intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

560
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự hợp tác và tham gia phân công lao động quốc tế tăng lên không những làm cho trao đổi hàng hóa trong nước gia tăng mà còn làm cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước phát triển. Trên cơ sở phát triển của các mối quan hệ kinh tế giữa các nước, sự liên hệ về chính trị và văn hóa giữa các nước ngày càng phát đạt. Những mối quan hệ thường xuyên về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa giữa các nước đã làm nảy sinh những quan hệ tiền tệ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

  1. LUẬN VĂN: Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam
  2. Lời mở đầu Sự hợp tác và tham gia phân công lao động quốc tế tăng lên không những làm cho trao đổi hàng hóa trong nước gia tăng mà còn làm cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước phát triển. Trên cơ sở phát triển của các mối quan hệ kinh tế giữa các nư ớc, s ự liên hệ về chính trị và văn hóa giữa các nước ngày càng phát đạt. Những mối quan hệ thường xuyên về mặ t kinh tế , chính trị và văn hóa giữa các nước đã làm nảy sinh nh ững quan hệ tiền tệ của nước này đ ối với nước kia. Quan hệ so sánh đồng tiền của các quốc gia với nhau được gọi là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái giữ mộ t vai trò quan trọng đến tình hình ngoại hố i của các nước và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia, nó sẽ đảm bảo tính ổn định trong nền kinh tế, ổ n đ ịnh giá cả tạo ra môi trường an toàn cho các hoạ t động sản xuấ t kinh doanh mà đặc biệ t là hoạt động ngoại thương. Vì vậy, việ c áp dụng mộ t chính sách tỷ giá đúng đắn là một điều kiện tiên quyế t để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tấ t nhiên chưa hẳn là một tỷ giá là ưu việt đối với nước này thì đã là phù hợp với các nước khác, bởi vì mỗi nước có một điều kiện kinh tế cụ thể khác nhau. Thậm chí ngay trong mộ t quốc gia, việc áp dụng cố định một chế độ tỷ giá khi các điều kiện kinh tế - chính trị trong nư ớc và quốc tế đã thay đ ổi cũng không thể đem lại mộ t kết quả tố t như mong đ ợi. Điều quan trọng là ph ải biết trong trường hợp nào thì cố định tỷ giá phát huy tác dụng tối đa ưu điểm của mình, từ đó sẽ quyết đ ịnh lựa chọn việc áp dụng cố định tỷ
  3. giá một cách linh hoạt phù hợp với điề u kiện khách quan và mụ c tiêu ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước. Không dễ dàng về mặt lý thuyế t cũng như thực tế khi lựa chọn một hệ thống tỷ giá thích hợp. Trên thực tế có nhiều tranh luận về lợi thế cũng như bất lợi của hai chính sách tỷ giá đặ c biệ t: tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi. Nhưng có nhiề u lập luận ủng hộ sự kết hợp giữa hai chế độ tỷ giá trên, đó là tỷ giá thả nổi có điều tiết. Nó cho phép tận dụng lợi thế , đồng th ời hạn chế những bất lợi c ủa cả hai chế độ. Vì thế , trên thực tế, một nước có thể có nhiều lựa chọn các kết h ợp khác nhau tùy thuộc vào các đặc điểm cấu trúc, những cú sốc bên ngoài có thể xảy ra và môi trường kinh tế vĩ mô. Trong bố i cảnh Việ t Nam đang tham gia vào hội nhập kinh tế - tài chính - tiền tệ quốc tế, việc hình thành một chính sách tỷ giá linh hoạt và sát với những biến động của thị trường là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như th ị trường chứng khoán còn non trẻ của nước ta nói riêng.Tuy nhiên, kh ả năng tận d ụng nhân tố này cho sự thành công của công cuộc hội nhập cũng như công nghiệp hóa, hiện đạ i hóa đất nước đến đâu th ì còn phụ thuộc vào khả năng hoạch đ ịnh chính sách, s ức mạnh kinh tế của nước ta và đặc biệ t là s ự phối hợp linh hoạt, đúng đắn, mề m dẻo giữa hai chế độ tỷ giá để phát huy ưu điể m, hạn chế nhược điểm c ủa chúng, sao cho đạ t được mục tiêu mộ t cách hiệu quả n hất. Xuấ t phát từ những nhận đ ịnh đó, em đi sâu vào phân tích đề tài:
  4. " Chế độ tỷ giá thả nổi có điề u tiết - Kinh nghiệm quốc tế và chính sách tỷ giá hối đoái c ủa Việ t Nam " Đề án này được chia làm 3 chương: Chương I. Khái quát chung về tỷ giá h ối đoái và hoạt động của tỷ giá thả nổi có điều tiết Chương II. Chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam trong thời gian vừa qua - Thành tích và những mặt còn hạn chế Chương III. Nh ững chính sách cho một tỷ giá phù hợp ở Việt Nam trong th ời gian t ới
  5. Chương I : Khái quát chung về tỷ giá hối đoái và hoạt động của chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết I - Tỷ giá hối đoái 1. Khái niệ m Có hai khái niệm về tỷ giá hối đoái: - Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Vì vậy, giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia được gọi là tỷ giá hối đoái. Ví dụ: Một người nhập khẩu ở Đức phải bỏ ra 142.000 DEM để mua một tờ séc có mệnh giá100.000 GBP để trả tiền nhập khẩu từ Anh. Như vậy giá 1GBP là 1,42DEM, đây là tỷ giá hối đoái giữa GBP và DEM. - Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở khía cạnh khác, đó là quan hệ so sánh giữa tiền tệ của hai nước với nhau.
  6. Trong chế độ bản vị vàng, tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh hai đồng tiền vàng của hai nước với nhau hoặc là so sánh hàm lượng vàng của hai đồng tiền hai nước với nhau. Trong chế độ lưu thông tiền giấy, ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái. Việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua của hai tiền tệ với nhau, gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ. Ví dụ: Một hàng hoá A ở Mỹ mua với giá là 1USD, nhưng ở Việt nam lại được mua với giá là 15.000VND. Ngang giá sức mua là: 1USD = 15.000 :1 = 15.000 VND Đây là tỷ giá hối đoái giữa đô la Mỹ và đồng Việt nam. Từ khi ra đời cho đến nay, lịch sử phát triển của tỷ giá hối đoái trải qua rất nhiều giai đoạn. Trước thế chiến thứ I (1914) nền kinh tế thế giới hoạt động theo chế độ bản vị vàng. Trong chế độ này, vàng được coi là tiền tệ thế giới và được dùng như một công cụ dự trữ và tiền tệ thanh toán cuối cùng giữa các quốc gia. Đồng tiền của hầu hết các nước đều được đổi ra vàng, hình thành nên tỷ giá hối đoái cố định. Tuy nhiên, đầu thế chiến thứ II, chế độ này tan rã, nhường chỗ cho một chế độ tỷ giá hối đoái mới, đó là hệ thống tỷ giá cố định - hệ thống Bretton Woods (1945-1971). Theo chế độ này, thì các nước phải quy định hàm lượng vàng riêng cho đồng tiền của mình và so sánh với hàm lượng vàng của USD để có một tỷ giá chính thức với
  7. biên độ giao động không vượt quá 1%. Một nhược điểm của chế độ tỷ giá này là sự biến động của USD sẽ tác động trực tiếp đến tỷ giá của tất cả các nước, vì vậy, vào năm 1971, hệ thống Bretton Woods sụp đổ hoàn toàn. Năm 1970, các nước thuộc tổ chức IMF đã thành lập một cơ chế tiền tệ tín dụng mới để điều tiết cán cân TTQT thông qua SDR (Special Drawing Right). Mục đích là giúp các nước thuộc tổ chức này có thêm phương tiện TTQT mà không phải dùng đến dự trữ vàng và ngoại tệ. Các nước được tự do lựa chọn chế độ tỷ giá của nước mình cho phù hợp với điều kiện thực tiễn về kinh tế và mục tiêu phát triển của mỗi nước trong từng thời kỳ: cố định, thả nổi tự do hay thả nổi có quản lý. 2. ưu nhược điể m c ủa chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá cố định Samuelson đã mô tả như sau: “Chế độ tỷ giá cố định cung cấp cho chúng ta một cái neo, nhưng một con tầu bỏ neo nhiều khi lại nguy hiểm hơn con tàu đang đi, và nếu để các đồng tiền theo giá cả thị trường tự do thì chúng ta lang thang, quanh quẩn giống như vị thuỷ thủ say khướt”. Tất nhiên chưa hẳn là một tỷ giá là ưu việt đối với nước này thì đã là phù hợp với các nước khác, bởi vì mỗi nước có một điều kiện kinh tế cụ thể khác nhau. Thậm chí ngay trong một quốc gia, việc áp dụng cố định một chế độ tỷ giá khi các điều kiện kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế đã thay đổi cũng không thể đem lại một kết quả tốt như mong đợi. Điều quan trọng là phải biết trong trường hợp nào thì cố định tỷ giá phát huy tác dụng tối đa ưu điểm của mình, từ đó sẽ quyết định lựa chọn việc áp dụng cố định tỷ giá một cách linh hoạt
  8. phù hợp với điều kiện khách quan và mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước. 2.1 Chế độ tỷ giá cố định a. Ưu điểm - TGCĐ sẽ đảm bảo tính ổn định trong nền kinh tế, ổn định giá cả tạo ra môi trường an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh mà đặc biệt là hoạt động ngoại thương. Các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không do dự về khả năng mất vốn, thua thiệt trên mỗi khoản phải đòi hay phải trả do rủi ro của biến động tỷ giá; tạo niềm tin không những cho dân chúng mà còn cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt nam. - Chế độ tỷ giá cố định cũng làm giả m bớt ảnh hưởng của các cú sốc kinh tế từ bên ngoài tới nền kinh tế trong nước. Điều này có ý nghĩa lớn đối với những nền kinh tế nhỏ vốn tự nó không thể chống đỡ được các tác động ngoại lại mạnh mẽ. - Hạn chế sự bất ổn về lợi nhuận đầu tư nước ngoài và lợi nhuận trong ngoại thương và quản lý hành chính, công nợ nước ngoài và dự trữ ngoại tệ trong nước.
  9. - Chế độ tỷ giá cố định trong đó tỷ giá được gắn với một ngoại tệ hay một rổ tiền tệ có xét đến ưu thế, tỷ trọng thương mại và nợ nước ngoài của nước này với các nước tương ứng. Điều này sẽ giúp ổn định cán cân thanh toán thương mại cũng như các khoản nợ nước ngoài. b. Nhược điểm - Chế độ tỷ giá cố định chỉ phát huy được trong điều kiện chế độ này được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới và nền kinh tế thế giới cũng đang ổn định, không có biến động mạnh mẽ về giá cả. Nhưng kinh tế chính trị thế giới luôn luôn vận động và phát triển theo xu thế đi lên, vậy một nước áp dụng và duy trì chế độ tỷ giá cố định trong điều kiện nói trên là rất khó. - Chế độ tỷ giá cố định đòi hỏi một quốc gia phải có quỹ dự trữ ngoại tệ đủ lớn để ổn định tỷ giá trước những biến động của cung cầu ngoại tệ, lạm phát và lãi suất… Điều này không phải quốc gia nào cũng đạt được. - Chế độ tỷ giá này không khả thi trong điều kiện dự trữ eo hẹp do thâm hụt cán cân thương mại và cán cân TTQT, nợ nước ngoài cao. - Trên thực tế không phải quốc gia nào cũng có đủ khả năng nắm bắt và cung cấp chính xác các số liệu thống kê có liên quan trong việc xác định tỷ giá nên sự lựa chọn mức tỷ
  10. giá hối đoái cố định chịu sai số lớn. Sai số này có thể gây ảnh hưởng không tốt cho nền kinh tế. 2.2 Chế độ tỷ giá thả nổi Sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ hầu hết các nước đều áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi. Có hai loại chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi: 2.2.1 Chế độ tỷ giá thả nổi tự do Là chế độ tỷ giá hối đoái mà không có sự can thiệp nào của Chính phủ, hoàn toàn do quan hệ cung cầu quyết định. Chế độ này thường được áp dụng ở những nước có nền kinh tế phát triển cao. * Ưu điểm - Phản ánh kịp thời các biến động, các xu thế kinh tế thế giới làm cho nền kinh tế quốc gia hoà nhập vào tiến trình vận động chung của nền kinh tế thế giới.
  11. - Tạo điều kiện tiền tệ cho cạnh tranh bình đẳng, buộc mọi nhà kinh doanh, người làm kinh tế phải năng động trước thời cơ, thường xuyên học hỏi, động não để đánh giá các xu thế kinh tế và đưa ra những quyết định đúng đắn kịp thời, có lợi nhất cho kinh doanh. - Do tỷ giá thả nổi hoàn toàn do cung cầu ngoại tệ trên thị trường quyết định, các chính phủ không hề có ý định can thiệp tỷ giá nên không cần phải có một quỹ bình ổn hối đoái, tiết kiệm ngoại tệ phục vụ cho những mục đích khác. * Nhược điểm - Nền kinh tế trong nước luôn chịu ảnh hưởng của những cú sốc kinh tế thế giới, gây ra những biến động lớn trong tỷ giá, tác động xấu tới sản xuất nội địa cũng như hoạt động ngoại thương, làm mất lòng tin trong dân chúng về chế độ kinh tế chính trị trong nước. - Nếu việc quản lý ngoại hối trong nước không chặt chẽ có thể gây ra những cú sốc về cung cầu ngoại thương giả tạo (do hoạt động đầu cơ). Điều đó không phản ánh đúng bản chất kinh tế trong một giai đoạn phát triển gây thiệt hại đến lợi ích chung. - Độ rủi ro về biến động tỷ giá là rất cao đối với các nguồn thu nhập từ đầu tư nước ngoài, nợ nước ngoài… Điều này gây trở ngại cho việc thiết lập một môi trường ổn định, đáng tin cậy để thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là đối với những nhà kinh doanh xuất
  12. khẩu, những người thường xuyên có những khoản thu chi ngoại tệ, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ. - Mức biến động tỷ giá khó xác định trước trong chế độ tỷ giá này có thể gây ra những quy định vĩ mô sai lầm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng kinh tế. b. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý Là chế độ tỷ giá trong đó có sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường hối đoái thông qua việc mua bán các đồng tiền để can thiệp vào mức cung và cầu tiền tệ. Qua đó, một tỷ giá hối đoái được hình thành và phản ánh được phần nào quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, đồng thời thoả mãn được các mục tiêu phát triển của nền kinh tế quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. * Ưu điểm - Tỷ giá thả nổi có quản lý phần nào khắc phục được những nhược điểm của chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn vì nhờ có sự can thiệp đúng mức và kịp thời của NHNN sẽ giúp cho thị trường ngoại hối trong nước bị ảnh hưởng và biến động ít hơn trước những cú sốc về kinh tế trên thế giới.
  13. - Cơ chế can thiệp vào tỷ giá thả nổi này sẽ phát huy được vai trò của công cụ giá trong nền kinh tế, không thể để tỷ giá bị trôi nổi trước những hoạt động đầu cơ ngoại tệ, mà thực sự biến nó thành công cụ khuyến khích các hoạt động xuất khẩu, ngăn cấm nhập khẩu… cải thiện cán cân thương mại. - Ngày nay với nền kinh tế thị trường, đa số các nước đều áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Do đó, tỷ giá hối đoái đã trở thành công cụ tài chính vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế vĩ mô. Chính phủ không còn sử dụng công cụ tỷ giá theo kiểu ấn định nó một cách chủ quan như trong chế độ tỷ giá cố định nữa, mà chỉ tác động đến nó bằng cách can thiệp vào thị trường hối đoái thông qua việc mua bán ngoại tệ và các phương pháp điều tiết khác. Các nước đều thực thi chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý nhưng có sự khác nhau về mức độ thả nổi và hình thức can thiệp. Một nước có nền kinh tế thị trường tương đối phát triển và hoàn hảo về một thị trường ngoại hối, thường áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi với sự can thiệp rất ít của nhà nước. Một thị trường hối đoái hoàn chỉnh với các quy chế quản lý ngoại hối chặt chẽ và các thành viên có đủ khả năng tham gia trên thị trường sẽ góp phần hình thành nên một mức tỷ giá hợp lý thể hiện đúng tương quan sức mạnh của các đồng tiền trên thế giới. * Nhược điểm
  14. Các nước đang phát triển còn thiếu kinh nghiệm điều tiết thị trường, nền kinh tế còn chưa đủ mạnh để có thể đứng vững trước các biến động lớn trên thị trường thế giới thì phải thường xuyên theo dõi và chủ động can thiệp vào thị trường ngoại hối để đảm bảo đạt được một mức tỷ giá thích hợp với tiến trình phát triển kinh tế của đất nước. Qua việc phân tích hoạt động của các chế độ tỷ giá và phân tích những hạn chế của chúng, ta thấy rằng: để ổn định (đối nội hay đối ngoại) và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thì ổn định trong lĩnh vực tỷ giá đóng vai trò quan trọng. ổn định không có nghĩa là cố định tỷ giá, mà chủ động linh hoạt điều chỉnh (can thiệp) tỷ giá đi theo hướng có lợi trong những điều kiện cụ thể và theo mục tiêu được đặt ra. II - Hoạt động điề u hành tỷ giá của NHNn 1. Mục đích can thiệp Mặc dù đều nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế đề ra, nhưng mục đích can thiệp của NHNN không hoàn toàn giống nhau giữa các quốc gia. Nó phụ thuộc vào tình hình thực tế và ý đồ chiến lược của mỗi nước trong mỗi thời kỳ khác nhau. ở những nước có nền kinh tế phát triển, mục đích can thiệp là để duy trì một cách hợp lý các quan hệ tiền tệ có tổ chức và khắc phục những biến động lớn của thế giới. Trong khi đó ở nhiều nước khác, đặc biệt là những nước đang phát triển, mục đích can thiệp là tạo ra một
  15. chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp, đáp ứng các mục tiêu ổn định, phát triển kinh tế đất nước và giảm đến mức thấp nhất rủi ro, thiệt hại do biến động tỷ giá gây ra. Đối với các nước này vai trò điều tiết vĩ mô của chính phủ là rất quan trọng. 2. Các hoạt động can thiệp của NHNN 2.1 Nghiệp vụ thị trường mở Là biện pháp tác động vào thị trường hối đoái. NHNN hay các cơ quan hối đoái của nhà nước dùng nghiệp vụ trực tiếp mua bán ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá. Khi tỷ giá hối đoái tăng, NHNN bán ngoại tệ ra để kéo tỷ giá xuống. Ngược lại, khi tỷ giá giảm, NHNN sẽ dùng nội tệ để mua ngoại tệ vào nhằm kéo tỷ giá xuống. Nhằm mục đích duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái, nhiệm vụ mua bán ngoại tệ được thực hiện trên cơ sở cung tiền tệ, diễn biến giá cả ngoại tệ trên thị trường và ý đồ can thiệp mang tính chủ quan của nhà nước. Việc can thiệp này không có tính chất áp đặt một cách máy móc và vi phạm các quy luật kinh tế của kinh tế thị trường, mà đây là hoạt động có cân nhắc tính toán kỹ lưỡng những nhân tố của thực tại cũng như chiều hướng phát triển trong tương lai của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, việc lựa chọn các thời điểm cần mua, cần bán ngoại tệ trên thị trường với tỷ giá nào để đạt được mục tiêu đề ra - chính là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định.
  16. 2.2 Chính sách chiết khấu Là chính sách mà NHNN dùng cách thay đổi tỷ suất chiết khấu để điều chỉnh lãi suất trên thị trường tín dụng, do đó ảnh hưởng gián tiếp đến tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm, muốn làm cho tỷ giá hạ xuống thì NHNN nâng lãi suất chiết khấu lên làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên. Kết quả là, vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chạy vào nước mình để thu lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ làm dịu căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó tỷ giá hối đoái có xu hướng hạ xuống. Chính sách chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với tỷ giá hối đoái bởi giữa tỷ giá hoạt động và lãi suất không có quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, không nên hoàn toàn coi thường chính sách chiết khấu. Nếu tình hình các nước đều đại thể như nhau thì phương thức đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào những nước có lãi suất cao. Do đó hiện nay chính sách chiết khấu cũng có ý nghĩa của nó. 2.3 Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái là hình thức biến tướng của chính sách hối đoái, mục đích của nó là chủ động tạo ra một lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
  17. Về nguyên tắc thì NHNN các nước không chịu trách nhiệm điều tiết sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thả nổi. Song do khủng hoảng ngoại hối trầm trọng, tiền tệ của các nước ngày một mất giá và tỷ giá thay đổi mãnh liệt đã ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hoá, các nước đã thành lập quỹ bình ổn hối đoái để điều tiết tỷ giá của đồng tiền nước mình. Kinh nghiệm đã cho thấy tác dụng của quỹ bình ổn rất có hạn, vì một khi đã bị khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng ngoại hối, thì lượng dự trữ theo quỹ đó cũng giảm và không đủ sức để điều tiết tỷ giá. Quỹ này chỉ có tác dụng khi khủng hoảng ngoại hối ít nghiêm trọng và có nguồn tín dụng hỗ trợ. 2.4 Phá giá tiền tệ Trong tình trạng nghiêm trọng của khủng hoảng ngoại hối, khi mà sức mua của tiền tệ giảm sút mạnh và không thể đại biểu cho sức mua danh nghĩa của nó, khi mà trong suốt một thời gian dài tỷ giá hối đoái biến động mạnh thì vấn đề xác định lại tỷ giá hối đoái là một điều không thể tránh khỏi. Song phải phá giá tiền tệ lúc nào? mức độ ra sao? lại phụ thuộc vào mục đích kinh tế chính trị của từng quốc gia. Hiện nay phá giá tiền tệ đã trở thành một chính sách kinh tế tài chính của các chính phủ để tác động đến tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế. Vì vậy, phá giá tiền tệ có thể hiểu là sự đánh tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ hay là nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ.
  18. Tác dụng của phá giá tiền tệ đối với nước tiến hành phá giá có thể là: - Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, do đó có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của cán cân ngoại thương, phần nào cải thiện được cán cân thanh toán quốc tế. - Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài cũng như là chuyển tiền ra ngoài nước, do đó làm tăng khả năng cung ngoại hối, giảm nhu cầu về ngoại hối, nhờ đó tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. - Khuyến khích du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài. Tác dụng chủ yếu của biện pháp phá giá tiền tệ là nhằm cải thiện tình hình của cán cân ngoại thương. Tuy vậy, tác dụng cải thiện cán cân ngoại thương có trở thành hiện thực hay không còn tùy thuộc vào khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của nước tiến hành phá giá tiền tệ và năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của nước đó. 2.5 Nâng giá tiền tệ Là việc nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ của nước mình so với ngoại tệ. ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đến ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ. Nâng giá tiền tệ trong điều kiện hiện nay có thể xảy ra dưới áp lực của các
  19. nước khác khi mà các nước này muốn tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước mình vào các nước có cán cân thanh toán và các cân thương mại thặng dư. Ngoài ra, một số nước có nền kinh tế phát triển quá nóng, muốn làm lạnh nền kinh tế để tránh khủng hoảng thì sẽ dùng biện pháp này để giảm đầu tư vào trong nước, tăng xuất khẩu vốn, giả m xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài.
  20. Chương II : Chính sách điều hành tỷ giá của Việt nam trong thời gian qua Thành tựu và những mặt còn hạn chế I - Chính sách tỷ giá của Việt nam giai đoạn 1986-1989 1. Thực trạng tình hình kinh tế trong giai đoạn 1986 - 1989 Năm 1986 đã đi vào lịch sử Việt nam - đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của đất nước: “thời kỳ đổi mới và mở cửa”. Đường lối “đổi mới và mở cửa” do Đảng cộng sản Việt nam khởi xướng tại Đại hội lần thứ VI tháng 12/1986. Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chính sách điều hành tỷ giá của NHNN từng bước cũng được cải thiện để phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế, tài chính đất nước. Nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng trì trệ kéo dài, lưu thông tiền tệ rối loạn, lạm phát tăng nhanh và kéo dài trong nhiều năm. Hiện tượng “đô la hoá” diễn ra nhanh chóng trong khi chính sách tiền tệ không có khả năng điều chỉnh vĩ mô, khống chế lạm phát. Nợ nước ngoài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2