intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng" trình bày hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại NHTM; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Vietcombank Đà Nẵng; đề xuất các giải pháp khả thi, có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấn đề tại Vietcombank Đà Nẵng trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ HẢI LAN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2014
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lâm Chí Dũng Phản biện 1: TS. Hồ Hữu Tiến Phản biện 2: TS.Phạm Long Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 09 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với bất cứ quốc gia nào, vấn đề xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề của các ngân hàng thương mại luôn khó khăn và phức tạp. Ở nước ta, trong những năm gần đây hệ thống các ngân hàng thương mại đang phải đối diện với khó khăn rất lớn do tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng đến cuối năm 2013 khoảng 3,79% tổng dư nợ (Chánh văn phòng NHNN – Lê Đức Thọ), số liệu của các tổ chức đánh giá độc lập như Moody’s, World Bank… thì tỷ lệ nợ xấu ở nước ta cao hơn khá nhiều. Mặc dù hầu hết các Ngân hàng thương mại đều đẩy mạnh việc sử dụng quỹ DPRR để xử lý nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, tuy nhiên việc làm này không làm mất đi rủi ro trong việc thu hồi các khoản nợ xấu. Trong khi đó, việc thu hồi các khoản nợ xấu có ý nghĩa lớn đối với kết quả hoạt động SXKD của các Ngân hàng thương mại, đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc ngân hàng và góp phần thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô ở nước ta. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động xử lý nợ có vấn đề và xuất phát từ thực tế công tác xử lý nợ có vấn đề của các Ngân hàng thương mại cũng như tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng chưa thực sự tối ưu, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng” nhằm tìm ra những giải pháp mới mang tính đột phá để giải quyết được thách thức mà các Ngân hàng thương mại đang phải đối mặt.
  4. 2 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại NHTM - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động XLNCVĐ tại Vietcombank Đà Nẵng - Đề xuất các giải pháp khả thi, có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện công tác XLNCVĐ tại Vietcombank Đà Nẵng trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Nợ có vấn đề là gì? Nội dung của việc xử lý nợ có vấn đề? Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác xử lý nợ có vấn đề? - Thực trạng công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng từ năm 2011 đến nay? Các biện pháp xử lý nợ có vấn đề đang áp dụng? Những hạn chế trong công tác xử lý nợ có vấn đề tại VCB Đà Nẵng và nguyên nhân của những hạn chế đó? - Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận liên quan đến công tác XLNCVĐ tại NHTM và thực tiễn công tác XLNCVĐ tại Vietcombank Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Tập trung vào nội dung công tác xử lý nợ có vấn đề gồm nợ xấu và nợ đã xử lý DPRR, không bao gồm các khoản nợ chưa chuyển nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.
  5. 3 + Về thời gian: Khảo sát thực trạng công tác xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý DPRR trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013. 5. Các phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp, v.v…kết hợp với các phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về xử lý nợ có vấn đề trong Ngân hàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà nẵng. - Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.
  6. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ NỢ CÓ VẤN ĐỀ 1.1.1. Rủi ro tín dụng a. Khái niệm rủi ro tín dụng Căn cứ vào khoản 1 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. ”Rủi ro tín dụng là rủi ro mà các dòng tiền được hẹn trả theo hợp đồng (tiền lãi, tiền gốc hoặc cả hai) từ các khoản cho vay và các chứng khoán đầu tư sẽ không được trả đầy đủ. b. Phân loại rủi ro tín dụng - Theo nguyên nhân phát sinh rủi ro: + Rủi ro giao dịch. + Rủi ro danh mục. - Căn cứ vào tính chất của rủi ro tín dụng: + Rủi ro tín dụng đặc thù. + Rủi ro tín dụng hệ thống. - Căn cứ vào tính chất khách quan, chủ quan: + Rủi ro nguyên nhân khách quan. + Rủi ro nguyên nhân chủ quan. c. Tác động của rủi ro tín dụng: - Đối với Ngân hàng:
  7. 5 Nguy cơ phải dùng nguồn vốn tự có để trả cho người gửi tiền, dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán dẫn đến bị thâu tóm hoặc phá sản. - Đối với nền kinh tế: RRTD ảnh hưởng uy tín của Ngân hàng, giảm khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng, khả năng thanh toán cho người gửi tiền, làm mất lòng tin trong dân cư. Từ đó, ảnh hưởng dây chuyền đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, kìm hãm sự phát triển kinh tế, gây suy thoái kinh tế. - Đối với khách hàng: Mất đi nguồn tài trợ, cơ hội kinh doanh không còn, tài sản sẽ bị tịch thu hoặc phát mại. 1.1.2. Khái niệm nợ có vấn đề Nợ có vấn đề là các khoản tín dụng cấp cho khách hàng không thu hồi được hoặc có dấu hiệu có thể không thu hồi được theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nợ có vấn đề được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ những khoản vay đã quá hạn thanh toán, thanh toán không đúng kỳ hạn (nợ quá hạn thông thường, nợ khó đòi, nợ chờ xử lý, nợ khoanh, nợ tồn đọng) mà bao gồm cả những khoản vay trong hạn nhưng có những dấu hiệu không an toàn có thể dẫn tới rủi ro. Nợ có vấn đề được hiểu là nợ nhóm 1 và 2 có nguy cơ chuyển nợ xấu, nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 (theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và nợ đã được xử lý bằng quỹ DPRR. Tuy nhiên, do nợ có vấn đề được xử lý và thu hồi chủ yếu khi các khoản nợ nhóm 1 và 2 đã chuyển nợ xấu, vì vậy nội dung công tác xử lý nợ có vấn đề được đề cập trong luận văn chủ yếu tập trung vào các khoản nợ xấu thuộc các nhóm 3,4,5 trong báo cáo phân loại nợ theo quy định của NHNN và các khoản nợ đã được sử dụng DPRR để xử lý.
  8. 6 1.1.3. Cơ cấu nợ có vấn đề a. Nợ xấu Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) b. Nợ đã xử lý DPRR Nợ còn đối tượng thu hồi. Nợ không còn đối tượng thu hồi. 1.2. XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TRONG NHTM 1.2.1. Vai trò của công tác xử lý nợ có vấn đề trong NHTM (i) Khoản nợ CVĐ phát sinh ảnh hưởng bất lợi đến thanh khoản của Ngân hàng và gia tăng thiệt hại trong hoạt động kinh doanh. (ii) Nợ CVĐ lớn sẽ dẫn đến vốn của Ngân hàng bị “đóng băng” không thu hồi được để tiếp tục quay vòng kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến HĐKD của Ngân hàng. (iii) Rủi ro nợ có vấn đề lớnn có thể gây nguy cơ đổ vỡ NH, từ đó có thể kéo theo khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra. 1.2.2. Nội dung công tác xử lý nợ có vấn đề trong NHTM a. Nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề a1. Dấu hiệu từ khách hàng: Thái độ, uy tín, gián đoạn SXKD và các số liệu tài chính bất thường là những dấu hiệu đầu tiên từ phía khách hàng có thể tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ có vấn đền a2. Dấu hiệu từ khoản vay: Khoản vay thường xuyên chậm trả lãi vào những ngày cố định đã thỏa thuận và hoặc phải nhắc nhở khách hàng mới trả; Vốn vay không được sử dụng đúng mục đích; dòng tiền vay đi vào nhiều
  9. 7 luồng với thời gian quay vòng chậm; kế hoạch trả nợ và nguồn hoàn trả không hợp lý. Hồ sơ cho vay thiếu sự chặt chẽ, độ tin cậy của những thông tin trong hồ sơ vay bị nghi ngờ; giá trị thực tế của tài sản bảo đảm thấp… a3. Dấu hiệu khác Cơ chế chính sách thay đổi làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay. Giá cả thị trường thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra của sản phẩm hàng hóa mà khoản vay đó đầu tư. Tỷ giá ngoại hối tăng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngoại tệ của khách hàng. Hoặc do thiên tai hỏa hoạn bất thường. b. Kiểm tra hồ sơ các khoản vay - Kiểm tra về hồ sơ pháp lý của khoản vay - Kiểm tra hồ sơ tín dụng - Kiểm tra hồ sơ TSBĐ - Xem xét lại mọi cơ hội để bổ sung tài sản bảo đảm c. Lập kế hoạch hành động - Kế hoạch hành động cần phải bao gồm những nội dung chính như sau: + Những vấn đề của khoản vay là gì. + Giải pháp để xử lý vấn đề này. + Cách thức thực hiện những giải pháp này. + Những mục đích có thể sẽ đạt được. d. Thực hiện kế hoạch xử lý Ngân hàng cho vay sẽ có những biện pháp cụ thể sau: - Cho vay duy trì hoạt động (cho vay thêm). - Bổ sung tài sản bảo đảm. - Cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
  10. 8 Có hai phương thức: + Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. + Gia hạn nợ vay: - Phạt quá hạn và chuyển nhóm nợ phù hợp - Thực hiện khoanh nợ, xóa nợ - Xử lý các tài sản đảm bảo tiền vay: - Giảm/miễn lãi vay - Chỉ định đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp - Xử lý nợ tồn đọng Loại 1: Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm Loại 2: Nợ không có tài sản bảo đảm và không có đối tượng để thu hồi. Loại 3: Nợ tồn đọng không có TSBĐ và con nợ còn tồn tại, hoạt động: - Thanh lý doanh nghiệp - Khởi kiện - Bán nợ - Yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp - Trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. + Trích lập dự phòng rủi ro. Số tiền dự phòng cụ thể phải được tính theo công thức sau: R = max [ 0, ( A – C ) ] x r Trong đó: R :số tiền dự phòng cụ thể phải trích A : giá trị của khoản nợ C: giá trị của tài sản bảo đảm r : tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể + Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
  11. 9 1.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác XLNCVĐ a. Mức giảm tỷ lệ nợ có vấn đề /tổng dư nợ (nội và ngoại bảng) Đây là chỉ tiêu tổng quát, đánh giá toàn bộ hoạt động XLNCVĐ của NHTM kể cả trong nội bảng và ngoài bảng cân đối kế toán. Tỷ lệ Nợ xấu + nợ DPRR = x 100% NCVĐ/tổng dư nợ Tổng dư nợ + nợ ngoại bảng b. Biến động Cơ cấu nợ có vấn đề Đây là chỉ tiêu đánh giá tỷ trọng các nhóm nợ trong tổng dư nợ có vấn đề qua các năm. Việc đánh giá biến động cơ cấu nợ có vấn đề nhằm đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ này và các biện pháp cần ưu tiên áp dụng trong công tác xử lý các khoản nợ có vấn đề. c. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (nội bảng) Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ nội bảng: được xác định bằng tỷ lệ giữa nợ xấu với tổng dư nợ. Nợ xấu NPL = x 100% Tổng dư nợ Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của công tác xử lý các khoản nợ có vấn đề nội bảng. d. Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng/tổng dư nợ Tỷ lệ xóa nợ ròng/tổng dư nợ: là tỷ lệ giữa các khoản vay đã xóa nợ vì rủi ro (khoản vay đã hạch toán ra ngoại bảng) – khoản thu bù đắp thiệt hại (số tiền thu hồi được từ phát mãi tài sản + thu khác) với tổng dư nợ (gồm cả nợ nội bảng và ngoại bảng) bình quân. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng vì có quá nhiều các khoản nợ ngoại bảng mà ngân hàng không thể thu hồi.
  12. 10 e. Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng/tổng dư nợ Tỷ lệ trích lập dự phòng/tổng dư nợ: Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. DPRR năm n Tỷ lệ trích lập DPRR/tổng dư nợ = x 100% Dư nợ năm n Chỉ tiêu này đánh giá mức độ cải thiện chất lượng của các khoản tín dụng của Ngân hàng và khả năng thu hồi các khoản nợ này. f. Số tiền thu nợ CVĐ/dư nợ CVĐ Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của công tác xử lý và thu nợ có vấn đề qua các mốc thời gian, đồng thời xác định được mức độ hiệu quả mà các biện pháp xử lý nợ CVĐ mang lại. 1.3. KINH NGHIỆM XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ Ở NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1. Kinh nghiệm xử lý nợ có vấn đề ở các nước trên thế giới a. Các NHTM của Thái Lan Việc xử lý nợ xấu cho các công ty tài chính và các NHTM tại Thái Lan được thực thi bằng hai mô hình: từng NH tự xử lý và Nhà nước đứng ra xử lý hoặc hỗ trợ xử lý. b. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ Thành lập công ty xử lý tài sản quốc gia Hoa Kỳ (RTC) RTC thực hiện việc xử lý đối với cả hai loại nợ luân chuyển thông thường và nợ tồn đọng, khó xử lý. Thành công của RTC là do tỷ lệ nợ CVĐ thấp, TSBĐ chủ yếu là bất động sản hoặc chứng khoán có tính thanh khoản cao. c. Kinh nghiệm từ Hungary Hungary theo đuổi chính sách cổ phần hoá các ngân hàng
  13. 11 quốc doanh bằng việc bán cổ phần chi phối cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài càng nhanh càng tốt. Kinh nghiệm của Hungary chỉ ra tầm quan trọng của việc vận hành một cách độc lập và giảm thiểu các áp lực từ nhà nước và các khách hàng hoạt động kém hiệu quả. d. Kinh nghiệm từ Trung Quốc Chính Phủ Trung Quốc đã bỏ vốn để thành lập các AMC, nhưng thay vì thành lập công ty xử lý nợ quốc gia, năm 1999, Trung Quốc đã thành lập bốn công ty quản lý tài sản có trách nhiệm xử lý nợ CVĐ cho một ngân hàng thương mại quốc doanh. Các công ty này chịu sự quản lý và chỉ đạo đồng thời của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa và có mối quan hệ ràng buộc rất lớn với các ngân hàng "mẹ". 1.3.2. Xử lý Nợ có vấn đề tại các Ngân hàng thương mại trong nước Kể từ năm 2000 đến nay đã có rất nhiều TCTD thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Mặc dù vậy, các bộ phận này vẫn chủ yếu tập trung xử lý nợ CVĐ có TSBĐ. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm Một số bài học kinh nghiệm trong công tác xử lý nợ như sau: - Chất lượng tài sản bảo đảm. - Tiềm lực và nỗ lực trả nợ của khách hàng. - Sự độc lập và tự chủ của hệ thống Ngân hàng. - Trình độ chuyên môn của cán bộ trong công tác xử lý nợ xấu. - Hệ thống pháp lý đồng bộ, trao những quyền hạn đặc biệt cho AMC trong những khoảng thời gian nhất định để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, ...
  14. 12 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Vietcombank Đà Nẵng là NHTM quốc doanh đầu tiên được thành lập tại TP Đà Nẵng. Trong những năm qua, Chi nhánh đã đạt được những thành tựu quan trọng, luôn giữ vững Ngân hàng có uy tín, dẫn đầu hoặc là 1 trong 2 ngân hàng dẫn đầu tại khu vực TP Đà Nẵng. Đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của TP Đà Nẵng, trong đó có đầu tư các dự án khu nghỉ dưỡng, khách sạn...và cung ứng nguồn vốn thường xuyên cho hầu hết các doanh nghiệp lớn trên địa bàn TP Đà Nẵng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của VCB Đà Nẵng Cơ cấu tổ chức của VCB Đà Nẵng hiện nay như sau : Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc Dưới Ban Giám đốc : Trụ sở chính 142 Lê Lợi – Thành phố Đà nẵng, có 11 phòng ban và 02 tổ. Hệ thống mạng lưới hoạt động : có 8 phòng giao dịch trực thuộc 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản: a. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Đà Nẵng a1. Tình hình tài chính Tổng tài sản của VCB ĐN đến 31/12/2013 là 5.389 tỷđ, giảm 129 tỷđ so với cùng kỳ năm trước, mức giảm không lớn trong đó
  15. 13 nguyên nhân chủ yếu do giá trị tiền gửi của khách hàng giảm so với năm trước. a2. Kết quả hoạt động kinh doanh: Năm 2013, thu nhập của Chi nhánh đạt 797,8 tỷ đồng và chi phí là 644,0 tỷ đồng. Chênh lệch thu chi năm 2013 đạt 153,8 tỷđ, giảm 7,3% so với chênh lệch thu chi năm 2012. a3. Tình hình huy động vốn, dư nợ tín dụng và các hoạt động khác của Vietcombank Đà Nẵng: + Về huy động vốn: Đến cuối năm 2013, VCB Đà Nẵng đạt số dư nợ huy động vốn là 3.972 tỷđ, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. So sánh trên địa bàn, tổng giá trị huy động vốn của VCB ĐN chiếm 6,95% tổng huy động vốn của các TCTD trên địa bàn TP Đà Nẵng (57.175 tỷđ), so với năm 2012 thị phần huy động vốn của VCB ĐN giảm 1%. Thực tế, trong năm qua do mục tiêu tín dụng mới là mục tiêu trọng tâm trên VCB ĐN không chú trọng nhiều vào mục tiêu huy động vốn. + Về dư nợ tín dụng: Trong những năm qua VCB ĐN đã có những bước phát triển mạnh mẽ về dư nợ tín dụng. Số liệu đến cuối năm 2013, dư nợ tín dụng đạt 4.156 tỷđ, tăng 18,8% so với cuối năm 2012, trong đó hầu hết loại hình cho vay đều có sự tăng trưởng Về thị phần trên địa bàn, đến 31/12/2013 thị phần dư nợ của VCB ĐN chếm 7,77% tổng dư nợ của địa bàn là 53.497 tỷđ, so với năm 2012 chỉ chiếm thị phần là 6,89% và năm 2011 chiếm thị phần 6,12%. Bên cạnh đó, hiện tại tổng dư nợ của VCB ĐN chỉ còn đứng
  16. 14 sau Agibank ĐN và cao hơn khá nhiều so với các TCTD khác trên địa bàn. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.2.1. Thực trạng nợ có vấn đề Nợ có vấn đề được thống kê trong luận văn gồm các khoản nợ xấu và nợ đã được xử lý bằng DPRR. Tổng nợ có vấn đề đến cuối năm 2013 tại VCB ĐN là 237,27 tỷđ, chiếm 5,4% trong tổng dư nợ gồm nội bảng và ngoại bảng. So với cuối năm 2012, giá trị khoản nợ tăng thêm 20,39 tỷđ, tuy nhiên về tỷ trọng trong tổng dư nợ giảm 0,5% so với năm trước. Trong đó nợ xấu là 20,1 tỷđ giảm 8,5 tỷđ so với năm trước, nợ DPRR là 217,17 tỷđ tăng 28,89 tỷđ so với cuối năm trước. Như vậy, trong những năm qua mặc dù giá trị nợ xấu tại VCB ĐN khá thấp so với tổng dư nợ nhưng những khoản nợ mà khả năng thu hồi gặp khó khăn hoặc kéo dài mà VCB ĐN buộc phải sử dụng DPRR để xử lý vẫn khá lớn và thường xuyên duy trì trên 5% tổng dư nợ của VCB ĐN. Do đó, VCB ĐN cần phải có những giải pháp kịp thời để thu hồi các khoản nợ này tránh tình trạng kéo dài có thể dẫn đến không thể hồi được. 2.2.2. Các biện pháp quản lý và xử lý nợ có vấn đề đã triển khai a. Tổ chức hoạt động xử lý nợ có vấn đề - Tổ chức hoạt động xử lý nợ có vấn đề - Ban hành các văn bản hướng dẫn quy trình xử lý nợ có vấn đề
  17. 15 b. Các biện pháp xử lý nợ có vấn đề b1. Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. b2. Thực hiện các biện pháp xử lý nợ theo quyết định 106/QĐ- NHNT.CSTD Theo Quyết định số 106/QĐ-NHNT.CSTD ngày 07/04/2009 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về quản lý và xử lý nợ có vấn đề. Bảng 2.5. Chi tiết kết quả xử lý nợ theo các biện pháp Đơn vị tính: Tỷ đồng Biện pháp thực hiện 2011 2012 2013 - Theo dõi đặc biệt (a) 28,46 - Cấp tín dụng với điều kiện chặt chẽ 2,55 4,27 hơn (b) - Hạn chế, giảm dần dư nợ (c) 1,91 - Yêu cầu bổ sung TSBĐ (d) 9,78 - Dừng cấp tín dụng (e) 0,67 - Cấu trúc lại nợ (g) 32,26 - Phát mại TSBĐ (i) 2,9 5,8 - Bán nợ (j) 0,7 1,5 5,77 - Khởi kiện khách hàng (k) 2,01 - Các biện pháp khác (l) 0,00 0,27 2,15 Tổng 73,75 4,67 22,58 Trong 3 năm qua, VCB Đà Nẵng đã áp dụng khá đa dạng các biện pháp để thu hồi các khoản nợ có vấn đề, tuy nhiên hiệu quả thu
  18. 16 được chủ yếu tập trung ở các biện pháp bán nợ, phát mại tài sản bảo đảm và các biện pháp phục hồi hoạt động của khách hàng. 2.2.3. Kết quả công tác xử lý nợ có vấn đề tại VCB Đà Nẵng trong thời gian qua + Mức giảm tỷ lệ nợ có vấn đề/tổng dư nợ (nội bảng và ngoại bảng) và biến động về cơ cấu nợ có vấn đề. Tính đến 31/12/2013, tỷ lệ nợ CVĐ là 5,4%/ tổng dư nợ, giảm so với mức 6,5%/tổng dư nợ của năm 2011, nhưng tăng 33,73 tỷ đồng so với cuối năm 2011. Trong cơ cấu nợ có vấn đề thì nợ đã xử lý DPRR chiếm tỷ lệ lớn và tăng dần, nợ xấu giảm dần qua các năm. Điều này phản ánh công tác thu hồi nợ CVĐ chưa thực sự hiệu quả, việc nợ xấu giảm dần chủ yếu do Đơn vị sử dụng DPRR để xử lý. + Mức giảm tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank Đà Nẵng giảm dần qua các năm từ mức 1,78% năm 2011 xuống còn 0,48% năm 2013. Qua đó cho thấy, nợ xấu của Vietcombank Đà Nẵng diễn biến theo xu hướng ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, dư nợ đã sử dụng DPRR diễn biến ngày càng tăng lên, năm 2013 là 217,17 tỷđ tăng thêm 66,13 tỷđ so với năm 2011. Tỷ lệ nợ DPRR/tổng dư nợ thường xuyên duy trì ở mức 5%/tổng dư nợ. Đây là con số khá lớn, ngoài ra đây là những khoản nợ mà khả năng thu hồi rất khó khăn vì vậy cần những giải pháp quyết liệt và khả thi nhất mới có thể xử lý được các khoản nợ này. + Tình hình thu nợ có vấn đề:
  19. 17 Bảng 2.6. Số liệu về tình hình thu nợ có vấn đề trong 3 năm qua tại VCB Đà Nẵng ĐVT: tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 2013 Nợ CVĐ 243,64 203,61 216,88 237,27 Tổng thu nợ CVĐ 62,36 73,75 4,67 22,58 Thu bằng các biện pháp khác 61,90 73,05 3,00 15,55 Thu nợ DPRR 0,46 0,70 1,67 7,03 Tỷ lệ thu nợ/dư nợ CVĐ 25,6% 36,2% 2,2% 9,5% Xử lý bằng DPRR - - 49,31 34,79 Tỷ lệ thu nợ có vấn đề của Ngân hàng trong năm 2012 và 2013 đạt được khá thấp, trong thời gian này Đơn vị chủ yếu dùng quỹ DPRR để xử lý các khoản nợ xấu, việc thu nợ DPRR có tăng trưởng nhưng vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả khi giá trị khoản phải phải DPRR tăng khá mạnh qua các năm. 2.2.4. Đánh giá chung về công tác xử lý nợ có vấn đề tại VCB Đà Nẵng a. Những mặt làm được + Vietcombank Đà Nẵng đã có bộ phận xử lý nợ có vấn đề và đã góp phần hỗ trợ công tác xử lý các khoản nợ có vấn đề của Chi nhánh + Kết quả ấn tượng nhất trong công tác xử lý nợ có vấn đề của Vietcombank Đà Nẵng đó là đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, giảm dần qua các năm và hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu cho Vietcombank Hội sở chính giao hằng năm. + Vietcombank Đà Nẵng thực hiện việc trích lập DPRR đầy đủ và đúng quy định của NHNN, thực hiện đúng quy định của NHNT về việc phân loại nợ và trích lập DPRR theo điều 7 quyết định 493.
  20. 18 b. Một số hạn chế Thứ nhất, công tác thu nợ đã sử dụng DPRR tại Vietcombank Đà Nẵng chưa hiệu quả. Thứ hai, việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ theo Quyết định 106 của NHNT gặp khó khăn. Thứ ba, khả năng nhận biết khoản nợ có vấn đề thấp dẫn đến các khoản nợ khi bắt đầu áp dụng các biện pháp để xử lý đã ở trong tình trạng quá xấu. Thứ tư, hệ thống xử lý nợ có vấn đề chưa chuyên nghiệp. Thứ năm, đội ngũ XLNCVĐ phải kiêm nhiệm, thiếu chuyên nghiệp. Thứ sáu, phương thức xử lý nợ chưa đa dạng. Thứ tám, chưa có cơ chế tài chính riêng phục vụ cho hoạt động xử lý nợ có vấn đề. c. Nguyên nhân của những hạn chế - NHNT chưa ban hành đầy đủ các quy trình XLNCVĐ - Công tác quản lý, khai thác tài sản bảo đảm chưa được chú trọng. - Hệ thống cảnh báo nợ có vấn đề còn rời rạc và chưa được chú trọng - Áp lực kinh doanh dẫn đến Ngân hàng công tác quản lý, chỉ đạo xử lý nợ có vấn đề chưa được chú trọng. - Cơ chế tài chính riêng cho hoạt động xử lý nợ có vấn đề. - Thiện chí trong việc hợp tác xử lý nợ. - Các thủ tục xóa nợ, khoanh nợ thủ tục còn rườm rà, nhiều thủ tục. - Sự phối hợp giữa NHNN, các bộ ngành, các cơ quan hữu quan trọng hoạt động xử lý nợ chưa chặt chẽ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0