intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học: Lịch và nông lịch của người Thái Đen ở Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:151

41
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu nguồn tài liệu để nêu lên những cơ sở của việc làm lịch nói chung và của Việt Nam nói riêng, từ đó áp dụng và so sánh với lịch Thái để thấy được cơ sở của việc làm lịch này, thấy được mối liên hệ giữa lịch Âm - dương Việt Nam với lịch Thái và phần nào hé mở được nguồn gốc lịch của người Thái. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học: Lịch và nông lịch của người Thái Đen ở Sơn La

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNGĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM NGỌC HÀ LỊCH VÀ NÔNG LỊCH CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN Ở SƠN LA Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 60 22 70 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Sỹ Giáo Hà Nội - 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Lịch và nông lịch của người Thái Đen ở Sơn La” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, từ kết quả điền dã dân tộc học của bản thân và có tham khảo các tài liệu khác đã được trích dẫn đầy đủ. Hà Nội, tháng 09 năm 2015 Tác giả Phạm Ngọc Hà
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Nhân học, Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, đặc biệt là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Sỹ Giáo, người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản để tôi hoàn thiện luận văn này. Trong quá trình điền dã ở Sơn La, ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình tôi đã nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các ông Cà Văn Chung (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La), nhà thơ Vương Trung (nay đã mất), ông Lò Văn Lả - Nguyên là cán bộ Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Sơn La, ông Khà Văn Tiến - Nguyên Trưởng phòng văn hóa huyện Mai Châu, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các ông, các bác. Tôi cũng xin cảm ơn bà con người Thái Đen bản Cọ, bản Bó phường Chiềng An, thành phố Sơn La, bà con người Thái Trắng xã Mai Hạ, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã cho tôi những tư liệu cổ và hiểu biết thực tế để hoàn thành bản luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình ông, bà Cà Văn Chung – Hà Thị Bông đã tạo điều kiện cho tôi cả về vật chất và tinh thần vô cùng quan trọng trong thời gian tôi tiến hành nghiên cứu thực địa tại địa phương. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè của tôi – những người đã tạo điều kiện và động viên tôi rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Hà Nội, tháng 9 / 2015 Học viên thực hiện Phạm Ngọc Hà
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ..................................................................................................................1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................4 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6 4. Nguồn tài liệu của luận văn .......................................................................................6 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................7 CHƢƠNG I. ĐẠI CƢƠNG VỀ LỊCH...................................................................18 1.1. Khái niệm lịch và nguồn gốc của lịch ................................................................18 1.2. Những cơ sở của việc làm lịch ...........................................................................21 1.2.1. Cơ sở thiên văn của việc làm lịch và các đơn vị lịch ......................................21 1.2.2. Cơ sở thực tế của việc làm lịch .......................................................................28 1.2.3. Cơ sở tính toán Âm - Dương lịch Việt Nam ...................................................32 1.3. Phân loại lịch ......................................................................................................36 CHƢƠNG 2. LỊCH VÀ KẾT CẤU LỊCH CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN ...............39 2.1. Sơ lược giới thiệu về tộc người Thái ở Việt Nam..............................................39 2.2. Cơ sở của việc làm lịch Thái ..............................................................................45 2.2.1. Yếu tố nhân sinh quan, tôn giáo, tín ngưỡng và ngũ hành trong việc hình thành nên lịch Thái ....................................................................................................47 2.2.2. Cách tính lịch cổ xưa của người Thái .............................................................52 2.2.3. Lịch theo Mặt trăng .........................................................................................54 2.2.4. Lịch theo hệ đếm Can, Chi..............................................................................59 2.3. Kết cấu của lịch Thái..........................................................................................64 2.3.1. Giờ (Chơ) ........................................................................................................64 2.3.2. Ngày ................................................................................................................66 2.3.3. Tháng...............................................................................................................68 1
  5. 2.3.4. Năm .................................................................................................................70 CHƢƠNG 3. CÁCH TÍCH LỊCH VÀ SỬ DỤNG LỊCH CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN ..........................................................................................................................72 3.1. Một số nguyên tắc để ứng dụng lịch ..................................................................72 3.2. Cách tính lịch và sử dụng lịch của người Thái Đen ...........................................74 3.2.1. Xem lịch để làm nhà mới ................................................................................74 3.2.2. Xem tuổi để lấy vợ, gả chồng .........................................................................79 3.2.3. Cách tính lịch theo ngày vào một số công việc khác ......................................80 3.2.4. Một số cách tính ngày cho những công việc khác ..........................................85 3.2.5. Cách xem số phận con người ..........................................................................88 3.2.5.1. Tính theo giờ, ngày, tháng, năm sinh ...........................................................88 3.2.5.2. Xem năm, tháng, ngày, giờ theo giả thiết định sẵn ......................................88 3.2.5.3. Phỏng đoán số phận con người qua trọng lượng theo ngày, tháng, năm sinh ............................................................................................................................89 3.2.5.4. Xem cẩu cong hõng phữm ...........................................................................90 CHƢƠNG 4. LỊCH VÀ NÔNG LỊCH CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN Ở SƠN LA HIỆN NAY ...............................................................................................................92 4.1. Lịch và nông lịch truyền thống ..........................................................................92 4.1.1. Sử dụng lịch truyền thống ...............................................................................92 4.1.2. Lịch và cách sử dụng lịch của người Thái hiện nay........................................94 4.2. Sức sống của nông lịch Thái ..............................................................................95 4.2.1. Nông lịch truyền thống của người Thái ở Sơn La ..........................................96 4.2.2. Nông lịch của người Thái hiện nay ...............................................................107 CHƢƠNG 5. LỊCH VÀ NÔNG LỊCH CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN TRONG SỰ SO SÁNH VỚI LỊCH VÀ NÔNG LỊCH CỦA NGƢỜI THÁI TRẮNG Ở MAI CHÂU, HÒA BÌNH ...............................................................................................110 5.1. Người Thái ở Mai Châu, Hòa Bình ..................................................................110 5.2. Lịch và cách tính lịch của người Thái Mai Châu .............................................112 5.2.1. Lịch theo hệ đếm Can – Chi..........................................................................112 2
  6. 5.2.2. Lịch theo sao Đoi và Mặt Trăng ...................................................................114 5.3. Các đơn vị trong lịch của người Thái Trắng Mai Châu ...................................114 5.3.1. Giờ (Chờ) ......................................................................................................114 5.3.2. Ngày (Mự) .....................................................................................................115 5.3.3.Tháng (Bơn) ...................................................................................................116 5.3.4. Năm (Pi) ........................................................................................................117 5.4. Cách sử dụng lịch trong đời sống hàng ngày ...................................................118 5.4.1. Phương pháp tính ngày tốt xấu theo lịch Cẩu Coong – Háp Hạng – Tsảng Moong .....................................................................................................................118 5.4.2. Lịch Háp hạng (Ấn định các ngày dở dang ở các tháng trong năm) .................119 5.4.3. Cách tính tuổi lấy vợ, lấy chồng (Lịch tsảng moong) ...................................120 5.4.4. Xem lịch làm nhà mới ...................................................................................120 5.4.5. Xem lịch bằng bảng “Ta – u” ........................................................................121 5.5. Nông lịch của người Thái Mai Châu ................................................................122 5.6. So sánh lịch của người Thái Đen và Thái Trắng .............................................122 KẾT LUẬN ............................................................................................................126 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa, con người sống trên trái đất đã nhận thức được thời gian qua sự vận động của các thiên thể, đó là bộ máy đồng hồ thiên nhiên. Cơ thể con người ngay từ khi sinh ra đã thích ứng với hệ thống thời gian thiên nhiên ấy một cách kì diệu. Với tiếng khóc chào đời, con người bắt đầu một chu trình sống như một đồng hồ không cần lên giây lại nữa. Cho nên người ta đã nói tới hệ thống thời gian của con người. Các sinh vật trên Trái đất đều có một hệ thống thời gian thích ứng như vậy. Cây cỏ, súc vật đều phát triển đúng vào một mùa riêng của mỗi loài giống như một chiếc đồng hồ báo thức, đúng đến ngày đó nó mới xuất hiện. Các mùa là nhịp điệu thiên nhiên và của cuộc sống. Sau khi nhận thức được ngày, tháng thì con người nhận thức được năm qua các mùa. Lịch của con người phải chỉ được các mùa, trong cuộc sống phải biết ngày này là mùa nào, bao giờ thì hết mùa nóng, còn bao nhiêu ngày nữa thì đến mùa lạnh, bao giờ đến mùa gieo cấy, bao giờ đến mùa gặt. Có như vậy mới dự kiến được kế hoạch sản xuất và đời sống. Ngày xưa, người ta chỉ quan tâm đến lịch vào những ngày đặc biệt như cưới hỏi, cúng giỗ, làm nhà…Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại khi khoa học, kĩ thuật đã phát triển thì các phương tiện tính thời gian đã trở nên phổ biến, người ta không chỉ xem thời gian trên đồng hồ, các loại lịch khác nhau như lịch quyển, lịch block, lịch treo tường mà một loại phương tiện khác rất hiện đại là điện thoại di động còn cho chúng ta biết được cả giờ, ngày, tháng và năm. Vì vậy, trong cuộc sống ngày nay, đồng hồ, cuốn lịch, điện thoại là cần thiết cho mọi hoạt động xã hội. Ở Việt Nam, nhiều loại lịch khác nhau đều đang được dùng như Dương lịch (lịch Công giáo, lịch Dương, Tây lịch), Âm – Dương lịch, lịch khí tiết. Việt Nam cũng là một quốc gia dân tộc với 54 tộc người nên bên cạnh việc dùng một loại lịch chung Dương lịch thì nhiều tộc người lại sử dụng thêm cả lịch riêng của mình. Người Thái không chỉ là một tộc người chiếm số đông ở Tây Bắc Việt Nam mà còn sinh sống rất đông ở Đông Nam Á và Vân Nam, Trung Quốc. Chúng ta đã biết đến người Thái qua các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể khác nhau như ngôi nhà sàn, trang phục nữ, các món ăn trong đời sống hàng ngày, múa xòe và các 4
  8. lễ hội truyền thống. Những giá trị đó đã trở nên quen thuộc mà mỗi khi nhắc tới chúng ta đều nghĩ ngay tới văn hóa Thái. Nhưng có những giá trị văn hóa của người Thái mà chúng ta chưa biết, cũng chưa được nghiên cứu chuyên sâu hoặc chưa được biết đến ở mức độ phổ thông nhất. Một trong những thành tựu văn hóa ấy là lịch của người Thái. Lịch pháp là một sản phẩm sáng tạo loài người. Lịch của người Thái cũng vậy, nó là một trong những thành tựu văn hóa độc đáo mà cùng với những giá trị văn hóa khác làm nên bản sắc của một tộc người. Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thì người Thái có lịch và cách tính lịch khác với người Kinh (Việt). Lịch của người Thái đã ra đời từ rất lâu và tồn tại cho đến nay, đã trải qua nhiều năm nhưng nó vẫn có sức sống mãnh liệt trong đời sống của đồng bào. Ngày nay, lịch Thái không những được phục hồi mà còn được đồng bào đón nhận và sử dụng cùng với Dương lịch, Âm – Dương lịch như một loại lịch chính trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt thường ngày. Khảo sát và nghiên cứu về lịch của người Thái – một giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc không chỉ để thấy được nguồn gốc, cơ sở và kết cấu của lịch Thái mà còn thấy được sức sáng tạo hết sức thông minh và tài tình của cộng đồng người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Đó là lý do để cho tôi lựa chọn đề tài “Lịch và nông lịch của ngƣời Thái Đen ở Sơn La” cho luận văn này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn của tôi tập trung giải quyết các vấn đề sau: a. Khảo cứu các nguồn tài liệu để nêu lên những cơ sở của việc làm lịch nói chung và của Việt Nam nói riêng, từ đó áp dụng và so sánh với lịch Thái để thấy được cơ sở của việc làm lịch này, thấy được mối liên hệ giữa lịch Âm - dương Việt Nam với lịch Thái và phần nào hé mở được nguồn gốc lịch của người Thái. b. Mô tả để thấy được kết cấu của lịch Thái, các hệ thống đo thời gian và đơn vị đo thời gian trong lịch Thái so sánh với lịch Dương, Âm - Dương Việt Nam. Cách tính lịch và áp dụng lịch trong các công việc thường ngày. 5
  9. c. Tìm hiểu cách dùng lịch và sử dụng nông lịch trong sản xuất nông nghiệp trước kia và hiện nay như thế nào để thấy vai trò của lịch Thái trong đời sống cộng đồng người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. d. Nghiên cứu làm sáng tỏ được sức sống của lịch Thái trong sự tác động của môi trường kinh tế - xã hội, của sự giao thoa và tiếp biến văn hóa. Tìm hiểu lịch của người Thái Trắng ở Mai Châu, Hòa Bình để so sánh lịch của người Thái Đen và Thái Trắng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến lịch của gười Thái Đen (cụ thể là người Thái Đen tại tỉnh Sơn La). - Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến lịch và nông lịch của người Thái Đen ở Sơn La. Một phần của phạm vi nghiên cứu đã được nói ở phần mục tiêu nghiên cứu của luận văn. - Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm mang đến cho bạn đọc những nét cơ bản nhất về lịch của người Thái Đen vùng Tây Bắc Việt Nam. Vì vậy, địa bàn nghiên cứu thực địa sẽ được tiến hành tại nơi được coi là quê hương của lịch Thái – tỉnh Sơn La. Cụ thể là: bản Bó và bản Cọ, phường Chiềng An, thành phố Sơn La. Đây là vùng có nhiều người Thái Đen sinh sống và là nơi còn lưu giữ được nhiều tài liệu cổ bằng chữ Thái về lịch. Tôi cũng tiến hành nghiên cứu thêm tại một số huyện như Thuận Châu, Mường La, đó là những huyện mà lịch Thái vẫn còn lưu giữ khá đậm nét trong cộng đồng tộc người. Để so sánh sự giống và khác nhau giữa lịch của hai nhóm Thái Đen và Thái Trắng, tôi nghiên cứu lịch của người Thái tỉnh Hòa Bình, cụ thể là tại bản Lác, thị trấn Mai Châu và xã Mai Hạ, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. 4. Nguồn tài liệu của luận văn Gồm tài liệu thư tịch và tài liệu điền dã dân tộc học. Nguồn tài liệu thư tịch là các tác phẩm đã được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng Thái dịch ra tiếng Việt của một số cá nhân am hiểu lịch Thái. 6
  10. Nguồn tài liệu thứ hai và quan trọng nhất trong nghiên cứu này là những tư liệu và tài liệu điền dã dân tộc học được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu tại tỉnh Sơn La, tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5.1. Những nghiên cứu chung về lịch Việt Nam Mỗi sự kiện, biến cố xẩy ra trong tự nhiên xã hội đều diễn ra trong không gian, thời gian nhất định và việc ghi chép thời gian đã là nhu cầu của con người từ rất xa xưa. Ngay từ thời khoa học kĩ thuật, thiên văn học và toán học chưa phát triển thì các cách tính lịch thô sơ nhất đã ra đời. Đến khi khoa học về lịch phát triển, ngành thiên văn trở nên thịnh hành trong giới khoa học thế giới thì các loại lịch ra đời và phát triển mạnh mẽ. Vì lịch là một trong những yếu tố có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến hoạt động kinh tế, văn hóa và cuộc sống của con người nên có rất nhiều công trình khác nhau nghiên cứu về nó. Việc nghiên cứu về lịch ở nước ta tuy có muộn hơn so với các nước khác nhưng nó cũng đã được nhiều người, nhiều ngành quan tâm dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi khác nhau. Đó là nguồn tư liệu quý cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan về lịch nói chung cũng như những đặc điểm của lịch, cở sở của việc làm lịch và sự phát triển của lịch nói chung. Việc nghiên cứu về lịch Việt Nam vào thời cổ đại và phong kiến rất khó khăn vì tài liệu rất hiếm, thậm chí còn không có sách nào ghi đến lịch pháp. Ngoài một vài tên lịch dùng trong các triều đại phong kiến Trung Quốc thì các sử gia xưa không hề hé lộ về lịch pháp, kể cả các nhà đại nho tinh thông toán học như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú...Điều này cũng dễ hiểu bởi vì trong thời phong kiến lịch pháp là một bí mật gia truyền, chức lịch quan thường là thế tập, ví như nước ta dưới triều Nguyễn, ông Hoàng Thiện là người nhậm chức làm lịch cuối cùng thì đã có tổ tiên mấy đời giữ chức ấy từ thời chúa Nguyễn. Nước ta thời xưa thì Nho học độc tôn mà Nho học thì lại không học toán, muốn học toán, học lịch thì cũng không có thầy, không trường và không sách. Lịch thư là một thứ cấm lưu truyền, thế cho nên các sứ thần nước ta thời xưa có mua được sách ấy ở Trung Quốc thì cũng phải giấu mang về. Hơn nữa, sử sách nước ta thời xưa rất ít ghi chép về lịch pháp. Các triều 7
  11. đại phong kiến nước ta về cơ bản đều dùng lịch của Trung Quốc. Coi lịch như thứ trời ban để cho dân làm nông vụ, cày cấy cho đúng lúc, cử hành tế lễ kị kì, nên chỉ có vua mới có quyền ban lịch. Hàng năm, vua làm lễ ban Sóc, tức là ban lịch cho thần dân. Cho đến nay, nghiên cứu về lịch pháp Việt Nam sớm nhất và công phu nhất có lẽ là các công trình nghiên cứu của giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Trên báo Khoa học năm 1942 – 1944, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã đăng ba bài nghiên cứu: “Đổi năm âm lịch và dương lịch”, “Đổi ngày Tây lịch và Can chi”, “Lịch và lịch đời Lê”. Sau khi sang định cư tại Paris, Pháp ông có tìm tài liệu và nghiên cứu thêm về lịch Việt Nam, đến năm 1982 ông đã tổng kết những bài nghiên cứu trên cùng những bài khác in trong “Lịch và lịch Việt Nam” trong Tập san Khoa học xã hội (Số đặc biệt) của Hội người Việt Nam tại Pháp. Đây là một trong những tác phẩm rất có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu lịch ở Việt Nam bởi vì lần đầu tiên trong cuốn sách này giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã dựa vào các âm tố “ngày, tháng, trăng” để đưa ra ý kiến rằng ngày xưa nước ta đã dùng âm lịch, đó là loại lịch mà tháng có 29 – 30 ngày. Bằng việc đối chiếu, so sánh và đưa ra các bảng đổi ngày giữa âm lịch và âm dương lịch ông đã đưa ra các điểm khác nhau giữa lịch ta và lịch Trung Quốc và khuyến khích mọi người dùng âm dương lịch cải tiến. Các công trình nghiên cứu của giáo sư Hoàng Xuân Hãn có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho việc nghiên cứu và soạn lịch pháp ở Việc Nam sau này, điển hình như Giáo sư Nguyễn Xiển, ông Lê Thành Lân là những người trực tiếp kế thừa những thành quả đó để nghiên cứu và soạn lịch cho nước ta. Lịch là một trong những phát minh vĩ đại của loài người nên việc ra đời của lịch dựa trên rất nhiều cơ sở khác nhau. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về lịch ở Việt Nam nói chung đều đề cập đến một trong những lĩnh vực quan trọng nhất đó là cơ sở ra đời của lịch mà cụ thể ở đây là cơ sở thiên văn. Trước hết, phải kể đến những công trình của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về lịch như “Lịch Việt Nam thế kỉ XX – XXI (1901 – 2100)” của tác giả Trần Tiến Bình và PGS.TS Lê Thành Lân với “Lịch hai thế kỉ (1802 – 2010) và các lịch vĩnh cửu”. Hai tác giả 8
  12. cùng là những người nghiên cứu về lịch của Việt Nam đều cho rằng thiên văn là cơ sở quan trọng của việc làm lịch và đã chỉ ra những cở sở thiên văn cơ bản nhất để làm nên lịch ngày nay. Cả hai tác giả cùng nói tới sự chuyển động biểu kiến của mặt trời, chuyển động của mặt trời và mặt trăng cùng với trái đất là những cơ sở quan trọng nhất để chỉ ra được các đơn vị thời gian lịch – đó là một phần quan trọng của lịch. Đơn vị cơ bản của lịch là: ngày – tháng – năm và các đơn vị của thời gian và lịch pháp được tính như thế nào cũng được các hai tác giả phân tích cặn kẽ. Đặc biệt, trong phần “Cơ sở tính toán lịch Việt Nam” tác giả Trần Tiến Bình đã cho chúng ta biết được trong từng thời kì lịch sử khác nhau, người Việt Nam đã dùng loại lịch nào, tác giả cũng nói đến một loại lịch của người Việt cổ mà cụ thể là lịch tre của người Mường còn tồn tại đến ngày nay, rất tiếc rằng tác giả đã không nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề này. Phần quan trọng nhất, tác giả đã nêu ra được quy tắc để tính toán lịch Âm - Dương Việt Nam là sự kết hợp giữa Âm lịch và Dương lịch. Dù ít hay nhiều nhưng hai cuốn sách trên cũng đã cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản nhất về cơ sở thiên văn của lịch pháp, đã chỉ ra được những điểm khác nhau giữa lịch Công giáo (lịch Dương) và Âm - Dương lịch Việt Nam. Đó là những kiến thức nền tảng để người nghiên cứu hiểu rõ hơn cơ sở làm lịch của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Mỗi con người Việt Nam ít nhiều đều biết đến Âm - Dương lịch mà chúng ta vẫn quen gọi là Âm lịch. Dù Âm - Dương lịch có được du nhập từ Trung Quốc nhưng lịch nước ta vẫn có điểm khác, vì hai nước ở hai múi giờ khác nhau và vì lịch nước ta phù hợp với môi trường, khí hậu Việt Nam. Vì vậy, các công trình nghiên cứu về Âm - Dương lịch Việt Nam và sự khác nhau giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc không phải là ít. “Lịch Âm Dương Việt Nam 1900 – 2010” của tác giả Nguyễn Văn Chung là một công trình khá đồ sộ, điều đặc biệt là công trình được hoàn thành khi tác giả đang bị bệnh nặng, những nỗ lực của tác giả đã mang đến cho độc giả một cái nhìn khá toàn diện về lịch sử dụng ở Việt Nam. “Âm Dương lịch Việt Nam” trọng tâm nghiên cứu về Cấu trúc và ứng dụng Lịch Âm Dương Việt Nam từ năm 1900 đến năm 2010 nhưng tác giả cũng đã giới thiệu sơ lược về lịch 9
  13. Dương, lịch Âm, lịch Âm - Dương để độc giả thấy được sự khác nhau giữa ba loại lịch này, đồng thời với việc nêu đặc điểm của các loại lịch tác giả cũng nêu lên ưu, nhược điểm của chúng. Riêng phần giới thiệu về lịch Âm - Dương, ông Nguyễn Văn Chung còn nêu lên các quy tắc để tính những năm có tháng nhuận trong lịch của nước ta, nó không chỉ có ý nghĩa đối với những người nghiên cứu về Âm - Dương lịch mà còn phù hợp để tính được các ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Nếu như hai tác giả Trần Tiến Bình và Lê Thành Lân đã nói đến cấu trúc đơn giản nhất của lịch Âm – Dương Việt Nam thì tác giả Nguyễn Văn Chung, ngoài việc đưa ra một cấu trúc đầy đủ nhất của lịch Âm - Dương như ngày âm, ngày dương, năm, tháng âm, tháng dương còn đưa ra hệ đếm Can Chi, nhị thập bát tú, 12 trực – đó là yếu tố không thể thiếu được trong cấu trúc của Âm - Dương lịch…để gọi tên các thời gian trong lịch. Điều đáng nói là trong phần này, tác giả không chỉ nêu lên một cách đơn thuần cấu trúc của lịch mà từ những đơn vị thời gian lịch ông đã tìm tòi và phát hiện được một số quy luật cổ Phương Đông gắn liền với các yếu tố thời gian đó, ông đã nêu lên được mối liên hệ giữa Cửu tinh năm, Hà Đồ và Lạc Thư…. Khi bàn về lịch, ngoài những vấn đề như cơ sở để làm lịch, cấu trúc, cách tính lịch trong sản xuất và sinh hoạt thì nó còn nảy sinh nhiều vấn đề khác như dùng loại lịch nào thì tốt, lịch nào cho phù hợp với từng loại công việc riêng. Nước ta nên dùng loại lịch nào và dùng như thế nào là đề tài tranh luận sôi nổi của các nhà khoa học mà đầu tiên là từ chính các nhà soạn lịch. Giáo sư Nguyễn Xiển với “Vì sao nên dùng Dương lịch”, “Tìm hiểu Âm lịch nước ta” của Nguyễn Mậu Tùng, rồi “Lịch và thời gian” của Nha khí tượng Việt Nam…Các tác giả đã phân tích âm lịch, dương lịch và âm dương lịch ở Việt Nam để thấy được ưu, nhược điểm của từng loại lịch. Có người thì khuyến khích dùng Dương lịch để phù hợp với bang giao quốc tế, có người thì khuyên dùng âm lịch vì nó mang tính cổ truyền, mang bản sắc văn hóa dân tộc và nhất là nó phù hợp với các ngày lễ lớn của dân tộc như Tết nguyên đán, Giỗ tổ Hùng Vương…cũng có nhà khoa học cho rằng nếu so sánh âm lịch và âm dương lịch thì âm dương lịch tốt hơn nhiều nhưng trong nông nghiệp thì không nên dùng âm dương lịch vì rất bất tiện cho sản xuất. Dù các nhà khoa học còn đưa ra 10
  14. những ý kiến đánh giá ý nghĩa của từng loại lịch trên nhiều phương diện khác nhau, dù nó tốt hay xấu thì những ý kiến và quan điểm đó là nền tảng để cho việc soạn một thứ lịch chung dùng cho nước ta được dễ dàng hơn. Người Việt có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Tâm lý chung của xã hội loài người là tìm điều lành, tránh điều dữ, đó chính là nguồn gốc của các loại hình tôn giáo, các loại hình bói toán và thuật chọn ngày lành dữ. Cũng chính từ những nhu cầu đó mà thuật chiêm tinh cổ xưa nhất con người đã hình thành nên một loại lịch phục vụ cho nhu cầu trên đó chính là lịch Vạn niên. Ở nước ta, thì tục chọn giờ, xem ngày tốt xấu ngày càng trở nên thịnh hành, đặc biệt là những người giàu có thì càng xem trọng. Vì thế, lịch Vạn niên và những người hành nghề bói toán, xem ngày càng nhiều hơn. Những công trình nghiên cứu về lịch vạn niên ở nước ta phần lớn đều có xuất xứ từ Trung Quốc, như Bàn về lịch Vạn niên của Tân Việt, Thiều Phong…Những tác phẩm đó không những phục vụ cho nhu cầu của đại chúng mà còn phục vụ cho những người nghiên cứu về lịch Việt Nam nói chung và lịch Thái nói riêng. Có một điều không thể phủ nhận được là, những nghiên cứu về lịch trong những năm gần đây thường mang mục đích phục vụ xã hội như lịch vạn niên, lịch vạn sự, Âm - dương đối lịch…Đó cũng là ý nghĩa quan trọng nhất của lịch trong cuộc sống hiện đại. Về lĩnh vực này thì có nhiều tác phẩm, nhiều công trình của nhiều tác giả và các nhà xuất bản khác nhau. Tiêu biểu như tác giả Lê Quý Ngưu với “Lịch Vạn niên” gồm ba tập, do nhà xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản năm 2004, “Bàn về lịch vạn niên” của hai tác giả Tân Việt và Thiều Phong, xuất bản qua các năm 1999, 2000 của nhà xuất bản Văn hóa dân tộc…Những ấn phẩm đó được in ấn rất nhiều đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mọi tầng lớp trong xã hội. Người muốn xem lịch để chọn ngày tốt xấu, quy đổi ngày âm lịch, dương lịch một cách dễ dàng mà ít khi phải nhờ đến thầy bói. Qua việc khảo cứu các nguồn tài liệu về lịch pháp nói chung ta thấy với những công trình nghiên cứu ở thế kỉ XX trở về trước thì chủ yếu là bàn về nguồn gốc các loại lịch, cơ sở để làm lịch và một phần liên quan đến cách tra ngày, đổi 11
  15. ngày như công trình của Giáo sưu Hoàng Xuân Hãn, Lê Thành Lân, Trần Tiến Bình… Cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, phần lớn các công trình nghiên cứu về lịch là lịch vạn niên, Âm – Dương đối lịch như của ông Lê Quý Ngưu, Nguyễn Văn Chung… Hơn nữa, khi nghiên cứu về lịch nhiều tác giả lưu ý đến các ưu, nhược điểm của từng loại lịch khác nhau để mỗi người biết nên chọn loại lịch nào dùng cho thích hợp như Nguyễn Xiển, Nguyễn Mậu Tùng… Các nghiên cứu đều tập trung nói về lịch pháp chung trên thế giới và lịch Việt Nam mà dường như không quan tâm lắm đến các loại lịch cổ truyền của các tộc người thiểu số ở Việt Nam. Chỉ có một số bài viết ngắn, nhỏ nói về lịch của các dân tộc thiểu số như lịch của người mường Bi ở Hòa Bình của tác giả Kiều Bá Mộc, lịch Thái ở Sơn La của tác giả Lò Văn Lả. Tôi sẽ phân tích kĩ hơn ở phần ngay sau đây. 5.2. Những nghiên cứu về ngƣời Thái và lịch của ngƣời Thái Cho đến nay nguồn tư liệu về người Thái ở Việt Nam nói chung và người Thái ở Tây Bắc nói riêng rất phong phú. Nó không chỉ được đăng tải trên sách, báo, các tạp chí chuyên khảo mà còn đăng tải trên các báo mạng. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về lịch của người Thái rất ít, nếu không nói là rất ít người biết đến. Các nhà nghiên cứu về văn hóa Thái ở Việt Nam cũng chỉ đề cập đến một chút trong các công trình nghiên cứu của mình. Cuốn “Tư liệu về Lịch sử và xã hội dân tộc Thái” do Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên) cùng các tác giả Cầm Trọng, Khà Văn Tiến, Tòng Kim Ân sưu tầm, xuất bản năm 1977 là tác phẩm dịch và công bố những tư liệu cổ về người Thái còn lưu giữ đến ngày nay, có các tác phẩm nổi tiếng như Truyện kể bản Mường (Quăm Tô Mương), Lai lịch dòng họ Hà Công, Luật Mường, Lệ Mường…Có một điều đáng chú ý là trong phần “Tục lệ người Thái Đen ở Thuận Châu (Sơn La)” các tác giả nói đến một cách tính lịch của người Thái Đen. Cũng giống như các nghiên cứu trước đều đưa ra kết luận rằng người Thái có cách tính lịch mà chênh với Âm lịch 6 tháng. Tuy nhiên tác giả Đặng Nghiêm Vạn không chỉ đưa ra cách tính năm, tháng của lịch Thái mà còn so sánh 12
  16. nó với lịch Âm, xem nó giống và khác nhau ở chỗ nào. Theo tác giả thì cách tính tháng của người Thái còn giống với lịch ở Miến Điện từ thế kỉ XI – XIII. Dù những nghiên cứu về lịch của tác giả còn ít nhưng đó là những tư liệu quý lại cho thế hệ sau [41, tr. 44] . Năm 1978, nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn: “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam” của tác giả Cầm Trọng. Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện về người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, từ quá trình hình thành tộc người Thái đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, thiết chế xã hội, bản mường, đã cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn toản cảnh về cộng đồng người Thái ở Tây Bắc. Mặc dù không được nhắc tới nhiều và tác giả cũng không giải thích thêm nhưng trong phần Các hoạt động kinh tế ông cũng nhắc tới một thứ gọi là lịch Thái: “…Mùa nóng, mùa mưa ở Tây Bắc bắt đầu từ tháng 5, 6 đến tháng 10 dương lịch. Theo lịch cổ truyền còn lưu lại ở vùng người Thái Đen thì bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 – chúng tôi gọi tắt là lịch Thái. Đặc điểm nổi bật của mùa này là thời tiết oi bức, mưa to, kéo dài và độ ẩm cao…Đỉnh cao của mùa mưa thường vào các tháng 6, 7, 8 (10, 11, 12 của lịch Thái), mưa như vậy hẳn phải gây ngập lụt…” [35, tr. 84 – 85]. Tuy tác giả chỉ giới thiệu sơ qua về lịch trong phần khí hậu của miền Tây Bắc mà không nói rõ hơn về nguồn gốc, cách tính lịch của người Thái nhưng đó cũng là gợi mở cho những thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu. Đến năm 1992, vấn đề lịch Thái dường như được hé mở với các nhà nghiên cứu và độc giả khi cuốn “Kỉ yếu Hội Thảo Thái học lần thứ nhất (25 – 26/ 11/ 1991)” được in và xuất bản. Trong Kỉ yếu này, ông Lò Văn Lả - cán Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Sơn La đã có một bài giới thiệu về lịch của người Thái Đen ở Sơn La. Bằng những tài liệu cổ của người Thái Đen ở thành phố Sơn La và huyện Thuận Châu, ông Lò Văn Lả đã giới thiệu đến bạn đọc về lịch, tên gọi và cách sử dụng trong đời sống hàng ngày như làm nhà mới, cưới vợ, cưới chồng…Tiếp tục với những nghiên cứu về lịch Thái, đến năm 1998 ông Lò Văn Lả giới thiệu với bạn đọc lịch Thái (phần II) trong cuốn: “Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam”, xuất bản năm 1998. Tuy nhiên, tác giả chỉ giới thiệu lịch 13
  17. Thái ở phương diện áp dụng lịch trong các công việc thường ngày mà lại chưa đề cập đến nguồn gốc, cơ sở và kết cấu của lịch Thái. Cuốn “Văn hóa Thái Việt Nam” của hai tác giả Cầm Trọng và Phan Hữu Dật xuất bản năm 1995 không chỉ nghiên cứu về văn hóa Thái Việt Nam ở rất nhiều các góc độ khác nhau như kinh tế, văn học, tín ngưỡng mà còn nghiên cứu văn hóa Thái đặt mối quan hệ với văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme ở Tây Bắc và một số dân tộc ở miền Bắc Việt Nam để thấy được sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa những tộc người này. Đặc biệt ở Chương VI: phần Văn hóa hệ thống tư tưởng và tri thức hai tác giả có giới thiệu một số văn tự của người Thái còn lưu giữ đến ngày nay. Cuốn Pặp mự (Quyển ngày) – Đây là cuốn sách lịch và cách thức xem giờ, ngày tháng, năm lành dữ tốt xấu của người Thái gồm ba nội dung lớn: “a. Hệ thống tính giờ, ngày, tháng, năm và năm theo can, chi; b. Xem số mệnh cho mỗi người và cuối cùng là c. Xem ngày, giờ tốt xấu và thời tiết của từng năm” [37, tr. 392]. Mặc dù chỉ mang tính chất giới thiệu một quyển sách xem ngày của người Thái nhưng cũng cung cấp cho người đọc những nét cơ bản nhất của lịch Thái như tên gọi giờ, tháng, năm trong lịch Thái, cách xem ngày tốt xấu, đó cũng là một phần trong kết cấu của lịch Thái. Cầm Trọng, Phan Hữu Dật, Đặng Nghiêm Vạn khi nghiên cứu về người Thái ở Việt Nam đã cố gắng đưa ra một bức tranh toàn diện nhất với đầy đủ các gam màu về người Thái và văn hóa Thái ở Tây Bắc. Trong các nghiên cứu của họ đều đã nhắc đến một thứ lịch riêng của người Thái nhưng lại chưa đưa ra một cách đầy đủ, vì vậy vấn đề này vẫn còn là một ẩn số cho những người nghiên cứu về người Thái ở Việt Nam. Ngoài những nghiên cứu về lịch Thái dưới góc độ dân tộc học, sử học còn có những nghiên cứu về lịch của người Thái đen với những tác phẩm văn học như: “Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam” của tác giả Cầm Cường, xuất bản năm 1977. Hoàng Trần Nghịch (sưu tầm và biên dịch) với “Lời có vần ông cha truyền lại” – công trình kỉ niệm 110 năm thành lập tỉnh Sơn La, xuất bản năm 2005. “Tục ngữ Thái” do Hà Văn Năm, Cầm Thương, Lò Văn Sĩ, Tòng Kim Ân 14
  18. (biên soạn và dịch) năm 1978; truyện ngắn “Lũ muộn” của nhà văn Nguyễn Anh Tuấn…Tuy rằng những tác phẩm ấy không phải là những tác phẩm nghiên cứu chính thống về lịch Thái nhưng nó tập hợp những câu ca dao, tục ngữ, lời răn dạy của người Thái về thời tiết, khí hậu, về nông vụ và những kinh nghiệm tích lịch cổ điển của người Thái. Năm 2010, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trí Dõi cùng với tác giả Nguyễn Văn Hòa cũng đã đề cập đến một loại lịch của người Thái trong cuốn “Tiếng Thái cơ sở - Tiếng Thái Đen vùng Tây Bắc”. Tuy nhiên, trong công trình này, tác giả chỉ nhắc đến hai đơn vị cơ bản của lịch Thái đó là tháng và năm mà chưa đề cập đến phần nguồn gốc, cơ sở tính và những kiêng kị của lịch Thái. Từ năm 2011 trở đi nhờ Dự án “Công bố và phổ biến tài sản văn hóa - văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam” mà một số cuốn sách nghiên cứu về lịch Thái đã ra đời. Tiêu biểu như cuốn “Lịch và những kiêng kị của người Thái Mường So” của tác giả Nông Văn Nảo. Tác giả của cuốn sách đã sưu tầm và giới thiệu đến người đọc bản lịch âm của người Thái xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu, phương pháp tính ngày tốt - xấu, cách chọn ngày thích hợp cho việc chài lưới, bẫy thú và những kiêng kị trong đời sống hàng ngày của đồng bào Thái Mường So. Năm 2012, cuốn “Người Thái đen cách tính lịch và xem ngày giờ lành” của tác giả Nguyễn Văn Hòa ra đời. Ở cuốn sách này tác giả không giới hạn vùng nghiên cứu ở một địa bàn nhỏ như ông Nông Văn Nảo mà đã mở rộng địa bàn ra cả vùng Tây Bắc từ đó tác giả đã đưa ra cách tính lịch, cách xem số tử vi của đồng bào Thái vùng Tây Bắc rất chi tiết về cách tính ngày làm nhà, cưới hỏi, đi săn, xem tử vi con người...Trong cả hai cuốn sách trên các tác giả đều có nhắc tới sự khác biệt giữa lịch Thái và bản âm lịch của người Việt nhưng chưa tác giả nào nghiên cứu sâu về nguồn gốc, cơ sở của việc làm lịch Thái. Các nghiên cứu ở trên chỉ trọng tâm nghiên cứu về lịch của người Thái Đen và Thái Trắng vùng Tây Bắc Việt Nam, còn người Thái ở Thanh Hóa, Nghệ An thì sao. Họ có dùng lịch riêng như người Thái ở Tây Bắc hay không. Điều này đã được tác giả Nguyễn Doãn Nga trả lời ở phần Phép tính lịch của người Thái Nghệ An in 15
  19. trong cuốn Văn hóa dân tộc thiểu số Nghệ An do Phan Đăng Nhật chủ biên. Vũ Trường Giang với “Lịch của người Thái ở miền núi Thanh Hóa” trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật năm 2007. Như vậy ta thấy, trong khi các công trình nghiên cứu về lịch pháp nói chung, lịch Âm - dương, lịch vạn niên nói riêng thì chiếm một số lượng lớn và có lịch sử nghiên cứu lâu đời thì các nghiên cứu về lịch của đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt là lịch của người Thái Đen lại thiếu vắng. Vấn đề này hiện nay đang được một số nhà khoa học nghiên cứu nhưng mới chỉ là ở vấn đề sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc chứ chưa có một nghiên cứu mang tính chuyên sâu. Trên cơ sở khảo cứu, kế thừa tiếp thu những thành quả nghiên cứu của thế hệ trước giúp ích cho nghiên cứu của mình như các tài liệu về lịch pháp, cơ sở để làm lịch, các nguồn tài liệu về người Thái ở Việt Nam), cũng như xuất phát từ thực tiễn là sự hồi sinh và phát triển của lịch Thái trong cộng đồng người Thái ở Tây Bắc hiện nay. Đặc biệt là xu hướng bảo tồn các tri thức và văn hóa bản địa của các tộc người đã nảy sinh trong tôi ý tưởng nghiên cứu về lịch Thái – một di sản văn hóa đặc sắc, ý thức của người Thái về việc bảo tồn một giá trị văn hóa của riêng mình. Vì vậy, nghiên cứu của tôi đặt sự phát triển và tồn tại của lịch Thái trong đời sống cộng đồng, trong sự chuyển hóa chung về kinh tế, văn hóa và sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa hiện nay. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Với luận văn này, tôi sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành để thu thập tài liệu. Thêm vào đó, tôi cũng sử dụng các phương pháp chính sau đây: Phương pháp khảo sát, điền dã dân tộc học: quan sát để miêu tả, chụp ảnh, nghiên cứu thực trạng và thu nhập tài liệu cấp một (bằng cách phỏng vấn sâu, sử dụng bảng hỏi…). Điền dã là một phương pháp quan trọng nhất trong nghiên cứu nhân học. Khác với các khoa học xã hội khác, nhân học đặc biệt nhấn mạnh vào nghiên cứu thực địa như là nguồn kiến thức mới quan trọng nhất từ xã hội và văn hóa. Khảo cứu các nguồn tài liệu liên quan đến lịch pháp để tìm hiểu về nguồn gốc và cơ sở của việc làm lịch. Từ những kiến thức cơ bản về lịch pháp như vậy tôi 16
  20. tiếp tục sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học để thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu cổ của người Thái còn lưu giữ đến ngày nay. Cũng giống như các thông tin cơ bản về lịch pháp chung, đối với lịch của người Thái Đen ở Sơn La tôi cũng phải thu thập thông tin như những cơ sở để làm lịch, kết cấu và cách sử dụng lịch Thái trong truyền thống. tác giả Cầm Trọng và Giáo sư Phan Hữu Dật đã nói: “…Chủ chuyên xem những quyển xem ngày của người Thái phải là những người biết nhìn nhận và phán đoán giỏi nên được xã hội tôn là ông Mo Ngày (Po mự) hoặc nếu là đàn bà thì được gọi là Bà ngày (Mẹ vên)” [37, tr. 398]. Nghĩa là, việc xem ngày và tính lịch của người Thái chỉ có những người đặc biệt mới biết, mỗi bản chỉ có một người và nó mang tính chất “gia truyền” nên để thu nhận được thông tin tôi bắt buộc phải tìm đến các tư liệu cổ của người Thái còn giữ được đến ngày nay. Để có được thông tin về cách thức sử dụng lịch Thái trong đời sống hàng ngày và sản xuất nông nghiệp ngày nay tôi tiến hành điều tra theo hộ gia đình với cả hai kĩ năng định tính và định lượng. Các thông tin thu được sẽ giúp chúng ta thấy được vai trò và tác động của lịch Thái đến đời sống cộng đồng người Thái Đen ở Sơn La. Với cách tiếp cận định lượng chúng tôi sẽ lấy hộ gia đình làm đối tượng nghiên cứu trọng tâm, từ đó sẽ thu thập các số liệu thống kê về số hộ dùng lịch Thái, số hộ dùng Âm - dương lịch và số hộ dùng cả hai loại lịch trên. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, luận văn này gồm năm chương chính: Chương 1: Đại cương về lịch. Chương 2: Lịch và kết cấu lịch của người Thái Đen ở Sơn La. Chương 3: Cách tính lịch và sử dụng lịch của người Thái Đen. Chương 4: Lịch và nông lịch của người Thái ở Sơn La hiện nay. Chương 5: Lịch và nông lịch của người Thái Đen ở Sơn La trong sự so sánh với lịch của người Thái Trắng ở Mai Châu, Hòa Bình. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2