intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Biến đổi khí hậu vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh Nghệ An trong hơn 40 năm trở lại đây

Chia sẻ: Nguyenn Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

179
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghệ An là một tỉnh nằm trong khu vực duyên hải miền Trung nước ta với đặc điểm địa hình đặc biệt đã tạo nên cho nơi đây những đặc trưng khí hậu riêng biệt là một vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và có gió Tây khô nóng vào mùa hè.. Điều khiện khí hậu đặc biệt này đã tạo cho Nghệ An những thuận lợi nhất định và cũng không ít khó khăn. Thêm vào đó khí hậu từ sau thời kì Tân Băng Hà (1550-1580) diễn biến rất phức tạp, đáng chú ý...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Biến đổi khí hậu vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh Nghệ An trong hơn 40 năm trở lại đây

  1. LUẬN VĂN: Biến đổi khí hậu vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh Nghệ An trong hơn 40 năm trở lại đây
  2. Lời mở đầu Nghệ An là một tỉnh nằm trong khu vực duyên hải miền Trung nước ta với đặc điểm địa hình đặc biệt đã tạo nên cho nơi đây những đặc trưng khí hậu riêng biệt là một vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và có gió Tây khô nóng vào mùa hè.. Điều khiện khí hậu đặc biệt này đã tạo cho Nghệ An những thuận lợi nhất định và cũng không ít khó khăn. Thêm vào đó khí hậu từ sau thời kì Tân Băng Hà (1550-1580) diễn biến rất phức tạp, đáng chú ý là từ sau thời kì tiền công nghiệp khí hậu trên phạm vi toàn cầu đã và đang nóng lên, ngày càng rõ rệt. Không nằm ngoài quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, tính chất và mức độ biến đổi của khí hậu ở tỉnh Nghệ An vừa phản ánh xu thế nóng lên đã và đang tiếp diễn trên phạm vi toàn thế giới, vừa phản ánh tính bất ổn định của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong khi đó thực tiễn sản xuất nông nghiệp đã phản ánh giữa được giữa ‘đất, nước, khí hậu & cây trồng’ có một mối quan hệ hữu cơ đặc biệt. Riêng đối với khí hậu, thời tiết từng năm từng vụ với năng suất sản lượng cây trồng có thể thấy một mối quan hệ ‘nhân quả’ khá đậm nét. Tuy nhiên, cho đến nay những hiểu biết tường tận về mối quan hệ này còn nhiều hạn chế . Nhất là trong điều kiện thời tiết có nhiều biến động như hiện nay việc nghiên cứu kỹ lưỡng biến đổi khí hậu và mối quan hệ giữa nó và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với việc sản xuất lúa: một loại cây lương thực chính, là một việc cấp thiết để phục vụ cho công tác sản xuất và chiến lược phát triển lâu dài. Nhận thấy đây là một hướng nghiên cứu lý thú, trong phạm vi kiến thức khí tượng nông nghiệp em quyết định đi sâu vào “Biến đổi khí hậu vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An và tác động của nó đến sản xuất lúa”. Nội dung đề tài bao gồm các phần sau: Chương 1 : Đặc điểm địa lý tự nhiên và khí hậu tỉnh Nghệ An Chương 2 : Biến đổi khí hậu vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh Nghệ An trong hơn 40 năm trở lại đây
  3. Chương 3 : Tác động của dao động và biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tỉnh Nghệ An Chương 4 : Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững cho cây lúa tỉnh Nghệ An Chương 1 đặc điểm địa lý tự Nhiên và khí hậu tỉnh Nghệ An 1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên. 1.1.1.Vị trí địa lý. Nghệ An nằm giới hạn trong khoảng từ 18,5-20,10 vĩ Bắc. Nghệ An quanh năm đều có mặt trời ở cao trên đường chân trời (thấp nhất trong mùa đông cung 50 độ, cao nhất trong mùa hè cũng là 90 độ). Nhờ đó mà nhận nguồn năng lượng mặt Trời nhiều.
  4. Cũng do ở vĩ độ thấp nên các đợt không khí lạnh (KKL) từ lục địa cực đới Sibêri tràn về, khi đến Nghệ An vì đã trải qua một chặng đường dài hàng ngàn km, nên khối KKL đã biến tính sâu sắc: Từ chỗ lạnh và khô ở nơi xuất phát đến đây ít khô và ít lạnh hơn. Mặt khác, do vị trí địa lý Nghệ An tiếp giáp với vịnh Bắc bộ nên được biển thấm ướt, không khí ẩm hơn. Vì vậy vào mùa đông ở Nghệ An ấm & ẩm hơn miền Bắc. Bảng1.1. Số ngày có các loại hình thời tiết khác nhau ở Hà Nội và Vinh trong các tháng mùa đông ( từ tháng 11 đến tháng 3 )[1] Số Lạnh khô Lạnh ẩm Nồm ẩm Nóng ngày vùng Hà Nội 28 20 20 21 Vinh 11 37 41 25 Ghi chú: - Một ngày được gọi là lạnh khô khi : T 80% T >250C - Một ngày được coi là nóng khi : T : Nhiệt độ không khí trung bình r :Độ ẩm tương đối của không khí trung bình 1.1.2.Đặc điểm địa hình. 1.1.2.1. Nghệ An có dãy Trường Sơn án ngữ ở phía Tây và bờ biển ở phía Đông.
  5. Dãy Trường Sơn là một khối núi đồ sộ ở bán đảo Đông Dương chạy theo biên giới Việt_ Lào, nó vừa là biên giới tự nhiên giữa hai nước vừa ranh giới khí hậu của hai khu vực. ở Nghệ An, dãy Trường Sơn chạy theo hướng Tây Bắc _ Đông Nam đối lập hoàn toàn với hướng gió mùa Đông Bắc trong mùa đông và gió Tây nam trong mùa hè, nên gây ra hiệu quả đáng chú ý nhất là: Trong mùa đông : gió mùa Đông bắc về khu vực Nghệ An thì gặp phải dãy Trường Sơn, trong đó có những nhánh đâm ngang ra biển nên buộc lòng các khối không khí phải đi lên sườn núi. Khi dòng khí này tràn về mạnh thì nó có thể tràn qua các dãy núi này để tràn vào Bình _Trị _Thiên, thậm chí vượt cả đèo Hải Vân để vào cả Nam Trung Bộ. Nhưng đa số trường hợp thì nó thường tĩnh lại ở đây và gây ra hiệu ứng mưa trước núi. Cho nên ở Bắc bộ khi gió mùa đông Bắc tràn về, nhất là thời kì đầu mùa (tháng 11 đến trung tuần tháng Giêng), trời nhiều mây hoặc chỉ có mưa nhẹ, tuy không bằng Kỳ Anh (Hà Tĩnh ) nhưng Nghệ An nằm trong hậu phương không khí lạnh nên có mưa khá nhiều. Đặc biệt, khi gió mùa Đông Bắc tràn về ở đây lại có bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào phía Nam thì mưa lại càng lớn. Đó là lý do mà mùa mưa ở Nghệ An bị kéo dài và kết thúc muộn vào tháng 11, tháng 12. Bảng 1.2. Lượng mưa (mm) 2 tháng đầu mùa đông ở một số nơi [1] Vùng Hà Nội Thanh Hoá Vinh Kỳ Anh Lượng mưa Tháng11 43 69 173 428 Tháng 12 23 28 71 201 Trong mùa hè: gió mùa Tây Nam thường thổi từ ấn Độ Dương tới, sau khi đã trải qua một chặng đường dài của vùng lục địa Thái Lan, Lào…làm mất một phần hơi ẩm, khi qua dãy Trường Sơn sang đến Việt Nam dưới tác dụng của dòng giáng , khối không khí này trở nên khô và nóng. Vì gió có hướng Tây Nam hoặc Nam Tây Nam lại thổi từ Lào sang, nên người dân thường gọi là gió Nam Lào, hay bão Lào (vì gió Lào có khi lên đến
  6. cấp 7 & cấp 8), trong chuyên môn gọi đó là gió Tây khô nóng. Do gió Tây khô nóng mà mùa mưa ở Nghệ An bị gián đoạn. Sau kỳ mưa tiểu mãn vào tháng 5, đến tháng 6, tháng 7 gió Lào bắt đầu thịnh hành thì lượng mưa giảm hẳn. Cho nên, biến trình mưa năm ở Nghệ An thường có hai đỉnh. Trong khi đó ở Bắc Bộ & Thanh Hoá ít bị ảnh hưởng của gió mùa Tây nam nên biến trình mưa chỉ có một đỉnh. Bảng1.3. Lượng mưa (mm) 4 tháng (4,5,6,7) ở một số nơi [1] vùng Hà Nội Thanh Hoá Vinh Kì Anh lượng mưa Tháng4 90 58 64 76 Tháng5 188 142 133 133 Tháng6 240 198 120 127 Tháng7 288 192 118 141 1.1.2.2. Bờ biển Nghệ An. Kéo dài ở phía Đông với chiều dài gần 90 km cũng là một yếu tố địa lý chi phối khí hậu, thời tiết khá mạnh mẽ, nó có tác dụng điều hoà khí hậu rộng lớn trên lục địa. Chính vì thế mà ngay trong trong những tháng khô hạn nhất độ ẩm ở Nghệ An Trung bình vẫn trên 70% và mùa hè cũng không giảm nóng so với nguồn năng lượng khổng lồ mà mặt trời toả xuống, còn mùa đông cũng không giá lạnh như đã nói ở trên 1.1.2.3. Nhìn tổng thể địa hình Nghệ An có 3 vùng rõ rệt : vùng núi, trung du và đồng bằng. Dọc theo biên giới Việt Lào có nhiều núi cao điển hình như Phu Hoạt (2452m), Phũalaileing(2711m) tạo nên vành đai đồ sộ. Vùng núi thấp và trung du rộng lớn nối liền giữa miền núi và đồng bằng địa hình khá phức tạp có nhiều đồi và núi thấp.Vùng đồng bằng ven biển nhỏ hẹp lại có những ngọn núi đâm sát ra biển. Cho nên, tạo thành những vùng tiểu khí hậu. Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình và hình thái địa mạo, khí hậu Nghệ An có sự phân hoá mạnh mẽ và có những nét đặc thù riêng.
  7. Do vị trí địa lý và địa hình đặc thù đã tạo cho Nghệ An một sự phong phú và đa dạng về khí hậu. Ngoài quy luật chung của khí hậu Nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh thì Nghệ An còn có những đặc điểm riêng và những vùng tiểu khí hậu như: Vùng Trung tâm rét lạnh Phủ Quỳ, dãi khô hạn Tương Dương, trung tâm mưa lớn Môn Sơn – Châu Quê..... 1.2.Đặc điểm khí hậu tỉnh Nghệ An Do tính chất nghiên cứu đặc điểm khí hậu Nghệ An ảnh hưởng đến sản xuất lúa, nên trong khi xem xét các quy luật khí hậu của tỉnh tôi chỉ đặc bịêt quan tâm đến quy luật khí hậu của từng vụ lúa chính ở một vài vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh – vùng đồng bằng ven biển: Quỳnh Lưu, Đô Lương, Vinh. 1.2.1. Đặc điểm khí hậu vụ lúa Đông Xuân Gieo cấy từ tháng 12 năm trước và thu hoạch vào tháng 6 năm sau. Diện tích gieo cấy khoảng 80-81 ngàn ha, chủ yếu ở những nơi chủ động nước, tập trung lớn nhất ở 3 huyện Đô lương, Quỳnh Lưu, Vinh. Đây là vụ lúa được gieo trồng trong điều kiện thời tiết tương đối ổn định và có năng suất cao nhất trong năm. Tuy nhiên cây lúa gieo cấy vào vụ này cũng gặp không ít điều kiện bất lợi như giá rét lúc gieo cấy, gió Tây khô nóng khi lúa trổ chín. 1.2.1.1.Nhiệt độ trong vụ đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 4). Trong vụ Đông xuân yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến thời vụ và cơ cấu cây trồng là nhiệt độ. Gặp năm ấm vào đầu vụ mạ chóng già phải bỏ đi gieo cấy lại, nếu ẩm liên tục lúa sẽ phát triển rất nhanh, trỗ sớm gặp rét tháng 4 năng suất thấp (năm 1990 - 1991). Ngược lại nếu rét vào đầu vụ mạ và lúa mới cấy bị chết làm cho chi phí sản xuất tăng cao, song đến khi lúa trổ sẽ gặp thuận lợi cho năng suất cao nhưng lại làm trễ vụ Hè thu. Cho nên ta cần chú ý nhiều đến nhiệt độ trong vụ sản xuất này. Trước hết, đó là sự dao động về ngày bắt đầu và kết thúc mùa lạnh. Mùa lạnh là các ngày có nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20 oC. Một cách ổn định thì ở vùng đồng bằng ven biển thường bắt đầu từ cuối tuần 3 tháng 11 của năm trước và kết thúc vào trung tuần tháng 3 năm sau. Vùng núi
  8. mùa lạnh ngắn hơn đồng bằng do không khí lạnh cuối mùa ít có khả năng xâm nhập tới đây, trong khi đó luồng không khí phía tây lại khống chế. Mùa lạnh bắt đầu và kết thúc vào những thời kỳ đã nêu trên nhưng cũng có những năm mùa lạnh lại bắt đầu sớm hơn trung bình đến 1 tháng và kết thúc muộn hơn một thời gian tương tự. Còn thời gian xảy ra tháng rét nhất trong mùa lạnh thì có năm xảy ra vào đầu mùa, có năm giữa mùa và cũng không ít năm xảy ra vào cuối mùa. Thông thường những năm có rét đậm thì nhiệt độ trung bình có thể thấp hơn 1 vài độ so với nhiệt độ trung bình nhiều năm và những năm ấm thì nhiệt độ cũng cao hơn nhiệt độ trung bình nhiều năm một trị số tương tự. Vụ đông xuân ở Nghệ An kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau bao gồm toàn bộ mùa lạnh và thời gian chuyển tiếp từ mùa nóng sang mùa lạnh, từ mùa lạnh sang mùa nóng. Với thời gian kéo dài lại bao gồm nhiều thời kỳ khác nhau mà biến đổi thời tiết diễn ra trong vụ rất phức tạp. Đặc biệt nhiệt độ không khí trong vụ đông xuân có những biến động rất lớn. Những hiện tượng rét, rét đậm, rét hại mà kéo dài trong nhiều ngày có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sản lượng cây trồng vật nuôi. Nhiệt độ trung bình tháng đầu vụ ở các nơi đều đạt 20,6 – 21,5 oC, tháng cuối vụ các nơi đạt trên 20 oC. Tháng một là tháng chính đông. Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối các tháng đầu đến giữa vụ đông xuân phổ biến từ 33,5 – 38 oC, các tháng cuối vụ là 38 - 40 oC. Trong vụ Đông xuân ở Nghệ An vẫn có những ngày nắng nóng nhiệt độ cao. Những năm thời gian có nhiệt độ cao tạo điều kiện cho cây lúa, cây ngô phát triển nhanh. Đặc biệt thời gian đầu vụ mà nắng ấm kéo dài, nhiệt độ cao thì gây ra mạ già, mạ ống như vụ đông xuân năm 1997 – 1998. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trong nhiều năm xẩy ra chủ yếu vào tháng 1. ở vùng núi Nghệ An vào tháng 12 – tháng 1 hàng năm vẫn có những ngày xảy ra băng giá, nhiệt độ hạ xuống rất thấp, có những năm đã xuống dưới 0 oC. Đặc biệt ngày 2/1/1974 Nhiệt độ không khí tuyệt đối đã xảy ra trị số thấp lịch sử (từ -0,3 đến – 0,5 oC ) ở vùng núi cao và các nơi khác nhiệt độ xuống dưới 5,7 oC. Biên độ nhiệt độ ngày trong vụ đông xuân ở Miền núi từ 7,9 - 9 oC, trung du 7,2- 7,5 o C, đồng bằng 5,2 – 5,6 oC.
  9. Bảng1.4. Nhiệt độ ( oC) trung bình các tháng vụ Đông xuân. Tháng XI XII I II III IV TB vùng Quỳnh lưu 21,5 18,7 17,4 17,9 20,2 23,7 19,9 Đô lương 21,5 18,7 17,6 18,2 20,7 24,3 20,2 Vinh 21,5 18,7 17,5 17,9 20,4 24,0 20,0 1.2.1.2. Lượng mưa trong vụ đông xuân. Tổng lượng mưa trong vụ đông xuân phân bố không đều theo không gian một cách rõ rệt :Vùng núi phía Tây Nam ( Kỳ sơn,Tương Dương ) phổ biến từ 160-200mm, vùng Tây Bắc từ 200-250 mm,vùng trung và hạ lưu sông Cả từ 250-450mm. Tuy nhiên, tổng lượng mưa 6 tháng vụ Đông xuân chỉ chiếm từ 13-22% tổng lượng mưa năm. Tổng lượng mưa của các tháng trong vụ đông xuân có sự biến động lớn, năm mưa nhiều có thể gấp hàng chục lần năm mưa ít. Trong tháng 11 là tháng bắt đầu mùa lạnh, lượng mưa trung bình của vùng núi đạt từ 40-70 mm, vùng trung du và đồng bằng ven biểntừ 70-150mm. Đáng chú ý là lượng mưa của nửa đầu tháng XI biến động lớn.Ví dụ: tại thành phố Vinh, lượng mưa trung bình nhiều năm tuần 1 tháng 1 là 68mm, nhưng lượng mưa cùng thời kỳ vào năm 1976 lên tới 405 mm, ngược lại có năm chỉ đạt dưới 1mm (1993 - 1994). Tháng 12: Mưa giảm xuống đáng kể vùng núi từ 10-20mm,vùng đồng bằng phổ biến từ 30-50mm. Từ tháng 1đến tháng 3: là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt, lượng mưa hàng tháng từ 15- 45mm, riêng vùng Tương Dương và Kỳ Sơn có lượng mưa ít hơn. Hạ tuần tháng 3 bắt đầu đã có những trận mưa rào và dông nên lượng mưa đã tăng lên rõ rệt. Tháng 4: là tháng chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng, thời kì này có nhiễu động thời tiết xẩy ra mưa lớn . Cho nên lượng mưa tăng lên nhiều so với các tháng trước. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất trong năm có khả năng xẩy ra từ tháng11- 3, vùng núi xẩy ra từ tháng 12 với tần suất từ 24- 42%, xẩy ra vào tháng 1 với tần suất thấp hơn. Bảng1.5: Lượng mưa (mm) trong các tháng vụ Đông Xuân XI XII I II III IV R vụ Rnăm Tỷ
  10. Tháng lệ(%) vùng Quỳnh Lưu 89.7 31.7 22.1 25.0 28.4 58.6 255.5 1592.5 16.0 Đô Lương 109.3 36.2 31.4 32.6 38.1 83.3 330.9 1804.0 18.3 Vinh 173.0 70.7 54.8 43.4 47.9 63.3 453.1 2079.8 21.8 1.2.1.3.Nắng vụ Đông Xuân. Tổng số giờ nắngtrong vụ Đông xuân phổ biến từ 530-600 giờ nắng chiếm 31-39% số giờ nắng trong năm. Nhìn chung số giờ nắng các tháng đầu và cuối vụ nhiều hơn các tháng giữa vụ. Trong vụ Đông Xuân nắng có đặc điểm là ít gay gắt nên thuận lợi cây cối trong việc tích luỹ chất khô để hình thành sản lượng. Lượng mưa trong mùa này nhiều và màn mây thấp nên số giờ nắng ít Bảng 1.6. Số giờ nắng trung bình trong vụ Đông Xuân Tháng XI XII I II III IV Cả vụ Trạm Quỳnh Lưu 127.1 115.6 88.9 55.7 75.8 134.7 597.7 Đô Lương 110.2 106.3 80.5 50.4 77.5 126.4 551.3 Vinh 104.3 91.0 76.6 50.3 72.5 133.9 528.6 1.2.1.4.Những bất lợi của thời tiết vụ lúa Đông Xuân. Vào đầu vụ đông xuân, do hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc nhất là các đợt gió mạnh đã gây ra nhưng hậu quả nặng nề cho thời vụ Đông Xuân. Hậu quả đầu tiên phải kể đến là những đợt rét đậm , rét hại. Trời rét là những ngày có nhiệt độ xuống dưói 20 oC. Thực tế cho thấy khi nhiệt độ ổn định trên 15 oC thì mạ xuân và lúa xuân mới cấy có thể phát triển ổn định. Rét đậm là những ngày có nhiệt độ xuống dưới 15 oC. Số ngày nhiệt độ trung bình giảm xuống 15 oC. trong vụ đông Xuân ở vùng đồng bằng là 16- 22 ngày , xẩy ra nhiều nhất trong tháng 1:7-9 ngày.
  11. Rét hại là những ngày có nhiệt độ trung bình xuống dưới 13 oC.Các đợt rét hại xẩy ra chủ yếu từ tuần thứ 2 tháng 12 đến hết tháng 2. Trong đó đặc biệt tuần thứ 2 tháng 1 đến tuần 1 tháng 2. Đây là thời kì gieo mạ không an toàn. Vì vậy cần gieo mạvào thời vụ để nó phát triển đến 3 lá trước tuần 1 tháng 1 ,hoặc gieo sau tuần 1 tháng 2 (gieo mạ bổ sung do rét bị chết). Số ngày có nhiệt độ 13oC, trung bình nhiều năm ở vùng đồng bằng 1-8 ngày. Nếu rét vào đầu mùa mạ và cây lúa mới cấy dễ bị chết cóng làm cho chi phí sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, nếu gặp năm ấm vào đầu vụ mạ chóng già phải bỏ đi gieo cấy lại, nếu ấm liên tục lúa phát triển nhanh, trỗ sớm gặp rét tháng 4, cho năng suất thấp(1990_1991). Hanh heo cũng là một hậu quả của không khí lạnh. Đặc trưng của những ngày có hanh heo là ban ngày trời vẫn nắng nhưng nhiệt độ hạ thấp, ban đêm trời quang mây, giá lạnh, độ ẩm nhỏ. Nếu thời gian hanh heo kéo dài gây hạn hán nghiêm trọng cho vụ đông xuân. Vào tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau thường xẩy ra hiện tượng ánh sáng quá yếu do trời âm u kéo dài (hiện tượng nhiều mây, mưa phùn, ẩm ướt ).Trung bình mỗi năm ở vùng đồng bằng ven biển có đến 20-41 ngày mưa phùn. Hậu quả của việc thiếu ánh sáng là làm cho cây lúa quang hợp yếu, đặc biệt làm cho sâu bệnh phát triển và gây hại, nhất là bệnh đạo ôn trên lúa. 1.2.2.Đặc điểm khí hậu vụ lúa Hè thu Gieo trồng vào tháng 5, thu hoặch vào tháng 9. Đây là vụ mới được hình thành từ năm 1981-1982 _tiền thân của nó là lúa chạy lụt. Sau khi có tiến bộ kĩ thuật về giống cây trồng: có giống lúa ngắn ngày năng suất cao, chịu nắng nóng thích ứng rộng, để thu hoạch trước 15/9. Từ khi hình thành vụ hè thu, cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ trong năm được thay đổi cơ bản theo hướng tích cực, né tránh điều kiện bất lợi của thời tiết. Vụ Hè thu không chỉ dừng lại ở mục tiêu né tránh mà thực sự trở thành một vụ sản xuất chính trong năm, một vụ hè thu thâm canh và toàn diện, quy mô năng suất và sản lượng năm sau đều cao hơn năm trước. Bảng 1.6. Kết quả sản xuất hè thu từ năm 1981-1999 [1]
  12. Thời kỳ Kết quả sản xuất hè thu So sánh năng sất lúa Diện Năng Sản lượng Lúa cả Lúa Lúa tích(ha) suất (Tấn) năm đông mùa (tấn/ha) xuân 81-85 19.166 22,01 42.181 +5,8 -18,8 +3,36 86-90 35.083 24,62 86.307 +9,7 -16,8 +7,23 91-95 43.976 29,34 129.013 +11,5 -8,6 +6,85 96-99 46.937 34,23 158.832 +4,6 -18,6 +7,64 1.2.2.1 Nhiệt độ không khí vụ Hè thu từ tháng 5 đến tháng 10. Nhìn chung trong cả vụ hè thu nhiệt độ khá cao. Bốn tháng đầu và giữa vụ từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình ở vùng núi từ 27oC – 27,5oC, đồng bằng từ 27,5oC – 29,5oC. Nhiệt độ không khí trung bình trong vụ từ 26,7oC – 27,7oC. Tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất vào tháng 7 từ 28 oC – 29 oC. Riêng khu vực Vinh nhiệt độ trung bình nhiều năm tháng 7 đạt 29,6 oC cao nhất tỉnh. Đáng chú ý là ngay từ đầu vụ do ảnh hưởng của gió Tây nam khô nóng nhiệt độ tăng lên rất cao. So với tháng 4 nhiệt độ trung bình tháng 5 tăng lên từ 2 – 3,7 oC. Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối trong các tháng đầu vụ thè thu (từ tháng 5 đến tháng 7) ở khu vực miền núi và thành phố Vinh lên trên 40oC. Khu vực đồng bằng 38,5 oC - 40 oC. Nhiệt độ không khí tối cao nhiệt đối vào 3 tháng cuối vụ từ tháng 8 – tháng 10 đều dưới 40 oC. Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối chủ yếu xảy vào thời kỳ cuối vụ (tháng 10) với trị số từ 10,2 – 15oC. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 7 – tháng 8 ở các địa phương đều trên 20 oC, cao nhất tại Đô Lương 22 oC. Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình các tháng trong vụ hè thu phổ biến từ 23 oC – 24,7 oC. Tháng có nhiệt độ tối thấp trung bình là tháng 10 từ 20,3 – 21,1 oC ở Miền núi, và 21,1 oC - 22 oC ở vùng đồng bằng ven biển. Tháng 10 là tháng đầu mùa lạnh gió mùa đông bắc thịnh hành cho nên nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối dưới 13 oC. Chênh lệch nhiệt độ tối thấp trung bình tháng đầu và cuối vụ là từ 2 – 2,8oC.
  13. Biên độ nhiệt độ ngày trong vụ hè thu là 8,8 – 9,8 oC vùng trung du là 7,8 – 8,4 oC và đồng bằng ven biển là 6,8 – 7 oC. Bảng1.7. Nhiệt độ (oC) trung bình các tháng vụ Hè thu. V VI VII VIII IX X Trung bình Tháng Địa Phương Quỳnh lưu 27,4 29,0 29,3 28,3 26,8 24,4 27,5 Đô lương 27,6 28,7 29,0 28,0 26,6 24,4 27,4 Vinh 27,7 29,4 29,6 28,6 26,8 24,3 27,7 !.2.2.2. Quy luật diễn biến mưa trong vụ Hè thu. Mùa mưa với vụ Hè thu do sự khống chế thường xuyên của các khối không khí có nguồn gốc từ biển.Vì vậy, lượng mưa trong mùa mưa đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng mưa năm. Tổng lượng mưa của các tháng mùa mưa ở các nơi thuộc vùng núi phía bắc của tỉnh phổ biến từ 1000-1500 mm, vùng đồng bằng ven biển phía Nam của tỉnh dao động từ 1600 – 1800 mm. Trong đó lượng mưa tập trung từ tháng 8-9-10 chiếm từ 55% đến 65% lượng mưa năm. Do lượng mưa trong mùa mưa gây nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế đặc biệt là đến sản xuất Nông nghiệp, nên ta cần nghiên cứu để hiểu sâu hơn về qui luật diễn biến của chúng. Bảng 1.8. Lượng mưa tháng(mm) trong vụ lúa Hè Thu V VI VII VIII IX X R vụ R năm Tỷ lệ Tháng vùng Quỳnh 101.4 143.3 119.5 230.2 418.3 328.1 1340.8 1592.5 84.2 Lưu Đô Lương 152.1 145.2 148.2 249.3 415.3 363.2 1582.6 1804.0 87.7
  14. Vinh 132.4 119.3 115.6 220.3 527.8 511.4 1799.8 2079.8 86.5 Tháng 5: Bắt đầu của gió mùa mùa hạ , hai hệ thống thời tiết chính là áp thấp nóng phía Tây và lưỡi cao áp Thái Bình dương đã chi phối đến thời tiết của tỉnh vơí tần suất khá cao .Chính sự giao tranh giữa hai hệ thống thời tiết có nguồn gốc và bản chất vật lý khác nhau này đã tạo nên sự bắt đầu của mùa mưa trong tháng 5 tăng nhanh và khá đồng đều trên toàn tỉnh,(lượng mưa phổ biến từ 100-200 mm). Đây cũng là thời kỳ thường sinh ra lũ tiểu mãn. Tháng 6-7: ưu thế tuyệt đối thuộc về hệ thống áp thấp nóng phía Tây, hệ thống thời tiết phía đông giảm xuống mức thấp nhất. Đây là thời kỳ nắng nóng nhất trong năm, lượng mưa tháng đã giảm xuống rõ rệt ở các vùng trong tỉnh, các nơi khác thuộc vùng núi phía Tây do chịu ảnh hưởng chủ yếu của địa hình, nên trong thời gian này chiều tối và đêm có mưa rào và dông nhiệt Tháng 8:Là thời kỳ gió mùa mùa hạ thịnh hành, ảnh hưởng của các hệ thống thời tiết phía Tây đã giảm đi rõ rệt, ưu thế thuộc về hệ thống thời tiết phía Nam, riêng hình thế rãnh nội chí tuyến chiếm tần suất từ 35-40%, đem lại lượng mưa khá lớn. Bão, áp thấp nhiệt đới đã hoạt động tăng dần, lưỡi áp cao Thái Bình Dương tăng cường và hoạt động mạnh. Tình hình nắng nóng đã dịu bớt, mưa đã nhiều hơn. Tháng 9-10:Tỉnh Nghệ An chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới... Ngoài ra, trong các tháng này, không khí lạnh ở phía Bắc cũng đã ảnh hưởng từng đợt đến thời tiết của tỉnh. Song cũng trong các tháng này sự kết hợp của các nhân tố địa hình đã gây ra những đợt mưa lớn trên diện rộng sinh ra lũ lớn. Bảng1.9. Tỷ trọng mưa tháng so với lượng mưa năm(%) [1] IV V VI VII VIII IX X Tháng Địa phương Vinh 2.6 15.8 52.6 28.9 Đô Lương 2.6 5.3 13.2 50.0 28.9 Quỳnh Lưu 4.6 48.8 44.2
  15. Qua bảng 4 thấy tháng 9 là tháng có tỷ trọng mưa lớn nhất trong năm, chiếm từ 40% - 50% tổng lượng mưa cả năm . Các trận lũ lớn thường xẩy ra vào tháng này.Việc mùa mưa đến sớm hay muộn cũng ảnh hưởng đến sản xuất Nông nghiệp của tỉnh nếu mùa mưa đến sớm thường có thể gây ra mất mùa hoặc giảm năng suất cho vụ đông xuân, còn nếu đến muộn có thể ảnh hưởng đến triển khai vụ hè thu. ở các huyện đồng bằng ven biển - nơi là vựa lúa của tỉnh Nghệ An cũng nằm trong quy luật phân bố mưa của tỉnh, tuy nhiên về tần suất mưa vào tháng 7,8,9 còn lớn hơn các vùng khác. 1.2.2.3. Nắng trong vụ Hè thu. Trong mùa hè số giờ nắng nhiều gấp 2 lần số giờ nắng trong mùa đông. Tổng số giờ nắng trong vụ từ 1005 đến 1180 giờ. Trung bình mỗi tháng có 168-180 giờ. Tổng số giờ nắng lớn nhất vào tháng 7 với số giờ nắng lên tới 228.6 giờ ở Vinh. Vào cuối vụ tổng số giờ nắng có khuynh hướng giảm giần do xẩy ra nhiều đợt mưa lớn diện rộng. Tổng số giờ nắng ở đồng Bằng cao hơn miên núi. Tính chất nắng trong mùa hè là găy gắt và gây ra hệ quả xấu cho người và động thực vật. Bảng 1.11. Số giờ nắng trung bình trong vụ Hè Thu Tháng V VI VII VIII IX X Cả vụ Trạm Quỳnh Lưu 226.5 198.7 228.6 190.3 172.7 161.5 1178.3 Đô Lương 205.2 195.7 212.4 180.1 158.1 142.9 1094.4 Vinh 226.1 198.4 226.3 198.7 164.8 140.3 1154.6 1.2.2.4. Những bất lợi của thời tiết vụ Hè Thu Vào tháng 6,7,8 gió mùa Tây Nam thống trị, gây ra hiệu ứng Phơn. Hậu quả của hiệu ứng này là gây ra thời tiết khô nóng. Với nhiệt độ cao tuyệt đối có thể lên tới 41,1 oC (Đô Lương năm 1966) làm cho cây lúa bị chết khô hoặc kém phát triển cho năng suất rất thấp .
  16. Với việc nắng nóng kéo dài và không khí khô gây ra hạn hán nghiêm trọng ở một số năm làm chết hàng loạt lúa hoặc không thể trồng lúa phải bỏ đi, gieo trồng các cây hoa màu khác nên thiệt hại rất là lớn. Vào cuối vụ( cuối tháng 8, đầu tháng 9) thường xẩy ra mưa lớn, bão, áp thấp nhiệt đới cũng hay xẩy ra vào thời kỳ này. Sự kết hợp của nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm này thường gây ra lũ rất lớn gây ra hiện tượng ngập úng cho cây lúa dẫn đến gây mất mùa. Do vậy nếu thu hoặch lúa trước 10-15/9 thì độ an toàn có thể đảm bảo đến 80% số năm, còn thu hoạch sau 15/IX và chậm hơn sau 20/IX thì đối với những vùng trũng dễ mất trắng. 1.2.3.Vụ Mùa. Lúa mùa gieo trồng trong tháng 6, tháng7 thu hoạch tháng 10, tháng11. Là vụ có từ lâu đời được gieo cấy bằng các giống cây nhiều ngày, có phản ứng ánh sáng, chịu hạn, chịu được đất xấu như: lúa ré, lúa lốc, lúa cằm, lúa chành,….Nhưng do điều kiện thời tiết vào thời gian này rất khắc nghiệt_hạn hán vào tháng 6,7 và lũ lụt vào tháng 9,10 nên năng suất thấp , không ổn định , dễ bị mất mùa . Chương 2 Dao động và Biến đổi khí hậu ở vùng trọng điểm trồng lúa tỉnh Nghệ An trong hơn 40 năm qua 2.1. khái quát về xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu và ở Việt Nam Biến đổi khí hậu là một trong những đặc tính cơ bản của khí hậu. Lịch sử hàng triệu năm của khí hậu là sự nối tiếp, xen kẽ các kì khí hậu băng hà lạnh lẽo và các kì khí hậu
  17. gián băng ấm áp. Từ khi ra khỏi kì băng hà cuối cùng, khí hậu đã và đang trải qua 8000 - 10000 năm trong kì gián băng hiện tại. Ngót chục nghìn năm trong kì gián băng hiện tại cũng có những biến đổi hạn hẹp hơn, nối tiếp nhau bằng hàng chục chu kì ấm xen kẽ với chu kì lạnh. Chu kì lạnh mới nhất (được gọi là thời kì tân băng hà) bắt đầu từ những năm 1550 và kết thúc vào những năm 1580. Từ đó đến nay khí hậu diễn biến rất phức tạp. Đáng chú ý là từ sau thời kì tiền công nghiệp, khí hậu trên phạm vi toàn cầu đã và đang nóng, ngày càng rõ rệt. Biến đổi khí hậu hiện tại không những bắt nguồn từ những biến đổi trong cơ cấu hệ thống khí hậu trái đất (khí quyển, đaị dương, băng tuyết, đại lục, cây xanh...) từ những biến đổi các thành phần cán cân bức xạ măt trời mà còn do hoạt động của con người làm tăng nồng độ khí nhà kính như hiện nay hay hơn nữa, nhiệt độ trên toàn cầu sẽ có thể tiếp tục tăng lên, có khả năng làm cho mực nước biển dâng cao trong các thập kỷ sắp tới. Mọi người đều biết, nguồn năng lượng duy nhất của mọi quá trình khí hậu trên toàn trái đất là bức xạ mặt trời và do đó, khí hậu Trái Đất phụ thuộc chủ yếu vào cân bằng bức xạ của lớp khí quyển bao quanh Trái Đất. Song bức xạ mặt trời không chỉ có hoạt tính bức xạ quan hệ phức tạp không chỉ với nguồn bức xạ từ mặt trời mà còn với cả các chất khí có hoạt tính bức xạ, chủ yếu là khí nhà kính trong khí quyển: H 2 O (hơi nước), CO 2 (đi ô xít các bon), CH 4 (mê tan),N 2 O(đi ni tơ ô xít),O 3 (ô zôn).... Ngay từ khi có khí quyển đã có hiệu ứng nhà kính. Bằng cách hấp thụ hồng ngoại từ trái đất rồi phát xạ trở lại trái đất các khí nhà kính làm cho trái đất đủ ấm cho con người sinh sống. Theo các nhà khoa học, nếu không có các khí nhà kính tự nhiên, nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất không phải ở mức 15 0C như hiện nay mà còn thấp hơn rất nhiều, 18 0C dưới không(-18 0C). Theo ban liên chính phủ về biến đối khí hậu (IPCC), từ thời kì tiền công nghiệp đến nay,do sự phát triển và tăng trưởng các hoạt động kinh tế- xã hội, nồng độ khí nhà kính không ngừng tăng lên, đăc biệt là các khí CO 2 , CH 4 , N 2 O,....Cũng từ thời kì này xuất hiện một sản phẩm công nghiệp có vai trò to lớn về hiệu ứng nhà kính: CFCs(cloruaflouruacacbon). Các khí nhà kính nhân tạo nói trên đã và đang gây nên hiệu ứng nóng lên toàn cầu hiện nay.
  18. Về nồng độ, tính theo đơn vị phần triệu thể tích (ppmv), các khí nhà kính xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít là: CO 2 (353 ppmv),CH 4 (1.72ppmv),N 2 O(310.10 3 ppmv), CFC12(484.10 6 ppmv), CFC11(280.10 6 pmmv). Về tiềm năng đốt nóng(GWP), lấy tiềm năng của CO 2 làm một đơn vị(1) thì các khí nhà kính xếp theo thứ tự từ lớn đế bé là: CFC12(7100), CFC11(3400), N 2 O(270), CH 4 (11), CO 2 (1). Vì vậy, đóng góp của các khí nhà kính vào hiệu ứng nóng lên toàn cầu chủ yếu là các khí: CO 2 (55%), CH 4 (15%),N 2 O(3%), CFC (17%).[9] Đóng vai trò quan trọng nhất trong hiểm họa nóng lên toàn cầu là CO 2 . Khí này trở thành trung tâm chú ý của các nhà khoa học về hai phương diện đối lập: nguồn phát thải CO 2 và ngược lại bể hấp thụ hoặc bể chứa CO 2 . Lượng CO 2 do tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch và sản xuất xi măng tăng lên 4% mỗi năm bắt đầu từ 1860 và giảm đi chút ít trong cuộc chiến tranh Thế giới và khủng hoảng kinh tế. Đến năm 1990 lượng phát thải toàn cầu đạt tới 6.0 (tỉ tấn). Tính theo đầu người, hàng năm lượng CO 2 phát thải do tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch đạt 5-8 tấn ở các nước phát triển và 0.2-0.6 tấn ở các nước đang phát triển. Về CH 4 lượng phát thải đang ở mức 0.5 tỷ tấn/năm. trong đó 80% sinh ra từ ruộng lúa nước, đầm lầy, 20% do hoá thạch sinh ra từ công nghiệp dầu khí , than đá,…[9] 2.1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam.  Xu thế biến đổi về bão. Trong cuối thế kỉ 20(1951-2000) có 335 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (gọi chung là bão) ảnh hưởng tới Việt Nam, trung bình mỗi năm có 6,7 cơn bão. Biến đổi về bão có một số đặc điểm sau: Có 24 năm bão ít hơn trung bình (chuẩn sai âm) và 26 năm bão nhiều hơn trung bình (chuẩn sai dương). Có 7 năm bão rất ít (không quá 3 cơn) và 7 năm bão rất nhiều (10 cơn trở lên). Thập kỉ 1971-1980 có nhiều bão nhất, trong đó năm 1978 là năm nhiều bão của nửa cuối thế kỉ 20 (13 cơn bão). Song cũng trong thập kỉ này, vào năm 1976 không có bão đổ bộ vào Việt Nam.
  19. Ba thập kỉ liên tiếp 1961-1970, 1971-1980, 1981-1990, bão tăng lên rõ rệt so với nhiều thập kỉ trước đó. Song đến thập kỉ 1991-2000 bão có phần ít đi. Nói cách khác xu thế tăng của bão không thể hiện vào những năm cuối thế kỉ 20.[9] Vào những năm gần đây, quỹ đạo bão dịch dần vào phía Nam và mùa bão lui dần vào các tháng cuối năm.  Xu thế biến đổi về số đợt phơ rông lạnh. ảnh hưởng của phơ rông lạnh đối với nước ta (thường được gọi là gió mùa Đông Bắc và gọi tắt là gió mùa) chủ yếu ở Bắc Bộ. Vì vậy biến đổi của phơ rông lạnh thực chất là biến đổi về phơ rông lạnh qua Hà Nội. Trung bình mỗi năm có 30 đợt Phơ rông lạnh, theo số liệu kì 1955-2000. Biến đổi phơ rông lạnh có những đặc điểm sau: - Có 12 năm phơ rông lạnh nhiều hơn trung bình(chuẩn sai dương) và 20 năm phơ rông lạnh ít hơn trung bình (chuẩn sai âm). - Có 5 năm phơ rông lạnh nhiều hơn trung bình rõ rệt (≥ 34 đợt) và 5 năm phơ rông lạnh ít hơn trung bình rõ rệt (≤ 26 đợt). Nói chung, tần số phơ rông lạnh khá đồng đều giữa các thập kỉ trong nửa cuối thế kỉ.[9]  Xu thế biến đổi về nhiệt độ. Biến đổi nhiệt độ có một số đặc điểm sau đây: - Biến đổi nhiệt độ tương đối lớn vào các tháng mùa đông, lớn nhất vào các tháng chính đông(XII,I,II) tương đối bé vào các tháng mùa hạ, bé nhất vào các thá ng chính hạ(VI,VII,VIII). Biến đổi bé nhất là nhiệt độ trung bình năm, phổ biến có độ lệch tiêu chuẩn là 0.3-0.6ºC. - Mức độ biến đổi phụ thuộc vào khu vực địa lý và điều kiện cụ thể của từng mùa. Về mùa đông, các khu vực có độ lệch tiêu chuẩn khoảng 1-2ºC, giảm từ Bắc vào Nam. Về mùa hè biến đổi ít và khá đồng đều trên các khu vực, khoảng 0.4-0.8ºC. - Biến đổi nhiệt độ không khác biệt đáng kể giữa các vùng núi cao và các vùng núi thấp, giữa hải đảo và vùng đất kế cận.
  20. Xu thế biến đổi nhiệt độ có những đặc điểm sau đây:Nói chung nhiệt độ cả năm của 4 thập kỉ gần đây (1961-2000) cao hơn 4 thập kỷ trước đó. - Trong các mùa xu thế biến đổi nhiệt độ không hoàn toàn như nhau: + Nhiệt độ mùa hè thể hiện xu thế tăng lên trong 3-4 thập kỉ gần đây + Nhiệt độ mùa đông chỉ có xu thế tăng lên trong thập kỉ 1991-2000. + Theo nhận định sơ bộ, mức tăng trung bình của nhiệt độ trong thời gian qua là 0.007-0.15ºC mỗi thập kỉ.  Xu thế biến đổi về lượng mưa. Về biến đổi lượng mưa có những đặc điểm sau đây: - Trong cùng thời gian biến đổi về lượng, nơi mưa nhiều ít hơn nơi mưa ít. - Trên cùng một địa điểm, biến đổi lượng mưa của tháng mưa nhiều lớn hơn các tháng mưa ít. Biến đổi lượng mưa năm vượt xa biến đổi của lượng mưa tháng xét về trị số tuyệt đối. - Biến đổi của mùa mưa rõ rệt hơn nhiều so với biến đổi mùa nhiệt. - Không hiếm năm lượng mưa trong một số tháng mùa khô có thể dao động trong phạm vi 3-4 tháng hoặc đến 5-6 tháng như ở duyên hải Trung Bộ. -Thời gian cao điểm của mùa mưa có thể có là một trong 5-6 tháng mùa mưa, từ tháng 5-9 ở Bắc Bộ, Nam Bộ,… và hạn hẹp hơn đôi chút ở ven biển duyên hải Trung Bộ. -Lượng mưa trung bình giữa các thập kỉ khác nhau rất rõ, về trị số năm cũng như về trị số tháng hay mùa.[9] 2.2.Xu thế biến đổi của một số đặc trưng yếu tố khí hậu ở vùng trọng điểm trồng lúa tỉnh Nghệ An 2.2.1.Mức độ biến đổi trị số trung bình. Mức độ biến đổi được đánh giá bằng độ lệch chuẩn S(x) đối với chuỗi {Xt} 1n  ( xt  x) 2 S(x)= (2.1) n t 1 Trong đó: xt =trị số của năm t(t= 1, n )của chuỗi {xt}
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2