Luận văn Định Hướng và các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kì CNH- HĐH giai đoạn 2001-2010
lượt xem 32
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn định hướng và các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kì cnh- hđh giai đoạn 2001-2010', luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Định Hướng và các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kì CNH- HĐH giai đoạn 2001-2010
- Luận văn Định Hướngvà các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kì CNH- HĐH giai đoạn 2001-2010 1
- Lời nói đầu Lao động là m ột trong những yếu tố đầu vào cùng với các yếu tố khác (vốn đầu tư,khoa học công nghệ ) đóng vai trò quan trọng quyết định đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia .Nước ta có nguồn lao dộng dồi dào đặc biệt là nguồn lao động thuộc loạị trẻ, chất lượng dân trí và trình độ văn hoá của lực lượng lao động vào loại khá cao.Tuy nhiên trong thời gian qua chúng ta chưa phát huy được những tiềm năng đó phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, do cơ cấu lao động nước ta còn nhiều bất cập ,chất lượng lao động còn thấp sự phân bố lao động vào các ngành vùng lãnh thổ còn bất hợp lí :Cho đến nay vẫn còn tới gần 63% lao đông trong khu vực nông nghiệp chỉ có 13% ltrong khu vực công nghiệp và xây dựng và 24 % lao động trong khu vực dịch vụ .Tuy tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian qua diễn ra khá nhanh nhưng vẫn chưa tích cực năng suất lao động còn thấp, khả năng tích luỹ cho đầu tư phát triển còn ít, đời sống nhân dân chậm được cải thiện .Phân bố lao động còn có những bất hợp lí chưa tương x ứng với tiềm năng phát triển của mỗi vùng .Về chất lượng nguồn lao động tuy trình độ dân trí và trình độ văn hoá của lực lượng lao động nước ta vào loại khá cao nhưng về chất lượng lao động ,số lao động được đào tạo, lao động có trình đ ộ chuyên môn kỹ thuật của nước ta còn quá thấp nhưng cơ cấu lại rất bất hợp lí .Hiện nay chúng ta rất thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề nhưng đội ngũ cán bộ có trình đ ộ từ CĐ,ĐH trở lên lại qua nhiều .Với cơ cấu lao động như vậy chưa tương xứng với yêu cầu của sự nghiệp CNH -HĐH đất nước trong thời gian tới. Do vậy việc thực hiện qúa trình chuyển dịch cơ cấu lao động là một trong những nhiệm vụ trung tâm mang tính chiến lược trong thời gian tới nhằm tạo ra một cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế với chất lượng ngày càng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới Bài viết này được chia làm ba phần : 2
- Phần I : những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước Phần II : thực trạng cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động trong giai đoạn 1996 -2000 Phần Iii : Định HƯớngvà các giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kì CNH- HĐH giai đoạn 2001-2010 Phần I những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước I. Những vấn đề chung về lao động 1. Lao đông và những nhân tố ảnh hưởng lao động: 1.1. Lao động và nguồn lao động: 1 .1.1. Lao động: Lao động là ho ạt động có mục đích của con người ,lao động là hành động diễn ra giữa người với giới tự nhiên. trong quá trình lao động, con người vận dụng sức tiềm tàng trong thân thể của mình ,sử dụng công cụ lao động để tác động vào ciới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên, biến đổi vật chất ấy, làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống con người .V ì thế lao động là điều kiện không thể thiếu được của đoèi sống con người ,là một tất yếu vĩnh viễn ,là môi giới trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người,lao động chính là việc sử dụng sức lao động. Sức lao động : Quá trình động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động Sức lao động là năng lực lao động của con người ,là toàn bộ thể lực và trí lực của con người .Sức lao động là yếu tố tích cực nhất ,hoạt động nhất trong quá trình lao động, nó phát động và dưa ra các tư liệu lao động vao hoạt động để tạo ra sản 3
- phẩm .Nếu coi sản xuất là m ột hệ thống gồm ba phần hợp thành (các nguồn lực ,quá trình sản xuất,sản phẩm hàng hoá) thì sức lao động là một trong các nguồn lực(đầu vào của sản xuất) của sản xuất để tạo đầu ra sản phẩm hàng hoá(đầu ra). 1 .1.2. Nguồn lao động : + Nguồn nhân lực (NNL): Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người ,là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triẻn kinh tế xã hội .NNL là một bộ phận của dân số trong độ tuỏi nhất định theo qui định của pháp luật có khả năng tham gia lao động.NNL được biểu hiện trên hai mặt ,về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có thể huy động được của họ .Việc qui định cụ thể độ tuổi lao động ở mỗi nước(Kể cả cận trên và cận dưới) rất khác nhau tuỳ theo yêu cầu trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn .ở Việt Nam trước đây độ tuổi lao động qui định từ 16-60 tuổi đối với nam và 16-55 tuổi .Hiện nay theo bộ luật lao động qui dịnh lại là 15-60 tuổi đối với nam và 15-55 tuổi đối với nữ. +Số lượng nguồn nhân lực dược đo lường thông qua chỉ tiêu :qui mô và tốc độ tăng ,các chỉ tiêu này liên quan mật thiết với qui mô và tốcđộ tăng dân số .Qui mô và tốc độ tăng dân số càng lớn thì qui mô và tốc độ tăng NNL càng lớn và ngược lại ,tuy nhiên sự tăng đó phải sau một khoảng thời gian mới có biểu hiện rõ .Vì con người phải phát triển đến một mức độ nào đó mới trở thành người có sức lao động và có khả năng lao động Số lượng nguồn nhân lực được đo lường thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng các chỉ tiêu này liên quan mật thiết với qui mô và tốc độ tăng trưởng dân số. Qui mô và tốc độ tăng trưởng dân số càng lớn thì qui mô và tốc độ tăng NNL càng lớn và ngược lại, tuy nhiên sự tăng trưởng đó phải sau một khoảng thời gian mới có biểu hiện rõ vì con người phải phát triển đến một mức độ nhất định mới trở thành người có sức lao động và mới có khả năng lao động . + Chất lượng nguồn nhân lực : Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của NNL ,thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống người dân trong một xã hội nhất định. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu. Trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau đây : 4
- - Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khoẻ của nguồn nhân lực : Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người, vầ đ ược biểu hiện thông qua chuẩn mực đo lường về chiều cao cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa…bên cạnh việc đánh giá trạng thái sức khoẻ người ta còn dùng các chỉ tiêu đánh giá một quốc gia như, tỷ lee sinh chết tỷ lệ tăng tự nhiên ,tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới một tuổi và dưới năm tuổi. tỷ lệ thấp của trẻ em, tuổi thọ trung bình cơ cấu giới tính, tuổi tác, mức GDP/ người. . . - Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của nguồn nhân lực: Trình đ ộ văn hoá của NNL là trạng thái hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trong chừng mực nhất định, trình đ ộ văn hoá dân cư biểu hiện bằng mặt bằng văn hoá dân trí của một quốc gia . Trình độ văn hoá của nnl được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau : + Số lượng và tỷ lệ người biết chữ + Số lượng và tỷ lệ người qua các cấp học như : tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,cao đẳng,đại họcvà trên đ ại học Trình đ ộ văn hoá của nnl là chỉ tiêu hết sức quan trọng. Nó phản ánh chất lượng NNLvà có tác đọng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hoá cao tạo khả năng vận dụng và tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ khkt vào thực tiễn - Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của NNL: Trình độ chuyên môn kỹ thuật là trạng thái hiểu biết, kỹ năng thực hành về một chuyên môn nghề nghiệp nào đó được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu : + Số lượng lao động được đào tạo và chưa đào tạo +Cơ cấu lao động được đào tạo :Cấp đào tạo ( sơ cấp, trung cấp, cao cấp, công nhân kỹ thuật và có bằng chuyên môn) + Trình độ đào tạo ( cơ cấu bậc thợ, cơ cấu ngành nghề ) Chỉ tiêu trình độ chuyên môn kỹ thuật của nnl là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng nnl. Thông qua chỉ tiêu này cho thấy năng lực sản xuất của con người trong nghành, trong một quốc gia, tong một lãnh thổ ,và khả năng sử dụng khkt vào sản xuất - Chỉ số phát triển của con người HDI: được đo lường thông qua 3 tiêu chí cơ bản: +Tuổi thọ bình quân 5
- +Thu nhập bình quân gdp/ người +Trình độ học vấn ( tỷ lệ biết chữ và số năm đi học trung bình của dân cư ) Chỉ tiêu HDI là ch ỉ tiêu đánh giá sự phát triển của con người. Về mặt kinh tế có tính đến chất lượng cuộc sống và công bằng xã hội. Ngoài những chỉ tiêu trên người ta còn xem xét về năng lực, phẩm chất nnl thông qua các chỉ tiêu :Ttruyền thông lịch sử về văn hoá, văn minh, phong tục tập quán của dân tộc... chỉ tiêu này nhằm nhấn mạnh ý chí năng lực tinh thân của người lao động + .Nguồn lao động ( lực lượng lao động ) : Nguồn lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi qui định thực tế có tham gia lao động ( đang có việc làm ) và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Cũng như nnl ,nguồn lao động được biểu hiện trên cả hai mặt là số lượng và chất lượng Như vậy theo khái niệm nguồn lao động thì có một số người được tính vào nnl nhưng lại không phải là nguồn lao động. Đó là những người đang đi học những người đang làm việc nội trợ trong gia đình mình và những người thuộc tình trạng khác (nghỉ hưu trước tuổi qui định ) Trong nguồn lao động chỉ có những người đang tham gia lao động mới trực tiếp tạo ra của cải cho x ã hội 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động: Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động + Dân số - Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định đến số lượng lao động qui mô dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô và cơ cấu nguồn lao động. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động dân số là : Phong tục tập quán của từng nước trình đ ộ phát triển kinh tế mức độ chăm sóc y tế và chính sách của từng nước đối với vấn đề phát triển sinh đẻ - Tình hình tăng dân số trên thế giới hiện nay có sự khác nhau giữa các nước. Nhìn chung các nước phát triển có mức sống cao thì tỷ lệ tăng dân số thấp, ngược lại những nước đang phát triển và kém phát triển có tỷ lệ tăng dân số cao. Mức tăng dân số bình quân trên thế giới hiện nay là 1.8 % ở các nước châu âu thường ở dưới mức 1% các nước châu á là 2- 3%, các nước châu phi là 3-4% .Hiện nay 3/4 dân số thế giơi sống ở các nuớc đang phát triển ở đó dân só tăng nhanh trong khi nền kinh tế phát triển chậm làm cho mức sống của người dân 6
- không tăng lên được và tạo ra áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm. Do đó việc kế hoạch hoá dân số đi đôi với việc phát triển kinh tế là vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển + Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là số phần trăm của dân số trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động trong tổng số nguồn nhân lực. Nhân tố tác động cơ bản đến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc vì đang ở độ tuổi đi học, đang làm công việc nội trợ hoặc ở trong tình trạng khác Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thường được sử dụng để ước tính qui mô của dự trữ lao động trong nền kinh tế và có vai trò quan trọng trong thống kê thất nghiệp + Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp: Thất nghiệp gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm.Số người không có việc làm sẽ ảnh hưởng đén kết quả hoạt động của nền kinh tế . Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của mọi quốc gia, nó không chỉ có tác động về kinh tế mà còn tác động cả về khía cạnh xã hội . Theo cách tính thồng thường thì tỷ lệ thẩt nghiệp tính băng tỷ lệ % giữa tổng số nguời thất nghiệp và tổng số người lao động. nhưng đối với các nước đang phát triển thì tỷ lệ thất nghiệp chưa phản ánh đúng sự thực về nguf lđ chưa sử dụng hết. Trong thông kê thất nghiệp có các nước đang phát triển, số người nghèo thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ và khi họ thất nghiệpthì cố gắng không để thời gian đó kéo dài. Bởi vì họ không có các nguồn lực dự trữ, họ phải chấp nhân làm mọi việc nếu có. Do đó ở các nước đang phát triển để biểu hiện tình trạng chưa sử dụng hết lao động người ta sử dụng khái niệm thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình, thất nghiệp trá hình gồm bán thất nghiệp và thất nghiệp vô hình Người ta cho rằng thất nghiệp trá hình là biểu hiện chính của tình trạng chưa sử dụng hết lao động ở các nức đang phát triển .Họ là những người có việc làm trong khu vực nông thôn hoặc thành thị không chính thức nhưng làm việc với mức năng suất rất thấp ,họ đóng góp rất ít hoậc không đáng kể vào phát triển sản xuất .Vấn đề khó khăn là không đánh giá được chính xác nguồn LĐ chưa được sử dụng hết dưới hình thức bans thất nghiệp hoặc thất nghiệp vô hình. Thời gian lao động 7
- Thời gian lao động được tính bằng số ngày làm việc trong năm ( ngày làm việc /năm );số giờ làm việc / năm ; số ngày làm việc / tuần ,số giờ làm việc / tuần hoặc số giờ làm việc / ngày .xu huớng chung của các nước là thời gian làm việc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế được nâng cao . 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động: Chất lượng lao động biểu hiện cuối cùng ở năng suất lao động xã hội với các nhân tố khác không đổi.Chất lượng lao động càng cao sẽ cho năng suất lao động cao hơn. Có thể qui các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động thành 3 nhóm chủ yếu: +Nhóm thứ nhất bao gồm các hành vi và giá trị của người lao động như sẵn sàng làm việc ở nơi xa lạ và khó khăn, kỷ luật về thời gian lao động, tận tuỵ với công việc, yên tâm với công việc đã lựa chọn và luôn có ý thức trau dồi nghề nghiệp Những giá trị này được ra thông qua học tập ở nhà trường truyền thống giả định, kinh nghiệp trong công việc. . .và có tác động rát lớn đến năng suất lao xã hội thúc dẩy phát triển kinh tế +Nhóm thứ hai thuộc về kỹ năng người lao động: Đó là khả năng vận dụng những kiến thức thu thập được trong lý thuyết vào công việc thực tế. Nếu những hành vi và giá trị của người lao động liên quan đ ến phương pháp để nhìn nhận thế giới thì kỹ năng phản ánh phương pháp làm việc, khả năng thực hiện một công việc nào đó như thế nào. Các kỹ năng của người lao động được tạo nên thông qua học tập, tích luỹ trong nhà trường, trong xã hội và trong chính công việc của người lao động + Nhóm thứ ba liên quan đến tình trạng sức khoẻ của nguồn lao động: Sức khoẻ được hiểu là khả năng chịu đựng cần thiết về thể chất và tinh thần để có thể học tập, nắm bắt các kỹ năng và áp d ụng chúng trong công việc thực tế. Tình hình sức khoẻ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc y tế và đ ảm bảo về mặt định tính đối với lao động 2. Thị trường lao động: 2.1. Khái niệm thị trường lao động : Thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ diễn ra trong nền kinh tế, bao gồm trao đổi ( hay mua bán, thuê mướn giữa người lao động tự do và người sử dụng lao động dựa trên cơ số các qui định ràng buộc như tiền công tiền lương, 8
- thời gian lao động, điều kiện lao động, thoả thận về quyền lợi của hai bên. .. về cơ bản ttlđ được hình thành từ ba bộ phận hợp thành đó là cung, cầu của thị trường và giá cả sớc lao động hay tiền công, tiền lương mà tại đó người sở hữu sức lao động đồng ý làm việc 2.2. Cung lao động và các nhân tố ảnh hưởng : Trong nền kinh tế thị trường cung về lao động là khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động đặt ra về số lượng và chất lương trong điều kiện một mức tiền công, tiền lương nhất định. Theo kinh tế học vĩ mô cung về lao động chính là lực lượng lao động, bao gồm người lao động trong độ tuổi lao động có việc làm và những người đang tìm việc làm nhưng không có việc làm gọi là thất nghiệp. Cung về lao động phụ thuộc vào qui mô, cơ cấu dân số của một nước. Chất lượng của nguồn lao động ( trình độ văn hoá, cơ cấu nghành nghề được đào tạo, sức khoẻ, lề lối làm việc. . .), phong tục tập quán xã hội của một nước và chính sách phát triển nnl của nước đó Như vậy cung về lao động có phạm vi hẹp hơn so với nguồn lao động và dân số trong độ tuổi động. Chúng ta biết rằng trong nền kinh tế luôn tồn tại một nhóm người trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động vì vậy không tính vào lực lượng lao động khi phân tích thị trường lao động . nguồn lao động bao gồm lllđ ( cung về lao động ) và những người đang đi học, tốt nghiệp đang chờ việc, người không có nhu cầu làm việc. .. Vì vậy một số chuyên gia còn gọi là cung lao động tiềm năng Một yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ đáp ứng lao động là chất lượng lao động. Như vậy sự dồi dào về sức lao động không đồng nhất về khả năng đáp ứng về nhu cầu về lao động trên thị trường. Các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nguồn lao động bao gồm : Sức khoẻ và thể lực người lao động, lề lối tác phong làm việc của người lao động. Đặc biệt chất lượng của nguồn lao động được thể hiện qua trình độ văn hoá và cơ cấu trình độ đ ào tạo của lâo động tham gia hoạt động kinh tế. Cơ cấu nghành nghề đào tạo của lực lượng lao động cũng là một yếu tố xác định khả năng cung về lao động, cơ cấu này phản ánh các ngành nghề được đào tạo có đáp ứng đ ược nhu cầu và cơ cấu ngành mà nền kịnh tế cần hay không Các phân tích trện đây cho thấy, cung về lao động có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ theo nghĩa hẹp của thị trường lao động. Mà nó ảnh hưởng tới toàn 9
- bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, từ giữa thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới, phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu hàng đ ầu của các quốc gia 2.3. Cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng Cầu của thị trường lao động là đòi hỏi đặt ra đối với thị trường lao động về số lượng và chất lượng trong một điều kiện giá sức lao động nhất định. Cầu về lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : nguồn tài nguyên của một nước trình độ công nghệ, cơ cấu nghành nghề của nền kinh tế mức tiền cộng ( tiền lương ). Phong tục tập quán tôn giáo và phụ thuộc vào chính sách phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ đối với các nước đang phát triển, nhu cầu về lao động không lớn do qui mô của nền kinh tế còn nhỏ, vì vậy nhìn chung là thừa lao động .Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi .Bên cạnh cơ cấu nghành của nền kinh tế luôn được điều chỉnh còn phải đối mặt với một vấn đề về thể chế liên quan đến vấn đề lao động như hoàn thiện, qui định và chính sách tiền công ., tiền lương còn bất cập. .. 3. Vai trò của lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế 3.1. Lập luận của các trường phái kinh tế vế lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế : Lao động là yếu tố cơ b ản của sản xuất .Vai trò của lao động được xét trên cả hai mặt : *Trước hết : Lao động là một bộ phận của nguồn lực phát triển đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Nhờ có lao động mà các yếu tố đầu vào khác được kết hợp tạo ra sản phẩm cung ứng trên thị trường. Đ ường tổng cung là một đường cong hướng lện trên biểu thị sản lượng tạo ra trong các nghành của nền kịnh tế quốc dân. Khi nhân tố đầu vào ( trong đó có yếu tố lao động ) tăng lên thì sản phẩm tạo ra nhiều hơn , tổng cung tăng. Đường tổng cung dịch sang phải ( sd) Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số điều đó có nghĩa là lao động còn tác động đến tổng cầu. Khi lao động tăng ., tiêu dùng cũng tăng lên làm cho đường tổng cầu cũng tăng lên và dịch chuyển sang phải. như vậy điểm cân bằng mới và sản lượng thực tế sẽ tăng lên và như vậy tốc độ tăng trưởng cũng tăng lên 10
- Theo các nhà kịnh tế học tân cổ điển thì nguồn gốc của sự tăng trưởng là sự kểt hợp của các yếu tố đầu vào ( lao động, vốn, kỹ thuật, ) theo những phương thức nhất định để tạo ra sản phẩm. Iô hình Ricacdo đã tính thu nhập quốc dân bao gồm các yếu tố tiền công lao động làm thuê nhận được bên cạnh đó còn có lợi nhuận và địa tô Mô hình của C. Mác cho rằng lao động sống tạo ra của cải và giá trị thặng dư là nguồn gốc tái sản xuất xã hội. Muốn mở rộng sản xuất cần tăng nslđ. Ngày nay các nhà kinh tế học hiện đại cũng khẳng định vai trò to lớn của lao động với tăng trưởng và phát triển. Họ cho rằng tổng cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xúât đó là nguồn lao động ., vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ . 3.2. Tăng trưởng kinh tế theo mô hình Cobb- Douglas Hàm sản xuất Cobb- Douglas về thực chất đó là một mô hình hồi qui tương quan đa nhân tố. H àm thường được sử dụng để phân tích hiệu quả của cơ cấu sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng động D ạng tổng quát của mô hình cobb- douglas được mô tả y=f(l, k, r, t) Trong đó : y: đ ầu ra hay tổng sản lượng quốc dân l: số lượng lao động k: vốn r: tài nguyên thiên nhiên t: khoa học công nghệ Một dạng kiểu phân tích này là hàm Cobb- Douglas dung tích: y= T. K. L. R Trong đó a, b là các yếu tố luỹ thừa, phản ánh tỷ lệ cận biên của các yếu tố đầu vào Sau khi biến đổi hàm Cobb- Douglas thiết lập được mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng của các biến số g =t+ . K + . l + .r Trong đó : g là tốc độ tăng trưởng GDP k,l,r : tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào t: phần dư còn lại phản ánh tác động của khoa học kỹ thuật 11
- Xem xét mô hình ta thấy : Bất kỳ sự tăng lên của yếu tố đầu vào nào ( k,l,r,t) đều đưa tới sự tăng lên của yếu tố đầu ra .Tuy nhiên không phải cứ đơn thuần tăng yếu tố đầu vào là dẫn tới sự gia tăng của yếu tố đầu ra mà ở đây là yếu tố tăng trưởng và phát triển kinh tế gia tăng. Yếu tố đầu ra ở đây phụ thuộc rất nhiều vào sự kết hợp của các yếu tố đầu vào. Giữa các yếu tố đầu vào có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên cũng tuỳ từng nước, tuỳ từng thời kỳ mà sử dụng nhiều yếu tố lao động, ít vốn hoặc ngược lại nhiều yếu tố vốn , ít yếu tố lao động phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển Đối với ta lao động đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bởi vì trong các yếu tố đầu vào thì tài nguyên nước ta phong phú, song không phải là vô tận mà một ngày nào đó không xa nó sẽ bị cạn kiệt,. vốn của chúng ta còn ít, khả năng huy động vốn thấp. Bên cạnh đó thì nguồn lao động nước ta tương đối dồi d ào với chất lượng tương đối tốt. Do vậy lao động đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển 3.3. Vai trò của lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội: 3.3.1. Nguồn lao động là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất : Mọi quá trình sản xuất chung qui lại gồm 3 yếu tố cơ bản : lao động của con người, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong quá trình lao động con người tìm tòi, suy nghĩ, năng động sáng tạo, không chỉ sáng chế ra tư liệu lao động có năng xuất cao mà còn kết hợp tư liệu lao động với đối tượng lao động nhằm tạo ra những sản phẩm theo mục đích đã định. Nhờ có lao động của con người mà các tư liệu sản xuất được hoàn thiện từng bước và chỉ thông qua hoạt động của con người các tư liệu sản xuất mới phát huy hết tác dụng, thúc đẩy llsx và nền kinh tế phát triển Trong giai đoạn nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, con người được đật vào qui trình lao động hết sức phức tạp, đòi hỏi một năng lực sáng tạo, một trình độ kỹ thuật cao và ý thức trách nhiệm rất lớn, cả lao động cơ bắp, cả lao động kỹ thuật, và lao động quản lý có như vậy lực lượng vật chất to lớn mới sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Trong quá trình lao động, con người không chỉ làm biến đổi hình thái những cái do tự nhiên cung cấp, con người còn đồng thời thực hiện các mục đích 12
- tự giác của mình, mục đích ấy quyết định phương thức hành động của họ, giống như một qui luật và bắt ý chí của họ phải phục tùng nó. Vì vậy con người không chỉ là một yếu tố hàng đầu, năng động của quá trình sản xuất mà còn là chủ thể sáng tạo, đổi mới và hoàn thiện quá trình ấy. 3 .3.2. Ngu ồn lao động là động lực to lớn của quá trình phát triển kinh tế xã hội : Nhu cầu là động cơ cơ bản nhất của con người. Bất kỳ sự hoạt động nào của con người cũng đều bắt nguồn từ nhu cầu. Thoả mãn các nhu cầu chính là đ ảm bảo các lợi ích của con người. Vì lợi ích m à con người hoạt động. Lợi ích của con người bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích tâm lý. Trong đó lợi ích vật chất đóng vai trò quan trọng. Người lao động dù làm việc ở đâu d ưới hình thức nào cũng đều nhằm đạt được lợi ích của mình. Lợi ích càng cao càng tạo nên sức hấp dẫn để con người hoạt động có hiệu quả hơn. Như vậy chính lợi ích là những nhu cầu trở thành động cơ của hành động. Thoả mãn lợi ích chính đáng của người lao động là đ ộng lực kinh tế trực tiếp thúc đẩy nền kinh tée xã hội phát triển 3 .3.3. Nguồn lao động với tư cách là lực lượng tiêu dùng luôn là mục đích của sự phát triển kinh tế xã hội : Trong mọi phương thức sản xuất xã hội ,sản xuất cái gì, sản xuất cho ai ? sản xuất như thế nào? suy cho cùng đều để phục vụ cho nhu cầu của con người. Vì vậy nhu cầu của con người trở thành thị trường sâu rộng, tác nhân kích thích sản xuất là “ đơn đặt hàng “ của x ã hôi đối với sản xuất và là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhu cầu của con người rất đa dạng, phức tạp gồm nhiều mức độ khác nhau phát triển từ thấp đến cao ., có nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài, nhu cầu cống hiến và nhu cầu hưởng thụ. .. các nhu cầu ấy quan hệ chặt chẽ với nhau và chi phối mạnh mẽ các hành vi của con người kể cả trong quan hệ đối với tự nhiên, xã hội và b ản thân con người Như vậy nguồn lao động nói riêng và con người nói chung có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế x ã hội ở mọi thời đại. Nhận thức đúng đắn vấn đề không chỉ là giúp chúng ta thấy rõ hơn ý n ghĩa, tầm quan trọng của nó mà còn có cơ sở phương pháp luận để xem xét việc sử dụng nguồn lao động trong thời gian qua, trên cơ sở đó để định rõ phương hướng và giải pháp sử dụng và phát huy nguồn lao động trong tương lai 13
- II. Một số vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu lao động 1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động 1.1. Cơ cấu lao động : Là sự phân chia về tỷ lệ lao động theo một số tiêu thức nào đó .Trong phạm vi đề tài này có hai loại cơ cấu lao động được xem xét đó là cơ cấu cung lao động và cơ cấu sử dụng lao động . Cơ cấu cung lao động : Được xác định thông qua các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu số lượng và chất lượng của nguồn lao động Cơ cấu sử dụng lao động : Được xác định bằng tỷ lệ lao động theo nghành nghề theo khu vực nông thôn thành thị, theo thành phần kinh tế, tình trạng việc làm Dưới chế độ kế hoạch hoá tập trung cơ cấu lao động được hình thành chủ yếu là do sự áp đặt của nhà nước thông qua phân công, phân bố lao động xã hội theo kế hoạch hàng năm. trong cơ chế thị trường thì cơ cấu lao động được hình thành chủ yếu qua quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Tuy vậy vai trò của nhà nước vẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng là điều tiết thông qua các chính sách để có được cơ cấu lao động hợp lý, phù hợp với cơ cấu kinh tế và môi trường phát triển kinh tế xã hội được xây dựng trong các kế hoạch định hướng cũng như để tạo thêm việc làm V ề nguyên tắc, cơ cấu lao động phải phù hợp với cơ cấu kinh tế và chính vì thế nó phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế, trình độ văn minh của một xã hội Cũng do vậy theo qui luật phát triển không ngừng của xã hội cơ cấu lao động luôn luôn vân động. đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động chuyển dịch cơ cấu lao động 1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động: Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự vận động chuyển hoá từ trạng thái cơ cấu lao động này ( cơ cấu lao động cũ ) sang trạng thái kia ( cơ cấu lao động mới) phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội Chuyển dịch cơ cấu lao động là một quá trình nhằm làm thay đổi cấu trúc và mối liên hệ lao động theo một mục tiêu nhất định,.Nói cách khác chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình phân bố, bố trí lực lượng lao động theo những qui luật những xu hướng tiến bộ nhằm mục đích sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nguồn 14
- lực lao động để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành là quá trình phân bố lại lực lượng lao động vào các ngành CN& XD, nông-lâm- ngư nghiệp và dịch vụ theo tỷ lệ phù hợp với qui định vận động và phát triển của nền kinh tế .Cơ cấu ngành kinh tế là luôn luôn biến đổi vì vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao đông cũng không kết thúc và diễn ra không ngừng.Trong điều kiện nước ta hiện nay cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH .Việc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động là một tất yếu khách quan .Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện hiện nay không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển các ngành mà còn để đáp ứng yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế ,chủ động và tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nhằm xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc V ề nguyên tắc : chuyển dịch cơ cấu lao động phải được đặt ra trong tổng thể các mối quan hệ với các nhân tố kinh tế xã hội khác .Khi hoạch định các chính sách định hướng chuyển dịch co cấu lao động cần phải chú ý đến những nhân tố này .Trong đó tác động của cơ cấu vốn đầu tư đặc biệt tỷ lệ đầu tư cho con người ,cho KHCN,thay đổi cơ cấu đầu tư giữa các vùng thành thị nông thôn, thay đổi cơ cấu đầu tư trong công nghiệp …sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để làm phù hợp giữa cung và cầu lao động -> Về phía cung :Thúc đẩy đầu tư con người sẽ đổi mới và nâng cao chất lượng lao độ ng mà đây chính là điều mấu chốt để thực hiện thay đổi về cơ cấu lao động ,đáp ứng nhu cầu sản xuất -> Về phía cầu:Khối lượng ,cơ cấu đầu tư và hệ thống chính sách kèm theo quyết định cơ cấu sản xuất và nó thúc đẩy lại sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất .Với Sự đầu tư cho KHCN cho các ngành phi nông nghiệp nhưng sẽ góp phần làm tăng năng suất là yếu tố quan trọng tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực. Chuyển dịch cơ cấu cung lao động : bao gồm sự thay đổi về trình độ học vấn,trình độ chuyên môn kỹ thuật ,thể lực ,ý chí ,thái độ và tinh thàn trách nhiệm … suy cho cùng đây cũng là những nội dung chính của phát triển NNL. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động hay (chuyển dịch cơ cấu việc làm ) b ao gồm sự thay đổi về cơ cấu lao động thao ngành ,theo vùng ,theo nghề 15
- ,sự thay đổi cơ cấu của loại lao động (chủ,thợ..tự làm việc..) sự thay đổi cơ cấu theo hình thức sở hữu hay theo thành phần kinh tế 2. ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu lao động: Chuyển dịch cơ cấu lao động tạo điều kiện để thực hiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNN-HĐH ,nhằm thích ứng với cơ cấu của kinh tế mới.Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới chi thấy ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ với sự thay đổi về chính sách khoa học kĩ thuật,công nghệ ,tài chính với chính sách phát triển nguồn nhân lực Chuyển dịch cơ cấu lao động tạo điều kiện phân bố lại lực lượng lao động hợp lí hơn giữa các vùng lãnh thổ ,giữa các nghành nghề ,giữa các khu vực kinh tế ,tạo điều kiện cho người lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp hơn,tăng cơ hội tìm được việc làm Chuyển dịch cơ cấu lao động tạo điều kiện cân đối lại cung cầu về lao động ,giải quyết vấn đề thất nghiệp và thất nghiệp cơ cấu ,tạo điều kiện giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Vì vậy chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần làm xích gần cung và cầu lao động và do đó được coi là một giải pháp tạo việc làm tích cực.Các nước châu á thái bình Dương đã có trách nhiều bài học quí về giải quyết việc làm thông qua .Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Nhật bản ,đầu những năm 60 của thế kỉ 20 hiện tượng thiếu việc làm ở nông thôn đã được chấm dứt và về cơ b ản trên toàn lãnh thổ không có thất nghiệp (tỷ lệ thất nghiệp năm 1960 là 1,2%)vào nửa đầu những năm 80 ,Malaixia đã đạt đ ược tình trạng đủ việc làm ,còn ở Thái ,một nước nông nghiệp đang phát triển có nhiều nét tương tự như Việt Nam ,luôn duy trì được tỷ lệ thất nghiệp ở d ưới mức 3% suốt từ năm 1975 đến nay (hiện nay tỷ lệ là 2,5%)1995 ở nông thôn nước ta thì chuyển dịch cơ cấu lao động theo nghề đ ã tăng d ần trong lao dộng phi nông nghiệp ,thực hiện đa dạng hoá nông nghiệp là giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề thiếu việc làm ,tăng thu nhập cho người lao động thực hiện xoá đói giả nghèo bền vững. Đ ặc biệt chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động làm tăng tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ,lao động có kĩ thuật ,phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao là điều kiện tiên quyết bảo đảm thực hiện thành công yêu cầu của sự nghiệp CNN-HĐH đất nứơc 16
- 3. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu cung lao động và chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động : - Các loại chuyển dịch cơ cấu lao động có mối quan hệ ,tác động qua lại lẫn nhau rất chặt chẽ .Nhìn tổng quát thì muốn chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao đông đòi hỏi phải có sự chuyển biến về cơ cấu lượng lao động đến một mức độ cần thiết nào đó. Ngược lại sự chuyển dịch thích hợp về cơ cấu sử dụng lao động, tức là đạt tới sự phân công lao động hợp lý giữa các nghành nghề, vùng thành phần kinh tế sẽ là điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự tăng trưởng này đến lượt nó lại đặt ra những nhu cầu về chuyển dịch mới về cơ cấu chất lượng lao động . Ngay trong bản thân sự chuyển dịch về cơ cấu chất lượng hay cơ cấu sử dụng lao động cũng có môí quan hệ chặt chẽ với nhau: Cơ cấu theo trình độ học vấn là tiền đề không thể thiếu được để đào tạo nghề, tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới, thể lực của lao động là điều kiện phát triển trí lực, tức là ảnh hưởng tới văn hoá, đào tạo nghề nghiệp và vận dụng những kiến thức đã thu nhân được để vận dụng vào nghề nghiệp công việc . Thực tế ở nước ta qua những cuộc khảo sát cũng cho thấy d ưới tác động của chính sách mới, chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động nói chung là một quá trình kết hợp đồng thời nhiều loại chuyẻen dịch : về loại lao động, về nghề nghiệp, về không gian, về thành phần kinh tế vì sự chuyển dịch này tạo điều kiện, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cung lao động để cuối cùng người lao động tìm được chỗ việc làm phù hợp nhất tạo điều kiện giải quyết việc làm tăng thu nhập 4. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu lao động: Các nước trong khu vực bước vào thời kỳ CNH từ rất lâu vào những năm 50 của thế kỷ 20 và đ ẩy mạnh công nghiệp hoá từ 1980. Singapore thúc đẩy công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu từ năm 1967. hàn quốc chuyển sang phát triển công nghiệp hoá và công nghiệp nặng từ 1973- 1979. Đài Loan thực hiện công nghiệp hoáthay thế nhập khẩu từ năm 1953-1957 và đẩy mạnh công nghiệp hoá từ 1973-1975 Kinh nghiệm của các nước này cho thấ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá phải có một cơ cấu lao động tương thích mà đặc biệt là phải chuyển hoá về cơ cấu chất lượng lao động .Các nước phát triển nhanh trong khu vực châu á đã 17
- quan tâm từ lâu đến vấn đề mà Singapo từ năm 1959 đã nghiên cứu về đào tạo công chức nhà nứơc. Từ năm 1960 đã dành m ột kế 5 năm để phát triển đào tạo ,năm 1973 có chương trình nâng cao tay nghề cho lao động khu vực chế tạo là mũi nhọn của xuất khẩu lúc bấy giờ .Đài Loan mặc dù đã đạt tới mức tăng trưởng cao ,thời kì 1981-1984 trong chính sách chuyển dịch cơ cấu của kinh tế nhằm áp dụng kĩ thuật và hiện đại hoá đ ã khuyến khích các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực kĩ thuật thuộc chuyên nghành cơ bản và ứng dụng (khoa học ,toán,máy tính ..) để hướng vào các kĩ thuật tin học ,công nghệ sinh học ,máy móc và dụng cụ chính xác ,công nghiệp ,công nghệ môi trường ,quang học điện tử … Một so sánh cho thấy vai trò chất lượng của nguồn nhân lực đới với phát triển kinh tế như sau :vào những năm 1950 Philippin có thu nhập bình quân đ ầu người cao hơn Hàn quốc song hai nước này áp dụng những chiến lược phát triển khác nhau Hàn quốc trước hết tập trung phát triển nông nghiệp và rất chú ý đến chất lượng nguồn lao động .Philippin tập trung vào CNH và ít chú ý hơn đ ến phát triển nguồn nhân lực .Chính vì vậy ,đến những năm 1980 .H àn quốc đ ã vượt qua Philipin .Trong khi đó ,Philippin có tốc độ tăng trưởng thấp,số lượng thất nghiệp và phân chia thu nhập cao hơn Hàn quốc vì nhiều lí do trong đó có nguyên nhân của chất lượng NNL chưa đáp ứng đủ nhu cầu của sự phát triển ở KTXH ở nước ta ,theo phương hướng của các nghị quyết BCH TƯ Đ ảng từ khoá 7 ,xúc tiến công cuộc CNH-HĐH là yêu cầu cấp bấch nhằm đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về kinh tế ,đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách vững chắc ,có hiệu quả Vì thế, phải có sự chuyển dịch tương ứng về cơ cấu lao động và đổi mới cơ cấu lao động theo nghành ,nghề ,theo vùng ,lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế ,cơ cấu chất lượng lao động một cách hợp lí là điều kiện để thúc đẩy CNH-HĐH đất nước ở nhiều vùng (miền núi,trung du ,ven biển ,hải đảo) còn nhiều tiềm năng kinh tế có thể khai thác được ,và còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị ,an ninh quốc phòng .Vì vậy chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ,nghề theo vùng ,lãnh thổ có tác dụng phân bố lại dân cư lao động phù hợp hơn ,tạo ra khả năng khai thác tài nguyên có hiệu quả hơn ,nâng cao năng suất lao động,tăng thu nhập,tạo việc làm cho người lao động Chuyển dịch cơ cấu lao động còn có vai trò cực kì quan trọng đối với phát triển nông thôn .Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng đổi mới cơ cấu kinh tế 18
- nông nghiệp và kinh tế nông thôn là giải pháp duy nhất tạo việc làm ,nâng cao thu nhập ,giảm đói nghèo và phát triển nông thôn to àn diện Việc chuyển dịch cơ cấu lao động nghiệp sang phi nông nghiệp là một giải pháp duy nhất đối với tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng CNH-HĐH .Nói chung điều này sẽ dẫn đến tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế thì đ òi hỏi phải có thời gian và những điều kiện vật chất nhất định 5.Xu huớng chuyển dịch cơ cấu lao đông trong thời kỳ CNH-HĐH: 5.1. Căc cứ xác định xu hướng Quy luật tăng năng suất lao động cuả A.FISHER Năm 1935 trong cuốn “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kĩ thuật ” A.Fisher đã giới thiệu khái niệm về việc làm ở khu vực thứ nhất ,thứ 2 và thứ 3.Theo Fisher lao động trong mỗi nước có thể phân bố theo tỉ lệ vào 3 khu vực ;Khu vực thứ nhất bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và theo quan điểm của Fisher còn gồm cả khai thác mỏ .Khu vực thứ 2 gồm công nghiệp chế biến và xây dựng .Khu vực 3 gồm vận tải, thông tin ,thương nghiệp ,dịch vụ nhà nước ,dịch vụ tư nhân .Theo Fisher tiến bộ kĩ thuật đã tác động đến sự phân bố lao động vào 3 khu vực này .Trong quá trình phát triển ,việc tăng cường sử dụng máy móc và các phương thức canh tác mới đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao năng suất lao động .Kết quả là để đảm bảo lượng lương thực cần thiết cho xã hội thì không còn cần đến lượng lao động như cũ và do vậy tỉ lệ của lực lượng lao động trong nông nghiệp giảm. Dựa vào các số liệu thống kê thu thập được A.Fisher cho rằng tỉ lệ giảm này có thể là 80% đối với các nước chậm phát triển xuống còn 11-12% .ở các nước công nghiệp phát triển và trong điều kiện đặc biệt có thể giảm xuống còn 5%.Ngược lại tỉ lệ lao động được thu hút vào khu vực thứ hai và thứ 3 ngày càng tăng do tính co dãn về nhu cầu sử dụng của 2 khu vực này và khả năng hạn chế hơn của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là đối vực khu vực thứ 3 CNH -HĐH nông nghiệp ,nô ng thôn : + CNH-HĐH nông nghiệp ,nông thôn với việc đưa cơ giới hoá ,điện khí hoá,hoá học hoá ,sinh học hoá và thuỷ lợi hoá vào sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho việc rút bớt lao động nông nghiệp sang các ngành khác + CNH-HĐH nông nghiệp–nông thôn : tạo điều kiện cho việc phát triển các nghành công nghiệp ở nông thôn ,mở mang các nghành nghề ngoài nông 19
- nghiệp bao gồm tiểu thủ công ,công nghiệp chế biến nông – lâm –thuỷ sản ,phát triển các nghành sử dụng nhiều lao động :dệt may ,d ày da,sành sứ, gạch ,vật liệu xây dựng ..tạo điều kiện cho việc thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp ,giải quyết việc làm cho người lao động . Quá trình đô thị hoá : Trong thời kì CNH-HĐH đất nước ,quá trình đô thị hoá diễn ra rất mạnh mẽ .Quá trình này đã kéo theo sự chuyển dịch lao động nông nghiệp nông thôn theo ngành từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và đồng thời là sự chuyển dịch lao động từ nông thôn –thành thị Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành làm biến đổi cơ cấu của các ngành theo(GDP) đồng thời là quá trình chuyển dịch VĐT và LĐ theo nghành - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng làm biến đổi cơ cấu theo GDP của các vùng đồng thời kéo theo quá trình chuyển dịch VĐT và LĐ theo vùng Sự phát triển của KH CN Đ ã tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ nâng tỷ trọng lao động đã qua đào tạo, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và hàm lượng của lao động trí tuệ ngày càng cao để đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự phát triển kinh tế xã hội 5.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động Cơ cấu lao động theo ngành chuyển dịch theo hướng giảm tuyệt đối về tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tuyệt đối về tỷ trọng lao động trong công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Đây là xu hướng tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hoá hiên đại hoá. Nguyên nhân của xu thế biến đổi này là do sự tiến bộ của KHKT, sự tăng trưởng và phát triển của nghành công nghiệp và năng suất lao động trong nông nghiệp tăng, sự đảm bảo và dư thừa về lương thực, thực phẩm của ngành nông nghiệp cho toàn xã hội Tuy nhiên đối với nhiều nước chậm phát triển thì xu thế trên còn nằm trong sự mong đợi. Đó là một cơ cấu lạc hậu so với thế giới, vì đ ang còn chứa đựng quá nhiều lao động trong công nghiệp. Trong khi đó nông nghiệp lai càng ngày bị thu hẹp về ruộng đất (tính theo đầu người ), dẫn đến năng suất lao động không ngừng giảm (do tăng số người trên cùng một diện tích canh tác). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm
73 p | 510 | 129
-
LUẬN VĂN: Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam
108 p | 224 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh
182 p | 177 | 62
-
Đề cương Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: So sánh giống và xác định phân bón lá thích hợp cho sản xuất bắp cải trái vụ tại Phong Thổ - Lai Châu
45 p | 383 | 51
-
Luận văn Định hướng thị trường mục tiêu và phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty Thiên Bình Nguyên Travel
105 p | 185 | 51
-
luận văn:ĐỊNH HƯỚNG TÌM TÒI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KHI DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “ CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” LỚP 10 BAN CƠ BẢN CHO HỌC SINH DÂN TỘC NỘI TRÚ
125 p | 165 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Di dân ở tỉnh Bình Dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội
134 p | 172 | 28
-
LUẬN VĂN: Định hướng và các giải pháp phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời kì 2000 - 2010
90 p | 120 | 23
-
Luận văn: Định hướng phát triển các ngành dịch vụ của Tp. HCM đáp ứng yêu cầu Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
190 p | 102 | 20
-
Luận văn Định hướng và các giải pháp phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời kì 2000 - 2010
103 p | 109 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững
146 p | 104 | 16
-
Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện chiến lược thu hút khách hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
141 p | 76 | 15
-
Chiến lược định hướng cho các ngành công nghiệp mũi nhọn trong phát triển kinh tế thời công nghiệp
106 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp
126 p | 82 | 11
-
Bài thuyết trình Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá tài nguyên du lịch và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
20 p | 90 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Góc định hướng và ứng dụng
78 p | 34 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Định hướng phát triển Tổng Công ty địa ốc Sài Gòn Resco đến năm 2020
61 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn