intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học: Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

26
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn: “Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” tìm hiểu, phân tích và lý giải việc người dân ở đây tiếp cận, sử dụng sử dụng các loại vốn trong Khung sinh kế bền vững (nhất là vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn con người) để ứng phó với các thách thức và tận dụng các cơ hội do đô thị hóa mang lại để giảm nghèo và đảm bảo an ninh sinh kế. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học: Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THẢO ỨNG PHÓ CỦA NÔNG DÂN VỚI QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở XÃ LAM HẠ, THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Dân tộc học Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THẢO ỨNG PHÓ CỦA NÔNG DÂN VỚI QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở XÃ LAM HẠ, THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Dân tộc học Mã số: 60.31.03.10 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Sửu Hà Nội - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả làm việc nghiêm túc của tôi trong khuôn khổ chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Dân tộc học, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin hoặc nguồn thông tin được sử dụng trong luận văn. Hà Nội, tháng 7 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Thảo
  4. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài nỗ lực cố gắng, vừa thu thập tài liệu vừa tổng hợp viết bài dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Văn Sửu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp: “Ứng phó của người nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam”. Để có được thành quả này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thầy, PGS.TS Nguyễn Văn Sửu, cảm ơn Thầy đã hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng muốn bảy tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy tôi những tri thức khoa học quý báu, làm tiền đề cho tôi thực hiện luận văn này. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân, đặc biệt là cơ quan nơi tôi đang công tác đã động viên, cổ vũ tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Đặc biệt, Luận văn của tôi không thể thực hiện được nếu không có sự giúp đỡ quý báu của chính quyền và nhân dân xã Lam Hạ, nơi tôi chọn làm địa bàn nghiên cứu và cũng chính là mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các chú, các bác làm việc tại Ủy ban nhân dân xã Lam Hạ và những người dân đã giúp tôi thu thập tài liệu điền dã dân tộc học để thực hiện luận văn. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng bản luận văn này khó tránh khỏi sai sót, mong được các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè góp ý !. Hà Nội, tháng 7 năm 2015 Nguyễn Thị Thảo
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................4 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................5 3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6 6. Cấu trúc của Luận văn.............................................................................................7 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..........................8 1.1. Tổng quan tài liệu .................................................................................................8 1.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................16 1.2.1. Một số khái niệm then chốt .............................................................................16 1.2.2. Khung sinh kế bền vững ..................................................................................21 Chƣơng 2: XÃ LAM HẠ TRƢỚC QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA .......................24 2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.......................................................................24 2.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................24 2.1.2. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................25 2.2. Lịch sử hình thành và sự thay đổi địa giới hành chính ......................................27 2.2.1. Lịch sử hình thành ...........................................................................................27 2.2.2. Thay đổi địa giới hành chính ..........................................................................28 2.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa và xã hội truyền thống .............................................29 2.3.1. Hoạt động kinh tế ............................................................................................29 2.3.2. Dân cư và sinh hoạt văn hóa - xã hội .............................................................30 Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở XÃ LAM HẠ ...40 3.1. Chính sách quy hoạch và phát triển đô thị .........................................................40 3.2. Tác động đến đất nông nghiệp ...........................................................................42 3.2.1. Thực trạng .......................................................................................................42 3.2.2. Giá đền bù .......................................................................................................47 1
  6. 3.3. Tác động đến hệ thống cơ sở hạ tầng .................................................................50 3.4. Tác động đến việc làm của người nông dân.......................................................53 3.5. Tác động đến cộng đồng xã hội nông thôn ........................................................56 3.6. Tác động đến các hoạt động văn hóa, tinh thần .................................................60 Chƣơng 4: CÁC HÀNH VI ỨNG PHÓ VÀ THÍCH NGHI CỦA NÔNG DÂN XÃ LAM HẠ ............................................................................................................65 4.1. Tiếp tục bám trụ đất nông nghiệp.......................................................................65 4.2. Chuyển sang các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp ........................................69 4.2.1. Dựa vào các mối quan hệ bạn bè, hàng xóm ..................................................69 4.2.2. Dựa vào mối quan hệ họ hàng ........................................................................73 4.2.3. Tận dụng không gian đô thị mới .....................................................................77 4.3. Tiếp tục khai thác các ngành nghề truyền thống ................................................80 4.4. Tiết kiệm cho tương lai ......................................................................................83 4.4.1. Đầu tư cho giáo dục ........................................................................................83 4.4.2. Tích lũy tài sản ................................................................................................84 KẾT LUẬN ..............................................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................95 PHỤ LỤC ẢNH .....................................................................................................100 2
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG Bảng 3.1: Bảng số liệu diện tích đất tự nhiên và dân số thành phố Phủ Lý trước và sau khi mở rộng ......................................................................................................... 40 Bảng 3.2: Tình hình biến động sử dụng đất từ năm 2001 đến năm 2012 ................. 43 Bảng 3.3: Thống kê một số dự án thu hồi trên địa bàn xã Lam Hạ ......................... 44 Bảng 3.4: Cơ cấu, diện tích một số loại đất chính quy hoạch đến năm 2020 xã Lam Hạ thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam ........................................................................... 49 BIỂU Biểu đồ 2.1: Biều đồ cơ cấu đất trồng lúa của xã Lam Hạ so với các xã khác của thành phố Phủ Lý ......................................................................................................26 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ biến động diện tích sử dụng một số loại đất từ năm 2001 đến năm 2012 ...................................................................................................................43 Biểu đồ 3.2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất quy hoạch xã Lam Hạ đến năm 2020 ......50 3
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đô thị hóa đã và đang là một xu hướng tất yếu của sự phát triển của toàn cầu và khu vực. Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa đã diễn ra từ lâu, nhưng được thúc đẩy mạnh mẽ kể từ khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế trong khi tiếp tục xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa1 Đô thị hóa diễn ra tất yếu sẽ dẫn đến một diện tích lớn đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng để phục vụ việc xây dựng các khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, v.v. Việc thu hồi đất nông nghiệp khiến người nông dân bị mất đi đất sản xuất, nhất là ở Việt Nam, một đất nước có xuất phát điểm từ nông nghiệp, thì đất đai có vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng không chỉ ở góc độ một tư liệu sản xuất then chốt mà nó còn là một loại tài sản, một loại hàng hóa, một thành tố tạo nên địa vị kinh tế và xã hội của người nông dân ở khu vực nông thôn. Trong khi thừa nhận đô thị hóa là một tiến trình phát triển cần thiết, thậm chí là tất yếu, không chỉ mang lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân, mà còn đem đến cho người nông dân nhiều cơ hội sinh kế phi nông nghiệp, chúng ta cũng không thể không biết đến một thực tế rằng, đô thị hóa đi lên từ nền tảng của một nền sản xuất tiểu nông, được thúc đẩy bởi các chính sách phát triển của chính phủ, rõ ràng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức đối với người nông dân, nhất là những người nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Những thách thức này không chỉ hiện hữu rõ nhất ở khía cạnh sinh kế, mà còn thấy ở các khía cạnh văn hóa, xã hội, môi trường…Trong tiến trình đô thị hóa như vậy, người nông dân bắt buộc phải tìm cách ứng phó để thích ứng với những biến đổi, cả tích cự lẫn tiêu cực, để có thể tồn tại và phát triển. Khu vực đồng bằng sông Hồng từ lâu đã được coi là nơi đất chật, người đông, và từ những năm 1990, khu vực này trở thành một trong những địa bàn có tốc 1 Theo báo cáo “Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam” năm 2012 của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á, với 3,4%. 4
  9. độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nhất ở Việt Nam. Việc thu hồi đất nông nghiệp của những hộ gia đình nông dân ở một khu vực đông dân lại ít đất như vậy tất yếu đặt ra một vấn đề quan trọng là làm thế nào để đảm bảo điều kiện sống và sinh kế cho nông dân sau khi không còn hay còn rất ít đất nông nghiệp. Xã Lam Hạ là một địa phương có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, đã và đang đứng trước quá trình đô thị hóa. Trong bối cảnh đó, người nông dân ở đây phải đối mặt với một vấn đề quan trọng nhất là đất nông nghiệp của các hộ gia đình đang ngày càng bị thu hẹp, thậm chí là không còn đất nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp. Thực tế này đặt những người nông dân ở một trạng thái vừa phấn khởi, hy vọng với những vận hội mới, song cũng vừa hoang mang, dò tìm cách tạo ra một cách mưu sinh mới có thể thay thế cho cách mưu sinh cũ, đồng thời thích ứng được với không gian sống mới. Xuất phát từ lý do đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn: “Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” tìm hiểu, phân tích và lý giải việc người dân ở đây tiếp cận, sử dụng sử dụng các loại vốn trong Khung sinh kế bền vững (nhất là vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn con người) để ứng phó với các thách thức và tận dụng các cơ hội do đô thị hóa mang lại để giảm nghèo và đảm bảo an ninh sinh kế. 3. Câu hỏi nghiên cứu Những nhóm câu hỏi quan trọng đặt ra trong Luận văn là: 1. Người nông dân xã Lam Hạ vốn có cuộc sống và hoạt động sinh kế truyền thống như thế nào trước khi quá trình đô thị hóa diễn ra?. 2. Quá trình đô thị hóa ở Lam Hạ đã và đang diễn ra ra sao? Những khó khăn, thách thức gì đã và đang đặt ra cho người nông dân?. 3. Khi các biểu hiện cụ thể của đô thị hóa diễn ra, xâm nhập vào cộng đồng của họ, thì họ ứng phó như thế nào? Hành vi ứng phó cụ thể với các biểu hiện cụ thể của đô thị hóa là gì? Người nông dân đã ứng phó với các biểu hiện cụ thể ấy như thế 5
  10. nào, họ đã vận dụng những gì họ có (nội lực) để ứng phó và cậy nhờ vào các nguồn lực khác (ngoại lực) như thế nào? Họ ứng phó một cách chủ động hay bị động, hoặc cả hai ? Sự ứng phó này mang tính thích nghi hay phản kháng, hoặc vừa phản kháng vừa thích nghi ?. Các hành vi, suy nghĩ và ứng xử của người nông dân trong quá trình ứng phó với các biểu hiện cụ thể của đô thị hóa cho chúng ta thấy gì về những tác động và ảnh hưởng của đô thị hóa đến cuộc sống và sinh kế của họ? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Ứng phó của nông dân quá trình đô thị hóa. - Phạm vi không gian: Luận văn lựa chọn xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam làm địa bàn nghiên cứu, trong đó tập trung vào một số thôn, làng có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều nhất và có hoạt động chuyển đổi sinh kế diễn ra mạnh mẽ nhất. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2013. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Sưu tầm các nguồn tài liệu thành văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Thông tin và thư viện của Đại học quốc gia Hà Nội, Viện Dân tộc học, Viện Xã hội học, Viện tâm lý…Ngoài ra, tôi còn khai thác nguồn tài liệu là các báo cáo của các cơ quan chuyên ngành, các dự án phát triển, đầu tư, quy hoạch khu đô thị, các tài liệu lịch sử địa phương… - Phương pháp diền dã dân tộc học là phương pháp quan trọng bậc nhất mà tôi đã thực hiện tại các thôn, làng trên địa bàn nghiên cứu để tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến luận văn. Tôi đã quan sát tham dự để phân tích, mô tả dân tộc học đời sống của cộng đồng địa phương. Những thông tin định tính, những câu chuyện có thật mà tôi thu thập được qua các cuộc phỏng vấn sâu là nguồn tư liệu quan trọng đóng góp vào luận văn của tôi. - Phương pháp xã hội học: Tôi sử dụng bảng hỏi các câu hỏi đóng/mở, phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu về các cách thức ứng phó của người nông dân đối với quá trình đô thị hóa. 6
  11. 6. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Bố cục của Luận văn gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tài liệu và cơ sở lý thuyết Chương 2: Xã Lam Hạ trước quá trình đô thị hóa Chương 3: Tác động của quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ Chương 4: Các cách thích ứng phó và thích nghi của nông dân xã Lam Hạ 7
  12. Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tài liệu Khi đô thị hóa ngày càng trở thành một xu hướng phát triển quan trọng như hiện nay thì nó cũng trở thành một trong những chủ đề được nhiều nhà khoa học thuộc các ngành học khác nhau (từ kinh tế học, xã hội học, tâm lý học, cho đến nhân học...) quan tâm nghiên cứu. Tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào ứng phó của nông dân đối với vấn đề sinh kế dưới tác động của đô thị hóa là nhóm các nghiên cứu nhân học áp dụng lý thuyết khung sinh kế bền vững. Trọng tâm chính của tiếp cận lý thuyết này là nó đặt con người ở vị trí trung tâm của các phân tích và lý giải về phát triển. Qua phân tích 5 nguồn vốn và việc sử dụng 5 nguồn vốn này (vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội, vốn con người và vốn tự nhiên) sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu thấy được mức độ giàu có về các nguồn vốn, hay sự thiếu hụt của các nguồn vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến các chiến lược sinh kế và sự thích nghi cũng như khả năng ứng phó với những tác động hoặc rủi ro, v.v. [48, tr.17]. Tiếp cận sinh kế bền vững mà cụ thể là khung sinh kế bền vững đã trở thành một cách phân tích và lý giải của khá nhiều công trình nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Văn Sửu trong bài: “Chuyển đổi sinh kế của nông dân, trường hợp một làng ven đô Hà Nội” in trong “Đổi mới chính sách đất đai ở Việt Nam, từ lý thuyết đến thực tiễn” (2010) đã phân tích về những biến đổi sinh kế khi nhiều người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở các làng ven đô Hà Nội. Nghiên cứu cho thấy những người nông dân ở đây chủ yếu sử dụng vốn tự nhiên dưới hình thức đất ở và vốn tài chính có được từ tiền điền bù quyền sử dụng đất nông nghiệp và tiền bán quyền sử dụng đất ở để tham gia vào những hoạt động sinh kế phi nông nghiệp như xây nhà trọ cho thuê và kinh doanh các dịch vụ khác. Trong bối cảnh của khu vực ven đô trong tiến trình đô thị hóa thì đây được coi là một trong những cách kiếm sống của nhiều hộ gia đình, nhờ đó mà họ không phải di cư đi nơi khác tìm kiếm việc làm. Tiếp cận này được tác giả phát triển và kết hợp với tiếp cận không gian trong: “Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội” (2014). Công 8
  13. trình nghiên cứu này đã khái quát một số đặc điểm của quá trình đô thị hóa nói chung ở thành phố Hà Nội, đặc biệc nghiên cứu đã phân tích, lý giải về quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng như những ảnh hưởng của các quá trình này đến sinh kế của các hộ gia đình nông dân ở hai làng ven đô cụ thể. Việc thu hồi đất nông nghiệp đã làm mai một các hoạt động sinh kế truyền thống của nhiều hộ gia đình nông dân. Thay vì di cư tìm kiếm việc làm ở nơi khác, nhiều hộ gia đình chuyển sang kinh doanh nhà trọ, tham gia vào các hoạt động sản xuất công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ để đảm bảo cho cuộc sống. Nghiên cứu đồng thời chỉ ra những cơ hội và thách thức mà người nông dân ở hai làng trên gặp phải trong quá trình chuyển đổi sinh kế. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đi đến kết luận rằng đô thị hóa chẳng những làm thay đổi chiến lược mưu sinh của người nông dân mà nó còn làm biến đổi không gian sống từ nông thôn nông nghiệp sang đô thị phi nông nghiệp. Tập trung nghiên cứu ứng phó của người dân ven đô với vấn đề sinh kế qua tiếp cận vốn xã hội (một trong 5 loại vốn của khung sinh kế bền vững), tác giả Nguyễn Duy Thắng đã phân tích việc sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa qua nghiên cứu: “Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa” (2007). Nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với sử dụng đất nông nghiệp, việc làm, và quan hệ cộng đồng ở ven đô Hà Nội. Đặc biệt, nghiên cứu đã phân tích những tác động của đô thị hóa đến sinh kế của nông dân ven đô và việc người dân ở đây sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế như thế nào để tránh nguy cơ rủi ro bị rơi vào nghèo khổ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự phân hóa trong cách ứng phó của người nông dân nhằm đảm bảo an ninh sinh kế. Một bộ phận người nông dân có “chiến lược dựa vào đất”, tức là họ tiếp tục làm nông nghiệp, trong khi một bộ phận khác thì lại cố tìm một nghề phi nông nghiệp qua “chiến lược không dựa vào đất” để đảm bảo cuộc sống của mình. Với chiến lược sinh kế dựa vào đất, các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ gia đình có đất liền kề đã tự nguyện dồn đổi những mảnh đất nhỏ lẻ, manh mún để tạo ra một mảnh đất lớn hơn và cùng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hoặc 9
  14. chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để tăng năng suất. Với chiến lược sinh kế không dựa vào đất, người dân quan tâm đến việc cho con cái học hành hoặc tận dụng các mối quan hệ từ chính quyền địa phương cũng như từ bạn bè, họ hàng làng xóm để tìm hiểu thông tin việc làm phi nông nghiệp. Nghiên cứu kết luận rằng, việc sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế đã giúp cho người dân giảm được chi phí đầu vào cho sản xuất và các chi phí giao dịch trong tìm kiếm việc làm hay thị trường, đồng thời chia sẻ các nguồn thông tin đáng tin cậy về thị trường để tránh nguy cơ rủi ro [53, tr.47]. Trong khi đó, các nghiên cứu: “Tiếp cận nông thôn Việt Nam từ mạng lưới xã hội và vốn xã hội cho phát triển” (2008) của Ngô Đức Thịnh và “Về vốn xã hội và mạng lưới xã hội” (2008) của Hoàng Bá Thịnh lại đóng một vai trò quan trọng trong phân tích những vấn đề lý thuyết về mạng lưới xã hội, vốn xã hội, giúp người đọc hiểu một cách kỹ lưỡng về hình thái tồn tại đặc thù của vốn xã hội trong các làng xã Việt Nam cổ truyền, từ đó vận dụng để nghiên cứu vai trò của loại vốn này trong quá trình chuyển đổi sinh kế của người nông dân dưới tác động của đô thị hóa. Qua việc nghiên cứu về “tình làng nghĩa xóm” – với vai trò là một loại vốn xã hội phổ biến trong xã thôn Việt Nam, tác giả Hoàng Bá Thịnh chỉ ra những biểu hiện cụ thể cũng như “cơ chế” tồn tại của loại vốn xã hội này. Vốn xã hội - “tình làng nghĩa xóm” được biểu hiện trước hết bằng mạng lưới xã hội (tỷ lệ những người biết nhau; mức độ thân mật), các chuẩn mực xã hội (những quy tắc, giá trị bất thành văn như tránh gây tiếng ồn vào ban đên, trông trẻ hộ, cho nhau mượn trang thiết bị, đồ dùng, cho vay lương thực hoặc tiền nong…) và chế tài (các chế tài đều không chính thức nhưng rất hữu hiệu trong việc duy trì các chuẩn mực xã hội, như thông qua cách giao tiếp/ truyền thông về điều người dân không tán đồng những hành vi phá vỡ những chuẩn mực bất thành văn. Nhìn chung, các nghiên cứu của tác giả Ngô Đức Thịnh và Hoàng Bá Thịnh không chỉ có ý nghĩa trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của vốn xã hội trong chuyển đổi sinh kế mà nó còn có vai trò trong việc xem xét sự vận động của các mối quan hệ xã hội ở làng xã Việt Nam dưới tác động của đô thị hóa. 10
  15. Nghiên cứu sự ứng phó của người dân ở khu vực đô thị qua việc tìm kiếm các mối quan hệ và sử dụng các mối quan hệ này vào việc đấu tranh với sai phạm của chính quyền trong quản lý và sử dụng đất đai, tác giả Nguyễn Vũ Hoàng nghiên cứu: “Vốn xã hội trong đô thị: Một nghiên cứu nhân học về hành động tập thể ở một dự án phát triển đô thị”. Thông qua nghiên cứu về hành trình đất tranh nhằm đòi hỏi các quyền lợi liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng của tập thể người dân xóm Thanh Xuân, Hà Nội, nghiên cứu giúp người đọc làm sáng tỏ các hình thức mà người dân ở đây sử dụng vốn xã hội để tổ chức liên kết lại với nhau trong suốt một thời gian dài nhằm đòi lại quyền lợi kinh tế cho mình. Thực tế cho thấy quyền đất đai có một vị trí quan trọng trong việc lựa chọn sinh kế thay thế của người nông dân dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Nhưng qua nghiên cứu về quyền sở hữu đất đai dưới góc độ giới :“Sinh kế và tiếp cận nguồn lực đất đai của phụ nữ tại hai xã nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ” tác giả Nguyễn Thị Vân Anh lại cho thấy vai trò của phụ nữ mờ nhạt hơn so với nam giới khi quyết định về thừa kế đất đai (kể cả với thừa kế đất nông nghiệp). Trong khi phụ nữ là người sản xuất, chịu trách nhiệm chính trong việc đồng áng, được giao phó toàn bộ trách nhiệm lo toan hầu hết các vấn đề liên quan tới ruộng đồng thì quyền của họ đối với đất còn chưa được đảm bảo, tiềm ẩn rủi ro. Nghiên cứu về sự chuyển đổi sinh kế của nông dân dưới góc độ tâm lý cũng thu hút được sự quan tâm của các tác giả Phan Thị Mai Hương, Lê Hữu Xanh, Nguyễn Hồi Loan. Trong một nỗ lực nhằm đi tìm tính năng động của người dân trong chuyển đổi sinh kế, hay là cách mà người nông dân sử dụng để ứng phó với việc đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần, tác giả Phan Thị Mai Hương nghiên cứu: “Chiến lược sống qua những dự định nghề nghiệp của cư dân ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa”. Từ giả thuyết cho rằng, tính năng động của người nông dân ở ven đô được kích thích bởi những chính sách quy hoạch đô thị sẽ là cái đà để họ phát triển nội lực, kết quả nghiên cứu lại cho thấy, sự nhộn nhịp trong biến động việc làm do quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp chưa đủ mạnh để kích thích nội lực của nhiều người [27, tr.14]. Đặc biệt, nghiên cứu cũng đã đi đến chỗ khẳng định 11
  16. rằng, nhân tố đặc điểm nhân khẩu không ảnh hưởng gì đến những dự định nghề nghiệp của người dân ven đô và cũng không phải tốc độ đô thị hóa có tác động quyết định chiến lược sống của cá nhân trong việc định hướng cho hành động nghề nghiệp tương lai, mà ở đây nó thuộc về yếu tố nội lực. Từ đó, tác giả Phan Thị Mai Hương nhận định đặc tính tâm lý – văn hóa có ảnh hưởng đến những dự định nghề nghiệp của người dân ven đô trong bối cảnh đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp [27, tr.13]. Tác giả đặt vấn đề về sự kém năng động, tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào chính sách của Nhà nước của người dân, từ đó gợi mở cho các nghiên cứu hậu sinh một hướng nghiên cứu tiếp theo là các yếu tố tác động đến lựa chọn sinh kế của người nông dân dưới tác động của đô thị hóa. Nếu như mục đích của: “Chiến lược sống qua những dự định nghề nghiệp của cư dân ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” là đo lường tính năng động của người dân trong chuyển đổi sinh kế thì ở nghiên cứu: “Những biến đổi tâm lý của cư dân vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa” (2010), tác giả Phan Thị Mai Hương (chủ biên) đã mở rộng bao quát khá nhiều khía cạnh của đô thị hóa, từ biến đổi xã hội, biến đổi nhu cầu, biến đổi về mặt nhận thức xã hội, đến sự thích nghi với lối sống đô thị, biến đổi giao tiếp và quan hệ xã hội...Trong đó tác động tâm lý trong chuyển đổi sinh kế vẫn được tác giả quan tâm, nghiên cứu đã chỉ ra các xu hướng việc làm của hộ gia đình vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa. Đó là xu hướng đa dạng hóa việc làm trong cộng đồng dân cư, xu hướng mỗi người có nhiều loại việc làm trong cùng một thời điểm, xu hướng làm việc tại chỗ, xu hướng phân hóa việc làm giữa các nhóm đối tượng, xu hướng nghề nghiệp chịu ảnh hưởng của mức độ đô thị hóa. Lấy sự chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm và những dự định nghề nghiệp là thước đo đánh giá chiến lược sống của người dân ven đô, tác giả khẳng định sự tồn tại của xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp trong các hộ gia đình và tác động của độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính đối với xu hướng chuyển đổi này. Trong khi đó, tác giả Nguyễn Hồi Loan có công trình nghiên cứu: “Một số đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hội nhập kinh tế”. Trên cơ sở lập luận rằng, văn hóa là sản phẩm của con người và 12
  17. tự nhiên, mọi sự khác biệt trong truyền thống và văn hóa của các dân tộc là do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý – khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) quy định, tác giả khẳng định đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, và đặc điểm tâm lý của dân tộc Việt Nam là yếu tố “cốt lõi” tạo nên sự thuận lợi hoặc cản trở trong quá trình hội nhập [39, tr.14]. Nghiên cứu sinh kế của người nông dân dưới góc độ kinh tế học trong: “Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi” (2007), tác giả Lê Du Phong đã khảo cứu kỹ lưỡng tác động của đô thị hóa đến vấn đề công ăn việc làm của người dân thông qua những con số thống kê về diện tích thu hồi đất nông nghiệp và việc làm sau thu hồi. Nghiên cứu cho biết, trung bình mỗi hộ ở những nơi thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm và mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi làm cho 13 lao động mất việc làm trong nông nghiệp. Thông thường, khi bị thu hồi đất, người nông dân phải chuyển đổi nghề nghiệp. Vậy, câu hỏi làm gì sau khi bị thu hồi đất và sử dụng tiền đền bù ra sao được cho là một vấn đề nan giải. Nếu số tiền được đền bù từ thu hồi đất không được người nông dân sử dụng đúng mục đích sẽ làm tăng tình trạng thất nghiệp và phát sinh các vấn đề xã hội. Nghiên cứu cũng cho biết, không ít người sau một thời gian được nhận vào làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp, do không đáp ứng được yêu cầu công việc nên phải thôi việc và lại rơi vào tình trạng không có việc làm [43, tr.48-49]. Đấy là chưa kể những bất ổn tồn tại trong việc đền bù, giải tỏa, khiến cho người dân phản ứng và gây ra khiếu kiện kéo dài, số người được đào tạo nghề, được giải quyết việc làm tại các khu công nghiệp là rất ít…Nghiên cứu đặt ra vấn đề việc làm gay gắt đối với người nông dân khi họ bị mất đi đất nông nghiệp. Nghiên cứu dưới góc độ xã hội học về kinh tế nông thôn, đặc biệt là những vấn đề có tính lý luận về đặc điểm của người nông dân khi tiếp xúc với nền kinh tế thị trường phải kể đến nghiên cứu: “Xã hội học nông thôn” của tác giả Bùi Quang Dũng. Ngoài đem đến cho người đọc những kiến thức căn bản về nông thôn như: dân số nông thôn, phân tầng xã hội, kinh tế nông nghiệp, làng xã, gia đình..., tác giả 13
  18. đã so sánh đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp với nền kinh tế thị trường - nền kinh tế lấy lợi nhuận làm cơ sở tồn tại, khác hẳn với tính ổn định, bền vững của nền kinh tế nông nghiệp. Tác giả lý giải rằng, đặc điểm của người nông dân là họ tổ chức việc sản xuất không phải nhằm mục tiêu lợi nhuận tối đa mà là an ninh lương thực và giảm thiểu rủi ro [19, tr.92]. Nhưng đồng thời, cùng với sự vận động của xã hội, nhất là dưới tác động của quá trình đô thị hóa, người nông dân trở nên phân hóa rõ nét trong cách ứng xử với sự thâm nhập của nền kinh tế thị trường. Nghiên cứu “Xã hội học nông thôn” của Bùi Quang Dũng có ý nghĩa quan trọng trong việc vận dụng hiểu, phân tích, lý giải vào các lựa chọn sinh kế và thay đổi các mối quan hệ xã hội, lối sống của nông dân trong bối cảnh đô thị hóa. Dưới góc độ văn hóa, tác giả Lương Văn Hy và Trương Huyền Chi đã có nghiên cứu: “Thương thảo để tái lập và sáng tạo “truyền thống”: Tiến trình tái cấu trúc lễ hội cộng đồng tại một làng Bắc Bộ”, in trong cuốn: “Những thành tựu nghiên cứu bước đầu của Khoa Nhân học”. Trong nghiên cứu các tác giả đã chỉ ra xu hướng khôi phục trở lại các yếu tố truyền thống, biểu hiện trong việc khôi phục lại hệ thống nghi lễ và tiệc tùng quan lại bên trong cũng như bên ngoài dòng họ trong xã hội đô thị hóa, hiện đại hóa. Một số công trình nghiên cứu tập trung chuyên sâu về chuyển đổi sinh kế của người nông dân khác có thể kể đến như: “Việc làm của nông dân thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa (Khảo sát từ năm 1997 đến 2010)” của TS. Huỳnh Ngọc Thu – Ths. Lê Thị Mỹ Hà, “Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp của cư dân vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa” (2008) của Đỗ Thị Lệ Hằng, “Giải quyết việc làm cho nông dân vùng đồng bằng sông Hồng ở nước ta hiện nay” (2006) của Bùi Thị Ngọc Lan, “Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020” (2009) của Trần Ngọc Minh... Tập trung nghiên cứu mức độ đậm đặc nhất phải kể đến các nghiên cứu về sự biến đổi dưới tác động của đô thị hóa trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, lối sống, quan hệ xã hội đến nhận thức, tâm lý… 14
  19. Nghiên cứu: “Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” (2005) của Nguyễn Hữu Minh và đồng nghiệp phân tích một cách kỹ lưỡng quá trình biến đổi từ cơ cấu nghề nghiệp, nguồn thu nhập, mức sống, đến nhà ở, cơ sở hạ tầng; từ đời sống vật chất đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân ven đô Hà Nội. Trong “Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (qua trường hợp làng Phú Đô)” (2009) của Kim Kyung, tác giả chỉ ra những nhân tố đô thị hóa tác động đến làng Phú Đô, Hà Nội cũng như sự biến đổi của làng Phú Đô dưới tác động của đô thị hóa từ diện tích đất đai và quản lý sử dụng đất đến cảnh quan tự nhiên, dân số, kinh tế, nghề nghiệp, mối quan hệ xã hội, văn hóa – lối sống...Trong khi đó nghiên cứu: “Từ làng đến phố: Đô thị hóa và quá trình chuyển đổi lối sống ở một làng ven đô Hà Nội” (2010) của Bùi Thị Kim Phương lại là một công trình nghiên cứu dày dặn về các vấn đề cốt lõi của đô thị và đô thị hóa. Đó là sự thay đổi trong không gian cư trú và kiến trúc, cơ cấu kinh tế và quan hệ xã hội, đặc biệt là sự thay đổi trong văn hóa và lối sống qua các mối quan hệ gia đình, hôn nhân, tang lễ, các hình thức thờ cúng, dòng họ, tín ngưỡng. Đối với nghiên cứu: “Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Mễ Trì huyện Từ Liêm Hà Nội” (2011), tác giả Bùi Văn Tuân lại khảo sát một cách khá kỹ lưỡng cơ sở lý luận và thực tiễn của những tác động của đô thị hóa tới cấu trúc kinh tế - xã hội khu vực ven đô. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân của những tác động tích cực, tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân Mễ Trì. Cũng xem xét sự biến đổi của làng xã dưới tác động của đô thị hóa nhưng bằng cách tiếp cận không gian, nghiên cứu: “Đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự biến đổi không gian: Nghiên cứu trường hợp làng Đồng Kỵ (Từ Sơn – Bắc Ninh)” (2010) của Chu Thu Hường lại phân tích sự chuyển đổi và mở rộng của các không gian truyền thống của làng Đồng Kỵ qua không gian cư trú, không gian hành chính, không gian canh tác, không gian thiêng, không gian chứa đựng các chức năng giao thông liên lạc…Các nghiên cứu về sự chuyển biến dưới tác động của đô thị hóa đều rất đa diện, đa sắc màu, sử dụng phương pháp so sánh để lột tả bộ mặt mới của xã hội truyền thống – xã hội nông nghiệp trước khi bước sang xã hội đô thị thực sự. 15
  20. Xét một cách riêng biệt, các công trình nghiên cứu tập trung vào các vấn đề đô thị hóa hay nông thôn, nông dân Việt Nam đều rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, còn ít các nghiên cứu lấy người nông dân làm đối tượng trung tâm để phân tích nhận thức, hành vi, phản ứng của họ dưới tác động của đô thị hóa, mà điều này chỉ được nhận ra phần nào qua các nghiên cứu tổng thể về sự biến đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội, và lối sống dưới tác động của đô thị hóa...Hoặc các nghiên cứu chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh tiêu cực, sự thụ động của người nông dân mà chưa thấy được những hành vi thích nghi của họ khi đô thị hóa xảy ra. Người nông dân đã làm gì để thích ứng với các biểu hiện cụ thể của đô thị hóa là một vấn đề cần tiếp tục được quan tâm. Có thể nói, đô thị hóa ở Việt Nam phần lớn diễn ra do sự tác động của yếu tố bên ngoài, do Nhà nước thu hồi đất đai để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng. Trong khi việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp của Nhà nước để phục vụ cho các mục đích công nghiệp hóa và đô thị hóa đã tạo ra những tác động quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị đối với người nông dân bị thu hồi đất thì những chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề và tạo việc làm còn có những hạn chế. Người nông dân phải đối mặt với khó khăn trong việc chuyển đổi sinh kế cũng như đòi hỏi một sự thích ứng lớn dưới tác động của đô thị hóa. Họ buộc phải đưa ra cho mình các quyết định, các lựa chọn để thích ứng sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới. 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Một số khái niệm then chốt Thứ nhất là khái niệm ''Đô thị hóa''. Đô thị hóa (urbanization) bắt nguồn từ cổ tự la tinh “urbanus” có nghĩa là thuộc tính của đô thị. Theo Mạc Đường: “đô thị hóa là một quá trình kinh tế và xã hội để biến một vùng dân cư không có cuộc sống đô thị thành một vùng dân cư có thuộc tính của xã hội đô thị”. Đô thị hóa còn là một quá trình biến đổi văn hóa và ứng xử. Văn hóa và cách ứng xử đô thị dần dần bao trùm lên và làm tan biến dần văn hóa và ứng xử truyền thống nông thôn [21, tr.115]. Với một nền kinh tế chủ yếu là từ nông nghiệp như Việt Nam đô thị chủ yếu được đi lên từ nông thôn có sự tác động của Nhà nước. Do đó, có nhiều khái niệm 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2