LUẬN VĂN: Công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên của Đảng Cộng sản Việt Nam 1996 - 2006
lượt xem 33
download
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, tầng lớp thanh niên có vai trò vô cùng to lớn đối với tiến trình phát triển của xã hội. Thanh niên là một lực lượng to lớn, chiếm tỷ lệ đông đảo trong dân cư, là chủ thể xây dựng xã hội, lớp người sáng tạo ra tương lai, lực lượng có vai trò quan trọng thúc đẩy lịch sử phát triển. V.I Lênin đã chỉ ra rằng: “Ai nắm được thanh niên, người đó làm chủ thế giới và theo một nghĩa nào đó nhiệm vụ xây dựng xã...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên của Đảng Cộng sản Việt Nam 1996 - 2006
- LUẬN VĂN: Công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên của Đảng Cộng sản Việt Nam 1996 - 2006
- Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử phát triển của nhân loại, tầng lớp thanh niên có vai trò vô cùng to lớn đối với tiến trình phát triển của xã hội. Thanh niên là một lực l ượng to lớn, chiếm tỷ lệ đông đảo trong dân cư, là chủ thể xây dựng xã hội, lớp người sáng tạo ra tương lai, lực lượng có vai trò quan trọng thúc đẩy lịch sử phát triển. V.I Lênin đã chỉ ra rằng: “Ai nắm được thanh niên, người đó làm chủ thế giới và theo một nghĩa nào đó nhiệm vụ xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa đó chính là thanh niên”. Quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ, đặt niềm tin vào thanh niên, đánh giá đúng vai trò của thanh niên chính là việc làm cần thiết để đi tới xây dựng xã hội tương lai. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng trong bất cứ thời kì nào thanh niên cũng là lực lượng cách mạng hùng hậu, có chí tiến thủ và hoài bão lớn lao, với lòng yêu nước nồng nàn đã luôn đi đầu đáp ứng yêu cầu của dân tộc và trở thành những chiến sĩ cách mạng kiên cường. Hàng triệu thanh niên đã ngã xuống vì độc lập tự do cho dân tộc, ghi nên những trang sử vẻ vang, tạo nên những thế hệ thanh niên anh hùng của một dân tộc anh hùng. Với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Xẻ dọc Tr ường Sơn đi cứu nước”, hăng hái tham gia các phong trào “Ba s ẵn sàng”, “Ba đảm đang”…thanh niên Việt Nam đã trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi đất nước đang chuyển mình đi lên với những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, nhiệm vụ nặng nề đó lại được giao phó cho thế hệ thanh niên. Hiện tại và tương lai nước nhà hoàn toàn phụ thuộc vào khả n ăng, sự sáng tạo, niềm đam mê…của các thế hệ thanh niên hôm nay, đúng như Bác Hồ đã đánh giá: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phầ n là do các thanh niên”. Tuy nhiên, các thế lực thù địch cũng đang ra sức phá hoại công cuộc đổi mới của chúng ta bằng âm mưu “diễn biến hoà bình”, chúng coi thanh niên là đối tượng trước tiên cần lôi kéo, tác động nhằm làm cho thế hệ thanh niên hiện nay xa rời lý
- tưởng cách mạng, xa rời sự lãnh đạo của Đảng, gieo rắc tâm lý hoài nghi, mơ hồ về chính trị, tư tưởng bất mãn với chế độ, bên cạnh đó còn truyền bá lối sống đồi truỵ, thực dụng để làm tha hoá thanh niên nhằm phá hoại thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Thực tế đó không thể không ảnh hưởng, tác động tới niềm tin, lý tưởng của thế hệ thanh niên hiện nay mà còn làm băng hoại những giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống, thay đổi lối sống và nếp sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên. Do vậy, công tác thanh niên đang là vấn đề có tính cấp thiết của công cuộc cách mạng hiện nay, công tác này đòi hỏi phải có sự quan tâm, chăm sóc giáo dục toàn diện của toàn Đảng, của các tổ chức chính trị xã hội…đặt niềm tin sâu sắc vào thế hệ thanh niên, coi c ông tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Bên cạnh đó phải tăng cường chăm lo, quan tâm tới lợi ích của chính đáng của thanh niên, giúp đỡ thanh niên rèn luyện lý tưởng, ý chí, đạo đức và lối sống tốt đẹp nhằm phát huy tiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay đúng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã khẳng định: “Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên và việc bồi dưỡng, rèn luyện thanh niên. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc”. Trong suốt tiến trình cách mạng cũng như trong giai đoạn 1996 - 2006, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thường xuyên coi trọng và tiến hành việc rèn luyện, giáo dục thanh niên về lý tưởng, đạo đức, lối sống - coi đây là nhiệm vụ chiến lược, thường xuyên của Đảng và đã thu được nhiều kết quả, kinh nghiệm. Tuy nhiên, công tác giáo dục thanh niên đã qua, thực trạng giáo dục thanh niên hiện nay đang có nhiều vấn đề phức tạp, bất cập cần luận giải. Bên cạnh đó, giai đoạn 1996 - 2006 cũng là giai đoạn phát triển mới của đất nước trong tình hình thế giới có những biến động phức tạp, xu hướng toàn cầu hoá lan rộng, các thế lực thù địch tăng cường chống phá Đảng và Nhà nước ta bằng các thủ đoạn khác nhau trong đó đặc biệt là nhằm vào thế hệ trẻ, tương lai của đất nước. Với lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh
- niên của Đảng Cộng sản Việt Nam 1996 - 2006” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho các thế hệ thanh niên là một việc làm quan trọng trong hoạt động của Đảng ta từ khi ra đời cho đến nay. Vì vậy đã có rất nhiều tác giả quan tâm đi sâu nghiên cứu. Một số tác giả nhìn nhận thanh niên với t ư cách là lực lượng xung kích đi đầu trong mọi hoạt động của cách mạng như: Lê Duẩn, Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Thanh niên; Thanh niên trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, Nxb Thanh niên …Các tác phẩm trên đã khái quát quá trình ra đời, trưởng thành và phát triển của các thế hệ thanh niên Việt Nam cũng nh ư ghi nhận những đóng góp của thanh niên đối với tiến trình lịch sử của dân tộc. Khẳng định vai trò của thanh niên cũng như quá trình phấn đấu học tập và rèn luyện vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, coi lý t ưởng cách mạng là cội nguồn sức mạnh của thanh niên. Phát huy vai trò xung kích của thanh niên, hoạt động giáo dục, tổ chức thanh niên luôn là nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức thanh niên cũng như xây dựng cho thanh niên lý tưởng sống cao đẹp. Các tác giả đã đưa ra thực trạng và hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục cho thanh niên như: - Phạm Văn Đồng, Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc thành những chiến sĩ cách mạng dũng cảm, thông minh, sáng tạo, Nxb Sự thật, Hà Nội,1969. - Trần Quy Nhơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2004. - Quang Vinh, Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội 2000… Các tác phẩm dù đề cập ở khía cạnh nào cũng đều khẳng định vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của công tác giáo dục cho các thế hệ thanh niê n. Một số luận án sau Đại học chuyên ngành Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, CNXH KH...trong những năm gần đây đã trực tiếp nghiên cứu về vấn đề giáo dục thanh niên của Đảng như:
- - Tô Thành Phát, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002. - Đặng Thanh Phương, Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên – sinh viên ở thủ đô trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Thị Bình. Một số suy nghĩ về đổi mới tăng cường công tác bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên của Đảng trong thời kỳ hiện nay, Luận văn thạc sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1995. - Trần Thị Mỹ Hường, Đảng lãnh đạo công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở miền Bắc thời kỳ 1954 - 1975, Luận văn thạc sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006. - Trần Thị Nhơn, Tư tưởng Hồ chí Minh về vai trò của thanh niên và sự vận đụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước 1975 - 1996, Luận án tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001... Các tác giả đều đã trình bày quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục thanh niên trong các giai đoạn cách mạng trước đây, các công trình đã phản ánh được phần nào những thành quả đã đạt được trong quá trình Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong các giai đoạn tiếp theo. Đây chính là cơ sở tư liệu để tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã có nhiều tác phẩm, nhiều công trình nghiên cứu về đề tài thanh niên trong những năm qua nhưng dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng, chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống, chi tiết và tổng kết kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo công tác giáo dục thanh niên trong giai đoạn 1996 - 2006. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích - Làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo công tác giáo dục thanh niên 1996 - 2006 với những ưu, nhược điểm, đánh giá thành tựu cũng như những hạn chế của quá trình. Khẳng
- định vai trò to lớn của thanh niên trong cách mạng Việt Nam và đưa ra những giải pháp cần thiết để phát triển công tác thanh niên trong những n ăm tiếp theo. - Rút ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa lịch sử và thực tiễn trong việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu hệ thống các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác giáo dục thanh niên. - Làm rõ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên giai đoạn 1996 - 2006. - Đánh giá thành tựu, hạn chế từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác giáo dục thanh niên cho các giai đoạn cách mạng tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng - Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên, vai trò của thanh niên cũng như công tác giáo dục thanh niên của Đảng. - Quá trình Đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác giáo dục thanh niên trong giai đoạn 1996 - 2006. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ thanh niên giai đoạn 1996 - 2006 nhằm làm rõ vai trò của thanh niên và công tác thanh niên, bên cạnh đó chỉ ra những mặt hạn chế cần khắc phục trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên của Đảng. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ thanh niên. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Ngoài ra tác giả đã vận dụng một số phương pháp khác như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…
- - Luận văn chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu là các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tài liệu lưu trữ tại trung ương Đoàn, Uỷ ban Thanh thiếu niên của Quốc hội… 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Luận văn lần đầu tiên góp phần làm rõ hơn nội dung, phương thức và quá trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên trong giai đoạn 1996 -2006. Từ những thành quả đã đạt được trong quá trình đó, rút ra những kinh nghiệm lý luận và thực tiễn của Đảng trong các giai đoạn tiếp theo. - Khẳng định vai trò của thanh niên và công tác thanh niên cũng như việc cần thiết phải tăng cường công tác giáo dục thanh niên về lý t ưởng, đạo đức, lối sống của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 2 chương, 5 tiết.
- Chương 1 vị trí, vai trò của thanh niên và công tác giáo dục lý t ưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên trong cách mạng Việt Nam 1.1. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và việc xây dựng lý tưởng, đạo đức, lối sống trong thanh niên 1.1.1. Một số vấn đề về khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm lý tưởng Lý tưởng là mục đích cao đẹp mà con người lựa chọn hoặc tự xây dựng nên từ những hình mẫu cụ thể trong hiện thực, nó có tác dụng lối cuốn toàn bộ cuộc sống của con người nhằm đạt được mục tiêu mà mình đang nhắm tới. Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, Đảng và Bác hồ đã nhận ra sức mạnh to lớn của dân tộc, trong đó có s ự đóng góp của các thế hệ thanh niên mà động lực tạo nên sức mạnh to lớn đó chính là l ý tưởng cách mạng đã thôi thúc lớp lớp thanh niên chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Lý tưởng chính là cái đích mà ta hướng tới, vì lý tưởng cách mạng mà người ta sống, học tập, chiến đấu và dưới ánh sáng của lý tưởng, con người hiểu được ý nghĩa sâu sắc của cuộc đời. Lý tưởng chẳng khác nào ngôi sao dẫn đường cho con người bước tới, chỉ hướng cho con người hành động. Lý tưởng là động lực thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người, thôi thúc nguyện vọng tự trau dồi, tự tu d ưỡng. Lý tưởng tạo cho con người niềm tin sắt đã vào thắng lợi cuối cùng và một sức mạnh phi thường để hoàn thành các nục tiêu đề ra. Lý tưởng trở thành niềm tin, một lòng tin khoa học trên cơ sở phát triển của lịch sử xã hội chứ không phải ở lòng tin mù quáng. Đồng chí Trường Chinh khẳng định: “Lý tưởng là cái gì cao quý, cái gì tốt đẹp mà mình hằng mơ ước và có thể thực hiện được nhưng phải đấu tranh gian khổ mới có”, “Trước đây hy sinh chiến đấu cứu nước là anh hùng. Ngày nay hy sinh, phấn đấu để nhân dân ta được ăn no, mặc đủ, có nhà ở, được học hành là sự nghiệp anh hùng. Phấn đấu không mệt mỏi để trong vòng 15, 20 năm nữa biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh là sự nghiệp anh hùng, là lý tưởng của thanh niên”.
- Thắp sáng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi việc thanh niên xác định được lý tưởng đúng đắn là vấn đề rất quan trọng. Lý tưởng cách mạng chính là mục tiêu phấn đấu của cách mạng. Ngay từ khi Đảng ta ra đời, Đảng và Bác hồ đã chỉ rõ mục tiêu phấn đấu cuối cùng là thực hiện chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản ở n ước ta. Mục tiêu cách mạng đó của Đảng cũng chính là lý tưởng cách mạng của các thế hệ thanh niên Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đông đảo thế hệ thanh niên Việt Nam đã viết tiếp truyền thống anh hùng của dân tộc, đánh thắng hai tên đế quốc hùng mạnh, giành độc lập tự do cho Tổ quốc và ngày nay đang bước tiếp trên con đường đổi mới mà Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. 1.1.1.2. Khái niệm đạo đức Trong lịch sử Việt Nam và khu vực á đông theo tư tưởng Nho giáo, phạm trù đạo đức được luận giải tập trung ở cương thường và mở rộng tới luân thường. Đạo chính là năm mối quan hệ cơ bản của con người: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè; gọi chung là ngũ luân. Trong đó ba mối quan hệ quan trọng nhất là vua tôi, cha con, vợ chồng được gọi là tam cương. Đức theo Khổng Tử là trí, nhân, dũng. Sau đó các học trò của ông mở rộng thành ngũ thường (nhân, lễ nghĩa, trí, tín). Đạo đức chính là sự kết hợp tam cương với ngũ thường thành cương thường (nghĩa hẹp) hoặc kết hợp ngũ luân với ngũ thường thành luân thường (nghĩa rộng). Cương thường và luân thường là nguyên tắc chi phối mọi suy nghĩ và hành động của con người, đó là cốt lõi của tư tưởng, đạo đức và luân lý Nho giáo. ở phương Tây, thuật ngữ đạo đức xuất phát từ phạm trù luân lý, bao quát các nguyên tắc hoạt động và ứng xử của con người trong cộng đồng. Đạo đức gắn liền với những thói quen, tập quán sống nên ý nghĩa của nó thường xuyên biến đổi theo tiến trình phát triển của nhân loại. Đạo đức chính là phép ứng xử có nhân phẩm giữa người này với người khác. Đạo đức luôn luôn là một quan hệ hai chiều, là một thể chế đặc thù của xã hội nhằm điều chỉnh các hành vi của con người trong các lĩnh vực đời sống xã hội. C.Mác cho rằng đạo đức chính là lực lượng bản chất của con người trong sự phát triển của nó theo h ướng
- ngày càng đạt tới giá trị đích thực của cái thiện. Còn Ph. Ăngghen xác định ý thức đạo đức là sự phản ánh thực tiễn đạo đức của xã hội, là sản phẩm của tình hình kinh tế xã hội. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là phải “kính yêu nhân dân. Phải thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân…Phải nắm vững quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối quân chúng, thành tâm học hỏi quần chúng…Phải thật thà, ngay thẳng, không được giấu dốt, giấu khuyết điểm, sai lầm. Phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị, không được chủ quan. Phải luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải “chí công vô t ư” và có tinh thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Tức là Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là sự thống nhất tư tưởng và phong cách sống. ở Người đạo đức đóng vai trò như là lẽ sống thấm vào tư tưởng và lối sống. ý thức đạo đức xã hội cơ bản là sự phản ánh tồn tại xã hội, cho nên mỗi hình thái kinh tế - xã hội hay mỗi giai đoạn lịch sử đều định hình những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức tương ứng. Trong đó, ngoài những giá trị chung nó cũng hàm chứa các nét đặc thù, kể cả cái đơn nhất trong giá trị đạo đức. Đây là cơ sở hình thành các thang bậc đạo đức của mỗi giai đoạn lịch sử hoặc mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Từ những lập luận trên, có thể thấy rằng: đ ạo đức chính là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực xã hội mà nhờ đ ó con ngư ời tự giác đ iều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của m ình và s ự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ giữa ng ười với ng ười. 1.1.1.3. Khái niệm lối sống Khi bàn về khái niệm lối sống, các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều ý kiến khác nhau song hầu hết đều gặp nhau và thống nhất trên những vấn đề cơ bản như: lối sống là phạm trù bao gồm tất cả các lĩnh vực hoạt động sống cơ bản của con người như lao động, sinh hoạt, hoạt động xã hội, chính trị và giải trí. Chính vì thế nó mang tính lịch sử sâu sắc. Theo quan điểm của Mác và Ăngghen, phương thức sản xuất là cơ sở vật chất của lối sống. Lối sống được hình thành trên cơ sở tổng hợp toàn bộ mối quan hệ xã hội có liên quan đến cơ cấu của hình thái kinh tế xã hội. Mỗi một lối sống nhất định phù hợp với một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Khi quá độ từ hình thái kinh tế này sang hình thái kinh tế khác, lối sống cũng sẽ biến đổi cơ bản cả về hình thức và chất lượng.
- ở Việt Nam cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau về lối sống. Song về cơ bản khái niệm lối sống được xem xét với một góc nhìn tổng hợp, trong đó nói đến mối qua n hệ giữa mặt chủ quan và khách quan, giữa hoạt động sản xuất và hoạt động phi sản xuất. Từ đó có thể hiểu lối sống của con người là kết quả hoạt động và tổ chức của con người trong quá trình thích nghi và biến đổi hoàn cảnh sống mà con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vừa là chủ thể sáng tạo ra hoàn cảnh sống của chính nó. Tác động của phương thức sản xuất và những điều kiện sống khác đối với lối sống bao giờ cũng phải thông qua các hoạt động của chủ thể và mang dấu ấn khúc xạ bởi các chủ thể. Lối sống là biểu hiện của cái xã hội trong cá nhân, cho nên nó có tính linh hoạt và cơ động cao. Lối sống phản ánh mối liên hệ biện chứng giữa cái phổ biến với cái đặc thù và cái đơn nhất, cho nên nội dung và phạm vi của nó rộng lớn và đa tầng, đa nghĩa. Một số khái niệm gần gũi với lối sống như: Lẽ sống: là thuật ngữ triết học, đạo đức, tâm lý để chỉ mặt ý thức của lối sống. Lẽ sống có vai trò dẫn dắt, định hướng và định tính nhằm làm cho lối sống ổn định. Lẽ sống dựa vào lý tưởng và các giá trị xã hội phản ánh tính chủ thể của lối sống. Mức sống: là thuật ngữ kinh tế - xã hội để đánh giá các nhu cầu vật chất và tinh thần đã được thoả mãn và có thể đo lường trực tiếp bằng số lượng. Thông thường mức sống phản ánh trình độ con người đạt được trong hoạt động sản xuất. Mức sống được nâng cao là điều kiện vật chất cần thiết và có tính khách quan để cải htiện lối sống. Tuy nhiên, không thể đồng nhất mức sống với lối sống, vì lối sống còn chịu sự định hướng và định tính của lẽ sống, định hướng giá trị và môi trường sống. Chất lượng sống: là thuật ngữ triết học - xã hội để chỉ mức độ thoã mãn nhu cầu vật chất và tinh thần nhưng không thể đo lường trực tiếp về số lượng. Chất lượng sống là thước đo thiên về việc thể hiện mức độ tự do về mặt xã hội cũng như điều kiện phát triể n của cá nhân. Chất lượng sống cho biết lối sống đạt tới trình độ nào, tính chất và phạm vi nào. Phong cách sống: là thuật ngữ tâm lý - xã hội để đánh giá và nhận định thái độ và hành vi ứng xử hàng ngày của cá nhân và các nhóm xã hội. Nó chính là hình thức biểu hiện của lối sống trong hoạt động xã hội và sinh hoạt của cá nhân và của các nhóm xã hội.
- Nhịp (độ) sống: là thuậ ngữ tâm lý - xã hội để đánh giá cách thức và tính chất sử dụng thời gian trong hoạt động và sinh hoạt của cá nhân và của các nhóm xã hội. Đó là sự đo lường về mặt thời gian của lối sống, tức là một khía cạnh quan trọng đánh giá chất lượng sống. Môi trường sống: gồm môi trường thiên nhiên, môi trường vật thể văn minh (hay còn gọi là tự nhiên thứ hai, tức là cái tự nhiên do con người tạo ra) và môi trường xã hội… Tóm lại có thể coi các khái niệm trên đây là những hàm nghĩa của phạm trù lối sống. 1.1.2. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và việc xây dựng lý t ưởng, đạo đức, lối sống trong thanh niên 1.1.2.1. Quan điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, thanh niên luôn là một lực l ượng hùng hậu, chiếm tỷ lệ đông đảo trong dân cư, có vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Họ chính là chủ thể xây dựng nên xã hội mới, lớp người sáng tạo ra tương lai, là mắt xích quan trọng trong sợi dây phát triển của nhân loại. Một trong những phát hiện vĩ đại nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học - học thuyết giải phóng và phát triển con người - là học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mà theo đó giai cấp công nhân sẽ tự giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội khỏi áp bức, bất công để xây dựng lên một xã hội mới tốt đẹp hơn. Để thực hiện được sứ mệnh lịch sử đó cần có sự tham gia của các lực lượng trong xã hội, đặc biệt là vai trò của tầng lớp thanh niên. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề cập nhiều tới vị trí, vai trò của thanh niên và công tác giá o dục thanh niên đối với vận mệnh lịch sử của mỗi dân tộc, của nhân loại và thời đại. C.Mác cho rằng “tương lai của giai cấp công nhân và tương lai của nhân loại hoàn toàn phụ thuộc và thế hệ công nhân đang lớn lên”[27, 263]. Chính C.Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn sức sống của dân tộc và giai cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc. Khi đánh giá vai trò của thanh niên trong đấu tranh cách mạng, các nhà kinh điển Mác xít cho rằng chỉ có con đường cách mạng vô sản và việc xây dựng chủ nghĩa xã hội mới thực sự làm
- cho các thế hệ thanh niên phát huy được vai trò to lớn của mình một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Do vậy, việc giáo dục thanh niên được coi là nhiệm vụ hàng đầu để đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa - con người phát triển toàn diện, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hoà, phong phú. Các ông cũng chỉ rõ công tác giáo dục, đào tạo những người chủ tương lai của đất nước, những người trực tiếp xây dựng xã hội mới là một vấn đề có ý nghĩa to lớn, quan hệ mật thiết tới sự t ồn tại của bản thân nền chuyên chính vô sản và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Dưới nền chuyên chính vô sản, Đảng của giai cấp công nhân đặc biệt coi trọng việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ vì một trong những nhiệm vụ trọng yếu của của Đảng trong thời kỳ chuyên chính vô sản là phát triển công tác cải tạo các thế hệ cũ và giáo dục các thế hệ mới theo tinh thần chuyên chính vô sản và chủ nghĩa xã hội. Các Mác có ý t ưởng sâu sắc về thanh niên và giáo dục thanh niên, theo ông thanh niên là một lực lượng “đang phát triển” trong đấu tranh cách mạng, chính ở đây thanh niên sẽ tích luỹ tri thức và kinh nghiệm mở rộng các mối liên hệ xã hội mà nhờ đó, thế hệ trẻ đạt được sự phong phú của con người, của nhân cách. C.Mác và Ăngghen kịch liệt phản đối nền giáo dục kiểu phong kiến và giáo dục tư sản, nền giáo dục ấy làm cho thanh niên, học sinh, sinh viên phát triển què quặt và các ông đòi hỏi phải có sự thay đổi triệt để về giáo dục, làm cho giáo dục mang tính nhân đạo bao gồm: Trí lực, thể lực, kỹ thuật. Ăngghen đặt niềm tin vào thế hệ những người trẻ tuổi của giai cấp vô sản giác ngộ, có học vấn, được giáo dục theo tinh thần của chủ nghĩa cộng sản. Nó đảm bảo quyền được phát triển đầy đủ những tài năng của mình và vì thế cần quan tâm giáo dục cẩn thận thế hệ đang lớn lên. Mác và Ăngghen luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên trong đời sống chính trị - xã hội. Từ các phong trào cách mạng cuối thế kỷ XIX ở Đức, áo, Nga...với sự tham gia của tầng lớp thanh niên các ông đã nhận thấy cũng như công nhân, tầng lớp thanh niên khi được tổ chức sẽ trở thành hạt nhân của đội quân cách mạng, là lực lượng hùng hậu có khả năng hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Ăngghen khẳng định thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính cuộc sống hiệ n thực đã, đang và sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị. 1.1.2.1. Quan điểm của Lênin
- Lênin lại đặc biệt đánh giá cao vai trò của thanh niên công nhân, coi đó là “nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng”. Người đã quan sát thấy trong thanh niên công nhân một khát vọng nồng cháy không gì kìm hãm được sự vươn tới lý tưởng dân chủ và CNXH, thành công của phong trào thanh niên chính là chỗ biết gắn liền nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác - tri thức khoa học với sự tham gia trực tiếp của họ vào cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản. Người đã khẳng định: “Ai nắm được thanh niên, người đó làm chủ thế giới và theo một nghĩa nào đó nhiệm vụ xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, đó chính là của thanh niên”. Thấu hiểu những đặc trưng của lớp người trẻ tuổi, Lênin đặt niềm tin vào vai trò và sức sáng tạo của thế hệ thanh niên cách mạng một cách sâu sắc, nhất quán. Ông cho rằng: “Nhiệm vụ thực sự sáng tạo ra xã hội cộng sản chủ nghĩa chính là của thanh niên”. Cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới là nhiệm vụ quan trọng nhất của Đoàn thanh niên cộng sản cho nên phải động viên thanh niên tích cực tham gia xây dựng kinh tế và văn hoá. Muốn kiến thiết kinh tế, muốn tăng năng suất lao động để chiến thắng chủ nghĩa tư bản thì cần phải có tri thức, cần phải nắm được khoa học - kỹ thuật, thanh niên phải chiếm lấy thành trì khoa học thì mới thật sự trở thành chủ nhân của đất nước: Thật sai lầm khi nghĩ rằng chỉ cần thấm nhuần những khẩu hiệu cộng sản, những kết luận của khoa học cộng sản mà không cần phải thấm nhuần tổng số kiến thức mà chính bản thân chủ nghĩa cộng sản là kết quả. Nếu không có một nền học vấn hiện đại thì chủ nghĩa cộng sản chỉ là một nguyện vọng mà thôi [24, tr.365]. Để thanh niên phát huy được vai trò của mình, thực hiện được nhiệm vụ cao cả đó, Lênin chủ trương cải tổ triệt để công tác tổ chức và giáo dục thanh niên với những nội dung giáo dục cụ thể, toàn diện. Đó là giáo dục cho thanh niên tinh thần khắc phục khó khăn: “Nếu sợ khó khăn thì Đoàn thanh niên cộng sản sẽ không phải là Đoàn thanh niên cộng sản nữa”. Đoàn thanh niên cộng sản “không thể hành động như những kẻ hèn yếu vốn quen trốn tránh khó khăn và đi tìm những việc dễ làm”. Phải giáo dục lòng tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, giáo dục cho thanh niên tinh thần kiên cường và chí khí bền vững để có thể vượt qua những thất bại buổi đầu, tiến thẳng tới mục đích lớn lao. Lênin cũng chỉ rõ rằng nhiệm vụ của thanh
- niên trong đó thanh niên sinh viên là phải học tập, học chủ nghĩa cộng sản. Phải tiêu hoá những tri thức sách vở biến nó thành ph ương pháp để làm việc một cách sáng tạo, tập làm quen với những công tác thực tế, khắc phục những biểu hiện nhà tr ường tách với cuộc sống, trong học tập chỉ biết tiếp thu tri thức một cách thụ động, máy móc và giáo điều, không có đầu óc phê phán. Người nhấn mạnh, nhà trường mới, nền giáo dục của chế độ mới phải giúp thanh niên thanh toán triệt để những hậu quả tiêu cực của nền giáo dục tư sản để lại. Toàn bộ sự nghiệp giáo dục cho thanh niên phải h ướng vào việc phát triển đạo đức trong thanh niên để họ trở thành những con người tốt, những con người có văn hoá phục vụ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Ngoài vấn đề học tập, trau dồi đạo đức, thấm nhuần chủ nghĩa cộng sản, Lênin còn nhấn mạnh vấn đề thanh niên phải không ngừng bồi dưỡng sức khoẻ, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ và văn hoá, chỉ có như vậy thanh niên mới tránh được những tác động không lành mạnh của xã hội đối với cuộc sống, từ đó phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Thanh niên cần phải được tươi vui, yêu đời và có tinh thần sảng khoái. Họ cần những môn thể thao lành mạnh, những ngón tay khéo léo. Có nghĩa là được luyện tập để các bắp thịt được nhẹ nhàng và nhanh nhẹn đáp ứng lại những đòi hỏi của lao động tinh xảo và cao [25, tr.269]. Các nhà kinh điển còn vạch rõ việc giáo dục thanh niên không phải theo lối cũ, tách rời cuộc sống, tách rời đấu tranh. Đoàn thanh niên cộng sản phải gắn việc giáo dục, học tập, thực tập của mình với lao động của những người công nhân và nông dân, không nên chỉ giam mình trong việc đọc sách báo và tài liệu của cộng sản. Phải biết đặt vấn đề như thế nào để hàng ngày ở mỗi làng mạc, mỗi thành phố, thanh niên giải quyết đước một cách thực tiễn vần đề này hay vấn đề khác của lao động tập thể, dù là nhỏ bé nhất, đơn giản nhất. 1.1.2.3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam Kế thừa những di sản quý báu của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển luận điểm mácxít về vai trò của thanh niên trong xã hội, về nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ của Đảng thông qua tổ chức Đoàn thanh niên trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Nếu như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác luôn gắn thanh niên
- với giai cấp công nhân, với đảng tiên phong của nó thì Hồ Chí Minh cho rằng thanh niên không những gắn với giai cấp công nhân mà còn gắn với dân tộc. Muốn hồi sinh dân tộc trước hết phải hồi sinh thanh niên. Việc tổ chức Việt Nam cách mạng Thanh niên để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ra Báo “Thanh niên” đă chứng tỏ Hồ Chí Minh có một tầm nhìn chiến lược khi nhìn nhận vai trò của thanh niên, chỉ thanh niên mới có thể “nắm vai trò là người châm ngòi lửa đầu tiên cho cách mạng Việt Nam”. Người coi thanh niên là hạt giống quý của cách mạng, là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai. Xác định vị trí, vai trò của thanh niên đối với tương lai của đất nước, Người khẳng định: Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên, thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó [33, tr.185]. Để giúp thanh niên thực hiện vai trò của mình, Hồ Chí Minh đặc bịêt nhấn mạnh tới công tác giáo dục thanh niên coi đó là vai trò của người công dân đối với nhà nước, với chế độ, vai trò của người chiến sĩ cách mạng đối với lý tưởng và sự nghiệp mà mình theo đuổi. Từ đó, thanh niên phải biết trau dồi đạo đức cách mạng, hết lòng phục vụ cách mạng, suốt đời phấn đấu, hy sinh cho lý tưởng cao quý: độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ của thanh niên là phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm gì cho lợi ích nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?”. Đó cũng chính là yêu cầu về giáo dục và tự giáo dục ở thanh niên theo tư tưởng của Hồ Chí Minh. Trong rất nhiều tác phẩm của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đều đề cập tới vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Theo Người, giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ với các cuộc đấu tranh xã hội, giáo dục thanh niên là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường, Đoàn thanh niên và các đoàn thể cách mạng khác nhằm biến nguồn lực dồi dào của tuổi trẻ ở dạng tiềm năng trở thành hiện thực. Người viết: Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có ý chí tiến thủ. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo
- đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc quan trọng và cần thiết [34, tr.498]. Với quan điểm cho rằng “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghĩ ngay tới việc xây dựng nước nhà giàu mạnh, sánh kịp các nước anh em, bạn bè trên thế giới mà lực l ượng gánh vác công việc đó không ai khác ngoài các thế hệ thanh niên, học sinh, sinh viên: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Vi ệt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Hồ Chí Minh luôn cho rằng việc bồi dưỡng cho đời sau là công việc hết sức công phu, bền bỉ. Người coi giáo dục và đào tạo, rèn luyện thế hệ trẻ là sự nghiệp “trồng người”. Người nêu tư tưởng chiến lược: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”[35,tr222] và để sự nghiệp này đạt kết quả tốt thì phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng trong xã hội, trước hết là của Đảng, Nhà nước, gia đình và các đoàn thể xã hội. Người đề ra phương châm “giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”. Trường học, gia đình và các đoàn thể thanh niên …cần phải chú ý đến giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn và sửa chữa. Về phương pháp giáo dục thanh niên, Người nhấn mạnh: Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội, lực lượng của chính phủ để ngăn ngừa những cái gì có thể ảnh hưởng xấu đến thanh niên, để nâng cao tính cảnh giác của thanh niên”[33,tr456] Về nội dung giáo dục thanh niên, Hồ Chí Minh chủ tr ương giáo dục toàn diện: Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế. Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá kỹ thuật, lao động và sản xuất”[36,tr190].
- Người nhắc nhở phải coi trọng việc giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ: Chúng ta cần ghi chép và thường nhắc nhở lại những sự tích ấy, để giáo dục nhân dân ta chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn, quyết tâm làm tròn nhiệm vụ xây dựng lại nước nhà. Để giáo dục thanh niên ta rèn luyện một ý chí kiên quyết, quật cường, một tâm lý quả cảm xung phong, tin tưởng vào tương lai của Tổ quốc, vào lực lượng của nhân dân, hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung của dân tộc”[33,tr387] Khi yêu cầu thế hệ đi trước xung phong trong công việc, Hồ Chí Minh không quên nhấn mạnh vai trò của cán bộ đảng viên phải luôn luôn nêu tấm gương sáng, làm khuôn mẫu cho thanh niên học tập. Sau cách mạng tháng Tám Người đề nghị với các bậc cao tuổi: Con cháu ta, thanh niên thì gánh việc nặng, chúng ta già cả, không làm được công việc nặng nề thì khua gậy đi trước, để khuyến khích thanh niên và san sẻ những kinh nghiệm của chúng ta cho họ. Chúng ta là bậc phụ lão cần phải tinh thần đoàn kết trước để làm gương cho con cháu ta theo[33,tr89] Người đề nghị đảng viên, nhất là đảng viên lâu năm cần có tinh thần trách nhiệm cao trong viẹc dìu dắt thế hệ trẻ. Người nói: “Các đồng chí già là rất quý, là gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ, dồng chí già phải có thái độ độ lượng, dìu dắt đồng chí trẻ. Đó cũng là một tiêu chuẩn đạo đức Cộng sản chủ nghĩa”. Người nhắc nhở cán bộ và đảng viên lâu năm không nên có thái độ ích kỷ gia trưởng đối với thế hệ trẻ mà ngược lại càng đào tạo thanh niên cho họ làm hơn mình: “Nếu thế hệ già khôn hơn thế hệ trẻ thì không tốt. Thế hệ già thua thế hệ trẻ mới là tốt”. Đó là quan điểm đúng đắn, hợp quy luật, truyền thống dân tộc “tre già măng mọc”, về việc chuyển giao thế hệ “con hơn cha là nhà có phúc” và sự phát triển liên tục đi lên của xã hội loài người. Từ đó Hồ Chí Minh yêu cầu các cấp bộ Đảng phải làm tốt công tác thanh niên, chú ý đến việc phát triển đảng viên trẻ tuổi nhằm tăng sinh lực cho Đảng, bảo đảm sự kế thừa giữa các thế hệ và tạo điều kiện cơ hội cho thanh niên trưởng thành. Đảng cần giúp đỡ Đoàn thanh niên cộng sản phát triển tốt, đồng thời cần phải chọn ra nhữngđồng chí
- doàn viên đã kinh qua thử thách và đủ điều kiện đưa họ vào Đảng. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng yêu cầu, đòi hỏi sự đóng góp, cống hiến của tuổi trẻ đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước. Người đề nghị Đảng và Chính phủ cần quan tâm tới lợi ích chính đáng của thanh niên. Theo đó sự quan tâm phải được thể hiện một cách thiết thực từ việc nắm bắt nhu cầu,nguyện vọng, xu hướng của thanh niên đến việc giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng họ. Người cho rằng muốn phát huy vai trò thanh niên trước tiên Đảng và Nhà nước phải đề ra đường lối chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp nguyện vọng chính đáng của nhân dân và tuổi trẻ, sẽ có sức thu hút lớn ủng hộ của thanh niên tham gia hành động cách mạng một cách tự giác. Người viết: Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực l ượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần chon một số ưu tú nhất cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lâph trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta.[37,tr504]. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ lãnh đạo “cần phải đi sâu vào đời sống, hiểu rõ tâm lý của các lớp thanh niên và giúp đỡ họ giả quyết các vấn đề một cách thiết thực”. Người đề nghị Đảng và Chính phủ phải có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những thanh niên có công đối với cách mạng. Trong Di chúc để lại trước lúc đi xa, Người viết: Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…) Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cách sinh” [37, tr.503]. Với tư tưởng cách mạng, sự hiểu biết và tầm nhìn xa của mình, Hồ C hí Minh đã luôn quan tâm tới các thế hệ thanh niên, quan tâm tới công tác giáo dục, bồi d ưỡng thanh niên nhằm xây dựng lên một đội ngũ thanh niên cách mạng giỏi về chuyên môn, có đạo đức, có lý tưởng cao đẹp để thực hiện được nguyện vọng thiết tha của Người là giành độc lập tự do cho dân tộc, tiến bước trên con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
- Kế tục sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta. Ngay từ khi mới thành lập, qua các phong trào cách mạng Đảng ta đã thấy được thanh niên là một lực lượng cách mạng to lớn, vị trí của thanh niên trong phong trào giải phóng dân tộc rất quan trọng, biểu thị qua việc thanh niên hăng hái tham gia vào các cuộc đấu tranh, biểu tình…của nhân dân lao động chống áp bức, bất công, đòi độc lập tự do cho dân tộc. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất (10/1930) đã thông qua án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động để tiến tới thành lập Đoàn TNCS, giúp Đảng tiến hành công tác vận động và giáo dục thanh niên. Điều này đã chứng tỏ Đảng ta đánh giá cao vai trò của thanh niên trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai những năm đầu thành lập. Tháng 3 năm 1931, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần hai nhằm thực hiện nhiệm vụ: Cần kíp tổ chức ra Cộng sản Thanh niên Đoàn, hội nghị cũng thông qua chương trình hành động của Cộng sản Thanh niên đoàn. Dưới ánh sáng của Hội nghị TW 2, sau một thời gian ngắn trên cả nước, nhiều tổ chức Đoàn cơ sở được thành lập. Sự ra đời và phát triển cảu tổ chức Đoàn đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên, phong trào cách mạng nước ta lúc đó. Từ 1931 đến 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các phong trào cách mạng, thanh niên đèu anh dũng đứng đầu trong các cuộc đấu tranh. Thanh niên công nhân, nông dân, học sinh, tiểu tư sản là lực lượng châm ngòi pháo, mở đầu và dẫ đầu trong phong trào đấu tranh biểu tình, đình công, bãi khoá, chống sưu cao thuế nặng, chống đàn áp khủng bố, chống chiến tranh, đòi hoà bình, đòi quyền tự do dân chủ. Thanh niên cũng chính là lực lượng chủ yếu trong các đội vũ trang tuyên truyền, giải phóng quân, là những người xung kích cùng toàn dân vùng dậy khởi nghĩa giành thắng lợi to lớn trong cách mạng tháng Tám 1945 lịch sử, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước dân chủ đầu tiên ở khu vực Đông nam á. Tiếp sau cách mạng tháng Tám, khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, thanh niên Việt Nam lại lên đường tòng quân chiến đấu nhằm bảo vệ thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân đã giành được. Với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” thanh niên cả n ước đã đứng lên cầm súng, tầm vông để chiến đấu, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, bảo vệ Tổ quốc. Hàng triệu thanh niên đ i
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Công tác vận động tín đồ tôn giáo trong thời kỳ đổi mới: thực trạng, phương hướng và giải pháp
81 p | 927 | 216
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 461 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
148 p | 264 | 76
-
Luận văn: Công tác tuyển dụng lao động trong các tổ chức, thực trạng và giải pháp
28 p | 250 | 74
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên chính qui trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
130 p | 357 | 65
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 338 | 55
-
Luận văn: Công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty CIENCO 5
26 p | 137 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông tỉnh Sóc Trăng
144 p | 159 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
164 p | 169 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác giáo dục kỹ năng thực hành xã hội ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
169 p | 121 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng
26 p | 91 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1965 đến 1975
176 p | 18 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý công tác giáo dục quốc phòng - An ninh cho sinh viên phân hiệu trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Gia Lai
118 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Một số biện pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục ở quận 2 TP. Hồ Chí Minh
97 p | 96 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng
26 p | 87 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi
120 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở huyện Vapi, tỉnh Salavăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
125 p | 15 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1965 đến 1975
27 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn