Luận văn - Công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lặp tại công ty phát triển đô thị Sơn La
lượt xem 107
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn - công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lặp tại công ty phát triển đô thị sơn la', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn - Công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lặp tại công ty phát triển đô thị Sơn La
- Luận văn Công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lặp tại công ty phát triển đô thị Sơn La 1
- MỤC LỤC Lời mở đầu..................................................................................................... 1 Phần I: Những vấn đề lý luận về công tác cơ bản tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm xây lắp ...................................................................... 7 I. Đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp ảnh hưởng tới công tác hoạch toán kế toán ................................ ........................................................................ 7 II. Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp .... 8 1. Khái niệm chi phí sản xuất và khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp . 8 2. Mối quan hệ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ....... 8 3. Đặc điểm và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp .................................................................................................... 9 4. Nhiệm vụ của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vai trò của công tác này là cung cấp thông tin cho các nhà quản trị phục vụ cho việc ra quyết định ......................................................... 10 5. Ý nghĩa vai trò của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp ............................................................................ 11 III. Tổ chức công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp ................................................................................ 11 1. Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp ............................................................................ 11 2. Nội dung tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ................................................................ .............................. 12 2.1. Tổ chức tập hợp chi phí ............................................................. 12 2.2 Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp........... 14 IV. Tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ......................... 16 1. Nguyên tắc hạch toán chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ................ 16 2. Phương pháp chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ............................. 16 2.1. Chứng từ ban đầu....................................................................... 16 2.2. Kế toán chi phí xây dựng trong doanh nghiệp xây lắp được sử dụng ................................................................................................. 17 2.2.1. K ế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................. 17 2.2.2. K ế toán chi phí nhân công trực tiếp ..................................... 18 2
- 2.2.3. K ế toán chi phí sản xuất máy thi công ................................. 20 2.2.4. K ế toán chi phí sử dụng chung ............................................ 23 V. K ế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp . 26 V. K ế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp . 27 1. Kế toán tổng hợp chi phí................................................................... 27 2. Kiểm kê đánh giá SPDD ................................................................... 28 3. Kế toán tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị thực hiện cơ chế khoán. ................................................................................ 28 II. Tổ chức lựa chọn, vận dụng hình thức kế toán phù hợp ....................... 30 Phần II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty phát triển đô thị sơn la ........................... 31 I. Đặc điểm chung của công ty phát triển đô thị Sơn La............................ 31 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty ........................................ 31 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty ...................................................... 31 3. Một số chi tiêu chủ yếu phản ánh quá trình tình hình và phát triển của công ty qua các năm 2003, 2004, 2005 ................................................. 32 4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty phát triển đô thị Sơn La ................................................................................ 32 5. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty phát triển đô thị Sơn La ........ 33 6. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh ........................................... 34 7. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong công ty .............................. 36 7.1. Bộ máy kế toán ................................................................ .......... 36 7.2. Tổ chức nghiệp vụ kế toán ......................................................... 36 II. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty phát triển đô thị Sơn La ........................................... 38 1. Đối tượng, phương pháp trình tự tập hợp chi phí sản xuất tại công ty phát triển đô thị Sơn La ................................ ........................................ 38 1.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí ................................ 38 1.3. Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty phát triển đô thị .................................................................... 38 2. Nội dung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty. ........ 39 2.2. Kế toán tổng hợp chi phí NCTT ................................................. 44 2.3. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng MTC ....................................... 48 3
- 2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung...................................... 52 III. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang ..................................................................................... 56 3.1. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.............................................. 56 3.2. Tính giá thành sản phẩm ................................................................ 58 3.3. Trình tự tính giá thành ................................................................... 58 Phần III: Một số ý kiên đóng góp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty phát triển đô thị sơn la ......................................................... 61 I. Những nhận xét rút ra từ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty phát triển đô thị ................................ .......... 61 1. Những ưu điểm ................................................................................. 61 2. Những hạn chế................................ .................................................. 61 II.Những phương hướng và giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty phát triển đô thị sơn la.................................................................. 61 1. Tiết kiệm NVL ................................................................................. 61 2. Tiết kiệm chi phí nhân công................................ .............................. 61 3. Đối với chi phí sản xuất chung ......................................................... 62 4. Đối với việc lập bảng tổng hợp chi phí cuối kỳ kế toán .................... 62 Kết luận....................................................................................................... 63 4
- LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây đất nước ta đang chuyển mình hoạt động theo cơ chế mới công cuộc "Công nghiệp hoá - hiện đại hoá" đất nước đang trong thời gian gấp rút ho àn thành mục tiêu kinh tế - xã hội. V ì vậy cùng với sự ra đời của những chính sách và chế độ mới thích hợp của Nhà nước. Bộ mặt của đất nước đang đổi thay từng ngày, từng giờ trong sự thay đổi này có một phần đóng góp không nhỏ là của ngành công nghiệp nói chung và ngành cơ bản nói riêng. Đối với các doanh nghiệp mà nhiệm vụ kinh doanh chính là sản xuất ra sản phẩm để cung cấp cho xã hội thì việc đánh giá hiệu quả kinh doanh chủ yếu thông qua chi phí và tính giá thành. Chi phí là giai đo ạn khởi đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua chi phí và giá thành thì doanh nghiệp có thể biết đ ược số vốn bỏ ra và biểu hiện dưới hình thức là lợi nhuận. Giúp co doanh nghiệp quyết định các phương án đầu tư, các phương án tiết kiệm tối đa các khoản chi phí nhằm mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn cung cấp những số liệu quan trọng để doanh nghiệp căn cứ vào đó thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Từ ý nghĩa thiết thực của kế toán chi phí và tính giá thành vốn dĩ đã là một phần cơ b ản của công tác kế táon lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với công ty phát triển đô thị Sơn La. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là cơ sở để giám sát các hoạt động để từ đó khắc phục những tồn tại, phát huy những tiềm năng mới đảm bảo cho công ty tồn tại và phát triển trong cơ chế hạch toán kinh doanh của nền kinh tế thị trường đồng thời là cơ sở để Nhà nước kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản. N hận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên. Qua thời gian thực tập tại công ty Phát triển đô thị Sơn La, được sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Cô Dương Hải Oanh và cô Nhung phòng tài vụ - kế toán trưởng công ty đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5
- với đề tài: "Công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lặp tại công ty phát triển đô thị Sơn La". Chuyên đ ề thực tập tốt nghiệp này ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần sau: Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp. Phần II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Đô thị phát triển Sơn La Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Phát triển đô thị Sơn La. Trong quá trình nghiên cứu mặc d ù em đã cố gắng và được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo D ương H ải Oanh, cô Nhung cùng nhân viên phòng kế toán của công ty. Do thời gian và trình độ có hạn nhất là bước dầu tiếp cận với thực tế nên bài của em còn nhiều hạn chế và thiết xót em rất mong nhận được sự giúp đỡ, tiếp thu những ý kiến đóng góp bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của mình. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thành viên trong công ty. N hất là cô Nhung phòng tài vụ- kế toán của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Sơn La, ngày….tháng….năm 2006 Sinh viên Nguyễn Thị Phượng 6
- PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XÂY LẮP. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC HOẠCH TOÁN KẾ TOÁN * Sản phẩm của ngành xây lắp có những đặc điểm sau - Sản phẩm xây lắp là những công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc thời gian thi công lâu dài và phân tâm… Mặt khác có rất nhiều phương thức kỹ thuật thi công khác nhau dẫn đến giá trị công trình khác nhau. Vì vậy đòi hỏi việc quản lý hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải được hạch toán, giá thành sản xuất phải được hạch toán, quá trình sản xuất phải so sánh với dự toán và lấy dự toán làm thước đo. - Sản phẩm xây lắp hoàn thành không thể nhập kho mà được tiêu thụ sử dụng ngay theo giá dự toán hoặc giá thầu đã được thoả thuận với chủ đầu tư từ trước. Do vậy tính chất hàng hoá của sản phẩm không được thể hiện rõ. - Thời gian sử dụng sản phẩm lâu dài đòi hỏi chất lượng công trình phải đảm bảo đặc điểm này đ òi hỏi công tác kế toán phải được tổ chức tốt sao cho chất lượng sản phẩm như dự toán phải được tổ chức tốt kế toán tạo đ iều kiện cho việc bàn giao công trình ghi nhận doanh thu và thu hồi vốn. Từ những đặc điểm riêng của sản phẩm xây lắp tổ chức sản xuất tại doanh nghiệp xây lắp cũng có những nét riêng. * Hoạt động xây lắp được diễn ra với tính chất của công việc không ổn định luôn biến đổi theo địa điểm công trình và đ iều kiện thi công. Do vậy phải luôn thay đổi lựa chọn phương án thi công thích hợp để đảm bảo chất lượng và tiến độ. * Chu kỳ sản xuất xây lắp kéo dài làm cho nguồn đầu tư ứ đọng, do vậy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư này sẽ gặp rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian như: H ao mòn vô hình, điều kiện tự nhiên. * Quá trình sản xuất diễn ra trên 1 phạm vi hẹp với số lượng công nhân và vật liệu lớn, đòi hỏi công tác tổ chức xây lắp sắp xếp hợp lý, có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các bộ phận vào các giai đoạn công việc. * Sản xuất xây lắp diễn ra ngoài trời nên chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên điểm này đòi hỏi kế hoạch thi công phải được vạch ra theo một tiến độ thích hợp để tránh các thiệt hại có thể xảy ra. Từ những đặc điểm trên trong các đơn vị sản xuất kinh doanh xây lắp công tác kế toán bắt buộc phải đảm bảo yêu cầu phản ánh chung của một đơn vị sản xuất là ghi chép, tính toán đầy đủ các ghi chép giá thành sản phẩm thực hiện phù hợp với ngành nghề, đúng chức năng, cung cấp thông tin và các số liệu chính xác phục vụ quản lý doanh nghiệp. 7
- II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 1. Khái niệm chi phí sản xuất và khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp - Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với bất kỳ phương thức nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao của các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất tư liệu lao động, đối tượng lao động, và sức lao động, ngành xây lắp có đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác nhưng đ ể tạo ra sản phẩm cũng cần phải có tư liệu lao động (gồm các loại máy móc thiết bị, các loại tài sản cố định…) đối tượng lao động (các nguyên vật liệu, các thiết bị đưa đi lắp đặt) và sức lao động của con người, sự kết hợp của 3 yếu tố này trong quá trình sản xuất hình thành nên 3 loại chi phí về sử dụng tư liệu lao động, chi phí về đối tượng và chi phí về lao động sống trong điều kiện sản xuất. H àng hoá và chi phí này được biểu hiện dưới dạng giá trị còn lại gọi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí lao động sống và lao động vật hoá, mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) như vậy chỉ được tính vào chi phí về tài sản và lao động có liên quan về khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. N hư vậy giá thành sản phẩm xây lắp là quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh tất cả những kết quả chi phí phát sinh trong kỳ, kỳ trước kết chuyển sang và chi phí trích trước có liên quan đến kết quả sản phẩm hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chi tiêu giá thành sản phẩm + G iá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hoá liên quan đến khối lượng hoàn thành trong kỳ. + Cũng như bất kỳ các ngành sản xuất kinh doanh khác giá thành của sản phẩm xây lắp cũng được thực hiện với hai chức năng chủ yếu: đó là bù đắp chi phí và tái sản xuất mở rộng. Số tiền thu về khi bàn giao công trình phải đủ để bù đắp toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra từ khởi công đến khi tiêu thụ mặt khác cơ chế thị trường mục đích và nguyên tắc kinh doanh là ngày càng đầu tư phát triển quy mô muốn vậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đem lại lợi nhuận. 2. Mối quan hệ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp - Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là 2 mặt thống nhất của quá trình xây lắp do đó chúng. G iống nhau: Về chất đều là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà các doanh nghiệp bỏ ra, tuy nhiên giữa chúng lại có sự. 8
- K hác nhau về cơ bản nếu nói chi phí sản xuất là tổng hợp tất cả những khoản chi phí phát sinh trong kỳ thì gía thành lại là sự tổng hợp tất cả những khoản chi phí gắn liền với việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng công việc xây lắp nhất định để nghiệm thu bàn giao giá thành không bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí đ ã trích trước, những thực tế chưa chi và những khoản chi phí trước phân bổ cho kỳ này. V iệc tập hợp chi phí đầy đủ đúng đắn sẽ tạo cơ sở cho công tác tính giá thành chính xác đó là hai bước công việc kế tiếp của quy trình. Công thức: Tổng giá thành; sản phẩm Giá trị sản phẩm; DD định kỳ = + Tổng chi phí; phát sinh trong kỳ - G iá trị; sản phẩm; dở cuối kỳ 3. Đặc điểm và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp a. Đặc điểm X uất phát từ quy định về lập dự toán chu trình xây d ựng cơ bản là phải lập theo từng hạng mục công trình phải phân tích theo từng khoản mục chi phí cũng như địa điểm tại đơn vị nhận thầu. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có các đặc điểm sau: - Kế toán chi phí nhất thiết phải được phân tích theo từng khoản mục chi phí, từng hạng mục công trình, từng công trình cụ thể, qua đó thường xuyên so sánh kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí xem xét nguyên nhân vượt hụt dự toán chi phí và đánh giá hiệu quả kinh doanh. - Đối tượng kế toán chi phí có thể là công trình hạng mục cô ng trình, các đơn đặt hàng các giai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục. Vì thế lập dự toán chi phí và tính giá thành theo từng hạng mục giai đoạn của hạng mục. - Giá thành công trình xây lắp thiết bị không bao gồm những chi phí do doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan đến xây lắp công trình. Bởi vậy khi nhận thiết bị do đ ơn vị chủ đầu tư bàn giao để lắp đặt giá các thiết bị được ghi vào cá bên nợ tài khoản 002. G iá thành công tác xây dựng và lắp đặt kết cấu bao gồm giá trị vật kết cấu và giá trị thiết bị kèm theo như các thiết bị vệ sinh, thông gió. b. Yêu cầu của công tác quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Trong nhóm các ngành trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, xây dựng cơ b ản nói chung, xây lắp nói riêng là một ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng cải tạo lại tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. V ới đặc điểm đặc thù sản phẩm xây lắp do vậy việc tổ chức quản lý chỉ đạo sản xuất thì công càng có nét riêng biệt của nó. Cụ thể hơn việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp luôn phải được quan tâm chú trọng để làm sao quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nhằm: - Đảm bảo đúng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế x ã hội trong từng thời kỳ theo hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh 9
- tế theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống vật chất tinh thần nhân dân. -Huy động và sử dụng có hiệu qủa cao nhất là nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, khai thác tốt tài nguyên, tiềm năng lao đ ộng đất đai và mọi tiềm lực khác, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, chống mọi hành vi tham ô lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dựng. -Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc quản lý vốn đầu tư, tránh tình trạng thất thoát tham ô lãng phí, Nhà nước thực hiện quản lý xây dựng thông qua việc ban hành các chế độ, chính sách về giá. Nhà nước quy định cụ thể các nguyên tắc, phương pháp lập dự toán, định mức kinh tế, kỹ thuật đơn giá xây dựng cụ thể… Để từ đó xác định mức vốn đầu tư tổng dự toán công trình và dự toán cho từng hạng mục công trình được chính xác và hợp lý. - G iá trúng thầu chính là giá thanh toán của công trình kèm theo cả điều kiện đ ược ghi trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp trúng thầu, giá trúng thầu phải nhỏ hơn giá dự toán được duyệt. - Thực tế hiện nay trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng phương pháp đ ấu thầu và giao thầu xây lắp. Do vậy để doanh nghiệp có thể trúng thầu thì phải xây dựng đ ược đ ơn giá thầu hợp lý cho công trình dựa trên cơ sở định mức đơn giá xây d ựng cơ bản do Nhà nước ban hành giá thị trường và khản năng của bản thân doanh nghiệp. - Cũng như các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp xây lắp muốn đứng vững trên thị trường mà sản xuất kinh doanh có lãi thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý kinh tế, mà trọng tâm là quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp do kế toán cung cấp cho các nhà quản lý. Doanh nghiệp nắm đ ược các khoản chi phí thực tế cho công trình, từng hạng mục công trình đ ể phân tích đảm bảo yêu cầu chủ yếu sau: - Xác định đối tượng kinh tế tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng và phương pháp tính giá thành khoa học hợp lý. - Tổ chức tập hợp chi phí và phân bổ từng lo ại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã được xác định bằng phương pháp đã chọn. Đồng thời phải cung cấp kịp thời những thông tin, số liệu tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố quy định dở dang cuối kỳ. + V ận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp tính toán giá thành sản phẩm xây lắp theo đúng khoản mục quy định và kỳ tính giá thành đã xác định. - Định kỳ phải cung cấp báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các nhà quản lý doanh nghiệp tiến hành phân tích tình hình thực hiẹn định mức chi phí dự toán chi phí, thực hiện kịp thời khả năng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. 4. Nhiệm vụ của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vai trò của công tác này là cung cấp thông tin cho các nhà quản trị phục vụ cho việc ra quyết định 10
- Vì vậy việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh, xây lắp nói riêng phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phải phản ánh kịp thời đầy đủ và chính xác toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất. - Xác định đối tượng hạch toán và tính giá thành một cách chính xác phân bổ chi phí theo đúng đối tượng. - Liên tục đối chiếu kiểm tra giữa các chi phí thực tế phát sinh với dự toán cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản lý để đưa ra quy định điều chỉnh - Tính toán giá thành sản phẩm một cách chính xác cho từng đối tượng từ đó đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. 5. Ý nghĩa vai trò của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp - Một doanh nghiệp nói chung doanh nghiệp xây lắp nói riêng có tồn tại ho ạt động và phát triển được hay không còn phải phụ thuộc vào việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó trên thị trường là như thế nào? Sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra có đựơc thị trường chấp nhận hay không? sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp mặc d ù có những đặc điểm, đặc thù nổi bật như sản phẩm mang tính đơn chiếc cố định, tại chỗ, sản phẩm có quy mô lớn kết cấu phức tạp. Thời gian xây dựng lâu dài… nhưng nó vẫn tồn tại mang đặc điểm chung, giống các sản phẩm khác, vì vậy tổ chức kế toán đúng hợp lý và chính xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí giá thành, tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung. Góp phần quản lý tài sản vật tư lao động, tiền vốn vật tư, tiết kiệm có hiệu quả, mặt khác tạo điều kiện và có biện pháp hạ giá thành sản phẩm. N âng cao chất lượng sản phẩm, đó là 1 trong những điều kiện quan trọng để thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp. III. TỔ CHỨC CÔNG TÁC CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1. Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Trước nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Trước hết doanh nghiệp xây lắp cũng là m ột doanh nghiệp nói chung. V à sản xuất kinh doanh và đi tìm lợi nhuận cho nên việc theo chế độ quy định về hạch toán kinh tế, hiện nay tính vào giá sản phẩm, những khoản chi phí cơ bản trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung)/ Còn chi phí quản lý doanh nghiệp chi phí bàn giao công trình đ ược hạch toán giá thành thực tế của công trình hoàn thành. N hững khoản chi phí sản xuất khác: 11
- Như chi phí đ ầu tư, chi phí hoạt động tổ chức, chi phí về các khoản bất thường, các khoản chi phí đã có nguồn bù đắp riêng, chi phí có tính phân bố lại… không hoạch toán vào chi phí xây lắp ho àn thành. 2. Nội dung tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1. Tổ chức tập hợp chi phí a. Đối tưọng hạch toán chi phí - Để phục vụ cho việc tính giá thành chính xác công việc đầu tiên đòi hỏi nhà quản lý phải làm là xác đ ịnh đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Xác định đối tượng hoạch toán chi phí sản xuất là xác đ ịnh giới hạn tập hợp chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi phát sinh, chi phí và nơi chịu chi phí sản phẩm của ngành xây lắp, thường là đơn chiếc có giá trị lớn. Ngoài ra phương thức khoán gọn các tổ, đội sản xuất tiến hành tổ chức cung ứng vật tư, nhân lực thi công cho tới lúc ho àn thành bàn giao công trình. Do đó đối tượng chi phí sản xuất ở doanh nghiệp xây lắp được xác định theo công trình. b. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định, trong thực tế có rất nhiều cách phân loại chi phí. Mỗi cách đều ứng cho một mục đích quản lý hoạch toán và kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh. V ì thế các cách phân loại đều tồn tại và giữ vai trò nhất định trong quản lý. b1. Phân loại theo yếu tố chi phí Thực chất của cách phân loại này là chi tiết hoá 3 yếu tố chi phí về đối tượng lao động, chi phí tư liệu lao động, nhằm cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể phục vụ cho việc xây dựng và phan tích được chia làm các yếu tố sau: + Y ếu tố nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ.. + Yếu tố nhiên liệu động lực sử dụng vào quy trình sản xuất kinh doanh + Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương + Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ các khoản trích theo tỷ lệ quy định. + Yếu tố khấu hao TSCĐ + Yếu tố dịch vụ mua ngoài + Yếu otó chi phí khác bằng tiền b.2. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng nhằm mục đích phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm của xây lắp được hình thành từ các khoản mục chi phí sau: + CPNVL trực tiếp: là chi phí của vật liệu chính vật liệu phục vụ các cấu kiện hoặc các bộ phận, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể 12
- sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp. + CPNCTT: là toàn bộ tiền lương chính, tiền lương phụ cấp có tổ chức. Lương phải trả cho CNTT xây lắp các công trình công nhân phục vụ MTC. + CPMTC: gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời/ - Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm: chi phí sửa chữa lớn máy thi công, chi phí công trình tạm thời máy thi công, chi phí này được phân bổ trong thời gian sử dụng. + CPSX chung: phản ánh chi phí của đội công trường xây dựng gồm: lương nhân viên quản lý xây dựng, khoản trích BHXH. b.3. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí. - Cách phân loại này có tác dụng đối với giá trị kinh doanh của doanh nghiệp phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm và tăng hiệu quả kinh doanh. Tổng chi phí được chia thành biến phí và định phí. Biến phí: là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động. Đ ịnh phí: là những khoản mục chi phí không biến đổi khi định mức ho ạt động thay đổi, đào tạo nhân viên, chi phí nhân công. c. Phương pháp hạch toán chi phí - Gồm 3 phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp + Phương pháp hạch toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình. H àng tháng chi phí phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó, phương pháp này được sử dụng khi đối tượng tập hợp chi phí trong doanh nghiệp. + Phương pháp tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng Chi phí phát sinh hàng tháng sẽ được phân loại cho từng đơn hàng, đơn đặt hàng đó chính là giá thành sản phẩm, phương pháp này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí là đơn đặt hàng. + Phương pháp tập hợp chi phí theo tổ chức đội thi công. Các phương pháp phát sinh trong kỳ được tập hợp theo từng tổ chức đội thi công công trình trong từng tổ, đội có chi phí lại được tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí như hạng mục công trình, nhóm mục công trình. d. Trình tựu hoạch toán chi phí sản xuất Trình tự hạch toán chi phí sản xuất là bước công việc cần thiết tiến hành để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành kịp thời chính xác cũng như các ngành sản xuất khác chi phí sản xuất của ngành xây lắp gồm các bước sau: Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản (CPNVLTT, CPNCTT) có liên quan đến đối tượng sử dụng (công trình hạng mục, tổ đội thi công) 13
- Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của ngành sản xuất kinh doanh phục vụ các liên quan tới trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và đơn giá thành lao vụ. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình có liên quan theo tiêu thức thích hợp. Bước 4: Xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Tính ra giá thành sản phẩm xây lắp ho àn thành. 2.2 Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp a. Đối tượng giá thành X ác đ ịnh đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong bước 2 quy trình hoạch toán đó là tính ra gía thành của sản phẩm. Bán thành sản phẩm công vụ, lao vụ hoàn thành trong kỳ đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây truyền công nghệ sản xuất. Trong doanh nghiệp xây lắp đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình đã hoàn thành các giai đoạn công việc đã hoàn thành các khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đ ã hoàn thành xác định đối tượng tính giá thành kế toán tập hợp chi phí là căn cứ để kế toán tổ chức ghi sổ cái chi tiết, tổ chức ghi chép, ban đầu và tổ chức tập hợp phân bổ chi phí sản xuất hợp lý giúp doanh nghiệp tăng cường kiểm tra, tiết kiệm chi phí thực hiện tốt hạch toán kinh doanh. b. Phương pháp tính giá thành Đối với doanh nghiệp xây lắp chu kỳ sản xuất lâu dài, sản phẩm đơn chiếc và chỉ ho àn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất, hàng tháng kế toán vẫn tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng có liên quan khi nhận được chứng từ xác minh công trình, hạng mục công trình đ ã hoàn thành. * Các phương pháp tính giá thành trực tiếp Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong doanh nghiệp xây lắp phù hợp đặc điểm sản phẩm đ ơn chiếc và chi phí sản xuất được tập hợp riêng cho từng đối tượng theo phương pháp này công thức tính giá thành như sau: Z = D đk + C - DCK Trong đó Z: Giá thành sản phẩm D đk: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kì DCK: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ * Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này thường được áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp có quy mô lớn, quá trình xây lắp được chi thành các tổ, đội sản xuất hay từng giai đo ạn công trình, trong đó đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất. Theo từng phương pháp này gía thành được tính như sau: Z = D đk + C1 + C2 +… + Cn - DCK Trong đó: C1, C2… Cn là chi phí phát sinh ở từng đội tổ, hay từng giai đoạn thi công. 14
- * Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này thường đựơc áp d ụng trong trường hợp b ên giao thầu ký hợp đồng với doanh nghiệp xây lắp thi công bao gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng cho từng công việc khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là đơn đặt hàng. * Phương pháp tính giá thành định mức mục đích của phương pháp này là kịp thời vạch ra mọi chi phí sản xuất thoát ly nhằm tăng cường tính chất kiểm tra, phân tích các số liệu, chi phí sản xuất giá thành, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán đơn giản và cung cấp số liệu giá thành kịp thời. - Căn cứ vào định mức và dự toán chi phí sản xuất được duyệt, để tính giá thành định mức cho sản phẩm. - Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và sổ chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức. - G iá thành thực tế của sản phẩm được tính theo công thức: Ztt + SP = Zđmsp + chênh lệch do thay đổi định mức + chênh lệch do thoát ly định mức Trong đó giá thành đ ịnh mức được xác định căn cứ vào mức quyết định của Bộ Tài chính cấp. Căn cứ vào chứng từ báo do thay đổi định mức C. Phân loại tính giá thành * Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu giá thành: - Giá thành dự toán, là tổng hợp chi phí đó hoàn thành khố i lượng xây lắp công trình được xác minh theo khung giá quy định áp dụng theo từng vùng lãnh thổ. - G iá thành kế hoạch được sản phẩm xây lắp dựa vào đ ịnh mức chi phí nội bộ của doanh nghiệp xây lắp, giá kế hoạch phải được tính trước khi b ước vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, đây là mục tiêu, là căn cứ để so sánh phân tính đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. - Trong đó: Giá trị dự toán là chỉ tiêu dùng làm căn cứ cho các doanh nghiệp xây lắp các kho ản trích tính vào giá trị dự toán gồm các chi phí trực tiếp, chi phí sản xuất chung, lợi nhuận định mức. - Lợi nhuận định mức: là chỉ tiêu Nhà nước quy định về tích luỹ cho xã hội do ngành xây dựng. * Phân loại theo phạm vi tính giá thành - Mức hạ giá thành kế hoạch thể hiện trình độ và năng lực quản lý sản xuất của doanh nghiệp với doanh nghiệp khác trong cùng ngành. - G iá thực tế xây lắp G iá thành thực tế sản phẩm xây lắp không chỉ bao gồm những chi phí trực tiếp không cần thiết như: chi phí thiệt hại phá đi làm lại. Do những nguyên nhân chủ quan do doanh nghiệp 15
- - Giá thành hoàn chỉnh là giá thành của những công trình hạng mục, công trình đã hoàn chỉnh đảm bảo kỹ thuật đúng thiết kế và hợp đồng đã bàn giao cho chủ đầu tư và họ chấp nhận thanh toán. - G iá thành công tác xây lắp phản ánh tổng chi phí doanh nghiệp, chỉ ra cho xây dựng công trình đạt đến 1 điểm dừng kỹ thuật nhất định để thu thập thông tin tạm thời về chi phí cho từng giai đoạn thi công. - N goài ra còn sử dụng + G iá thành xây lắp: là dự toán mà chủ đầu tư đưa ra để các đ ơn vị xây lắp làm căn cứ xác định đấu thấu của mình, thì mới đáp ứng được mục đích tiết kiệm vốn đầu tư hạ thấp chi phí lao động xã hội góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. + Giá hợp đồng xây lắp là lo ại giá thành d ự toán ghi trong hợp đồng kinh tế và được ký kết giữa đ ơn vị xây lắp và chủ đầu tư sau khi thoả thuận giao nhận thầu. V ận dụng hai loại giá thành là yếu tố quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế trong xây dựng. IV. TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP H iện nay các doanh nghiệp xây lắp đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 1864/QĐ - BTC ngày 16 tháng 12 năm 1998 trong đó quy định về tài khoản sử dụng nguyên tắc hạch toán lập báo cáo tài chính và hệ thống tài khoản áp dụng trong QĐ - 1141/TC/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng, Bộ Tài chính theo quyết định hiện hành, để hạch toán hàng tồn kho trong xây lắp kế toán chi phí áp dụng phương pháp công khai thường xuyên. Vì vậy hệ thống tài kho ản kế toán áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp có một số khác biệt so với hệ thống tài kho ản chung. 1. Nguyên tắc hạch toán chi phí trong doanh nghiệp xây lắp - Đối với NVL dịch vụ mua ngoài sử dụng ngay (không qua kho) cho ho ạt động sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì chi phí hạch toán vào tài khoản loại 6 là giá mua chưa tính thuế GTGT đầu vào của khối lượng NVL, dịch vụ mua ngoài, dùng ngay cho sản xuất kinh doanh. - Đối với tài kho ản để tổng hợp chi phí sản xuất (TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) ngoài việc hoạch toán tổng hợp còn phải hoạch toán chi tiết theo nơi phát sinh chi phí: tổ, đội sản xuất, sản phẩm nhóm sản phẩm - Đối với chi phí sản xuất không có khả năng hạch toán trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí, trước hết p hải tập hợp các chi tiết này vào tài khoản tập hợp chi phí sau đó tiến hành phân bổ chi phí đã tập hợp cho các đối tượng chịu chi phí. 2. Phương pháp chi phí trong doanh nghiệp xây lắp 2.1. Chứng từ ban đầu K ế toán chi phí trong doanh nghiệp xây lắp sử dụng các chứng từ như: phiếu xuất kho vật tư nguyên vật liệu 16
- - Các chứng từ phản ánh mua vật liệu ngoài về d ùng cho xây dựng cơ bản - Bảng thanh toán lương ho ặc tiền công của công nhân xây lắp - Các chứng từ liên quan đ ến chi phí máy thi công, tính khấu hao cơ bản máy thi công. Phiếu xuất kho nhiên liệu dùng máy thi công Bảng tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ và các chứng từ có liên quan 2.2. Kế toán chi phí xây dựng trong doanh nghiệp xây lắp đ ược sử dụng Các tài khoản 621, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 622, chi phí nhân công trực tiếp 623, chi phí sử dụng máy thi công 627, chi phí sản xuất chung. 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Kết cấu của tài khoản sử dụng Tài khoản 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bên nợ: - Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hoặc chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành công trình xây lắp. Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư b. Nguyên tắc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) - Chi phí hạch toán vào tài kho ản này những chi phí n vl (cả vật liệu chính, vật liẹu phụ) được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp trong kỳ sản xuất kinh doanh, chi phí nguyên vật liệu phải được tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng. - Trong kỳ hạch toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nguyên vật liệu thực tứê theo từng đối tượng sử dụng (trong trường hợp xác định cụ thể rõ ràng cho từng công trình sử dụng số nguyên vật liệu này. - Trường hợp doanh nghiệp xây lắp sử dụng nguyên vật liệu (không qua kho) cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT khi chi phí NVL mua vào sử dụng là giá thành chưa có thuế GTGT đầu vào. Còn đối tượng NVL dùng để sản xuất kinh doanh hàng hoá không chịu thuế GTGT thì giá mua bao gồm cả thuế GTGT đầu vào. Cuối kỳ hạch toán thực hiện việc kết chuyển (nếu nguyên vật liệu đã được tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng sử dụng) hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển (nếu tập hợp riêng cho từng đối tượng sử dụng) vào tài khoản liên quan phục vụ cho việc tính giá thành thực tế cho công trình xây lắp trong kỳ kế toán. Khi tiến hành phân bổ giá trị nguyên vật liệu vào giá thành công trình xây lắp phải sử dụng các tiêu thức phân bổ hợp lý như tỷ lệ định mức sử dụng - Chỉ những chi tiết NVL thực sự sử dụng sản xuất, chế tạo sản phẩm xây lắp mới được kết chuyển vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành công trình xây lắp. Nếu doanh nghiệp sử dụng không 17
- hết toàn bộ NVL đã xuất dùng trong kỳ, số không hết ngo ài phần nhập lại kho được để lại hiện trường, phân xưởng sản xuất sử dụng trong kỳ hạch toán tiếp theo được kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. c. Phương pháp kế toán chi phí NVL trực tiếp - Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp ghi: N ợ TK 621 (chi tiết đối tượng) tập hợp chi phí nguyên vật liệu Có TK 152 (chi phí vật liệu) - Trường hợp thu mua nguyên vật liệu chuyển đến tận chân công trình thông qua kho sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp. N ợ TK 621 (chi tiết đối tượng) giá mua không thuế GTGT. N ợ Tk 133 (331) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 1412, 331… tổng giá thanh toán - Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (bộ phận khoán không tổ chức công tác kế toán riêng), khi quyết toán ứng về khối lượng xây lắp nội bộ ho àn thành đã bàn giao đ ược duyệt kế toán ghi nhận chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. K ế toán ghi chi phí vật liệu trực tiếp N ợ TK 621 (chi tiết đối tượng) tập hợp chi phí Có Tk 141 (1413) kết chuyển chi phí nguyên vật liệu - Trường hợp vật liệu dùng không hết nhập kho hay bán thu hồi" N ợ Tk 111, 112, 152 Có TK 621 (Chi tiết đối tượng) - Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ giá trị nguyên vật liệu trực tiếp theo từng công trình. N ợ TK 154 (1541) chi tiết đối tượng Có Tk 621 (chi tiết đối tượng) 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp a. Khái niệm chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: tiền lương, tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp như: (phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm thêm giờ…). Ngoài giờ chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hộ x ã hội, bảo hộ y tế, kinh phí công đo àn. Do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. b. Kết cấu tài khoản sử dụng Tài khoản 622: chi phí nhân công trực tiếp Bên nợ: chi phí nhân công trực tiếp tham gia quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp. Bên có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ tài kho ản 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 18
- - Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư c. Nguyên tắc hoạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) - Không hoạch toán vào tài khoản này, những khoản phải trả về tiền lương và các khoản phụ cấp… cho nhân viên quản lý, nhân viên văn phòng của bộ máy quản lý doanh nghiệp. K hông hoạch toán vào tài khoản này các khoản trích BHXH, BHYT, K PCĐ. Tính trên quỹ lương nhân công trực tiếp của hoạt động xây lắp. - Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí d.Phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến hạng mục công trình nào, hạch toán trực tiếp cho hạng mục công trình đó. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều hàng mục công trình phải phân bổ cho từng hạng mục công trình theo tiêu thức phù hợp. 1. Tiền lương phải trả cho CNVTT thực hiện hoạt động xây lắp khoản phải trả về tiền công cho CN trước thuế nogài, ghi: N ợ TK 622: chi phí nhân công trực tiếp Có Tk 334: phải trả công nhân viên Có TK 111, 112 2. Tạm ứng chi phí nhân công để thực hiện giá trị khoản xây lắp nội bộ (trường hợp đơn vị nhận thầu khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng). K hi bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao dược duyệt ghi: N ợ Tk 622: chi phí nhân công trực tiếp Có TK 141: tạm ứng 3. Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh ghi: N ợ TK 154: CPSXKD dở dang Có TK 622: CPNCTT Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ gốc (bảng thanh toán tiền lương, hợp đồng khoán, bảng tổng hợp khối lượng…) để lập bảng phân bổ CPNC, sau đó lập chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký chứng từ ghi vào sổ cái. Căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào sổ chi tiết CPNCTT TK 334 TK 622 TK 154 Tính lương phải trả cho Phân bổ và kết chuyển lao động trực tiếp CPNC trực tiếp (Phục vụ) thực hiện hoạt động xây lắp TK 141 Thanh toán tạm ứng 19 CPNCTT
- 2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất máy thi công a. Khái niệm chi phí sử dụng máy thi công - Là những chi phí về sử dụng máy móc thiết bị dùng để thi công xây dựng công trình bao gồm: - Chi phí thường xuyên: chi phí NVL dùng cho máy móc thi công tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công, chi phí khấu hao MTC, chi phí phục vụ mua ngoài dùng cho máy thi công. - Chi phí không thường xuyên đó là chi phí m ột lần d ùng cho máy thi công hoặc phân bổ 1 lần công cụ dụng cụ cho MTC. - Chi phí máy sử dụng thi công được tập hợp riêng sau đó phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức thích hợp. Phân b ổ chi phí thường xuyên. Tổng chi phí sử dụng máy phát sinh Chi phí sử dụng máy K hối lượng máy thi công phân bổ cho = Tổng khối lượng máy phục vụ cho từng x từng đối tượng đã phục vụ cho các đối tượng hạng mục công trình Phân b ổ chi phí Chi phí sử dụng; máy phân bổ; cho từng đối tượng = khối lượng chuẩn; của từng; đối tượng x Đ ơn giá; một đơn vị; khối lượng chuẩn b. Kết cấu tài khoản sử dụng TK 623 - Chi phí sử dụng MTC Bên nợ: - Các chi phí liên quan đến MTC (CPNVL cho máy hoạt động chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công, của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa MTC…) - Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công và bên nợ TK 154 chi phí sản xuất dở dang. - Tài khoản 623 cuối kỳ không có dư Tài khoản này được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2. + TK 6231: CPNC (lương chính lương phục, phụ cấp lương, phải trả CNTT điều khiển xe máy, phục vụ thi công vận chuyển cung cấp NVL cho xe máy: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong các bài Luyện tập, ôn tập Hóa học lớp 11 trung học phổ thông
143 p | 171 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Chế tạo và khảo sát tính chất vật lý của các hạt Fe3O4 và Fe3O4 pha tạp
57 p | 147 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng chính sách tiền tệ áp dụng tại Việt Nam và gợi ý giải pháp
66 p | 150 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học: Tập quán, nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông Hoa xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
121 p | 109 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất điện tử của một số perovskite từ tính pha tạp đất hiếm
67 p | 104 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo
158 p | 57 | 14
-
Luận văn:Tương tác tích cực mô hình động trong hỗ trợ học sinh kiến tạo tri thức xác suất thống kê
0 p | 81 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
26 p | 131 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giá trị bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại Việt Nam
127 p | 56 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lý: Nghiên cứu động học các phân tử protein trong tế bào sống bằng phương pháp theo dõi đơn phân tử
63 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu chế tạo màng CuInS2
73 p | 27 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Sánh lược đồ cho khám phá dịch vụ Web
26 p | 66 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Chế tạo và nghiên cứu tính chất vật liệu nano nền BaTiO3
56 p | 43 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số bài toán tối ưu trên đồ thị và ứng dụng
51 p | 29 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các nhân tố vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Châu Á
53 p | 27 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý xúc tác FCC thải bằng phương pháp tích cực, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường
82 p | 29 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Khảo sát tính chất của chíp cảm biến làm từ DNA và dải Semiconductor Graphene phụ thuộc vào độ pH của môi trường
57 p | 15 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Chế tạo và khảo sát tổ hợp cấu trúc màng - Màng nano ZnO trên màng dẫn điện trong suốt ZnO pha tạp In
61 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn