Luận văn: “Công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của NHTM”
lượt xem 49
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: “công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của nhtm”', luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: “Công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của NHTM”
- Luận văn: “Công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của NHTM”
- LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động cho vay luôn là một trong những hoạt động cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hang. Đối với hầu hết các ngân hàng ,khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ ½ đến 2/3 nguồn thu của ngân hang. Đồng thời ,rủi ro trong hoạt động ngân hang có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay.Tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hang thường phát sinh từ các khoản cho vay khó đòi,bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau :Quản lý yếu kém ,cho vay không tuân thủ nguyên tắc tín dụng,chính sách cho vay không hợp lý và tình trạng suy thoái ngoài dự kiến của nền kinh tế.Vì thế , chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ta thấy thanh tra ngân hang thường xuyên kiểm tra cẩn thận danh mục cho vay của ngân hang.Và trong quá trình khách hang sử dụng tiền vay của ngân hang , ngân hang không thể kiểm soát trực tiếp được các hoạt động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan,có thể gặp khó khăn trong việc tră nợ ngân hang.Vì vậy ,một khoản vay dù được đánh giá tốt nhưng vẫn hàm chứa một mức độ rủI ro nhất định, nằm ngoài khả năng phân tích và giám sát của ngân hang. Như vậy để tránh rủi ro xảy ra trong hoạt động cho vay , các ngân hang thường quan tâm đến vấn đề bảo đảm tiền vay.Tuy bảo đảm tiền vay không phảI là mục đích của ngân hang khi ra quyết định cho vay nhưng nó có thể hạn chế được một phần nào rủi ro , nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hang.Khi khách hang không trả được nợ cho ngân hang thì những tài sản bảo đảm chính là nguồn trả nợ thứ hai của khách hang . Trong trường hợp đó , để thu hồI đựơc nợ đầy đủ nhất thì ngân hang phảI thực hiện tốt công tác xử lý tài sản bảo đảm. Công tác xử lý tài sản bảo đảm đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh tạI các ngân hang nhưng hiện nay , việc thực hiện vẫn còn một số khó khăn , vướng mắc .Vì vậy , việc hoàn thiện công tác này tạI các ngân hang thương mạI nói chung và NHNT Thành Công nói riêng cần phảI được thực hiện như một biện pháp tạo đà để đẩy nhanh tiến trình lành mạnh hoá hoạt động tài chính của các ngân hàng.
- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NHTM 1.1 Hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1 Khái niệm Cho vay là một hình thức cấp tín dụng của NHTM , theo đó NHTM giao cho khách hang sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi . Đây là một trong những hoạt động tín dụng của NHTM và cũng là hoạt động sinh lời lớn nhất của NHTM .Thông qua hoạt động cho vay ,ngân hang đã cung cấp một lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp và người tiêu dung. 1.1.2 Phân loại cho vay Các khoản cho vay có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Bao gồm cho vay theo mục đích ,hình thức bảo đảm , kỳ hạn ,phương pháp hoàn trả . Căn cứ vào mục đích của việc sử dụng vốn vay : có thể chia cho vay thành cho vay tiêu dung , cho vay thương mại , tài trợ dự án …Trong giai đoạn đầu , hầu hết các ngân hang không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ cho rằng các khoản cho vay tiêu dung rủi ro vỡ nợ tương đối cao. Sự gia tăng trong thu nhập của người tiêu dung và sự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các ngân hang tới người tiêu dung như một khách hang tiềm năng .Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn , các ngân hang ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ tín dụng trung và dài hạn cho các dự án như tài trợ xây dựng nhà máy , phát triển ngành công nghệ cao… Căn cứ theo hình thức bảo đảm thì có 2 loại : cho vay không có tài sản bảo đảm và cho vay có tài sản bảo đảm . Cho vay không cần tài sản bảo đảm có thể được cấp cho những khách hang có uy tín , thường là những khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi , có tình hình tài chính vững mạnh , ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay . Trong trường hợp này , có thể nói uy tín , tình hình tài chính lành mạnh và khả năng thành công của dự án của khách hang chính là những tài sản bảo đảm . Ngoài ra các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu , các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chính lớn , các công ty lớn , hoặc những khoản cho vay trong thời gian ngắn mà ngân hang có khả năng giám sát việc bán hang … cũng có thể không cần tài sản bảo đảm..
- Trong những trường hợp còn lại , khi cho vay ngân hang thường yêu cầu khách hang phải có tài sản bảo đảm . Lý do là khách hang luôn phải đối đầu với rủi ro trong kinh doanh , có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hang . Những biến cố không mong đợi có thể gây cho ngân hang những tổn thất lớn , vì vậy mà ngân hang muốn có được nguồn tài trợ thứ hai khi nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động kinh doanh không bảo đảm trả nợ Căn cứ theo kỳ hạn trả nợ : các khoản cho vay của ngân hàng có thể được phân loại thành cho vay ngắn hạn , cho vay trung hạn và cho vay dài hạn . Cho vay ngắn hạn là khoản cho vay từ 12 tháng trở xuống tài trợ cho tài sản lưu động ; cho vay trung hạn là khoản cho vay từ 1 năm đến 5 năm tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiện vận tải , một số cây trồng vật nuôi , trang thiết bị chống hao mòn ; cho vay dài hạn là khoản cho vay trên 5 năm tài trợ cho công trình xây dựng như nhà , sân bay, đường , máy móc thiết bị có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu. Việc xác định thời hạn trên cũng chỉ có tính chất tương đối vì nhiều khoản cho vay không xác định trước được chính xác thời hạn. Tuy vậy , sự phân chia này có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hang vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tài sản. Căn cứ theo phương thức hoàn trả : các khoản cho vay của ngân hang có được hoàn trả một lần hoặc trả góp . Những khoản cho vay hoàn trả một lần thường được quan niệm như những khoản cho vay thẳng , nghĩa là hợp đồng yêu cầu hoàn trả toàn bộ một lần vào thời gian đáo hạn cuối cùng .Còn cho vay trả góp lai đòi hỏi việc hoàn trả gốc và lãi theo định kỳ , việc hoàn trả có thể là hang tháng , hang quý , nửa năm hoặc hàng năm . Cho vay trả góp đựoc thực hiện theo nguyên tắc trả dần , trong suốt kỳ hạn thực hiện hợp đồng . Nhờ vậy , việc hoàn trả không trở thành một gánh nặng lớn đối với người vay như trong trường hợp toàn bộ khoản cho vay phải trả một lần. Với một hệ thống các hình thức cho vay đa dạng , các NHTM không những thoả mãn nhu cầu đa dạng về vốn cho khách hang mà còn làm cho khách hang có khả năng tiếp cận các nguồn vốn một cách dễ dàng , tiết kiệm được chi phí giao dịch , giảm bớt các chi phí nguồn vốn . Thông qua nguyên tắc cơ bản của tín dụng là cho vay trên cơ sỏ hoàn trả vốn có lãi , các NHTM đã kích thích và buộc các khách hang sử dụng vốn một cách có hiệu quả , tránh việc thất thoát vốn đầu tư . Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hình thức cho vay sẽ tạo ra sự chủ động cho các khách hang , giúp cho họ tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và nâng cao
- năng lực sản xuất kinh doanh , đổi mới công nghệ , góp phần nâng cao vòng quay của tiền tệ để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong bất cứ lúc nào, với khách hàng nào thì cho vay có bảo đảm là nguyên tắc hoàn toàn hợp lý cần thiết để bảo đảm cho Ngân hàng đối phó với những tổn thất mỗi khi món nợ quá hạn, khó đòi hoặc khách hàng không có khả năng thanh toán. Mục đích của Ngân hàng trong việc đặt ra các đảm bảo tín dụng là tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể thu hồi nợ một cách chắc chắn, đồng thời có cơ sở để mở rộng quy mô tín dụng. Hơn nữa việc Ngân hàng có quyền phát mại tài sản của người vay được dùng làm đảm bảo đã góp phần nâng cao ý thức hoàn trả của người vay. * Các hình thức bảo đảm tiền vay: Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các bện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bảo đảm tiền vay được thực hiện dưới hai hình thức: 1. Bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Khoản 2 Điều 3 Nghị định 178 đã quy định những biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản như sau: - Ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Để thực hiện hính thức này, Ngân hàng cần phải xem xét tình hình tài chính, kinh doanh, khả năng thanh toán,..của khách hàng. Hình thức cho vay này dựa trên cơ sở tín nhiệm trong quan hệ tín dụng đối với khách hàng. - Ngân hàng được cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ. - Ngân hàng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Thông thường biện pháp bảo đảm tiền vay không có tài sản bảo đảm được áp dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Hình thức này có nhiều ưu điểm: thúc đẩy mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa Ngân hàng và khách hàng, giảm bớt quy trình tín dụng khi thực hiện một món vay nhưng đương nhiên là rủi ro lớn đối với Ngân hàng. 2.Bảo đảm tiền vay bằng tài sản:
- Đối với vấn đề bảo đảm tiền vay bằng tài sản, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 178, khi vay vốn tại Ngân hàng, khách hàng có thể dùng tài sản bảo đảm cho khoản vay của mình theo các phương thức: - Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay - Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba - Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Việc đảm bảo tiền vay bằng tài sản không chỉ mang lại cho Ngân hàng sự chứng thực rằng Ngân hàng không bị mất hoàn toàn khoản vay mà còn cho Ngân hàng quyền ưu tiên khi người vay thanh lý tài sản đó. Nếu giá trị vật bảo đảm vượt quá khoản vay, khi thanh lý do vỡ nợ, khoản chênh lệch sẽ được trả lại cho người vay. Trong trường hợp vật bảo đảm không đủ trả nợ, Ngân hàng có thể tịch biên thêm một số tài sản theo sự phán quyết của toà án. 1.2 Tài sản bảo đảm tiền vay Rủi ro tín dụng là khả năng khách hang không trả hoặc không trả đúng thời hạn hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hang . Nhìn chung ngân hang thường quyết định cho vay khi thấy rủi ro tín dụng không xảy ra . Tuy nhiên không một ngân hang nào có thể dự đoán được chính xác những vấn đề sẽ xảy ra vì khả năng hoàn trả tiền vay của khách hang có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan . Vì vậy , để tránh rủi ro tín dụng xảy ra , trừ những khách hang có uy tín cao , nhiều khách hàng phải có tài sản bảo đảm khi nhận tín dụng của ngân hang. 1.2.1 Khái niệm về tài sản bảo đảm Khi tiến hành hoạt động cho vay , ngân hang thường ưu tiên cho những khách hang truyền thống , có uy tín hoặc những khách hang có tình hình tài chính lành mạnh , phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả hoặc theo chỉ định của chính phủ . Uy tín của khách hang trên quan điểm của ngân hàng được cấu thành bởi những yếu tố như quan hệ lâu dài , trả nợ song phẳng . Hiệu quả dự án cũng được các ngân hang đặc biệt quan tâm . Thông qua thẩm định dự án , ngân hang dự tính các yếu tố tác động tới quá trình kinh doanh của khách hàng trong tương lai , mối liên hệ giữa sức mạnh tài chính của khách hang hiện tại và kết quả dự án trong tương lai . Đây là những tài sản bảo đảm vô hình có tính an toàn khá cao đối với ngân hang. Tuy nhiên rủi ro trong hoạt động cho vay không thể đoán trước đựơc vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như không phải chỉ phụ thuộc riêng vào khách hang . Lúc đó việc xử lý
- những rủi ro này lại trở nên dễ dàng hơn với những khách hàng được cho vay với hình thức có tài sản bảo đảm có thực . Tài sản bảo đảm là tài sản bảo đảm của bên bảo đảm ( bên đi vay ) dung làm cầm cố , thế chấp , bảo lãnh đê bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hang ( bên nhận bảo đảm) Tài sản bảo đảm có những đặc trưng sau : - Giá trị của tài sản bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm : Đây là vấn đề có tính nguyên tắc nhằm bảo đảm cho tổ chức tín dụng có thể thu hồi đủ bợ và lãi vay khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. - Tài sản phải có sẵn thị trường tiêu thụ : Tính dễ tiêu thụ của tài sản bảo đảm làm cho việc xử lý tài sản nhanh , thu hồi nợ tốt . - Tài sản đủ cơ sở pháp lý : Tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay hoặc người bảo lãnh , được cho phép giao dịch , để bên cho vay dễ dàng xử lý để thu nợ khi người vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ
- Quy trình thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản Giámđịnh về pháp lý tài sản bảođảm Định giá tài sản bảođảm Quyếtđịnh tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản bảođảm Ký kết hợpđồng cầm cố,thế chấp tài sản Đến hạn trả nợ Xử lý tài sản Giải chấp bảođảm 1.2.2 Các loại tài sản bảo đảm 1.2.2.1 Tài sản cầm cố Tài sản cầm cố là tài sản mà khách hang vay chuyển quyền kiểm soát tài sản sang cho ngân hang trong thời gian thực hiện cam kết ( thường là thời gian nhận tài trợ ) . Điều này có nghĩa là tài sản đem cầm cố sẽ thuộc ngân hang quản lý và cất giữ . Như vậy nó thường thích hợp với những tài sản mà ngân hang có thể kiểm soát và bảo quản được , đồng thời việc nắm giữ tài sản này không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh hay sinh sống của khách hang vay . Ngân hang yêu cầu cầm cố khi xét thấy việc khách hang nắm giữ tài sản bảo đảm là không an toàn cho ngân hàng , thường đó là những tài sản mà khách hang dễ bán , dễ chuyển nhượng . Các tài sản đem cầm cố bao gồm:
- - Máy móc , thiết bị , phương tiện vận tải , nhiện liệu , vật liệu , nguyên liệu , hang tiêu dung , kim khí quý , đá quý và các vật có giá trị khác. - Trái phiếu , cổ phiếu , tín phiếu , kỳ phiếu , chứng chỉ tiền gửi , sổ tiết kiệm , thương phiếu , các giấy tờ trị giá được bằng tiền . Riêng đối với cổ phiếu của tổ chức tín dụng phát hành , khách hang vay không được cầm cố tại chính tổ chức tín dụng đó. - Ngoại tệ bằng tiền mặt , số dư trên tài khoản gửi tại tổ chức cung ứng dịch vụ , thanh toán bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ. - Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả , quyền sở hữu công nghiệp , quyền đòi nợ , quyền được nhận số tiền bảo hiểm , các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác. - Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp , kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật. - Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam , tàu bay theo quy định của Luật hang không dân dụng Việt Nam trường hợp được cầm cố. - Tài sản hình thành trong tương lai là động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch cầm cố và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố như hoa lợi , lợi tức , tài sản hình thành từ vốn vay , các động sản khác mà bên cầm cố có quyền nhận. - Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố cũng thuộc tài sản cầm cố , nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định , trường hợp tài sản cầm cố được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản cầm cố. 1.2.2.2 Tài sản thế chấp Tài sản thế chấp là tài sản được người đi vay dung để bảo đảm cho khoản vay của mình tại ngân hang bằng cách trao cho ngân hang giấy tờ sở hữu ( hoặc sử dụng ) các tài sản đó trong thời gian cam kết và xác nhận cho ngân hang quyền phát mại tài sản khi khách hang không trả đựơc nợ. Nhiều tài sản của khách hang trở thành đảm bảo cho các khoản tài trợ của ngân hang song vẫn phải tham gia vào quá trình hoạt động . Những tài sản này ngân hang không thể cầm cố . Vì vậy đảm bảo bằng thế chấp rất phổ biến , đặc biệt đối với doanh nghiệp và người tiêu dung .
- Do giá trị của tài sản này thường lớn , vì vậy doanh nghiệp có thể vay ngân hang với quy mô lớn. Các tài sản dung làm tài sản thế chấp bao gồm: - Nhà ở , công trình xây dựng gắn liền với đất , kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở , công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất. - Giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp. - Tàu biển theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam , tàu bay theo quy định của Luật hang không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được thế chấp. - Tài sản hình thành trong tương lai là bất động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp như hoa lợi , lợi tức , tài sản hình thành từ vốn vay , công trình xây dựng các bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận. - Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản có vật phụ , thì vật phụ đó cũng thuộc tài sản thế chấp . Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp , nếu các bên có thoả thuận. Hoa lợi , lợi tức là quyền phát sinh từ tài sản thế chấp cũng thuộc tài sản thế chấp , nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định ; trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp. 1.2.2.3 Tài sản hình thành từ vốn vay Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hang vay mà giá trị tài sản được tạo nên bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của khách hang. Đây là biện pháp cuối cùng để ngân hang có thể hạn chế việc người vay bán tài sản được hình thành từ vốn vay , Loại tài sản này thường được áp dụng cho những khách hang không có tài sản gì lớn hoặc không thể trở thành tài sản bảo đảm cho ngân hang. Tài sản hình thành từ vốn vay dung làm bảo đảm tiền vay phải xác định được quyền sở hữu hoặc giao quyền sử dụng , giá trị , số lượng và được phép giao dịch . Nếu tài sản là bất động sản gắn liền với đất thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất mà trên đó tài sản sẽ được hình thành và phải hoàn thành các thủ tục về đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm thì khách hang cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay vốn khi tài sản đã được hình thành và đưa vào sử dụng. 1.2.2.4 Tài sản bảo lãnh của bên thứ ba Khi khách hang vay vốn không có tài sản để cầm cố hay thế chấp thì ngân hang sẽ yêu cầu có sự bảo lãnh của bên thứ ba.Bên thứ ba có thể đứng ra bảo lãnh cho khách hang bằng uy tín hoặc bằng chính tài sản của mình. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên bảo lãnh cam kết với ngân hang về việc sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu , giá trị quyền sử dụng đất của mình , đối với doanh nghiệp Nhà nước là tài sản thuộc quyền quản lý , sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hang vay nếu đến hạn trả nợ mà khách hang vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ . Trong trường hợp này , ngân hang có thể coi bên bảo lãnh là con nợ của mình . Do đó , tài sản của bên bảo lãnh dung để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh cho khách hang vay cũng tương tự như tài sản sử dụng để cầm cố hoặc thế chấp. Không phải bất cứ ai cũng có thể đứng ra bảo lãnh cho khách hang vay vốn của ngân hang mà phải có điều kiện như sau để tránh rủi ro cho ngân hang : - Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. - Có khả năng về vốn , tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. - Tài sản phải có đủ điều kiện để tham gia bảo đảm tiền vay. - Bên bảo lãnh phải sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo lãnh cho khách hang vay vôn. 1.2.3 Điều kiện của tài sản bảo đảm tiền vay: Theo Điều 5 Nghị định 165 và Điều 2 Mục 2 Chương II Thông tư 06 thì tài sản dùng để bảo đảm cho khoản vay của khách hàng phải thoả mãn các điều kiện sau: Trước hết, muốn dùng tài sản để cầm cố, thế chấp làm vật bảo đảm cho khoản nợ thì khách hàng vay vốn phải có quyền sở hữu tài sản đó. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Khách hàng phải chứng minh quyền sở hữu của mình bằng các giấy tờ sở hữu hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Thứ hai, tài sản đó phải được phép giao dịch, có nghĩa là tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác. Đồng thời khi dùng tài sản để cầm cố thế chấp, tài sản đó phải được đăng ký giao dịch bảo đảm theo Điều 10, 11, 12 của Nghị định 08 về đăng ký giao dịch bảo
- đảm. Người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có thể là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người được uỷ quyền. Nội dung đơn yêu cầu phải có đầy đủ nội dung về bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và phải mô tả rõ về tài sản bảo đảm. Thứ ba, tài sản dùng để bảo đảm phải không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm. Khách hàng vay, bên bảo lãnh phải cam kết bằng văn bản với Ngân hàng về việc tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh không có tranh chấp tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình. Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải bảo hiểm thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay. Ngoài ra, không phải bất cứ tài sản nào cũng có thể đem cầm cố, thế chấp làm vật bảo đảm. Tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định 165 về giao dịch bảo đảm đã quy định danh mục tài sản được phép cầm cố, thế chấp, bảo lãnh 1.3 Công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 1.3.1 Khái niệm về công tác xử lý tài sản bảo đảm Mọi khách hang vay vốn tại ngân hang có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn hoặc trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật . Bên bảo lãnh cho khách hang vay vốn tại tổ chức tín dụng có nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng vay , nếu khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ . Trong trương hợp khách hàng vay , bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ , thì tài sản dung để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tại ngân hang được xử lý để thu hồi nợ. Như vậy , công tác xử lý tài sản bảo đảm là quá trình các bên là ngân hang , bên thế chấp , cầm cố , hoặc bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản , hoặc các cơ quan có chức năng , chính quyền địa phương phối hợp tổ chức bán hoặc bán đấu giá hoặc thoả thuận gán trừ nợ hoặc cưỡng chế tài sản để thu hồi nợ cho các ngân hang. 1.3.2 Nội dung công tác xử lý bảo đảm tiền vay 1.3.2.1 Các trường hợp và thời điểm xử lý tài sản bảo đảm Trong quá trình cho vay , ngân hàng được phép xử lý tài sản trong các trường hợp cụ thể sau : Thứ nhât : đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng mà bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với bên nhận bảo đảm.
- Thứ hai : bên bảo đảm vi phạm hợp đồng tín dụng và bị tổ chức tín dụng thu hồi vốn trước hạn song họ không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ vay trước hạn thì sẽ bị sử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ . Trong bất kỳ hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm nào cũng để quy định rất cụ thể về nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng . Ví dụ như nghĩa vụ của bên vay là phải sử dụng vốn vay đúng mục đích nhưng họ đã sử dụng vốn vay vào mục đích khác thì ngân hang sẽ tiến hành thu hồi nợ trước hạn . Nếu bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ngân hang có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ . Thứ ba : pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác khi đã đến hạn . Một tài sản có thể cùng một lúc bảo đảm cho nhiều khoản nợ vay nhưng giá trị của tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị của tổng giá trị của khoản vay . Khi một trong số những khoản vay có cùng tài sản bảo đảm đến hạn mà bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hang thì ngân hang sẽ tiến hành bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ . Thứ tư : khách hang vay là doanh nghiệp bị toà án tuyên bố phá sản , bị giải thể theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền , khi đó dù nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn , nếu khách hang không trả được nợ thì ngân hang sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ . Ngoài ra còn có các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định như đối với doanh nghiệp hợp nhất , sáp nhập , chuyển đổi , cổ phần hoá ; tài sản bảo đảm cho các khoản nợ của doanh nghiệp trước khi hợp nhất , sáp nhập , chuyển đổi , cổ phần hoá được tiếp tục dung làm tài sản bảo đảm cho các khoản nợ đó của các doanh nghiệp mới sau khi hợp nhất , sáp nhập , chuyển đổi , cổ phần hoá . Trường hợp doanh nghiệp mới sau khi không thực hiện được biện pháp này , thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ trước khi thực hiện nghĩa vụ chia , tách , hợp nhất , sáp nhập , chuyển đổi , cổ phần hoá. Tuy nhiên không phải lúc nào khách hang không trả được nợ là ngân hang tiến hành xử lý tài sản ngay mà ngân hang vẫn tiếp tục xem xét khả năng trả nợ của khách hang và cho gia hạn nợ nếu xét thấy khách hang vẫn có khả năng thanh toán . Thậm chí ngân hang có thể cấp thêm vốn cho khách hang để tiếp tục duy trì sản xuất nếu dự án còn khả thi và nguyên nhan là do khách hang thiếu vốn để sản xuất . Mục tiêu của ngân hang không phải là bất nợ khách hang mà cố gắng tối đa để khách hang trả được nợ cho khách hang. Khi ngân hang buộc phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, thời điểm xử lý được áp dụng là phải sau một khoảng thời gian kể từ khi đến hạn trả nợ , mà tài sản bảo đảm tiền vay
- chưa được xử lý theo thoả thuận .Ngân hang có quyền quyết định thời điểm xử lý tài sản bảo đảm kể từ ngày đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc tính từ ngày ngân hàng gửi thông báo xử lý tài sản bảo đảm (trường hợp giao dịch bảo đảm không phải đăng ký ). 1.3.2.2 Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ đối với các khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản phải được thực hiện theo các nguyên tắc , cụ thể là : a .Tuân thủ cam kết trong hợp đồng Khi đến hạn mà khách hàng vay , bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng , thì tài sản bảo đảm được xử lý để thu hồi nợ . Tài sản bảo đảm phải được xử lý theo các phương thức mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng , trường hợp các bên không xử lý được theo các phương thức đã thoả thuận thì ngân hang có các quyền hạn , chuyển nhượng tài sản cầm cố , thế chấp để thu hồi nợ . Các ngân hàng cũng có quyền chuyển giao quyền thu hồi nợ và uỷ quyền cho bên thứ ba xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ như các ngân hang. Trường hợp một tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả noạ , nếu phải xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thực hiện một nghĩa vụ trả nợ đến hạn , thì các nghĩa vụ trả nợ khác tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và được xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ. Nếu tài sản không xử lý được do không thoả thuận giá bán , thì ngân hang có quyền quyết định giá bán để thu hồi nợ. b. Khách hang phải chịu mọi chi phí khi xử lý tài sản bảo đảm Các chi phí phát sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay do khách hang vay thì khách hang phải chịu . Tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay sau khi trừ chi phí xử lý , thì tổ chức tín dụng thu nợ theo thứ tự : nợ gốc , lãi vay , lãi quá hạn , các khoản chi phí khác ( nếu có ).Tài sản bảo đảm tiền vay sau khi được xử lý nếu không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ , thì khách hang vay , bên bảo lãnh phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. Quá trình xử lý tài sản bảo đảm các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện , hỗ trợ các bên xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho ngân hang . Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là biện pháp để thu hồi nợ , không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của ngân hang.
- c. Tuân thủ nguyên tắc công khai , nhanh chóng , thuận tiện. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải tuân thủ nguyên tắc công khai , thủ tục đơn giản , thuận tiện , nhanh chóng , bảo đảm quyền , lợi ích của các bên và tiết kiệm chi phí. Trong trường hợp chủ sở hữu tài sản bảo đảm bị khởi tố về một hành vi phạm tội không liên quan đến việc vay vốn của ngân hang hoặc không liên quan đến nguồn gốc hình thành tài sản bảo đảm , thì tài sản bảo đảm của người đó không bị kê biên và được xử lý. Khi ký kết hợp đồng bảo đảm , các bên thoả thuận phương thức xử lý tài sản khi bên bảo đảm không trả được nợ vay theo hợp đồng tín dụng đã cam kết . Trong trường hợp các bên không xử lý được tài sản bảo đảm theo phương thức đã thoả thuận , thì ngân hang có quyền chủ động áp dụng các phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Các bên có thể thoả thuận sửa đổi , bổ sung hoặc thoả thuận mới về việc xử lý tài sản bảo đảm và việc thoả thuận này phải lập thành văn bản. 1.3.2.3 Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm Các phương thức xử lý tài sản để thu hồi nợ cho các ngân hang bao gồm : - Là bán các tài sản bảo đảm : bán tài sản bảo đảm là việc các ngân hang hoặc bên bảo đảm hoặc các bên phối hợp để bán tài sản trực tiếp cho người mua hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba bán tài sản cho người mua . Hợp đồng bán tài sản được thành lập văn bản giữa bên bán tài sản bảo đảm và bên mua tài sản bảo đảm. Trong trường hợp các bên thỏa thuận thực hiện phương thức bán tài sản bảo đảm tiền vay thì bên được bán tài sản có thể là khách hang vay hoặc bên bảo lãnh bán , ngân hang bán , hai bên phối hợp cùng bán , uỷ quyền cho bên thứ ba bán . Bên được bán tài sản có thể trực tiếp bán cho người mua , uỷ quyền cho trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thực hiện việc bán tài sản bảo đảm tiền vay. - Là nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm : nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm là việc ngân hang trực tiếp nhận tài sản bảo đảm , lấy giá tài sản bảo đảm được định giá khi xử lý làm cơ sở để thanh toán nợ gốc , lãi vay , lãi quá hạn của bên bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí khác ( nếu có ) và trực tiếp nhận tài sản đó. Các ngân hang và bên bảo đảm lập biên bản nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Biên bản ghi rõ việc bàn giao , tiếp nhận , định giá xử lý tài sản bảo đảm và thanh toán nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm.
- Sau khi nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm , ngân hang được làm thủ tục nhận chuyển giao quyền sở hữu , quyền sử dụng tài sản bảo đảm hoặc được bán , chuyển nhượng tài sản bảo đảm cho bên mua , bên nhận chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật. Sau khi tài sản bảo đảm đã được xử lý để thu hồi nợ, ngân hang hoặc bên bảo đảm tiến hành xoá đăng ký xử lý tài sản , xoá đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dich bảo đảm. - Là ngân hang được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hang vay , bên bảo lãnh. Khi khách hang vay không trả được nợ hoặc bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh , ngân hang có quyền chuyển giao quyền thu hồi lại hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba xử lý tài sản bảo đảm . Bên thứ ba là tổ chức có tư cách pháp nhân và được thực hiện quyền thu hồi nợ hoặc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật . Các ngân hàng hoặc bên bảo đảm phải thông báo cho bên thứ ba biết việc ngân hàng đựơc nhận các khoản tiền , tài sản nêu trên , đồng thời yêu cầu bên thứ ba giao các khoản tiền , tài sản đó cho các ngân hang . Việc giao các khoản tiền , tài sản cho ngân hang phải thực hiện theo đúng thời hạn , địa điểm được ấn định trong thông báo xử lý tài sản bảo đảm. Trong trường hợp được ngân hang chuyển giao quyền thu hồi nợ , bên thứ ba có quyền thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ hoặc xử lý tài sản bảo đảm như ngân hang . Trường hợp được ngân hang uỷ quyền xử lý tài sản , thì bên thứ ba được xử lý tài sản bảo đảm trong phạm vi được uỷ quyền. Các ngân hang sẽ lập biên bản nhận các khoản tiền , tài sản giữa ngân hang , bên bảo đảm và bên thứ ba . Biên bản nhận các khoản tiền , tài sản phải ghi rõ việc bàn giao , tiếp nhận các khoản tiền , tài sản , việc định giá tài sản và thanh toán nợ từ việc xử lý tài sản. Trong trường hợp bên thứ ba không giao các khoản tiền , tài sản nói trên theo yêu cầu của ngân hang thì ngân hang có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng thủ tục buộc bên thứ ba phải giao tài sản hoặc khởi kiện ra toà án. 1.3.2.4 Các thủ tục khi xử lý tài sản bảo đảm Trước khi xử lý tài sản bảo đảm , các ngân hang phải thực hiện những thủ tục sau : Bước 1 : Thông báo cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm
- Thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm và đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm ( nếu giao dịch bảo đảm đó đã được đăng ký ). Văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm có các nội dung chủ yếu sau đây : - Lý do xử lý tài sản bảo đảm - Giá trị nghĩa vụ đươc đảm bảo - Loại tài sản xử lý : đặc điểm , chất lượng , số lượng - Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm - Thời hạn và địa điểm chuyển giao tài sản bảo đảm ( nếu có ) Cùng lúc đó , các ngân hàng cũng ấn định thời điểm xử lý tài sản bảo đảm trong thông báo xử lý tài sản bảo đảm , nhưng không được sớm hơn 15 ngày kể từ ngày đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm . Đối với giao dịch bảo đảm không phải đăng ký hoặc chưa đăng ký do cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm chưa hoạt động , thì thời hạn nêu trên được tính từ ngày ngân hang gửi thông báo xử lý tài sản cho bên bảo đảm . Trong trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ dễ hư hỏng thì ngân hang được xử lý tài sản ngay sau khi thông báo xử lý tài sản bảo đảm. Bên bảo đảm phối hợp với ngân hang thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho việc xử lý tài sản bảo đảm như bàn giao tài sản bảo đảm cho ngân hang, bàn giao giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm theo yêu cầu của ngân hang ( trong trường hợp bên bảo đảm hoặc bên thứ ba giữ giấy tờ , tài sản bảo đảm ), tạo điều kiện cho bên mua xem tài sản và thực hiện các biện pháp cần thiết khác để xử lý tài sản bảo đảm. Trong trường hợp bên bảo đảm hoặc bên thứ ba giữ giấy tờ , tài sản bảo đảm , ngân hang ấn định ngày giao giấy tờ , tài snả đó để xử lý trong thông báo xử lý tài sản bảo đảm . Nếu bên giữ tài sản bảo đảm không thực hiện , thì ngân hàng có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp buộc bên giữ tài sản bảo đảm phải giao giấy tờ , tài sản . Sau khi thực hiện việc thông báo xử lý tài sản bảo đảm , ngân hàng có quyền yêu cầu bên bảo đảm phối hợp với ngân hang thực hiện các biện pháp cần thiết chuẩn bị cho việc xử lý tài sản bảo đảm . Bên cạnh đó , ngân hang được khai thác ,sử dụng tài sản bảo đảm hoặc cho phép bên bảo đảm hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba khai thác ,sử dụng tài sản bảo đảm . Đồng thời yêu cầu bên bảo đảm hoặc bên thứ ba không được khai thác , sử dụng tài sản bảo đảm nếu việc khai thác , sử dụng đó có nguy cơ làm mất giá trị hoặc làm giảm sút giá trị tài sản và thanh
- toán nợ đối với hoa lợi , lợi tức thu được từ việc khai thác , sử dụng tài sản bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí cần thiết cho việc khai thác , sử dụng tài sản đó .Ngân hang yêu cầu bên giữ tài sản phải giao tài sản bảo đảm nếu có một trong các hành vi sau đây : - Không giao tài sản bảo đảm theo yêu cầu của tổ chức tín dụng - Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp bảo quản tài sản bảo đảm - Tự ý hành vi bán , trao đổi , cho thuê , tặng cho , cho mượn , góp vốn liên doanh , tẩu tán , làm hư hỏng , mất mát tài sản bảo đảm - Có hành vi khác gây ran guy cơ làm hư hỏng , mất mát tài sản bảo đảm. Trong trường hợp bên giữ tài sản không giao tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng , tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản. Bước 2 : Lập biên bản xử lý tài sản bảo đảm Biên bản xử lý tài sản bảo đảm phải ghi rõ việc bàn giao , tiếp nhận tài sản bảo đảm , phương thức xử lý tài sản bảo đảm , quyền , nghĩa vụ của các bên và các thoả thuận khác ( nếu có ). Về nguyên tắc , tổ chức tín dụng và bên bảo đảm phải thoả thuận về giá trị xử lý tài sản bảo đảm tại thời điểm xử lý tài sản và lâp biên bản thoả thuận việc định giá tài sản . Trường hợp các bên không thoả thuận được về giá xử lý tài sản bảo đảm thì trước khi tổ chức tín dụng quyết định gía xử lý tài sản bảo đảm , tổ chức tín dụng thuê tổ chức tư vấn , tổ chức chuyên môn xác định giá hoặc tham khảo giá đã được tổ chức tư vấn , tổ chức chuyên monn xác định giá thực tế tại địa phương vào thời điểm xử lý , giá quy định của nhà nước ( nếu có ) và các yếu tố khác về giá. Bước 3 : Ngân hang lựa chọn phương thức xử lý tài sản bảo đảm Trong trường hợp các bên thoả thuận thực hiện phương thức bán tài sản bảo đảm tiền vay thì bên được bán tài sản có thể là khách hang vay hoặc bên bảo lãnh bán , ngân hang bán , hai bên phối hợp cùng bán , uỷ quyền cho bên thứ ba bán. Bên được bán tài sản bảo đảm có thể trực tiếp bán cho người mua , uỷ quyền cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thực hiện việc bán tài sản bảo đảm tiền vay. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể , các ngân hang có quyền thực hiện xử lý tài sản bảo đảm tiền vay như theo các hình thức trực tiếp bán cho người mua hoặc uỷ quyền việc bán đấu giá tài sản cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản theo quy
- định của pháp luật về bán đấu giá tài sản hoặc uỷ quyền hoặc chuyển giao cho tổ chức có chức năng được mua bán tài sản để bán. Trong trường hợp ngân hang nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ thì tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho ngân hang . Đối với trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hang vay , bên bảo lãnh thì ngân hang được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba. Trong thời gian tài sản bảo đảm tiền vay chưa xử lý được , ngân hang được quyền khai thác , sử dụng tài sản bảo đảm .Số tiền thu được từ việc khai thác , sử dụng tài sản bảo đảm sau khi trừ các chi phí cần thiết , hợp lý cho việc khai thác , sử dụng tài sản sẽ được dung để thu hồi nợ. Quá trình xử lý tài sản bảo đảm nếu các bên có tranh chấp và khởi kiện , thì tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp khách hang vay , bên bảo lãnh là doanh nghiệp bị phá sản, thì tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. Quá trình xả lý tài sản bảo đảm , ngân hang có quyền chủ động trực tiếp bán tài sản bảo đảm ( trừ tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và các tài sản khác mà pháp luật quy định phải được bán tại tổ chức bán đấu giá chuyên trách ).Tuy nhiên , ngân hang thông báo công khai về việc bán tài sản bảo đảm và chỉ được tiến hành bán tài sản bảo đảm sau thời hạn quy định .Hợp đồng mua bán tài sản giữa ngân hang và bên mua tài sản được lập thành văn bản . Ngoài ra , ngân hang cũng có thể uỷ quyền bán tài sản bảo đảm cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản . Đối với việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất , tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng tín dụng thì hợp đồng bảo đảm phải phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai . Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất , tài sản gắn liền với đất không xử lý được theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng , thì tổ chức tín dụng đưa tài sản ra bán đấu giá để thu hồi nợ hoặc khởi kiện tại Toà án. Trong trường hợp tài sản bảo đảm tiền vay chưa xử lý được để thu hồi nợ mà doanh nghiệp đã chia , tách ,hợp nhất , sáp nhập , chuyển đổi , cổ phần hoá thì các doanh nghiệp hình thành sau khi chia , tách , hợp nhất , sáp nhập , chuyển đổi , cổ phần hoá phải nhận nợ
- và thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hang .Nếu doanh nghiệp mới hình thành đó không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo quy định. Trong trường hợp đến hạn trả nợ hoặc phải trả nợ trước hạn mà bên bảo đảm chết hoặc cố ý vắng mặt tại nơi cư trú vào thời điểm xử lý tài sản đã được ngân hang thông báo trước ,người giữ tài sản bảo đảm ( nếu có ) hoặc người thừa kế tài sản của bên bảo đảm ( trong trường hợp bên bảo đảm chết ) có nghĩa vụ giao tài sản cho ngân hàng để xử lý theo thông báo của ngân hang .Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm , người thừa kế tài sản của bên bảo đảm không chịu giao tài sản cho ngân hàng để xử lý , ngân hang có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp buộc bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản bảo đảm cho ngân hang để xử lý. Bước 4 : Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm Theo quy định hiện nay , việc thanh toán thu nợ phải được tiến hành theo thứ tự . Đầu tiên là thanh toán cho các chi phí bảo quản , quản lý , định giá , quảng cáo bán tài sản , bán tài sản , tiền hoa hồng , chi phí , lệ phí bán đấu giá và các chi phí cần thiết , hợp lý khác liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm. Tiếp đó là thanh toán các khoản thuế và các khoản phí nộp ngân sách nhà nước ( nếu có ). Sau cùng mới đến thanh toán cho các khoản nợ gốc , lãi vay , lãi quá hạn tính đến ngày bên bảo đảm hoặc bên giữ tài sản giao tài sản cho ngân hang để xử lý. Trong trường hợp ngân hang ứng trước để thanh toán các chi phí xử lý tài sản hoặc các khoản thuế , phí nộp ngân sách nhà nước , thì ngân hang sẽ được thu hồi lại số tiền ứng trước này trước khi thanh toán nợ gốc , lãi vay , lãi quá hạn , trừ trường hợp bên bảo đảm đã thanh toán lại số tiền ứng trước cho ngân hang. Trong trường hợp số tiền thu được khi bán tài sản và các khoản thu từ việc khai thác , sử dụng tài sản bảo đảm trong thời gian chưa xử lý ( sau khi trừ đi các chi phí cần thiết cho việc khai thác , sử dụng tài sản ) lớn hơn số nợ phải trả , thì phần chênh lệch thừa được trả lại cho bên bảo đảm . Bên bảo đảm có nghĩa vụ tiếp tục trả nợ nếu khoản tiền thu được không đủ để thanh toán khoản nợ phải trả và những chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm. Trường hợp ngân hang nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ hoặc nhận các khoản tiền và tài sản mà bên thứ ba phải giao cho bên bảo đảm , thì phần chênh lệch thừa giữa giá xử lý tài sản bảo đảm và các khoản thu từ việc khai thác , sử dụng tài sản bảo đảm trong thời gian chưa xử lý ( sau khi trừ đi các chi phí cần thiết cho việc khai thác , sử dụng tài sản ) với số nợ phải trả được trả lại cho bên bảo đảm . Bên bảo đảm có
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI "
65 p | 453 | 143
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện công tác xử lý tài sản đảm bảo tiền vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Kon Tum
26 p | 199 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng - TP Hà Nội
81 p | 143 | 33
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi
27 p | 80 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác xử lý vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2019
86 p | 73 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Thông tin Thư viện: Công tác xử lý tài liệu tại Thư viện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
51 p | 58 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thông tin Thư viện: Công tác xử lý nội dung tài liệu tại thư viện trường Đại học Y Hà Nội
128 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Công tác xử lý nội dung tài liệu tại thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
127 p | 16 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi
119 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Công tác xử lý nội dung tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Tây Bắc
157 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Hoàn thiện công tác xử lý tài sản bảo đảm tại Công ty TNHH MYV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
120 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ea-súp - tỉnh Đăk Lăk
110 p | 4 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ea-Súp - tỉnh Đăk Lăk
26 p | 8 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đắk Lắk
114 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
108 p | 1 | 1
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
26 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn