intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:146

95
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005 - 2013, luận văn đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch sinh thái ở địa phương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phùng Thị Ninh TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐẮK LẮK THEO HƯỚNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phùng Thị Ninh TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐẮK LẮK THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. MAI HÀ PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan những vấn đề và số liệu trình bày trong Luận văn là trung thực và hoàn toàn do công sức của chính bản thân tác giả nghiên cứu tìm tòi. Nội dung Luận văn có tham khảo và sử dụng một số tài liệu được đăng tải trên các tác phẩm và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Kết quả của luận văn không có sự sao chép, bắt chước bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Tác giả
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS.Mai Hà Phương, thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, Ban lãnh đạo phòng Sau Đại Học, và khoa Địa lí của Trường đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập tại trường và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Sở Văn hoá, Thể Thao và DL tỉnh Đắk Lắk, Phòng Văn hoá - Thông tin các huyện trong tỉnh Đắk Lắk, Ban quản lí các Vườn quốc gia và Khu DL đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho tôi nguồn tài liệu cần thiết để thực hiện đề tài. Tôi xin tỏ lòng biết ơn đối với bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và động viên tôi suốt quá trình học tập tại lớp Cao học Địa Lí khoá 23 (2012 - 2014) và khóa 24 (2013 - 2015). Tôi xin tri ân tất cả. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Tác giả
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng số liệu Danh mục bản đồ và hình ảnh MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1  Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .................. 9  1.1. Cơ sở lí luận về phát triển DLST theo hướng bền vững ................................ 9  1.1.1. Các khái niệm cơ bản .......................................................................... 9  1.1.2. Một số vấn đề về cơ sở lí luận phát triển DLST theo hướng bền vững ............................................................................................ 13  1.2. Thực tiễn phát triển DLST ở Việt Nam và vùng Tây Nguyên .................... 29  1.2.1. Ở Việt Nam ....................................................................................... 29  1.2.2. Ở Tây Nguyên ................................................................................... 32  Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH ĐẮK LẮK ....................................... 34  2.1. Tổng quan về tỉnh Đắk Lắk...................................................................... 34  2.1.1. Khái quát tự nhiên ............................................................................. 36  2.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội ............................................................. 37  2.2. Tiềm năng phát triển DLST ở tỉnh Đắk Lắk ............................................ 38  2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái .............................................................. 38  2.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ DL ................................................. 55  2.2.3. Các điều kiện khác ............................................................................ 59  2.3. Hiện trạng phát triển DLST ở tỉnh Đắk Lắk ............................................ 63 
  6. 2.3.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh DL ............................................ 63  2.3.2. Hiện trạng phát triển DLST .............................................................. 66  2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển DLST tỉnh Đắk Lắk trên quan điểm DL bền vững ............................................................ 81  Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH ĐẮK LẮK VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN .................................................... 87  3.1. Định hướng phát triển .............................................................................. 87  3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng ................................................................. 87  3.1.2. Định hướng phát triển ....................................................................... 89  3.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững DLST .............................. 98  3.2.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý .......................................................... 98  3.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư .................................................................... 99  3.2.3. Giải pháp về đa dạng hóa và nâng cao chất lượng SPDLST .......... 100  3.2.4. Giải pháp về quy hoạch................................................................... 101  3.2.5. Giải pháp khuyến khích tham gia của cộng đồng địa phương ....... 102  3.2.6. Giải pháp về đào tạo ....................................................................... 104  3.2.7. Giải pháp về thị trường và xúc tiến quảng bá DLST ...................... 105  3.2.8. Giải pháp về khoa học công nghệ ................................................... 106  3.2.9. Giải pháp về tài nguyên môi trường – đảm bảo sự phát triển bền vững .......................................................................................... 107  KẾT LUẬN VÀ KẾN NGHỊ .......................................................................... 111  TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 115  PHỤ LỤC 
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CĐĐP : Cộng đồng địa phương CSHT : Cơ sở hạ tầng CSVC-KT : Cơ sở vật chất- kỹ thuật DL : Du lịch DLST : Du lịch sinh thái ĐDSH : Đa dạng sinh học GDMT : Giáo dục môi trường HST : Hệ sinh thái KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên KT- XH : Kinh tế - xã hội LHDL : Loại hình du lịch SPDL : Sản phẩm du lịch SPDLST : Sản phẩm du lịch sinh thái SVH–TT&DL : Sở văn hóa – thể thao và du lịch TNDL : Tài nguyên du lịch TNDLST : Tài nguyên du lịch sinh thái UBND : Ủy ban nhân dân VQG : Vườn quốc gia
  8. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Đắk Lắk đã được xếp hạng cấp Quốc gia, tính đến 4/6/2013 ....................................................... 45 Bảng 2.2. Hiện trạng lao động DL tỉnh Đắk Lắk .............................................. 61 Bảng 2.3. Doanh thu DL tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005-2013 ........................... 64 Bảng 2.4. Số lượt khách DL đến tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005-2013............... 65 Bảng 2.5. Số khách sạn, nhà nghỉ của tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2005-2013 ......................................................................................... 66 Bảng 2.6. Tổng lượng khách DL đến huyện Buôn Đôn giai đoạn 2010-2013 ......................................................................................... 68 Bảng 2.7. Tổng doanh thu DL huyện Buôn Đôn giai đoạn 2010-2013 ............ 68 Bảng 2.8. Tổng lượng khách DL đến huyện Lắk giai đoạn 2010-2013............ 69 Bảng 2.9. Tổng doanh thu DL huyện Lắk giai đoạn 2010-2013....................... 69
  9. DANH MỤC BẢN ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk ..................................................... 35 Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng TNDLST tỉnh Đắk Lắk ....................................... 49 Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng kết cấu hạ tầng và CSVC-KT .............................. 56 Hình 2.4. Bản đồ các tuyến – điểm DL của tỉnh Đắk Lắk ............................... 78 Hình 2.5. Sơ đồ định hướng phát triển không gian DL tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030 .................................................................................... 91
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên thế giới, DLST chỉ thực sự được quan tâm từ thập niên 80 của thế kỉ XX nhưng do những tác động tích cực của nó đối với sự phát triển bền vững của nhân loại nên đã trở thành LHDL có tốc độ phát triển rất nhanh trong những năm qua. Theo đánh giá của Hiệp hội DL châu Á - Thái Bình Dương (PATA), DLST đang có chiều hướng phát triển trở thành một bộ phận có tốc độ phát triển mạnh nhất về tỉ trọng trong ngành DL thế giới. Ở nước ta, DLST tuy còn khá mới mẻ xong đã góp phần quan trọng tạo sức thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước. Ngoài KBTTN, VQG và khu dự trữ sinh quyển, còn có HST nông nghiệp rất đa dạng ở các vùng miền trên cả nước. Đó là những tiềm năng rất thuận lợi cho DLST phát triển khá nhanh chóng trong những năm gần đây. Đắk Lắk là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với 2 mùa rõ rệt, có nhiều cảnh quan đẹp và nhiều cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn,... rất phù hợp cho việc tổ chức các hoạt động DL nói chung và DLST nói riêng. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có các VQG Yok Đôn, Chư Yang Sin và các KBTTN Nam Ka, Ea Sô,... Bên cạnh đó, Đắk Lắk còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa bản địa quý giá gắn liền với không gian núi rừng Tây Nguyên, điển hình nhất là không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên – kiệt tác truyền khẩu - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đó là những tiềm năng rất to lớn để phát triển DLST ở địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay, DLST ở Đắk Lắk còn chậm phát triển, nhiều tiềm năng DLST chưa được khai thác hiệu quả. Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phát triển DLST tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững cùng với mong muốn đóng góp sức mình vào sự phát triển DL của địa phương, tác giả đã chọn đề tài “Tiềm năng và định hướng phát triển DLST tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững” để làm Luận văn tốt nghiệp Cao học của mình.
  11. 2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển DL tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005 - 2013, đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển DLST ở địa phương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng bền vững. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tổng quan một số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển DLST. - Phân tích tiềm năng phát triển DLST của tỉnh Đắk Lắk. - Đánh giá thực trạng phát triển DLST tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005 - 2013. - Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển DLST ở tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng bền vững. 3. Giới hạn nghiên cứu - Về không gian: toàn bộ địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó tập trung vào một số điểm chìa khóa là các khu DLST tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. - Về thời gian: + Phân tích thực trạng phát triển DLST ở tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2005 - 2013. + Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển DLST ở tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về loại hình DLST dưới góc độ địa lí trong bối cảnh chung của DL Đắk Lắk, không mở rộng sang các LHDL khác ở địa phương.
  12. 3 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tiềm năng và thực trạng phát triển DLST của tỉnh Đắk Lắk. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Hệ thống lãnh thổ DL được xem là một hệ thống được hình thành bởi các phân hệ: du khách, TNDL, công trình kỹ thuật, cán bộ nhân viên DL, và phân hệ điều hành. DLST là một trong những loại hình của DL, vì thế hệ thống lãnh thổ DLST cũng là một hệ thống, trong đó có các phân hệ trên. Việc quán triệt quan điểm này trong nghiên cứu DLST giúp cho việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ phức tạp, đa chiều, tránh được những thiết sót xảy ra. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Đây là quan điểm cơ bản của Địa lí học, đòi hỏi khi nghiên cứu một đối tượng phải đánh giá tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng của lãnh thổ cụ thể đó vì chúng tạo nên những nét khác biệt của vùng. Đề tài về phát triển DLST của tỉnh Đắk Lắk được đặt trong bối cảnh của DL nói riêng và KT-XH của tỉnh Đắk Lắk nói chung, với những nét đặc thù của lãnh thổ về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, KT-XH, lịch sử phát triển,… để khai thác một cách hiệu quả các tiềm năng DLST, phù hợp với các điều kiện thực tế của địa phương. 5.1.3. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Khi nghiên cứu về DLST cần phải nghiên cứu các HST và môi trường. Vận dụng quan điểm sinh thái để đảm bảo tính toàn vẹn của môi trường, hạn chế tác động của DLST đến khả năng chịu đựng của môi trường, đảm bảo không phá vỡ sự cân bằng sinh thái, đồng thời tạo cơ sở khoa học để tiến hành công tác tổ chức lãnh thổ DL hợp lí.
  13. 4 Phát triển DLST theo hướng bền vững có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ môi trường, trên cơ sở xem xét một cách thoả đáng các yếu tố về con người, cộng đồng, văn hoá, phong tục tập quán và KT-XH địa phương. Quan điểm phát triển DL bền vững giúp định hướng sự phát triển hợp lí, tạo điều kiện cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên. Thêm vào đó, việc quán triệt quan điểm này còn thúc đẩy phát triển kinh tế cuả CĐĐP - những người chủ đích thực của những giá trị văn hoá bản địa và tham gia trực tiếp vào việc bảo vệ nguồn TNDLST của địa phương. 5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh TNDLST hết sức phong phú, đa dạng có nguồn gốc phát sinh và phát triển khác nhau. Mặt khác, phát triển DLST cũng là một quá trình. Vì vậy cần có một cái nhìn đúng đắn về quá khứ, hiện tại và dự báo cho tương lai, nghĩa là thấy được nguồn gốc phát sinh, hiện trạng và xu hướng phát triển của các TNDLST. Từ đó vạch ra hướng khai thác hợp lí, hiệu quả để phục vụ tốt cho việc phát triển DL. 5.1.5. Quan điểm hỗ trợ CĐĐP Đối với DLST, vai trò của CĐĐP là hết sức quan trọng vì chính họ là người chủ đích thực của những giá trị văn hóa bản địa. Sự ủng hộ, giúp đỡ, ý thức trách nhiệm tham gia bảo vệ nguồn TNDL của CĐĐP là hết sức cần thiết. Do đó, những lợi ích kinh tế từ hoạt động DL một phần phải được phục vụ cho công tác bảo tồn và hỗ trợ kinh tế CĐĐP. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí tư liệu Trong quá trình nghiên cứu bất cứ đề tài nào cũng cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn về các vần đề có liên quan đến đề tài, sau đó phân loại, xử lý để có nguồn thông tin đáng tin cậy phục vụ đề tài.
  14. 5 5.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu DL vì hệ thống lãnh thổ DL bao gồm nhiều phân hệ cấu thành. Việc vận dụng phương pháp phân tích hệ thống trong nghiên cứu đề tài cho phép đánh giá chính xác các điều kiện phát triển DLST trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố chủ yếu như TNDL, CSVC-KT, CSHT, nguồn nhân lực DL,… và đánh giá đúng thực trạng khai thác TNDL cũng như mối quan hệ qua lại giữa các phân hệ trong hệ thống lãnh thổ DL, để từ đó đề ra các giải pháp phát triển phù hợp. Đồng thời, trong đề tài, tác giả cũng có so sánh với các tỉnh thành khác trong khu vực Tây Nguyên để có những nhận định sâu sắc hơn. 5.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa Để có cái nhìn khách quan và chính xác về đối tượng nghiên cứu, ngoài những tư liệu thu thập trong phòng, cần phải khảo sát thực tế để tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạt động cụ thể, cũng như trực tiếp đánh giá được chất lượng sản phẩm và dịch vụ DLST ở Đắk Lắk. Từ đó đề xuất định hướng phát triển và các giải pháp thực hiện có tính khả thi. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên tác giả chỉ thực hiện khảo sát thực tế ở một số khu/điểm DLST điển hình trên địa bàn tỉnh. 5.2.4. Phương pháp bản đồ Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nghiên cứu và khai thác thông tin trên một số bản đồ: bản đồ hành chính, bản đồ tự nhiên, bản đồ KT-XH,… của tỉnh Đắk Lắk. Các bản đồ được đưa vào luận văn gồm: bản đồ TNDL, bản đồ hiện trạng kết cấu hạ tầng và CSVC-KT DL, bản đồ DL tỉnh Đắk Lắk. 5.2.5. Phương pháp dự báo Dự báo phương hướng phát triển của ngành DL nói chung và hoạt động DLST nói riêng là công việc cần thiết và không thể thiếu được của nghiên cứu địa lí. Trong nội dung nghiên cứu của mình, tác giả cố gắng đưa ra những dự báo, những đánh giá có cơ sở khoa học về phát triển loại hình DLST trên các
  15. 6 phương diện: TNDLST, thực trạng phát triển DLST, khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách và khả năng phát triển của loại hình DLST trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh. Từ đó đề xuất các giải pháp khai thác, quản lí và bảo vệ TNDLST của tỉnh một cách hiệu quả. 5.2.6. Phương pháp chuyên gia Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của đội ngũ cán bộ quản lí DL của SVH-TT&DL tỉnh Đắk Lắk, các cán bộ quản lí các VQG, các khu DL trong tỉnh và một số nhà nghiên cứu về DLST. Qua đó, tác giả đề tài đã tổng hợp và xử lý thông tin hiệu quả hơn, cũng như đưa ra các định hướng phát triển DLST ở tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững và các giải pháp thực hiện có tính khả thi. 5.2.7. Phương pháp điều tra xã hội học Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã thực hiện điều tra bằng bảng hỏi. Đây là phương pháp điều tra bằng cách thiết kế phiếu khảo sát, phát ra cho đối tượng điều tra điền thông tin rồi thu lại và xử lí bằng phương pháp thống kê toán học. Với mong muốn có được những số liệu và dẫn chứng thiết thực phục vụ cho đề tài, tác giả đã sử dụng 150 phiếu điều tra du khách ở một số khu/điểm DLST điển hình của tỉnh Đắk Lắk. 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6.1. Các nghiên cứu về cơ sở lí luận DLST và phát triển DLST ở Việt Nam Trên thế giới, DLST chỉ mới được đề cập trên thế giới từ thập niên 80 của thế kỉ XX. Những nhà nghiên cứu tiên phong tiêu biểu là Hector Ceballos - Lascurain, Buckley,... Nhiều tổ chức quan tâm về lĩnh vực này như Hiệp hội DLST (The Internatonal Ecotourism Society), Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN),… Đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố về cơ sở lí luận và thực tiễn về DLST.
  16. 7 Ở Việt Nam, DLST là LHDL còn khá mới mẻ nên các nghiên cứu về loại hình này chưa thực sự nhiều. Cho đến nay có một số công trình nghiên cứu về cơ sở lí luận DLST đã được công bố như sau: - “DLST - Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” của Phạm Trung Lương (2002). - “Tiềm năng DLST ở Việt Nam” của Hà Bích Huyền (Tạp chí Quản lí Văn hóa Thể thao Du lịch, số 33, năm 2011) - “DLST” của Lê Huy Bá (2006). - “DL và DLST” của Thế Đạt. - “Giải pháp cho phát triển DLST Việt Nam” của Lê Văn Lanh (Tạp chí “DL Việt Nam”, số 9, năm 2010). - “Phát triển DLST ở Việt Nam” – bài viết trên Tạp chí DL Việt Nam. - Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển DLST tại các VQG và KBTTN Việt Nam ” (2011). Ngoài ra còn có nhiều tài liệu, đề tài nghiên cứu khác đề cập đến hoạt động DLST tại Việt Nam. 6.2. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển DLST ở Đắk Lắk Các nghiên cứu có liên quan đến phát triển DL nói chung và DLST nói riêng ở tỉnh Đắk Lắk không nhiều, trong đó phải kể đến một số công trình quan trọng sau: - “Tiềm năng và thế mạnh để phát triển DL Đắk Lắk” của Minh Hảo trên trang web của SVH-TT&DL tỉnh Đắk Lắk. - “Quy hoạch phát triển DL tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030” của SVH-TT&DL tỉnh Đắk Lắk. - “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk thời kỳ đến năm 2020” của UBND tỉnh Đắk Lắk.
  17. 8 - “Bảo tồn, phát huy có hiệu quả các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” trên trang web của SVH-TT&DL tỉnh Đắk Lắk. - “DLST đang mất dần chỗ đứng” của Đình Đối trên báo Đắk Lắk, tháng 9 năm 2013. - “Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển DL tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững”, Luận văn thạc sĩ Địa lí của Mai Thị Thùy Dung, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, năm 2006. Ngoài ra còn rất nhiều bài khảo cứu, tạp chí viết về lĩnh vực DLST của tỉnh Đắk Lắk. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến các vấn đề liên quan đến phát triển DL nói chung của tỉnh Đắk Lắk hoặc chỉ thiên về giới thiệu các thắng cảnh đẹp ở địa phương,… chứ chưa đề cập sâu đến vấn đề phát triển DLST trên cơ sở lý luận về LHDL này. Do vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển DLST ở tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở lí luận chuyên ngành và tiếp cận dưới góc độ Địa lí học để từ đó đề xuất định hướng cùng các giải pháp thực hiện nhằm phát triển hơn nữa DLST ở địa phương theo hướng bền vững. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về DLST theo hướng bền vững. Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST ở tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển DLST ở tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững.
  18. 9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 1.1. Cơ sở lí luận về phát triển DL sinh thái theo hướng bền vững 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Du lịch Cho đến nay đã và đang tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về DL. Theo Từ điển bách khoa quốc tế về DL do Viện Hàn lâm khoa học quốc tế về DL xuất bản: “DL là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách DL,… DL là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thoả mãn các nhu cầu của họ” [8]. Tại Hội nghị Liên hiệp quốc tại Roma - Italia (1963), các chuyên gia của Tổ chức DL Thế giới (WTO) cho rằng: “DL là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [20]. Theo I.I Pirôgionic (1985): “DL là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” [20]. Theo Luật DL Việt Nam (2005), thì: “DL là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
  19. 10 ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Mặc dù có sự khác nhau nhưng nhìn chung, các định nghĩa về DL đều cơ bản thống nhất rằng: DL là một hoạt động của dân cư trong một thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và xã hội. Như vậy, DL là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động DL vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, dịch vụ, lại có đặc điểm của ngành văn hoá - xã hội [18]. 1.1.1.2. Sản phẩm du lịch Cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về sản phẩm du lịch. “SPDL là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó” [15]. Theo Luật DL Việt Nam (2005), “SPDL là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách DL trong chuyến đi DL”. Như vậy, SPDL là sự kết hợp hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lí TNDL nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động DL. SPDL gồm cả những yếu tố hữu hình và những yếu tố vô hình. Xét theo quá trình tiêu dùng của khách DL trên chuyến hành trình DL thì có thể tổng hợp các thành phần của SPDL theo các nhóm cơ bản, gồm: Dịch vụ vận chuyển; Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống; Dịch vụ tham quan, giải trí; Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm; Các dịch vụ khác phục vụ khách DL.
  20. 11 1.1.1.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch Tổ chức lãnh thổ DL được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng DL và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn TNDL (tự nhiên, nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường) cao nhất [internet]. 1.1.1.4. Du lịch bền vững Theo định nghĩa của Tổ chức DL thế giới – WTO đưa ra tại “Hội nghị về Môi trường và Phát triển” của Liên hợp quốc (Rio de Janeiro, 1992): “DL bền vững là việc phát triển các hoạt động DL nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách DL và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động DL trong tương lai” Theo Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển (World committee on Enviroment and Development 1996): “DL bền vững là việc đáp ứng những nhu cầu hiện tại của du khách và vùng DL mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai”. DL bền vững đòi hỏi phải quản lí tất cả các dạng tài nguyên theo một cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng những nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mĩ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, ĐDSH và các hệ đảm bảo sự sống [9]. 1.1.1.5. Du lịch sinh thái và các loại hình DLST Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos-Lascurain đưa ra năm 1987: “DLST là DL đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [11].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1