intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng

Chia sẻ: Loaken_1 Loaken_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

144
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tây hồ - bộ quốc phòng', luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng

  1. Luận văn Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng 1
  2. Lời mở đầu Trong những năm qua đất nước ta thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và có những biến đổi sâu sắc, phát triển mạnh mẽ, hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, các ngành sản xuất phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt. Do vậy, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp sản xuất phải không ngừng thực hiện các biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đ ặc biệt trong ngành sản xuất xây lắp, đây là một ngành sản xuất vật chất vô cùng quan trọng tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay các doanh nghiệp xây lắp hoạt động chủ yếu theo hình thức đấu thầu, do đó mà việc giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm là vô cùng quan trọng, giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành. Đ ể giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm thì công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng. Chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất ngày nay không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xây lắp có những đặc thù sản xuất rất phức tạp. Nhận thức được điều này em đã chọn đề tài “ H ạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng” trong chuyên đề thực tập của mình. Kết cấu của chuyên đề này em chia làm 3 phần: Phần I: Tổng quan về công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng và tổ chức công tác kế toán tại công ty. Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng. Phần III: Phướng hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ. 2
  3. Phần 1: Tổng quan về công ty Tây Hồ - Bộ Quốc Phòng và tổ chức công tác kế toán tại công ty I. Tổng quan về công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng 1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp Công ty Tây H ồ thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc Phòng là một doanh nghiệp Nhà nước thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng ( Cả tài khoản ngoại tệ), có con dấu riêng, có trụ sở chính tại Đường Hoàng Quốc Việt - Quận Cầu Giấy – Hà Nội. Công ty có số vốn kinh doanh bao gồm cả ngân sách cấp và tự bổ sung là 3.790.000.000 đồng ( ba tỷ bảy trăm chín mươi triệu đồng). Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tây Hồ đ ược đánh dấu bằng sự ra đời Trung tâm giao dịch xuất nhập khẩu và dịch vụ - Bộ Quốc Phòng năm 1982 với chức năng chính là thực hiện việc quản lý, giao dịch các ho ạt động có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trong quân đội với chức năng chính là kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Năm 1988 chuyển đổi Trung tâm giao dịch xuất nhập khẩu và dịch vụ - Bộ Quốc Phòng thành Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ BQP với chức năng chính là kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Vào năm 1992, Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ - Bộ Quốc Phòng được sát nhập với công ty kinh doanh vật tư – BQP để thành lập Công ty Tây Hồ - Bộ Quốc Phòng với chức năng chính là kinh doanh vật tư, xuất nhập khẩu các loại hàng hoá, trang thiết bị phục vụ sự nghiệp Quốc Phòng và vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Công ty. Ngày 18 tháng 4 năm 1996, Bộ Quốc Phòng quyết định sáp nhập Công ty Tây Hồ và Công ty xây dựng 232 để thành lập Công ty Tây Hồ - Bộ Quốc Phòng với một chức năng, nhiệm vụ hoàn toàn mới. Theo chức năng, nhiệm vụ này, công ty phải chuyển hướng lấy nhiệm vụ sản xuất xây lắp là chính. 3
  4. Tóm lại, sau hơn 10 năm hoạt động, công ty Tây Hồ đã thực sự trưởng thành về mọi mặt, doanh thu của hoạt động xây lắp hàng năm có sự tăng lên đáng kể. Từ chỗ chỉ được thi công những công trình nhỏ trong quân đội, đến nay công ty đã có khả năng đấu thầu thi công các công trình có giá trị lớn trong và ngoài quân đội. Uy tín của công ty đã bước đầu đến với các chủ đầu tư trong cả nước thông qua chất lượng của các công trình. Điều này chứng tỏ công ty đã thành công trong quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ kinh doanh thương mại thuần tuý sang sản xuất xây lắp. Trong thời gian qua công ty đ ã liên tiếp đấu thầu và thắng thầu các công trình xây dựng có giá trị lớn, mang lại những khoản lợi nhuận cao, góp phần vào sự phát triển chung của công ty. Từ khi thành lập với số vốn chủ sở hữu ban đầu khoảng 3,7 tỷ đồng và lực lượng lao động hơn 300 người cho đến nay tổng số vốn chủ sở hữu của công ty đã lên tới hơn 13 tỷ đồng với số lao động là gần 2000 người. Từ chỗ chỉ xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, kinh doanh vật liệu xây dựng, đến nay công ty đã có thể thi công các công trình lớn như đường giao thông, trạm thuỷ lợi, trạm biến áp, bến cảng, sân bay... Với sự tăng dần về chức năng, quy mô kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh, vị thế và uy tín của công ty trên thị trường cạnh tranh ngày càng tăng. Trong những năm qua công ty đã luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN. Công ty đã được công nhận là công ty lo ại 1 của Bộ Quốc Phòng và đ ược đánh giá là một công ty có tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh tương đối cao trong những năm qua. 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tây Hồ 2.1. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty Căn cứ vào chức năng, ngành nghề đ ã được Bộ Quốc Phòng và các Bộ chức năng của Nhà nước ra quyết định cấp giấy phép hoạt động trên địa b àn của cả nước, công ty Tây Hồ đã xác định 6 chức năng ngành nghề cho mình như sau: - V ề chức năng xây lắp: 4
  5. + Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, quốc phòng. + Xây dựng giao thông đường bộ đến cấp 1, cầu, sân bay, bến cảng + Xây dựng các công trình vừa và nhỏ. + Xây dựng trạm và lắp đặt hệ thống cấp thoát nước. - Tư vấn, khảo sát, thiết kế, quy hoạch và xây dựng. - Lắp đặt thiết bị công trình và dây chuyền sản xuất. - Sản xuất, kinh doanh vật liệu, vật tư, thiết bị xây dựng, vật tư thanh xử lý. - Kinh doanh bất động sản (kể cả dịch vụ mua bán nhà). - Kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhiệm vụ cụ thể của công ty là xem xét, nắm chắc tình hình thị trường xây dựng, hợp lý hoá các quy chế quản lý của công ty để đạt được hiệu quả kinh tế, xây dựng tổ chức đảm đương được nhiệm vụ hiện tại, đáp ứng đ ược yêu cầu trong tương lai, có kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và kế ho ạch dài hạn. 2.2. Kết quả của doanh nghiệp sau một số năm Bảng 1 2004/2003 2005/2003 Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 C hênh lệch C hênh lệch % % Tổng Tài sản (đ) 214.538.279.573 267.900.404.596 269.907.483.751 53.362.125.023 25 55.369.204.178 26 TSCĐ (đ) 10.322.285.557 22.941.938.950 20.544.014.246 12.619.653.393 122 10.221.728.689 99 Nguồn vốn CSH (đ) 14.284.360.883 32.736.085.390 35.845.777.107 18.451.724.507 129 21.561.416.224 151 Doanh thu thuần (đ) 193.587.742.296 260.972.796.240 280.011.071.993 67.385.053.944 35 86.423.329.697 45 Giá vốn hàng bán(đ) 184.022.930.784 236.483.811.617 256.557.208.467 52.460.880.833 29 72.534.277.683 39 Thuế TNDN(đ) 160.143.320 921.817.007 1.133.255.195 761.673.687 476 973.111.875 608 Lợi nhuận sau thuế(đ) 1.310.135.049 3.105.020.409 3.697.161.001 1.794.885.360 137 2.387.025.952 182 Tổng số CNV(Người) 1.702 1.611 1.643 -91 -5 - 59 -3 TN bình quân tháng(đ) 1.327.056 1.646.359 1.846.625 319.303 24 519.569 39 Tổng chi phí 8.282.744.343 20.973.054.762 20.996.716.253 12.690.310.419 153 12.713.971.910 153 ( Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán công ty Tây Hồ - BQP) 5
  6. 3. Tổ chức bộ máy quản lý  Giám đốc công ty là người tổng điều hành công ty, có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp bộ máy, cơ chế quản lý phù hợp, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, lập kế hoạch và phương án tổ chức thực hiện kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện để có biện pháp điều chỉnh hoặc thúc đẩy việc hoàn thành kế hoạch của công ty, giải quyết tốt các mối quan hệ, tạo môi trường uy tín cho công ty.  Phó giám đốc kỹ thuật và Phó giám đốc phụ trách thi công: chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kỹ thuật, thiết kế thi công xây dựng và vận hành máy móc thiết bị, điều độ sản xuất toàn công ty nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.  Phòng kế hoạch - kỹ thuật: là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty có nhiệm vụ tổ chức, triển khai và chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch vật tư thiết bị kỹ thuật. (Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty).  Phòng Thiết kế - Dự án - Đấu thầu: là phòng kỹ thuật, quản lý thiết kế thi công, giúp Giám đốc công ty tổ chức, triển khai các công việc về công tác nghiệp vụ kỹ thuật trong thi công xây lắp, khảo sát, thiết kế quản lý công trình. (Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật thi công).  Phòng Tổ chức lao động – Hành chính: là phòng chuyên môn, tham mưu cho Đảng uỷ và Giám đốc về việc tổ chức sản xuất, tiếp nhận, quản lý và sử dụng lao động; thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, đảm bảo các công việc về hành chính, quản trị, bảo vệ và y tế cơ quan, đ ảm bảo chăm sóc sức khoẻ và đời sống cán bộ công nhân viên. (Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty).  Phòng tài chính - Kế toán: có chức năng tham mưu cho Giám đốc công ty, tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và ho ạt động của công ty, đồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi 6
  7. ho ạt động kinh tế tài chính của công ty theo pháp luật, giúp Giám đốc công ty tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả. (Phòng Tài chính - K ế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty).  Phòng Chính trị: có chức năng giúp giám đốc công ty và Đảng uỷ công ty về công tác Đảng, công tác chính trị tư tưởng, đồng thời cũng là cơ quan thực hiện công tác đó, theo các nhiệm vụ cụ thể. (Phòng Chính trị chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc chính trị).  Phòng kinh doanh - Xuất nhập khẩu: là phòng chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trên cơ sở phạm vi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu Bộ Thương Mại cấp. (Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của các phòng ban chức năng).  Phòng Khai thác – Kinh doanh vật tư thanh xử lý: thực hiện chức năng khai thác kinh doanh máy, thiết bị vật tư thanh xử lý của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty về toàn b ộ công tác tổ chức thực hiện. (Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của Giám đốc phụ trách kinh doanh). 7
  8. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH CÔNG TY TÂY HỒ Sơ đồ tổ chức điều hành công ty Tây Hồ : G iám đốc điều hành GIÁM ĐỐC CÔNG TY Bí thư đảng u ỷ : Các phòng chức năng chỉ đạo CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kế Phòng thiết Phòng tài Phòng tổ Phòng chính trị hoạch - k ỹ k ế - dự án - chính - kế chức LĐ - thuật toán hành chính đấu thầu Phòng Phòng Chi nhánh XN XD Các đội XN lắp XN XD XN XL CN Đội thi XN XL Khai thác - kinh p hía Nam CN dân XD 1, máy và XD cầu đường và dân CN dân công cơ KD vật tư doanh d ụng và hạ 2, 3, 4, công trình và thủy lợi dụng 897 g iới dụng và thanh x ử XNK tầng 497 5 597 797 đ iện 997 lý 8
  9. 4. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty 4.1. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ được giao, công ty Tây Hồ đã xây dựng cho mình một mô hình tổ chức từ công ty đến các phòng ban và các xí nghiệp thành viên. Trong đó, các xí nghiệp là bộ phận trực tiếp tham gia sản xuất được tổ chức thành các đội cụ thể. Các đội xây dựng này có thể trực thuộc xí nghiệp hoặc trực thuộc công ty. Để cụ thể hoá mô hình tổ chức cơ cấu của công ty, ta có thể phân ra như sau: - Bộ phận sản xuất chính: với nhiệm vụ tạo ra sản phẩm chính cho công ty như các công trình xây dựng và công trình giao thông bao gồm các bộ phận sau: + Xí nghiệp xây dựng công nghiệp dân dụng và hạ tầng 497 + Xí nghiệp lắp máy và xây d ựng công trình 597 + Xí nghiệp xây dựng cầu đường và thuỷ lợi 797 + Xí nghiệp xây lắp công nghiệp và dân d ụng 897 + Xí nghiệp xây lắp công nghiệp dân dụng và điện 997 + Các đội xây dựng số 1, 2, 3, 4, 5 + Đội thi công cơ giới + Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu - Bộ phận sản xuất phụ trợ: với nhiệm vụ là phục vụ kịp thời theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất chính, bao gồm các bộ phận như các bộ phận phòng ban bổ trợ cho hoạt động sản xuất. - Bộ phận sản xuất phụ: + Phòng kinh doanh vật tư thanh xử lý + Xưởng sản xuất cát Từ Liêm - Bộ phận phục vụ sản xuất: + Hệ thống các kho bãi vật liệu xây dựng + Bộ phận vận chuyển vật liệu ở công trường 9
  10. + Đội xe cơ giới 4.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty Quá trình xây dựng thường được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đo ạn lại chia làm nhiều việc khác nhau. Cụ thể qui trình công nghệ sản xuất của công ty như sau: Mua vật tư, tổ chức Nghiệm nhân công thu bàn giao Nhận thầu Tổ chức thi công công trình Lập kế hoạch thi công Công ty Tây Hồ - Bộ Quốc Phòng do đ ặc thù ngành xây d ựng nên sản phẩm của công ty là sản phẩm đ ơn chiếc, chu kỳ sản xuất lâu dài tập trung cần nhiều nguyên liệu, sản phẩm chỉ bán cho một khách hàng. II. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Tây Hồ 1. Tổ chức bộ máy kế toán 1.1. Phương thức tổ chức bộ máy kế toán Công ty Tây Hồ là một doanh nghiệp có quy mô vừa, các đ ơn vị trực thuộc như các xí nghiệp, các đội hoạt động tập trung trên một địa bàn. Tuy nhiên, công ty có một chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh nên công ty tổ chức công tác kế toán theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán. Đối với những đơn vị trực thuộc kinh doanh quy mô nhỏ, gần trung tâm điều hành; mặt bằng kinh doanh tập trung, chưa có đủ điều kiện nhận vốn, kinh doanh và tự chủ trong quản lý, thì đ ơn vị đó không được phân cấp quản lý, do vậy không cần tổ chức sổ sách và bộ máy kế toán; toàn bộ khối lượng kế toán thực hiện tại trung tâm kế toán đặt tại đơn vị cấp trên. Đối với những đơn vị có đủ điều kiện về tổ chức, quản lý và kinh doanh một cách tự chủ, hơn nữa kinh doanh ở quy mô lớn, trên diện không 10
  11. gian rộng, phân tán mặt bằng, thì cần được giao vốn, nhiệm vụ kinh doanh cũng như quyền quản lý điều hành. Khi đó, cần thiết phải tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị trực thuộc. Toàn bộ khối lượng kế toán được thực hiện ở dưới đơn vị trực thuộc, quan hệ giữa các đơn vị hạch toán phân tán là quan hệ kinh tế nội bộ. Cấp trên chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp theo báo cáo của những đơn vị đó. Mô hình kế toán kiểu hỗn hợp mô tả theo sơ đồ sau: Kế toán đơn vị cấp trên Kế toán trưởng Kế toán Kế toán các Bộ phận Bộ phận các hoạt đơn vị trực tổng hợp báo kiểm tra động tại thuộc hạch cáo từ đơn vị kế toán cấp trên toán tập trực thuộc trung Đơn vị kinh tế trực thuộc Đơn vị kế Nhân viên hạch toán toán phân ban đầu tại tán tại đơn cơ sở trực vị trực thuộc thuộc 1.2. Lao động kế toán và phân công lao động trong bộ máy kế toán Phòng Tài chính- kế toán công ty Tây Hồ - Bộ Quốc phòng có 11 người, trong đó mỗi người đều được p hân công cụ thể công việc và được tổ chức theo sơ đồ sau: 11
  12. Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng TCKT Bộ phận Bộ phận Bộ phận BP H ạch Kiểm tra kế Kế toán tổng toán TSCĐ, Tài chính hợp toán VL, CCDC Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận kế toán kế toán Kế toán Quỹ KT chi Kế toán KD bất tiền phí, giá thanh – KD động sản lương thành toán XNK Trưởng ban TCKT chi nhánh Kế toán, thủ Kế toán các q uỹ các xí đội xây nghiệp dựng Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận kế toán kế toán kế toán kế toán kế toán kế toán tiền KD xuất KD bất VL, chi phí thanh lương nhập động CCDC, giá toán TSCĐ khẩu sản thành 12
  13. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán  Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài chính - Kế toán: Phụ trách chung, điều hoà cấp phát vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phụ trách kế ho ạch tài chính chung của công ty, phụ trách chế độ quản lý tài chính, chế độ về nghiệp vụ kế toán, tham gia xây dựng chế độ chinh sách, xử lý số liệu kế toán chung của công ty do kế toán tổng hợp báo cáo.  Bộ phận tài chính: Quản lý vốn, tài sản, theo dõi đảm bảo chế độ chính sách và toàn bộ phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cán bộ công nhân viên.  Bộ phận kiểm tra kế toán: Đối chiếu số liệu giữa các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán với nhau, giữa số liệu kế toán của doanh nghiệp với số liệu kế toán của các đơn vị kế toán có liên quan, giữa số liệu kế toán với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với chế độ thể lệ kế toán hiện hành nhằm cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau những thông tin kế toán – tài chính của doanh nghiệp một cách trung thực, minh bạch, công khai, đảm bảo cho công tác kế toán thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ và chức năng của mình trong công tác quản lý.  Bộ phận kế toán tổng hợp: Kiểm tra, xử lý chứng từ, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, Báo cáo kết lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, …  Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Theo dõi tình hình thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên các khoản trừ vào lương gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản tiền phạt, tiền vay ứng lương, tạm ứng thừa chưa hoàn trả và các khoản BHXH, BHYT trả cho CNV theo chế độ ốm đau, thai sản.  Bộ phận kế toán TSCĐ, CCDC: Theo dõi tình hình tăng, giảm, tình hình nhập, xuất sử dụng công cụ dụng cụ và phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng, phân bổ khấu hao TSCĐ cho các công trình, hạng mục công trình, cho các xí nghiệp và các đội xây dựng. Theo dõi tình hình nhập xuất, tồn 13
  14. nguyên vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình, theo từng xí nghiệp, đội xây dựng.  Bộ phận kế toán thanh toán: (Kế toán tiền mặt – tiền gửi ngân hàng – công nợ): Phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan tới tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ, lập bảng kê tổng hợp sau đó đối chiếu số liệu với kế toán tổng hợp, xử lý số liệu, thanh toán công nợ với khách hàng.  Bộ phận kế toán tập hợp chi phí giá thành sản phẩm: Nhận các chứng từ từ các xí nghiệp, đội tập hợp chi phí giá thành, xác định giá trị dở dang cuối kỳ, đầu kỳ cho từng công trình , hạng mục công trình theo từng xí nghiệp, đội thi công.  Bộ phận quỹ: Thực hiện thu chi theo lệnh, mở sổ quỹ tiền mặt theo dõi tình hình thu, chi , tồn quỹ.  Trưởng ban KTTC chi nhánh: Chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tổ chức công tác kế toán, kiểm tra đối soát các báo cáo tài chính tại chi nhánh công ty ở miền Nam.  Kế toán các xí nghiệp, đội xây dựng: Tập hợp chi phí trực tiếp phát sinh theo từng công trình, hạng mục công trình và các chi phí phát sinh tại bộ máy quản lý của xí nghiệp hàng tháng chuyển lên phòng kế toán công ty kèm theo bảng tổng hợp thanh toán chứng từ của từng công trình, hạng mục công trình. 1.4. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế toán Phòng tài chính - kế toán là phòng vừa có chức năng quản lý tài chính, vừa có chức năng đảm bảo do đó hoạt động của phòng tài chính kế toán phải đạt được mục đích thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng tài chính - kế toán đặt d ưới sự điều hành trực tiếp của giám đốc công ty, trong đó kế toán trưởng kiêm trưởng phòng là người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp điều hành công việc kế toán thống kê hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo những pháp lệnh Nhà nước. 14
  15. Cụ thể:  Tham mưu cho giám đốc về công tác đảm bảo và quản lý tài chính của toàn công ty.  Thực hiện tốt các chế độ tiền lương, thưởng, các chỉ tiêu về phúc lợi cũng như các chi phí khác cho mọi thành viên trong công ty.  Mở đầy đủ sổ sách về hệ thống kế toán và ghi chép hạch toán đúng, đủ theo chế độ hiện hành.  Quản lý chặt chẽ tiền mặt, tiền tồn khoản ở ngân hàng, đôn đốc thanh toán.  Giúp giám đốc kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính với các đơn vị cơ sở trong công ty, kiến nghị về các biện pháp quản lý nhằm đưa công tác quản lý tài chính ngày càng đi vào nề nếp.  Thực hiện chế độ báo cáo tài chính ngày, tháng, năm và tổng quyết toán với đơn vị cấp trên và cơ quan Nhà nước theo chế độ. 2. Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại công ty Tây Hồ Hiện nay, công ty Tây Hồ đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ -BTC ngày 20/3/2006. V ề chế độ chứng từ, công ty vận dụng theo quyết định 15/QĐ-BTC. Trong thực tế, công ty Tây Hồ ngoài việc sử dụng các mẫu chứng từ hướng dẫn và bắt buộc theo chế độ quy định thì công ty còn sử dụng một số chứng từ do công ty tự lập ra để phù hợp với đ ặc điểm sản xuất, kinh doanh và nhu cầu thực tế của mình, tuy nhiên các chứng từ đó vẫn có giá trị pháp lý về hoạt động tài chính, kế toán của công ty. Chẳng hạn trong phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công ty sử dụng các chứng từ theo chế độ hướng dẫn như: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ , dụng cụ; bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; các bảng kê chứng từ mua hàng hoá dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất. Ngo ài ra để thuận tiện cho việc theo dõi hoạt động sản xuất và hạch 15
  16. toán kế toán theo yêu cầu thực tế của ngành xây lắp công ty còn sử dụng Phiếu theo dõi ca xe máy thi công; Bảng kê xuất vật tư sử dụng... V ề chế độ tài khoản, công ty cũng sử dụng hầu hết các tài khoản theo quyết định số 15/QĐ-BTC ban hành. Tuy nhiên để thuận tiện cho việc theo dõi và hạch toán chi tiết các phần hành kế toán thì công ty còn sử dụng các tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3, cấp 4. Chẳng hạn: Đối với tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” thì công ty chi tiết như sau: + Chi tiết đến cấp 2 từ 1121 đến 1123 theo chế độ quy định là tiền VNĐ; tiền ngoại tệ; vàng bạc, kim khí đá quý. + Chi tiết đến cấp 3 theo từng ngân hàng giao dịch và loại tiền VNĐ hay ngoại tệ. Ví dụ: TK 11211 “Tiền VNĐ gửi NHTMCP Quân đội”; TK 11221 “Tiền ngoại tệ gửi NHTMCP Quân đội”... + Chi tiết đến cấp 4 theo mã ngoại tệ. Ví dụ: TK 112211 “Tiền USD gửi NHTMCP Quân đội”, TK 112212 “ Tiền EUR gửi NHTMCP Quân đội”... Hoặc đối với TK 136 “ Phải thu nội bộ” thì công ty chi tiết thành: + Tài khoản cấp 2 là TK 1361 “Phải thu nội bộ: Vốn kinh doanh tại các đơn vị” + Tài khoản cấp 3 là chi tiết theo các đơn vị trực thuộc. Ví dụ: TK 1361.01 “ Phải thu nội bộ: Vốn kinh doanh tại XN 497”... Bên cạnh đó, công ty cũng sử dụng các tài khoản ngoài bảng như: TK001 “ Tài sản thuê ngoài”; TK 002 “V ật tư hàng hoá giữ hộ, nhận gia công”; TK 003 “Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi”; TK 004 “ Nợ khó đòi đã xử lý”; TK 007 “Ngoại tệ các loại”. V ề chế độ sổ sách: hiện nay công ty áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung do công ty có quy mô vừa và có điều kiện phân công lao động kế toán phần hành để thực hiện ghi sổ kế toán tổng hợp. 16
  17. Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức nhật ký chung Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký Sổ, thẻ kế SỔ NHẬT KÝ CHUNG đặc biệt toán chi tiết Bảng tổng SỔ CÁI hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH GHI CHÚ: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu 17
  18. V ề chế độ báo cáo tài chính, công ty lập đủ 4 báo cáo tài chính theo quy định, bao gồm: + Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01 – DN): Lập định kỳ quý, năm. + Báo cáo kết quả kinh doanh ( Mẫu số B02 – DN): Lập định kỳ quý, năm. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03 – DN): Lập định kỳ quý, năm. + Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu số B09 – DN): Lập định kỳ năm. Công ty có sử dụng máy vi tính và phần mềm kế toán Fast để hỗ trợ cho công tác kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng, chính xác, tinh giản bộ máy kế toán làm cho bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả, bớt cồng kềnh. 18
  19. Phần II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng I. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty Tây Hồ Công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng là đơn vị có địa bàn hoạt động rất rộng bao gồm nhiều đội, xí nghiệp thi công, cùng một lúc thi công nhiều công trình trên khắp cả nước. Do giá trị sản phẩm cao, thời gian thi công dài, chi phí phát sinh nhiều, đa dạng... nên để việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thuận lợi và chính xác công ty áp dụng cơ chế khoán. Theo cơ chế này, công trình do công ty đấu thầu sẽ đ ược khoán cho từng đội, xí nghiệp thi công. Tại từng đội, xí nghiệp cũng có hệ thống sổ sách tài khoản kế toán, mở các sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 623, 627 theo dõi chi tiết về tên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cả về khối lượng và giá trị theo từng công trình, hạng mục công trình. Kế toán có nhiệm vụ xử lý các chứng từ chi phí phát sinh và tập hợp chi phí chi tiết theo từng công trình. Tuy nhiên, ở dưới đội, xí nghiệp chỉ dừng lại ở việc tập hợp chi phí sản xuất ban đầu theo từng công trình, hạng mục công trình cụ thể ( tức là chỉ mở sổ cái và sổ chi tiết TK 154 theo dõi 4 khoản mục chi phí: CPNVLTT, CPNCTT, CPSDMTC, CPSXC mà không có TK 632) mà không tính giá thành, việc tính giá thành sản phẩm xây lắp lại do trên công ty thực hiện. Sau đó, kế toán tại đội, xí nghiệp sẽ lập bảng tổng hợp thanh toán chi phí và các b ảng kê thanh toán chứng từ từng loại chi phí rồi gửi lên công ty cùng với toàn bộ chứng từ gốc. Tại công ty cũng mở sổ nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết các TK 621, 622, 623, 627, 154 và TK 632. Tuy nhiên, trên công ty chỉ quản lý về mặt giá trị theo từng công trình, hạng mục công trình theo từng đội, xí nghiệp thi công. Sau khi chi phí đã được duyệt, kế toán công ty sẽ căn cứ vào đó để tập 19
  20. hợp chi phí và tính giá thành theo từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành. Do việc khoán gọn chi phí sản xuất cho từng đội, xí nghiệp thi công như trên mà quan hệ cho vay và nhận nợ giữa công ty và các đội, xí nghiệp như công ty cho vay hoặc cung cấp cho các đội, xí nghiệp vật tư, xuất tiền mua vật tư, trả lương cho người lao động... được hạch toán thông qua TK 136 “ Phải thu nội bộ” trên công ty, mở chi tiết theo các đội, xí nghiệp và TK 336 “Phải trả nội bộ” dưới đội, xí nghiệp. Ví dụ: Công ty giao khoán cho Đội 2 thi công công trình.....và ứng trước cho đội một khoản tiền thì sẽ định khoản như sau: Tại công ty: N ợ TK 1361.08 “Phải thu nội bộ vốn kinh doanh tại Đội 2” Có TK 111, 112 Tại Đội 2: N ợ TK 111, 112 Có TK 336 1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Trong doanh nghiệp xây lắp như công ty Tây Hồ - Bộ quốc phòng, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phục vụ chủ yếu cho nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. Công tác này có phục vụ tốt nhu cầu quản lý hay không thì trước hết phụ thuộc vào việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Do vậy, yêu cầu quan trọng đặt ra đối với công tác này là phải xác định được đúng đắn, chính xác, cụ thể đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở các phương pháp xác định và theo một quy trình hạch toán đã quy định. Việc lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của công ty Tây Hồ có những đặc thù riêng do chính sự ảnh hưởng của đặc điểm sản phẩm xây lắp. Sản xuất xây lắp có đặc điểm là quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, loại hình sản xuất đ ơn chiếc, mỗi công trình, hạng mục công trình đều có thiết 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2