đăng ký kinh doanh 2 50 4 100 Kết quả bảng 3.22 cho thấy: - Trước can thiệp cán bộ y tế và người bán thuốc chưa lần nào được tập huấn. - Sau khi triển khai dự án, 100 % người bán thuốc và cán bộ y tế nắm được kiến thức về sử dụng, bảo quản cũng như phòng chống ngộ độc HCBVTV. - Số cửa hàng bán HCBVTV có đăng ký kinh doanh tăng từ 50% lên 100 %.
- 13 Bảng 3.32. So sánh kết quả xét nghiệm về hoạt tính Enzym Cholinesterase (Bình thường 5300 -12900 U/L ) Tân Linh Phục Linh TCT SCT XN lần 1 XN lần 2 Chỉ số n=60 (1) n=51 (2) n=60 (1) n=51 (2) SL % SL % SL % SL %
- 14 Bảng 3.37. Hiệu quả thực sự đối với KAP của người chuyên canh chè tiếp xúc với HCBVTV sau 2 năm can thiệp tại Tân Linh Nhóm Các chỉ tiêu cụ thể CSHQ CSHQ HQCT CT % ĐC % % Biết xử trí ngộ độc 88,7 22,1 66,6 Kể được đầy đủ các loại PTBVCN 74,8 19,2 55,6 Biết điều kiện sức khoẻ khi phun 64,9 9,5 55,4 Kiến Hiểu vạch màu trên bao, vỏ 67,1 13,5 53,6 thức Hiểu cách pha thuốc 56,0 3,7 52,3 Hiểu cách bảo quản, cất giữ 64,5 16,7 47,8 Hiểu cách phun thuốc 72,0 25,1 46,9 Hiểu mục đích sử dụng HCBVTV 52,3 17,0 35,3 Biết các đường xâm nhập vào cơ thể 43,6 15,4 28,2 Hiểu tác hại của HCBVTV 36,9 14,5 22,4 Kể được triệu chứng ngộ độc 44,1 22,6 21,5 Thái Quan tâm đến hướng gió khi phun 10,9 3,5 7,4 độ Cần sử dụng PTBVCN 3,4 0,8 2,6 Lo lắng khi tiếp xúc HCBVTV 2,6 2,5 0,1 Pha thuốc đúng 72,1 10,6 61,5 Thực Phun thuốc đúng 46,7 2,6 44,1 hành Sử dụng đầy đủ PTBVCN 88,0 60,5 27,5 Không sử dụng thuốc cấm 23,1 10,1 13,0 Kết quả bảng 3.37 cho thấy: Sau 2 năm can thiệp, mô hình giáo dục phòng chống tác hại của HCBVTV đã đem lại kết quả rõ ràng, kiến thức và thực hành đã được nâng cao, HQCT kiến thức có chỉ số đạt 66,6 % và thực hành cũng được nâng lên HQCT đạt 61,5 %.
- 15 Bảng 3.38. Hiệu quả thực sự đối với sức khoẻ của người chuyên canh chè tiếp xúc với HCBVTV sau 2 năm can thiệp tại Tân Linh Nhóm Các chỉ tiêu CSHQ % CSHQ % HQCT % CT ĐC Tăng tiết nước bọt 63,4 8,4 55,0 Buồn nôn 55,3 4,4 50,9 Yếu cơ 53,3 8,4 44,9 Dễ kích thích 43,5 2,6 40,9 Triệu Khô họng 40,7 0,0 40,7 chứng Ngứa da 43,9 5,6 38,3 cơ năng Chảy nước mắt 39,7 1,8 37,9 Nhìn mờ 39 2,8 36,2 Run tay, chân 38,2 3,3 34,9 Hoa mắt, chóng mặt 34,9 0,1 34,8 Ho 35 1,5 33,5 Mất ngủ 32,9 1,2 31,7 Uể oải 31,8 1,0 30,8 Đau đầu 36 8,4 27,6 Mệt mỏi 29,5 3,5 26,0 Tiết niệu 60,3 5,1 55,2 Hô hấp 61,4 9,3 52,1 Bệnh Mắt 52,3 8,8 43,5 thực Cơ xương 39,9 4,0 35,9 thể Mũi họng 42,6 7,8 34,8 Da liễu 45,5 12,1 33,4 Tim mạch 35,8 13,8 22,0 Tâm thần kinh 30,6 14,9 15,7 Tiêu hóa 21,8 7,0 14,8 Nhận xét : Qua kết quả bảng 3.38 cho thấy sau 2 năm can thiệp tỷ lệ một số bệnh giảm rõ rệt, sức khoẻ của người sử dụng HCBVTV đã được cải thiện. HQCT cao nhất đạt 55 % (tăng tiết nước bọt), thấp nhất đạt 14,8 % (tiêu hoá).
- 16 Chương4. BÀN LUẬN 4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc HCBVTV của người canh tác chè 4.1.1. Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu Qua nghiên cứu 385 đối tượng chúng tôi nhận thấy: trình độ học vấn THCS chiếm 76,6 %, THPT 13,5 %, tiểu học chỉ chiếm 9,9 %. Không có đối tượng thất học và mù chữ. Do đó việc đào tạo, tập huấn, tư vấn các kiến thức về phòng chống ngộ độc HCBVTV dễ tiếp thu hơn. Về giới tính nam chiếm tỷ lệ thấp hơn nữ (nữ 53 % và 47,0 %). Một điều đáng quan tâm là tỷ lệ nữ có thời gian sử dụng HCBVTV trên 10 năm chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới. Trong kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy có những đối tượng 20 tuổi đã có 5 năm tiếp xúc với HCBVTV, như vậy 15 tuổi họ đã đi phun HCBVTV. Phỏng vấn sâu ông Trần Đình D…trạm trưởng trạm y tế cho biết: "Một số người già vẫn thường xuyên phải đi phun HCBVTV vì con cái đi làm xa, ở xóm 7 có ông Hoàng Quốc A…79 tuổi và bà Lê Thị H…74 tuổi vẫn khoác bình đi phun thuốc". Đây là vấn đề mà y tế công cộng phải quan tâm hơn nữa trong việc khám sức khỏe định kỳ và bảo vệ sức khỏe cho người dân nơi đây. 4.1.2. KAP sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc HCBVTV Kiến thức, thực hành về sử dụng, bảo quản HCBVTV thấp, hầu hết các chỉ số KAP chưa đạt 50 %. Thái độ của người nông dân canh tác chè sử dụng HCBVTV đại đa số có thái độ tích cực (chiếm trên 90%), đây cũng là lý do rất quan trọng giúp cho mô hình can thiệp thành công. Chính thái độ tốt của người dân trong việc phòng chống nhiễm độc HCBVTV đã giúp đề tài mang tính khả thi và mô hình được duy trì bền vững tại cộng đồng.
- 17 Nguồn cung cấp thông tin cho người dân về cách sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc chiếm tỷ lệ cao (68,3 %) từ cán bộ y tế, 58,7 % từ người bán HCBVTV. Đây là điểm lưu ý mà trong hoạt động truyền thông trực tiếp nhóm nghiên cứu đã chọn làm điểm đột phá, tác động vào đúng đối tượng. Có đến 83,4 % người mua đã được người bán hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên thông tin họ nhận được nghèo nàn mới chỉ chọn loại thuốc thích hợp cho từng loại cây, loại sâu bệnh. Qua phỏng vấn sâu các chủ cửa hàng thì kiến thức của họ còn hạn chế, nguồn thông tin mà họ cung cấp cho khách hàng nghèo nàn. Thông thường họ chỉ hướng dẫn loại HCBVTV phù hợp với loại sâu bệnh nào. Còn kiến thức về sử dụng HCBVTV an toàn họ nắm không chắc, đặc biệt kiến thức phòng chống ngộ độc HCBVTV rất kém. Thiếu tài liệu truyền thông. Chị Nguyễn Thị Th…39 tuổi xóm 6 Tân Linh chủ cửa hàng kinh doanh HCBVTV cho biết: "Hầu hết người dân đến đây mua thuốc đều được chúng em hướng dẫn cách sử dụng, nhưng người mua thông thường chỉ hỏi chè nhà em bị bệnh này bệnh kia thì mua thuốc gì, ít ai hỏi đến cách đề phòng ngộ độc. Mà có hỏi thì chúng em cũng không hiểu mấy mà giải thích". 4.2. Tình hình sức khỏe của người chuyên canh chè Các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt cao nhất là 78,4 %, mệt mỏi là 77,9 %, nhức đầu là 73,1 % (bảng 3.17). Điều đáng chú ý là các biểu hiện về bệnh lý thực thể ở một số cơ quan cao. Bệnh về mắt (84,8 %), mũi họng (86,9 %), cơ xương khớp (63,7 %) tâm thần kinh (51,1 %)… (bảng 3.18). 4.3. Xác định vấn đề can thiệp và xây dựng mô hình phòng chống nhiễm độc HCBVTV và hiệu quả của các biện pháp can thiệp 4.3.1. Xác định vấn đề can thiệp và xây dựng mô hình Từ kết quả phân tích trên chúng tôi lựa chọn các giải pháp và xây
- 18 dựng mô hình can thiệp. Tên mô hình "Phòng chống nhiễm độc HCBVTV" các biện pháp kỹ thuật trong can thiệp: nghiên cứu này đã sử dụng cả truyền thông trực tiếp và gián tiếp nhằm thay đổi hành vi, kết hợp khám bệnh định kỳ phát hiện, điều trị một số bệnh liên quan HCBVTV. Một trong những hướng đi mới và những giải pháp mới: Gắn kết giữa người sử dụng HCBVTV (Nông dân), người buôn bán HCBVTV (Tiểu thương), người làm công tác y tế (Cán bộ y tế). Chúng tôi gọi tắt là mô hình " Nông - Tiểu - Cán". Trong đề tài này chúng tôi đã chọn điểm đột phá vào khâu then chốt là nguyên nhân chính của vấn đề để can thiệp có tính chọn lọc và trọng điểm nhằm đạt hiệu quả cao đó là: - Người nông dân tiếp xúc với HCBVTV là đối tượng cần can thiệp để thay đổi hành vi có lợi cho sức khoẻ và là đối tượng cần được khám, quản lý và chăm sóc sức khoẻ. - Người bán HCBVTV là đối tượng cần can thiệp để nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn và là người truyền thông trực tiếp có hiệu quả nhất đối với việc sử dụng, bảo quản HCBVTV. Thực tế có đến 83,4 % người mua được người bán hướng dẫn cách sử dụng HCBVTV. - Cán bộ y tế xã là đối tượng cần can thiệp để nâng cao năng lực xử trí ngộ độc và kỹ năng tư vấn. Cũng là người truyền thông trực tiếp có hiệu quả nhất đối với việc phòng chống ngộ độc HCBVTV. 4.3.2. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp 4.3.2.1. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp làm thay đổi KAP của người sử dụng HCBVTV Kiến thức của người dân sau 2 năm can thiệp đã nâng lên rõ rệt, các CSHQ đạt từ 36,9 % đến 88,7 %. Hiệu quả thực sự sau can thiệp đạt từ 21,5 % đến 66,6 % (bảng 3.37). Hầu hết những kiến thức của người nông dân canh tác chè ở xã can thiệp đều được nâng trên 20 %
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 313 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 192 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 282 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 159 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 227 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 189 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 218 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 139 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 11 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 30 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 177 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn