intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Can thiệp phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2019

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:191

30
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng "Can thiệp phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2019" mô tả kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ, giáo viên về phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2016; Xây dựng và triển khai chương trình can thiệp dạy bơi an toàn phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, năm 2015- 2016; Đánh giá kết quả can thiệp dạy bơi an toàn phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 2015-2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Can thiệp phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG PHAN THANH HÒA CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2015 – 2019 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720701 HÀ NỘI, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG PHAN THANH HÒA CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2015 – 2019 Chuyên ngành Y tế công cộng Mã số: 9720701 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hướng dẫn khoa học PGS.TS Phạm Việt Cường HÀ NỘI, 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Phan Thanh Hòa
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương, quý Thầy Cô của Trường Đại học Y tế công cộng. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp của Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin cảm ơn sâu sắc và chân thành tới Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Việt Cường, người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và đôn đốc giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn tới Trung tâm Nghiên cứu chấn thương, Trường Đại học Johns Hopkins, Sở Giáo dục & Đào tạo, Trung tâm thể dục thể thao tỉnh, Phòng giáo dục huyện Cao Lãnh và 05 Trường tiểu học của huyện Cao Lãnh đã hỗ trợ, phối hợp, tạo điều kiện thực hiện thành công chương trình dạy bơi an toàn và chia sẻ thông tin, tài liệu cho nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên phụ trách đã hỗ trợ xây dựng bể bơi, làm hàng rào, máy che bể bơi và hỗ trợ mua sắm trang thiết bị dụng cụ cho hoạt động dạy bơi; Xin cảm ơn nhóm xây dựng chương trình đã có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình xây dựng chương trình và đặc biệt là các huấn luyện viên triển khai chương trình can thiệp. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới Gia đình, bạn bè đã động viên, truyền động lực và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này.
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................4 1.1. Một số khái niệm ..............................................................................................4 1.2. Dịch tễ học đuối nước ......................................................................................4 1.3. Các giải pháp phòng chống đuối nước ............................................................20 1.4. Mô hình dạy bơi an toàn cho trẻ. ....................................................................26 1.5. Khung lý thuyết ..............................................................................................31 1.6. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu .......................................................32 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................36 2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................36 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................37 2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................37 2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................................37 2.5. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................39 2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu (PL 4.2) ........................................................40 2.7. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................40 2.8. Các biến số nghiên cứu (phụ lục 7) ................................................................41 2.9. Khái niệm và thang đánh giá ..........................................................................41 2.10. Phương pháp phân tích số liệu .....................................................................42 2.11. Đạo đức nghiên cứu ......................................................................................43 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................44 Chương 4 BÀN LUẬN ............................................................................................83 KẾT LUẬN ............................................................................................................103 KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................107
  6. iv CÁC PHỤ LỤC .....................................................................................................116 Phụ lục 1: Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ về vấn đề phòng chống đuối nước trẻ em ................................................................116 Phụ lục 2: Hướng dẫn Phỏng vấn sâu .................................................................123 Phụ lục 3: Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu ................................................127 Phụ lục 4: Triển khai can thiệp dạy bơi an toàn cho học sinh tiểu học ...............129 Phụ lục 5: Tài liệu truyền thông về phòng chống đuối nước ..............................162 Phụ lục 6: Thang đánh giá kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ và kỹ năng bơi của học sinh ..........................................................................................166 Phụ lục 7: Các biến số trong nghiên cứu .............................................................173 Phụ lục 8: Một số hình ảnh triển khai nghiên cứu...............................................179
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐTV Điều tra viên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GSV Giám sát viên NCS Nghiên cứu sinh PHHS Phụ huynh học sinh PRECISE (Prevention of Child Injuries through Social-intervention and Education) Phòng chống thương tích trẻ em thông qua can thiệp - Xã hội và Giáo dục PVS Phỏng vấn sâu TĐHV Trình độ học vấn TLN Thảo luận nhóm TNTT Tai nạn thương tích UNICEF (United Nations Children's Fund) Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc VMIS 2001 Điều tra chấn thương tại Việt Nam năm 2001 VNIS 2010 Điều tra quốc gia về tai nạn thương tích năm 2010 WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế Thế giới
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thông tin chung về tuổi, giới, trình độ học vấn của người chăm sóc trẻ .44 Bảng 3.2. Thông tin chung về nghề nghiệp, hôn nhân, kinh tế và số con trong gia đình của người chăm sóc trẻ .....................................................................................45 Bảng 3.3. Kiến thức của người chăm sóc trẻ về đuối nước ......................................46 Bảng 3.4. Kiến thức của người chăm sóc trẻ về nguyên nhân tử vong do đuối nước. ...................................................................................................................................47 Bảng 3.5. Kiến thức của người chăm sóc trẻ về đuối nước theo các yếu tố khác.....48 Bảng 3.6. Nguồn thông tin tiếp cận của người chăm sóc trẻ về đuối nước. .............49 Bảng 3.7. Thực hành của người chăm sóc trẻ về những biện pháp phòng chống đuối nước cho trẻ ở khu vực ngoài nhà .............................................................................50 Bảng 3.8. Thực hành của người chăm sóc trẻ về những biện pháp phòng chống đuối nước cho trẻ ở khu vực trong nhà .............................................................................51 Bảng 3.9. Thực hành của người chăm sóc trẻ về cách trông giữ trẻ và cho trẻ học bơi để phòng chống đuối nước ..................................................................................52 Bảng 3.10. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với nhóm tuổi...................................................................................................................53 Bảng 3.11. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với giới tính. ....................................................................................................................53 Bảng 3.12. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với trình độ học vấn. ........................................................................................................54 Bảng 3.13. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với nghề nghiệp. ..............................................................................................................54 Bảng 3.14. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với tình trạng hôn nhân....................................................................................................55 Bảng 3.15. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với kinh tế gia đình. .........................................................................................................55 Bảng 3.16. Yếu tố liên quan đến kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với số con trong gia đình. ................................................................................................56
  9. vii Bảng 3.17. Yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống đuối nước của người chăm sóc trẻ với nhóm tuổi. ......................................................................................56 Bảng 3.18. Yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống đuối nước của người chăm sóc trẻ với giới tính. .........................................................................................57 Bảng 3.19. Yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống đuối nước của người chăm sóc trẻ với trình độ học vấn. ............................................................................57 Bảng 3.20. Yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống đuối nước của người chăm sóc trẻ với nghề nghiệp. ...................................................................................58 Bảng 3.21. Yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống đuối nước của người chăm sóc trẻ với tình trạng hôn nhân. .......................................................................58 Bảng 3.22. Yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống đuối nước của người chăm sóc trẻ với kinh tế gia đình. .............................................................................59 Bảng 3.23. Yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống đuối nước của người chăm sóc trẻ với số con trong gia đình. ....................................................................59 Bảng 3.24. Yếu tố liên quan giữa kiến thức với thực hành về phòng chống đuối nước của người chăm sóc trẻ.....................................................................................60 Bảng 3.25. Mô hình phân tích đa biên mối liên quan giữa kiến thức về đuối nước của người chăm sóc trẻ với đặc điểm thông tin chung. .............................................60 Bảng 3.26. Mô hình phân tích đa biến mối liên quan giữa thực hành về phòng chống đuối nước của người chăm sóc trẻ với đặc điểm thông tin chung. ...........................61 Bảng 3.27. Xây dựng và hỗ trợ bể bơi tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp .................67 Bảng 3.28. Thông tin chung về học sinh tham gia lớp học bơi ................................69 Bảng 3.29. Tỷ lệ học sinh biết bơi trước can thiệp của các trường theo tuổi ...........69 Bảng 3.30. Tỷ lệ học sinh biết bơi sau can thiệp của các trường theo tuổi...............70 Bảng 3.31. Tỷ lệ học sinh biết bơi sau can thiệp của các trường theo giới tính .......72 Bảng 3.32. Tỷ lệ học sinh tham gia học bơi của các trường theo số buổi dự học ....73 Bảng 3.33. Tỷ lệ biết bơi sau can thiệp giữa các trường ...........................................73 Bảng 3.34. Yếu tố liên quan giữa giới tính của học sinh với tỷ lệ biết bơi sau can thiệp ...........................................................................................................................75
  10. viii Bảng 3.35. Yếu tố liên quan giữa số buổi tham gia học bơi của học sinh với tỷ lệ biết bơi sau can thiệp .................................................................................................76 Bảng 3.36. Đánh giá kiến thức và kỹ năng bơi an toàn của học sinh trước và sau can thiệp ...........................................................................................................................76
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hàng năm có khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước (1). Tại Việt Nam báo cáo gánh nặng bệnh tật cũng chỉ ra đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi trong các tai nạn thương tích và hầu hết đuối nước thường gặp ở nhóm tuổi từ 5- 14 tuổi (2),(3). Đuối nước xảy ra thường xuyên ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đặc biệt vào mùa mưa nguy cơ đuối nước là rất cao. Theo báo cáo nghiên cứu về tai nạn thương tích quốc gia năm 2010 (VNIS), ước tính có khoảng 1.400 trẻ tử vong do đuối nước tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu cho thấy các trường hợp đuối nước thường xảy ra vào ban ngày, thời điểm vào buổi sáng và có đến 97% đuối nước ở trẻ em xảy ra ở khu vực không có biển cảnh báo hoặc không có rào chắn bảo vệ (4),(5). Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Hưng chỉ ra 80% trường hợp đuối nước xảy ra do nguyên nhân là thiếu sự giám sát của người lớn. Có 42% trẻ em từ 5-10 tuổi là biết bơi (6). Tương tự, nghiên cứu của Đặng Văn Chính và cộng sự về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống đuối nước trẻ em ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã chỉ ra nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đuối nước ở trẻ em là do sự bất cẩn của người chăm sóc trẻ (7). Việt Nam đã có chiến lược quốc gia phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020, trong đó đưa ra mục tiêu giảm 6% số trẻ em tử vong do đuối nước so với năm 2015 và 100% các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương triển khai thí điểm chương trình dạy bơi an toàn cho trẻ em. Tiếp theo giai đoạn 2021-2030 chiến lược đề ra mục tiêu giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước năm 2025 và 20% vào năm 2030 (8),(9). Bên cạnh đó Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành quyết định 4501/QĐ-BGDĐT về chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu từng bước kiểm soát, giảm thiểu tình hình tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước đối với trẻ em, học sinh. Nâng cao nhận thức và kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, học sinh; chú trọng phổ cập kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước, kỹ năng bơi và
  12. 2 an toàn trong môi trường nước ở những vùng có chỉ số, dự báo tỷ lệ tai nạn đuối nước cao (10). Đồng Tháp là một tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm có khoảng 50-60 trường hợp trẻ em bị đuối nước, nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp đuối nước được xác định là do thiếu sự giám sát của người lớn và trẻ không biết bơi (11),(12),(13). Tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2015, với mục tiêu: Từng bước hạn chế tình trạng trẻ em bị đuối nước (17) và ban hành kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2030 nhằm kiểm soát, giảm thiểu tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả loại hình tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước và đề ra mục tiêu cụ thể giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước vào năm 2025 và 20% vào năm 2030 (18). Tại tỉnh cũng đã có một số hoạt động phòng chống đuối nước trẻ em thông qua Sở Lao động Thương binh và xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các hoạt động như: Truyền thông thay đổi hành vi, dạy bơi cho trẻ em được chính quyền địa phương tổ chức và một số dự án phi chính phủ (12). Đuối nước ở trẻ em không xảy ra tình cờ, đuối nước có thể dự báo và phòng ngừa được. Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy đuối nước có thể phòng chống với các can thiệp đơn giản và hiệu quả như dạy bơi và kỹ năng an toàn với nước cho trẻ (14-16). Để trả lời cho câu hỏi việc tổ chức dạy bơi cho trẻ trong các trường học có góp phần làm tăng kỹ năng bơi của trẻ hay không? Và mô hình tổ chức nên tiến hành như thế nào? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đây là một trong những địa phương có tỷ lệ đuối nước cao nhất trong tỉnh. Đối tượng nghiên cứu là học sinh tiểu học tại các trường tiểu học, người chăm sóc trẻ, giáo viên và các cán bộ lãnh đạo. Nghiên cứu này là một phần của Dự án can thiệp phòng chống đuối nước (SoLid: Saving Lives from Drowning) tại Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phòng chống chấn thương, Trường Đại học Y tế công cộng và Trường Đại học Johns Hopkins phối hợp triển khai.
  13. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ, giáo viên về phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2016. 2. Xây dựng và triển khai chương trình can thiệp dạy bơi an toàn phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, năm 2015- 2016. 3. Đánh giá kết quả can thiệp dạy bơi an toàn phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 2015-2019.
  14. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm Trẻ em: Theo Luật trẻ em của Quốc hội (Luật số: 102/2016/QH13) trẻ em là người dưới 16 tuổi (19),(20). Người chăm sóc trẻ em là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em (20). Đuối nước là một sự kiện xảy ra khi đường hô hấp của nạn nhân bị ngập trong một môi trường chất lỏng, dẫn tới khó thở hoặc nghẹt thở, sự kiện này có thể dẫn tới tử vong hoặc không tử vong (21). Tai nạn thương tích thường được chia thành hai nhóm là tai nạn thương tích không có chủ định và tai nạn thương tích có chủ định. Các nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích bao gồm: tai nạn giao thông, đuối nước, điện giật, ngã, bỏng, động vật cắn, vật sắc nhọn, vật tù/vật rơi, ngộ độc, ngạt thở, tự tử, đánh nhau/hành hung, bom mìn và các vật nổ. 1.2. Dịch tễ học đuối nước 1.2.1. Đuối nước trên Thế giới Năm 2019, báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hàng năm có khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước, chiếm gần 8% tổng số các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích trên toàn cầu, đuối nước là nguyên nhân cao thứ 3 trong số các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích gây ra và có trên 90% tử vong do đuối nước xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình (1). Riêng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trẻ em ở độ tuổi từ 5 – 14 tuổi tử vong do đuối nước đứng hàng đầu trong các nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích gây ra (21),(23),(24).
  15. 5 Biểu đồ 1: Tỷ suất đuối nước trên 100.000 dân/năm ở các khu vực (22). Biểu đồ 1 cho thấy, tỷ suất đuối nước ở khu vực Châu Phi chiếm cao nhất (7,9/100.000 dân/năm), kế đến là Đông Nam Á (7,6/100.000 dân/năm), thấp nhất là Châu Mỹ (3/100.000 dân/năm) (22). Biểu đồ 2: Xếp hạng 10 nguyên nhân gây tử vong, trong đó đuối nước là nguyên nhân hàng đầu tại các khu vực của WHO (22). Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong so với các nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích gây ra, số liệu báo cáo của WHO (biểu đồ 2) cho
  16. 6 thấy trong các nhóm tuổi tử vong do đuối nước ở các khu vực trên Thế giới thì nhóm tuổi tử vong do đuối nước chiếm cao nhất là ở hai nhóm tuổi từ 5 – 9 tuổi và nhóm từ 10 – 14 tuổi. Cụ thể ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tử vong do đuối nước đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong là ở hai nhóm tuổi này (5 – 9 tuổi và 10 – 14 tuổi). Tiếp theo là khu vực Đông Nam Á, thì nhóm tuổi từ 10 – 14 tuổi bị tử vong do đuối nước đứng hàng thứ hai và nhóm tuổi từ 5 – 9 tuổi đứng hàng thứ ba trong các nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích (22). Nghiên cứu của Wu Y và cộng sự năm 2017 phân tích cơ sở dữ liệu của WHO về tử vong trẻ em và vị thành niên do đuối nước từ năm 2000 đến 2013 tại 21 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy đuối nước ở các nguồn nước tự nhiên là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em và vị thành niên ở Ba Lan (56-92%), Cu Ba (53-81%), Venezuela (43-56%) và Nhật Bản (39-60%). Trong khi đuối nước ở bể bơi và bồn tắm thì phổ biến ở Mỹ (26-37%) và Nhật Bản (28-39%) (25). Nghiên cứu của Adnan A Hyder (2007), giám sát thương tích không chủ ý ở trẻ em dưới 11 tuổi tại 4 thành phố ở các nước đang phát triển cho thấy, trong số 20 trẻ em bị đuối nước thì có gần 50% là trẻ em trai và trẻ trên 5 tuổi chiếm 55%. Có 85% trẻ em đang chơi bên trong hoặc ngoài nhà tại thời điểm xảy ra tai nạn. Gần một nửa cha mẹ báo cáo có giám sát con của mình trong khi tắm. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ tử vong do đuối nước cao hơn bất kỳ các loại tai nạn thương tích khác (26). Tại Úc đuối nước là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 cho nhóm trẻ từ 1 – 14 tuổi. Tỷ suất tử vong do đuối nước ở trẻ dưới 5 tuổi cao gấp 3 lần người lớn (4,6/100.000 trẻ/năm). Tử vong do đuối nước ở trẻ dưới 4 tuổi chiếm đến 20%, trong khi đó nhóm này chỉ chiếm 7% dân số. Có 17% tử vong xảy ra tại các bể bơi và trẻ dưới 4 tuổi chiếm đa số (64%) (27). Tương tự, báo cáo gánh nặng bệnh tật do TNTT của Brazil cũng chỉ ra tử vong do đuối nước chiếm đến 47% (28). Tại Bangladesh, nghiên cứu của Rahman. A và cộng sự (2009), điều tra 171.366 hộ gia đình bằng cách sử dụng mẫu ngẫu nhiên cụm đa tầng, với 352.000 trẻ em từ 0 – 17 tuổi được chọn. Kết quả cho thấy, trong số 10 nguyên nhân gây tử vong trẻ em từ 0 – 17 tuổi, đuối nước là nguyên nhân đứng hàng thứ 5 với tỷ suất
  17. 7 27,3/100.000 trẻ/năm. Nếu loại trừ trẻ sơ sinh thì đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 1 – 17 tuổi. Nơi xảy ra đuối nước thường gặp là các nguồn nước tự nhiên, ao hồ, sông, rạch tỷ lệ trên 80%. Đuối nước xảy ra cách nhà trong vòng 20 mét và thời điểm xảy ra từ lúc 9 giờ sáng đến 17 giờ chiều (tỷ lệ khoảng 80%). Đuối nước hầu hết gặp ở các trẻ không biết bơi. Trẻ biết bơi có tỷ lệ thuận với nhóm tuổi, cụ thể khả năng bơi lội của trẻ ở nhóm 4 – 9 tuổi là 3% và ở nhóm 10 – 14 tuổi tăng lên là 33% (29), nghiên cứu này cho thấy rằng đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong trẻ em từ 1 – 17 tuổi, nơi xảy ra đuối nước thường gặp là nguồn nước tự nhiên, hầu hết các trường hợp đuối nước gặp ở trẻ không biết bơi. Theo tác giả Rahman Aminur và cộng sự (2008), cho thấy rằng trẻ em 5 – 10 tuổi, nguy cơ bị đuối nước ở trẻ em nam cao hơn trẻ em nữ. Nơi được đề cập nhiều nhất dẫn đến đuối nước là ao, hồ, kênh rạch, các trường hợp bị đuối nước thường xảy ra vào buổi trưa. Biện pháp phòng chống đuối nước trẻ em những người tham gia nghiên cứu đề nghị rằng, trẻ em cần được giám sát chặt chẽ và liên tục. Lấp đầy các ao, hồ không sử dụng hoặc phải có rào che chắn. Nghiên cứu cho thấy thiếu sự giám sát ở trẻ em dưới 5 tuổi và thiếu kỹ năng bơi lội của trẻ là yếu tố quyết định đuối nước ở trẻ em tại Bangladesh (30). Nghiên cứu của Rahman A và cộng sự năm 2017 về Dịch tễ học đuối nước ở Bangladesh. Nghiên cứu điều tra hộ gia đình được thực hiện tại vùng nông thôn Bangladesh từ tháng 6 đến 11 năm 2013, bao gồm 1,17 triệu người. Thông tin về đuối nước được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi. Kết quả cho thấy tỷ suất đuối nước là 15,8/100.000/năm. Nam có tỷ lệ đuối nước cao hơn nữ và đuối nước có liên quan đến trình độ học vấn của cha mẹ, người có trình độ học vấn thấp có tỷ lệ trẻ bị đuối nước cao gấp 3 lần so với người có trình độ trung học phổ thông. Đuối nước là một vấn đề y tế nghiêm trọng tại Bangladesh (31). Nghiên cứu của tác giả Mathur A và cộng sự năm 2018, về chấn thương không chủ ý ở trẻ em vùng nông thôn và thành thị tại Ujjain, Ấn Độ: cũng cho thấy đuối nước cũng là một nguyên nhân gây tử vong ở trẻ với khoảng 2% trong tổng số các nguyên nhân gây thương tích tại gia đình (32).
  18. 8 Thống kê tại Trung Quốc cho thấy có đến 80% trẻ em từ 13-17 tuổi không biết bơi, một trong những nguyên nhân gây ra đuối nước ở trẻ em là do không biết bơi, vấn đề này càng nghiêm trọng hơn ở vùng nông thôn, nơi có rất nhiều ao, hồ và là nơi mà tỷ lệ tử vong do đuối nước chiếm tới 60% trong tổng số tử vong do tai nạn thương tích tại Trung Quốc (33). Nghiên cứu của Wenjun Ma và cộng sự (2010), đuối nước là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Số liệu thu thập từ cuộc điều tra tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tỷ suất 5,6/100.000 dân/năm bị tử vong là do đuối nước. Tử vong do đuối nước ở nam cao gấp 1,5 lần so với ở nữ. Vùng nông thôn nguy cơ đuối nước xảy ra cao gấp 2 lần so với vùng thành thị. Tỷ suất tử vong do đuối nước cao nhất ở nhóm trẻ từ 5-9 tuổi so với các nhóm tuổi khác. Đuối nước xảy ra phổ biến nhất là vùng nước tự nhiên và thời điểm vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) là đỉnh cao của đuối nước. Nghiên cứu này cho thấy yếu tố nguy cơ gây tử vong do đuối nước ở Trung Quốc là trẻ tiếp xúc với các nguồn nước mở, khả năng bơi kém và thiếu sự giám sát của người chăm sóc trẻ. Nghiên cứu kiến nghị để giảm tử vong do đuối nước là cần phải dạy trẻ bơi và nâng cao việc giám sát trẻ thường xuyên (34). Tại Singapore, nghiên cứu của Tyebally. A và Ang. S.Y (2010), về dịch tễ học đuối nước ở trẻ từ 0-16 tuổi đến khoa cấp cứu của mạng lưới Y tế Singapore. Số liệu được thu thập bằng phỏng vấn, rà soát hồ sơ lưu trữ của bệnh nhân và các báo cáo. Kết quả cho thấy tử vong do đuối nước ở nam cao gấp 3 lần so với nữ. Tuổi bị đuối nước cao nhất là 3-4 tuổi và thấp nhất tuổi trên 13 tuổi. Sự cố xảy ra ở hồ bơi hơn 50%. Ngoài ra, trẻ dưới 5 tuổi nguy cơ bị đuối nước cũng gặp ở bồn tắm, bể, ao. Tại nơi xảy ra đuối nước không có biện pháp an toàn như: Người cứu hộ, vật nổi, áo phao, biển cảnh báo hoặc hàng rào (35). Ở các nước Đông Nam Á, điều tra cộng đồng (2007), tại năm quốc gia: Bangladesh, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan và Việt Nam cho thấy rằng nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 18 tuổi là đuối nước. Ở năm quốc gia này có tỷ lệ tử vong của đuối nước là 30/100.000 dân (36). Một nghiên cứu khác ở Trung Quốc cho thấy tỷ suất tử vong do đuối nước là 5,6/100.000 dân/năm, kết quả này chiếm 11% các tổn thương gây tử vong ở Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy
  19. 9 đuối nước đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong do chấn thương. Hơn một nữa (60,8%) đuối nước xảy ra ở vùng nước tự nhiên. Vùng nông thôn có tỷ lệ đuối nước (68,1%) cao gấp 2 lần so với vùng thành thị (30,7%). Đuối nước cao nhất ở nhóm tuổi từ 0-14 tuổi so với các nhóm tuổi khác (37). Một nghiên cứu ở Thái Lan (2006), cho biết tỷ suất tử vong do đuối nước là 40/100.000 trẻ/năm, hầu hết các trường hợp tử vong do đuối nước gặp ở trẻ em. Trẻ em có tính năng động và độc lập một mình, vì vậy làm tăng nguy cơ tiếp xúc với các nguồn nước như sông, ao, hồ, đồng thời những đứa trẻ này không có khả năng bơi lội nên nguy cơ đuối nước là rất cao. Tỷ suất đuối nước cao nhất gặp ở trẻ 2 tuổi 50,6/100.000 trẻ/năm (38). Một nghiên cứu về dịch tễ học đuối nước để xác định các yếu tố nguy cơ và đề xuất chiến lược phòng ngừa đuối nước của tác giả Tyebally.A và Ang.S.Y. (2010), nghiên cứu trên 38 trẻ em từ 0 – 16 tuổi được quản lý ở khoa cấp cứu của mạng lưới Y tế Singapore. Các dữ liệu thu thập từ hồ sơ lưu trữ của bệnh nhân và các báo cáo của nhân viên điều tra thông qua hình thức câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả cho thấy: Trẻ em nam bị tử vong do đuối nước cao gấp ba lần so với nữ. Nhóm tuổi bị đuối nước cao nhất là 3 – 4 tuổi, nhóm tiếp theo là 5 – 6 tuổi và nhóm > 13 tuổi có tỷ lệ tử vong đuối nước thấp nhất. Hơn năm mươi phần trăm trẻ bị đuối nước xảy ra ở hồ bơi. Trẻ < 5 tuổi nguy cơ bị đuối nước thường gặp nhất là bồn tắm, ao, hồ. 1.2.2. Đuối nước ở Việt Nam Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu tai nạn thương tích gây tử vong ở trẻ em và vị thành niên tại Việt Nam. Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010-2015 có khoảng gần 3.000 trẻ bị tử vong do đuối nước. Đuối nước thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 5-14 tuổi. Hơn 50% tỷ lệ tử vong do TNTT ở trẻ em là do đuối nước. Việt Nam có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất trong khu vực, cao gấp 8 – 10 lần so với các nước phát triển. Theo báo cáo thống kê về y tế của Bộ Y tế năm 2018, cho thấy số trường hợp tử vong do đuối nước năm 2016 có 5.490 trường hợp (trong đó nam là 3.920 và nữ là 1.570), tỷ suất đuối nước là 5,92/100.000 dân, năm 2017 có 5.506 trường hợp (trong đó nam là 4.109 và nữ là 1.397), tỷ suất đuối nước là 5,9/100.000 dân. Riêng tỉnh Đồng Tháp có tỷ suất đuối nước trong năm 2016 là
  20. 10 24,89/100.000 dân và năm 2017 là 25,54/100.000 dân (39). Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong tổng số 54/63 tỉnh, thành phố của các Sở Lao động Thương binh và Xã hội báo có năm 2016 có 2.110 trẻ em tử vong do đuối nước và theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương năm 2017 có 1.995 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong những năm gần đây số trường hợp tử vong do đuối nước đã giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao (40). Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, mỗi ngày trung bình trên toàn quốc có 10 trẻ em tử vong do đuối nước. Thống kê từ năm 2001- 2010 cho thấy, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật cho trẻ em Việt Nam. Số trẻ em tử vong do đuối nước tăng cao vào dịp hè và trong mùa mưa lũ hằng năm. Nguyên nhân tử vong do đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao là do chủ quan và khách quan, trước hết là môi trường sống của các em không an toàn. Việt Nam có nhiều sông, suối, ao, hồ, ... đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều sông, kênh rạch chằng chịt, đây chính là nguy cơ tiềm ẩn gây ra đuối nước ở trẻ em (41). Trẻ em ở vùng này thường chơi xung quanh khu vực sông, rạch, ao hồ, đồng thời lũ lụt và mưa bão thường xuyên xảy ra cũng làm cho vấn đề đuối nước trẻ em thêm phần nghiêm trọng (42). Tai nạn đuối nước không chỉ gây ra hậu quả đáng tiếc đối với gia đình, mà còn gây ra những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của đất nước, đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Các báo cáo cho thấy, đuối nước là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu trong các tai nạn thương tích trẻ em ở nước ta (42),(43),(44). Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do đuối nước trẻ em cao nhất trong khu vực. Báo cáo năm 2008, Việt Nam đã có 3.500 trẻ em và thanh thiếu niên tuổi từ 0 – 19 tuổi tử vong là do đuối nước. Điều này có nghĩa là trung bình mỗi ngày Việt Nam có khoảng mười trẻ em bị tử vong do đuối nước (44). Tương tự, theo báo cáo của Cục quản lý môi trường Y tế, đuối nước là nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích đứng thứ hai đối với mọi lứa tuổi (chỉ sau tai nạn giao thông) với trung bình 6.230 trường hợp mỗi năm (từ 2005 đến 2012). Đối với trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu với trung bình 3.503 trường hợp tử vong/năm, chiếm trên 50% tổng số ca tử vong đuối nước trên toàn quốc. Ước tính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2