Luận văn Các phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt nam tới năm 2005
lượt xem 17
download
Ngành Cà phê là một ngành kinh tế mũi nhọn với Việt nam hiện nay là ngành phát huy được lợi thế so sánh của Việt nam để tham gia vào thương mại quốc tế hiệu quả đem lại nguồn thu ngoại tệ to lớn và giải quyết được việc làm cho hàng triệu lao động với thu nhập cao, góp phần cải thiện môi trường sinh thái. Phủ xanh đất trống đồi trọc, xoá bỏ nạn trồng cây thuốc phiện, khắc phục nạn du canh, du cư của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng Tây nguyên và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Các phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt nam tới năm 2005
- Luận văn Các phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt nam tới năm 2005
- LỜI MỞ ĐẦU N gành Cà phê là một ngành kinh tế mũi nhọn với Việt nam hiện nay là ngành phát huy được lợi thế so sánh của Việt nam để tham gia vào thương mại quốc tế hiệu quả đem lại nguồn thu ngoại tệ to lớn và giải quyết được việc làm cho hàng triệu lao động với thu nhập cao, góp phần cải thiện môi trường sinh thái. Phủ xanh đất trống đồi trọc, xoá bỏ nạn trồng cây thuốc phiện, khắc phục nạn du canh, du cư của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng Tây nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc. Đảng và Nhà nước ta còn xác đ ịnh ngành xuất khẩu cà phê là ngành mang tính chiến lượcphục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế quốc dân. Xoá bỏ dân tính độc canh cây lúa. Nhờ có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước mà cây cà phê nhanh chóng trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu thứ 2 sau gạo. Trong thời gian vừa qua ngành cà phê Việt nam đã gặt hái được nhiều thành công trên thị trường thế giới Việt nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trế giới sau Brazin. Uy tín của ngành cà phê Việt nam trở thành thành viên của tổ chức cà phê thế giới (ICO) và nhiều lần được Hiệp hội các nước xuất khẩu cà phê (ACPC) đề nghị ra nhập. Bên cạnh những thành tựu to lớn như ngành xuất khẩu cà phê đã dành được trong thời gian vừa qua ngành cà phê Việt nam còn rất nhiều hạn chế như chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt nam còn kém, bộ máy tổ chức xuất khẩu cà phê Việt nam hoạt động chưa hiệu quả, ngành cà phê Việt nam còn đang ở tình trạng tự phát trong sản xuất, rối loạn trong xuất khẩu chưa có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhành giữa các khâu từ sản xuất đến xuất khẩu các chính sách khuyến khích của Chính phủ chưa phát huy được tác dụng vốn thiếu nguyên trọng công nghệ sản xuất cũ kỹ, lạc hậu, ảnh hưởng của ngành cà phê Việt nam tới thị trường cà phê thế giới còn yếu. Tình hình giá cà phê trên thị trường thế giới biến động phức tạp ta luôn luôn thụ động trước sự biến động đó… tất cả các yếu tố này dẫn đến ngành
- cà phê xuất khẩu của Việt Nam hoạt động trong thời gian vừa qua chưa có hiệu quả. N hận thức rõ vai trò to lớn của ngành xuất khẩu cà phê đối với Việt nam và nhất là giai đoạn đầu của thời kỳ đảy mạnh CNH - HĐH đất nước. thông qua quá trình thực tập tại Vụ kế hoạch thống kê Bộ Thương mại và quá trình tìm hiểu thông tin về tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt nam thơì gian qua tại Vụ và Trung tâm tư liệu thư viện, đồng thời kết hợp các kiến thức đã được trang bị tại trường em đã quyết định chọn đề tài: "Các phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt nam tới năm 2005". Mục đích của chuyên đ ề thực tập này là tổng hợp lại bức tranh toàn cảnh về tình hình sau xuất, chế biến và xuất khẩu của ngành cà phê Việt nam trong thời gian qua. Qua đó phân tích những thành tựu và những mặt hạn chế của ngành Xuất khẩu Cà phê Việt nam. Đồng thời qua dự báo về tình hình biến động cung cầu giá cả Cà phê trên thị trường thế giới kết hợp với quan điểm chú trọng của Đảng trong việc pháthị trường riển ngành xuất khẩu Cà phê . Đ ể tìm ra định hướng đúng đắn cho ngành cà phê Việt nam trong thời gian tới và quá độ đề xuất một giải pháp để giải quyết những khó khăn hạn chế đang còn tồn tại với ngành cà phê Xuất khẩu Việt nam. Kết cấu của chuyên đề chia làm 3 chương . Chương I. Các vấn đề lý luận về sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng . Chương II: Thực trạng xuất khẩu Cà phê Việt nam trong thời gian qua. Chương III: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam từ nay đến năm 2005.
- CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÓI CHUNG VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NÓI RIÊNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 1. Khái niệm về hoạt động ngoại thương. N goại thương là một bộ phận quan trọng trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, phản ánh mối quan hệ kinh tế của một quốc gia (bao gồm toàn bộ các quan hệ kinh tế của các thành viên thuộc quốc gia đó) với phần còn lại của thế giới trong quan hệ trong đổi hàng hoá. Hoạt động ngoại thương có một quá trình lịch sử phát triển của nó từ đ ơn giản đến phức tạp cùng với sự phát triển của văn minh loài người. H ình thức sơ khai của hoạt động ngoại thương là trao đ ổi hiện vật, mang tính ngẫu nhiên ngày nay hoạt động ngoại thương lấy tiền tệ làm môi giới trung gian, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá. Hoạt động ngoại thương là hoạt động mang tính khách quan vì nó bị chi phối bởi xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Theo xu hướng này mọi quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Mức độ phụ thuộc ngày càng chặt chẽ cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Không một quốc gia nào tồn tại độc lập, riêng rẽ vì không một quốc gia nào có đủ nguồn lực để đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước buộc các nước phải hội nhập, mở cửa với bên ngoài. Hoạt động ngoại thương làm tăng khả năng thương m ại của một quốc gia. Phân bố lực lượng sản xuất giữa các quốc gia có sự khác nhau. Các quốc gia có lợi thế về lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn, trình độ khoa học công nghệ … khác nhau. Chính sự khác nhau dẫn đến có một sự chênh lệch lớn về chi phí sản xuất để sản xuất ra các hàng hoá, các sản phẩm. Hoạt động ngoại thương giúp cho các nước hợp tác chặt chẽ với nhau trong sản xuất. Chuyên môn hoá sản xuất trong phạm vi quốc tế, giảm chi phí sản
- xuất, nâng cao năng suất lao động trong từng quốc gia, làm cho hai bên cùng có lợi. Mặt khác, ngoại thương làm mở rộng thị trường, phát triển thị hiếu của nhân dân thông qua việc trao đổi sản phẩm giữa các nước trên thế giới. N hư vậy hoạt động ngoại thương là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia, lấy tiền tệ làm môi giới theo nguyên tắc ngang giá, được thực hiện thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Trong đó hoạt động xuất khẩu được hiểu là việc mang hàng hoá và dịch vụ bán ra nước ngoài đ ể thu được tiền hoặc hàng hoá, dịch vụ về. Còn nhập khẩu được hiểu là việc mang những hàng hoá và dịch vụ mua từ nước ngoài về đ ược trả bằng tiền hay hàng hoá, dịch vụ trong nước. So với các hoạt động trao đổi kinh doanh bằng hàng hoá và dịch vụ trong nước thì hoạt động ngoại thương có đặc điểm khác biệt là: - Thứ nhất: Hoạt động ngoại thương là hoạt động buôn bán vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia, hàng hoá được vận chuyển sang quốc gia khác khi có nhu cầu mua bán. Mọi hoạt động mua bán này được kiểm soát bởi các đơn vị hải quan, cửa khẩu của các quốc gia có tham gia vào hoạt động ngoại thương. - Thứ hai: Đối tượng tham gia hoạt động ngoại thương bao gồm các cá nhân, các tổ chức, các đ ơn vị có quốc tịch khác nhau. - Thứ ba: Đồng tiền trong quan hệ thanh toán trong hoạt động ngoại thương là tiền tệ của 1 bên tham gia hoặc của cả hai bên. 2. Cơ sở lý luận của hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương là hoạt động mang tính tất yếu khách quan vì các nước tham gia vào hoạt động ngoại thương đ ều có lợi. N goại thương đã trở thành nhân tố của tăng trưởng kinh tế đối với các bên tham gia. V ậy vì sao các nước tham gia vào hoạt động ngoại thương lại có lợi, các lý thuyết sau sẽ giải thích rõ về vấn đề này. 2.1. Lợi thế tuyệt đối của A.Smith Theo A.Smith một nước chỉ sản xuất các loại hàng hoá sử dụng tốt
- nhất tài nguyên của nước m ình. Đ ây là cách giải thích đơn giản nhất về lợi ích của ngoại thương. Lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương là lợi ích thu được do sự chênh lệch về chi phí sản xuất giữa các quốc gia sản xuất cùng một loại sản phẩm nào đó. Khi đó nước sản xuất có chi phí cao sẽ nhập khẩu sản phẩm đó từ nước có chi phí thấp hơn. N hư vậy bản chất của lợi thế tuyệt đối được xét từ hai phía. Đối với nước bán sản phẩm có chi phí thấp hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn khi bán trên thị trường quốc tế. Còn đối với nước có chi phí sản xuất sản phẩm có chi phí cao sẽ được sản phẩm m à trong nước không có khả năng sản xuất ho ặc sản xuất không đem lại lợi nhuận. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối vẫn có ý nghĩa quan trọng với các nước đang phát triển. Do thiếu vốn đầu tư phát triển, trình độ khoa học công nghệ thấp nên chi phí sản xuất các tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị cao. Các nước đang phát triển phải nhập khẩu các tư liệu sản xuất này từ các nước phát triển. Đồng thời xuất khẩu các hàng hoá mà họ có ưu thế về nguồn lao động, từ nguyên liệu thiên nhiên … đ ể sản xuất ra chúng. 2.2. Lợi thế tuyệt đối của D.Ricardo H ạn chế của lý thuyết tuyệt đối của A.Smith là chỉ giải thích được vai trò của ngoại thương trong trường hợp một nước có lợi thế trong sản xuất sản phẩm, hàng hoá này nhưng không lợi thế bằng nước khác trong việc sản xuất một sản phẩm khác. Còn trường hợp khác một nước có lợi thế hơn nước khác trong sản xuất tất cả các sản phẩm hàng hoá đều có thể tham gia trao đôỉ và đều được lợi thì không giải thích được. Kế thừa đồng thời khắc phục những hạn chế trên của A.Smith, D.Ricardo đã cho ra đ ời lý thuyết lợi thế tương đối. N guyên tắc cơ bản để có lợi thế tương đối chính là việc thực hiện cách mạng hoá sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có chi phí sản xuất tương đối thấp hơn so với các nước khác. Lợi thế tương đối chứng minh rằng bất
- kỳ nước nào cũng có thể tham gia vào thương m ại quốc tế để tăng thu nhập. Sau đây là ví dụ chứng minh rằng các nước sẽ thu được lợi từ hoạt động thương m ại bằng sự cách mạng hoá trong sản xuất và xuất khẩu. G iả sử ta có số liệu sau về chi phí sản xuất ra vải và cà phê của hai nước Việt Nam và Nhật Bản tính bằng ngày công lao động: Sản phẩm Chi phí sản xuất (ngày công lao động) V iệt Nam Nhật Bản V ải (tấn) 10 8 Cà phê (tấn) 8 5 N hư vậy, néu xét về chi phí sản xuất thì hao phí lao động của Việt N am cao hơn của Nhật Bản trong cả hai mặt hàng. Do đó theo lợi thế tuyệt đối thì Việt Nam không có kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nào sang Nhật Bản. N hưng theo quan điểm lợi thế tương đối của D.Ricardo, ta tính chi phí cơ hội sản xuất của từng sản phẩm cà phê và thép của Nhật Bản và Việt N am như ở bảng sau: Quốc gia Việt Nam N hật Bản Chi phí cơ hội Vải 5/4 cà phê 8/5 cà phê 4.5 vải 5/8 vải Cà phê Theo bảng trên: Để sản xuất ra 1 tấn vải Việt Nam bị bỏ đi cơ hội sản xuất ra 5/4 tấn cà phê ngược lại để sản xuất được 1 tấn cà phê Việt Nam phải dừng sản xuất 4/5 tấn vải.
- V ề phía Nhật Bản để sản xuất ra 1 tấn vải chi phí cơ hội là 8/5 tấn cà phê và sản xuất 1 tấn cà phê chi phí cơ hội là 5/8 tấn vải. V ậy cùng sản xuất 1 tấn vải Nhật Bản phải dừng sản xuất 8/5 tấn cà phê Việt Nam mất 5/4 tấn cà phê suy ra chi phí cơ hội sản xuất 1 tấn vải của Việt Nam (8/5 - 5/4). Vậy Nhật Bản sẽ chuyên môn hoá và xuất khẩu cà phê. Việt Nam sẽ chuyên môn hoá sản xuất vải. Tỷ lệ trao đổi quốc tế là: Vải 5 8 < < 4 Cà phê 5 G iả sử tỷ lệ trao đổi quốc tế chính xác là V ải 7 < Cà phê 5 K hi Việt Nam sản xuất và xuất khẩu 1 tấn vải thì tỷ lệ trao đổi trong nước là: V ải 5 < Cà phê 4 V ậy mỗi tấn vải xuất khẩu của Việt Nam được lãi là 4 5 3 (tấn Cà phê) - = 5 4 20 N gược lại đối với Nhật Bản mỗi tấn cà phê xuất khẩu của họ được lãi là: 5 5 5 (Tấn vải) - = 7 8 56 V ậy nếu mỗi nước sản xuất và xuất khẩu 5 tấn sản phẩm thì 5 tấn sản phẩm vải xuất khẩu của Việt Nam được lãi là: (Tấn cà phê) 3 3
- 5 x 20 = 4 V à 5 tấn sản phẩm cà phê của Nhật Bản xuất khẩu được lãi: 5 25 (Tấn vải) 5 x = 56 56 Bây giờ ta tiếp tục xét sự gia tăng về năng lực sản xuất của mỗi quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế. G iả sử quỹ thời gian sản xuất của mỗi nước là 80 ngày công ta có hàm năng lực sản xuất như sau: 2.3. Lý thuyết của Heakscher - Ohlin về lợi thế tương đối. * Các giả thiết của Heakscher - Ohlin: - Thế giới chỉ có 2 quốc gia chỉ có 2 loại hàng hoá và chỉ có 2 yếu tố là lao động và tư bản. - H ai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất hàng hoá giống nhau và thị hiếu của các dân tộc như nhau. - H àng hoá này chưa nhiều lao động, hàng hoá chưa nhiều tư bản. - Tỷ lệ giữa đầu tư và sản lượng của 2 loại hàng hoá trong 2 quốc gia là một hằng số: cả hai quốc gia đều chuyên môn hoá sản xuất ở mức không hoàn hảo. - Cạnh tranh hoàn hảo trong thị trường hàng hoá và thị trường các yếu tố đầu vào ở cả hai quốc gia. - Các yếu tố đầu vào di chuyển tự do trong phạm vi quốc gia nhưng bị cản trở tro ng phạm vi quốc tế. - Không có chi phí vận tải, không có hàng rào thuế quan và các trở ngại khác trong thương mại giữa 2 nước. * Nội dung về lợi thế tương đối. N ếu: Giá tư b ản của quốc gia I Giá thuê tư bản của quốc gia II > Tiền lương của quốc gia I Tiền lương của quốc gia II
- Thì ta coi quốc gia I có sẵn tư bản hơn quốc gia II và quốc gia II có lợi thế về lao động hơn so với quốc gia I. Ta lấy một ví dụ làm cơ sở như sau: V iệt Nam là quốc gia yếu, kém tư b ản hơn so với Đài Loan nhưng sẵn có lao động hơn Đài Loan vì vậy khi có hoạt động ngoại thương giữa 2 nước Việt Nam sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xã hội những hàng hoá và dịch vụ cần nhiều lao động để sản xuất ra chung hơn là cần tư bản (sản xuất vải). Còn Đ ài Loan sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ cần nhiều tư bản hơn là lao động (sản xuất thép) N ếu chọn phương án chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu như trên giữa 2 nước thì cả 2 nước sẽ được lợi. Đ ường giới hạn khả năng sản xuất của 2 nước với mặt hàng vải và thép như sau: N ếu quy mô sản xuất là 5 tấn Thép Thép Thép Đài Loan Việt Nam 0 0 Vả i Vả i 3.1. Lý thuyết về đầu tư. Có nhiều nguyên nhân khiến cho một Công ty thâm nhập ra nước ngoài như khai thác lợi thế về tính không hoàn hảo của các thị trường thâm nhập khi lợi thế cạnh tranh của nó lớn hơn chi phí, do uy tín về nhãn hiệu sản phẩm, lợi thế quy mô, dễ tiếp cận thị trường, phản ứng cạnh tranh với các hoạt động chi phối ngành công nghiệp hoặc b ình quân hoá các lợi thế
- tương đối hoặc do nhu cầu mở rộng thị trường hoặc khai thác các lợi thế công nghệ, nguồn nguyên liệu sẵn có ở các cơ sở sản xuất khác. Các nguyên nhân bên ngoài khiến một Công ty quyết định thâm nhập ra nước ngoài là: Các ho ạt động cạnh tranh, yêu cầu của khách hàng hoặc các chính sách của Chính phủ. 3.2. Lý thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm Sản lượng Chín muồi Suy Phát Đổi giảm t ri ển bão hoà m ới tri ệt tiêu 0 Mô hình này chứng minh về động cơ buôn bán giữa các nước. Mô hình trên cho biết giữa 4 giai đoạn phát triển quan hệ trao đổi một hàng hoá nào đó của một nước với các nước khác giai đoạn đổi mới, giai đoạn phát triển, giai đoạn chín muồi, giai đoạn suy giảm và triệt tiêu. 4. Vai trò của ngoại thương đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế 4.1. Tác động của ngoại thương đến tăng trưởng và phát triển kinh tế N goại thương là một nhân tố của tăng trưởng và phát triển kinh tế vĩ mô, là một nhân tố cấu thành nên tổng cầu theo công thức: AD = C + G + I + NX NX = EX - IM Đ ây là nhân tố ngoại thương phải xuất khẩu rộng của một nước được rút ra từ "cán cân thanh toán quốc tế" trong tài kho ản "Cán cân xuất khẩu" của một quốc gia trong một giai đoạn nhất định. Tác động của ngoại thương đ ến tăng trưởng kinh tế thể hiện trong mô hình tổng cung - tổng cầu sau: P L1 P L0 P L2
- AD = C + G + I + NX AD: Tổng cầu của nền kinh tế AS: Tổng cung EX: Kim ngạch xuất khẩu IM: Kim ngạch nhập khẩu C: Tiêu dùng của dân cư G: Chi tiêu của chính phủ I: Tổng đầu tư xã hội PL: Mức giá chung Y: Sản lượng N ếu NX tăng làm cho tổng cầu chuyển từ AD0 đến AD1 dẫn đến sản lượng tăng từ Y 0 đến Y1 N ếu NX giảm làm cho tổng cầu dịch chuyển xuống phía dưới từ AD0 đến AD2 sản lượng sẽ giảm từ Y0 đến Y2 4.2. Giữ vai trò của xuất khẩu đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. 4.2.1. Khái niệm xuất khẩu: X uất khẩu là hoạt động bán những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong nước ra nước ngoài trên cơ sở lấy tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền sử dụng để thanh toán là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia. Kết quả của hoạt động xuất khẩu là làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho nước xuất khẩu và thay đổi cán cân thanh toán quốc tế theo hướng cơ lợi.
- Hoạt động xuất khẩu phức tạp hơn ho ạt động mua bán trong nước vì hàng hoá được vận chuyển ra ngoài biên giới quốc gia xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu vô cùng rộng lớn. Đồng tiền thanh toán là ngo ại tệ mạnh. Các quốc gia tham gia đều phát triển theo các thông lệ quốc tế. Từ đó hoạt động liên quan đ ến xuất khẩu thường được tổ chức một cách chặt chẽ trong khu chế xuất. 4.2.2. Vai trò của xuất khẩu với tăng trưởng và phát triển kinh tế. X uất khẩu có vai trò lo lớn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, vì hoạt động xuất khẩu làm tăng nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng thu cho ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho nhân dân. 4.2.2.1. Xu ất khẩu trực tiếp cải thiện cán cân thương mại quốc tế, cán cân thanh toán quốc tế và yếu tố tạo nên tăng trưởng kinh tế. N hư phân tích ở mục 4.1 ta có: NX = EX - IM NX: là cán cân thương mại quốc tế. EX: là kim ngạch xuất khẩu N ếu EC tăng dẫn đến NX tăng dẫn đến sản lượng tăng. Mặt khác khi xuất khẩu tăng làm cho nguồn ngoại tệ chảy vào trong nước tăng dẫn đến làm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. 4.2.2.2. Xuất khẩu làm tăng tích luỹ phát triển sản xuất và tạo nguồn cho nhập khẩu. N hư đã phân tích ở trên xuất khẩu là yếu tố của tăng trưởng kinh tế nếu tăng xuất khẩu làm cho sản lượng quốc dân tăng do đó làm tăng tích luỹ trong nước cho sản xuất. Theo xu hướng quốc tế hoá nếu kinh tế thế giới các quốc gia trên thế giới lệ thuộc chặt chẽ vào nhau. Không một quốc gia nào tồn tại một cách độc lập riêng rẽ. Các nước phải trao đổi hàng hoá lẫn nhau, không một quốc gia nào có đ ủ nguồn lực để đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng buộc phải nhập khẩu từ nước ngo ài. Việc nhập khẩu lấy từ các
- nguồn vốn như: vốn vay, viện trợ, đầu tư từ nước ngoài và tích luỹ từ xuất khẩu. Nguồn vốn tích luỹ từ xuất khẩu đóng góp đáng kể vì vốn tích lũy từ xuất khẩu dùng cho nhập khẩu không gây ra những ảnh hưởng xấu. Nếu dùng vốn vay để nhập khẩu làm cho nợ nước ngo ài tăng. Nguồn viện trợ có hạn, tăng nhập khẩu nhất là nhập khẩu tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất. Như vậy nguồn tích luỹ từ xuất khẩu đã tác động gián tiếp vào tích luỹ sản xuất. 4.2.2.3. Xuất khẩu làm tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động. Sản phẩm xuất khẩu đ ược tổ chức sản xuất và tiêu thụ chặt chẽ. Công đo ạn sản xuất nhiều và phức tạp cần nhiều lao động với trình độ tay nghề khác nhau tạo ra công ăn việc làm nhiều với thu nhập cao, không ngừng cải thiện đời sống người lao động, tăng thu nhập quốc dân. Không những thế việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu còn góp phần làm mở rộng ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất mới (như ngành b ổ trợ, ngành phụ, cấp 1, cấp 2 …) thu hút lao động. Có thể nói những ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu mang tầm cỡ là những ngành mũi nhọn, ngành trọng điểm, trong có cần các ngành sản xuất nó rất được quan tâm phát triển và có một hệ thống tổ chức rất quy mô, sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều ngành khác nhau. Do đó, ngoài việc làm tăng đáng kể thu nhập quốc dân nó còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác đặc biệt là lao động, việc làm, công bằng xã hội … 4.2.2.4. Xuất khẩu là một yếu tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi. N gành sản xuất hàng hoá xuất khẩu được đánh giá là ngành có vị trí ngành mũi nhọn và ngành trọng điểm trong quy hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống các ngành kinh tế. V ì việc lựa chọn ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu đ ược phân tích và tổng hợp một cách có hệ thống về nhu cầu thị trường thế giới và các điều kiện trong nước để sản xuất hàng hoá đó khiến cho ngành này được xem như là ngành có khả năng chi phối đối với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế quốc dân. Theo định hướng chuyển dịch cơ
- cấu kinh tế và là ngành đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP về lâu dài vẫn có khă năng phát triển. Đồng thời những ngành này còn là ngành phát huy ưu thế đất nước, tham gia có hiệu quả trong phân công lao động quốc tế. Như vậy chỉ thông qua hoạt động xuất khẩu mà ta có thể nhận thức được ngành nào là ngành mũi nhọn, ngành trọng điểm thực sự phát huy được lợi thế so sánh của đất nước. Tham gia có hiệu quả vào phân công lao động thế giới thông qua nhu cầu thị trường thế giới, phân tích khả năng, nguồn lực trong nước từ đó đẩy mạnh phát triển có hệ thống các ngành theo đúng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng với xu hướng hội nhập quốc tế. X uất khẩu tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở: - X uất khẩu phát triển tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển như các ngành bổ xung, ngành phụ trợ, các ngành khác có liên quan đến việc làm cơ sở cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu. - X uất khẩu phát triển làm mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo cơ hội cho các ngành có lợi thế so sánh phát triển, tiếp cận các lĩnh vực sản xuất hiện đại, tiên tiến. - X uất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. 4.2.2.5. Xuất khẩu làm tăng quan hệ hợp tác và tham gia ngày càng tích cực hơn vào phân công lao động quốc tế. X uất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh. Nhờ có cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ra những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao, tạo ra năng lực sản xuất mới hơn nữa. Hoạt động xuất khẩu gắn liền với quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước làm cho các nước có cơ hội giao lưu trao đổi hàng hoá, học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế, tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến … Đây là điều kiện tất yếu nâng cao uy tín và vị thế của mình trên trường quốc tế. 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động buôn bán rộng lớn nó có quan hệ với thị trường thế giới vì vậy nó chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác
- nhau. Các yếu tố này có thể làm thúc đ ẩy hoặc hạn chế hoạt động xuất khẩu của một nước. Vì ho ạt động xuất khẩu có vai trò rất to lớn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế nên ta cần phải nghiên cứu các yếu tố này. 5.1. Các yếu tố văn hoá xã hội. Các yếu tố văn hoá xã hội sẽ tác động đến thị hiếu người tiêu dùng và do đó sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu hay sự yêu thích được tiêu dùng một loại hàng hoá nào đó. Chẳng hạn như một xu hướng mẫu thời trang nào đó m ới ra đ ời làm cho nhu cầu tiêu thụ loại mẫu thời trang đó trên thị trường thế giới tăng lên. Như vậy các yếu tố văn hoá xã hội bao gồm: lối sống, phong tục tập quán, tôn giáo, ngôn ngữ, thị hiếu tiêu dùng … Từ phân tích trên ta thấy muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh và v ị thế của mình cần phải phân tích, nghiên cứu lại yếu tố văn hoá xã hội để tìm ra những xu hướng thay đổi của nhu cầu mới. 5.2. Các yếu tố về pháp luật. Mỗi quốc gia đều cơ những hệ thống pháp luật điều tiết hoạt động văn hoá - kinh tế - xã hội. Yếu tố pháp luật này cũng chi phối đến cả các hoạt động kinh tế quốc tế. Vì vậy khi tiến hành xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sang thị trường nào đó cần phải tìm hiểu các chính sách pháp luật của quốc gia mà mình định kinh doanh. Các yếu tố pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu: - Q uy định về giao dịch, về hợp đồng, về bảo hộ quyền tác giả, quyền bảo hộ trí tuệ … - Q uy đ ịnh về cạnh tranh, độc quyền. - Q uy đ ịnh về giá cả, các loại thuế đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu. - Q uy đ ịnh về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng bao b ì, tiêu chuẩn sức khoẻ, vệ sinh môi trường. - Q uy đ ịnh về quảng cáo và hướng dẫn sử dụng. - Q uy đ ịnh về vấn đề tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch. N hư vậy, các yếu tố pháp luật có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu từ quốc gia này sang quốc gia khác. Nhưng nói chung pháp luật của một quốc gia cũng thay đổi cùng với quá trình phát
- triển kinh tế - xã hội mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Pháp luật có những thay đổi khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội mới, phục vụ cho lợi ích quốc gia. Chẳng hạn nhu chính sách bảo hộ mậu dịch chặt chẽ sẽ áp dụng cho giai đoạn đầu để bảo vệ ngành sản xuất "non trẻ". Khi sự cạnh tranh khắc nghiệt từ bên ngoài, những chính sách bảo hộ mậu dịch sẽ giảm dần cùng với sự ngày càng trưởng thành của sản xuất trong nước. 5.3. Các yếu tố chính trị. Các yếu tố chính trị xem như là các quan hệ chính trị trong nước tại một quốc gia và tổng thể các quan hệ hợp tác và phát triển giữa quốc gia đó với các quốc gia và các tổ chức quốc tế khác. Các quan hệ chính trị trong nước phản ánh mức độ thống nhất về lợi ích kinh tế chính trị xã hội của các tầng lớp dân cư trong nước hoặc mức độ xung đột giữa các tầng lớp dân cư. Nếu chính trị trong nước ổn định sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động buôn bán trao đổi giữa các quốc gia diễn ra thuận lợi hơn. Tăng cường hơn nữa mức độ hợp tác quốc tế và tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Trái lại nếu chính trị trong nước mất ổn định, mâu thuẫn dân tộc, xunh đột vũ trang giữa các tầng lớp dân cư sẽ làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế, kìm hãm phát triển khoa học kỹ thuật nền kinh tế xã hội hầu như bị co lại với bên ngoài. Q uan hệ thương mại giữa 2 quốc gia thuận lợi hay khó khăn phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ chính trị giữa hai nước. 5.4. Các yếu tố kinh tế. Các yếu tố kinh tế tác động và hoạt động xuất khẩu thể hiện qua những lợi ích kinh tế và những thiệt hại kinh tế mà tổ chức xuất khẩu được hưởng hoặc phải gánh chịu. Điều này tác động đến giải quyết xuất khẩu của họ. Lợi ích và chi phí kinh tế của một tổ chức xuất khẩu đ ược phân tích thông qua 2 phía: phía nước xuất khẩu và nước nhập khẩu và có thể được
- xem xét trên 2 khía cạnh kinh tế và tài chính tuỳ theo cả kỳ vọng của tổ chức đó. V ề phía nước xuất khẩu các yếu tố tạo ra môi trường cho nhà xuất khẩu gồm: - Chính sách tài chính: Chế độ thuế xuất nhập khẩu, các ưu đãi khác của chính phủ như trợ cấp … - Chính sách tiền tệ: Chính sách về lãi suất, chính sách tỷ giá hối đoái, mức cung đồng tiền … - Chính sách thu nhâp …. N hững chính sách này có thể tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hoặc không tạo ra cơ hội đầu tư có thể khuyến khích hoặc không khuyến khích nhà xuất khẩu. Đối với các nước nhập khẩu ngoài các yếu tố về chính sách nêu trên ta cần nhấn mạnh các chính sách về chế độ bảo hộ mậu dịch. Chế độ bảo hộ mậu dịch thay đổi theo một xu hướng ngày càng giảm dần. V ì nếu bảo hộ quá chặt chẽ sẽ gây ra những méo mó trong nền kinh tế. N hà nước chỉ bảo hộ cho nền sản xuất trong nước ở giai đoạn đầu, khi còn non trẻ không đủ sức cạnh tranh với bên ngoài. Khi chế độ bảo hộ của một quốc gia còn chặt chẽ biểu hiện ở các công cụ như: - Thuế quan nhập khẩu cao. - H ạn ngạch nhập khẩu hạn chế. - Tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Thì xâm nhập vào thị trường của quốc gia đó rất khó. Do các công cụ trên làm giảm lợi nhuận của nhà xuất khẩu hoặc bị hạn chế số lượng xuất khẩu. 5.5. Các yếu tố khoa học công nghệ. K hoa học công nghệ phát triển làm cho các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau hơn. H ợp tác quốc tế phát triển mạnh mẽ hơn. K ết quả là điều kiện xu hướng quốc tế hoà nền kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc trong đó chuyên môn hoá sản xuất được phát triển mạnh mẽ trong phạm vi quốc tế (khu vực và thế giới). Chuyên môn hoá để phát huy những yếu lợi thế so sánh. Tận dụng tối đa nguồn lực của từng nước vào sự phát triển cho từng
- quốc gia nói riêng và sự phát triển cho nhân loại nói chung. Chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong phạm vi quốc tế là yếu tố phát huy tối đa nguồn lực phạm vi quốc tế, từng quốc gia. D ưới tác động của khoa học công nghệ đó là xet về mặt vĩ mô khoa học công nghệ làm cho xuất khẩu hàng hoá phát triển biểu hiện ở chỗ: - K hoa học công nghệ phát triển làm cho các cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc giao dịch, mua bán giữa các quốc gia được thuận tiện, nhanh gọn như hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng, tài chính … phát triển rộng khắp phục vụ cho các hoạt động mua bán trao đổi. - K hoa học công nghệ tác động vào phương thức giao dịch mua bán hàng hoá, chào hàng. Chẳng hạn khi khoa học kỹ thuật còn lạc hậu hoạt động mua bán giữa các quốc gia thực hiện bằng cách người bán vận chuyển hàng hoá sang quốc gia khác trực tiếp bán sản phẩm khi khoa học công nghệ phát triển người ta chỉ dùng hoá đơn danh mục hàng hoá và dùng các phương tiện hiện đại khác để chào hàng. - K hoa học công nghệ tác động vào sản xuất làm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, mẫu m ã phù hợp với sở thích người tiêu dùng, giá thành thấp, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội tạo ra sức cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế, tăng lợi nhuận cho nhà xuất khẩu. Khoa học công nghệ cũng là một loại hàng hoá trong vai trò là tư liệu sản xuất. V iệc trao đổi hàng hoá khoa học công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ. Đây là 1 yếu tố phát huy lợi thế so sánh của các nước có tiềm năng khoa học công nghệ lớn. Các nước khác sẽ sản xuất các loại hàng hoá và dịch vụ khác để đổi lấy khoa học công nghệ. Việc trao đổi này cũng làm tăng cường hoạt động xuất khẩu. 5.6. Yếu tố tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là yếu tố tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái đã thay đổi làm thay đổi nhu cầu đồng tiền nội tệ trên thị trường tiền tệ quốc tế làm cho giá cả hàng hoá xuất khẩu thay đổi do đó ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu cụ thể:
- N ếu giá trị đồng tiền nội tệ tăng trên thị trường ngoại hối làm cho cầu đồng tiền nội tệ giảm làm giá cả hàng hoá xuất khẩu tăng do đó làm giảm nhu cầu mua hàng hoá xuất khẩu và ngược lại nếu giá trị đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại tệ sẽ làm cho giá cả hàng hoá xuất khẩu giảm và làm tăng nhu cầu tiêu thụ các hàng hoá xuất khẩu vì tỷ giá hối đoái tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu nên tỷ giá hối đoái được coi như là một công cụ giúp cho Nhà nước điều tiết các hoạt động xuất nhập khẩu. Đ ể khuyến khích xã hội và giảm nhập khẩu chính phủ có thể dùng chính sách phá giá tiền tệ làm cho giá trị đồng nội tệ giảm xuống làm tăng nhu cầu tiêu thụ hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Thực chất của chính sách phá giá tiền tệ là một hình thức trợ cấp xuất khẩu. II. VỊ TRÍ CỦA NGÀNH CÀ PHÊ TRONG NỀN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÍNH KHÁCH QUAN ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÂY CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM. 1. Vị trí ngành Cà phê đối với sự phát triển kinh tế xã hội. V ị trí của ngành cà phê là rất quan trọng với sự phát triển kinh tế x ã hội. Vị trí này lại càng đặc biệt đối với các nước đang phát triển,. Tìm hiểu vai trò và vị trí của ngành cà phê là cơ sở quan trọng đối với việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê. V ai trò vị trí của ngành cà phê thể hiện trên một số mặt sau: 1.1. Vị trí của ngành cà phê đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế N gành cà phê có chi phí cơ hội thấp hơn đối với các ngành sản xuất nông sản khác. Hay nói cách khác doanh lợi của ngành sản xuất cà phê cao hơn so với các ngành sản xuất sản phẩm nông sản khác. Điều này đ ã được cisng minh thông qua sự so sánh xu hướng tiêu dùng sản phẩm cà phê đối với các sản phẩm nông sản khác. Cũng như giá trị to lớn của cà phê cho việc tiêu dùng nó. Khiến cho cà phê được đánh giá cao và người tiêu dùng sẵn sàng trả nó với một giá cao để sử dụng nó. Từ đó có thể suy ra rằng gia strị kinh tế của cà phê cao hơn so với các sản phẩm nông sản khác. Tăng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " tình hình sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản của nước ta và các phương hướng, biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ "
31 p | 1090 | 504
-
LUẬN VĂN:CÁC PHƯƠNG PHÁP TẤN CÔNG RSA
57 p | 440 | 118
-
Đề tài " Phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển các công ty cổ phần trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay "
26 p | 309 | 116
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam
110 p | 232 | 59
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phương hướng và những giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ tại các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam
108 p | 249 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính
118 p | 180 | 41
-
Luận văn: Một số phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 3
32 p | 117 | 28
-
LUẬN VĂN: Phương hướng và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội
62 p | 120 | 23
-
Luận văn: Các giải pháp phát triển thị trường thẻ quốc tế Eximbank từ nay đến năm 2015
81 p | 107 | 21
-
Luận văn "Phương hướng và các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào phát triển các vùng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian vừa qua"
60 p | 102 | 20
-
LUẬN VĂN: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
53 p | 94 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp đại học: Một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển dịch vụ việc làm ở Việt Nam hiện nay
77 p | 81 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Phát triển bền vững kinh tế trang trại ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
118 p | 98 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vai trò của đội ngũ trí thức Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay
47 p | 104 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam
104 p | 26 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở Việt Nam
74 p | 21 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Phú Thọ
26 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn