Luận văn: Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC và các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ
lượt xem 78
download
Việc nắm chắc khái niệm cơ sở dẫn liệu sẽ giúp KTV xác định được chính xác mục tiêu kiểm toán tổng quát các BCTC nói chung và mục tiêu kiểm toán từng bộ phận cấu thành của BCTC nói chung. Nắm chắc khái niệm cơ sở dẫn liệu cũng ..
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC và các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ I. CƠ SỞ DẪN LIỆU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH: 1. Khái niệm: - Cơ sở dẫn liệu là một trong các khái niệm cơ bản của kiểm toán. - Việc nắm chắc khái niệm cơ sở dẫn liệu sẽ giúp KTV xác định đ ược chính xác mục tiêu kiểm toán tổng quát các BCTC nói chung và mục tiêu kiểm toán từng bộ phận cấu thành của BCTC nói chung. Nắm chắc khái niệm cơ sở dẫn liệu cũng giúp KTV xác định được các bằng chứng kiểm toán cần thiết phải thu thập đ ể có thể đạt được các mục tiêu kiểm toán đặt ra. Khái niệm cơ sở dẫn liệu cũng tác động đén KTV trong cả ba giai đoạn của quá trình kiểm toán, đó là lập kế hoạch lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. - Xem xét quá trình xử lí một nghiệp vụ kinh tế trong đơn vị từ khi bắt đầu đến khi các nghiệp vụ này được phản ánh vào hệ thống BCTC của đơn vị để có thể nắm được khái niệm về cơ sở dẫn liệu. Quy trình xử lí một nghiệp vụ kinh tế theo sơ đồ sau: Xử lý nhu cầu Tổ chức thực Quá trình xử lý Tổng hợp và và đưa ra quyết hiện và kiểm của bộ phận phản ánh các định thực hiện kế toán với các nghiệp vụ vào tra quá trình nghiệp vụ thực hiện nghiệp vụ BCTC của đơn nghiệp vụ vị + Khởi đầu một sự kiện kinh tế bao giờ cũng phát sinh từ nhu cầu tiêu dùng một nguồn lực cho hoạt động trong đơn vị, nhu cầu này được chuyển đến cho các bộ phận quản lí chức năng trong đơn vị xử lí. Các bộ phận này sẽ xem xét đánh giá tính xác thực và sự cần thiết của nhu cầu nguồn lực cho hoạt đ ộng của đ ơn vị. Trên cơ sở sự đánh giá này các nhà quản lí đơn vị sẽ đưa ra quyết định cho phép nghiệp vụ kinh tế được thực hiện, việc đưa ra quyết định cho các nghiệp vụ kinh tế được thực thi tùy thuộc vào đặc điểm quản lí của từng đơn vị, tùy thuộc vào từng loại nghiệp vụ cũng như sự ủy quyền và phê chuẩn được quy định trong từng đơn vị cụ thể. -1-
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ + Sau khi được cho phép, các nghiệp vụ kinh tế sẽ được các bộ phận có trách nhiệm trong đơn vị tổ chức thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện đơn vị sẽ thực hiện quá trình kiểm soát các hoạt động này để đảm bảo các nghiệp vụ được thực thi theo đúng các quyết định đã được ban hành và phù hợp với các quy ch ế, chế độ, các văn bản pháp luật hiện hành. Cũng trong quá trình tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kinh tế các chứng từ kế toán sẽ được tạo lập, các chứng từ kế toán trước hết sẽ chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế đã thực tế xảy ra và đảm bảo cho các nghiệp vụ này đã được kiểm soát theo đúng các quy định hiện hành. + Sau khi các chứng từ kế toán phát sinh nó sẽ được bộ phận kế toán của đơn vị tiến hành xử lí theo quy trình nghiệp vụ kế toán. Trước hết các chứng từ này sẽ được hoàn chỉnh, được kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp. Sau đó chúng sẽ được phân loại, đánh giá, tính toán và tổ chức ghi chép vào các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp. + Cuối cùng các nghiệp vụ kinh tế sẽ được tổng hợp và ghi vào sổ cái các tài khoản liên quan. Sau một quá trình kiểm tra, đối chiếu số dư và số lũy kế phát sinh trên sổ cái và các sổ kế toán chi tiết sẽ được phản ánh vào các BCTC theo đúng các quy định hiện hành. - Như vậy, để có thể phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị vào hệ thống BCTC của đơn vị, các sự kiện này bắt buộc phải trải qua một loạt khâu xử lí. Ở tất cả các khâu xử lí này đòi hỏi các nhà quản lí của đơn vị phải có được các đảm bảo, các chứng cứ chắc chắn để khẳng định rằng các sự kiện kinh tế phát sinh nếu đủ điều kiện sẽ được ghi nhận vào hệ thống BCTC của đơn vị một cách trung thực và hợp lí. - Để công nhận và cho phép một sự kiện kinh tế có thể được thực hiện, các nhà lãnh đạo đơn vị phải thực hiện sự phê chuẩn của mình đối với các sự kiện này. Việc phê chuẩn để cho phép các sự kiện kinh tế thường đ ược thực hiện trên cơ sở các quyết định của các nhà lãnh đạo đơn vị. Khi các sự kiện kinh tế phát sinh, để công nhận các sự kiện này đã thực tế xảy ra chúng sẽ được ghi nhận trên -2-
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ các chứng từ kế toán, các chứng từ này phải hoàn toàn hợp pháp hợp lệ và có đầy đủ chữ ký của người có liên quan. - Trên cơ sở các chứng từ kế toán, hệ thống kế toán của đơn vị sẽ sử dụng các phương pháp kế toán để tiến hành xử lí, ghi nhận, phản ánh….các sự kiện này đẻ rồi cuối cùng sẽ phản ánh nó vào hệ thống BCTC của đơn vị. Tất cả quá trình xử lí của hệ thống kế toán cũng phải được thực hiện trên một hệ thống giấy tờ, sổ sách và tài liệu kế toán phù hợp. Toàn bộ các tài liệu kế toán này cũng phải đ ược những người có trách nhiệm phê chuẩn và ký xác nhận. - Các quyết định của các nhà quản lí đơn vị khi cho phép các s ự ki ện kinh t ế được thực hiện, các chứng từ kế toán phát sinh, các số liệu, tài liệu, sổ sách kế toán và các tài liệu có liên quan khác tạo nên một cơ sở và là căn cứ đ ể đ ảm bảo các khoản mục và các thông tin được lập ra hoàn toàn phù hợp với các thông l ệ, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Các tài liệu đó đã hình thành nên một CSDL của BCTC. Kết luận, cơ sở dẫn liệu của BCTC là căn cứ của các khoản mục và thông tin trình bày trong BCTC do giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán quy định. Các căn cứ này phải được thể hiện rõ ràng hoặc có cơ sở đối với từng chỉ tiêu trong BCTC. 2. Các nhóm cơ sở dẫn liệu: Từng bộ phận và khoản mục cấu thành khác nhau của BCTC thì có cơ sở dẫn liệu cụ thể không giống nhau. Cơ sở dẫn liệu của một chỉ tiêu và bộ phận trên BCTC bao gồm các căn cứ cho nhiều khía cạnh khác của các thông tin và bộ phận này. Tuy nhiên, một cơ sở dẫn liệu phải bao gồm các căn cứ để giải trình trên các khía cạnh chủ yếu sau ( các yếu tố dẫn liệu ): a, Sự hiện hữu: Một khoản tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu hay một khoản nợ phải trả được phản ánh trên BCTC của đơn vị tại thời điểm báo cáo là phải thực tế tồn tại tại thời điểm đó. Các nhà lãnh đạo đơn vị phải có những căn c ứ thỏa đáng để chứng minh cho sự tồn tại của các khoản mục này. Đối với một số khoản -3-
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ mục tài sản sự hiện hữu còn bao gồm các yêu cầu về chất lượng của các tài s ản được phản ánh. b, Quyền và nghĩa vụ: Hầu hết các khoản tài sản trên BCTC phải thuộc sở hữu của đơn vị, với một số khoản tài sản nếu không thuộc quyền sở hữu của đơn vị thì chúng chỉ được phản ánh trên BCTC khi đơn vị có quyền kiểm soát lâu dài với các tài sản này và phải đáp ứng yêu cầu của các chuẩn mực kế toán có liên quan (ví dụ: tài sản cố định thuê tài chính ). Đối với các khoản mục công nợ được phản ánh trên các BCTC thì đơn vị đang có nghĩa vụ phải thanh toán thực t ế đ ối với các khoản mục này. c, Sự phát sinh: Một sự kiện hay một nghiệp vụ kinh tế đã được ghi chép vào hệ thống sổ kế toán của đơn vị và được phản ánh vào BCTC thì phải thực sự phát sinh và có liên quan đến thời kỳ báo cáo. d, Sự tính toán và đánh giá: Bao gồm một số khía cạnh sau: + Sự đánh giá: Một khoản tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu, thu thập và chi phí phải được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở nguyên tắc kế toán, các chuẩn mực kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận phổ biến. + Sự tính toán: Các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế khi ghi nhận phải được ghi nhận đúng giá trị của nó. Các số liệu và phép toán khi thực hiện phải đảm bảo tính toán chính xác về mặt toán học và không có sai sót. e, Sự phân loại và hạch toán: Bao gồm các khía cạnh sau : + Đầy đủ: Toàn bộ tài sản, các khoản nợ, các khoản doanh thu, chi phí, các nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra và có liên quan đến kỳ báo cáo phải đ ược ghi chép đầy đủ trong hê thống sổ kế toán của đơn vị và phải được báo đ ầy đ ủ trong hệ thống BCTC. + Tính đúng đắn: Các khoản mục tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản chi phí, doanh thu phải được phân loại một cách đúng đắn theo yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán. Các khoản mục này cũng phải được ghi nhận và phản ánh theo đúng các trình tự, sơ đồ tài khoản và phương pháp kế toán hiện hành hoặc được thừa nhận. -4-
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ + Tính đúng kỳ: Một nghiệp vụ và sự kiện kinh tế phát sinh phải được ghi nhận theo nguyên tắc kế toán dồn tích, tức là được ghi nhận vào kỳ kế toán mà chúng phát sinh mà không căn cứ vào sự phát sinh của dòng tiền. Không có một sự kiện và nghiệp vụ kinh tế nào được ghi nhận sớm khi chưa đủ điều kiện ghi nhận hoặc được ghi nhận muộn so với kỳ mà chúng phát sinh. Khía cạnh này đặc biệt quan trọng với các khoản doanh thu và chi phí vì nó làm ảnh hưởng tr ực tiếp đ ến kết quả kinh doanh của kỳ báo cáo và các kỳ liên quan khác. f, Tổng hợp và công bố: Bao gồm các khía cạnh sau : + Cộng dồn ( tổng hợp ): Số liệu cộng dồn trên các tài khoản và sổ kế toán phải được tính toán một cách chính xác, việc luân chuyển số liệu giữa các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp đảm bảo không có sai sót. S ố liệu trên các s ổ kế toán của các tài khoản có liên quan phải đảm bảo phù hợp với nhau. + Trình bày, công bố: Các chỉ tiêu, bộ phận và khoản mục trên BCTC phải được xác định, trình bày và công bố theo đúng yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Các cơ sở dẫn liệu có tác dụng quan trọng đối với cả ba giai đoạn của quá trình kiểm toán là giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, việc hiểu biết rõ về cơ sở dẫn liệu sẽ giúp KTV xác định được khả năng các rủi ro và sai phạm có thể xảy ra trong BCTC của đơn vị nói chung cũng như ở các chỉ tiêu và bộ phận cấu thành trên báo cáo nói riêng. Cơ sở dẫn liệu cũng là căn cứ giúp KTV xác định đ ược những mắt xích và thủ tục kiểm soát cơ bản được đơn vị xây dựng và duy trì nhằm kiểm soát các khía cạnh của hoạt động trong đơn vị. Từ những hiểu biết này KTV sẽ xác định, lựa chọn các thủ tục và trình tự kiểm toán phù hợp nhằm thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán cần thiết cho việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như các nghiệp vụ và số dư của các tài khoản. Đây là những nội dung quan trọng đẻ xây dựng một chương trình kiểm toán phù hợp cho từng khoản mục, bộ phận cũng như toàn bộ BCTC. -5-
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, cơ sở dẫn liệu sẽ giúp KTV luôn xác định được mục tiêu các thử nghiệm mình đang thực hiện, trên cơ sở đó có thể đưa ra các quyết định có hiệu quả nhất cho cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, cơ sở dẫn liệu là căn cứ để KTV xác định và đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng thu thập đ ược với các mục tiêu kiểm toán đã được thiết lập, từ đó đánh giá được mức độ thỏa mãn về kiểm toán. Từ đó sẽ giúp KTV đưa ra các quyết định có liên quan đến các thủ tục kiểm toán cần thực hiện bổ sung cũng như những nhận định đánh giá về các chỉ tiêu bộ phận được kiểm toán và toàn bộ BCTC. 3. Giải trình của các nhà quản lí - Khi trình bày và công bố các thông tin trên BCTC của đơn vị, các nhà quản lí phải chịu trách nhiệm về mức độ trung thực và hợp lí của toàn bộ BCTC cũng như của từng chỉ tiêu và bộ phận được trình bày trên BCTC. - Để khắng định các BCTC của đơn vị được lập ra hoàn toàn trung thực, hợp lí và tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các nhà quản lí đơn vị phải có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ và giải trình các thông tin, tài liệu là cơ sở để hình thành nên các chỉ tiêu và bộ phận của BCTC. Các thông tin, tài liệu này đòi hỏi phải được trình bày theo từng khía cạnh của từng chỉ tiêu và bộ phận trên BCTC tức là theo từng yếu tố dẫn liệu cụ thể. - Thông thường, sự giải trình của các nhà quản lí đơn vị được thực hiện thông qua việc cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến các nghiệp vụ, các khoản tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. Các thông tin, tài liệu đó có thể là các quyết đ ịnh, các hợp đ ồng đã đ ược kí kết, các bản thanh lý, quyết toán hợp đồng, các biên bản kiểm kê tài sản, các biên bản đối chiếu công nợ, các chứng từ kế toán phát sinh trong kỳ, các sổ sách, tài liệu kế toán và các tài liệu có liên quan khác... - Tuy nhiên, trong quá trình kiểm toán khi các tài liệu được các nhà quản lí đ ơn vị cung cấp chưa đầy đủ để KTV có thể đưa ra kết luận, KTV có thể phải yêu cầu các nhà quản lí đơn vị cung cấp các giải trình bằng văn bản về các vấn đ ề mà -6-
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ KTV xét thấy có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Việc yêu cầu các nhà quản lí đơn vị cung cấp các giải trình bằng văn bản cũng giúp KTV có thể hạn chế đ ược những hiểu lầm giữa KTV và các nhà quản lí đơn vị. - Các vấn đề mà KTV yêu cầu các nhà quản lí đơn vị giải trình bằng văn bản có thể giới hạn trong các vấn đề riêng lẻ, hoặc tổng hợp có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Trường hợp xét thấy cần thiết, KTV phải thông báo với các nhà quản lí đơn vị biết rõ ý kiến của mình về tính trọng yếu của các vấn đề cần phải giải trình. - Trong quá trình kiểm toán,các nhà quản lí đơn vị có thể gửi bản giải trình tới KTV và công ty kiểm toán một cách tự nguyện hoặc theo yêu cầu cụ thể của KTV. Tuy nhiên, khi các bản giải trình này có liên quan đến những vấn đề trọng yếu của BCTC , KTV phải làm những công việc sau: + Thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thông tin ở trong đơn vị hay ngoài đơn vị để xác nhận những giải trình của các nhà quản lí đơn vị. + Đánh giá sự hợp lí và nhất quán giữa bản giải trình với các bằng ch ứng khác mà KTV thu thập được. + Xác định mức độ hiểu biết các vấn đề đã được giải trình của người l ập giải trình. - Các bản giải trình của các nhà quản lí đơn vị không thể thay thế đ ược các bằng chứng khác mà KTV thu thập được. Đối với một số vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, mặc dù nó đã được các nhà quản lí đ ơn vị giải trình, KTV vẫn phải tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán liên quan nếu có thể thu thập được. Ngược lại, nếu các bằng chứng này có thể thu thập được nhưng KTV không thu thập sẽ dẫn đến sự giới hạn về phạm vi kiểm toán. Cũng cần phải lưu ý rằng trong một số trường hợp, các bản giải trình của các nhà quản lí đơn vị là bằng chứng kiểm toán duy nhất mà KTV thu thập được. - Khi các giải trình của các nhà quản lí đơn vị có mâu thuẫn với các bằng chứng kiểm toán khác mà KTV thu thập được và trong một số trường hợp KTV -7-
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ phải tiến hành xác minh lại mức độ tin cậy của các bằng chứng đã thu thập được và các giải trình của các nhà quản lí đơn vị. - Nếu các nhà quản lí đơn vị từ chối cung cấp các giải trình mà KTV yêu cầu sẽ làm giới hạn phạm vi kiểm toán, thì tùy thuộc vào mức độ giới hạn KTV phải đưa ra ý kiến “chấp nhận từng phần” hoặc ý kiến “từ chối”. Trong trường hợp này KTV cũng phải đánh giá lại độ tin cậy của tất cả các giải trình khác mà các nhà quản lí đơn vị đã thực hiện trong quá trình kiểm toán và xem xét mức độ ảnh hưởng của nó. 4. Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù 4.1. Các mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù : Việc lập và trình bày BCTC trung thực, hợp lí, phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành là trách nhiệm của chủ doanh nghiệp. Để đạt mục đích kiểm toán toàn diện của BCTC nói chung, tức là để đưa ra các ý kiến nhận xét về BCTC của đơn vị, KTV phải xem xét, kiểm tra riêng biệt các bộ phận, khoản mục của chúng. Mục tiêu kiểm toán từng bộ phận của BCTC là nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ xác đáng về mọi khía cạnh làm cơ sở xác nhận cho từng bộ phận được kiểm toán. Để có thể đưa ra mục tiêu kiểm toán riêng biệt cho khoản mục, người ta cố gắng đưa ra những mục tiêu kiểm toán chung có thể áp dụng cho mọi khoản mục. Các mục tiêu kiểm toán chung (General audit objectivies) này được hình thành trên cơ sở dẫn liệu. a, Sự hiện hữu: KTV cần thu thập các bằng chứng về sự hiện có của tài sản và nguồn vốn được phản ánh trên bảng cân đối kế toán bằng các kỹ thuật và thủ tục kiểm toán thích hợp cho từng bộ phận và khoản mục. Các kỹ thuật kiểm toán thích hợp để có thể thu thập bằng chứng cứ kiểm toán liên quan đến mục tiêu này là kiểm tra vật chất (áp dụng đối với những tài sản hữu hình) thực hiện các thủ tục xác nhận với các bên có liên quan, kiểm tra các ch ứng từ tài liệu chứng minh cho sự tồn tại của các khoản tài sản và nguồn vốn ( đối với -8-
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ tài sản vô hình, nguồn vốn chủ sở hữu)...Tuy nhiên, không phải lúc nào KTV cũng có thể áp dụng được các thủ tục kiểm toán này, trong trường hợp phạm vị kiểm toán bị giới hạn KTV có thể áp dụng các thủ tục kiểm toán thay thế một cách phù hợp nhằm có được các bằng chứng kiểm toán cần thiết. b, Sự phát sinh: KTV cần thu thập đầy đủ các bằng chứng nhằm đảm bảo toàn bộ các sự kiện, các nghiệp vụ kinh tế, các khoản doanh thu và chi phí đã được kế toán đơn vị ghi chép vào hệ thống sổ kế toán của thời kì báo cáo là thực sự phát sinh thực tế tại đơn vị. Các chứng từ kế toán và các tài liệu có liên quan được công nhận là hợp pháp và hợp lệ là một đảm bảo cho sự phát sinh của các nghiệp vụ này. Trong một số trường hợp KTV có thể thực hiện các kỹ thuật kiểm toán khác để thu thập các bằng chứng cho sự phát sinh của các nghiệp vụ và sự kiện này, như: thực hiện việc lấy xác nhận của các tài khoản có liên quan trong kỳ báo cáo hoặc kỳ sau... c, Quyền và nghĩa vụ: Sự tồn tại và hiện có của tài sản không đảm bảo cho chúng thuộc quy ền sở hữu của đơn vị. Nhiều tài sản hiện có tại đơn vị nhưng không thuộc sở hữu của họ, ví dụ các loại vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công. tài sản cố định thuê hoạt động...Theo quy định của các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành chỉ những tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài của đ ơn vị (tài sản cố định thuê tài chính) mới được phản ánh và trình bày trên các BCTC, những tài sản còn lại do đơn vị đang nắm giữ và sử dụng sẽ được phản ánh trên các ch ỉ tiêu ngoài bảng. Vì vậy KTV phải thu thập các bằng chứng về quyền sở hữu (hoặc quyền kiểm soát lâu dài) của đơn vị đối với các tài sản đã phản ánh trên BCTC bằng cách xem xét cẩn thận các tài liệu, chứng từ làm căn cứ pháp lý liên quan... Đối với công nợ phải trả, cần phải có bằng chứng xác nhận nghĩa vụ c ủa đơn vị đang tồn tại. d, Sự tính toán và đánh giá: -9-
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ + Sự đánh giá: KTV cần phải xem xét việc đánh giá tài sản (bao gồm cả ngoại tệ, vàng bạc...), công nợ, vốn chủ sở hữu, thu thập và chi phí của đơn vị có phù hợp với các nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận phổ biến hay không. Để thực hiện mục tiêu này, KTV cần chú ý: • Các chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng để đánh giá có đúng với các chuẩn mực, chế độ kế toán hay không? • Việc áp dụng phương pháp đánh giá có hợp lý và nhất quán không? • Cách tính toán trong quá trình áp dụng nguyên tắc đánh giá có chính xác không? Ngoài ra, đối với một số tài sản của đơn vị như: hàng tồn kho, các khoản đầu tư, nợ phải thu theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán việc phản ánh giá trị của các tài sản này trên BCTC không được cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Do vậy, trong quá trình kiểm toán tại các đơn vị nếu xuất hiện các bằng chứng cho thấy khả năng giá trị thuần có thể thực hiện được của các tài sản này có xu hướng nhỏ hơn giá gốc của chúng, KTV sẽ phải xem xét đánh giá tính phù hợp của khoản dự phòng đã được đơn vị trích lập. Tính hợp lý của các khoản dự phòng được trích lập sẽ ảnh hưởng tương đối lớn đến mức độ trung thực và hợp lý của các chỉ tiêu được trình bày trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh và thường ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của những người sử dụng các thông tin tài chính của đơn vị. + Sự tính toán: Theo mục đích này, KTV phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán nhằm đảm bảo các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế trong kỳ đ ược kế toán của đơn vị tính toán và ghi chép đúng giá trị. Để thực hiện đ ược mục tiêu kiểm toán này, KTV có thể sử dụng một số kỹ thuật chủ yếu sau: Tiến hành tính toán lại để kiểm tra độ chính xác về số học của các phép tính mà đơn vị đã thực hiện, thực hiện quá trình phân tích nhằm xem xét các khả năng nhầm lẫn có thể có trong quá trình tính toán... e, Sự phân loại và hạch toán: - 10 -
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ + Tính đầy đủ : Theo mục tiêu kiểm toán này, KTV phải có bằng chứng để chứng minh rằng mọi nghiệp vụ, tài sản, công nợ...đều được ghi chép và phản ánh đầy đủ trên BCTC. Để thực hiện mục tiêu này KTV cần phải thực hiện nhiều thủ tục kiểm toán kết hợp: Tiến hành kiểm tra các thủ tục kiểm soát nội bộ đơn vị áp dụng để đảm bảo các nghiệp vụ phát sinh được ghi chép đầy đủ; thực hiện các thủ tục phân tích và đánh giá nhằm xác định khả năng có thể bỏ sót các nghiệp vụ tại đơn vị; tiến hành đối chiếu só liệu giữa các chứng từ kế toán và số liệu trên các sổ kế toán có liên quan; kiểm tra các khoản mục có liên quan để loại bỏ khả năng nghiệp vụ được phản ánh vào các khoản mục này và do vậy sẽ ảnh hưởng đ ến tính đầy đủ; trong một số trường hợp KTV có thể kết hợp với quá trình kiểm tra vật chất để xem xét tính đầy đủ của các nghiệp vụ, tài sản, công nợ đã đ ược ghi nhận... + Tính đúng đắn: Để thực hiện mục tiêu này, trước hết KTV phải kiểm tra lại chính sách phân loại của đơn vị với các khoản mục tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản doanh thu, chi phí. Có thể tiến hành chọn mẫu để kiểm tra việc phân loại đối với một số khoản mục cụ thể. Để đảm bảo các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán, KTV có thể thực hiện một số thử nghiệm sau: • Kiểm tra lại sơ đồ hạch toán của đơn vị đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đánh giá sự phù hợp và nhất quán của sơ đồ hạch toán này các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. • Kiểm tra lại quá trình hạch toán các sự kiện và các nghiệp vụ nhằm đảm bảo chúng được thực hiện đúng sơ đồ hạch toán đã quy định. • Kiểm tra các khoản mục và bộ phận có liên quan nhằm đảm bảo các sự kiện và nghiệp vụ không bị hạch toán nhầm lẫn sang các bộ phận và khoản mục này. + Tính đúng kỳ: Các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế này cũng được phản ánh đúng kỳ mà chúng phát sinh và đủ điều kiện được ghi nhận. - 11 -
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ Tiến hành đối chiếu ngày tháng của các chứng từ chứng minh cho sự phát sinh của các nghiệp vụ và ngày tháng ghi sổ kế toán các nghiệp vụ của đơn vị, thủ nghiệm này có thể được thực hiện cho các nghiệp vụ và sự kiện phát sinh vào cuối kỳ kế toán và đầu kỳ kế toán theo nhằm đảm bảo cho các nghiệp vụ được ghi chep đúng kỳ phát sinh. Mục tiêu kiểm toán việc ghi chép đúng kỳ đối với các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế phát sinh được đặt biệt quan tâm trong quá trình kiểm toán các khoản doanh thu và các khoản chi phí. f, Tổng hợp và công bố: Mục tiêu này đòi hỏi, KTV phải có đầy đủ bằng chứng kiểm toán nhằm đảm bảo các khoản mục tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản chi phí, doanh thu...được đơn vị phân loại một cách đúng đắn; các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán; số liệu cộng dồn trên các tài khoản và sổ kế toán phải được tính toán một cách chính xác, việc luân chuyển số liệu giữa các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp đảm bảo không có sai sót; các chỉ định, trình bày và công bố theo đúng yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. + Cộng dồn (Tổng hợp): Số liệu trên BCTC của một khoản mục thường bao gồm nhiều đối tượng chi tiết. Đồng thời số dư của mỗi loại tài khoản lại bao gồm nhiều biến động của nhiều nghiệp vụ tạo thành. VÌ vậy, trước khi kiểm tra sự chính xác của từng đối tượng chi tiết, từng khoản mục phải kiểm tra quá trình tổng cộng, lũy kế (cộng dồn). Số liệu trên BCTC cũng phải phản ánh chính xác số liệu trên sổ kế toán, bao gồm sổ cái và các sổ chi tiết. KTV cũng cần kiểm tra để đảm bảo số liệu trên báo cáo thống nhất với số liệu trên các loại sổ kế toán. + Trình bày, công bố: Cuối cùng, để đảm bảo các chỉ tiêu, bộ phận và khoản mục trên BCTC phải được đơn vị xác định, trình bày, công bố theo đúng yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, KTV có thể thực hiện một s ố thủ tục kiểm toán sau: - 12 -
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ • Kiểm tra lại chính sách của đơn vị trong việc xác định các chỉ tiêu bộ phận của BCTC trên cơ sở số liệu trên các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết. Đánh giá tính hợp lý và đúng đắn của các chính sách này so với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. • Kiểm tra quá trình tính toán xác định các chỉ tiêu bộ phận của BCTC mà đơn vị đã thực hiện nhằm đảm bảo tuân thủ các chính sách đã quy định. • Trong trường hợp cần thiết xác định lại các chỉ tiêu bộ phận của BCTC để đối chiếu với các số liệu của đơn vị.... Như vậy, cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán chung có mối quan hệ với nhau. Mục tiêu kiểm toán thường được xác định dựa trên cơ sở dẫn liệu của các chỉ tiêu và bộ phận cấu thành trên BCTC. Các bộ phận cấu thành khác nhau trong mục tiêu kiểm toán tổng quát là giống nhau đối với mọi bộ phận cấu thành. Cơ sở dẫn liệu của các chỉ tiêu, bộ phận cấu thành trên BCTC lại ảnh hưởng đến các mục tiêu kiểm toán cụ thể cuả các bộ phận này. Khi tiến hành kiểm toán các chỉ tiêu bộ phận khác nhau trên BCTC KTV phải xác định mục tiêu kiểm toán cụ thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng chỉ tiêu bộ phận này. Mặt khác, tại từng đơn vị cụ thể khả năng sai phạm tại các chỉ tiêu bộ phận cũng sẽ liên quan đến các khía cạnh khác nhau tùy thuộc vào khả năng rủi ro tiềm tàng, khả năng kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ.. Vì vậy, KTV cũng cần lưu ý rằng khi tiến hành kiểm toán tại các đơn vị khác nhau thì mục tiêu kiểm toán được xác định cho từng bộ phận và các khoản mục cụ thể cũng khác nhau. Ví dụ: Khi kiểm toán doanh thu bán hàng tại một đơn vị nếu KTV nghi ngờ khả năng doanh thu được báo cáo lớn hơn thực tế khi đó mục tiêu kiểm toán đ ảm bảo sự phát sinh của nghiệp vụ bán hàng sẽ được quan tâm và mục tiêu kiểm toán tính đầy đủ sẽ được loại bỏ và ngược lại. 4.2. Mục tiêu kiểm toán chi tiết theo các nghi ệp vụ và mục tiêu ki ểm toán liên quan tới số dư khoản mục/tài khoản : - 13 -
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ Việc xác định mục tiêu kiểm toán cho các nghiệp vụ và số d ư c ủa các tài khoản cũng có sự khác biết, cụ thể: a, Mục tiêu kiểm toán chi tiết theo các nghiệp vụ: - Mục tiêu kiểm toán chi tiết theo các loại nghiệp vụ mang đặc điểm chung của mục tiêu chung. Mục tiêu này cung cấp cho KTV cơ sở để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, đáng tin cậy về các loại nghiệp vụ liên quan trong những trường hợp cụ thể. Điểm khác biệt giữa mục tiêu kiểm toán chi tiết cho các loại nghiệp vụ - có liên quan chung tới các loại nghiệp vụ và mục tiêu kiểm toán chi tiết theo các nghiệp vụ - có liên quan tới các loại nghiệp vụ cụ thể. Mục tiêu kiểm toán liên quan tới các loại nghiệp vụ (chung) áp dụng cho các loại nghiệp vụ khác nhau. Mục tiêu kiểm toán liên quan tới các loại nghiệp vụ cụ thể áp dụng cho mỗi loại nghiệp vụ nhưng chúng được thiết kế cụ thể đối với các loại nghiệp vụ đó, chẳng hạn nghiệp vụ mua hàng. KTV có thể sử dụng 5 mục tiêu kiểm toán chung nêu trên áp dụng cho các loại nghiệp vụ khác nhau gồm: + Một là, xảy ra (Occurrence): Mục tiêu này xem xét các nghiệp vụ đã ghi chép trên sổ thực tế đã xảy ra. Ví dụ: Nghiệp vụ mua hàng ghi trên. Nhật ký mua hàng thực sự đã xảy ra (có căn cứ chứng minh về nghiệp vụ mua đã thực hiện). + Hai là, trọn vẹn (Completeness): Mục tiêu này xem xét tất cả các nghiệp vụ đã xảy ra đều được ghi chép đầy đủ trên sổ kế toán. Ví dụ: hoạt động mua hàng đã xảy ra trong kỳ phải đ ược ghi đ ầy đ ủ trên s ổ Nhật ký mua hàng. Ngược lại, nếu không ghi chép đủ thì sai phạm này ảnh hưởng tới mục tiêu đầy đủ. + Ba là, chính xác (Accuracy): Mục tiêu này xem xét chính xác của thông tin v ề các nghiệp vụ kế toán. Ví dụ: kế toán có thể nhân và tính tổng số tiền phải trả người bán sai - ảnh hưởng tới mục tiêu chính xác. Mục tiêu này là một phần trong việc chứng thực cơ sở dẫn liệu đánh giá và phân bổ (Valuation and Allocation). - 14 -
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ + Bốn là, phân loại (Classification): Mục tiêu này kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán được phân loại đúng không. Ví dụ: trong nghiệp vụ mua bán, kế toán ghi chép mua chịu thành mua thanh toán trực tiếp bằng tiền. Mục tiêu này là một phần trong việc chứng thực cơ s ở dẫn liệu đánh giá và phân bổ. + Năm là, đúng kỳ (Timing): Mục tiêu này kiểm tra các nghiệp vụ được ghi chép đúng ngày hay không. Vi phạm mục tiêu này xảy ra trong trường hợp nghiệp vụ không được ghi chép đúng ngày nghiệp vụ xảy ra. Mục tiêu này là một phần trong việc chứng thực cơ sở dẫn liệu đánh giá và phân bổ. + Sáu là, tổng hợp và chuyển sổ (Posting and Summarization): Mục tiêu này xem xét các nghiệp vụ được ghi chép đã được thể hiện trong các sổ chi tiết, được tổng hợp đúng chưa. Mục tiêu này xem xét tính chính xác trong việc chuyển số liệu từ các nghiệp vụ được ghi chép trên nhật ký chuyển vào các sổ phụ và sổ cái. - Ví dụ về mục tiêu kiểm toán theo các loại nghiệp vụ và chi tiết cho ghiệp v ụ cụ thể (nghiệp vụ mua hàng): Mục tiêu kiểm toán chi Mục tiêu kiểm toán liên Cơ sở dẫn liệu tiết theo các loại nghiệp quan tới nghiệp vụ mua vụ hàng Nghiệp vụ mua hàng trên Tồn tại và xảy ra Xảy ra sổ xảy ra Các nghiệp vụ mua hàng Trọn vẹn Trọn vẹn tồn tại được ghi sổ đủ Đánh giá và phân bổ Nghiệp vụ mua hàng Chính xác được tính toán và ghi chính xác số tiền Nghiệp vụ mua hàng Phân loại được phân loại đúng Nghiệp vụ mua hàng Đúng kỳ được ghi chép đúng ngày - 15 -
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ Tổng hợp và chuyển sổ Nghiệp vụ mua hàng được tổng hợp đúng trong sổ chi tiết và được chuyển sổ đúng b, Mục tiêu kiểm toán liên quan tới số dư khoản mục/tài khoản - Tương tự như mục tiêu kiểm toán liên quan đến các loại nghiệp vụ, mục tiêu kiểm toán liên quan tới số dư khoản mục/tài khoản dựa theo cơ sở dẫn liệu chúng cung cấp cho KTV cơ sở để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, đáng tin cậy. - Có thể phân biệt mục tiêu kiểm toán liên quan đến số dư tài khoản và mục tiêu kiểm toán liên quan tới nghiệp vụ ở chỗ: mục tiêu kiểm toán liên quan tới số dư khoản mục được áp dụng cho số dư khoản mục/tài khoản, có nhiều mục tiêu cho số dư tài khoản hơn số lượng mục tiêu kiểm toán cho nghiệp vụ. Đa số các mục tiêu kiểm toán liên quan tới số dư tài khoản áp dụng cho các tài khoản/khoản mục cụ thể trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, các mục tiêu này có thể áp dụng cho một số tài khoản trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Sử dụng các mục tiêu kiểm toán liên quan tới số dư làm cơ sở cho việc tìm kiếm bằng chứng kiểm toán. Dựa trên cơ sở đó, KTV thu thập bằng chứng đ ể kiểm tra chi tiết, chúng hỗ trợ kiểm tra số dư tài khoản hơn kiểm tra trực tiếp số dư tài khoản ấy. Các mục tiêu kiểm toán liên quan tới số dư tài khoản gồm: + Một là, tồn tại (Existence): Mục tiêu này xem xét số ti ền trên báo cáo tài chính phải tồn tại thực tế. Ví dụ: Phải thu khách hàng trên bảng cân đối kế toán có số dư là 300.000.000 VNĐ. Nếu không có khoản thu nào thực tế tồn tại có nghĩa là vi phạm mục tiêu này. + Hai là, trọn vẹn: Mục tiêu này xem xét tất cả số tiền phải được ghi nhận đủ trên thực tế hay không. - 16 -
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ Ví dụ: Phải thu khách hàng có số dư là 300.000.000 VNĐ trên bảng cân đối kế toán. Nếu thực tế, số tiền phải thu hàng vào cuối kỳ là 320.000.000 VNĐ thay vì số trên tức là đã vi phạm mục tiêu này. + Ba là, đúng kỳ (Cutoff): Mục tiêu này xem xét các nghiệp vụ phát sinh gần ngày lập bảng cân đối kế toán có được kế toán ghi chép đúng kỳ kế toán không. Mục tiêu này dường như là mục tiêu kiểm toán liên quan tới nghiệp vụ. Mặc dù vậy, mục tiêu này thường được xem là một phần trong kiểm tra cả số dư tài khoản và nghiệp vụ có liên quan (thông thường KTV sử dụng mục tiêu này cho số dư khoản mục). + Bốn là, chính xác: Mục tiêu này có liên quan tới số tiền thực tế trình bày trên báo cáo tài chính đảm bảo được tính toán vào tuyệt đối chính xác (số học). + Năm là, phân loại: Mục tiêu này liên quan tới việc xác định những khoản mục có trình bày đứng trên các khoản hay không. Ví dụ: nếu sai phạm trong phân loại từ một khoản phải trả người bán vào mục nợ dài hạn thi vi phạm mục tiêu này. + Sáu là, giá trị có thể thực hiện (Realizable Value): Mục tiêu này liên quan tới một số dư tài khoản đã được ghi giảm từ giá phí lịch sử tới giá trị thuần có th ể thực hiện được. Ví dụ: nếu hàng tồn kho vẫn ghi nhận và trình bày theo giá mua ban đầu trong khi thực tế, giá của hàng mua đã bị giảm so với giá mua 10% nghĩa là vi phạm mục tiêu này. + Bảy là, quyền và nghĩa vụ: Mục tiêu này gắn liền với mục tiêu tồn tại. Theo đó, tài sản phải thuộc sở hữu của công ty trong khi nợ phải trả phản ánh đúng nghĩa vụ của công ty. + Tám là, trình bày và công bố: KTV kiểm tra để chắc chắn là số dư các khoản mục thông tin có liên quan được xây dựng đúng trên báo cáo tài chính, thuy ết minh đúng trên Thuyết minh báo cáo tài chính. - 17 -
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ + Chín là, sự khớp đúng (Detail Tie-In): Mục tiêu này xem xét sự khớp đúng của số chi tiết trên tài khoản với số tiền tổng cộng trên sổ kế toán liên quan, khớp đúng với tổng cộng số tiền trên tài khoản, với tổng tiền trên Sổ cái tài khoản. - Sau khi xây dựng mục tiêu kiểm toán liên quan tới số du tài khoản (chung), KTV có thể phát triển mục tiêu kiểm toán liên quan tới số dư tài khoản cụ thể. Mỗi mục tiêu kiểm toán liên quan tới số dư tài khoản (chung) có ít nhất một mục tiêu kiểm toán cho tài khoản cụ thể trừ khi KTV tin rằng mục tiêu kiểm toán liên quan tới số dư tài khoản (chung) không liên quan hoặc không quan trọng trong tình huống cụ thể. Thông thường, số lượng mục tiêu kiểm toán liên quan tới số dư tài khoản cụ thể sẽ nhiều hơn số lượng mục tiêu kiểm toán liên quan tới số dư tài khoản chung. - Bảng Mục tiêu kiểm toán theo các loại nghiệp vụ và chi tiết cho nghiệp vụ cụ thể (nghiệp vụ hàng tồn kho) - 18 -
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ Mục tiêu kiểm Mục tiêu kiểm toán liên quan tới số dư tài khoản Cơ sở dẫn toán chi tiết theo cụ thể liệu số dư (chung) Tồn tại và Tất cả số dư hàng tồn kho chi tiết ghi trên sổ đều Tồn tại xảy ra tồn tại vào ngày lập Bảng cân đối kế toán Tất cả số dư hàng tồn kho chi tiết đang tồn tại Trọn vẹn Trọn vẹn đều được ghi và trình bày trên sổ đủ Số lượng hàng tồn kho trên sổ khớp với kết quả kiểm kê Giá sử dụng đánh giá hàng tồn kho là đúng. Chính xác Đơn giá nhân với số lượng được tính đúng và chi tiết được tính đúng Hàng tồn kho được phân loại đúng theo mỗi loại Phân loại Đánh giá và hàng tồn kho cụ thể phân bổ Nghiệp vụ mua hàng vào cuối năm được ghi đúng Đúng kỳ Sự khớp đúng Tổng cộng giá trị hàng tồn kho khớp với số dư tài khoản hàng tồn kho trên Sổ Cái Giá trị có thể thực Hàng tồn kho được ghi giảm xuống giá trị thuần hiện có thể thực hiện được Quyền và Quyền và Nghĩa Công ty thực hiện đánh mã cho tất cả hàng tồn Nghĩa vụ vụ kho trong danh mục Những nhóm hàng chính và cơ sở cho đánh giá Trình bày và Công hàng tồn kho được công bố Trình bày và Công bố bố Hàng tồn kho nhận cầm cố hoặc chứng từ chuyển nhượng hàng được công bố II. CÁC CƠ SỞ DẪN LIỆU TRONG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN CƠ BẢN VÀ TUÂN THỦ - 19 -
- Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán BCTC. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản và tuân thủ Trong kiểm toán tài chính, tùy thuộc vào các phương pháp thu thập bằng chứng khác nhau (phương pháp tuân thủ và phưong pháp cơ bản) sẽ có nhóm các cơ sở dẫn liệu khác nhau. 1. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán tuân thủ Khi thu thập bằng chứng theo phương pháp tuân thủ, kiểm toán có các cơ s ở dẫn liệu sau đây: - Sự hiện diện: Qui chế kiểm soát hiện có. - Tính hữu hiệu: Qui chế kiểm soát đang hoạt động có hiệu lực. - Tính liên tục: Các qui chế kiểm soát hoạt động liên tục trong kỳ của báo tài chính đã lập. 2. Các cơ sở dẫn liệu trong phương pháp kiểm toán cơ bản Khi thu thập bằng chứng kiểm toán theo phương pháp cơ bản, các cơ sở d ẫn liệu được phân ra làm năm nhóm sau đây: Sự hiện hữu hoặc phát sinh: - Mục tiêu kiểm toán liên quan tới cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu hoặc phát sinh là nhằm thu thập các bằng chứng để khảng định rằng các tài sản, công nợ, và vốn chủ sở hữu thực sự tồn tại và các nghiệp vụ doanh thu, chi phí đã thực sự phát sinh. Do đó, kiểm toán viên có thể phải kiểm kê tiền và hàng tồn kho hoặc tài sản khác, lấy xác nhận các khoản phải thu, và thực hiện các thủ tục khác đ ể thu thập các bằng chứng liên quan tới các mục tiêu cụ thể nhằm xác định xem liệu tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu và các tài sản khác có thực hiện đang tồn tại hay không. - Tính trọn vẹn (tính đầy đủ): Mục tiêu kiểm toán liên quan tới các cơ sở dẫn liệu và tính tr ọn v ẹn thu th ập các bằng chứng nhằm khẳng định tất cả các nghiệp vụ và các khoản mục cần được trình bày trên báo cáo tài chính thì đã được trình bày đầy đủ. Chẳng hạn, mục tiêu của kiểm toán viên là thu thập bằng chứng kiểm toán để xác định xem liệu tất - 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Tìm hiểu khai thác SQL Server và sử dụng nó để giải quyết bài toán quản lý dân cư
84 p | 492 | 260
-
Luận văn tốt nghiệp: Tìm hiểu SQL Server và sử dụng nó để giải quyết bài toán quản lý dân cư
84 p | 385 | 172
-
LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS CỦA ESRI VÀ MÔ HÌNH DỮ LIỆU DAN-VAND TRONG LĨNH VỰC CẤP NƯỚC SẠCH
112 p | 267 | 97
-
LUẬN VĂN: Một số vấn đề về công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng ở Thành phố Hà nội
70 p | 213 | 79
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính: Nghiên cứu giải pháp công nghệ phân tán dữ liệu và ứng dụng quản lý nhân sự phân tán trong cơ quan nhà nước Lào
27 p | 346 | 68
-
LUẬN VĂN:Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình-
107 p | 212 | 56
-
Luận văn tốt nghiệp về 'Tìm hiểu khai thác SQL Server và sử dụng nó để giải quyết bài toán quản lý dân cư'
85 p | 197 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học: Tang ma của người Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
115 p | 131 | 20
-
LUẬN VĂN:Chính sách kinh tế mới của Lênin và sự vận dụng nó ở Việt
46 p | 117 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Dược học: Đánh giá thông tin về liều dùng và hiệu chỉnh liều trong các cơ sở dữ liệu thực hành tra cứu thông tin thuốc tại Việt Nam
66 p | 80 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá thông tin về liều dùng và hiệu chỉnh liều trong các cơ sở dữ liệu thực hành tra cứu thông tin thuốc tại Việt Nam
66 p | 115 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
114 p | 43 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học: Lịch và nông lịch của người Thái Đen ở Sơn La
151 p | 39 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Vật liệu và linh kiện nano: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu chuyển tiếp dị chất khối cấu trúc nano trên cơ sở ống carbon nano (CNTS) và polymer dẫn, ứng dụng chế tạo pin mặt trời hữu cơ
66 p | 57 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Truy vấn cơ sở dữ liệu hướng đối tượng sử dụng biểu thức đường dẫn
65 p | 23 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu tần suất các alen của 15 locus gen hệ Identifiler từ quần thể người dân tộc Nùng ứng dụng trong giám định ADN
70 p | 32 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở dữ liệu và ứng dụng trong bài toán quản lý dân cư
89 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn