intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng

Chia sẻ: Buiduong_1 Buiduong_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

110
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng', luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng

  1. Luận văn Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng 1
  2. Lời nói đầu Trong mọi nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hóa của quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động trong xã hội tạo ra. Tiền lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động bởi nó là nguồn thu chủ yếu giúp họ bảo đảm đ ược cuộc sống của bản thân và gia đình, vì vậy, tiền lương có thể trở thành động lực để tăng năng suất lao động nếu tiền lương được trả tương x ứng và hợp lí với sức lao động bỏ ra và trong trường hợp ngược lại nó sẽ làm giảm năng suất lao động, trì hoãn sản xuất. Do đó, việc xây dựng thang bảng lương lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý để sao cho tiền lương vừa đảm bảo một phần về nhu cầu tinh thần và vật chất cho người lao động và vừa làm cho tiền lương thực sự trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn là việc luôn được các nhà quản lý quan tâm. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT và KPCĐ, đây là quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm đến nhau giữa các thành viên trong cộng đồng. Các chế độ, chính sách về tiền lương và các khoản trích theo lương được nhà nước quy định khung chung, trên cơ sở đó các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tính chất công việc mà vận dụng các chế độ chính sách đó một cách linh hoạt, đúng đắn và có hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng em đã quyết định chọn đề tài “Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng” để viết chuyên đề cuối khóa của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3 chương: 2
  3. Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp Chương 2: Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng Chương 3: Những kiến nghị về công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng. 3
  4. B- Nội Dung Chương 1: những vấn đề lý luậncơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp. 1.1 Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và bản chất kinh tế của tiền lương Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời, cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động). Trong đó lao động là hoạt động chân tay và trí óc con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động biến đổi các đối tượng lao độngthành các vâth phẩm có ích phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình sản xuất, trước hết cần phải tái sản xuất sức lao động, nghĩa là lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh ngiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ. Về bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Nói cách khác, tiền lương chính là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động. 4
  5. 1.1.2 ý ngh ĩa của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Hạch toán chính xác lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý. Điều đó thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: Giúp cho công tác quản lý lao động có nề nếp, thúc đẩy công - nhân viên chấp hành kỷ luật lao động, tăng năng suất laođộng và hiệu quả công việc. Đồng thời tạo cơ sở cho việc trả lương, trả theo đúng nguyên tắc phân phối lao động. Giúp cho việc quản lý chặt chẽ quỹ lương, trên cơ sở đó bảo đảm - việc chi trả lương và trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chế độ quy định. Giúp cho việc phân tích, đánh giá cơ cấu lao động, cơ cấu tiền - lương cũng như hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng tiền lương được chính xác. 1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Hạch toán lao động kế toán tiền lương và các kho ản trích theo lương không chỉ liên quan đ ến quyền lợi của nguời lao độngmà còn liên quan đến chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của nhà nước. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hịên các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của người laođộng, tính toán và thanh toán kịp thời tiền lưyơng và các khoản liên quan khác cho người lao động. - Tính toán, phân bổ hợp lí, chính xác chi phí tiền lương,tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng liên quan. 5
  6. - Đ ịnh kỳ tiến hành phân tích sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương. Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan. 1.2 Hình thức tiền lương, quỹ lương và các khoản trích theo lương 1.2.1 Các hình thức trả lương Tiền lương của người lao động do 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động, nó có thể trả theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả lao động cũng có thể được trả theo thời gian làm việc hoặc khối lượng công việc ho àn thành… Kết hợp với chế độ phụ cấp, tiền lương, tiền ngo ài giờ… Việc tính trả chi phí lao động có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghịêp Trên thực tế, các doanh ngiệp thường áp dụng 2 hình thức trả lương sau: Hình thức trả lương theo sản phẩm - Hình thức trả lương theo thời gian. - 1.2.1.1 Hình thức tiền lương theo thời gian Là hình thức trả lương theo thời gian làm việc, cấp bậc và thang bảng lương do Nhà nước quy định và hợp đồng lao động đối với người lao động. Công thức tính: Thời gian làm Mức lương thời gian Tiền lương thời gian = x việc thực tế (áp dụng với từng cấp bậc) Tiền lương thời gian với đơn giá cố định được gọi là tiền lương thời gian giản đ ơn. Tiền lương thời gian có thể kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, tạo nên thời gian có thưởng. 6
  7. Để áp dụng trả lương theo thời gian doanh nghiệp phải theo dõi ghi chép thời gian làm việc của người lao động và mức nlương thời gian của họ, dựa vào bảng chấm công hàng ngày để tính trả lương cho công nhân viên. Các doanh nghiệp chỉ được áp dụng mức lương thời gian cho những công việc chưa xây dựng được định mức lao động, chưa có đơn giá tiền lương sản phẩm. Thường đựoc áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính quản trị, thống kê, tổ chức lao động , tài vụ, kế toán… Tiền lương thời gian có thể tính theo giờ, theo ngày, theo tháng. Lương tháng : Là tiền lương cố định hàng tháng trên cơ sở những quy định về chế độ lương của Nhà nước. Lương ngày: Là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng Lương giờ: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc theo chế độ (8 tiếng). Hạn chế rất lớn của hình thức trả lương theo thời gian là không gắn chătkj với kết quả lao động của người lao động, do đó không kích thích được tính sáng tạo, hiệu quả lao động. 1.2.1.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Là hình thức trả lương tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đ ã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó. Công thức tính: Số lượng (khối lượng ) Tiền lương trả Đơn giá tiền lương 1 công việc, sản phẩm đã = x trong kỳ đ ơn vị sản phẩm hoàn thành 7
  8. Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu về kế toán hạch toán kết quả lao động. Tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm trực tiếp hoặc có thể áp dụng đối với người lao độ ng gián tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm gián tiếp ưu điểm của hình thức trả lương này là đảm bảo thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt chất lượng lao động với ssố lượng lao động, động viên người lao động sáng tạo, có trách nhiệm cao với công việc. Tuy nhiên hình thức này phải tính toán phức tạp, phải xác định mức lao động cụ thể cho từng sản phẩm, từng công việc, cấp bậc. Bởi vậy, Khi áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, vấn đề quan trọng là phải xây dựng các định miứckỹ thuật để làm cơ sỏ cho việc xây dựng đơn giá lương đối với từng loại sản phẩm, từng công việc một cách hợp lí. Thực tế doanh nghiệp có thể áp dụng các đơn giá sản phẩm khác nhau: Tiền lương sản phẩm giản đơn - Tiền lương sản phẩm có thưởng - Tiền lương sản phẩm lũy tiến - Tiền lương theo sản phẩm khoán -  Trả lương theo sản phẩm giản đơn (Trực tiếp) Công thức: Tiền lương trả Số lượng sản phẩm Đơn giá tiền lương của một = x trong kỳ đúng quy cách đơn vị sản phẩm - Hình thức trả lương này có ưu điểm đơn giản, dễ hiểu quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, đây là hình thức được các doanh nghuệp sử dụng phổ biến khi tính lương cho lao động trực tiếp. Tuy nhiên cách trả 8
  9. lương này cũng có hạn chế là đề cao lợi ích cá nhânm không khuyến khích người lao động quan tâm đến lợi ích tập thể.  Trả lương theo sản phẩm có thưởng Là hình thức tiền lương theo sản phẩm giản đơn kết hợp với tiền thưởng khi người lao động đạt những chỉ tiêu mà doanh nghiệp quy định như: Thưởng về chất lượng sản phẩm, thưởng về năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư…  Trả lương theo sản phẩm lũy tiến Theo hình thức này ngoài tiền lương sản phẩm trực tiếp còn căn cứ vào miức độ hoành thành tỷ lệ lũy tiến. Mức lũy tiến này còn cóthể quy định bằng hoặc cao hơn định mức sản lượng. Những sản phẩm dưới miức khởi điểm lũy tiến được tính theo đơn giá tiền lương chung cố định, những sản phẩm vượt mức càng cao thì suất lũy tiến càng lớn. Lương trả theo sản phẩm lũy tiến có tác dụng kích thích tăng năng suất lao động và làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành. Vì vậy, hình thức này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện gấp một đơn đặt hàng nào đó, được áp dụng ở những khâu trả lương quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất.  Tiền lương theo sản phẩm khoán Khoán công việc - Khoán quỹ lương - + Khoán công việc: Theo hình thức này, doanh nghiệp quy định miức tiền lương cho mỗi công việc hoặc khối lượng sản phẩm ho àn thành. Người lao động căn cứ vào mức lương này có thể tính đ ược tiền lương của mình thông qua khối lượng công việc mình đã hoàn thành. Công thức tính: Tiền lương khoán = Mức lương quy định cho từng công việc 9
  10. Cách trả lương này áp dụng cho những công việc lao động đơn giản cótính chất đột xuất như bốc dĩư hàng hóa, sữa chữa nhà cửa… + Khoán quỹ lương: Theo hình thức này, người lao động biết trước được số tiền lương mà họ sẽ nhận sau khihoàn thành công việc và thời gian hoàn thành công việc được giao. Căn cứ vào khối lượng công việc hoặc khối lượng sản phẩm Và thời gian cần thiết để hoàn thành mà doanh nghiệp tiến hành khoán quỹ lương. Công thức tính: Tiền lương trả Số lượng (khối lượng) Đơn giá tiền lương = x trong kỳ công việc hoàn thành (số lượng công việc đó) Trả lương theo cách này tạo cho người lao dộng có sự chủ động trong việc sắp xếp và tiến hành công việc của mình, còn người giao khoán thì yên tâm về thời gian hoàn thành công việc. 1.2.2 . Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo số cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương. Bao gồm: Tiền lương thời gian tính theo sản phẩm và tiền lương khoán; Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định; Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian điều động công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học; Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp độc hại; Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Trong doanh nghiệp để phục vụ công tác hạch toán tiền lương có thể được chia thành 2 loại: Tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao đ ộng gián tiếp trong đó chi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ. 10
  11. + Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ đã quy định, bao gồm lương cấp bậc và các khoản phụ cấp + Tiền lương phụ là tiền lương trả cho ngườilao động trong những thời gian không làm nhiệm vụ nhưng vẫn hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trong thời gian nghỉ phép, thời gian làm nhiệm vụ x ã hội, học tập, hội họp… 1.2.3 Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ 1.2.3.1 Quỹ BHXH BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đ ắp một phần thu nhập đối với người lao động khi học gặp phải biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bằng cách hình thành và sự dụng một quỹ tài chính tập tring do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Quỹ BHXH hình thnàh bằng cách trích theotỷ lệ quyđịnh trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp (Phụ cấp chức vụ, Phụ cấp chức vụ bầu cử, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên), quỹ này do cơ quan BHXH quản lý. Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích BHXH là 20% trong đó: 15% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao đ ộng đóng và khoản này được tính vàochi phí sảm xuất kinh doanh, còn lại 5% do người lao động đóng góp được tính vào trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ BHXH được chi tiêu trong những triường hợp sau đây: Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, Chi quỹ BHXH cho người lao động theo chế độ căn cứ vào: Mức lương ngày của người lao động, Thời gian nghỉ (Có chứng nhậnhợp lệ), Tỷ lệ trợ cấp BHXH. 11
  12. 1.2.3.2 Quỹ BHYT BHYT là sự taid trợ cho việc phòng, chữa và chăm sóc sức khỏe cho người lao động khihọ gặp rủi ro, ốm đai, tai nạn… Bằng cách hình thành và sử dụng lao dộng và người lao động và người lao động nhằm đảm bảo sức khỏa cho người lao động. Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quyđịnh trên tổng số lương cơ bản và các kho ản phụ cấp của congười lao động thực tế phát sinh trong kỳ. Tỷ lệ BHYT được quyđịnh là 3% trong đó: Người chủ sử dụng lao động đóng góp 2 % còn lại 1% được tính trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ này được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. 1.2.3.3. Kinh phí công đoàn Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động, nguồn kinh phí cho ho ạt động của tổ chức này là quỹ KPCĐ, quỹ này được hình thành do viểctích lập theo một tỷ lệquyđịnh trên tổng số tiềnlương thựctế phải trả cho ngườilao động thực tế phát sinh trong tháng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, hiện nay tỷ lệ trích là 2%. Số KPCĐ của doanh nghiệp đ ược trích một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, một phần để lại để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại đơn vị. 1.3 H ạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 1 .3.1 Chứng từ hạch toán lao động, tính lương và các khoản trợ cấp BHXH 1 .3.1.1. Chứng từ hạch toán lao động 12
  13. Tại các doanh nghiệp, tổ chức hạch toán về lao động thường do bộ phận tổ chức lao động, nhân sự của doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, các chứng từ ban đầu về lao động là cơ sở để tính trả lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động. Các chứng từ ban đầu gồm có: - Một số: 01 - LĐTL- Bảng chấm công: Do các tổ sản xuất hoặc các phòng ban lập, theo dõi nhằm cung cấp chi tiết số ngày công của từng người lao động theo tháng hoặc theo tuần (tùy theo cách chấm công và trả lương của doanh nghiệp) - Mẫu số: 03- LĐTL – Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội: Chứng từ này do các cơ sở y tế được phép lập riêng chi từng cá nhân người lao động, nhằm cung cấp số ngày người lao động được nghỉ và hưởng các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế - Mẫu số: 06- LĐTL- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc ho àn thành. Mục đích lập chứng từ này nhằm xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động ; Phiếu này do người giao việc lập, phòng lao động tiền lương thu nhận và ký duyệt trước khi chuyển đến kế toán làm chứng từ hợp pháp để trả lương. - Mẫu số: 07-LĐTL – Phiếu báo làm thêm giờ - Mẫu số: 08- LĐTL – Hợp đồng giao khoán: Phiếu này là b ản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán về khối lượng công việc, thờ gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc đó, đồng thời, là cơ sở thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán. - Mẫu số: 09- LĐTL – Biên bản điều tra tai nạn lao động- Biên bản này nhằm xác định chính xác, cụ thể tai nạn lao động xảy ra tại đơn vị để có chế độ 13
  14. bảo hiểm cho người lao động một cách thỏa đáng và trên cơ sở biên bản đó có các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, ngăn ngừa tai nạn xảy ra tạo đơn vị. Trên cơ sở các chứng từ ban đầu, bộ phận lao động tiền lương thu thập, kiểm tra, đối chiếu với chế độ của nhà nước, doanh nghiệp và thỏa thuận theo hợp đồng lao động sau đó ký xác nhận chuyển cho kế toán tiền lương làm căn cứ lập các bảng thanh toán lương, thanh toánb ảo hiểm xã hội. 14
  15. 1.3.2.2. Chứng từ tính lương và các khoản trợ cấp BHXH Việc tính lương và các khoản trợ cấp bảo hiểm x ã hội, kế toán phải tính riêng cho từng người lao động, tổng hợp lương theo từng tổ sản xuất, từng phòng ban quản lý. Trường hợp trả lương khoán cho tập thể người lao động, kế toán phải tính lương, trả lương chotừng việc khoán và hướng dẫn chia lương cho từng thành viên trong tập thể đó theo các phương pháp chia lương nhất định, nhưng phải đảm bảo công bằng hợp lí. Căn cứ các chứng từ ban đầu có liên quan đ ến tiền lương và trợ cấp bảo hiểm x ã hội được duyệt, kế toán lập các bảng thanh toán sau: - Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số: 02- LĐTL) - Mỗi tổ sản xuất, mỗiphòng ban mở một bảng thanh toán lương trong đó kê tên và các khoản lương được lĩnh của từng người trong đơn vị - Danh sách người lao động được hưởng trợ cấp BHXH (Mẫu số 04- LĐTL) Bảng này kê họ tên và nội dung từng khoản bảo hiểm x ã hội ngườ lao động đ ược hưởng trong tháng. - Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số: 05- LĐTL) Bảng này được lập cho từng tổ sản xuất, từng phòng, ban, bộ phận kinh doanh. Các bảng thanh toán này là căn cứ để trả lương và khấu trừ các khoản khác như BHXH, BHYT, bồi thường vật chất … đối với người lao động. 1.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng K ế toán tính và thanh toán tiền công, tiền lương và các khoản khác với người lao động tình hình trích lập và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ sử dụng các tài khoản 334, 338, 335 1.3.2.1 Tài khoản 334 “Phải trả người lao động” Tà khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán trợ cấp BHXH, tiền thưởng…và các khoản thanh toán khác thuộc về thu nhập của người lao động. 15
  16. Tài khoản này được mở chi tiết theo 2 tài khoản cấp 2 TK 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trảvà tinhd hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất tiền lương, bảo hiểm xã hội và các kho ản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. TK 3348- Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng (nếu có) có tnhs chất về tiền công và các kho ản khác thuộc về thu nhập của người lao động. 1.3.2.2. Tài khoản 338 “ Phải trả, phải nộp khác” Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT, các khoản va, m ượn tạm thời, giá trị tài sản thừa chờ xử lý… TK này có các TK cấp 2 sau: TK 3381- Tài sản thừa chờ xử lý TK3382- KPCĐ TK3383 – BHXH TK 3384- BHYT TK3385 TK 3386 TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện TK 3388 – Phải trả phải nộp khác. 1.3.2.3 TK 335 “Chi phí phải trả” TK này dùng để phản ánh các khoản ghi nhận là cho phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng chưa thực tế phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ hoặc kỳ sau. Ngoài các TK trên kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương còn sử dụng một số TK liên quan khác như: TK 622, 627, 642, 111, 112, 138… 16
  17. 1.3.3. Tổng hợp phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng, hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp và tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ hiện hành. Tổng hợp phân bổ tiền lương, tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện trên bảng “ Phân bổ tiền lương BHXH” theo mẫu số 01 –BPB. Trên b ảng phân bổ ngoài tiềnlương, BHXH, BHYT, KPCĐ còn phản ánh việc trích trước các khoản chi phí phải trả, cụ thể kỳ tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất… Bảng phân bổ tiền lương và BHXH được lập hàng tháng trên cơ sở các chứng từ về lao động và tiền lương trong tháng, kế toán tiến hành phân loại tiền lương, tiền công phải trả theo từng đối tượng sử dụng lao động trực tiếp từng loại sản phẩm ở phân xưởng, quản lý và phục vụ sản xuất ở từng phân xưởng theo quản lýchung của to àn doanh nghiệp, trong đó phân biệt tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản khác để ghi vào các cột thuộc phần ghi có TK 334”Phải trả cho công nhân viên” ở các dòng phù hợp. Căn cứ vào tiền lương thực tế phải trả và căn cứ vào tỷ lệ trích quy định về BHXH, BHYT, KPCĐ để tính trích và ghi vào cột phần ghi có TK 338 “Phải trả phải nộp khác” thuộc các TK 3382, 3383, 3384 ở các dòng phù hợp. Căn cứ vào các tài liệu liên quan và căn cứ vào việc tính trước tiền lương nghỉ phépcủa công nhân viên phân xưởng để ghi cột cóTK 335 “Chi phí phải trả” tổng hợp số liệu phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản trích trước đ ược sử dụng cho kế toán tập hợp chi phí để ghi sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho đối tượng sử dụng. 1.3.4. Kế toán tổng hợp tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương K ế toán tổng hợptiền lương và các khoản trích theo lương có thể khái quát theo sơ đồ sau: 17
  18. (1): Hàng tháng trích tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp có tính chất tiền lương, tiền ăn giữa ca, các kho ản khác mang tính chất lương, phải trả cho người lao động. (2): Tính tiền thưởng thường xuyên (từ quỹ khen thưởng) phải trả cho công nhân viên . (3a): Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân TTSX. (3b): Tính số lương nghỉ phép phải trả CNTTSX. (4): Hàng tháng tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ. (5): Tính số BHXH phải trả công nhân viên. (6): Khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV như: Tiền điện, tiền nước, tạm ứng (7)Thuế thu nhập cá nhân mà CNV phải nộp doanh nghiệp thu hộ cho nhà nước. (8): Thanh toán tiền lương, thu nhập khác cho CNV bằng SP, HH, DV. (9: Thanh toán tiền lươn, thu nhập khác cho CNV (10): Chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý cấp trên và chỉ tiêu KPCĐ tại doanh nghiệp. 1.3.5. Các hình thức sổ kế toán áp dụng: có 4 hình thức thức Hình thức nhật ký chung (NKC) - Hình thức chứng từ ghi sổ ( CTGS) - Hình thức nhật ký chứng từ (NKCT) - Hình thức nhật ký Sổ cái (NKSC) - + Theo hình thức nhật ký chung trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương gồm các chứng từ và sổ kế toán sau: 18
  19. Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT, - Sổ cái TK334, TK338 (3382, 3383, 3384) - Sổ nhật ký đặc biệt liên quan đến tiền lương và các kho ản - tríchtheo lương . + Theo hình thức chứng từ ghi sổ trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương gồm các chứng từ và sổ kế toán chủ yếu sau: Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT - Sổ cái TK 334, TK 338 (3382, 3383,3384) - NKCT số 7… - + Theo hình thức nhật ký chứng từ bao gồm: Chứng từ gốc liên quan ( Bảng chấm công, bảng thanh - toán lương, BHXH, BHYT) Các NKCT… - Sổ cái các TK 334, TK338 (3382, 3383, 3384). - 19
  20. Chương 2: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng. 2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng. Tên Công ty: Công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải măng Trụ sở chính: 21B – Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng tiền thân là xí nghiệp cung ứng vâth tư vận tải xi măng được thành lập ngày 01/7/1981 theo QĐ số 179/BXD/TCCB trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xi măng (Nay là Tổng công ty xi măng Việt Nam). Ngay từ khi mới thành lập, xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải thiết bị xi măng có chức năng, nhiệm vụ là cung ứng vận tải nguyên vật liệu và tham gia tiêu thụ sản phẩm xímăng theo kế hoạch của Liên hiệp các xí nghiệp xi măng giao cho nhằm đảm bảo cho sự hoạt động liên tục, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất của toàn ngành xi măng. Bên cạnh đó, xí nghiệp còn sản xuất vỏ bao cho các doanh nghiệp sản xuất Xi măng nhỏ của các địa phương và các ngành khai thác tuyển, xỉ, thải dùng cho sản xuất xi măng và cung cấp các dịch vụ sữa chữa ôtô và kinh doanh vận tải đường bộ. Do yêu cầu sản xuất theo đề nghị của liên hiệp các xí nghiệp xi măng, Công ty Vật tư vận tải xi măng được thành flập theo QĐ số 824/BXD- TCCB ngày 3/12/1990 của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở hợp nhất của xí nghioệp cung ứng vật tư thiết bị xi măng và Công ty vận tải đ ường bộ xây dựng. Công ty chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 05/01/1991. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2