LUẬN VĂN:Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long
lượt xem 86
download
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân từ trước đến nay luôn là vấn đề có tầm chiến lược của cách mạng Việt Nam. Như trong diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa X) của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có đoạn: “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là nhiệm vụ chiến lược của Đảng ta". Trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định phát triển triển nông nghiệp và KTNT là nhiệm vụ có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN:Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long
- LUẬN VĂN: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông thôn và nông dân từ trước đến nay luôn là vấn đề có tầm chiến lược của cách mạng Việt Nam. Như trong diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa X) của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có đoạn: “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là nhiệm vụ chiến lược của Đảng ta". Trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định phát triển triển nông nghiệp và KTNT là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu để ổn định đời sống nhân dân, tạo điều kiện, cơ sở cho việc phát triển triển KT-XH và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chính vì tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn nước ta như vậy, nên Đảng ta xác định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước” [15, tr.94]. Kinh tế nông thôn nước ta có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là khu vực chiếm 72% dân số và 56,8% lao động của cả nước. Vì vậy, CDCCKTNT để đẩy mạnh phát triển KTHH, xây dựng nông thôn mới là phù hợp với mục tiêu vận động tiến tới một nền công nghiệp hiện đại; phù hợp với yêu cầu của thị trường cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm, nâng cao hiệu quả của một nền nông nghiệp hàng hoá lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Là một bộ phận hữu cơ của nông nghiệp cả nước, nông thôn tỉnh Vĩnh Long chịu sự tác động và chi phối của quy luật chung trong quá trình CDCCKT. Kinh tế nông thôn tỉnh Vĩnh Long, chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, với tiềm năng phong phú, đa dạng của vùng sông nước ĐBSCL. Mặc dù trong những năm qua địa phương đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn…, góp phần ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là cư dân nông thôn. Tuy nhiên, nếu so với khu vực ĐBSCL và cả nước thì quá trình CDCCKT của tỉnh còn chậm; nhiều tiềm năng, thế mạnh về kinh tế nông nghiệp của địa phương chưa được khai thác đầy đủ và có hiệu quả. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng phát triển vững chắc, có hiệu quả; đẩy mạnh
- phát triển các vùng sản xuất nông sản tập trung gắn với công nghiệp chế biến nông, thủy sản, khai thác lợi thế sinh thái đặc thù của tỉnh sông nước đồng bằng để tạo ra khối lượng ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao; gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại, là yêu cầu cấp bách của tỉnh Vĩnh Long hiện nay. Tôi chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long” để viết luận văn thạc sỹ, là mong muốn góp phần luận giải vấn đề cấp thiết đang đặt ra nói trên, mà trọng tâm là phân tích thực trạng CDCCKTNT ở tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp để khai thác tối đa mọi nguồn lực, tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương cho sự phát triển nhanh và bền vững trên con đường CNH, HĐH đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay đã có nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, luận án TS, các bài viết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: - Đề tài KX08 “Phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn”. - Hội thảo khoa học về “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam” vào 2 ngày 22 và 23/11/1994, do Ủy ban kế hoạch Nhà nước và trường Đại học kinh tế Quốc dân phối hợp tổ chức. Có 38 bài viết gửi đến hội nghị và được biên soạn thành kỹ yếu khoa học: “Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam” năm 1995. - “Mấy vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng” của Bạch Hồng Việt, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4/1995. - “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - Lý luận và thực tiễn” do PGS.TS Lê Đình Thắng chủ biên, Nxb nông nghiệp, Hà Nội 1998. - Chuyển dịch cơ cấu sản xuất và lao động ở nông thôn miền Đông Nam Bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh (1997). Do TS. Hồ Trọng Viện chủ nhiệm đề tài. - Nguyễn Thị Hiền (1996): Những yêu cầu đặt ra cho việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tạp chí Thông tin lý luận. Số 2, Hà Nội. - Trần Ngọc Hiên (1998): Đặc điểm kinh tế - xã hội nông thôn nước ta trên con đường phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tạp chí Nghiên cứu lý luận. Số 4, Hà Nội.
- - Lê Quốc Khách (2000): Các giải pháp phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp nông thôn, Báo Nhân dân số 29 - 2. - Vũ Xuân Kiều (1996): Những vấn đề có tính quy luật trong việc xác lập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội. - Nguyễn Đình Long (1995): Thị trường - yếu tố quyết định tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 5, Hà Nội. - Phạm Xuân Nam (chủ biên): Phát triển nông thôn. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1997. - Nông thôn Việt Nam sau 10 năm đổi mới. Thông tin tư liệu. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996). Thông tin chuyên đề số 6. - Chu Hữu Quý: Phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996. - Lê Đình Thắng (chủ biên): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1998. - Nguyễn Văn Tiêm (chủ biên) (1997): Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án điều tra khảo sát thực trạng và tìm giải pháp đối với hộ nông dân không có đất… để sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Trung tâm tư vấn phát triển nông nghiệp nông thôn. - Ủy ban kế hoạch Nhà nước - Trường đại học quốc dân (1995). Kỷ yếu khoa học: “Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”, Hà Nội. - Hoàng Việt (chủ biên): Vấn đề sở hữu, sử dụng đất trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999. - Luận văn thạc sĩ của Phẩm An Ninh: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Đồng Nai - 1999. - Luận văn thạc sĩ của Phạm Ngọc Dũng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng Sông Hồng, thực trạng về giải pháp - 2001. - Lê Quốc Sử. Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong “Thời đại kinh tế tri thức”, Nxb Thống kê, Hà Nội 2001.
- - Lâm Quang Huyên: Nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2002. - Luận văn thạc sĩ của Phạm Ngọc Dũng: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nông nghiệp ở vùng lãnh thổ đồng bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp - 2002. - Phạm Hùng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn miền Đông Nam bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nxb Nông nghiệp Hà Nội 2002. Những tác phẩm và công trình khoa học trên đã đề cập trên các mặt: - Vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp. - Vai trò tác động của quản lý Nhà nước, khoa học kỹ thuật, toàn cầu hóa kinh tế đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta. Những công trình, tác phẩm, bài viết của các nhà khoa học được đăng tải trên đã đề cập, nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau; phân tích một cách sâu sắc về lý luận và thực tiễn trên các mặt: khái niệm, đặc điểm, tính quy luật của xu hướng chuyển dịch và những giải pháp để thúc đẩy CDCCKT nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện có hệ thống về thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy CDCCKTNT theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Long. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Trên cơ sở phân tích thực trạng CDCCKTNT mà đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình CDCCKTNT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020. 3.2. Nhiệm vụ: + Khảo sát tình hình phát triển kinh tế và thực trạng CDCCKTNT tỉnh Vĩnh Long từ 2001 đến nay.
- + Phân tích, đánh giá và tìm nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong quá trình CDCCKTNT tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua. + Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy CDCCKTNT ở Vĩnh Long trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng CDCCKTNT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ 2001 đến 2007, từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp thúc đẩy CDCCKTNT ở Vĩnh Long từ 2008 đến 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chung của kinh tế - chính trị, cụ thể là: - Đối với phần lý luận chung, phương pháp được sử dụng chủ yếu là tổng hợp, phân tích các khái niệm hiện có, từ đó rút ra những nhận định và ý kiến tổng hợp. - Đối với phần thực trạng, chủ yếu là dùng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp các số liệu đã có sẵn từ đó rút ra kết luận chung. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Góp phần hệ thống hóa lý luận về vấn đề CDCCKTNT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Phân tích, đánh giá về thực trạng CDCCKTNT ở tỉnh Vĩnh Long trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy CDCCKTNT ở tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu; địa bàn nông thôn Việt Nam là nơi sinh sống, hoạt động của 72% dân cư cả nước. Nông thôn là nơi cung cấp nông sản cho xã hội, là thị trường tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ, đồng thời là nơi cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho công nghiệp và dịch vụ. Nông thôn càng phát triển, CCKT nông thôn chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần khu vực nông thôn được cải thiện sẽ tạo điều kiện quan trọng để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị ngày 10 - 11 - 1998 đã khẳng định: “Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá, nhất là nông, lâm, thủy sản qua chế biến, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong CCKT nông thôn” [2]. Để CDCCKTNT hợp lý, trước hết phải nhận thức được những lý luận cơ bản về CCKT, CCKT nông thôn. 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN 1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việc phát triển nền kinh tế có hiệu quả là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia. Muốn đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có một CCKT hợp lý xét trên góc độ các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thành phần kinh tế. Các yếu tố hợp thành CCKT phải được thể hiện cả về số lượng cũng như về chất lượng và được xác định trong những giai đoạn nhất định, phù hợp với những đặc điểm tự nhiên, KT-XH cụ thể của mỗi quốc gia (vùng, hoặc địa phương) qua từng thời kỳ. Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh, bất biến, mà luôn vận động chuyển dịch cần thiết, thích hợp với những biến động của điều kiện tự nhiên, KT-XH. Do đó s ự duy trì quá lâu hoặc thay đổi quá nhanh chóng của CCKT mà không tính đến sự phù hợp với những biến đổi của tự nhiên, KT-XH đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế. Vì vậy việc duy trì hay thay đổi CCKT không phải là mục tiêu, mà chỉ là phương tiện
- của việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế trong quá trình vận động chuyển dịch nhanh hay chậm không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết cho sự chuyển đổi, sự vận động và phát triển của LLSX xã hội, các mục tiêu KT-XH sẽ đạt được như thế nào. Nói cách khác CCKT biến đổi chính là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội, CCKT phản ánh mối quan hệ LLSX và QHSX của nền kinh tế. Từ sự phân tích trên có thể hiểu: CCKT là tổng thể các bộ phận hợp thành kết cấu (hay cấu trúc) của nền kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội. Các bộ phận đó gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện KT-XH nhất định nhằm đạt hiệu quả KT-XH cao [25, tr.5]. Khái niệm CCKT như nêu trên là khoa học tương đối toàn diện, đầy đủ các bộ phận cấu thành, các mối quan hệ khắng khích giữa các bộ phận cấu thành. Như vậy CCKT vừa mang tính khách quan, vừa mang tính lịch sử xã hội, đồng thời luôn vận động và phát triển không ngừng, gắn với sự phân công lao động, hợp tác kinh tế trong nước và quốc tế. Ta có thể hiểu trực diện hơn, CCKT là: mối quan hệ và tỷ lệ giữa các ngành trong nền kinh tế (hoặc trong GDP), mối quan hệ giữa các vùng kinh tế, giữa các thành phần kinh tế. Từ đó có thể hiểu CDCCKT là sự thay đổi tỷ trọng tương đối của các ngành, các bộ phận của mỗi ngành trong nền kinh tế (hoặc trong GDP), sự thay đổi vị trí, vai trò của các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Chuyển dịch CCKT là việc thay đổi cấu trúc nội tại và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế có hướng đến mục tiêu đã xác định. 1.1.2. Khái niệm cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội … Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về LLSX và QHSX, về cơ chế kinh tế … vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn.
- Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật; KTNT có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ … trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Xét về mặt KT-XH, KTNT cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: KTNN, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân … xét về mặt không gian và lãnh thổ, KTNT bao gồm các vùng như: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên cánh cây màu, vùng trồng cây ăn quả … Nói cách khác: KTNT là một phức hợp những nhân tố cấu thành LLSX và QHSX trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến phục vụ cho nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Tất cả các ngành đó đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng, lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Từ đó có thể hiểu: CCKT nông thôn là quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn nông thôn có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau phát triển trong điều kiện tự nhiên - KT-XH, trong một thời gian nhất định ở nông thôn. Cơ cấu kinh tế đó được thể hiện cả về mặt chất và mặt số lượng. Cơ cấu KTNT có vai trò to lớn, ảnh hưởng chi phối đến đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn [22, tr.491-492]. Như vậy, giữa các bộ phận của CCKT nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ không tách rời theo những tỷ lệ về lượng cũng như về chất. Cơ cấu KTNT tồn tại khách quan nhưng không bất biến, mà luôn biến đổi thích ứng với sự phát triển của LLSX và phân công lao động xã hội trong từng thời kỳ. Việc xác lập CCKT nông thôn chính là giải quyết mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của LLSX và QHSX, giữa tự nhiên với con người trong khu vực nông thôn theo thời gian và những điều kiện KT-XH cụ thể. Qua phân tích CCKT nông thôn như trên, ta thấy rằng: CDCCKTNT là sự thay đổi cấu trúc nội tại và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của CCKT nông thôn theo hướng tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn. Trên thực tế CDCCKTNT là sự thay đổi tỷ trọng tương đối của các ngành, các bộ phận của mỗi ngành, sự thay đổi vị trí, vai trò của các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế trong CCKT nông thôn. Cơ cấu KTNT là một bộ phận cấu thành quan trọng trong CCKT
- quốc dân, do đó CDCCKTNT là một nội dung quan trọng trong quá trình CDCCKT của mỗi quốc gia. 1.1.2.1. Đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế nông thôn - Một là, tính khách quan: Cơ cấu KTNT hình thành và phát triển mang tính khách quan, sự vận động và biến đổi CCKT nông thôn phụ thuộc vào trình độ phát triển của LLSX và phân công lao động xã hội. Do vậy không thể áp đặt một cách chủ quan, nóng vội một CCKT nào đó khi các điều kiện tự nhiên, KT-XH chưa đòi hỏi. Ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang bùng nổ, việc ứng dụng cuộc cách mạng ấy, đặc biệt là công nghệ sinh học đã tạo ra nhiều giống cây, con mới cho năng suất, chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đang là nhân tố tác động làm chuyển dịch mạnh mẽ CCKT và KTNT, tạo ra một cơ cấu mới ở nông thôn có trình độ thích ứng rộng hơn và hiệu quả hơn. Cơ cấu KTNT được hình thành và biến đổi mang tính khách quan, do đó đòi hỏi con người phải nhận thức đầy đủ các quy luật (quy luật kinh tế và quy luật tự nhiên), trên cơ sở đó mà xác lập, biến đổi và phát triển CCKT nông thôn sao cho ngày càng hợp lý hơn và hiệu quả cao. - Hai là, tính lịch sử - xã hội: CCKT nông thôn không bất biến mà luôn vận động, biến đổi và chuyển dịch phù hợp với những điều kiện tự nhiên, KT-XH và tiến bộ của khoa học, công nghệ. Sự biến đổi của các điều kiện trên, kéo theo sự chuyển hoá, biến đổi các bộ phận kinh tế trong hệ thống KTNT, do đó cũng làm cho CCKT nông thôn biến đổi, chuyển dịch theo để hình thành CCKT mới thay thế CCKT cũ không còn phù hợp với thực trạng mà trước đây vốn đã phù hợp với chính bản thân nó. - Ba là, CCKT nông thôn luôn vận động và phát triển theo hướng ngày càng hợp lý, hoàn thiện và hiệu quả: Việc xác lập CCKT nông thôn hợp lý trong một không gian lãnh thổ nhất định có ý nghĩa rất to lớn, vì nó tạo ra hiệu quả KT-XH cao. Tuy nhiên ngày nay phân công lao động xã hội đã vượt khỏi phạm vi quốc gia, hình thành phân công lao động quốc tế, điều đó đòi hỏi xác định CCKT không chỉ dựa vào các yếu tố nội lực, mà phải biết khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Vì vậy, việc lựa chọn cơ cấu hợp lý có hiệu quả trong điều kiện ngày nay là phải biết kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp, tranh thủ tối đa các nguồn vốn, khoa học và công nghệ, kinh
- nghiệm quản lý… của thế giới để khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế so sánh của đất nước nhằm đem lại hiệu quả KT-XH cao. Ngoài những đặc trưng có tính chất chung trên, CCKTNT còn hình thành và biến đổi phụ thuộc vào những đặc điểm về địa lý, điều kiện khí hậu, nông hóa thổ nhưỡng, mật độ dân cư, phong tục tập quán, trình độ khoa học công nghệ…. Trên đây là những đặc trưng cơ bản của CCKT nông thôn, cần phải nhận thức đầy đủ và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để đưa ra những giải pháp có hiệu quả trong quá trình CDCCKTNT ở nước ta nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Trong năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại bùng nổ, đặc biệt là công nghệ sinh học đã làm thay đổi nhận thức trong phát triển kinh tế và chuyển đổi CCKT nông thôn. Nhiều quan niệm mới đã xuất hiện như: nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, phát triển công nghệ vi sinh … đã có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển kinh tế và CDCCKTNT. Những ý tưởng công nghiệp hoá nông nghiệp duy trì về mặt “ cơ khí, sắt thép” đã thất bại, để nhường bước cho công nghiệp hoá nông thôn hài hoà hơn, ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái hơn, đó là nền nông nghiệp sinh thái, nền nông nghiệp gắn bó và hài hoà giữa kinh tế với môi trường tự nhiên và xã hội, đây cũng chính là định hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững. 1.1.2.2. Nội dung cơ bản của cơ cấu kinh tế nông thôn Cơ cấu KTNT gồm cơ cấu ngành kinh tế (nông nghiệp theo nghĩa rộng, công nghiệp và dịch vụ), cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. * Cơ cấu ngành kinh tế: Đây là nội dung diễn ra sớm nhất và đóng vai trò quyết định trong các nội dung của CCKT nông thôn. Trong lịch sử kinh tế của nhân loại ở thời kỳ đầu, KTNT chủ yếu là nông nghiệp, về sau xã hội càng phát triển thì phân công lao động xã hội ngày càng cao, tỉ mỉ nên sự phân chia các ngành nghề càng đa dạng, sâu sắc. Đặc biệt từ khi tiến hành công nghiệp hoá thì CCKT nông thôn càng phân ngành nhanh chóng theo hướng CNH, HĐH. Phân công lao động càng sâu sắc thì cơ cấu ngành càng đa dạng và tỉ mỉ. Tiền đề của phân công lao động xã hội là khi năng suất lao động trong nông nghiệp, mà trước hết và chủ yếu là năng suất lao động trong khu vực sản xuất lương thực đạt ở một trình độ nhất
- định, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng lương thực cần thiết cho xã hội, lúc này phân công lao động phát triển hơn nữa giữa người sản xuất lương thực với người sản xuất nguyên liệu nông nghiệp và cả trong lĩnh vực chăn nuôi… Đến đây ta thấy chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, hình thành một ngành mới trong nông nghiệp. Về vấn đề này C.Mác đã chỉ rõ: “Lao động nông nghiệp là cái cơ sở tự nhiên… không phải chỉ riêng cho lao động thặng dư trong lĩnh vực của bản thân ngành nông nghiệp, mà nó là cái cơ sở tự nhiên để biến tất cả các ngành lao động khác thành những ngành độc lập” [34, tr.54]. Cùng với sự phân công lao động xã hội thì CCKT nông thôn cũng vận động và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Khi năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên, ngoài hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, con người đã tìm kiếm và làm thêm nhiều công việc khác như phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và đến một trình độ nhất định đã tách thành một ngành sản xuất độc lập, đó chính là tiền thân của ngành CNNT ngày nay. Xã hội càng phát triển, phân công lao động xã hội càng cao, thì có một bộ phận dân cư tách khỏi khu vực sản xuất (nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp) chuyển sang lĩnh vực thương mại - dịch vụ để phục vụ cho nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chính điều này thúc đẩy SXHH càng phát triển. Đến đây, CCKT nông thôn đã hình thành đầy đủ các ngành: Nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ, ở giai đoạn này CCKT nông thôn tuy đã hình thành đầy đủ nhưng các ngành vẫn còn rất đơn điệu, sơ khai. Cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội, cơ cấu ngành KTNT ngày càng hoàn thiện hơn, sự hoàn thiện được thể hiện ở việc phát triển các ngành chuyên sâu hơn. Quá trình hoàn thiện cơ cấu ngành KTNT cũng chính là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của KTNT. Do vậy, để CCKT nông thôn chuyển dịch nhanh và đúng hướng, cần phải nhận thức một cách sâu sắc và nắm bắt những quy luật vận động khách quan của chúng để tác động đúng, có hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định. - Ngành nông nghiệp: + Theo nghĩa rộng: Nông nghiệp là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá trình sinh học gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Do sự phát triển của phân công lao động
- xã hội, nên các ngành này tương đối độc lập nhau, nhưng lại gắn bó mật thiết nhau trên địa bàn nông thôn. Là ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân, nên vừa chịu sự chi phối chung của nền kinh tế quốc dân, vừa gắn bó chặt chẽ với các ngành khác trên địa bàn nông thôn, đồng thời mang nét đặc thù của một ngành mà đối tượng sản xuất là những cơ thể sống. + Theo nghĩa hẹp: Nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. . Trồng trọt được phân ra: trồng cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây thức ăn gia súc, cây ăn quả, cây dược liệu, cây cảnh … . Chăn nuôi: chăn nuôi gia súc, gia cầm … . Ngành lâm nghiệp: trồng và bảo vệ rừng, trồng cây phân tán, trồng cây lấy gỗ, lấy cũi … . Ngành thủy sản: bao gồm nuôi trồng và khai thác, đánh bắt thủy hải sản. - Công nghiệp nông thôn: Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp cả nước, là một bộ phận cấu thành của kinh tế quốc gia. Nói đến CNNT là đề cập đến các ngành nghề, các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp có tính chất công nghiệp ở nông thôn. Công nghiệp nông thôn là ngành bao gồm: Các hoạt động của thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, các doanh nghiệp, các HTX, tổ hợp tác, tổ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, các hoạt động chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp khai thác khác với quy mô vừa và nhỏ, hoạt động của nó gắn với kinh tế trên địa bàn nông thôn. Công nghiệp nông thôn trước hết gắn chặt với sản xuất nông nghiệp, nó tạo ra và cung cấp cho nông nghiệp công cụ và điều kiện để tiến hành các quy trình sản xuất nông nghiệp; cung cấp cho nông nghiệp các máy móc, công cụ chăm sóc cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu. Ngoài ra còn cung cấp các máy móc, công cụ phục vụ thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyển nông sản [10, tr.14]. Công nghiệp nông thôn gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại với nông nghiệp và phát triển KT-XH ở nông thôn. Công nghiệp nông thôn bao gồm:
- + Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, có ý nghĩa vô cùng to lớn, là nhân tố trực tiếp làm tăng giá trị nông sản hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị tr ường, nâng cao hiệu quả SXKD của ngành nông nghiệp, làm tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống cho nông dân. + Sản xuất công cụ thường, công cụ cải tiến và sửa chữa máy móc trong nông thôn, góp phần đổi mới kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động cho ngành nông nghiệp. Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, bên cạnh việc trang bị ngày càng nhiều thiết bị máy móc hiện đại, nông nghiệp và nông thôn còn có nhu cầu công cụ thường, công cụ cải tiến, máy móc làm những việc đơn giản, sửa chữa máy móc … những bộ phận này do chính CNNT đảm nhiệm. + Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn như: Đường giao thông, thủy lợi, nhà ở, nhà y tế, các công trình văn hoá, … đòi hỏi công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở nông thôn phải không ngừng phát triển. + Ngoài ra CNNT còn có các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ, các ngành nghề truyền thống như: ươm tơ dệt lụa, đúc đồng, gốm sứ, sơn mài, mây tre đan, dệt chiếu, thảm len, … những ngành nghề mới hình thành như đan thảm lục bình, tách vỏ hạt điều … cũng không thể xem nhẹ trong quá trình phát triển của KTNT. - Dịch vụ: Đây là ngành kinh tế ra đời gắn liền với phân công lao động xã hội ở nông thôn xét về mặt lịch sử thì nó là sản phẩm của ngành nông nghiệp và CNNT, nhưng khi ra đời thì nó lại là bộ phận quan trọng gắn bó và tác động thúc đẩy cho ngành nông nghiệp và CNNT nói riêng và KTNT nhanh chóng phát triển. Dịch vụ nông thôn bao gồm: Ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, b ưu điện, thông tin liên lạc; cung ứng điện, nước và tiêu nước; sửa chữa máy móc và các công cụ sản xuất; cung ứng giống cây trồng, giống gia súc, gia cầm; dịch vụ về phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng và khám chữa bệnh cho gia súc, gia cầm; dịch vụ làm đất, vận chuyển, bảo quản, chế biến nông sản; du lịch vườn ở nông thôn; các hoạt động dịch vụ y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao … * Cơ cấu vùng kinh tế:
- Phân công lao động xã hội theo ngành tất yếu kéo theo sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ, đó là hai mặt của quá trình gắn bó hữu cơ với nhau. Bởi lẽ phân công lao động xã hội theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên những vùng, lãnh thổ nhất định. Cơ cấu vùng kinh tế là sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ trong phạm vi cả nước. Trong mỗi quốc gia thường có những điều kiện tự nhiên, KT-XH không giống nhau, vì vậy người ta thường chia lãnh thổ của mỗi quốc gia ra thành nhiều vùng kinh tế khác nhau, mỗi vùng kinh tế có những điều kiện tự nhiên, KT-XH tương đối giống nhau, để xác lập CCKT cho từng vùng một cách hợp lý, bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ trên từng vùng cho thích hợp, nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế vốn có của từng vùng. Tuy nhiên việc bố trí cơ cấu ngành kinh tế trên từng vùng không khép kín, mà phải theo cơ cấu mở, có sự liên kết giữa các vùng và đặt trong mối quan hệ gắn bó với CCKT của cả nước,đồng thời hướng ra thị trường thế giới. Cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội và nhu cầu của thị trường, thì cơ cấu vùng kinh tế cũng có sự vận động và biến đổi theo cho phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Vì vậy xu hướng của chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế là theo hướng đi vào chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất và dịch vụ, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung có hiệu quả cao, mở rộng quan hệ với các vùng chuyên môn khác, gắn kinh tế vùng với kinh tế cả nước. Điều này được Đảng ta khẳng định: “Chuyển dịch CCKT lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗ trợ nhau làm cho tất cả các vùng đều phát triển” [14, tr.89]. Thực tiễn cho thấy, để hình thành cơ cấu vùng kinh tế hợp lý trong khu vực KTNT, trước hết hướng vào khu vực có lợi thế so sánh, đó là những nơi có điều kiện về đất đai tốt, thời tiết khí hậu ôn hòa, vị trí giao thông thuận lợi, gần trục giao thông quan trọng, gần thành phố và khu công nghiệp, có điều kiện phát triển và mở rộng giao lưu kinh tế với thị trường trong và ngoài nước, có khả năng tiếp cận và hoà nhập nhanh chóng vào các thị trường và hàng hóa dịch vụ khác. Song cũng cần thấy rằng: so với cơ cấu ngành kinh tế, thì cơ cấu vùng thường có tính trì trệ hơn, có sức ỳ hơn, bởi vì việc xây dựng vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp (Nông - lâm - thủy sản) cần phải được xem xét, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và thận trọng, vì nếu mắc sai lầm thì khó khắc phục hơn, nhất là kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
- * Cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế ở nông thôn là thể hiện vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong nông thôn, cơ cấu thành phần kinh tế không phải là một tập hợp giản đơn các thành phần kinh tế với nhau, mà cơ cấu ấy phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: Một là, phải đảm bảo cho KTNT phát triển đúng định hướng XHCN. Hai là, cơ cấu phải hợp lý để sử dụng và khai thác tối đa các nguồn lực ở nông thôn. Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, điểm xuất phát là một nước nông nghiệp lạc hậu, cho nên trình độ của LLSX rất thấp và phát triển không đều, do vậy tất yếu sẽ tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Theo Lênin: Đặc trưng kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế nhiều thành phần. Người chỉ rõ: các nước đi lên chủ nghĩa xã hội phổ biến có 3 thành phần kinh tế cơ bản: kinh tế XHCN, kinh tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế SXHH nhỏ. Vận dụng tư tưởng kinh tế ấy của Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đảng ta xác định : “Nền kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp, nông thôn tồn tại lâu dài, mỗi thành phần có vị trí, vai trò riêng và đều được khuyến khích phát triển theo định hướng XHCN” [2]. Do chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa, nữa phong kiến nên tất yếu tồn tại những hình thức kinh tế mang tính xã hội hoá thấp như kinh tế cá thể, tiểu chủ của những người nông dân, thợ thủ công, những người làm thương mại- dịch vụ nhỏ trên địa bàn nông thôn. Các thành phần kinh tế ở nông thôn tồn tại do yêu cầu giải phóng sức sản xuất, khơi dậy và khai thác hết mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế nông thôn nước ta hiện có các thành phần kinh tế cơ bản sau: KTNN, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), … Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là một bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định
- hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế [16, tr.83]. + Kinh tế nhà nước gồm: các DNNN ở nông thôn nước ta có nhiều hình thức như: nông trường, lâm trường, công ty (trạm) thủy nông, các DNNN nuôi trồng thủy sản, chế biến nông sản, thương nghiệp, dịch vụ nông nghiệp … + Kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX ra đời và phát triển ở nông thôn. Kinh tế tập thể ra đời là do yêu cầu nâng cao hiệu quả của sản xuất và đời sống của từng thành viên. Kinh tế tập thể đảm đương những khâu mà từng hộ gia đình không có khả năng làm hoặc làm kém hiệu quả. Vai trò của nó là góp phần tích cực vào quá trình phát triển KT-XH ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới ngày càng văn minh hiện đại theo hướng công nghiệp và đô thị. + Kinh tế tư nhân gồm: Kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân. Đây là thành phần kinh tế có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp và KTNT ở nước ta hiện nay. “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” [16, tr.83]. Ngoài ra, hiện nay có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang đầu tư vào khu vực nông thôn, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. . . 1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM, XU HƯỚNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN 1.2.1. Những đặc điểm chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Cơ cấu KTNT vừa mang tính khách quan vừa mang tính lịch sử - xã hội, do vậy để CDCCKTNT đòi hỏi con người phải nhận thức và nắm bắt được các quy luật vận động khách quan của chúng để tác động đúng, có như vậy mới tạo ra CCKT hợp lý và hiệu quả. CDCCKTNT là quá trình tác động vào các bộ phận cấu thành của chúng, làm cho chúng chuyển hoá từ cơ cấu cũ sang cơ cấu mới tiến bộ hơn. Quá trình đó đòi hỏi phải có thời gian và phải trải qua những nấc thang của sự phát triển từ thấp đến cao. Đó cũng là quá trình thay đổi về lượng để dẫn đến sự thay đổi về chất. Quá trình CDCCKTNT diễn ra
- nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người, đặc biệt là cơ chế, chính sách và những giải pháp tác động. Vì vậy, cần phải nắm rõ những đặc điểm chung của quá trình CDCCKTNT, mà bất kỳ nước nào từ nền kinh tế tiểu nông lạc hậu chuyển sang nền kinh tế công nghiệp cũng phải trải qua để có hướng tác động cho phù hợp. - Một là: Lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế của Walt Rostow (còn gọi là lý thuyết về các giai đoạn phát triển kinh tế). Theo ông quá trình phát triển kinh tế của bất kỳ nước nào cũng đều phải trải qua các giai đoạn tuần tự: Xã hội truyền thống, giai đoạn chuẩn bị cất cánh, giai đoạn trưởng thành, giai đoạn mức tiêu dùng cao. Khi chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác trong quá trình phát triển thì CCKT cũng có sự thay đổi nhất định, đó chính là sự CDCCKT. Quá trình phát triển của nền kinh tế luôn gắn với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Dưới sự tác động của khoa học, công nghệ mà xã hội nông nghiệp truyền thống bắt đầu phát triển, nền kinh tế từng bước hiện đại hóa và mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế thì cơ cấu lao động cũng thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao và tỷ lệ dân cư đô thị. - Hai là: Lý thuyết nhị nguyên của A.Lewis (hay còn gọi là mô hình kinh tế hai khu vực của A.Lewis ). Trong lý thuyết của mình, ông chia nền kinh tế thành hai khu vực kinh tế song song tồn tại: + Khu vực truyền thống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. + Khu vực kinh tế công nghiệp hiện đại. Trong hai khu vực, thì khu vực truyền thống có đặc điểm là trì trệ, năng suất lao động thấp, còn khu vực công nghiệp có vốn, có công nghệ và có điều kiện để tăng trưởng cao. Vì thế có thể chuyển một phần lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp hiện đại. Việc di chuyển lao động đã làm cho số lượng lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm, nhưng sản lượng không giảm và sau đó người lao động trong nông nghiệp có điều kiện đầu tư nâng cao năng suất lao động. Để tăng hiệu quả trong sự tác động qua lại giữa hai khu vực, cần kết hợp việc giảm tốc độ tăng dân số và quan tâm thích đáng tới nông nghiệp trong quá trình CDCCKT.
- - Ba là: Lý thuyết mô hình kinh tế hai khu vực của Harry.T.Oshima. T.Oshima là một nhà kinh tế học Nhật bản, ông đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực dựa trên những đặc điểm khác biệt của các nước Châu Á, Châu Mỹ. Qua nghiên cứu ông thấy rằng: Nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao, vào thời gian cao điểm của mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu lao động, nhưng lại dư thừa trong lúc nhàn rỗi. Từ đó T.Oshima cho rằng: Sự phát triển của nền kinh tế bắt đầu bằng việc giữ lao động trong nông nghiệp nhưng cần tạo thêm nhiều việc làm trong những tháng nhàn rỗi. Tiếp đó là sẽ sử dụng lao động nhàn rỗi vào các ngành sản xuất công nghiệp cần nhiều lao động, khi tạo ra việc làm trong những tháng nhàn rỗi sẽ tăng thu nhập cho người nông dân, mở rộng thị trường trong nước cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Khi thị trường lao động không còn dồi dào thì sản xuất nông nghiệp sẽ chuyển dần sang cơ giới hoá để tăng năng suất lao động. Như vậy, các lý thuyết phát triển kinh tế trên đều có điểm chung là đều khẳng định sự phát triển kinh tế cần phải thông qua quá trình CDCCKT ngành. Sự CDCCKT ngành bao giờ cũng bắt đầu từ khu vực sản xuất truyền thống của xã hội là sản xuất nông nghiệp, theo quy luật tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu GDP giảm dần (mặc dù số tuyệt đối vẫn tăng lên), còn tỷ trọng của ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ sẽ tăng dần (cả số tuyệt đối lẫn tương đối đều tăng). Cơ cấu lao động cũng sẽ thay đổi phù hợp với xu hướng trên là tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm dần cả về số tương đối lẫn tuyệt đối, tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và thương mại- dịch vụ tăng lên cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc chuyển dịch phát triển CCKT nông thôn nói riêng và cơ cấu kinh tế quốc dân nói chung. Nó là xuất phát điểm của quá trình CDCCKT của mỗi quốc gia. Quá trình CDCCKTNT có những đặc điểm chung như sau: 1.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn bắt đầu từ sự chuyển dịch của cơ cấu sản xuất nông nghiệp Xét toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quá trình phát triển của ngành nông nghiệp đã dẫn đến chuyển dịch cơ cầu sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy sự ra đời và phát triển các
- ngành khác, đồng thời đây cũng là quá trình hội nhập của ngành nông nghiệp vào toàn bộ nền kinh tế thông qua các quan hệ thị trường. Nội dung cơ bản của chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là quá trình chuyển đổi nền nông nghiệp từ TT,TC sang nền SXHH, tức sang sản xuất chuyên canh gắn với nhu cầu của thị tr ường. Quá trình này được chia thành ba giai đoạn sau: + Giai đoạn một: Đó là nông nghiệp sinh tồn, quy mô nhỏ của nông dân chiếm ưu thế. Cơ cấu nông nghiệp có tính thuần nông với mục tiêu sản xuất tự cung, tự cấp mà chủ yếu là sản xuất lương thực. + Giai đoạn hai: Đặc trưng của giai đoạn này là quá trình đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, nghĩa là ngoài sản xuất lương thực còn phát triển các cây trồng khác và chăn nuôi. Một yếu tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là việc áp dụng công nghệ mới của nông dân đã xuất hiện. + Giai đoạn ba: Đặc trưng chủ yếu của nền nông nghiệp trong giai đoạn này là nền nông nghiệp thương mại, chuyên môn hoá với quy mô sản xuất lớn, với các trang trại chuyên môn hoá cao. Như vậy, quá trình CDCCKTNT gắn liền với sự chuyển dịch của cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mà điểm bắt đầu là từ sự chuyển dịch của cơ cấu sản xuất nông nghiệp với ba giai đoạn như trên. Ba giai đoạn trên gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp và quá trình CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. 1.2.1.2. Quá trình phát triển của sản xuất nông nghiệp thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn Quá trình CDCCKTNT diễn ra theo quy luật là tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm xuống và tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp tăng lên trong cơ cấu. Chính sự phát triển ngày càng đa dạng hoá trong sản xuất nông nghiệp là cơ sở thúc đẩy CDCCKTNT. Khi năng suất lao động trong ngành nông nghiệp tăng lên, ngoài hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, con người đã tìm kiếm và làm thêm nhiều công việc khác như phát triển nghề thủ công và đến một trình độ nhất định đã tách thành một ngành sản xuất độc lập (tiền thân của CNNT ngày nay). Quá trình phát triển của nông nghiệp và công nghiệp, đòi hỏi phải có sự trao đổi lẫn nhau, do đó có một bộ phận dân cư tách khỏi sản xuất
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
55 p | 719 | 186
-
Luận văn tốt nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ trước năm 1985-1988 tới nay
39 p | 495 | 182
-
Luận văn: Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
39 p | 346 | 122
-
LUẬN VĂN: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
31 p | 499 | 82
-
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nông thôn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thực trạng và giải pháp
111 p | 230 | 52
-
Luận văn Định hướng, giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội huyện Ninh Giang - Hải Dương đến năm 2010
99 p | 180 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 173 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
134 p | 123 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Gia Lai
101 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị
119 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
117 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
112 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
94 p | 11 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010 - 2020
26 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Buôn Ma Thuột
93 p | 5 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
121 p | 9 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
117 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố Trà Vinh tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010-2020
99 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn