BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH<br />
---------<br />
<br />
---------<br />
<br />
LÊ MINH HÙNG<br />
<br />
HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG<br />
THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM<br />
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ<br />
MÃ SỐ:<br />
<br />
62.38.50.01<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN HUY HỒNG<br />
<br />
PGS.TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT<br />
<br />
TP. HỒ CHÍ MINH - 2010<br />
<br />
i<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu<br />
của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung<br />
thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng<br />
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.<br />
Tác giả luận án<br />
<br />
ii<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1<br />
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG........................ 8<br />
1.1. Khái niệm, bản chất của hợp đồng ......................................................................................... 8<br />
1.2. Khái niệm hiệu lực hợp đồng, hiệu lực tương đối của hợp đồng ......................................... 16<br />
1.3. Cơ chế pháp lý điều chỉnh hiệu lực hợp đồng ...................................................................... 29<br />
Chương 2. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG .......................................... 39<br />
2.1. Các điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực.................................................................. 39<br />
2.2. Hình thức hợp đồng – điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật<br />
có qui định ................................................................................................................................... 49<br />
2.3. Một số bất cập trong các qui định pháp luật hiện hành về hình thức hợp đồng và định<br />
hướng hoàn thiện ......................................................................................................................... 66<br />
Chương 3. THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG ......................................... 85<br />
3.1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: khái niệm và qui định chung .................................... 85<br />
3.2. Một số bất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các qui định về thời điểm có hiệu<br />
lực của hợp đồng ......................................................................................................................... 95<br />
3.3. Kiến nghị hoàn thiện các qui định pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng........ 116<br />
Chương 4. HIỆU LỰC RÀNG BUỘC CỦA HỢP ĐỒNG ............................................ 125<br />
4.1. Hiệu lực ràng buộc của hợp đồng: khái niệm và các qui định ........................................... 125<br />
4.2. Một số bất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các qui định về hiệu lực ràng<br />
buộc của hợp đồng..................................................................................................................... 134<br />
4.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hiệu lực ràng buộc của hợp đồng ................................ 142<br />
Chương 5. HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI ...................... 154<br />
5.1. Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi: khái niệm và nội dung cơ bản...... 155<br />
5.2. Điều khoản sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (hardship clause) trong pháp<br />
luật các nước và trong tập quán thương mại quốc tế................................................................. 161<br />
5.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam về điều khoản sửa đổi hợp đồng<br />
khi hoàn cảnh thay đổi............................................................................................................... 171<br />
5.4. Kiến nghị xây dựng và hoàn thiện các qui định của pháp luật hiện hành về sửa đổi<br />
hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi............................................................................................... 186<br />
<br />
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 198<br />
NHỮNG CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
iii<br />
<br />
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT<br />
<br />
BLDS<br />
<br />
Bộ luật Dân sự<br />
<br />
BLDS 1995<br />
<br />
Bộ luật Dân sự 1995<br />
<br />
BLDS 2005<br />
<br />
Bộ luật Dân sự 2005<br />
<br />
DLB 1931<br />
<br />
Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931<br />
<br />
DLSG 1972<br />
<br />
Bộ Dân luật Sài Gòn 1972<br />
<br />
DLT 1936 - 1939<br />
<br />
Bộ Dân luật Trung kỳ 1936 - 1939<br />
<br />
HĐND<br />
<br />
Hội đồng nhân dân<br />
<br />
HĐTP<br />
<br />
Hội đồng thẩm phán<br />
<br />
HP 1992<br />
<br />
Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết<br />
51/2001/QH10<br />
<br />
LNO 2005<br />
<br />
Luật Nhà ở 2005<br />
<br />
LSHTT 2005<br />
<br />
Luật Sở hữu trí tuệ 2005<br />
<br />
LTM 1997<br />
<br />
Luật Thương mại 1997<br />
<br />
LTM 2005<br />
<br />
Luật Thương mại 2005<br />
<br />
PECL<br />
<br />
PICC<br />
<br />
Principles of European Contract Law (Bộ Nguyên tắc Luật<br />
Hợp đồng châu Âu)<br />
Principles of International Commercial Contract (Bộ<br />
Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT)<br />
<br />
TAND<br />
<br />
Tòa án nhân dân<br />
<br />
TANDTC<br />
<br />
Tòa án nhân tối cao<br />
<br />
UBND<br />
<br />
Ủy ban nhân dân<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổ chức<br />
trao đổi lợi ích nhằm thỏa mãn các nhu cầu nhân sinh. Hợp đồng cũng đóng vai trò<br />
quan trọng trong quá trình vận hành của nền kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý cơ bản<br />
của sự trao đổi hàng hóa trong xã hội. Trong hầu hết các BLDS cổ điển, hợp đồng<br />
“chiếm một vị trí trung tâm và được chế định với dung lượng lớn nhất so với các chế<br />
định khác” do “vai trò trung tâm của nó đối với trật tự thị trường…”[336, tr.900]. Xã<br />
hội càng phát triển, hợp đồng ngày càng được sử dụng như là một chuẩn mực ứng xử<br />
phổ biến giữa tư nhân với nhau, giữa tư nhân với cơ quan nhà nước, thậm chí là giữa<br />
xã hội với nhà nước (như quan niệm của Rousseau [229]) trong các lĩnh vực dân sự,<br />
kinh doanh, thương mại và trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.<br />
Ngày nay, chế định hợp đồng và hiệu lực hợp đồng trở thành một chế định quan<br />
trọng trong hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam.Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu,<br />
phân tích về chế định hợp đồng, đặc biệt là những vấn đề hiệu lực hợp đồng. Hiệu lực<br />
của hợp đồng nói ở đây chính là sự tạo lập ra quyền và nghĩa vụ giữa các bên giao kết<br />
[249, tr.24], là hiệu lực ràng buộc như pháp luật đối với các bên tham gia [299, tr.<br />
1550]. Một hợp đồng được ký kết, nếu không có hiệu lực thì hợp đồng đó chưa thể tạo<br />
ra quyền và nghĩa vụ giữa các bên, chưa ràng buộc các bên với nhau và pháp luật cũng<br />
chưa tác động đến cách xử sự của các bên theo qui định của hợp đồng đó. Vì vậy,<br />
trước khi giao kết hợp đồng, thậm chí ngay trong quá trình thực hiện hợp đồng, các<br />
bên tham gia hợp đồng phải biết về hợp đồng và những qui định của pháp luật liên<br />
quan đến tính hiệu lực của hợp đồng. Có thể nói, pháp luật về hợp đồng và hiệu lực<br />
của hợp đồng càng hoàn thiện thì việc giao kết và thực hiện hợp đồng của các chủ thể<br />
ngày càng thuận lợi.<br />
Tuy vậy, xét trên nhiều phương diện, vấn đề hiệu lực của hợp đồng là một vấn<br />
đề pháp lý rất phức tạp cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật.Về mặt<br />
lý luận, các học giả vẫn chưa thống nhất được với nhau trong việc xác định nội dung<br />
của hiệu lực hợp đồng. Nhận xét về thực tế này, có luật gia cho rằng: “Dù luật gia nào<br />
cũng nói tới hiệu lực của hợp đồng, nhưng khi được hỏi nó là gì và nội dung ra sao thì<br />
phần lớn chỉ nói tới điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của<br />
hợp đồng” [38, tr. 37].<br />
<br />