Luận văn Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước sạch tại công ty cấp nước Thái Nguyên
lượt xem 29
download
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, con người từ những phương thức sản xuất thô sơ, giản đơn đã dần dần thay thế bằng những phương thức sản xuất hiện đại để tạo ra vô số của cải và đẩy nhu cầu của con người lên cao. Nhưng dù bất kì phương thức sản xuất nào thì cũng tạo nên 3 yếu tố: tư liệu sản xuất, sức lao động, đối tượng lao động. Việc sử dụng và làm tiêu hao các yếu tố trên theo một cách thức nào đó để tạo ra sản phẩm được...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước sạch tại công ty cấp nước Thái Nguyên
- Luận văn Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước sạch tại công ty cấp nước Thái Nguyên
- CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP I. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 1) Bản chất và khái niệm chi phí sản xuất : Trải qua quá trình phát triển lâu dài, con người từ những phương thức sản xuất thô sơ, giản đơn đã dần dần thay thế bằng những phương thức sản xuất hiện đại để tạo ra vô số của cải và đẩy nhu cầu của con người lên cao. Nhưng dù bất kì phương thức sản xuất nào thì cũng tạo nên 3 yếu tố: tư liệu sản xuất, sức lao động, đối tượng lao động. Việc sử dụng và làm tiêu hao các yếu tố trên theo một cách thức nào đó để tạo ra sản phẩm được gọi là hoạt động sản xuất, còn những yếu tố được sử dụng trong hoạt động đó được gọi là chi phí sản xuất. Vậy chi phí sản xuất là sù biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động hóa, chi phí về các loại dịch vụ và chi phí khác bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất và chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kì nhất định. Chi phí sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động. Vì vậy, chi phí SX thực chất là việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp trong hoạt động SXKD. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở để tạo nên giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vu hoàn thành, nên quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất là mục tiêu hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Việc làm rõ khái niệm, bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất trong doanh nghiệp giúp kế toán tính đúng, đủ chi phi sản xuất vào giá thành sản phẩm, từ đó phát huy được chỉ tiêu giá thành trong công tác quản lý, kiểm tra và giám đốc quá trình SX của doanh nghiệp.
- 2) Phân loại chi phí sản xuất: Bất kì doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tiêu hao một lượng vốn, tài sản dưới nhiều hình thức để tiến hành SXKD nên chi phí sản xuất cũng rất đa dạng. Chính vì vậy, để thuận lợi cho công tác hạch toán nhằm mục đích tạo ra khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí thấp nhất cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. 2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung tính chất kinh tế của chi phí, không phân biệt vào việc chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì để chia thành các yếu tố chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế…sử dụng vào mục đích kinh doanh (trừ phế liệu thu hồi) - Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ tiền công, phụ cấp tính theo lương, chi ăn ca, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ…… - Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ trong kì của tất cả các TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra chi trả cho các loại dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại…phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí khác bằng tiền: bao gồm toàn bộ các chi phí bằng tiền chi ra dùng cho sản xuất kinh doanh mà chưa phản ánh ở các chi phí kể trên. Cách phân loại trên có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý cụ thể là: + Cho biết kết cấu, tỉ trọng của từng yếu tố chi phí + Giúp cho việc phân tích đánh giá tình hình thực tế kế hoạch, dự toán + Làm cơ sở lập dự toán chi phí sản xuất kì sau + Làm cơ sở lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tè + Cung cấp tài liệu để tính thu nhập kinh tế quốc dân
- 2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công cụ của chi phí Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí để chia toàn bộ chi phí sản xuất theo các khoản mục bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ tiền công các khoản phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất để chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ dịch vụ. - Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ chi phí còn lại phát sinh trong các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Cách phân loại này có tác dụng sau: + Quản lý chi phí sản xuất theo định mức + Làm cơ sở cho việc tính toán, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch + Làm cơ sở lập định mức CPSX và kế hoạch giá thành sản phẩm cho kì sau 2.3 Phân loại CPSX theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động Cách phân loại này xem xét mối quan hệ giữa chi phí với kết quả sản xuất, khối lượng hoạt động thực hiện được đó là những sản phẩm công việc lao vụ dịch vụ đã cung cấp thực hiện, toàn bộ chi phí được chia thành hai loại: - Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí có sự thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng hoạt động trong kì, như chi phí NVLTT, tiền công phải trả theo sản phẩm… - Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không có sự thay đổi khi khối lượng hoạt động thay đổi. Tính cố định của chi phí cần được hiểu ở mức độ tương đối, bởi vì khi có sự thay đổi lớn đến một mức độ nhất định sẽ kéo theo sù thay đổi về chi phí
- Đối với chi phí cố định có đặc điểm là tổng chi phí cố định thì “không thay đổi” nhưng chi phí cố định tính cho một đơn vị khối lượng hoạt động lại thay đổi tỉ lệ nghịch với khối lượng hoạt động. Nó có thể chia làm 3 loại: chi phí cố định tương đối (cấp bậc), chi phí cố định tương đối, chi phí cố định tuỳ ý. 2.4 Phân loại CPSX theo quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm Toàn bé chi phí sản xuất được chia thành: - Chi phí cơ bản: là những chi phí có mối quan hệ trực tiếp với quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí NVLTT, chi phí NCTT, khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm - Chi phí chung: là những chi phí phục vụ và quản lý sản xuất mang tính chất chung của toàn phân xưởng, bộ phận sản xuất. Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định đúng hướng và biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm lao vụ dịch vụ 2.5 Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí - Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến một đối tượng chịu chi phí, những chi phí này kế toán có căn cứ vào số liệu chứng từ để ghi trực tiếp cho đối ttượng chịu chi phí - Chi phí gián tiếp: là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí nên cần phân bổ các chi phí này bằng các tiêu chuẩn hợp lý Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng tính giá thành sản phẩm lao vụ dịch vô . II. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1. Bản chất và khái niệm giá thành sản phẩm Nếu trong sản xuất kinh doanh, chi phí là một mặt để tính sự hao phí, để đánh giá khả năng kinh doanh thì giá thành là kết quả của việc đầu tư đó, phản ánh được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả
- sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kĩ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động chất lượng sản xuất, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định kết quả kinh tế của hoạt động sản xuất. Vậy giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất cho một khối lượng đơn vị sản phẩm và công việc lao vụ dịch vụ hoàn thành . 2. Phân loại giá thành sản phẩm 2.1 Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính Căn cứ vào thời điểm và cơ sở số liệu thì giá thành sản phẩm được chia thành: - Giá thành kế hoạch: được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: được tính trên cơ sở xác định mức chi phí hiện hành và tính cho từng đơn vị sản phẩm. Nó có tác dụng giúp doanh nghiệp đánh giá đúng tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn và việc thực hiện các giải pháp hợp lý kinh tế, kĩ thuật, phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí. - Giá thành thực tế: được xác định trên cơ sở dữ liệu về chi phí sản xuất thực tế đã được tập hợp và kết quả hoạt động đã thực hiện. Giá thành thực tế phản ánh kết quả thực hiện các giải pháp quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, việc thực hiện định mức dự toán là cơ sở để xác định kết quả lãi lỗ của doanh nghiệp. Nếu như giá thành kế hoạch và giá thành định mức có thể được tính trước khi tiến hành quá trình sản xuất thì giá thành thực tế chỉ tính sau khi quá trình sản xuất sản phẩm hoàn thành. 2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành hai loại: - Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng):bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Đây là những chi phí liên quan
- đến sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, giá thành sản xuất là căn cứ để tính giá vốn bán hàng và lãi gộp ở đơn vị. - Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ): bao gồm giá thành sản xuất cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, đây là chi phí liên quan đến việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm lao vụ dịch vụ hoàn thành. Giá thành toàn bộ là căn cứ để tính lãi trước thuế của doanh nghiệp. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Sự giống nhau Xét về bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau chúng đều là các hao phí về lao động và các chỉ tiêu khác của doanh nghiệp Xét về nội dung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Về mặt kế toán thì việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai bước công việc liên tiếp và gắn bó với nhau Tuy nhiên phạm vi và nội dung của chúng có sự khác nhau Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong một thời kì nhất định không tính đến các chi phí có liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành hay chưa còn giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành. Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời kì còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí phát sinh kì này và số chi phí kì này chuyển sang kì sau gi¸ trÞ s¶n Sè d Chi phÝ ph¸t Sè d cuèi phÈm hoµn thµnh = ®Çu k× + sinh trong k× - k× IV. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA SẢN PHẨM
- 1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Tính đúng nội dung kinh tế của chi phí và tính đúng đối tượng chịu chi phí - Hạch toán đủ chi phí phát sinh và gía thành sản phẩm - Ghi chép vào sổ kịp thời chính xác phục vụ yêu cầu quản lý - Các khoản mục yếu tố chi phí tính vào giá thành sản phẩm phải đầy đủ ba yếu tố: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung 2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý - Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lùa chọn - Tổ chức tập hợp kết chuyển phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định, theo các yếu tố chi phí khoản mục giá thành - Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kì, tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp - Tổ chức kiểm kê, đánh giá khối lương sản phẩm dở dang khoa học hợp lý V. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là những phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất được tập hợp phuc vụ kiểm tra giám sát tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Việc xác định đối tượng hạch toán căn cứ vào : đặc điểm tổ chức, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và chế tạo sản phẩm, mục đích công dụng đối với quá trình sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
- Dùa vào căn cứ trên để doanh nghiệp xác định pham vi, giới hạn cần tập hợp chi phí để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Phạm vi giới hạn tập hợp chi phí gồm có: - Nơi phát sinh chi phí: phân xưởng, bộ phận sản xuất hay giai đoạn công nghệ - Đối tượng chịu chiu phí : sản phẩm, nhóm sản phẩm, công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng… 2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.1 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phương pháp tập hợp và tài khoản sử dụng Chi phí NVL trực tiếp là chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vu dịch vụ. Việc tập hợp chi phí có thể theo mét trong hai phương pháp sau: - Phương pháp trực tiếp: đối vơi chi phí NVL trực tiếp chỉ liên quan đến một đối tượng chi phí - Phương pháp gián tiếp : áp dụng khi một loại chi phí có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Vì vậy, phải lùa chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý cho nhiều đối tượng liên quan Chi phÝ NVLTT chi phÝ NVL trùc tiÕp Tiªu chuÈn ph©n bæ cho = ph©n bæ cho tõng ®èi tîng tõng ®èi tîng tiªu chuÈn ph©n bæ Để tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621”Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” có kết cấu như sau: Bên nợ: Giá thực tế của NVL trực tiếp xuất dùng để sản xuất chế tạo sản phẩm Bên có: Giá trị nguyên vật liệu không dùng hết Trị giá phế liệu thu hồi Kết chuyển chi phí NVL thực tế đã sử dụng vào đối tượng chịu chi phí
- Ngoài ra, còn có một số tài khoản khác liên quan như: TK 611 “mua hàng”(kiểm kê định kì, TK 152 “chi phí nguyên vật liệu”(kê khai thường xuyên), TK154”chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” hoặc TK 631” giá thành sản xuất” … Trình tự hạch toán được phản ánh ở sơ đồ hình 1 phần phụ lục 2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Phương pháp tập hợp và tài khoản sử dụng Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số chi phí về tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm bao gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Đối với khoản chi phí nhân công trực tiếp việc tập hợp và phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí cũng được tiến hành tương tự như đối với chi phí NVL trực tiếp Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp phải phân bổ cho các đối tượng thì các tiêu chuẩn phân bổ có thể là: chi phí tiền công định mức, giê công định mức, giê công thực tế, khối lượng hoạt động….. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được doanh nghiệp thực hiện như sau: Trích BHXH bằng 20% quỹ lương cơ bản trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất. Trích BHYT bằng 3% quỹ lương cơ bản trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất. Trích KPCĐ bằng 2% quỹ lương thực tế và tính hết vào chi phí sản xuất. Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp thì sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp “ có kết cấu như sau: Bên nợ : Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Bên có : Kết chuyển và phân bổ chi phí NCTT và các đối tượng chịu chi phí Ngoài ra, còn sử dụng một số tài khoản liên quan như: TK334 “phải trả công nhân viên”, TK335 “chi phí phải trả”, TK 338 “phải trả, phải nép khác” Trình tự hạch toán được phản ánh ở sơ đồ hình 2 phần phụ lục 2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Phương pháp tập hợp và tài khoản sử dụng
- Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng tổ đội bộ phận sản xuất Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều nội dung chi phí khác như chi phí tiền công, vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao về tài sản cố định…Chi phí sản xuất chung cần được tập hợp riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng khác liên quan Chi phí sản xuất chung phải phân bổ cho các đối tượng thì tiêu chuẩn phân bổ là: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, số giê máy chạy… Để kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “ chi phí sản xuất chung” . Tài khoản có kết cấu như sau: Bên nợ : tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì Bên có : kết chuyển và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí Tài khoản 627 được mở thành TK cấp 2 để phản ánh nội dung theo từng chi phí: TK 6271: chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: chi phí vật liệu TK 6273: chi phí công cụ dụng cụ TK 6274: chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6275: chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: chi phí khác bằng tiền Ngoài ra còn có các tài khoản khác như: TK 338, TK 334, TK 152, TK 153, TK 241, TK 111, TK 331… Trình tự hạch toán được phản ánh ở sơ đồ hình 3 phần phụ lục 2.4 Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp Sau khi đã tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục, kế toán cần kết chuyển và tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng chi phí về các khoản mục chi phí đã
- nêu ở trên để phục vụ cho việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì và giá thanh sản phẩm. Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho mà chi phí sản xuất được tập hợp theo mét trong hai phương pháp sau: 2.4.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Theo phương pháp này, kế toán sử dụng tài khoản 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tài khoản 154 có kết cấu như sau: Bên nợ: Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC Kết chuyển giá trị sản phẩm làm dở cuối kì (phương pháp kiểm kê định kì ) Bên có: Sè ghi giảm giá thành Giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ hoàn thành Kết chuyển giá trị sản phẩm làm dở định kì Số dư nợ : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kì hoặc cuối kì Trình tự hạch toán được phản ánh ở sơ đồ hình 4 phần phụ lục 2.4.2 Kết toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kì Theo phương pháp kiểm kê định kì, kế toán sử dụng tài khoản 631 “giá thành sản xuất” để tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm. Tài khoản 631 có kết cấu như sau: Bên nợ: Kết chuyển sản phẩm làm dở đầu kì Kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC Bên có: Giá trị SPLD cuối kì Giá thành thực tế của sản phẩm lao vụ dịch vụ hoàn thành trong kì Tuỳ thuộc đặc điểm sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể mở tài khoản 631 chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí như đối tượng tài khoản 154 Trình tự hạch toán được phản ánh ở sơ đồ hình 5 phần phụ lục 3. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kì
- Sản phẩm làm dở là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất chế tạo ( đang nằm trong dây truyền, quy trình công nghệ sản xuất chưa đến kì thu hoạch hoặc chưa hoàn thành chưa tính vào khối lượng bàn giao thanh toán) Đánh giá sản phẩm làm dở là xác định phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm làm dở. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất kinh doanh, tỷ trọng và mức độ, thời gian tham gia của chi phí và quá trình sản xuất để chế tạo sản phẩm và yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất hiện nay có thể áp dụng các phương pháp sau: 3.1 Đánh giá SPLD theo phương pháp chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí NVL chính Theo phương pháp này, sản phẩm làm dở cuối kì bao gồm chi phí NVL chính trực tiếp (hoặc chi phí NVL trực tiếp) còn chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cả cho giá thành sản phẩm Chi phÝ sx Chi phÝ nguyªn SPLD ®¸nh gi¸ + vËt liÖu ph¸t sinh trong k× Sè lîng Chi phÝ SPLD theo NVLTT = s¶n phÈm cuèi k× lµm dë cuèi Sè s¶n phÈm hoµn Sè s¶n phÈm k× thµnh trong k× + lµm dë cuèi k× Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trong lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm làm dở dang cuối kì Ýt, không có biến động nhiều so với đầu kì. Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán Ýt Nhược điểm : Thông tin về chi phí sản phẩm dở dang có độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến 3.2 Đánh giá sản phẩm làm dở theo số lượng hoàn thành tương đương Theo phương pháp này, sản phẩm làm dở cuối kì phải chịu toàn bộ các chi phí
- trong kì. Do vậy khi kiểm kê xác định đối tượng sản phẩm làm dở phải xác định mức độ hoàn thành của chúng. Đối với khoản chi phí NVL trực tiếp bỏ vào một lần từ đầu quy trình sản xuất sản phẩm thì cách tính như sau: SPLD cuèi k× S¶n phÈm theo NVL trùc CP ph¸t sinh ®Çu k× + CP ph¸t sinh trong k× lµm dë tiÕp hoÆc NVL = cuèi k× chÝnh Sè SP hoµn thµnh trong k× + Sè SP lµm dë cuèi k× Đối với chi phí sản xuất bỏ dần vào quá trình sản xuất như NVL trực tiếp, chi phí SXC thì chi phí làm dở được tính như sau: Chi phÝ DD ®Çu k× + Chi phÝ ph¸t sinh trong k× SPLD cuèi k× (NC, S¶n chi phÝ SX chung) = phÈm quy ®æi Sè SP hoµn thµnh trong k× + S¶n phÈm quy ®æi Sản phẩm quy đổi = Sản phẩm làm dở Mức độ hoàn thành Phương pháp nầy áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ kiểu phức tạp liên tục, sản phẩm trải qua nhiều công đoạn kế tiếp nhau Ưu điểm: Tính chính xác cao, đảm bảo hợp lý và độ tin cậy cao hơn so với phương pháp trên Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, phức tạp mang nặng tính chủ quan 3.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm theo định mức Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp đã xây dựng đầy đủ hệ thống các định mức chi phí. Kế toán căn cứ vào khối lượng SPLD được kiểm kê ở từng công đoạn đó để tính chi phí làm dở. Các tính như sau: Chi phí SPLD cuối kì = Sè lượng SPLD cuối kì Định mức chi phí Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính Nhược điểm: Không phản ánh chính xác chi phí thực tế đã chi ra 4. Kế toán giá thành sản phẩm
- 4.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc lao vụ dịch vụ đã hoàn thành cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Đối tượng tính giá thành không trùng với đối tượng tập hợp chi phí, nó có thể chia thành từng sản phẩm công việc đơn đặt hàng đã hoàn thành, từng chi tiết từng đơn vị sản phẩm. Kì tính giá thành sản phẩm là kì mà bộ phận kế toán giá thành cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của đối tượng đã xác định 4.2 Phương pháp tính giá thành 4.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn Giá thành sản phẩm = SPLD đầu kì + chi phí phát sinh trong kì - CPLD cuối kì Phương pháp này áp dụng thích hợp với doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, khép kín, mặt hàng sản phẩm Ýt, khối lượng lớn, chu kì sản xuất lớn…. gi¸ thµnh thùc tÕ s¶n xuÊt s¶n phÈm Giá thành đơn vị sản phẩm = s¶n lîng s¶n phÈn hoµn thµnh trong k× 4.2.2 Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều công đoạn, giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Việc tính giá thành phân bước được chia thành: - Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa phân bước - Phương pháp phân bước không tính nửa thành phẩm Cách tính như sau: Chi phÝ SPLD CPSX ph¸t sinh + Chi phÝ s¶n giai ®o¹n i giai ®o¹n i Thµnh xuÊt s¶n = phÈm i phÈm i SPLD hoµn thµnh SPLD giai + giai ®o¹n i ®o¹n i
- Sau đó cộng tổng chi phí các giai đoạn trong giá thành là tổng giá thành sản phẩm: Ztp = CPSXgđ1 + CPSXgđ2 +……….+ CPSXgđN 4.2.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp thích hợp áp dụng với doanh nghiệp có tổ chức sản xuất đơn chiếc. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng cụ thể còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm từng đơn đặt hàng. 4.2.4 Phương pháp tính giá thành theo hệ sè Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp có cùng một quy trình sản xuất sử dụng trong cùng một loại nguyên vật liệu và một lượng sản phẩm cho kết quả sản xuất đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy. không tập hợp chi phí riêng cho từng loại sản phẩm mà tập hợp cho cả quá trình sản xuất. Gi¸ thµnh thùc tÕ cña c¸c lo¹i Gi¸ thµnh ®¬n HÖ sè quy vÞ cña tõng = ®æi s¶n lo¹i s¶n phÈm i s¶n phÈm quy ®æi phÈm i 4.2.5 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất các nhóm sản phẩm cùng loại, như: quần áo, giầy dép…Muốn vậy, cần xác định được tỷ lệ giữa tổng chi phí thực tế theo khoản mục chi phí và tổng chi phí định mức, công thức tính : Tæng gi¸ thµnh thùc tÕ cña nhãm s¶n phÈm TØ lÖ chi phÝ = 100 Tæng gi¸ thµnh ®Þnh møc cña nhãm s¶n phÈm Gi¸ thµnh thùc tÕ ®¬n Gi¸ thµnh ®Þnh møc ®¬n = Tû lÖ chi phÝ vÞ tõng lo¹i s¶n phÈm vÞ s¶n phÈm cïng lo¹i 4.2.6 Phương pháp tính giá thành theo định mức Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định, các loại định mức kinh tế đã tương đối hợp lý, chế độ quản lý đã đi vào nề nếp thường xuyên, trình độ tổ chức kế toán vững vàng.
- Gi¸ thµnh thùc Gi¸ thµnh Chªnh lÖch Chªnh lÖch tÕ cña s¶n = ®Þnh møc cña do thay®æi tho¸t ly ®Þnh phÈm s¶n phÈm ®Þnh møc møc
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NƯỚC SẠCH TẠI CÔNG TY CẤP NƯỚC THÁI NGUYÊN I. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CẤP NƯỚC THÁI NGUYÊN 1. Qúa trình hình thành và phát triển Công ty Cấp nước Thái Nguyên là một trong những công ty thuộc Sở Xây dựng Thái Nguyên được thành lập theo quyết định tỉnh Thái Nguyên ngày 25/12/1962. Trụ sở của Công ty đóng tại Phường Trưng Vương TP Thái Nguyên. Công ty cấp nước Thái Nguyên là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của sở Xây dựng tỉnh TN. Tiền thân của Công ty là nhà máy nước Túc Duyên, ngay từ ngày đầu mới thành lập, nhà máy chỉ có 43 cán bộ công nhân viên chủ yếu là lao động phổ thông, rất Ýt người được đào tạo công nhân ngành nước, trang thiết bị còn thiếu thốn. Nhưng với tinh thần sáng tạo, ngày 03 tháng 8 năm 1963 nhà máy đã khoan xây dựng xong hai giếng nước có công suất 1200m3/ngày đêm, lắp đặt xong 7760 m đường ống chuyển tải có đường kính < D100. Tháng 10 năm 1973 nhà máy khởi công lắp đặt hệ thông sử lý nước có công suất 700m3 ngày đêm, do Hung Ga Ri viện trợ, có trạm tăng áp, đài nước 200m3 và lắp trên 2200 đường ống. Năm 1976 nhà máy được đầu tư khoan thêm 3 giếng với công suất 4500m3/ngày đêm. Mặc dù công suất nhà máy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của thành phố, năm 1978 nhà máy tiếp tục đầu tư lần thứ 3 khoan thêm 2 giếng vẫn trên cánh đồng Túc Duyên nâng công suất của nhà máy lên 7000m3/ngày đêm đảm bảo phần lớn nhu cầu nước của thành phố. Xét thành tích suốt 20 năm trong hoàn thành khó khăn gian khổ, cán bộ công nhân viên nhà máy dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, đã đoàn kết vượt lên liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm
- 1982 nhà máy vinh dự được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3. Với chức năng đơn vị chuyên nghành tháng 11 năm 1995 nhà nước đã giao cho Công ty tiếp nhận và quản lý nhà máy nước Sông Công có công suất 15000m3/ ngày đêm, công nghệ lạc hậu cũ nát, trang thiết bị xây dựng không đồng bộ. Công ty đã tích cực đầu tư sửa chữa, lắp thêm đường ống cung cấp đầy đủ nhu cầu sử dụng nước của thị xã sông công và các thị trấn. Do công ty lên tục hoàn thành mức kế hoạch, năm 1996 lần thứ 2 Công ty được đón nhận huân chương lao động hạng 2 của Nhà nước trao tặng vào ngày kỉ niệm 34 năm thành lập Công ty. Sự nghiệp đổi mới của Đảng đã tạo cho Thành phố Thái Nguyên phát triển với tốc độ nhanh, mặc dù đã khai thác vượt công suất thết kế 30% đạt 10000m3/ngày đêm nhưng mới cung cấp được khoảng 30 đến 40% nhu cầu nước sử dụng của thành phố. Năm 1995 Thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư dự án cấp nước vệ sinh 6 thành phố thị xã bằng vốn vay Ngân hàng phát triển Châu á, trong đó Thái Nguyên tổng vốn đầu tư 14,119 triệu đô la Mỹ tương đương khoảng 200 tỷ đồng Việt Nam để cải tạo nâng chất lượng nước, nâng công suất nhà máy nước Túc Duyên từ 7000m3 lên 10000m3/ ngày đêm. Xây dựng nhà máy nước Tích Lương có công suất 20000m3/ngày đêm với trang thiết bị hiện đại, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn quốc tế. Lắp đặt thêm 50 km đường ống chuyển tải có đường kính D200 đến D700. Trong suốt 41 năm xây dựng và trưởng thành, ngay từ ngày đầu mới thành lập Công ty chỉ có 43 CBCNV chủ yếu là lao động phổ thông với trang thiết bị lạc hậu, thiếu thốn, công xuất 1200m3/ngày đêm, hệ thống đường ống trên 10km phục vụ trên 300 khách hàng. Đến nay Công ty đã có trên 160 cán bộ CNV hầu hết được đào tạo qua trường, trong đó có trên 40 người có trình độ đại học với trang thiết bị hiện đại, công suất 45 000m3/ ngày đêm, hệ thống đường ống trên 300 km các loại phục vụ trên 15 000 khách hàng. Với sự cố gắng không ngừng của CBCNV và sự quyết định đúng đắn của tập thể ban lãnh đạo đến nay Công ty Cấp nước Thái Nguyên đã đứng
- vững và tạo được niềm tin cho khách hàng, vì thế doanh thu không ngừng tăng lên. Tính đến 31 tháng 12 năm 2002 Công ty đã phát triển và bổ xung vào nguồn vốn của mình là : 66.651.547.239 đồng Trong đó : - Vốn cố định : 53.919.437.146 - Vốn lưu động : 12.732.110.093 MỘT SỐ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Đơn vị tính: đồng Năm Năm 2001 Năm 2002 Sáu tháng đầu Chỉ tiêu năm 2003 Tổng doanh thu 8.920.750.680 9.509.673.505 5.769.256.231 Giá vốn hàng bán 5.171.860.474 5.976.820.070 3.324.689.989 Chi phí quản lí doanh nghiệp 800.768.549 875.750.459 520.236.869 Lợi nhuận sau thuế 915.535.600 1.035.185.211 555.462.652 Thu nhập bình quân 780.900 912.870 1.050.200 tháng/người 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cấp nước Thái Nguyên 2.1 Nhiệm vụ của Công ty cấp nước Thái Nguyên Công ty Cấp nước Thái Nguyên với tư cách là một doanh nghiệp kinh tế quốc doanh chịu sự quản lý của Nhà nước, trực tiếp là sở Xây dựng Thái Nguyên có các nhiệm vụ sau: - Sản xuất kinh doanh nước sạch, phục vụ các đối tượng sử dụng nước - Sửa chữa đường ống, đồng hồ đo nước, các sản phẩm chuyên dùng đáp ứng nhu cầu của ngành nước - Thiết kế, thi công lắp đặt đường ống nước với quy mô vừa và nhỏ theo yêu cầu của khách hàng - Lập kế hoạch đầu tư và dự án đầu tư từng giai đoạn phù hợp với quy định cấp nước của Thành phè
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Công tác kế toán công nợ phải thu và phải trả tại công ty TNHH 1 thành viên Hợp Quốc
50 p | 3656 | 1280
-
Luận văn - Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thế Anh
95 p | 1797 | 1189
-
Luận văn: Công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn
43 p | 1276 | 918
-
Luận văn Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Sông Đà số 2
87 p | 236 | 99
-
Luận văn Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Vinh Hưng
56 p | 183 | 51
-
Luận văn Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Bưu điện
62 p | 190 | 51
-
LUẬN VĂN: Công tác kế toán nguyên vật liệu (nvl) - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp
87 p | 151 | 45
-
Luận văn kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty phát hành sách Hải Phòng
66 p | 191 | 42
-
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyờn vật liệu tại Công ty May 10
77 p | 131 | 34
-
Luận văn kế toán: Tổ chức công tác kế toán thành phần và tiêu thu thành phẩm tại công ty cơ khí Quang Trung
74 p | 194 | 28
-
Luận văn Công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hoàng Minh
96 p | 142 | 28
-
Luận văn: Công tác kế toán của công ty TNHH xây dựng vận tải Phương Duy
63 p | 80 | 16
-
Luận văn kế toán: Công tác kế toán tại công ty Xe đạp - Xe máy Thống Nhấ
25 p | 104 | 14
-
Luận văn Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng
71 p | 107 | 14
-
Luận văn:Công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 87 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị cho ngành xây dựng và khai thác trên địa bàn tỉnh Bình Dương
163 p | 15 | 9
-
Luận văn Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp XLĐ&KDDV
93 p | 69 | 6
-
Luận văn Công tác hạch toán kế toán tại Xí nghiệp XLĐ&KDDV
93 p | 805 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn