intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học: Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn này là: Tìm hiểu, đánh giá thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa. Lý giải vai trò của cộng đồng đối với công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa nói chung, Khu di tích Cổ Loa nói riêng trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa cộng đồng và di tích lịch sử, văn hóa. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học: Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ PHÙNG VĂN QUỲNH SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU DI TÍCH CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: DÂN TỘC HỌC HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ PHÙNG VĂN QUỲNH SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU DI TÍCH CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 60 31 03 10 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Sửu HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Sửu. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới. Hà Nội, tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Phùng Văn Quỳnh
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Văn Sửu, người thầy đã gợi mở cho tôi từ những ý tưởng ban đầu của luận văn cũng như đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo tại Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã chỉ bảo, động viên khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của tôi tại đây. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Phùng Văn Quỳnh
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................7 1.1 Tiếp cận tham gia và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý văn hóa .............7 1.1.1 Về Khu di tích Cổ Loa .......................................................................................7 1.1.2 Về tiếp cận tham gia và sự tham gia của cộng đồng ........................................10 1.1.3 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý di tích lịch sử, văn hóa ..................16 1.2. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................19 1.2.1 Khái niệm cộng đồng .......................................................................................19 1.2.2 Khái niệm sự tham gia của cộng đồng .............................................................21 1.2.3 Khái niệm di tích lịch sử, văn hóa....................................................................23 1.2.4 Khái niệm quản lý và quản lý văn hóa .............................................................30 Tiểu kết .....................................................................................................................36 Chƣơng 2: VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU DI TÍCH CỔ LOA ........................................................................................37 2.1 Vài nét về Cổ Loa ...............................................................................................37 2.1.1 Xã Cổ Loa ........................................................................................................37 2.1.2 Đặc điểm Khu di tích Cổ Loa ..........................................................................38 2.1.3 Một số điểm di tích lịch sử văn hóa thuộc Khu di tích Cổ Loa .......................42 2.2 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa ............49 2.2.1 Những chủ thể liên quan đến Khu di tích Cổ Loa ...........................................49 2.2.2 Vai trò mờ nhạt của cộng đồng trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa ...51 2.2.3 Quy hoạch Khu di tích Cổ Loa - mối quan tâm của cộng đồng địa phương ...57 Tiểu kết .....................................................................................................................63 Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU DI TÍCH CỔ LOA HIỆN NAY..............................................................................64 3.1. Di tích Cổ Loa đang bị xâm hại .........................................................................64 3.2 Chồng chéo trong công tác quản lý .....................................................................65 3.3 Nhận thức của cộng đồng về bảo tồn, phát huy giá trị của Khu di tích Cổ Loa .66 3.4 Người dân chưa gắn kết với việc khai thác các giá trị tại Khu di tích ................68 3.5 Di tích đang làm “đóng băng” đời sống của người dân Cổ Loa .........................71 3.6.1 Di sản văn hóa là một thực thể trong xã hội hiện đại.......................................75 3.6.2 Cần tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý di sản văn hóa .............................................................................................................................77 3.6.3 Mối quan hệ giữa cộng đồng và các chủ thể khác liên quan đến quản lý di sản văn hóa ......................................................................................................................79 3.6.4 Quan điểm bảo tồn - phát triển.........................................................................81 Tiểu kết .....................................................................................................................84 KẾT LUẬN ..............................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89 1
  6. MỞ ĐẦU I. Lý do nghiên cứu Di sản văn hóa, “bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác” [66]. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra trên khắp thế giới, các quốc gia không chỉ cố gắng phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa mà còn tìm cách bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, coi đó như một tài sản và lợi thế nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho đất nước. Trên thực tế, ở mỗi quốc gia, công tác quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng trở thành nguồn nội lực nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng, ngày một được một quan tâm. UNESCO không ngừng kêu gọi mỗi dân tộc, cộng đồng tôn trọng, nâng cao nhận thức trong công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa bản địa. Nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, như: Campuchia, Thái Lan… đã thực hiện tốt công tác quản lý cũng như khai thác di sản văn hóa, thu hút sự tham quan của đông đảo du khách trong nước và quốc tế, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng GDP của đất nước và phát triển kinh tế, xã hội địa phương có di sản. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, các di sản văn hóa, gồm cả vật thể và phi vật thể tại nhiều quốc gia và địa phương đang trở thành nạn nhân của xu thế toàn cầu hóa, đô thị hóa. Các di sản văn hóa dần đánh mất những yếu tố gốc cấu thành đặc trưng của di sản văn hóa. Thực tế này được Công ước năm 1972 của UNESCO nhận định “di sản văn hoá và di sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ bị phá hoại không những bởi những nguyên nhân cổ truyền là xuống cấp mà còn bởi sự tiến triển của đời sống xã hội và kinh tế làm cho các nguyên nhân cổ truyền trầm trọng thêm do các hiện tượng làm hư hỏng hoặc phá hoại ghê gớm hơn nữa”. [101]. Ở Việt Nam, từ sau Cách mạng Tháng 8/1945 đến nay, Nhà nước luôn quan tâm đến công tác quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Nhiều chính sách về di sản văn hóa được ban hành nhằm phù hợp hơn với tình hình, đặc điểm của đất nước trong mỗi thời kỳ, như: 2
  7. - Sắc lệnh số 65 ngày 23/11/1945 của chủ tịch Hồ Chí Minh; - Nghị định số 519/TTG ngày 29/10/1957 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định thể lệ bảo tồn cổ tích; - Pháp lệnh Số: 14-LCT/HĐNN7 ngày 04/04/1984 của Hội đồng Nhà nước về Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; - Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/07/1988 của Ban Chấp hành Trung ương về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; - Luật Di sản văn hóa (năm 2001) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (năm 2009) - Đặc biệt Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Ban Chấp hành Trung ương đã khẳng định “văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thụ tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc” [6] đã cho thấy vai trò của văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng cũng như quan điểm của Nhà nước về lĩnh vực này đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Dù vậy, trong những năm qua công tác quản lý và việc khai thác ít nhiều làm ảnh hưởng tới tính nguyên gốc của các di sản văn hóa. Đối với một số trường hợp di tích lịch sử, văn hóa ở Việt Nam, các chủ thể văn hóa, như: người dân làng cổ Đường Lâm viết đơn “xin” trả lại danh hiệu di sản cho Nhà nước; các di tích chùa Trăm Gian, thành nhà Mạc tại Tuyên Quang, ô Quan Chưởng tại Hà Nội bị “biến dạng” trong quá trình tu bổ… cho thấy những bất cập của công tác quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước. Đứng trước những thách thức đó, có nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong đó có việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác quản lý di sản văn hóa như một cách tiếp cận mới nhằm bảo tồn, khai thác và phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa. Những kết quả đạt được ở Việt nam và nhiều quốc gia đã chứng minh cho tính hữu ích của hướng tiếp cận này. Song, sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý, khai thác, tổ chức các hoạt động có liên quan đến di sản 3
  8. văn hóa lại chưa được phát huy ở tất cả các khía cạnh. Trong khi vai trò của sự tham gia của cộng đồng được thể hiện rõ trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động di sản văn hóa phi vật thể thì sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động quản lý, tổ chức các di tích lịch sử, văn hóa vật thể chưa thực sự nổi bật. Ngược lại, trong một số trường hợp, những tác động thiếu định hướng của cộng đồng đang làm ảnh hưởng đến tính nguyên gốc của nhiều di tích… Những vấn đề này trong thực tiễn quản lý di tích lịch sử văn hóa có sự tham gia của cộng đồng cũng như việc bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa cần được nghiên cứu và lý giải một cách thấu đáo. Trên cơ sở đó, tôi chọn “Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” làm đề tài Luận văn của mình. II. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn này là: - Tìm hiểu, đánh giá thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa; - Tìm hiểu mối quan hệ giữa cộng đồng và Nhà nước trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa, tác động của mối quan hệ này đối với công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của Khu di tích; - Lý giải vai trò của cộng đồng đối với công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa nói chung, Khu di tích Cổ Loa nói riêng trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa cộng đồng và di tích lịch sử, văn hóa III. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả có những câu hỏi nghiên cứu như sau: - Công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa được triển khai như thế nào? - Ai đang là chủ thể quản lý đối với Khu di tích? - Ban quản lý/Nhà nước quan niệm như thế nào về sự tham gia và vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa? Những quan niệm này ảnh hưởng như thế nào đến thực tiễn sự tham gia của cộng đồng vào quản lý di tích? - Cộng đồng là ai? Và họ nhận thức như thế nào về di tích Cổ Loa và sự tham gia của họ vào công tác quản lý di tích? 4
  9. - Thực tiễn của sự tham gia của cộng đồng vào quản lý Khu di tích Cổ Loa diễn ra như thế nào? có hay không sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa và mức độ thể hiện ra sao? - Những thách thức và cản trở nào đối với sự tham gia của cộng đồng vào quản lý di tích, tại sao?... IV. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Tôi tập trung tìm hiểu về khu di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, làm rõ công tác quản lý, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa của khu di tích và qua đó xem xét sự tham gia của cộng đồng mà cụ thể ở đây là người dân Cổ Loa trong công tác quản lý, khai thác và phát huy giá trị văn hóa của khu di tích này. Như vậy, luận văn của tôi đi sâu tìm hiểu nhu cầu, mối quan tâm và sự “tham gia” thực tế của người dân Cổ Loa với khu di tích. Cùng với đó, các nhà quản lý liên quan đến khu di tích Cổ Loa và các nhà chuyên môn cũng là bộ phận được khảo sát để xem công tác quản lý có bao gồm sự tham gia của cộng đồng như thế nào, dưới hình thứ nào, ở mức độ ra sao và tại sao? Mối quan hệ giữa hai thực thể cộng đồng và cơ quan quản lý khu di tích này diễn ra như thế nào liên quan đến việc quản lý, khai thác và bảo tồn khu di tích. 2. Phạm vi nghiên cứu Đặt trong không gian văn hóa của vùng đồng bằng sông Hồng, địa bàn nghiên cứu và khảo sát chính của luận văn này là khu di tích Cổ Loa và xã Cổ Loa ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Luận văn không có ý bàn sâu tới tất cả các vấn đề liên quan đến Khu di tích Cổ Loa (di sản văn hóa vật thể và phi vật thể) mà chỉ tập trung làm sáng rõ thực tế, khả năng sự tham gia của cộng đồng trong quản lý các điểm di tích của Khu di tích Cổ Loa (yếu tố văn hóa vật thể) cũng như mối quan hệ giữa cộng đồng và Nhà nước trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của Khu di tích. V. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình điền dã dân tộc học ở địa bàn nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của ngành học, như quan sát tham gia, phỏng vấn 5
  10. để sưu tầm tài liệu dân tộc học. Ngoài ra, tôi cũng khai thác nhiều nguồn tài liệu văn bản lịch sử, khảo cổ học, văn hóa dân gian về khu di tích Cổ Loa để hiểu rõ hơn về lịch sử, về các kết quả nghiên cứu cũng như lý giải của các khoa học về khu di tích lịch sử quan trọng này. Trong thời gian điền dã, tôi không chỉ phỏng vấn sâu người dân địa phương nhằm phản ánh tiếng nói của cộng đồng mà còn khai thác quan điểm, ý kiến và lập luận của các nhà quản lý đại diện cho các cơ quan nhà nước, nhằm thu thập nguồn tư liệu rộng, sâu và đa chiều hơn về khu di tích và đánh giá sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa của khu di tích. VI. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của luận văn gồm có 3 chương chính là: Chương 1: Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Chương 2: Vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích Cổ Loa Chương 3: Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý khu di tích Cổ Loa hiện nay 6
  11. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Tiếp cận tham gia và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý văn hóa 1.1.1 Về Khu di tích Cổ Loa Cổ Loa là mảnh đất lịch sử gắn với những huyền tích, truyền thuyết về quá trình xây thành của vua An Dương Vương và sự giúp sức của thần Kim Quy, về mối tình oan trái giữa Mỵ Châu với Trọng Thủy, về chiếc nỏ thần đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học địa phương, trong nước và quốc tế. Từ lâu, trong lĩnh vực lịch sử, văn hóa dân gian, khảo cổ học, dân tộc học Cổ Loa không còn là một đề tài mới đối với các nhà nghiên cứu. Hàng năm công tác khai quật khảo cổ học, nghiên cứu về các giai đoạn phát triển liên tục từ thời kỳ tiền nhà nước đến văn hóa Đông Sơn, quá trình xây dựng thành Cổ Loa và lịch sử tụ cư của vùng đất Cổ Loa được tiến hành khá đều đặn. Theo tác giả Dương Minh, những mũi tên đồng tìm thấy tại di chỉ Cầu Vực là được sản xuất tại chỗ. Nước Âu Lạc thời An Dương Vương đã có nghề thủ công đúc đồng kỹ thuật điêu luyện tạo ra được nhiều sản phẩm dùng trong sinh hoạt và quân sự. Từ đó, tác giả nhận định “Truyện thần thoại Thần Kim Quy không phải là một chuyện bịa đặt, mà là một chuyện xuất phát từ một hiện thực lịch sử”. [51]. Dựa vào kết quả khai quật khảo cổ học, nhiều học giả dần đi đến những kết luận về nguồn gốc của vua An Dương Vương cũng như quy mô, cấu trúc thành Cổ Loa. Tác giả Phạm Văn Kỉnh trong bài Thời kỳ An Dương Vương và thành Cổ Loa đã đặt vấn đề nguồn gốc của vua An Dương Vương qua thư tịch Trung Quốc, hay truyền thuyết “Cẩu chủa cheng vùa” của người Tày. Tác giả đánh giá cao truyền thuyết của người Tày về nguồn gốc An Dương Vương. Bản thân tác giả đồng tình với ý kiến cho rằng Thục Phán là người đứng đầu một bộ lạc Tây Âu (Âu Việt) sống tại miền Bắc Việt Nam và phía Nam Trung Quốc. Trong bài viết, tác giả tiếp tục đề cập đến niên đại các vòng thành Cổ Loa cũng như quy mô còn sót lại đến nay của các vòng thành. [41]. Cùng với chủ đề thành Cổ Loa, bài viết Công trình thành Cổ Loa của Ngô Thế Thịnh mô tả nguyên nhân, quá trình xây dựng thành của An Dương Vương từ huyền tích truyện Rùa vàng. Trên cơ sở phân tích không gian địa 7
  12. lý, mối quan hệ giữa thành và hào, tác giả đã khẳng định thành Cổ Loa là một công trình quân sự quan trọng về thủy binh. [79]. Trong phần Về An Dương Vương tập III (1973) của tác phẩm Hùng Vương dựng nước, các tác giả Trần Quốc Vượng, Đỗ Văn Ninh đã sơ kết quá trình nghiên cứu về An Dương Vương. Căn cứ vào kết quả khảo cổ học ở Cổ Loa, họ đã khẳng định sự thật tồn tại của thời kỳ lịch sử An Dương Vương và nước Âu Lạc, và cho rằng, đây là thời kỳ lịch sử nối tiếp của thời kỳ Hùng Vương.. Ngoài ra, còn phải kể đến một số cuốn sách về khu di tích Cổ Loa. Tiêu biểu trong đó là tác phẩm Cổ Loa trung tâm hội tụ văn minh Sông Hồng (2002) do PGS.TS Hoàng Văn Khoán chủ biên. Công trình này đã khái lược vị trí địa lý, cảnh quan và lịch sử nghiên cứu Cổ Loa. Các tác giả đã tổng kết các di chỉ khảo cổ học được phát hiện, khai quật tại Cổ Loa từ năm 1959 - 2001, mô tả tiến trình lịch sử phát triển liên tục từ hậu kỳ đá cũ đến các giai đoạn tiền Đông Sơn, Đông Sơn trên mảnh đất Cổ Loa. Nghiên cứu qua các kết quả khai quật khảo cổ học, những hiện vật khảo cổ học với một số lượng lớn đa dạng các dụng cụ sinh hoạt, dụng cụ sản xuất: gốm, rìu đá, chì lưới… Trong phần hai của cuốn sách các tác giả đã mô tả về đời sống kinh tế sản xuất và đời sống văn hóa của cư dân Cổ Loa xưa. [38]. Khu di tích Cổ Loa - lịch sử văn vật (2003) đã tìm hiểu về Cổ Loa ở thời kỳ trước An Dương Vương; Cổ Loa ở thời kỳ An Dương Vương; Cổ Loa sau thời kỳ An Dương Vương. Trong phần I, tác giả đã mô tả vị trí địa lý của Cổ Loa, căn cứ trên sự phân bố của các dòng sông lớn, qua việc tổng kết các kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia, tác giả Nguyễn Doãn Tuân tiếp tục khẳng định về một sự tụ cư từ sớm trước thời kỳ An Dương Vương. Trong phần này, tác giả cũng lý giải vì sao trước thời An Dương Vương, Cổ Loa dù hội tụ nhiều yếu tố nhưng chưa thể trở thành một đô thị. Bước sang phần II, tác giả đặt ra nhiều vấn đề, qua nhiều nguồn thư tịch, các tài liệu nghiên cứu để lý giải về sự tồn tại, nguồn gốc của An Dương Vương. Quy mô, cấu trúc, niên đại và những dấu vết còn lại đến ngày nay của thành Cổ Loa cũng được tác giả quan tâm lý giải. Điểm khác so với một số công trình nghiên cứu trước đó, hay chính với công trình do PGS.TS Hoàng Văn Khoán chủ biên, trong phần III của cuốn sách, tác giả Nguyên Doãn Tuân quan tâm nghiên cứu tới Cổ Loa sau thời kỳ An Dương: giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc; giai 8
  13. đoạn Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô hay quá trình tụ cư dẫn đến hiện tượng nông thôn hóa Cổ Loa từ thế kỷ XVI - XIX. [90]. Địa chí Cổ Loa (2007) do tác giả Nguyễn Quang Ngọc và Vũ Văn Quân đồng chủ biên là công trình nghiên cứu “dày dặn” nhất về mảnh đất Cổ Loa. Là một cuốn địa chí, công trình này đề cập đến vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên của Cổ Loa. Các tác giả khai quát tiến trình lịch sử của Cổ Loa từ các giai đoạn trước, trong và sau thời kỳ An Dương Vương; đồng thời, phân tích về vai trò của thành Cổ Loa trong lịch sử; miêu tả về các điểm di tích, di chỉ khảo cổ học tiêu biểu phát hiện tại Cổ Loa trong nhiều năm qua. Ngoài phần miêu tả về lịch sử dựng nước, tụ cư, thành Cổ Loa, An Dương Vương, cuốn địa chí trình bày thêm về lịch sử mảnh đất Cổ Loa trong giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và những chiến tích nhân dân Cổ Loa đóng góp vào sự nghiệp chung của dân tộc. [55]. Vài năm trở lại đây, cùng với những công trình tiếp cận Cổ Loa từ góc độ lịch sử, khảo cổ học còn có các nghiên cứu đặt khu di tích Cổ Loa trong sự tương tác với xã hội hiện đại. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nga (2005) về Thiết chế quản lý và các hình thức liên kết cộng đồng ở Cổ Loa từ truyền thống đến hiện đại [54]. Công trình Vấn đề cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa tại khu di tích Cổ Loa, Hà Nội và một số đề xuất (2012) của tác giả Nguyễn Thùy Linh đã chỉ ra vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ di tích, khôi phục lại một số di tích bị phá hủy, khôi phục và duy trì các sinh hoạt truyền thống tại địa phương; tham gia và việc trông coi di tích, xây dựng di tích. Tuy nhiên, cộng đồng cũng có nhiều hạn chế: nhận thức, vi phạm di tích. Qua đó, tác giả đưa ra một số đề xuất và định hướng để phát huy hơn nữa vai trò tích cực và tính chủ động của cộng đồng. [44] Công trình Thực trạng hoạt động và phát triển du lịch tại khu di tích Cổ Loa của tác giả Phạm Thị Hoa (2013) cho thấy hiện trạng khai thác, phát huy giá trị du lịch tại khu di tích Cổ Loa trong thời gian qua và nêu ra một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả du lịch tại khu di tích Cổ Loa. [25] Qua phác họa nêu trên, chúng ta thấy rõ ràng Cổ Loa đã trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, bàn về nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu thiên về lịch sử, chưa bàn sâu và có hệ thống về vai trò, vị trí 9
  14. sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị Khu di tích Cổ Loa. 1.1.2 Về tiếp cận tham gia và sự tham gia của cộng đồng Trong vài thập niên gần đây, tiếp cận tham gia và sự tham gia của cộng đồng là một hướng tiếp cận được các nhà khoa học, nhà quản lý đánh giá cao và ứng dụng vào nhiều nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Trong bài Quy hoạch đô thị với sự tham gia của cộng đồng - Những vấn đề cần nghiên cứu cho việc áp dụng phương pháp tại Việt Nam, tác giả Tạ Quỳnh Hoa (2009) phân tích những đặc điểm cơ bản của phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng, và nêu một số gợi ý áp dụng phương pháp này vào quy trình quy hoạch đô thị ở Việt Nam. Theo tác giả thì phương pháp quy hoạch đô thị với sự tham gia của cộng đồng đã được áp dụng ở các nước phát triển từ những năm 1960 và đạt được những thành công đáng kể. Quy hoạch đô thị có sự tham gia của cộng đồng làm cho người dân được tham gia vào các dự án quy hoạch đô thị, tăng mức độ cam kết của cộng đồng với dự án, nhờ đó tăng tính bền vững của dự án. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hướng tiếp cận này và khả năng áp dụng vẫn còn gặp nhiều thách thức và rào cản. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh rằng một bản quy hoạch tốt cần phải thể hiện được sự mong muốn của người dân, đó là một bản quy hoạch có tính linh hoạt, đáp ứng những yêu cầu của người dân. Cách tốt nhất để có được bản quy hoạch như thế là cớ sự tham gia trực tiếp của người dân vào quá trình quy hoạch. Vì, nếu chỉ có các nhà quy hoạch chuyên môn thôi thì có thể chưa cân nhắc hết tính phức tạp của bối cảnh địa phương và nhu cầu thiết thực của người dân. Thành công ở các quốc gia như Anh, Pháp, Thụy Điển là cơ sở để nghiên cứu áp dụng phương pháp quy hoạch có sự tham gia vào quy hoạch ở Việt Nam. Ở Việt Nam, Luật Xây Dựng (2003, 2005) và Luật Quy hoạch (2009) có đề cập đến việc khuyến khích sự tham gia và lấy ý kiến của cộng đồng cho các kế hoạch xây dựng và quy hoạch. Tuy nhiên, “các điều trong Luật quy hoạch liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của cá nhân và cộng đồng còn rất chung chung và vai trò cộng đồng ở đây chưa được quy định rõ”. [26] 10
  15. Ví dụ, liên quan đến vấn đề ngập nước, tác giả Nguyễn Diệp Quý Vi đã cho thấy, trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2007 và những tháng đầu mùa mưa của năm 2008, TP.HCM đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do mưa lớn, triều cường, triều cường kết hợp với mưa tại nhiều địa bàn có “truyền thống ngập” như quận 6, quận 8, quận Bình Thạnh, quận Bình Tân… và ngay cả ở khu vực trung tâm. Tác giả phân tích tính phức tạp trong việc triển khai thực hiện cũng như hiệu quả của những phương thức chống ngập mang tính rời rạc, không thống nhất như đã từng diễn ra. Để chữa lành một căn bệnh đa nguyên nhân cần có sự phối hợp nhiều cách chữa trị đa mục tiêu, đa phương pháp; Nói khác đi, cần thay đổi quan niệm khuôn sáo vốn chỉ tập trung trách nhiệm chống ngập cho ngành giao thông và thủy lợi. Vì thế, tác giả cho rằng, bên cạnh sự có mặt của ngành giao thông và thủy lợi, thì mọi thành phần khác ở đô thị đều phải vào cuộc – trong đó lực lượng đông đảo nhất là những người dân. Bên cạnh đó, tác giả cũng cần nhấn mạnh rằng, trong điều kiện hiện nay, sự tham gia của người dân vào quá trình chống ngập trước hết mới chỉ giới hạn chủ yếu ở phạm vi “cấp cơ sở”, nghĩa là ở cấp độ ý thức - nghĩa vụ của người dân trong việc bảo vệ môi trường, cùng nhau thảo luận và đóng góp cho công tác xây dựng - nâng cấp những tuyến đường nội bộ, hẻm phố nhỏ, các khu dân cư … còn việc thực hiện những công trình giao thông – thoát nước trọng điểm vẫn phải do các dự án quy mô lớn của thành phố. Bài viết đưa ra luận điểm: sự tham gia của người dân vốn đã quan trọng trong công tác quản lý, xây dựng và phát triển đô thị, thì nay lại càng quan trọng và cấp thiết hơn trước cuộc chiến chống ngập nước, vì đây đang là một trong những vấn đề nan giải của Thành phố, nên nếu thiếu sự tham gia và hành động của cộng đồng có thể sẽ làm cho tình trạng ngập nước trở nên tốt hơn hay tồi tệ hơn. Thực tiễn cho thấy, sự hợp tác của người dân trong việc giải quyết những vấn đề của đô thị là tối cần thiết. Sự tham gia này cần trong bối cảnh cơ sở hạ tầng của đô thị bị quá tải như hiện nay. [110] Tăng cường sự tham gia của người dân vào quản lý nhà nước tại địa phương sẽ “giúp đông đảo người dân tham gia nhiều hơn nữa vào các quá trình thảo luận và các quá trình hoạt động của chính quyền địa phương.” [24; tr 6]. Trong một Dự án cùng tên, Hiệp hội các đô thị Việt Nam (ACVN, 2009) nhấn mạnh vấn đề then chốt mà dự án đề cập đến là mức độ và chiều sâu của sự thay đổi trong giao tiếp giữa 11
  16. chính quyền và người dân, những thay đổi mà chưa được đề cập đến một cách chi tiết trong các văn bản quy định pháp luật gần đây (cụ thể là các quy định về Cải cách Hành chính công và Pháp lệnh về Dân chủ cơ sở). [24; tr 7] “Quan điểm của Hiệp hội các Đô thị Việt Nam và Viện KAS là nếu việc công khai thông tin cho người dân và sự tham gia của cộng đồng được cải thiện thì sẽ góp phần giúp các dự án đầu tư của nhà nước thực hiện có hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và sử dụng hết các nguồn lực.” [24; tr 13] Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, 2002) trong tài liệu Hướng dẫn giám sát có sự tham gia để đánh giá tiến độ của dự án và thúc đẩy học hỏi đã xây dựng một khung hướng dẫn cơ bản của tổ chức nhằm vận hành, đánh giá dự án phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em từ việc: xây dựng khung giám sát trong dự án; xem xét về mặt lý thuyết và thực tiễn cho hoạt động giám sát có sự tham gia; lập kế hoạch để đánh giá thay đổi; đến báo cáo kết quả và kết thúc quá trình giám sát… Tài liệu cũng nêu rõ “Những nghiên cứu, thiết kế và hoạt động can thiệp của dự án được thực hiện với phương cách có sự tham gia nhằm đảm bảo sự làm chủ của cộng đồng đối với dự án phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em và hướng tới những giải pháp khả thi trên cơ sở nhu cầu “thực tế”. Sự tham gia của các cán bộ nhà nước, các đối tác dự án và các gia đình có con có nguy cơ bị buôn bán là rất cần thiết.” [84; tr 1]. Tài liệu cũng giải thích rõ “Giám sát có sự tham gia không phải chỉ đơn thuần là giám sát theo kiểu “kiểm tra” tác động, mà còn là dịp để các bên tham gia dự án, kể cả trẻ em “học hỏi” ở những cấp thấp nhất có thể được. Đây cũng là công cụ để tăng quyền lực cho những người dân và các bên tham gia dự án khác, và điều này có thể tạo ra những hoạt động can thiệp tốt hơn trong tương lai”. [84; tr 2]. Giám sát có sự tham gia là một phương pháp có hiệu quả để xây dựng năng lực và xây dựng tinh thần làm chủ từ cấp cộng đồng lên cấp trung ương. Klaus Kirchmann (2006) trong tài liệu Lập kế hoạch có sự tham gia – cơ sở thảo luận đã khái quát về “công tác lập kế hoạch có sự tham gia đã được thí điểm thành công tại các xã trong vài năm trở lại đây”. Tuy nhiên, hiện còn có những tồn tại cần phải giải quyết và cần đưa ra những nội dung điều chỉnh, bổ sung trong vấn đề lồng ghép sự tham gia của người dân vào công tác xây dựng kế hoạch phát triển 12
  17. kinh tế - xã hội cấp xã. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng nội dung cho chương trình thảo luận, trong đó nhấn mạnh “Bản dự thảo kinh tế - xã hội cấp xã cần lấy ý kiến đóng góp của người dân trước khi được chính quyền xã quyết định thông qua. Hình thức thông qua bao gồm tổ chức các cuộc họp thôn để thảo luận bản dự thảo kế hoạch xã và một cuộc họp cấp xã đảm bảo có sự tham gia của các thành phần liên quan” [42; tr 1]. Trong công trình Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị, tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung (2014) không chỉ mô tả thực trạng người dân thực hiện phân loại, thu gom và xử lý rác, mà còn bổ sung các bình diện khác của sự tham gia, đó là các hoạt động gián tiếp, như đóng phí vệ sinh, kiểm tra/giám sát, tuyên truyền, vận động và đóng góp ý kiến trong quá trình ra quyết định. Nghiên cứu chỉ rõ các nhóm xã hội khác nhau có mức độ tham gia khác nhau trong quá trình trực tiếp và gián tiếp quản lý rác thải tại khu dân cư. Sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng các quy định và chính sách quản lý rác thải trải dài trong một phổ, từ mức độ thấp nhất là tuân thủ các quy tắc được nhóm chính quyền đưa ra đến mức độ cao nhất là tham gia đóng góp ý kiến nhưng quyền quyết định thuộc về chính quyền. Mức độ tham gia của người dân tỷ lệ nghịch với tầm ảnh hưởng của từng quy định, nghĩa là những quy định có phạm vi ảnh hưởng càng nhỏ, như trong nội bộ khu dân cư thì mức độ tham gia của người dân càng cao và giới hạn quyền lực của người dân được mở rộng hơn. Ngược lại, khi phạm vi ảnh hưởng của quy định càng lớn, vượt ra ngoài nội bộ cộng đồng thì mức độ tham gia của nhóm dân cư trong cộng đồng càng thấp và giới hạn quyền lực của người dân cũng bị thu hẹp lại. Nghiên cứu đã nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân. Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sẽ hiệu quả hơn khi đảm bảo sự đồng thuận giữa hai nhóm yếu tố, một bên là các yếu tố nhu cầu, động cơ, nhận thức của cá nhân và một bên là các thiết chế, gồm chính sách và các tập tục, thói quen của cộng đồng. Sự thiếu minh bạch trong xây dựng và thực thi các quy định, cùng với sự thiếu quan tâm đến các nhóm yếu thế, nhóm dễ bị tổn thương là những yếu tố hạn chế khả năng tham gia của các tầng lớp nhân dân trong quá trình quản lý rác thải đô thị. Bên cạnh đó, những thói quen của cộng đồng trong cách nhìn nhận về vai trò giới trong quá trình 13
  18. quản lý rác thải, tâm lý e ngại và thiếu chủ động trong các cuộc họp tại khu dân cư và hiệu quả truyền thông chưa cao cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân… [60] Cuốn sách Tăng cường sự tham gia vì kết quả phát triển, hướng dẫn của ngân hàng phát triển châu Á về sự tham gia là một bộ công cụ hướng dẫn thực hiện các dự án nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng vì kết quả phát triển bền vững của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB, 2012). Theo cuốn hướng dẫn này “sự tham gia vào các hoạt động do ADB tài trợ là nói đến các quy trình mà qua đó các bên liên quan có thể tác động hoặc đóng góp vào việc thiết kế, thực hiện và theo dõi hoạt động phát triển. Sự tham gia, không chỉ là một mục đích tự thân, góp phần cải thiện các kết quả phát triển. Bằng cách làm cho các bên liên quan hiểu rõ hơn và tham gia vào các quyết định, phân bổ nguồn lực và các hoạt động có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, sự tham gia còn đảm bảo người tham gia đạt được lợi ích từ sự tham gia này” [2; tr 2] Cuốn hướng dẫn xác định khung tham gia, gồm: - Xây dựng chia sẻ thông tin; - Tham vấn (Cần có sự đóng góp của bên có liên quan và coi đây là một phần của một chương trình, chính sách, hoặc quy trình ra quyết định dự án toàn diện; - Hợp tác (Các bên có liên quan và ADB/bên nhận tài trợ/khách hàng phối hợp với nhau, nhưng các bên có liên quan có hạn chế trong việc ra quyết định và nguồn lực); - Quan hệ đối tác (Các bên có liên quan tham gia vào quá trình ra quyết định và/hoặc kiểm soát nguồn lực, thông qua một thỏa thuận hợp tác chính thức hoặc phi chính thức hướng đến các mục tiêu chung). Nguyên tắc cốt lõi của sự tham gia là: thúc đẩy trách nhiệm giải trình và sự minh bạch; cho phép tham gia ở tất cả các cấp; mọi người đều có thể tham gia; giá trị đa dạng; đảm bảo tham gia tự nguyện; và khuyến khích các bên liên quan tự đưa ra ý tưởng và giải pháp. Những khó khăn, thách thức đối với sự tham gia nằm ở chỗ “Tham gia thành công đòi hỏi phải có sự cam kết đối với quy trình, có năng lực và nguồn lực đầy đủ, và có sự linh hoạt cần thiết để phối hợp với các bên có liên quan và tổng hợp sự đóng góp của các bên. Nếu không có một môi trường thuận lợi (cả 14
  19. về pháp lý, chính trị và văn hóa) việc tham gia có thể gặp rất nhiều thách thức [2; tr 7]. Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn Chính trị Xã hội và Phát triển Cộng đồng (RTCCD, 2012) đề xuất nguyên tắc của sự tham gia cộng đồng: Học hỏi lẫn nhau giữa những nhân viên phát triển với người dân địa phương, và giữa những lĩnh vực và thành phần khác nhau; Tôn trọng những ý kiến và quan điểm khác nhau của tham dự viên; Linh hoạt cho mỗi điều kiện và người tham dự khác nhau; Phân tích những thay đổi để đưa đến hành động đồng thuận và bền vững… Các tác giả đề cập đến 5 cấp độ của sự tham gia là: thông báo; tham vấn cộng đồng; cùng quyết định; hành động cùng nhau; hỗ trợ những sáng kiến độc lập. [88] Trong lĩnh vực truyền thông có sự tham gia của cộng đồng, Tổ chức Quốc tế Chống Đói nghèo (Actionaid, 2010) đã chỉ rõ, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hiện nay, các hình thức cung cấp thông tin ngày một đa dạng và người dân cũng có nhu cầu thông tin nhiều hơn để có cuộc sống tốt hơn. Trong bối cảnh đó, dự án “Tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình cải cách hành chính công” có một trong những mục tiêu cơ bản là “hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin theo quyền hạn của mình”. Để đảm bảo sự tham gia của người dân, tăng cường quyền tiếp cận thông tin của người dân, các sáng kiến của dự án đã tạo ra nhiều mô hình tiếp cận thông tin với các cách thức truyền thông cộng đồng hiệu quả và dễ tiếp cận. [85; tr 10] Đây là các mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng, thực sự có giá trị, gần gũi và được đánh giá cao đối với những khu vực “khó khăn hay vùng đồng bào dân tộc khó tiếp cận kênh thông tin chính”. Qua những kết quả đạt được tại các chương trình thí điểm, các tác giả đã đưa ra những đề xuất nhằm củng cố hơn phương pháp tiếp cận thông tin cho người dân: Những hoạt động truyền thông của dự án có thể phát huy tối đa hiệu quả nếu lồng ghép hoặc gắn hoạt động vào các hình thức truyền thông đại chúng, hay truyền thông của nhà nước đang có tại địa phương nhằm giúp hình thức phổ biến thông tin của nhà nước được hiệu quả hơn và dễ tiếp cận hơn; Điều quan trọng để tiếp cận thông tin hiệu quả và rộng khắp cho người dân là cán bộ thôn và cán bộ công quyền của địa phương tham gia tích cực vào công tác này… Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể rút ra là để xây dựng các mô hình thông tin thật sự có hiệu quả bền vững lâu dài, cần thiết phải 15
  20. trang bị kiến thức về thông tin cho người dân, phải giúp cho người dân hiểu vai trò, lợi ích của thông tin trong đời sống hàng ngày (thông tin về thông tin) và trong mọi hình thức cần khuyến khích, phát triển tính hai chiều trong hoạt động truyền thông với người dân. [85; tr 11]. 1.1.3 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý di tích lịch sử, văn hóa Ở Việt Nam, thời gian qua, vấn đề di sản nói chung, di tích lịch sử, văn hóa nói riêng cũng như vai trò chủ thể của cộng đồng đối với các di sản văn hóa được bàn nhiều trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề di sản và cộng đồng của chúng ta còn chưa nhiều. Trên lĩnh vực di sản văn hóa nói chung, các tác giả Quang Minh và Nguyễn Thu Trang (2012) trong bài viết Vai trò của cộng đồng nhìn từ góc nhìn bảo tồn di sản văn hóa đã chỉ ra “để hiểu rõ hơn vai trò của cộng đồng, chúng ta cần thay đổi phương thức tiếp cận từ truyền thống sang hiện đại cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của xã hội. Trong quá khứ, yếu tố huyết thống/cội nguồn dòng giống tổ tiên và nơi cư trú/không gian sinh tồn có vai trò hàng đầu trong việc gắn kết cộng đồng. Còn ngày nay, yếu tố lợi ích và sự quan tâm chung là yếu tố quyết định sự bền chặt của cộng đồng” [52; tr 20]. Các tác giả cho rằng, khái niệm cộng đồng hiện đại gồm các yếu tố, như: người dân địa phương; cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học; khách du lịch; các doanh nghiệp và công ty lữ hành. Để phát huy tối đa nguồn lực xã hội từ cộng đồng, chúng ta cần quán triệt quan điểm cơ bản là: tự nguyện, đồng thuận, tự do, bình đẳng và cùng có lợi. Cũng trên góc độ này, trong bài viết Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa tác giả Nguyễn Hồng Hà (2004) đề cao nhiệm vụ bảo tồn văn hóa là nghĩa vụ, quyền lợi thiết thực của mỗi người, mỗi nhóm xã hội, của chung cộng đồng [22] . Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, tác giả Bùi Hoài Sơn (2012) đặt ra câu hỏi về chủ thể quản lý, thụ hưởng di sản. Với bài viết Di sản cho ai và câu chuyện về việc tổ chức lễ hội truyền thống ở Việt Nam, tác giả đề cập đến ba nhóm đối tượng để trả lời cho câu hỏi của mình: nhà quản lý, du khách và cộng đồng. Ở mỗi góc nhìn khác nhau đều có những cách đánh giá, thuyết minh thỏa đáng. Theo xu thế hiện nay, yếu tố của cộng đồng đang được đề cao hơn. Tuy nhiên, áp dụng vào Việt Nam, trong 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2