i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 68 là một doanh<br />
nghiệp Nhà nước mới được cổ phần hoá và mở rộng quy mô lĩnh vực hoạt<br />
động SXKD trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, thương mại và dịch vụ, có<br />
nhiều đơn vị thành viên. Trong những năm gần đây quy mô, lĩnh vực hoạt<br />
động SXKD của Công ty được mở rộng, công tác hạch toán kế toán có những<br />
đặc thù riêng và phức tạp, khối lượng công việc kế toán tăng nhanh làm xuất<br />
hiện những hạn chế, bất cập trong công tác hạch toán doanh thu, chi phí và<br />
kết quả dẫn đến những thông tin cung cấp phục vụ cho việc ra quyết định của<br />
cấp quản lý Công ty chưa kịp thời và không chính xác. Do vậy, việc hoàn<br />
thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là vấn đề cấp bách<br />
hiện nay đối với Công ty.<br />
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br />
Tác giả phân tích những tồn tại của một số nghiên cứu trước đây liên<br />
quan đến đề tài và đưa ra các phương pháp nghiên cứu, giải pháp bổ sung trên<br />
góc độ kế toán tài chính phù hợp với đặc thù hoạt động của Công ty cổ phần<br />
Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 68.<br />
1.3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Trên cơ sở lý thuyết về hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh<br />
doanh của các doanh nghiệp cùng với phân tích thực trạng hạch toán doanh<br />
thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh trên đối tượng Công ty cổ phần<br />
Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 68 tác giả đưa ra các đề xuất số giải pháp<br />
nhằm hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công<br />
ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 68.<br />
Phạm vi nghiên cứu của luận văn trên góc độ kế toán tài chính về thực<br />
trạng hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần<br />
Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 68 .<br />
<br />
ii<br />
<br />
1.4. Câu hỏi nghiên cứu đề tài<br />
Với 4 câu hỏi cụ thể liên quan đến đề tài giúp cho việc định hướng và<br />
viết luận văn đạt kết quả tốt nhất.<br />
1.5. Phương pháp nghiên cứu đề tài<br />
Nghiên cứu định lượng kết hợp nghiên cứu định tính.<br />
1.6. Kết cấu của luận văn.<br />
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 4 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.<br />
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về hạch toán doanh thu, chi<br />
phí và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp.<br />
Chương 3: Thực trạng hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh<br />
doanh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 68.<br />
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hạch toán doanh<br />
thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển<br />
nhà Hà Nội số 68.<br />
Chương 1: Tác giả đã phân tích tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu,<br />
mục tiêu, đối tượng nghiên cứu của đề tài. Phân tích tổng quan một số luận<br />
văn nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài, nhằm bổ sung những tồn tại<br />
của các luận văn đã nghiên cứu về hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí<br />
và kết quả kinh doanh trước đây. Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp<br />
phương pháp nghiên cứu định lượng trên phạm vi kế toán tài chính về hạch<br />
toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp làm cơ<br />
sở quan trọng cho việc trình bầy đề tài hoàn thiện hạch toán doanh thu, chí<br />
phí và kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà<br />
Nội số 68.<br />
<br />
iii<br />
<br />
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN<br />
DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QỦA KINH DOANH TRONG CÁC<br />
DOANH NGHIỆP<br />
2.1. Hạch toán doanh thu trong các doanh nghiệp<br />
2.1.1. Khái niệm doanh thu trong các doanh nghiệp<br />
Doanh thu là giá trị mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động cung<br />
cấp hàng hoá, dịch vụ cho bên mua hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp được<br />
xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ<br />
đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.<br />
2.1.2. Phân loại doanh thu trong các doanh nghiệp<br />
Căn cứ vào tính chất, nguồn gốc hình thành lên doanh thu, theo chế độ<br />
kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ–BTC ngày 20 tháng 03 năm<br />
2006 của Bộ Tài chính doanh thu gồm 3 loại chính như sau:<br />
-Doanh thu từ hoạt động kinh doanh<br />
-Doanh thu từ hoạt động tài chính<br />
-Các khoản thu nhập khác<br />
Việc phân loại doanh thu giúp doanh nghiệp xác định được doanh thu<br />
nào là trọng yếu, có ý nghĩa quyết định nhất đối với hoạt động SXKD của<br />
doanh nghiệp.<br />
2.1.3. Hạch toán doanh thu trong các doanh nghiệp<br />
-Chứng từ hạch toán doanh thu của doanh nghiệp: hiện nay được tuân<br />
thủ các mẫu chứng từ ban hành theo Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày<br />
28/9/2010 của Bộ tài Chính hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP<br />
của Chính Phủ. .<br />
-Tài khoản sử dụng: Hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định<br />
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính ban hành chế<br />
độ kế toán doanh nghiệp.<br />
-Phương pháp hạch toán: sử dụng chứng từ và tài khoản ban hành<br />
<br />
iv<br />
<br />
Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010, chế độ kế toán theo quyết định<br />
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính. Việc<br />
hạch toán doanh thu phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán Việt<br />
Nam.<br />
2.2. Hạch toán chi phí trong các doanh nghiệp<br />
2.2.1. Khái niệm về chi phí trong các doanh nghiệp<br />
Chi phí là toàn bộ những hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra trong<br />
một chu kỳ kinh doanh để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.<br />
2.2.2. Phân loại chi phí trong các doanh nghiệp<br />
Phân loại chi phí là việc sắp xếp các chi phí khác nhau vào cùng một<br />
nhóm dựa trên các tiêu thức phân loại khác nhau. Tuỳ theo yêu cầu thông tin<br />
về chi phí sản xuất mà có cách phân loại chi phí khác nhau. Chi phí sản xuất<br />
được phân loại theo các tiêu thức cơ bản sau:<br />
-Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm<br />
-Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh<br />
-Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí<br />
-Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí<br />
Việc phân loại chi phí giúp doanh nghiệp xác định được chi phí trọng<br />
yếu của hoạt động SXKD của doanh nghiệp qua đó có những chiến lược, kế<br />
hoạch cụ thể phù hợp với quy mô, tính chất SXKD giúp doanh nghiệp tiết<br />
kiệm chi phí, mang lại lợi ích kinh tế cao nhất.<br />
2.2.3. Hạch toán chi phí trong các doanh nghiệp<br />
-Chứng từ và tài khoản hạch toán: được tuân thủ các mẫu chứng từ ban<br />
hành theo nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số<br />
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010, ngoài ra còn các chứng từ là bảng thanh<br />
toán tiền lương, các khoản trích BHXH, BHYT…<br />
-Tài khoản sử dụng: Hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định<br />
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính.<br />
<br />
v<br />
<br />
-Phương pháp hạch toán: Phương pháp hạch toán chi phí theo sản<br />
phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo nhóm sản phẩm…có<br />
thể phân chia các phương pháp này thành hai loại phương pháp cơ bản:<br />
Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp và Phương pháp phân bổ chi phí gián<br />
tiếp.<br />
2.3. Hạch toán kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp<br />
2.3.1. Khái niệm kết quả kinh doanh<br />
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của<br />
doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định, là số chênh lệch giữa tổng doanh thu<br />
và thu nhập khác so với tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực<br />
hiện.<br />
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt<br />
động SXKD, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.<br />
2.3.2. Hạch toán kết quả kinh doanh<br />
-Nguyên tắc hạch toán: Kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán<br />
phải được kế toán theo đúng quy định của chế độ quản lý tài chính và phải<br />
được kế toán chi tiết theo từng loại hoạt động.<br />
-Tài khoản và trình tự hạch toán: Theo chế độ kế toán ban hành kèm<br />
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, tài khoản sử dụng để<br />
hạch kết quả kinh doanh Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” được<br />
dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động<br />
khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.<br />
Kết luận: Cơ sở lý luận về hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh<br />
doanh tại các doanh nghiệp trên góc độ kế toán tài chính và các chế độ chính<br />
sách hiện hành áp dụng trong hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp là cơ sở<br />
quan trọng cho việc xem xét, đánh giá thực tiễn hạch toán doanh thu, chí phí<br />
và kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội<br />
số 68. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các phương hướng, giải pháp hoàn thiện<br />
hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ<br />
phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 68.<br />
<br />