Luận văn các giải pháp kinh doanh cho công ty dệt may công nghiệp - Nguyễn Thị Huyền Dương - 3
lượt xem 15
download
Hợp nguyên liệu khác nhau nhưng vẫn đảm bảo sản xuất ổn định. Giá thực tế vật liệu xuất kho được công ty tính theo phương pháp hệ số giá: Giá thực tế vật liệu xuất kho Trong đó: Hệ số giá Giá hạch toán vật liệu xuất kho Hệ số giá Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ Giá hạch toán vật liệu tồn đầu kỳ Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ Giá hạch toán vật liệu nhập trong kỳ Hệ số phân bổ Tổng chi phí vật liệu phụ trực tiếp Tổng sản lượng quy đổi Hệ số phân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn các giải pháp kinh doanh cho công ty dệt may công nghiệp - Nguyễn Thị Huyền Dương - 3
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp nguyên liệu khác nhau nhưng vẫn đảm bảo sản xuất ổn định. Giá thực tế vật liệu xuất kho được công ty tính theo phương pháp hệ số giá: Giá thực tế vật liệu Giá hạch toán Hệ = x xuất kho vật liệu xuất kho số giá Trong đó: Giá thực tế vật liệu Giá thực tế vật liệu + = tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Hệ số giá Giá hạch toán vật Giá hạch toán vật liệu + liệu tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Tổng chi phí vật liệu phụ trực tiếp = Hệ số phân bổ Tổng sản lượng quy đổi Chi phí vật liệu phụ Hệ số Sản lượng = x cho từng mặt hàng phân bổ quy đổi Cuồi cùng ta sẽ tính được giá trị nguyên vật liệu phụ xuất dùng: = CP NVLc + CP NVLp CPNVLtt Công ty dử dụng giá hạch toán trong kỳ nên khi xuất kho giá vật liệu ghi trên phiếu xuất là giá hạch toán để tính giá thực tế của nguyên vật chính xuất dùng cho sản xuất sản phẩm. b) Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản phụ cấp có tính chất lương như: tiền ăn ca, lương nghỉ phép,... Ngoài ra còn trích bảo hiểm xã hội(...); Bảo hiểm y tế(...); Kinh phí công đoàn(..). Tiền lương phải trả cho mỗi công nhân trong tháng được xác định căn cứ vào đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm mà công nhân đã làm được ở mỗi bước, cụ thể được tính như sau: Tiền lương phải Sản lượng thực Đơn giá Hệ số = x x trả cho từng tế của từng lương từng phần QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 61
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp phần việc phần việc phần việc mềm Việc tính lương cho côngnhân viên còn dựa trên cơ sở bảng chấm công, mức độ hoàn thành công việc, trình độ chuyên môn của mỗi người. c. Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được tổng hợp trên cơ sở toàn xí nghiệp và phân bổ theo tỷ trọng tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng lợi sản phẩm theo công thức sau: Chi phí sản xuất Hệ số Tiền lương công nhân sản = x chung phân bổ xuất cho từng mặt hàng Trong đó: Hệ số Tổng CP SXC phát sinh thực tế trong công ty = phân bổ Tổng tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Sau khi tập hợp chi phí sản xuất phát sinh kế toán tính được tổng giá thành sản phẩm. Cônh ty áp dụng thực hiện phương pháp tính giá thnàh trực tiếp, kỳ tính giá được xác định là một tháng. Cuối tháng căn cứ vào số lượng số lượng thành phẩm nhập kho, kế toán tiến hành tính giá sản phẩm. Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí phát sinh để sản xuất sản phẩm Tổng chi phí Chi phí Chi phí Chi phí = + + Sản xuất NVLtt NCtt SXC Tổng giá Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản = + - thành phẩm dở dang xuất phát sinh phẩm dở sản phẩm đầu kỳ trong kỳ dang cuối kỳ Giá thành đơn Tổng giá thành sản phẩm = vị sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 62
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp Để áp dụng công thức trên ta áp dụng tính giá thành cho vải mành 840D/2 vào tháng 2 năm 2003 như sau: QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 63
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp Biểu:... Bảng tính giá thành vải mành 840D/2 Sản lượng: 17252,6Kg Đơn vị : Đồng Khoản CPSPDD CP PS CPSPDD Tổng giá Giá thành mục ĐK Trong kỳ CK thành đơn vị NVLCtt 1252862566 1518074605 2206998057 563939114 32678,2 NVLPtt 48907325 48907325 2834,2 CPNCtt 25517312 25517312 1479 CPSXC 134428507 134428507 7791,8 Tổng 1252862566 1726927794 772792258 44792,8 * Phương pháp định giá và giá bán của một số mặt hàng hiện tại của công ty: Việc xác định mức giá phù hợp vừa đảm bảo tính cạnh tranh vừa bù đắp mọi chi phí sản xuất cho công ty mà vẫn đảm bảo lợi nhuận là một công việc phải được tính toán một cách thận trọng và linh hoạt. Mỗi loại sản phẩm có một chu kỳ sống nhất định, tại mỗi giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm phải có một mức giá khác nhau phù hợp với điều kiện thực tế của giai đoạn đó. Giá bán (Có thuế) = Giá thành toàn bộ + Lợi nhuận + Thuế VAT( 10%) Phần lợi nhuận được tính toán dựa vào chu kỳ sống của sản phẩm. QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 64
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp Biểu:.... Giá một số mặt hàng chính của công ty trong năm 2003 Đơn vị: VNĐ Quý I/2003 Quý II/2003 QuýIII/2003 Mặt hàng Đơn vị Giá Giá Giá Giá Giá Giá thành bán thành bán thành bán I-Vải Mành 1000Kg 840D/1 Kg 45934 47942 42631 47943 43063 47945 840D/2 Kg 44096 47397 44856 47399 41717 47405 11260D/2 Kg 38754 45982 47760 45985 43074 45987 1000m2 II- Vải không dệt m2 HD130 3561 5654 3269 5659 2997 5663 m2 HD180 5329 6618 4866 6622 4687 6618 m2 HD200 4545 7651 4283 7661 4840 7665 III- Sản phẩm 1000SP 18872 36934 17476 May IV- Bạt 1000m Bạt 3x3 m 7681 12247 10655 12251 9369 12252 Bạt 718 m 9835 13060 9413 13063 9734 13065 Bạt 3419 m 7541 9272 7864 9275 7868 9276 * Nhận xét chung: Nhìn chung chính sách giá được công ty áp dụng một cách linh hoạt, tuỳ theo từng giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm mà công ty đưa ra mức giá hợp lý. Công ty cũng đang trong quá trình hoàn thiện công tác tổ chức quản lý, giảm bớt những lao động gián tiếp, loại bỏ lao động trực tiếp yếu kém ra khỏi chuyền,... để giảm chi phí,hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên công ty còn gặp phải một số khó khăn sau: QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 65
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp + Nguyên vật liệu của công ty phải nhập hầu hết từ nước ngoài, giá cả nguyên vật liệu lên, xuống thất thường phụ thuộc vào giá dầu mỏ trên thế giới, nhất là năm 2003 tình hình chính trị thế giới không ổn định, giá dầu mỏ tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí nguyên vật liệu đầu vào của công ty. Thực tế này cho thấy đây là một khó khăn lớn cho công ty khi chưa tìm được nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước để thay thế. + Sản phẩm của công ty còn bị thách thức bởi sự canh tranh của hàng hoá nhập lậu trốn thuế từ Trung Quốc với giá thành hạ.Vì vậy Nhà nước cần có những chính sách hợp lý ngăn chặn tình trạng này để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước nói chung và công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội nói riêng. III. Phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty: * Doanh thu là toàn bộ các khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của công ty mang lại( Doanh thu bán hàng, doanh thu từ hoạt động tài chính,...). * Lợi nhuận: Bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào thì mục tiêu cuối cùng cũng là lợi nhuận. Vậy lợi nhuận là gì? Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của công ty, nó phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Lợi nhuận của công ty là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, mở rộng quy mô sản xuất, là cơ sở để nâng cao mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Về công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội trong hai năm gần đây do đã tìm được hướng đi đúng đắn mạnh dạn đầu tư vào đổi mới máy móc trang thiết bị, chú QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 66
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp trọng vào công tác tìm hiểu thị trường, thực hiện tốt chiến lược sản phẩm mới nên doanh số bán hàng tăng lên đáng kể và lợi nhuận cũng tăng lên tương ứng được thể hiện ở bảng sau: Bảng phản ánh doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động bán hàng. Đơn vị: triệu đồng. Năm Doanh thu Lợi nhuận 2001 79502 106 2002 83955 334 2003 112224 451.59 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2003 Đơn vị: VNĐ 1. Doanh thu thuần 112.112.638.740 2. Giá vốn hàng bán 97.781.744.574 3. Lợi nhuận gộp 14.330.894.166 4. Doanh thu hoạt động tài chính 238.652.382 5. Chi phí bán hàng 3.643.468.442 6. Chi phí tổ chức 6.494.309.347 7. Chi phí quản lý 4.104.340.722 8. Lợi nhuận thuần 327.428.038 9. Thu nhập khác 236.140.631 Tổng lợi nhuận 563.568.669 QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 67
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp 2002 2003 Chỉ tiêu phản ánh Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ doanh thu 0.145 0.402 Một Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu 0.098 0.274 số chỉ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản 0.072 0.3 tiêu Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản 0.049 0.204 phản Lợi nhuận sau thuế / Ng.vốn chủ sở hữu 0.511 1.864 ánh doanh thu và lợi nhuận của công ty năn 2003: QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 68
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp IV. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư của công ty: DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ Đơn vị:Triệu đồng Thời gian Công Tổng Địa điểm xây suất thiết vốn đầu TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ Khởi công Hoàn thành dựng kế tư Năm 2002: Xí nghiệp mành 1. Đầu tư thay thế đầu cuộn 2/2002 2140 nhúng keo vải của dây chuyền nhúng keo 2. Dây chuyền vải không dệt C.ty DVCN HN 11/2001 10/2002 2300 63623 Tấn/năm 3. 2máyxe Allmasarer- Đức Phân xưởng 26/9/2002 25/10/2002 21970 1 Máy dệt PICANOL-Bỉ Mành XN M-NK Năm 2003 Dự kiến 1. Dây chuyền sản xuất vải C.ty DVCN hà Quý I/2003 Quý 4300 270000 mành nhúng keo của Tây Âu Nội IV/2004 Tấn/năm hoặc Mỹ 2. Dây chuyền sản xuất vải Khu CN T.C.Ty Quý 6/2005 2500- 120000 không dệt thứ hai Phố Nối IV/2003 3000 Tấn/ năm 3. Đầu tư 20 máy dệt Kiếm C.ty DVCN HN Quý Quý II/2003 800000 10000 m2/năm IV/2002 4.Cải tạo hệ thống tự động nt Quý I/2003 500 điều khiển nhiệt độ của máy nhúng keo hiện có. 5.Thay thế hệ thống tín hiệu nt Quý II/2003 500 lực căng( Loadsel và bộ khuyếchđại lực căng) cũ của Trung Quốc bằng thiết bị của Tây Âu. 6. Thay thế hệ thống hút keo nt Quý 3000 của Trung Quốc bằng hệ III/2003 thống hút keo của Tây Âu QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 69
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp hoặc Mỹ. Nhận xét về tình hình thực hiện các dự án đầu tư của công ty: Nói chung các dự án đầu tư của công ty đã đi vào hoạt đông và cho những kết quả rất khả quan. Đặc biệt là dây chuyền vải không dệt dây chuyền đầu tiên tại Việt Nam, sản phẩm của dây chuyền này đã được thị trường chấp nhận, và đang từng bước khẳng định vị trí của mình thay thế hàng ngoại nhập, trong tương lai không xa sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. Dù là mới mẻ nhưng nó đã trở thành một trong những mặt hàng chủ lực của công ty. Trong thời gian tới công ty sẽ mở rộng quy mô sản xuất cho mặt hàng này với những sản phẩm cao cấp hơn. Tuy nhiên hầu hết nguồn vốn đầu tư vào các dự án này là vốn vay, cho nên công ty cần cố gắng hơn nữa để khai thác tối đa công suất máy móc tạo khả năng hoàn vốn nhanh. QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 70
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp CHƯƠNG III QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Con người là một trong các nguồn lực sản xuất, con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội. Sự thành công hay thất bại trong kinh doanh có liên quan mật thiết đến những vấn đề lợi ích, nghệ thuật quản lý, sự nghiệp đào tạo và lao động sáng tạo, năng lực tiềm tàng trong mỗi con người. Ngày nay, tuy khoa học công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, song việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới là điều kiện tiên quyết, để nâng cao hiệu quả sản xuất và để thực hiện nhiệm vụ đó không thể không kể đến vai trò quan trọng của con người. Máy móc thiết bị dù co hiện đại đến đâu thì cũng đều do con người sáng tạo ra, đồng thời những máy móc thiết bị đó phải phù hợp với trình độ kỹ thuật , trình độ tổ chức, trình độ sử dụng của con người thì mới mang lại hiệu quả. Bằng lao động sáng tao của mình, con người đã tạo ra những công nghệ tiên tiến, những thiết bị máy móc hiện đại, những nguyên vật liệu mới có hiệu quả tốt hơn. Con người trực tiếp sử dụng máy móc thiết bị để tạo ra những kết quả cho công ty, hiệu quả của quá trình này thể hiện ở việc tận dụngtối đa công xuất của máy móc thiết bị, tận dụng nguyên vật liệu nhằm tăng năng xuất lao động. Chính vì vậy, việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của các Công ty hiện nay. Sử dụng tốt nguần lao động biểu hiện trên các mặt số lượng và thời gian lao động, tận dụng hết trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề của người lao động, ý thức, kỷ luật lao động là một yếu tố rất quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty. QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 71
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp I. Khái quát về quản trị nhân lực: 1. Khái niệm về quản trị nhân lực: Với sự phát triển của nền sản xuất mới, vai trò của con người là hết sức quan trọng. Sự thành công trong chiến lược con người của các công ty Nhật Bản là một kinh nghiệm quý báu về chính sách sử dụng đối nhân xử thế khéo léo của các doanh nghiệp. Sử dụng con người đúng khả năng của họ, đúng nơi cần họ đồng thời không ngừng bồi dưỡng nguồn vốn con người tạo điều kiện cho họ, phát huy tài năng, trí sáng tạo phục vụ công ty, phục vụ chính bản thân họ, tạo cơ hội cho họ thành đạt,.... tất cả những nội dung đó chính là các bí quyết về quản trị nhân lực. Quản trị nhân lực là một môn khoa học về quản lý con người, nó bao gồm tất cả các công việc, thủ tục mà các nhà quản trị áp dụng thực hiện để quản lý lao động của mình nhằm khai thác tối đa khả năng của họ. Quản trị nhân lực còn là một nghệ thuật chọn lựa những nhân viên mới và sử dụng những nhân viên cũ sao cho năng suất lao động và chất lượng công việc của mỗi người đều đật tới mức tối đa có thể được. 2. Chức năng của quản trị nhân lực: Quản trị nhân lực bao gồm các chức năng sau: - Hoạch định nguồn nhân sự để xác định đúng nhu cầu nhân sự trước mắt cũng như lâu dài. Hoạch định tài nguyên nhân sự như vậy có nghĩa là quá trình biến đổi những mục tiêu của doanh nghiệp thành những dữ kiện về nhân công nhằm đáp ứng sự hoàn thành những mục tiêu ấy. - Tuyển dụng nguồn nhân lực: Trên cơ sở hoạch định tài nguyên nhân sự một cách cụ thể ta tiến hành tuyển dụng nguồn lực hợp lý. - Đào tạo và huấn luyện nhân lực: Muốn có những lao động lành nghề có chất lượng cao, tiến hành công việc một cách chính xác, tinh vi, khéo léo và tạo ra giá trị lao động thì các nhà quản trị phải quan tâm chú trọng đào tạo và huấn luyện nhân lực. QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 72
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp - Tổ chức lao động khoa học: Trong bât kỳ hoạt động nào để nâng cao hiệu quả của nó cũng cần phải quan tâm tới công tác sắp xếp, bố trí cả về con người, cả về môi trường làm việc để sao cho con người có một điều kiện làm việc hợp lý nhất có như vậy mới nâng cao được năng xuất lao động. Đó chính là các nội dung của công tác tổ chức lao động khoa học. - Thuyên chuyển và đề bạt lao động. - Kích thích vật chất và tinh thần đối với người lao động: Muốn cho người lao động tập chung toàn tâm toàn ý với công việc vì doanh nghiệp, thì các nhà quản trị phải nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của người lao động để đáp ứng nhu cầu của họ. 3. Vai trò, ý nghĩa của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp: Quản trị nhân sự giữ vai trò đặc biệt quan trọng và ngày càng được các nhà quản trị quan tâm nghiên cứu và phân tích, xem đây là một chức năng cốt lõi và quan trọng nhất của quá trình quản trị. Việc nghiên cứu quản trị nhân sự là hết sức cần thiết bởi: Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, do đó đặc trưng nổi bật là tính cạnh tranh. Các tổ chức quản trị nói chung va tổ chức kinh doanh nói riêng buộc phải cải thiện tổ chức, trong đó yếu tố con người là quyết định. Việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, hay đúng cương vị đang là vấn đề đáng quan tâm đối với mọi hình thức tổ chức hiện nay. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại cùng với sự phát triển của nền kinh tế mở buộc các nhà quản trị phải biết cách thích ứng, do đó việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo điều động nhân sự trong bộ máy tổ chức như thế nào nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất đang được mọi giới quan tâm. Nghiên cứu quản trị nhân sự giúp cho các nhà quản trị học được cách giao dịch với người khác, biết cách đặt câu hỏi, biết cách lắng nghe biết tìm ra ngôn ngữ chung với nhân viên, biết cách đánh giá nhân vien mốt cách tốt nhất, biết cách lôi kéo nhân viên say mê với công việc và tránh đưowcs QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 73
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp các sai lầm trong công việc tuyển chọn và sử dụng lao động, nâng cao chất lượng công việc, nâng cao chất lượng tổ chức. II. Phân tích công việc-Định mức lao động và năng xuất lao động: 1. Lý luận chung: a. Phân tích công việc: Phân tích công việc là một tiến trình xác định một cách có hệ thống các nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết để thực hiện các chức năng trong tổ chức. Phân tich công việc là những công việc thủ tục xác định quyền hạn và trách nhiệm, kỹ năng theo yêu cầu của công việc và xác định nên tuyển những người như thế nào để thực hiện công viêc tốt nhất. Phân tích công việc cung cấp các thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc, là tài liệu cơ sở cho việc xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Trong đó bản mô tả công việc phải bao gồm những nội dung như sau: Nhận diện công việc; Tóm tắt công việc; Mối quan hệ trong công việc; hức năng ,trách nhiệm trong công việc; Quyền hành của người thực hiện công việc; Tiêu chuẩn mẫu của người thực hiện công việc; Điều kiện làm việc. Bản tiêu chuẩn công việc sẽ liệt kê tất cả các yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên thực hiện công việc như: Trình độ văn hoá, chuyên môn vàcác khoá đào tạo đã qua; Các môn học chủ yếu của các khoá học đã được đào tạo, kết quả kết quả thi của các môn học chủ yếu và tốt nghiệp; Trình độ ngoại ngữ: Cần biết ngoại ngữ gì và yêu cầu mức độ về đọc, nghe và viết; Thâm niên công tác trong nghềvà các thành tích kỷ lục đã đạt được; Tuổi đời; Sức khoẻ; Năng khiếu; Ngoại hình; Tham vọng;... Tên cơ sở như vậy doanh nghiệp sẽ lựa chọn được ứng viên phù hợp. b. Định mức lao động: Sau khi có bản phân tích công việc doanh nghiệp sẽ xây dựng được định mức lao động khoa học và thực tế. Định mức lao động là một đại lượng lao động sống quy định cho người lao động để họ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định. QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 74
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp Định mức lao động gồm 3 loại: Định mức lao động theo thời gian: Là số lượng thời gian cần thiết quy định cho một hoặc một nhóm công nhân có trình độ nhất định để họ hoàn thành một khối lượng công việc hay tọ ra một đơn vị sản phẩm dạt tiêu chuẩn chất lượng nhất định trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định Định mức sản lượng: Là số lượng sản phẩm hay khối lượng nhất định quy định cho một hoặc một nhóm công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định Định mức phục vụ: Là số lượng máy móc thiết bị quy định cho một hoặc một nhóm công nhân phải phục vụ hay nói khác đi là số lượng công nhân cần thiết phải phục vụ một đơn vị máy móc thiết bị. Nói chung các định mức lao động đều thể hiện được các đặc trưng sau: - Định mức lao động bao gồm cả sản lượng lãn chất lượng của lao động. - Định mức lao động có thể giao cho một hoặc một nhóm công nhân , tuỳ thuộc vào yêu cầu của phân công lao động. - Mức lao động phải là mức trung bình- tiên tiến. - Mức lao động phải được xây dựng trên cơ sở ngày làm việc 8 giờ - Mức lao động được xây dựng trong những điều kiện của tổ chức kỹ thuật nhất định. Định mức lao động luôn thể hiện tính khoa học bởi nó được xây dựng trên cơ sở những căn cứ khoa học .Do đó định mức phải đảm bảo nâng cao năng xuất lao động hạ giá thành sản phẩm, đồng thời đảm bảo khả năng làm việc lâu dài và giữ gìn sức khoẻ cho người lao động tức là có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Định mức lao động có vai trò hết sức quan trọng đối với vấn đề quản trị nhân sự vì phải trên cơ sở thực tiễn mới xây dựng định mức lao động hợp lý cho lao động và dựa trên cơ sở hoàn thành QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 75
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp định mức của mỗi lao động mà ta đánh giá lao động để đưa ra sự điều chỉnh, hay mức thưởng phạt hợp lý. c. Năng xuất lao động: Năng xuất lao động là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa sản lượn đầu ra và yếu tố lao động cần thiết để tạo ra số lượng đầu ra đố. Công thức sau sẽ phản ánh rõ nét: Tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ = Năng suất lao động Tổng lao động được huy động vào sản xuất Hay: Tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ = Năng suất lao động Tổng lao động dược huy động vào sản xuất Hoặc: Tổng sản lượng thời gian sản xuất = Năng suất lao động Tổng thời gian huy động vào sản xuất Một trong các mục tiêu mong muốn của mọi doanh nghiệp sản xuất là không ngừng tìm ra các biện pháp nhằm tăng năng suất lao động từ đó có thể nâng cao hiệu quả của công tác hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy để nâng cao năng xuất lao động người ta phải tiến hành từng biện pháp cụ thể được xác định như sau: - Thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất. - Thay đổi tỷ trọng sản phẩm. - Sử dụng hợp lý thời gian làm việc. - Cải tiến bộ máy quản lý. - Tinh giảm lao động gián tiếp. - hiện đại hoá thiết bị công nghệ. - Nâng cao cường độ công việc. - Cải tiến công tác tổ chức cung ứng các yếu tố sản xuất. QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 76
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp - Có các biện pháp kích thích vật chất và tinh thần cho người lao động. - Xây dựng cơ chế hợp tác giữa các cá nhân và bộ phận. Tuy nhiên trong quá trình vận dụng cần có sự phân biệt để xác định những biện pháp nào có thể và cần thiết thực hiện ngay trên cơ sở đó doanh nghiệp mới tính các biện pháp thực hiện lâu dài. 2. Thực trạng công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội: a. Công tác phân tích công việc trong công ty: Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội bao gồm bốn xí nghiệp thành viên, cho nên công tác phân tích công việc trong công ty là tổng hợp các bản phân tích công việc của các xí nghiệp. Mỗi công việc có sự phức tạp khác nhau đòi hỏi trình độ thực hiện công việc khác nhau. Ban quản lý các xí nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện công việc mô tả công việc và đưa ra bản tiêu chuẩn công việc, trên cơ sở đó kết hợp cùng lãnh đạo công ty đưa ra quyết định cuối cùng trong việc tuyển chọn lao động phù hợp cũng như đưa ra các quyết định khác để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thông thường bản mô tả công việc trong công ty cũng có một số nội dung sau: - Nhận diện công việc. - Tóm tắt công việc. - Mối quan hệ trong công việc. - Chức năng, trách nhiệm trong công việc. - Quyền hành của người thực hiện công việc. - Tiêu chuẩn mẫu để đánh giá người thực hiện công việc. - Điều kiện làm việc. Bản mô tả này thường được thay đổi tuỳ thuộc vào tính chất công việc, trình độ phát triển của công nghệ sản xuất sản phẩm, có như vậy nó mới đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc. Ví dụ bản mô tả công việc trong phân xưởng dệt mành: Tên công việc: Xe sợi, dệt vải mành QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 77
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp Tóm tắt công việc: Trong phân xưởng dệt mành có hai quy trình công nghệ sản xuất khác nhau: - Quy trình thứ nhất là dây chuyền sản xuất cũ của Trung Quốc được mô tả như sau: Sợi PA được đưa vào xe lần 1, sợi xe xong lần một đưa sang máy xe lần 2, tiếp tục các quả sợi này xe xong sẽ được chuyển sang máy dệt để thực hiện công đoạn dệt vải mành. - Quy trình thứ hai là dây chuyền mới đầu tư năm 2002 gồm hai máy xe Allma của Bỉ và một máy dệt Picanol của Đức: Quy trình này khá hiện đại và tự động hoá cao đòi hỏi công nhân đứng máy phải có trình độ kỹ thuật nhất định. Máy xe này thực hiện đồng thời xe hai lần và bao gồm nhiều quả sợi cùng lúc, sợi xe xong được chuyển sang máy dệt Picanol để dệt mành. Mối quan hệ trong công việc: Khi thực hiện các công việc này các công nhân trực tiếp chịu trách nhiệm sản xuất trong ca có sự cố gì về máy móc phải liên hệ với bộ phận kỹ thuật, thắc mắc gì về quyền và nghĩa vụ thì liên hệ phòng nhân sự để được giải đáp thoả đáng. Mỗi công nhân còn có cả những mối quan hệ bên ngoài như học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp để có những đóng góp tích cực vào cải tiến hoàn thiện cách thực hiện công việc của công ty. Chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm trong công việc: Đối với công nhân đứng máy đòi hỏi sự cẩn thận, tỷ mỷ và sự tập trung cao độ bởi phải theo dõi nếu sợi đứt hoặc hết sợi phải nối sợi hoặc thay quả sợi mới. Đối với tổ trưởng quản đốc có trách nhiệm giám sát nhắc nhở công nhân thực hiện tốt công việc giảm thiểu các sự cố đáng tiếc sảy ra. Tiêu chuẩn mẫu để đánh giá công nhân thực hiện công việc: - Đến và về đúng giờ. - Chấp hành tốt những nội quy khác của công ty. - Sản phẩm hoàn thành đạt loại A - ... QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 78
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp Điều kiện thực hiện công việc: - Máy hoạt động ba ca/ ngày; Công nhân sản xuất làm 1 ca/ngày và làm 3 ngày một ca liên tiếp sau đó được nghỉ một ngày chuyển ca. Công nhân làm ca sáng, chiều được một bữa ăn giữa ca trị giá 3000đ/bữa, công nhân làm ca đêm ngoài bữa ăn đêm còn được phụ cấp 7000đ/người. - Công nhân phải làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn. - ...... Bản phân tích công việc trong công ty được thực hiện như sau: Nội dung chủ yếu là liệt kê những yêu cầu chủ yếu đối với nhân viên thực hiện công việc, bao gồm: - Trình độ văn hóa, chuyên môn của công nhân( tay nghề, khả năng,...) - Thâm niên công tác trong nghề, thành tích đạt được là gì ? - Tuổi đời ? - Sức khoẻ? - Giới tính? - Công nhân có năng khiếu gì? - Có tham vọng, nguyện vọng gì khi vào công ty? Bản tiêu chuẩn công việc ở xí nghiệp may như sau: Trình độ văn hoá của công nhân may công nghiệp chỉ đòi hỏi trình độ văn hoá hết bậc trung học cơ sở. Chuyên môn: Biết nghề may hoặc chưa biết nghề. Tuổi đời trên 18 tuổi và dưới 30 tuổi. Sức khoẻ tốt, không bị những bệnh xã hội, bệnh lây nhiễm. Giới tính: ưu tiên là nữ giới. .... Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao thì đội ngũ cán bộ công nhân viên phải có chất lượng thực sự, công ty chỉ có thể tìm được đúng người đúng việc khi làm tốt công tác phân tích công việc. Thực tế cho thấy QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 79
- Nguyễn Thị Huyền Dương Báo Cáo Tổng Hợp trong những năm gần đây để thích ứng hơn với cơ chế thị trường công ty đã thực hiện (nghiêm túc trong công tác quản lý lao động ) không ngừng cải tiến bộ máy tổ chức quản lý, tinh giảm biên chế, loại những lao động yếu, kém hiệu quả ra khỏi dây chuyền sản xuất, tuyển chọn lại nhữngc lao động có trình độ, kỹ năng tốt có như vậy mới tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt. b. Định mức lao động: Định mức lao động đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý lao động. Nó là cơ sở trong việc hình thành nên đơn giá tiền lương của từng công đoạn sản xuất của công nhân. Chỉ có một mức lao động phù hợp mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Một định mức lao động hợp lý là mức lao động phù hợp với khả năng làm việc thực tế của người lao động trong điều kiện làm việc cụ thể của công ty và tính chất của công việc. Công ty xây dựng định mức bằng hai phương pháp là phương pháp theo dõi thông kê kinh nghiệm và phương pháp bấm giờ. Công việc này do phòng Kỹ thuật đầu tư thực hiện. Tuy nhiên do đặc thù của công ty gồm bốn xí nghiệp sản xuất bốn loại sản phẩm khác nhau trong những điều kiện làm việc khác nhau với tính chất phức tạp và trình độ khác nhau mà trong mỗi xí nghiệp mỗi công đoạn lại có một mức khác nhau, cho nên việc xây dựng một mức lao động khoa học hợp lý là một công việc hết sức phức tạp đòi hỏi sự theo dõi, giám sát từ những bộ phận nhỏ và sự theo dõi kỹ lưỡng thường xuyên và có sự hợp tác của nhiều bộ phận liên quan mới mang lại kết quả chính xác. Bên cạnh đó sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật bắt buộc công ty cũng phải đổi mới, nâng cấp cải tiến dây chuyên công nghệ, chính vậy công tác nghiên cứu xây dựng một định mức lao động mới để thích ứng là một điều tất yếu. Một định mức lao động tiên tiến, khoa học cũng góp phần khuyến khích phát triển khả năng của người lao động. Trên cơ sở định mức lao động để xây dựng đơn giá tiền lương cho công nhân sản xuất. QTKD10-HÀ NỘI Trường CĐ KTKT Công Nghiệp I 80
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “ Các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu ”
77 p | 398 | 181
-
Báo cáo “Thực trạng và các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tại Mỹ”
28 p | 370 | 155
-
Luận văn: Các giải pháp kinh tế tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu ở công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
70 p | 280 | 100
-
Luận văn: Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam
84 p | 207 | 40
-
Luận văn Các giải pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh quảng nam
108 p | 131 | 39
-
Luận văn Định Hướng và các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kì CNH- HĐH giai đoạn 2001-2010
75 p | 122 | 32
-
Luận văn:Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối của công ty cổ phần Đại Thuận
0 p | 139 | 30
-
Luận văn: “Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến Thắng”
64 p | 156 | 29
-
Luận văn: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam
33 p | 155 | 25
-
LUẬN VĂN: Các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp
73 p | 160 | 22
-
Luận văn: Các giải pháp phát triển thị trường thẻ quốc tế Eximbank từ nay đến năm 2015
81 p | 107 | 21
-
LUẬN VĂN:Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
98 p | 113 | 19
-
Luận văn các giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thu của công ty cơ khí ô tô – 1
21 p | 117 | 18
-
LUẬN VĂN: Các giải pháp marketing đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bảo hiểm nhân thọ Bắc Giang
42 p | 133 | 17
-
Luận văn các giải pháp kinh doanh cho công ty dệt may công nghiệp - Nguyễn Thị Huyền Dương - 1
30 p | 125 | 14
-
luận văn: Các giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt máy phát điện của công ty trách nhiệm hữu hạn Cát Lâm
75 p | 82 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp quản lý thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Núi Thành
124 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các giải pháp marketing kinh doanh vận chuyển hành khách của hãng hàng không quốc gia Việt Nam
93 p | 10 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn