Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác giáo dục kỹ năng thực hành xã hội ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 21
download
Dưới đây là luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác giáo dục kỹ năng thực hành xã hội ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn giới thiệu tới các bạn về lý luận, thực trạng và giải pháp của việc quản lý công tác giáo dục kỹ năng thực hành xã hội ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác giáo dục kỹ năng thực hành xã hội ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Duy Tâm THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG THỰC HÀNH XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HUỲNH VĂN SƠN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... 4 5T T 5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... 5 5T T 5 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 6 5T T 5 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................. 6 5T 5T T 5 5T 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................................... 7 5T 5T T 5 5T 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 7 5T 5T T 5 T 5 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................................. 7 5T 5T T 5 5T 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................................... 7 5T 5T T 5 5T 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 8 5T 5T T 5 5T 7. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................. 9 5T 5T T 5 5T NỘI DUNG ......................................................................................................................... 10 5T T 5 CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................ 10 5T T 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG 5T THỰC HÀNH XÃ HỘI TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................ 10 T 5 1.1. 5T T 5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................. 10 T 5 5T 1.1.1. T 5 T 5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới............................................................................ 10 T 5 T 5 1.1.2. T 5 T 5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam ............................................................................. 12 T 5 T 5 1.2. 5T T 5 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 15 T 5 T 5 1.2.1. T 5 T 5 Các vấn đề lý luận chung................................................................................................... 15 T 5 5T 1.2.1.1. T 5 T 5 Cơ sở pháp lý của công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành phố Hồ T 5 Chí Minh 15 T 5 1.2.1.2. T 5 T 5 Một số vấn đề lý luận về giáo dục THPT ........................................................................ 17 T 5 T 5 1.2.1.3. T 5 T 5 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ....................................................... 21 T 5 T 5 1.2.2. T 5 T 5 Giáo dục KNTHXH và quản lý công tác giáo dục KNTHXH trường THPT .................. 24 T 5 T 5 1.2.2.1. T 5 T 5 Khái niệm........................................................................................................................ 24 T 5 5T
- 1.2.2.2. T 5 T 5 Mục tiêu giáo dục KNTHXH cho học sinh trong nhà trường THPT ............................. 31 T 5 T 5 1.2.2.3. T 5 T 5 Nội dung giáo dục KNTHXH cho học sinh nhà trường THPT ...................................... 32 T 5 T 5 1.2.2.4. T 5 T 5 Nguyên tắc giáo dục KNTHXH cho học sinh trong nhà trường THPT ......................... 35 T 5 T 5 1.2.3. T 5 T 5 Quản lý công tác giáo dục KNTHXH trong trường THPT.............................................. 37 T 5 T 5 1.2.3.1. T 5 T 5 Khái niệm........................................................................................................................ 37 T 5 5T 1.2.3.2. T 5 T 5 Các chức năng quản lý công tác giáo dục KNTHXH ..................................................... 38 T 5 T 5 Sơ đồ 1.3. Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục KNTHXH [30, tr.60] ........................ 39 5T T 5 Sơ đồ 1.4. Quy trình kiểm tra – đánh giá công tác giáo dục KNTHXH.......................... 41 5T T 5 [30, tr.64] ............................................................................................................................ 41 5T T 5 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................ 43 5T T 5 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG THỰC HÀNH XÃ 5T HỘI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.................................................................................................................................. 43 T 5 2.1. 5T T 5 Khái quát về tình hình giáo dục THPT của TPHCM ................................................... 43 T 5 T 5 Bảng 2.1. Kết quả xây dựng trường học, phòng học năm 2009 ...................................... 45 5T T 5 Bảng 2.2. Ngân sách chi thường xuyên ............................................................................. 45 5T T 5 2.2. 5T T 5 Tổ chức nghiên cứu thực trạng ..................................................................................... 46 T 5 5T 2.2.1. T 5 T 5 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 46 T 5 5T 2.2.2. T 5 T 5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 47 T 5 5T 2.3. 5T T 5 Thực trạng quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành phố T 5 Hồ Chí Minh ............................................................................................................................. 48 T 5 2.3.1. T 5 T 5 Thực trạng công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí T 5 Minh T 5 49 2.3.2. T 5 T 5 Thực trạng quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành phố Hồ T 5 Chí Minh theo cấu trúc quản lý ...................................................................................................... 64 5T CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 93 5T T 5
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG THỰC HÀNH 5T XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.................................................................................................................................. 93 T 5 3.1. Một số biện pháp quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành 5T phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................................... 93 5T 3.1.1. T 5 T 5 Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục T 5 KNTHXH và quản lý công tác giáo dục KNTHXH cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh .... 93 T 5 3.1.2. T 5 T 5 Nhóm các biện pháp về kế hoạch hóa công tác giáo dục KNTHXH ................................ 95 T 5 T 5 Biện pháp 3: Mua sắm phương tiện, trang thiết bị cần thiết để phục vụ việc đổi mới phương T 5 pháp và hình thức dạy học .............................................................................................................. 95 5T 3.1.3. T 5 T 5 Nhóm các biện pháp về công tác tổ chức giáo dục KNTHXH ......................................... 96 T 5 T 5 3.1.4. T 5 T 5 Nhóm các biện pháp về chỉ đạo thực hiện giáo dục KNTHXH...................................... 101 T 5 T 5 3.1.5. T 5 T 5 Nhóm các biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục KNTHXH ..... 103 T 5 T 5 3.2. Mối liên hệ giữa các biện pháp ....................................................................................... 104 5T 5T 3.3. 5T T 5 Khảo cứu tính khả thi của các biện pháp.................................................................... 105 T 5 T 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 109 5T 5T TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 113 5T 5T PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 117 5T T 5
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến Phòng Khoa học Công nghệ và Sau đại học – Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí cho tôi trong trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu các trường Trung học phổ thông thuộc mẫu nghiên cứu của đề tài cùng các giáo viên, học sinh tại các trường trên đã tạo điều kiện, nhiệt tình hỗ trợ và tích cực tham gia cùng chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài, góp phần quan trọng đề đề tài nghiên cứu triển khai có kết quả. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến quý Thầy, Cô đã giảng dạy, hướng dẫn, góp ý khoa học cho lớp cao học Quản lý giáo dục K20 cùng với Tiến sỹ Huỳnh Văn Sơn – người hướng dẫn khoa học đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị cùng khóa học, các đồng nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn này. Nguyễn Duy Tâm
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải 1T CBQL : Cán bộ quản lý ĐLC : Độ lệch chuẩn ĐTB : Điểm trung bình GD : Giáo dục GDCD : Giáo dục công dân GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HIV : Virus gây suy giảm miễn dịch ở người 1T KNTHXH : Kỹ năng thực hành xã hội KNS : Kỹ năng sống QLGD : Quản lý giáo dục THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TLTN : Trợ lý thanh niên TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh UNESCO : Tổ chức Văn hóa, Khoa học và 1T Giáo dục của Liên hiệp quốc UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chiến lược Phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020 nhấn mạnh: “nền giáo dục này phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Nghị quyết về đẩy mạnh công tác giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP.HCM giai đoạn 2009 – 2012 có chỉ đạo: thường xuyên cải tiến nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động rèn luyện KNTHXH, giao tiếp, diễn đạt, xây dựng kế hoạch, làm việc nhóm, xử lý tình huống, sinh hoạt tập thể, cộng đồng cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi đồng thời tăng cường nắm bắt kịp thời nhu cầu, sở thích, nguyện vọng của từng đối tượng thanh niên để tổ chức các loại hình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các lớp năng khiếu, bồi dưỡng KNTHXH phù hợp với mục tiêu đặt ra của công tác giáo dục trong tình hình mới. Do nhu cầu đổi mới giáo dục để đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như đáp ứng nhu cầu được phát triển của người học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông từ tiểu học đến trung học phổ thông, với chiến lược chuyển hướng mục tiêu từ chủ yếu là trang bị tri thức cho người học sang bị trang bị những năng lực cần thiết cho họ. Bốn trụ cột trong giáo dục của thế kỷ 21 “Học để biết, Học để làm, Học để khẳng định, Học để cùng chung sống” [4, tr.3] mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục đã được quán triệt trong việc đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Trong đó, các KNTHXH là một trong những kỹ năng rất được chú trọng. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục – Đào tạo chưa ban hành bộ chuẩn về giáo dục kỹ năng sống thực hành xã hội cho học sinh để định hướng chung vì thế các trường THPT chưa có sự thống nhất và đồng bộ trong việc thực hiện nội dung này. Việc giáo dục KNTHXH ở các trường mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép vào từng bộ môn như Ngữ văn, Sử, Địa, Sinh, Giáo dục công dân, Hoạt động ngoài giờ lên lớp các và một vài hình thức khác nên kết quả đạt được chưa cao. Việc chưa có một chương trình chính qui về giáo dục KNTHXH dẫn đến việc quản lý công tác này của Ban giám hiệu gặp nhiều khó khăn ở các giai đoạn quản lý như: tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá. Chính vì vậy, thực tế nhiều trường THPT lúng túng, chưa thực hiện tốt, thậm chí xem nhẹ nội dung này.
- Hiện nay, tại TPHCM có nhiều hiện tượng xã hội đáng quan tâm như: một bộ phận học sinh vô cảm trước sự khó khăn của đồng bào bị thiên tai; không biết cảm thông và chia sẻ với bạn bè; đánh nhau trọng thương do một câu nói xúc phạm nhau; tự tử vì rớt đại học; quan hệ tình dục trước hôn nhân; sử dụng ma túy. Nguyên nhân của các hiện tượng trên phần lớn là do học sinh thiếu các KNTHXH: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương thuyết, từ chối, sự cảm thông – chia sẻ, sự hợp tác... Điều này cho thấy việc quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh là một thách thức khá lớn. Giáo dục KNTHXH là vấn đề cấp bách nhưng vẫn có rất nhiều bậc phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học kỹ năng nên thờ ơ và chưa có sự đầu tư cho con em mình. Vì vậy, Đoàn và Hội xác định năm học 2010 – 2011 là năm chú trọng rèn luyện kỹ năng xã hội cho Đoàn viên – thanh niên nên nó trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở Đoàn trường THPT và cũng là nhiệm vụ quan trọng của từng cán bộ quản lý trường học. Với mong muốn tìm được các biện pháp thích hợp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác này, tôi chọn đề tài “Thực trạng quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường Trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình quản lý hoạt động giáo dục ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học Việc quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng ở một số mặt như: tổ chức các hoạt động ngoại khóa góp phần giáo dục KNTHXH; tổ chức truyền thông về sự cần thiết phải giáo dục KNTHXH. Tuy nhiên còn một số mặt hạn chế: không có một kế hoạch cụ thể, lâu dài về giáo dục KNTHXH; các biện pháp quản lý công tác giáo dục KNTHXH của Ban Giám Hiệu còn hạn chế. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- - Hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT. - Khảo sát thực trạng quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa, tổng hợp tài liệu về quản lý công tác giáo dục KNTHXH tại trường THPT. - Phân loại, hệ thống hóa các lý luận cần nghiên cứu trong phạm vi đề tài; lý luận về quản lý và quản lý công tác giáo dục KNTHXH. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Khách thể điều tra: hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên trường THPT. - Nội dung điều tra: Thái độ của học sinh đối với công tác giáo dục KNTHXH. Nhận thức về sự cần thiết của việc quản lý công tác giáo dục KNTHXH. Các công tác quản lý cụ thể: lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, giám sát. Các biện pháp cụ thể để quản lý hiệu quả việc giáo dục KNTHXH. Các biện pháp quản lý sự phối hợp tổ chức công tác giáo dục KNTHXH. - Mẫu điều tra: 15 trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh: THPT Bùi Thị Xuân,Q1 THPT Trần Đại Nghĩa, Q1 THPT Lương Thế Vinh, Q1 THPT Marie Curie, Q3 THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q3 THPT Nguyễn Thị Diệu, Q3 THPT Nguyễn Trãi, Q4 THPT Hùng Vương, Q5 THPT Mạc Đỉnh Chi, Q6
- THPT Lương Văn Cang, Q8 THPT Nguyễn An Ninh, Q10 THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q11 THPT Võ Trường Toản, Q12 THPT Hàn Thuyên, Quận Phú Nhuận THPT Lý Thường Kiệt, Huyện Hóc Môn. 6.2.2. Phương pháp phỏng vấn - Lấy ý kiến về việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phụ trách công tác giáo dục KNTHXH. - Lấy ý kiến về việc lựa chọn các nội dung KNTHXH cần thiết để giáo dục cho học sinh Trung học phổ thông. - Lấy ý kiến về biện pháp kiểm tra và cách thức đánh giá hiệu quả công tác giáo dục KNTHXH. 6.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS for Windows phiên bản 11.5 để xử lý thống kê như: tính tần số, tỉ lệ phần trăm, trị số trung bình,… làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 7. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng quản lý công tác giáo dục KNTHXH ở 15 trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình nghiên cứu cũng như kết quả của đề tài chỉ tiến hành và áp dụng trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu công tác quản lý giáo dục KNTHXH đáp ứng những yêu cầu thực hiện năm chủ điểm chú trọng giáo dục toàn diện học sinh.
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG THỰC HÀNH XÃ HỘI TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới Vấn đề giáo dục KNS bắt đầu được đặt nền móng, được quan tâm tìm hiểu từ thập niên 80 của thế kỷ XX. Bắt đầu từ năm 1979, nhà khoa học hành vi Gilbert Botvin, thành lập nên một chương trình giáo dục KNS cho giới trẻ từ 17-19 tuổi. Chương trình đào tạo này nhằm giúp xây dựng ở người học có khả năng từ chối những lời mời, rủ rê sử dụng chất gây nghiện bằng cách nâng cao sự tự khẳng định bản thân, kỹ năng ra quyết định và tư duy phê phán. Thực ra, việc học tập và thực hành các kỹ năng ấy chỉ là một trong những khía cạnh của chương trình, nhưng có thể coi như là bước đầu để chương trình giáo dục KNS được triển khai rộng rãi trong thời gian kế tiếp. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, một chuỗi các nghiên cứu lượng giá đã được thực hiện để xem xét, kiểm tra sự hiệu quả của các cách tiếp cận phòng ngừa lạm dụng dựa trên mô hình Kỹ năng sống. Đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức y tế thế giới (WHO), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO), Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã có sự đầu tư, đưa ra những chương trình giáo dục KNS cụ thể với các đối tượng khác nhau nhằm trang bị cho họ những KNS cơ bản, giúp đối phó với một số vấn đề cụ thể trong cuộc sống như bảo về sức khỏe, bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS, ma túy… - Tài liệu “Six steps to an emotionally intelligent teenager: Teaching social skills to your teen” của tác giả James Windell nêu ra đưa ra bài tập và những ý tưởng thực tế để các bậc cha mẹ có thể 1T nâng cao và điều chỉnh một thiếu niên một cách vững chắc cho một cuộc sống thành công. Không 1 T 0 1 T 0 giống như rất nhiều sách về nuôi dạy con và thiếu niên tập trung vào kỷ luật, cuốn sách này nhấn mạnh tầm quan trọng của mục tiêu thiết lập, truyền thông và phát triển các kỹ năng xã hội cho tuổi vị thành niên. Nó cho thấy làm thế nào để phát triển trí tuệ cảm xúc tuổi vị thành niên bằng cách 1 T 0 1 T 0 chứng minh cho họ làm thế nào họ có thể quản lý cảm xúc của riêng mình và cách nhận xét mang tính chất xây dựng dựa trên những cảm xúc của người khác [65]. T 1 - Sách “Life Skill Education and Curriculum” của tác giả Gracious Thomas nhấn mạnh vai trò của giáo viên và thời gian nhằm giáo dục kỹ năng sống dựa vào hệ thống giá trị cho công tác phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. Ngoài việc phát triển một kế hoạch khả thi của hành động, tác giả cũng đã
- phát triển một chương trình có thể được điều chỉnh bởi hệ thống giáo dục trong nước. Kế hoạch này có thể được sử dụng một cách rộng rải cho nhiều đối tượng giáo viên, các nhà hoạch định chính sách và các cố vấn tâm lý gia đình và những người tham gia trong cuộc chiến chống HIV / AIDS [64]. - Sách “The Indispensable Book of Practical Life Skills” của tác giả Nic Compton cung cấp cách để giải quyết những vấn đề làm bối rối và làm choáng ngợp trước những thách thức của cuộc sống cho mọi lứa tuổi. Hướng dẫn này hỗ trợ giảng viên, các bậc phụ huynh xử lý gồm tất cả các tình huống khó xử trong cuộc sống. Sách được đề cập từng bước hướng dẫn, dễ thực hiện cho mọi lứa tuổi [68] - Sách “Teaching Your Children Life Skills” của tác giả Deborah Carroll đề cập đến 10 điều quan trọng cần lưu ý khi dạy con em; làm thế nào để công việc, các chuyến đi mua sắm, các kỳ nghỉ và các tình huống khác trở thành cơ hội học tập những kỹ năng thực hành quan trọng; chỉ ra cách để giúp các em rèn luyện cách cư xử tốt và các giá trị tốt đẹp mà không cần giảng dạy dai dẳng và hướng dẫn để phát triển lòng tự trọng và kỹ năng sống lâu dài thông qua công việc hàng ngày [62]. - Sách “The Practical Life Skills Workbook” của Ester A. Leutenberg, John J. Liptak cho rằng KNS thực sự quan trọng hơn chỉ số thông minh. KNS là những kỹ năng vô giá của người sử dụng hàng ngà, cho phép họ tạo ra cuộc sống mà họ mong muốn và để truy cập tài nguyên nội tâm của họ cần thiết để thành công. Chỉ số thông minh của một người có KNS gồm cả thể chất, tinh thần, sự nghiệp, tình cảm, xã hội, trí thông minh. Cuốn sách này sẽ giúp học viên tìm hiểu thêm về bản thân và những năng lực mà họ có trong cuộc sống nhiều kỹ năng lĩnh vực bao gồm: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý tiền, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tự nhận thức…[63]. - Kế đến là sách “Early years play and learning: Developing social skills and cooperation” của tác giả Pat Broadhead cung cấp cho học sinh một bộ công cụ hoàn hảo cho việc nhận xét và tham gia vào các trò chơi của trẻ. Sách giúp cho các giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ hiểu được mối quan hệ giữa việc phát triển trí thông minh với sự phát triển về ngôn ngữ và với việc đạt được trạng thái tốt về cảm xúc. Sách cũng cung cấp công cụ để giám sát sự tiến bộ về mặt xã hội của trẻ thông qua các kỹ năng như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tuyết trình…[69] Bên cạnh các tài liệu, công trình nghiên cứu về KNS và KNTHXH còn có các công trình nghiên cứu và tài liệu về quản lý công tác giáo dục trong nhà trường được nhiều tác giả ngoài nước quan tâm: Cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, khoa học giáo dục thực sự có sự biến đổi về lượng và chất. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin các nhà nghiên cứu giáo dục đã đi sâu nghiên cứu về vai trò và trách nhiệm của đội ngũ CBQL trong việc quản lý hoạt động dạy học trong nhà
- trường. V.P. Xtrezicondin, Jaxapob đã nghiên cứu và đề ra một số vấn đề quản lý của Hiệu trưởng ở trường phổ thông như vấn đề phân công nhiệm vụ giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng. Các tác giả đã thống nhất và khẳng định Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm trong công tác quản lý nhà trường. V.A.Xukhomlinxki, P.V. Zimin, M.I.Konđakôp, N.I.Saxerđôtôp đã đi sâu nghiên cứu các công tác lãnh đạo hoạt động giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong công tác quản lý của Hiệu trưởng. Đối với công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, các nhà nghiên cứu cho rằng trong những nhiệm vụ của Hiệu trưởng thì nhiệm vụ xây dựng và bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Hiệu trưởng phải biết lựa chọn đội ngũ giáo viên bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trở thành những giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định bằng những biện pháp khác nhau. - Sách “Professional development for educational management” của tác giả Lesley Kydd, Megen Crawford, Colin Riches nêu lên yêu cầu và những vấn đề cần lưu ý thực hiện để nâng cao năng lực quản lý giáo dục [66]. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam Tại Việt Nam, vấn đề KNS nói chung và KNTHXH nói riêng có nhiều tác giả có những bài viết và công trình nghiên cứu như: - Trong sách “Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên” của tác giả Nguyễn Thị Oanh đã đề cập đến những vấn đề tổng quát của KNS như: khái niệm, phân loại KNS, giáo dục kỹ năng sống như thế nào; những kỹ năng tâm lý xã hội cơ bản của tuổi vị thành niên; giáo dục KNS ở trường học tại Việt Nam [41]. - Tài liệu “Nhập môn kỹ năng sống” của tác giả Huỳnh Văn Sơn đã đề cập đến những vấn đề T 1 cơ bản của KNS như khái niệm, phân loại; nêu lên góc nhìn thực trạng của sinh viên về KNS; những KNS cơ bản và những bài tập thực hành những KNS đó [48]. - Tài liệu “10 cách thức rèn kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên” của tác giả Nguyễn Thị T 1 Oanh đã cụ thể hóa lý luận về giáo dục KNS để biên soạn thành các bài dạy các KNS cụ thể cho đối tượng trẻ vị thành niên, nêu lên cách thức để rèn luyện 10 kỹ năng sống theo quan niệm của WHO (Tổ chức sức khỏe thế giới). Trong đó, mỗi kỹ năng tác giả nêu ra 5 bước cụ thể: mục đích, phương tiện, thời gian, tiến hành, tổng kết [39]. 1T - Đề tài “Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh, sinh viên về định hướng tương lai” do Nguyễn Kim Dung làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu Giáo dục chủ trì với sự tài trợ của công ty Wrigley. Nội dung xoay quanh vấn đề nhận thức thái độ của học sinh, sinh viên đối với tương lai, các yếu tố tác động tới tương lai của họ; thực trạng giáo dục hiện nay ở các trường trung học, cao
- đẳng, đại học về KNS, về định hướng nghề nghiệp cũng như trang bị những kỹ năng mềm để học sinh, sinh viên có thể ứng dụng trong cuộc sống, công việc. Đề tài cũng đưa ra những kiến nghị, giải pháp để phần nào giải quyết vấn đề nhận thức, thái độ của học sinh, sinh viên về định hướng tương lai. - Tài liệu “Những kỹ năng thực hành xã hội cần thiết cho học sinh THPT” của nhóm tác giả: Bùi Văn Vượng, Trần Đình Phúc, Nguyễn Quang Mân, Nguyễn Hữu Long, Lý Trường Chiến, Đoàn Bắc Việt Trân, Nguyễn Kim Dung, Trần Đình Tuấn nêu lên những kỹ năng thực hành cơ bản, nâng cao và những kiến thức tâm lý cho học sinh THPT theo cách tiếp cận phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ thông. Ở đây, từng kỹ năng được các tác giả nêu lên mục đích, ý nghĩa, khái niệm, nội dung, những ví dụ cụ thể để học sinh dễ hiểu và rèn luyện. - Kế đến là quyển sách “Những kỹ năng thực hành xã hội cần thiết cho sinh viên” của trung tâm đào tạo và ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt, Bùi Văn Vượng, Đào Duy Thiện Bảo nêu lên thực trạng về kỹ năng sống trong sinh viên, nguyên nhân và giải pháp; kỹ năng thực hành cơ bản và chuyên biệt cần thiết cho sinh viên và những chia sẻ của các doanh nhân và các chuyên gia tâm lý về KNTHXH. - Bộ sách “Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông” của Bộ Giáo dục và Đào tạo do các tác giả Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thị Hồng Vân (Ngữ Văn); Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thị Thanh Mai (Giáo dục công dân); Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thị Minh Phương (Địa lý); Lưu Thu Thủy, Trần Quý Thắng (Sinh học), Nguyễn Trọng Đức nêu lên một số vấn đề chung về KNS và giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường THPT cụ thể là các quan niêm, phân loại, tầm quan trọng của KNS, định hướng giáo dục KNS cho học sinh THPT và giáo dục KNS trong môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân ở trường THPT. Trong đó, các hình thức tổ chức và cách tiếp cận và phương pháp giáo dục KNS, nguyên tắc, kỹ thuật dạy học hiện đại cũng được đề cập và hướng dẫn sử dụng vào các bài dạy để thực hiện việc rèn luyện các kỹ năng sống cụ thể cần thiết cho học sinh. - Trong bài viết “Khái niệm kỹ năng sống nhìn từ góc độ Tâm lý học”, đăng trên Tạp chí Tâm lý học số 6 (6-2008) của PGS. Nguyễn Quang Uẩn, ĐH Sư phạm Hà Nội đã xem xét khái niệm KNS dưới góc độ tâm lý học, đưa ra khái niệm KNS, đồng thời phân loại KNS. [58] - Ngoài ra còn có thể kể thêm về đề tài luận văn thạc sĩ “Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn TPHCM” của Bùi Hồng Quân có đi sâu hệ thống, phân tích một số khái niệm về kỹ năng, KNS, về thực trạng kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên tại các trung tâm bảo trợ xã hội cùng một số biện pháp nâng cao kỹ năng này có khảo nghiệm, mang tính thiết thực cao.
- Bên cạnh các tài liệu, công trình nghiên cứu về KNS và KNTHXH còn có các công trình nghiên cứu và tài liệu về quản lý công tác giáo dục trong nhà trường được nhiều tác giả trong nước thực hiện: - Công trình, “Nâng cao hiệu quả quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên” của Lưu Văn Kim đề cập đến việc nâng cao hiệu quả quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, bồi dưỡng năng lực, phẩm chất cho đội ngũ học sinh, sinh viên – những người chủ tương lai của đất nước [29]. - Sách “Cách xử thế trong quản lý trường học” của tác giả Phan Thế Sủng nêu ra nhiều tình huống đa dạng có thể gặp trong quá trình quản lý trường học cùng nhiều cách xử lý từng tình huống. Trong từng cách xử lý, tác giả nêu rõ mặt tốt, mặt chưa tốt. Từ đó, hướng dẫn CBQL cách xử lý tốt nhất [42]. - Tài liệu “Những bài giảng về quản lý trường học: Tập 3 – Nghiệp vụ quản lý trường học” của Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn đề cập một số khái niệm về quản lý và quản lý trường học, chỉ rõ những nội dung mà CBQL cần phải thực hiện trong công tác quản lý đồng thời nêu ra các bước cần phải làm để quản lý từng nội dung đó [26]. - Hội thảo toàn quốc “Quản lý giáo dục còn hạn chế - thực trạng và giải pháp” tháng 04/2005 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội đã nêu các nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế, yếu kém trong quản lý giáo dục. Trong đó có nguyên nhân năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục còn hạn chế và đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa thừa, vừa không đồng bộ. - Đề tài “Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động học tập Ngoài giờ lên lớp của học sinh trường Trung học Cảnh sát Nhân dân I” đề cập đến hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động cần thiết và hữu ích với học sinh sinh viên. Việc tổ chức quản lý học sinh – sinh viên bằng các hoạt động ngoài giờ lên lớp là việc làm có tính khả thi và mang lại hiệu quả cao [11]. - Ngoài ra, còn một số các luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về quản lý hoạt động nhà trường như “Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở thị xã Bến Tre” của Lê Quang Dũng; “Quản lý việc dạy và học của Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau: Thực trạng và giải pháp” của Đoàn Thị Bẩy; “Thực trạng và biện pháp để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Đăk Lăk”, “Các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường THPT Bán Công trên địa bàn TPHCM” của Vũ Thị Thu Huyền; “Thực trạng hoạt động đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên trong trường THPT bán công và giải pháp vươn đến sự hoàn thiện” của Nguyễn Việt Cường. Tuy có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về việc lồng ghép giáo dục kỹ năng thực hành xã hội vào dạy học song những công trình nghiên cứu về thực trạng quản lý công tác giáo dục kỹ
- năng thực hành xã hội ở các trường THPT, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh còn ít được đề cập tới. Mặt khác, trong khi TPHCM đã triển khai công tác giáo dục KNTHXH từ đầu năm học 2010 thì công tác quản lý việc giáo dục KNTHXH vẫn chưa được quan tâm thực hiện đúng mức. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng quản lý công tác giáo dục kỹ năng thực hành xã hội ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh là việc làm cấp thiết để góp phần nâng cao hiệu quả công tác này. 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Các vấn đề lý luận chung 1.2.1.1. Cơ sở pháp lý của công tác giáo dục KNTHXH ở các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh Luật giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: “mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẫm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Điều này cho thấy mục tiêu của giáo dục phổ thông đã chuyển chủ yếu từ trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động và năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật giáo dục năm 2005, Điều 2). Theo công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2010 – 2011” ban hành ngày 11/08/2010, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học là “Tiếp tục đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp; chú trọng giáo dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” mà nhiệm vụ cụ thể trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục là “tăng cường vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị và kỹ năng sống, tư vấn học đường…” cho học sinh. Bên cạnh đó, trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, căn cứ vào những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, các cấp quản lý và các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các giải pháp, trong đó có các giải pháp “Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội cho học sinh”. Công văn 5126/BGDĐT-CTHSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên năm học 2010 – 2011 chỉ ra một trong các nhiệm vụ trọng tâm là “Tiếp
- tục thực hiện Phong trào thi đua “Tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống, văn hoá truyền thống, các hoạt động văn hóa, thể thao ngoại khóa và công tác y tế trường học”. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo Kế hoạch số 453/KH-BGDĐT ngày 30/7/2010 về việc tập huấn và triển khai giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên toàn quốc. Chỉ thị số: 3399 /CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị toàn ngành đẩy mạnh phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đối với các trường phổ thông. Trong đó, tăng cường giáo dục đạo đức, lý tưởng, rèn luyện kỹ năng sống, ứng xử cho học sinh để chuẩn bị cho việc học tập, lao động ở giai đoạn tiếp theo đồng thời triển khai tài liệu hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục. Theo công văn số 1638/GDĐT-TrH của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về “Phương hướng, nhiệm vụ giáo dục trung học Sở Giáo dục TPHCM”, ban hành ngày 21 tháng 7 năm 2010, tiêu chí “Tất cả học sinh trung học đều được tổ chức hoạt động tập thể, văn nghệ, thể dục thể thao; được giáo dục kỹ năng sống; được hướng dẫn phương pháp tự học đạt hiệu quả” cần được tiếp tục phấn đấu trong năm học 2010-2011. Về mặt tổ chức các hoạt động ngoại khóa: “Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa nhằm mục tiêu giúp học sinh vận dụng kiến thức trên lớp vào thực tế đời sống xã hội, đồng thời giáo dục truyền thống, luật pháp, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục an toàn giao thông, môi trường, giáo dục giới tính, phòng chống ma túy, phòng chống AIDS và các tệ nạn xã hội; Tăng cường hoạt động văn nghệ theo yêu cầu giáo dục truyền thống và giáo dục thẩm mỹ đúng đắn, giúp học sinh có bản lĩnh và chủ động đề kháng với những ảnh hưởng xấu của môi trường xã hội; gắn kết các hoạt động ngoại khóa với phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực”. Xem KNTHXH là một nội dung quan trọng của KNS, TPHCM đã có nhiều chủ trương và biện pháp để tạo điều kiện cho Đoàn viên thanh niên rèn luyện nhóm kỹ năng này. Nghị quyết giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP.HCM giai đoạn 2009 – 2012 có chỉ đạo: “thường xuyên cải tiến nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động rèn luyện KNTHXH, giao tiếp, diễn đạt, xây dựng kế hoạch, làm việc nhóm, xử lý tình huống, sinh hoạt tập thể, cộng đồng cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi đồng thời tăng cường nắm bắt kịp thời nhu cầu, sở thích, nguyện vọng của từng đối tượng thanh niên để tổ chức các loại hình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các lớp năng khiếu, bồi dưỡng KNTHXH phù hợp với mục tiêu đặt ra của công tác giáo dục trong tình hình mới”. Về công tác tham mưu, phối hợp phát huy các nguồn lực của Đoàn và xã hội để thực hiện công tác giáo dục, nghị quyết có chỉ đạo: “Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu giáo dục, vui chơi giải trí lành mạnh, rèn luyện kỹ năng của
- thanh thiếu nhi”, chỉ đạo Báo Tuổi Trẻ, Báo Khăn Quàng đỏ “Thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục, trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho thanh thiếu nhi”; chỉ đạo Nhà văn hóa Thanh niên, Nhà văn hóa Sinh viên, Nhà Thiếu nhi Thành phố “tăng cường nắm bắt kịp thời nhu cầu, sở thích, nguyện vọng của từng đối tượng thanh niên để tổ chức các loại hình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các lớp năng khiếu, bồi dưỡng kỹ năng thực hành xã hội phù hợp với mục tiêu đặt ra của công tác giáo dục trong tình hình mới”; chỉ đạo Trường Đoàn Lý Tự Trọng: “Trong năm 2010, tham mưu xây dựng xong các chương trình rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội gắn với công tác giáo dục của Đoàn, Hội, Đội cho đoàn viên, hội viên, đội viên, thanh thiếu nhi”. 1.2.1.2. Một số vấn đề lý luận về giáo dục THPT Vị trí của trường trung học, mục tiêu của giáo dục THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân Vị trí của trường trung học: Theo điều lệ trường trung học do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành theo quyết định 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007, trường THPT là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng [3]. Luật Giáo dục năm 2005 ghi rõ: “Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp 10 đến lớp 12”. Mục tiêu của giáo dục THPT “nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học ĐH, CĐ, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [35]. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo dục THPT Theo điều lệ trường trung học do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành theo quyết định 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007, trường THPT có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục phổ thông. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. Quản lý, sử dụng và bảo quản CSVC, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật [3]. Nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của hiệu trưởng trường THPT Điều 19 trong Điều lệ trường trung học ký ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng như sau: Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; Thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên; Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT; Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường; Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định. Với những nhiệm vụ và quyền hạn to lớn như trên, người Hiệu trưởng phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để thể hiện tốt các vai trò sau đây: - Hiệu trưởng là nhà quản lý, là người đại diện Nhà nước về mặt hành chính, thực thi các hoạt động quản lý trường học dựa trên cơ sở của pháp luật. - Hiệu trưởng là người tổ chức thực tiễn, luôn tìm tòi đổi mới hoạt động quản lý, đổi mới các hoạt động sư phạm của nhà trường. - Hiệu trưởng là nhà sư phạm, nhà giáo dục mẫu mực có tâm hồn cao thượng, thường xuyên chăm lo việc nâng cao năng lực sư phạm và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên, là người nhạy cảm, có sự đối xử khéo léo và có khả năng cảm hóa con người. - Hiệu trưởng là nhà hoạt động chính trị – xã hội và là nhà văn hóa, là người duy trì, phát triển và sáng tạo các giá trị của nhà trường.
- - Hiệu trưởng còn là nhà ngoại giao. Để thực hiện các nhiệm vụ đổi mới giáo dục, người Hiệu trưởng cần tận dụng kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau. Trong điều kiện nguồn kinh phí nhà trường chủ yếu do Nhà nước cung cấp thì có hạn, Hiệu trưởng cần biết tận dụng các cơ hội để khai thác nguồn kinh phí to lớn ngoài xã hội [3]. Như vậy, để làm tốt các chức năng của mình, người Hiệu trưởng cần phải thể hiện tốt các vai trò chủ yếu: vừa là nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà sư phạm, vừa là nhà hoạt động chính trị – văn hóa – xã hội, nhà ngoại giao và quan trọng hơn là nhà tổ chức trong thực tiễn. Chức năng quản lý của Hiệu trưởng Trong nhà trường để mọi người cùng thực hiện mục tiêu giáo dục, tất yếu nảy sinh nhu cầu về những hoạt động cần thiết như tổ chức, phân công, phối hợp, điều hòa, hướng dẫn, động viên, kiểm tra... Những hoạt động đó là hoạt động quản lý của người Hiệu trưởng. Nghiên cứu những hoạt động này người ta đã cố gắng tách riêng từng hoạt động ra, dựa trên tính tương đối độc lập của mỗi hoạt động. Mỗi hoạt động tương đối độc lập được tách ra trong hoạt động quản lý được gọi là chức năng quản lý. “Chức năng quản lý là những dạng khác nhau của hoạt động quản lý, là những hình thái biểu hiện bản chất của quản lý, là kết quả của quá trình chuyên môn hóa trong quản lý” [54, tr.5]. Như vậy có thể nói chức năng quản lý là toàn thể những việc thường xuyên mà Hiệu trưởng phải thực hiện vì nhiệm vụ của mình để giữ vai trò là người đứng đầu nhà trường. Hiện nay có nhiều quan điểm về các chức năng cơ bản của quản lý. Theo các tài liệu của UNESCO, công tác quản lý nói chung có bốn chức năng cơ bản, đó là kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Iu K. Babanxki (Nga) cho rằng: “chức năng quản lý nhìn chung gồm ba yếu tố, đó là: kích thích động viên, tạo động lực; tổ chức hoạt động và kiểm tra đánh giá. Yếu tố kích thích động viên, tạo động lực được đặt lên hàng đầu và được xem là vấn đề rất quan trọng” [1]. Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “ngoài bốn chức năng cơ bản mang tính công cụ là kế hoạch hóa; tổ chức hoạt động; chỉ đạo hoạt động và kiểm tra, đánh giá còn phải kể đến chức năng kích thích động viên, tạo động lực. Đây được xem là chức năng cơ sở có mặt trong mọi hoạt động của người quản lý để thực hiện tốt bốn chức năng kia” [55]. Theo tinh thần này quản lý của Hiệu trưởng có các chức năng công cụ sau đây: - Kế hoạch hóa: là việc đưa toàn bộ hoạt động của nhà trường vào kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, các biện pháp thực hiện và đảm bảo các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nó có vai trò quan trọng là xác định phương hướng hoạt động và phát triển của nhà trường, xác định
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ giáo dục: Bồ dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lý cho học sinh khi dạy học một số kiến thức chương "chất khí" Vật lý 10, chương trình chuẩn
134 p | 593 | 134
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
97 p | 794 | 131
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 461 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
170 p | 552 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi dân gian
123 p | 704 | 96
-
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Khảo sát các kỹ thuật dạy môn biên dịch tại khoa tiếng Anh trường Đại học Tây Nguyên
70 p | 850 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
157 p | 491 | 90
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương
145 p | 294 | 67
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 457 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
167 p | 350 | 61
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
122 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 248 | 56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 340 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
164 p | 369 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 260 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tại một số trường mầm non nội thành thành phố Hồ Chí Minh
201 p | 175 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
107 p | 49 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục trên địa bàn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
70 p | 129 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn