intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tốt Nghiệp: Phân tích hoạt động Logistics đầu vào của Amazon.com

Chia sẻ: Nguyen Hong Thang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

700
lượt xem
107
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tốt Nghiệp: Phân tích hoạt động Logistics đầu vào của Amazon.com có nội dung được trình bày qua 3 chương. Chương I - Cơ sở lý thuyết. Chương II - Hoạt động Logistics đầu vào của Amazon.com. Chương III - Kết luận. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tốt Nghiệp: Phân tích hoạt động Logistics đầu vào của Amazon.com

MỤC LỤC<br /> I . Cơ sở lý thuyết ............................................................................................... 2 1. Khái niệm Logistics Thương mại điện tử ...................................................... 2 1.1 Khái niệm Logistics...................................................................................... 2 1.2 Khái niệm Logistics Thương mại điện tử (E-Logistics) ........................... 2 1.3 Các hoạt động logistics đầu vào trong thương mại điện tử ..................... 2 1.3.1 Quá trình mua hàng .................................................................................. 2 1.3.2 Quản trị dự trữ hàng hóa ......................................................................... 6 1.3.2.1 Khái quát về dự trữ hàng hóa ................................................................ 6 1.3.2.2 Nghiệp vụ kho và bao bì ........................................................................ 7 1.3.2.2.2 Hệ thống bảo quản và các loại kho hàng hoá .................................... 8 1.3.2.2.3 Các quyết định cơ bản của quản trị kho và quá trình nghiệp vụ kho .............................................................................................................................. 9 II. Hoạt động Logistics đầu vào của Amazon.com ....................................... 10 1. Giới thiệu về Amazon.com ................................................................... 10 2. Hoạt động Logistics đầu vào của Amazon.com ......................................... 13 2.1 Quá trình mua hàng............................................................................... 13 2.2 Quản lý dự trữ hàng hóa ....................................................................... 16 2.2.1. Hệ thống kho hàng của Amazon....................................................... 16 2.2.1.2 Phân tích hệ thống kho hàng của Amazon ..................................... 18 2.2.1.3 Quá trình hệ thống kho xử lí đơn đặt hàng ..................................... 20 2.2.1.4 Nhận xét của nhóm, ưu, nhược điểm của hệ thống kho hàng. ...... 30 2.2.1.5 Lợi thế cạnh tranh trong thương mại điện tử ............................... 31 III. Kết luận ...................................................................................................... 36<br /> <br /> 1<br /> <br /> I . Cơ sở lý thuyết<br /> 1. Khái niệm Logistics Thương mại điện tử 1.1 Khái niệm Logistics Logistics là nghệ thuật và khoa học của quản lý và điều chỉnh luồng di chuyển của hàng hoá, năng lượng, thông tin và những nguồn lực khác như sản phẩm, dịch vụ và con người, từ nguồn lực của sản xuất cho đến thị trường. Thật là khó khi phải hoàn thành việc tiếp thị hay sản xuất mà không có sự hỗ trợ của logistics. Nó thể hiện sự hợp nhất của thông tin liên lạc, vận tải, tồn kho, lưu kho, giao nhận nguyên vật liệu, bao bì đóng gói. Trách hiệm vận hành của hoạt động logistics là việc tái định vị (theo mục tiêu địa lý) của nguyên vật liệu thô, của công việc trong toàn quá trình, và tồn kho theo yêu cầu chi phí tối thiểu có thể. Trong kinh doanh, logistics có thể hiểu như việc tập trung cả nội lực lẫn ngoại lực bao hàm cả quá trình chu chuyển từ nhà ‘sản xuất gốc’ đến ‘người tiêu dùng cuối cùng’. Chức năng chính của logistics bao gồm việc quản lý việc mua bán, vận chuyển, lưu kho cùng với các hoạt động về tổ chức cũng như lập kế hoạch cho các hoạt động đó. Người quản lý logistics kết hợp kiến thức tổng hợp của mỗi chức năng từ đó phối hợp các nguồn lực trong tổ chức để vận hành. Có hai khác biệt cơ bản của logistics. Một thì đánh giá một cách lạc quan, đơn giản coi đó như là sự chu chuyển ổn định của nguyên liệu trong mạng lưới vận chuyển và lưu trữ. Một thì coi đó là một sự kết hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực..) để tiến hành quá trình. 1.2 Khái niệm Logistics Thương mại điện tử (E-Logistics) Là quá trình hoạch định chiến lược, thiết kế và thực thi tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thống, quy trình, cơ cấu tổ chức và tác nghiệp hậu cần để hiện thực hóa và vật chất hóa cho hoạt động thương mại điện tử. 1.3 Các hoạt động logistics đầu vào trong thương mại điện tử 1.3.1 Quá trình mua hàng Hệ thống hậu cần trong doanh nghiệp có thể chia thành hai mảng chính : hậu cần bán hàng và hậu cần mua hàng( đầu vào) . Quản trị hậu cần hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng của hai bộ phận này. Chất lượng của hàng hóa và dịch vụ đầu vào ảnh hưởng tới chất lượng của những sản phẩm đầu ra và do đó quyết định sự thỏa mãn khách hàng cũng như lợi nhuận. Chi phí đầu vào là một phần lớn trong tổng chi phí của nhiều ngành công nghiệp. Việc mua hàng hóa, dịch vụ hiệu quả góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Mua hàng theo nghĩa hẹp, bao gồm việc mua hàng hàng hóa và dịch vụ<br /> <br /> 2<br /> <br /> cho một công ty; còn theo nghĩa rộng, mua hàng bao gồm toàn bộ các hoạt động cần thiết để có được những hàng hóa và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người sử dụng.Như vậy, hoạt động mua được hiểu như là một sự kết nối giữa các thành viên của chuỗi cung ứng. Xây dựng tốt chính sách mua hàng và tổ chức tốt việc thực thi cho phép tối ưu hóa giá trị cho cả hai bên mua và bán, do đó tối đa hóa giá trị cho cả chuỗi cung ứng.  Vai trò và quy trình mua hàng Vai trò của hậu cần mua hàng Vai trò của hậu cần mua hàng thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm mặt hàng, quy mô, chi phí, tình huống thị trường và tính phức tạp của hoạt động mua hàng trong từng doanh nghiệp. Đặc biệt , đối với công ty thương mại ( bán buôn, bán lẻ) thì hậu cần mua hàng chiếm vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh, doanh số và thị phần. Tạo nguồn lực ban đầu để triển khai toàn bộ hệ thống hậu cần một cách liên tục và hiệu quả: Đảm bảo bổ sung dự trữ kịp thời với cơ cấu hợp lý và chất lượng cạnh tranh. Trên cơ sở đó thỏa mãn tốt nhất nhu cầu sản xuất và đáp ứng được dịch vụ khách hàng, đặc biệt về mặt hàng và thời gian. Tạo điều kiện để giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp: trong đó nổi bật có hai yếu tố tác động đến chi phí mua hàng là nguyên lý đòn bẩy và hiệu quả thu hồi vốn. Nguyên lý đòn bẩy: mua hàng có tác động quan trọng trong doanh nghiệp. Do giá trị hàng mua chiếm tỉ lệ lớn, từ 30% -50% giá trị sản phẩm. Bởi vậy, chỉ cần giảm chi phí tương đối trong công tác mua hàng là đã tạo ra hiệu quả lớn về lợi nhuận, hơn là giảm các chi phí khác. Ảnh hưởng này của hoạt động mua hàng được gọi là nguyên lý đòn bẩy. Hiệu quả thu hồi vốn: Tầm quan trọng của hoạt động mua hàng còn được thể hiện ở hiệu quả thu hồi vốn. Những nỗ lực giảm chi phí mua hàng không chỉ góp phần làm tăng tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp, mà còn giúp doanh nghiệp nhanh thu hồi lại vốn lưu động.  Nội dung cơ bản của quá trình mua hàng Quá trình mua hàng gồm 6 nội dung chủ yếu : Phân tích nhu cầu Mỗi giao dịch mua thường bắt nguồn từ việc đáp ứng lại một nhu cầu mới hoặc nhu cầu hiện tại của người sử dụng. Trong một số trường hợp thì nhu cầu hiện tại cần phải được đánh giá lại bởi vì chúng hay thay đổi.Tiếp đó cần xác định những yêu cầu cụ thể cho sản xuất sản phẩm/ dịch vụ vần mua. Xác định đúng các yêu cầu và tiêu chuẩn cụ thể, bộ phận mua hàng mới có thể đặt hàng đúng và tìm kiếm chính xác nhà cung cấp tiềm năng. Sau đó, các yếu tố về số lượng, giá hàng, cơ cấu và giá trị hàng cần mua sẽ được xác định cho một thời kỳ nhất định, căn cứ vào các quyết định trước đó trong quản trị dự trữ.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Quá trình mua hàng<br /> <br /> Quyết định tự làm hay mua Trước khi kiếm các nhà cung cấp bên ngoài, doanh nghiệp phải quyết định tự làm hay mua sản phẩm/ dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sử dụng. Xác định phương thức mua - Mua lại thẳng: khi không có vấn đề gì lớn phải điều chỉnh, thương lượng với nguồn hàng - Mua lại có điều chỉnh: Cần thương lượng về giá, điều kiện giao hàng, về quy cách, mẫu mã sản phẩm… với nguồn hàng cho phù hợp với những điều kiện thay đổi của môi trường. - Mua mới: Bắt đầu tạo lập mối quan hệ với nguồn hàng. Lựa chọn nhà cung cấp Tập hợp và phân loại các nguồn cung cấp - Đánh giá các nguồn cung cấp - Lựa chọn nhà cung cấp - Nhập hàng - Giao nhận hàng hóa<br /> <br /> 4<br /> <br /> - Vận chuyển Đánh giá sau mua - Xác định các tiêu chí đánh giá - Kiểm tra kết quả mua hàng - So sánh các kết quả với chỉ tiêu - Thực hiện việc điều chỉnh - Tiếp tục theo dõi công tác mua hàng  Mua hàng trong TMĐT Tác động của thương mại điện tử đến hậu cần mua hàng Máy tính và mạng thông tin toàn cầu đã tạo nên những thay đổi lớn lao trong thế giới kinh doanh. Trong đó , mua hàng là một trong những quá trình kinh doanh đã sớm ứng dụng trong thương mại điện tử. Ứng dụng đơn giản và phổ biến nhất là việc tìm kiếm và nghiên cứu về các nhà cung cấp và hàng hóa cần mua trên mạng Internet. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn khai thác mô hình mua hàng TMĐT phức tạp hơn, cho phép người mua và người bán trực tiếp kiểm tra khối lượng dự trữ, thương lượng giá cả, thanh toán, đặt hàng và kiểm tra hành trình của lô hàng đã mua. a, Lợi ích của mua hàng trực tuyến - Giảm chi phí tác nghiệp: do giảm được các công việc giấy tờ, giảm thời gian tìm kiếm nhà cung cấp, giảm thời gian liên quan đến công việc chuyển tiền và thanh toán, tăng khả năng kiểm soát đối với dự trữ và chi phí mua hàng. - Giảm giá mua: Tính minh bạch cao của Internet giúp dễ dàng so sánh giá cả/ sản phẩm một cách nhanh chóng , chính xác và tăng mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. - Đáp ứng đúng thời điểm cần nguyên liệu đầu vào: Nhờ tính tự động hóa cao và tính tích hợp chặt chẽ giữa 2 bên mà có thể cải thiện các hoạt động giao tiếp giữa các bên, góp phần làm giảm thời gian đáp ứng đơn hàng, sử dụng hiệu quả nguồn nhân sự trong bộ phận mua. b, Hạn chế của mua hàng trực tuyến - Tính an toàn: Đây là hạn chế và là rào cản lớn nhất đối với việc ứng dụng TMĐT trong mua bán hàng hóa. An toàn về tài chính và an toàn đối với hệ thống thông tin là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp trước khi thiết kế và tích hợp mô hình mua hàng trực tuyến vào chiến lược kinh doanh của mình. - Xây dựng quan hệ với nhà cung cấp: Mặc dù TMĐT giúp hoạt động giao tiếp diễn ra nhanh gọn với chi phí thấp, nhưng sự thiếu vắng về mặt đối mặt có thể làm giảm độ tin cậy và khả năng duy trì các mối quan hệ hợp tác bền vững. - Yếu tố công nghệ: Độ tin cậy của các phần mềm ứng dụng và của toàn bộ mô hình mua hàng trực tuyến, khả năng khắc phục sự cố , sự khác biệt về tiêu chuẩn của các hệ thống mua hàng khác nhau…có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định ứng dụng e-Procurement trong doanh nghiệp. Mô hình lựa chọn phương thức mua hàng trong TMĐT<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2